Vous êtes sur la page 1sur 7

Cần nhiều hơn thương hiệu ma thuật Harry Potter để các marketer có thể hiểu

được thói quen sử dụng tiền bạc, cũng như thời gian của thị trường trẻ - những
người trong độ tuổi từ 6 -18. Thực tế, điều đó đòi hỏi sự hiểu biết linh động về
những vấn đề nhỏ hơn trong mạng lưới giới trẻ rộng lớn này.

Và rút cục, thành công sẽ cần đến sự kết hợp sức ảnh hưởng mạnh mẽ và
các chiến lược cho phép những người trẻ tuổi nhận thấy và kết nối với
thương hiệu của bạn.

Ngày nay, thị trường trẻ bao gồm trẻ nhỏ (6-9 tuổi), trẻ mới lớn (10-13 tuổi),
teen (14-18 tuổi) và những thứ như mối quan tâm, thái độ, tính cách, thói
quen mua sắm của họ tương tự như bản sao những đưa trẻ của Gryffindor
và bản sao của Slytherin. Nhưng, những người tiêu dùng trẻ tuổi này thường
phức tạp hơn nhiều những gì mà các marketer thấy.

Nó thực sự khó khăn bởi vị quyết định mua sắm bị của nhóm này chịu tác động của độ tuổi và cả
giới tính. Ví dụ, những chú nhóc trong cùng một nhóm tuổi riêng biệt có thể đưa ra quyết định
mua sắm rất khác so với những cô bé trong cùng nhóm tuổi.

Xác định xem ai sẽ là người tiêu phần lớn thu nhập của họ cho đồ chơi trong mối quan hệ tương
quan với các nhu cầu khác như quần áo và âm nhạc đòi hỏi các marketer phải tập trung kết hợp
những kỹ thuật khéo léo được tạo ra từ kinh nghiệm, các xu hướng và dữ liệu thô.

Ngày nay, toàn bộ thị trường trẻ đều được cung cấp thông tin rất tốt. Lũ trẻ đang trở thành
những “chuyên gia” mua sắm, khi bước vào cấp 2, và chúng tiếp tục tận dụng khả năng ảnh
hưởng lên quyết định mua sắm của cha mẹ chúng.

Khi chúng lớn hơn, những người tiêu dùng đang phát triển này sẽ giỏi hơn trong việc nhận biết
những nỗ lực không thật trong tiếp thị sản phẩm tới nhóm của họ. Những đứa trẻ chịu ảnh
hưởng của không chỉ quảng cáo trên TV mà còn bởi những món đồ mà những đứa trẻ khác sử
dụng hoặc có ở trường hay nơi cắm trại.

Những đưa bé và trẻ mới lớn phụ thuộc vào cha mẹ của chúng trong việc mua sắm những sản
phẩm mà chúng thích. Khi lớn hơn, chúng có thể tự tìm kiếm, nghiên cứu, thể hiện hành vi mua
sắm của mình, đó là những hành động người trưởng thành đang làm.

Dưới đây là vài điều các marketer nên cân nhắc khi tiếp cận phân khúc đa dạng được gọi là trẻ.

Họ vẫn có tiền dù cho nền kinh tế đang suy thoái

Nghiên cứu gần đây cho thấy giới trẻ đang bị ảnh hưởng bởi cơn bão kinh tế, nhưng chúng
không bị giới hạn chi tiêu giống như cha mẹ của chúng.

Theo như báo cáo YouthBeat của C&R Research:

• Hơn 40% teen cho biết họ có nhiều tiền để tiêu hơn trong năm nay, chỉ có 16% cho rằng
họ có ít hơn trong năm nay.

• Gần 40% teen cho biết họ chi tiêu nhiều hơn năm ngoái, trong khi 33% cho rằng họ chi
tiêu ít hơn.
• Gần 90% nhận biết được tình trạng hiện tại của nền kinh tế và 77% cho biết cha mẹ
chúng đã nói cho chúng biết về tình hình kinh tế.

• Còn như những gì chúng có trong túi, khi vào tuổi mới lớn, hơn 78% có gần 50 USD để
tiêu.

• Hầu như tất cả những người tham gia vào cuộc khảo sát kiếm tiền bằng cách làm việc
vặt trong nhà như là cho thú cưng ăn, lau dọn phòng ốc, và phụ gúp trong nhà bếp.

• Khi lớn hơn, giới trẻ kiếm tiền bằng việc chăm sóc em nhỏ và chuẩn bị bữa ăn – và thậm
chí là chạy việc vặt khi mà họ được phép lái xe hơi của gia đình.

Vấn đề khách hàng và trải nghiệm trong cửa hàng

Những tác động ngang hàng rất quan trọng khi người mua sắm trẻ tuổi cân nhắc địa điểm mua
sản phẩm cho cá nhân họ, nhưng cách họ được đối đãi khi thực sự mua sắm cũng rất quan
trọng trong việc phát triển lòng trung thành thương hiệu.

Nếu trải nghiệm bao gồm việc họ được đối xử một cách tôn trọng, có nhiều khả năng họ sẽ phát
triển mối quan hệ với cửa hàng hay thương hiệu. Thiếu điều này, họ sẽ tránh xa cửa hàng đó và
truyền tải trải nghiệm xấu này tới bạn bè của họ thường xuyên đến mức họ có thể.

Theo báo cáo YouthBeat, trong mua sắm trực tuyến, hơn (63%) nam thiếu niên mua sắm tại
những cửa hàng “chỉ thuần trực tuyến” hơn là những trang trực tuyến của các cửa hàng “thành
đồng vách sắt” (51%), những cô gái thì không thực sự yêu thích cái nào hơn, mặc dù tỷ lệ mua
sắm thuần internet (57%) vượt xa hơn tỷ lệ mua sắm tại trang web của cửa hàng (54%).

Theo dõi là yếu tố then chốt

Các marketer cần sử dụng các nghiên cứu tới đảm bảo rằng họ luôn đáp ứng tốt nhu cầu của ba
phân khúc trẻ chính của mình.

Ví dụ, trong danh sách của những đưa trẻ dưới 10 tuổi, video game, kẹo, và bánh snack là 3
món đầu tiên mà chúng muốn mua.

Trái lại, trong danh sách của teen thì quần áo, ăn ngoài, và đi xem phim là 3 lựa chọn hàng đầu
của chúng, sự khác biệt rõ rệt đó chính là thu nhập. Nhận biết và đáp ứng những khác biệt này
có thể giúp các marketer phát triển các chiến lược hiệu quả, những chiến lược nhắm đến thị
phần mong muốn trong giới trẻ.

Bởi vậy, các marketer không thật sự cần đến phép thuật của Harry để
tiếp cận thành công thị phần sẵn có này. Bằng việc đảm bảo họ có thể
theo dõi giới tính và hình mẫu mua sắm của một phân khúc trẻ, các
marketer có thể lên các chương trình khuyến thị và các chiến dịch cho
phép họ tạo ra tiếng vang thành công cho sản phẩm.
Việc tìm kiếm và thu hút khách hàng luôn là mục tiêu quan trọng
nhất của mọi công ty. Nếu không có khách hàng, những công việc
như phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, phân phối
hàng hóa, đào tạo và huấn luyện, v.v. đều sẽ trở nên vô nghĩa. Vì
vậy, việc phân tích các yếu tố bên ngoài thường bắt đầu bằng việc
nghiên cứu khách hàng:
Đối tượng khách hàng là ai?

Khách hàng nhạy cảm với giá cả như thế nào?

Làm thế nào có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng?

Cách thức khách hàng hiện đang sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể?

Nhu cầu nào của khách hàng bị phục vụ kém hoặc không được phục vụ?

Mức độ trung thành của khách hàng đối với các nhà cung cấp hiện tại?

Khách hàng tìm kiếm một giao dịch tạm thời hay một mối quan hệ lâu dài?

Bạn nên phân chia khách hàng thành các nhóm có những đặc điểm chung. Phân khúc thị trường
là phương pháp phân chia một thị trường lớn và không đồng nhất thành những phân khúc nhỏ
hơn với nhiều đặc điểm đồng nhất. Những đặc điểm đồng nhất này được xác định theo nhiều
cách. Sau đây là một vài ví dụ:

Độ tuổi. Người cao tuổi, thanh thiếu niên, sinh viên

Giới tính. Phụ nữ, nam giới

Vị trí địa lý. Các hộ gia đình ở ngoại ô phía Bắc và Tây

Loại người sử dụng. Người dùng nhiều thư thoại

Thu nhập. Các hộ gia đình có tổng thu nhập từ 30.000 đến 50.000 đô la mỗi năm

Hành vi. Người thường mua sắm qua mạng Internet

Việc phân tích về phân khúc khách hàng sẽ giúp các nhà chiến lược dễ dàng hơn trong việc xác
định nhu cầu (đã được đáp ứng và chưa được đáp ứng), sự nhạy cảm về giá, khả năng tiếp cận,
và lòng trung thành của khách hàng. Chẳng hạn, nghiên cứu về các phân khúc thị trường chính
có thể cho thấy một số khách hàng có khả năng đem lại lợi nhuận nhiều hơn các khách hàng
khác. Trong buổi ban đầu của kỷ nguyên điện thoại di động, nghiên cứu của một hãng viễn thông
đã khám phá ra một số phân khúc khách hàng dễ nhận diện như sau:

Những người hiếm khi sử dụng. Phân khúc này phần lớn là phụ nữ, chỉ thuê bao ở mức tối thiểu
và hầu như chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân cần thiết. Phân khúc này mua các dịch vụ giá thấp
nhất và đem lại ít lợi nhuận. Tỷ lệ thay thế khách hàng ở phân khúc này cực kỳ cao vì những
khách hàng này thường xuyên chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ để được hưởng những dịch vụ
đặc biệt, giá thấp mà các đối thủ cung cấp theo định kỳ.
Những người thỉnh thoảng sử dụng. Đây là những khách hàng chỉ thực hiện vài cuộc gọi mỗi
tuần. Công ty viễn thông sẽ hòa vốn ở nhóm này.

Các chuyên gia kinh doanh. Những người này dùng điện thoại di động thường xuyên và đăng ký
thuê bao gói dịch vụ cao cấp. Họ cũng trung thành và tương đối ít nhạy cảm về giá. Phần lớn lợi
nhuận của công ty xuất phát từ phân khúc này.

Những khám phá này đã tác động đến chiến lược trong tương lai của công ty viễn thông này.

Hãy dành thời gian suy nghĩ về khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, cả những khách
hàng bạn đang có lẫn những khách hàng tiềm năng. Công ty bạn thực sự biết về những khách
hàng này và nhu cầu của họ đến mức độ nào? Công ty có chia khách hàng thành những nhóm
đồng nhất thể hiện các dữ kiện chính cho nhà chiến lược không? Có phân khúc nào quan trọng
và nhiều tiềm năng lợi nhuận mà bạn hoặc đối thủ cạnh tranh chưa phục vụ không?

Một sai lầm khá phổ biến là các nhà tiếp thị là lúc nào cũng gộp chung những khách hàng
tuổi 50-60 vào nhóm người cao tuổi trong tất cả các chiến dịch quảng bá mặc dù việc tiếp
thị đến 2 nhóm này hoàn toàn khác nhau.

Vào năm 2008, thế hệ những người chào đời trong đợt bùng nổ dân số sau Thế chiến II (còn
được gọi là baby boomers) sẽ bước qua ngưỡng cửa 50, mở ra một nhóm khách hàng và thị
trường rộng lớn nhất trong xã hội. Chỉ riêng tại Úc, nhóm khách hàng trong độ tuổi này chiếm
đến 2/5 tài sản gia đình. Vì vậy, thật khó hiểu khi các nhà tiếp thị và doanh nghiệp chỉ chăm
chăm lo cho người tiêu dùng ở độ tuổi từ 18-24.

Khi bước vào độ ngũ tuần, thế hệ baby boomers có vẻ như đã sẵn sàng thực hiện tiếp một cuộc
cách tân mới về ý nghĩa thật sự của việc nghỉ hưu cũng như trước đó một hai thập kỷ họ luôn là
những người mở đầu cho những cải cách xã hội. Thật khó có thể hình dung nên cảnh những
người hùng một thời như David Bowie, Bob Dylan, Mick Jagger và cả các fan cuồng nhiệt đã
từng chen lấn để giành được một chỗ đứng tốt trên khán đài trong các buổi hoà nhạc – giờ biến
thành những người tóc hoa râm, mắt mờ và gối mỏi.

Những người tiêu dùng có tuổi thường được gộp chung vào một nhóm mang tên “khách hàng
cao tuổi”. Nhưng điều quan trọng tại đây không phải là tên gọi mà chính là ở nhận thức. Làm sao
các nhà tiếp thị lại có thể phân chia các khách hàng trẻ tuổi thành hàng tá những nhóm nhỏ khác
nhau trong khi đối với người tiêu dùng lớn tuổi họ lại chẳng màng chia chác và chỉ gộp chung tất
cả vào một nhóm duy nhất? Muốn thành công trong thị trường tiêu dùng mới này, các nhà kinh
doanh cần phải có sự hiểu biết đúng đắn về tất cả những đặc tính tiêu biểu của thế hệ này.
Những người ở lứa tuổi 50-60 ngày nay hoàn toàn khác biệt so với những người ở độ tuổi ngũ
tuần trước kia.

Một sai lầm khá phổ biến là các nhà tiếp thị là lúc nào cũng gộp chung những khách hàng tuổi
50-60 vào nhóm người cao tuổi trong tất cả các chiến dịch quảng bá mặc dù việc tiếp thị đến 2
nhóm này hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, người trung niên thường thích được độc lập về tài chính
trong khi người cao tuổi lại muốn được thoải mái về vật chất. Thất bại trong việc tìm ra điểm khác
biệt giữa hai đối tựơng này sẽ phá hỏng cơ hội thành công của bất kỳ thương hiệu nào muốn tạo
dựng niềm tin với các nhóm này.
Phân nhóm khách hàng từ độ tuổi trung niên trở lên thường rất khó khăn vì họ đặt sở thích cá
nhân lên hàng đầu, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi các quy luật xã hội và gia đình đã có
những thay đổi đáng kể trong vòng 50 năm qua. Điểm khác biệt giữa những người năng động và
những người chậm chạp thụ động được thể hiện thông qua những lựa chọn về phong cách sống
là đặc trưng trong suốt 20 năm qua. Càng ngày càng có nhiều người lập gia đình và sinh con
muộn hơn, nghỉ hưu trễ hơn. Hình ảnh những người tóc muối tiêu ngồi chăm con đầu lòng giờ
cũng trở nên quen thuộc không kém gì việc nhìn họ vui vầy với cháu nội cháu ngoại.

Jane de Talinga, biên tập thiết kế của báo The Australian Women’s Weekly cho rằng sự thay đổi
trong cả phong cách sống lẫn việc tuổi thọ con người được kéo dài đã tạo nên những ảnh hưởng
sâu sắc trong cách người trung niên muốn được đối xử. Bà cho rằng do có khả năng sống đến
80 tuổi nên việc có nhiều phụ nữ muốn thay đổi nghề nghiệp ở độ tuổi 50-60 là chuyện bình
thường. Nhiều người giờ không còn vướng bận con cái, thoải mái về kinh tế và không bận bịu
gia đình do đó xu hướng chung thời nay là ngày càng có nhiều người ở vào độ tuổi này thích
cưỡi xe hơi thể thao và ngao du sơn thuỷ.

“Những người lớn có tâm hồn trẻ trung”

De Talinga thông cảm với tâm trạng của những khách hàng chỉ mới ngấp nghé 50 tuổi đã bị cho
là già. Bà cho rằng những người “già” này thật ra không hề giống với bất kỳ thế hệ lớn tuổi nào
trước đó. Họ là những con người năng động ra đời trong thập niên 60 và tuổi tác không phải là
trở ngại đối với họ. Điều mà hiếm có doanh nghiệp nào hiểu được chính là tâm hồn của những
khách hàng này luôn luôn trẻ trung và họ lúc nào cũng tin rằng mình là người sành điệu. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy rằng ¾ những người trên 50 đều cảm thấy trẻ hơn tuổi thật của
mình.

Vấn đề thu nhập giờ đây không còn là quan trọng trong thế giới tiêu dùng của những người trung
niên vì yếu tố quyết định sức mạnh tiêu dùng không còn là thu nhập. Vì thế, nếu khách hàng ở
độ tuổi này là những người không ngại chi tiêu thì tại sao các nhà tiếp thị vẫn một mực tin rằng
bọn trẻ ngày nay mới chính là những khách hàng chủ đạo?

De Talinga tin rằng chính ngành quảng cáo chịu một phần trách nhiệm về quan niệm sai lầm này.
Các nhân viên quảng cáo trẻ tuổi không nhắm đến khách hàng trên 45 vì họ không hiểu được đối
tượng này. Họ cho rằng những người tuổi từ 45 trở nên thường có quan niệm “cổ lỗ sĩ”. Đây là
một tư tưởng sai lầm vì theo Philip Putnam, Giám đốc sáng tạo tại Desire, tiếp thị hướng đến
người tiêu dùng ở vào độ tuổi trên 50 có xu hướng trở thành một ngành công nghiệp chính trong
thập niên đầu thế kỷ 21. Cụ thể ở Mỹ trong vòng 10 năm nay, các tập đoàn lớn như Harley
Davidson, Nordstrom, v.v. đã bắt đầu gõ cửa đến “thế hệ giàu có nhất thế giới” và đạt được
những kết quả đáng nể.

Những con số thống kê từ ABS cho thấy trong năm 1989, những người trên 45 tuổi chỉ mang đến
45% doanh thu cho hầu hết các ngành nhưng đến năm 1999, con số này đã lên đến 55%. Chỉ
tính riêng ngành giải trí, tỉ lệ chi tiêu của khách hàng trung niên đã tăng từ 20.5% trong năm 1989
lên 25.6% năm 1999. Trong khi đó, theo số liệu từ Trung tâm Mô hình Kinh tế và Xã hội Quốc gia
của Úc, trên 37% tổng tài sản quốc gia nằm trong tay 4 triệu người Úc ra đời trong khoảng 1946 -
1960. Ngược lại, số tài sản được người dân trong độ tuổi 25 - 39 nắm giữ lại rơi từ 27% xuống
19%. Những người khoảng 45 - 64 tuổi chiếm 55% dân số. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để lý giải
tại sao các nhà nghiên cứu gọi thế hệ ra đời trong vòng 15 năm sau chiến tranh là những người
giàu có nhất thế kỷ 20.

Tìm hiểu thế hệ người lớn tuổi mới

Việc phân khúc thị trường dành cho người trung niên đòi hỏi một phương pháp hoàn toàn mới;
không chỉ đơn thuần là chia các đối tượng trên vào từng nhóm dựa theo độ tuổi và thu nhập, các
nhà tiếp thị phải dựa vào những yếu tố về thể chất, tâm lý và xã hội để phân nhóm. Bên cạnh đó,
các quảng cáo nào chỉ bám theo những hình ảnh rập khuôn từ lâu của thế hệ 60 (dân hippie và
nhạc rock ‘n’ roll) cũng không mang lại hiệu quả là bao. Các chương trình quảng cáo phải thể
hiện được đặc tính của khách hàng ở thời điểm hiện tại chứ không phải trong quá khứ xa xưa.

Các khách hàng lớn tuổi thường tỏ ra đặc biệt ưa thích những quảng cáo thẳng thắn do đó tránh
thổi phồng quá mức sự thật. Khi đến độ tuổi này, kinh nghiệm sống quá dày nên họ thường
không tin vào những quảng cáo nào chỉ vẽ nên một màu hồng tuyệt đẹp về sản phẩm.

Theo một nghiên cứu gần đây của Sweeney Research, chỉ có 23% những khách hàng trong độ
tuổi 45 - 54 thấy có những mẩu quảng cáo thật sự đúng với nhu cầu của họ hoặc thú vị khi xem.
Phần đông gần 84% cho biết họ chỉ thấy hứng thú khi xem những quảng cáo nào tái hiện những
tình huống họ từng trải qua trong thực tế. Trong khi đó hầu như 99% thừa nhận họ chỉ thích
những quảng cáo nhẹ nhàng, hài hước.

Thật ra, thế hệ người lớn này không hề muốn biến đổi gì nền văn hóa của những người trẻ
tuổi ngày nay. Họ chỉ thích lối sống trẻ năng động, họ cho rằng mình vẫn còn trẻ trung trong
tâm hồn và mặc dù hơn 40 tuổi nhưng họ vẫn muốn mình khỏe mạnh, tráng kiện và linh
hoạt như khi mới đôi mươi.

Một số ít những chiến dịch quảng bá nhắm tới người lớn tuổi thành công nhất thường tập trung
vào lối sống năng động và khỏe mạnh đồng thời giới thiệu những vai trò mẫu mực mới. Ngay cả
ngành mỹ phẩm vốn luôn thiên vị giới trẻ (Lancôm đã từng cắt hợp đồng với Isabella Rosellini vì
cho rằng 42 tuổi là quá già) giờ đây đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc thể hiện chân dung của
những phụ nữ trên 50. Đây là một quyết định khôn ngoan vì chính những khách hàng bị xem là
già này lại là những người tiêu thụ chính cho sản phẩm kem chăm sóc da mặt. Năm 2001,
L’Oréal đã mời diễn viên ngôi sao 57 tuổi của Pháp Catherine Deneuve để quảng bá cho sản
phẩm chăm sóc tóc mới của họ (bà đã từ chối không cho người ta chỉnh sửa những khiếm
khuyết về dung nhan trong những tấm ảnh quảng cáo) và Estée Lauder đã tìm đến người mẫu
trong thập niên 70 của mình, Karen Graham, 54 tuổi làm gương mặt đại diện cho loại kem mới
dành cho những khách hàng có tuổi.

Tuy nhiên mọi việc không chỉ nằm trong phạm vi tiếp thị và truyền thông. Các sản phẩm và dịch
vụ cũng cần được chú trọng để có thể thích hợp cho người lớn tuổi sử dụng. Khi Danone, một
tập đoàn về thực phẩm và nước giải khát khổng lồ, tung ra sản phẩm nước khoáng có chứa
vitamin Talians dành cho người lớn tuổi, họ đã rất cẩn trọng thiết kế bao bì sao cho rõ ràng, dễ
đọc và cho nắp chai to, dễ mở đối với những ai bị viêm khớp để cho những khách hàng có tuổi
có thể sử dụng dễ dàng. Tương tự tập đoàn viễn thông lớn của Nhật Bản, NTT DoCoMo, sau khi
xác định thị trường người lớn tuổi còn đầy tiềm năng, họ đã quyết định cho ra đời một loại điện
thoại di động mới với tên gọi “Raku-Raku” (nghĩa là dễ dàng) dành riêng cho người lớn tuổi. Ưu
điểm của điện thoại này là có phím to dễ bấm và số/nét chữ dễ đọc. Chỉ trong vòng 2 tháng sau
khi ra đời, 200 000 điện thoại đã được tiêu thụ. (Sản phẩm này được thiết kế dựa trên những sự
thật hiển nhiên như sau 43 tuổi mắt bắt đầu mờ dần và ngón tay ít linh hoạt hơn.)

Để giúp các nhà thiết kế và kỹ sư trẻ tuổi hiểu được khó khăn của người lớn, hãng Ford đã trang
bị cho họ những bộ trang phục đặc biệt khiến người mặc có cảm giác già hơn tuổi thật đến 30
năm. Bộ đồ này được thiết kế làm cho người mặc thấy khớp ở tay, chân khó cử động hơn, thêm
vài cân trọng lượng thừa ở vùng bụng (một cái bụng phệ khiến người lớn đứng ngồi khó khăn
hơn) và một bộ găng tay làm giảm những cảm giác ở ngón tay. Ngoài ra những kỹ sư “may mắn”
này còn được mang một cặp kính giúp họ hiệu được thế nào là bị cườm ở mắt.

Tuy nhiên, những sáng kiến nêu trên chỉ là một vài trường hợp ngoại lệ chứ chưa hẳn thiết lập
nên một hệ thống quy luật thật sự. Một số công ty chỉ mới mơ hồ nhận ra lợi ích của thị trường
người lớn tuổi đối với lợi nhuận của mình, số khác lại đi cân nhắc giả thiết cho rằng thế hệ này
trong tương lai sẽ cư xử không khác gì những người trẻ tuổi. Nhưng đối với những công ty đang
có ý định phớt lờ nhóm khách hàng không trẻ tuổi này thì tốt nhất họ nên suy nghĩ lại, vì trong
một tương lai không xa, chính những “ông bà già” này là người quyết định sự sống còn của công
ty họ.
Một số gợi ý cho những công ty muốn chinh phục thị trường dành cho người lớn tuổi

1. Thời trang: Không nên đưa ra những bộ trang phục quá già và nghiêm túc hết năm này
qua tháng nọ. Điều quan trọng trước hết là phải liên hệ được với nhu cầu hiện tại của
khách hàng có tuổi và cách họ thể hiện mình. Nikki Parker, Giám đốc dịch vụ sáng tạo
của Desire, tin rằng khi những nhà tạo mẫu và người bán hàng nhìn thấy những ai có
tuổi trên 50 họ sẽ liên tưởng ngay đến những người 80 tuổi trong đôi dép lê và váy áo
xộc xệch. Vấn đề ở đây là ngành thời trang phải nắm được sự khác biệt giữa thực tế và
những hình mẫu rập khuôn.
2. Nước giải khát: Nếu những nhà sản xuất cho rằng chỉ có thanh niên mới quan tâm đặc
biệt đến các loại nước khoáng được bổ sung vitamin thì họ nên nghĩ lại lần nữa. Khi tuổi
già đến gần, khách hàng lớn tuổi thường xuyên ca cẩm về biết bao nhiêu là chứng bệnh
như thấp khớp, loãng xương, v.v. và v.v., vì vậy, những công ty sản xuất nước giải khát
còn chờ gì nữa mà không nhanh tay bổ sung thêm calcium, chất sắt và những khoáng
chất cần thiết khác vào sản phẩm của mình và mang đến cho những “ông cụ bà cụ”
trên?
3. Thể hiện chân dung cuộc sống: Thêm một chút thực tế vào bức tranh về lối sống thật
của những khách hàng trên 50 là một điều hoàn toàn nên làm. Những chi tiết như những
người lớn nhưng tràn đầy sức sống, khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và nét mặt tươi trẻ
là những yếu tố quan trọng để giúp các nhà quảng cáo có thể tiếp cận thành công các
khách hàng này. Ngoài ra phải luôn nhớ rằng hầu hết những người trên 50 đều thấy trẻ
hơn tuổi thật của mình.
4. Dịch vụ ngân hàng: Chớ vội cho rằng sự trung thành với nhãn hiệu đến cùng với tuổi
tác. Các ông chủ ngân hàng phải biết rằng những khách hàng lớn tuổi đã nghe và thấy
rất nhiều trong cuộc đời họ và họ đã phải thay đổi để thích nghi với nhiều biến động xã
hội. Họ có thể dễ dàng thay đổi nếu không vừa lòng với ngân hàng của mình, điều này
đúng với mọi lứa tuổi. Các ngân hàng phải biết chạm đến ước mơ và tham vọng của
khách hàng, và bỏ qua những khuôn mẫu bình thường.

Vous aimerez peut-être aussi