Vous êtes sur la page 1sur 5

Bùi Hữu Diên – Người Cộng sản tiền bối và khúc bi tráng

“Biệt xứ tù ngâm”1
Nguyễn Quang Vinh

Trong lịch sử đấu tranh Cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, có một cuộc đấu tranh diễn ra sớm sau khi Đảng ta
ra đời, cùng với phong trào nông dân Tiền Hải và Xô Viết – Nghệ Tĩnh, đó là
cuộc biểu tình của nông dân Tiền – Duyên – Hưng, tỉnh Thái Bình ngày
1/5/1930. Người gieo giống cho cuộc đấu tranh đó nhà giáo Bùi Hữu Diên.
Câu chuyện của chúng tôi về ông là “ lục lọi" trong ký úc được truyền qua
nhiều thế hệ và chắp nối lại để mong hình dung ra người trí thức Cộng sản tiền
bối đã có những đóng góp to lớn trong thời kỳ dựng Đảng ở tỉnh Thái Bình,
cũng là một trong những người Cộng sản làm công tác nông vận đầu tiên để đưa
nông dân lên vũ đài lịch sử của cuộc đấu tranh Cách mạng do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
Lịch sử Đảng bộ Thái Bình ghi: “Đúng đêm 30/4/1930, truyền đơn được
dán ở rất nhiều nơi trong tỉnh. Riêng ở ba huyện Tiên Hưng, Duyên Hà, Hưng
Nhân (Tiên - Duyên - Hưng) cờ được treo ngay ở cổng đường huyện Hưng
Nhân, ở cây bàng trước huyện Duyên Hà, ở cây đa đầu thị trấn phủ Tiên Hưng”.
Và không khí cuộc đấu tranh được ghi lại "cận cảnh": "Sáng sớm 01/05/1930,
trống ngũ liên đồng loạt nổi lên ở các làng Nhuệ, Vân Đài, Hậu Thượng như
giục giã mọi người lên đường. Các đoàn người đi theo hai ngả kéo về chợ Khô,
nơi tập trung được qui đinh. Một đồng chí trong ủy ban đấu tranh lên diễn
thuyết. Sau cuộc nói chuyện ngắn gọn, quần chúng náo nức lên đường, qua bến
Thọ Vực rồi tập trung bên hữu ngạn sông Trà Lý".

1
Bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Vinh đăng trên báo « Tin tức cuối tuần» số 33 (17- 23/08/2006) – Thông
tấn xã Việt Nam nhân kỷ niệm 61 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/2006
Kết thúc cuộc biểu tình, 117 người bị bắt và ngày 27/06/1930 họ phải ra
tòa, nhiều người bị đi đày ở nhà ngục Sơn La, Hỏa Lò, Côn Đảo, Hải Phòng,
một số người bị biệt xứ đi đày ở Guyana. Cuộc đấu tranh đó được đánh giá là
đỉnh cao của cao trào cách mạng Thái Bình dưới sự lãnh đạo trục tiếp của Đảng
năm 1930. Vì vậy, trước khi khởi thảo Luận cương chính trị, đồng chí Trần Phú,
Tổng Bí thư của Đảng, đã về Thái Bình khảo sát phong trào nông dân.
Vậy thì nhà giáo Bùi Hữu Diên gắn bó với cuộc đấu tranh này như thế
nào khi mà phong trào nổ ra không thấy ông chỉ đạo trực tiếp; nhưng ông lại là
người bị án tù chung thân, lưu đày biệt xứ khi tòa án thực dân xử những người
bị bắt vì liên quan đến cuộc đấu tranh này?
Tháng 03/1928, Đại hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã
khai mạc tại trường Minh Thành (thị xã Thái Binh) và bầu ra ban tỉnh bộ gồm 7
người trong đó có nhà giáo Bùi Hữu Diên, người đã tham gia Thanh niên Cách
mạng đồng chí hội từ năm 1927 - đây cũng là 7 nhà cách mạng vô sản tiền bối
của tỉnh Thái Bình. Thầy giáo Diên, được phân công phụ trách xây dựng cơ sở
cách mạng vùng Duyên Hà - Tiên Hưng, mà trước hết là xây dựng chi bộ Thần -
Duyên (Thần Khê là huyện ly Tiên Hưng - NQV). Do đánh giá đúng tình hình
khó khăn trong công tác vận động quần chúng bởi hầu hết nông dân không biết
chữ nên thầy giáo Diên đã rời trường Minh Thành về khu vục Duyên Hà - Tiên
Hưng dạy chữ quốc ngữ và biến nhà trường thành nơi tập hợp quần chúng để
tuyên truyền. Thầy giáo Diên đã chọn thôn Hậu Trung, xã Bạch Đằng, khi đó
thuộc tổng Vị Sĩ, huyện Duyên Hà, nay thuộc huyện Đông Hưng làm nơi dạy
học. Một số bậc cao niên của làng Hậu - xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng (nay
là thôn Hậu Trung) nhớ lại: Ông giáo Diên vào ở nhà ông Nguyễn Đình Chí,
một gia đình làm nghề dệt vải và làm ruộng, sáng sớm thấy ông giáo dậy tập thể
dục, là một điều mới lạ với người làng. Nhiều người là học trò của ông sau đó đã
trở thành những chiến sĩ cách mạng. Chẳng hạn như cụ Trần Thiều (Bá Thiều),
sau khi được giác ngộ cách mạng khi làm lý trưởng ở làng đã bỏ ngay tục lệ
phiền hà của ma chay, cưới xin, tập trung xây trường học, kiến thiết các công
trình văn hóa để lại dấu ấn đến ngày nay. Thường ngày ông giáo Diên giao du,
thăm hỏi các nhà nho; đặc biệt hay qua lại nhà cụ đồ Súy, còn gọi là cụ đồ trẻ vì
thân sinh cụ cũng là cụ đồ nho.
Thời gian ở làng Hậu Trung khoảng hơn một năm, thầy giáo Diên đã
dùng nay Văn Chỉ (nơi thờ Không Tử ở đình làng làm trường dạy học). Và tại
đây, cụ đã làm bài thơ mà chúng tôi được bác Phạm Văn Xuyên, năm nay đã 87
tuổi2 - người đã tham gia Việt Minh từ năm 1944 đọc cho ghi lại ngày
04/08/2006:
"Bên cạnh sông Trà đất Hậu Trung
Gieo áng văn chương trước bệ rồng
Rắc hạt văn minh trên đất Hậu
Gieo nền hạnh phúc chốn đình Trung"
Thời gian thầy giáo Diên ở làng Hậu Trung không nhiều, nhưng sau này,
như lũ hậu sinh chúng tôi nhận thấy, nhà giáo trẻ khi đó là ông nội người viết
bài này, đang dạy học tại tỉnh Kiến An (Hải Phòng ngày nay), cũng là con cụ đồ
Súy, đã "được" Pháp "tặng" cho một án tù Sơn La vì có dính líu đến người cầm
đầu vụ biểu tình ở Tiên - Duyên - Hưng với chứng cứ là những lá thư liên lạc
với Bùi Hữu Diên mà mật thám bắt được khi ông giáo Diên đã bị đi đày biệt xứ
(đây là theo tư liệu gia đình, còn theo bác Phạm Văn Xuyên thì ông nội tôi là
học sinh của trường Minh Thành, do tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí
hội tổ chức, nên khi ra trường đi dạy học bị mật thám theo dõi và phải bỏ nghề);
hay là cụ Bá Thiều là lão thành Cách mạng và sau này, con cụ có bác Trần Kiệu
là một trong 7 người lãnh đạo cướp chính quyền tại xã trong ngày 19/08/1945.
Tuy nhiên, điều mà bác Phạm Văn Xuyên nêu ra khiến chúng tôi nghĩ đến
một khả năng nữa là, với 2 học sinh của làng Hậu Trung là ông nội tôi và bác
Đỗ Tùng Long của tôi là học sinh trường Minh Thành có thể là cầu nối cho thầy
giáo Diên về dạy học và hoạt động ở làng Hậu Trung trước khi về làm tổng sư
trường Vị Sĩ ở làng Nhuệ. Trong thời kỳ này, lịch sử Đảng ghi rõ: "Duyên Hà –

2
Bác Phạm Văn Xuyên nay đã mất.
Tiên Hưng trước có một chi bộ (Thanh niên cách mạng đồng chí hội) nay thành
lập 6 chi bộ”. Và sau khi thành lập Đông Dương cộng sản Đảng ngày
17/06/1929, thầy giáo Diên bị thực dân Pháp tình nghi bắt đưa đi giam lỏng tại
làng Động Kính, tỉnh Nam Định. “Mãn hạn” giam lỏng, thực dân Pháp đổi ông
lên dạy học ở Bắc Kạn nhằm tách rời phong trào Cách mạng mà ông dày công
xây dựng ở vùng Tiên Hưng - Duyên Hà.
Vì vậy, khi cuộc biểu tình nổ ra đã không thấy có sự chỉ đạo trục tiếp của
ông. Tuy nhiên, sau cuộc biểu tình, thực dân Pháp đã thấy vai trò lãnh đạo của
Bùi Hữu Diên nên chúng đã bắt ông đưa ra tòa kết án chung thân và đưa đi đày
biệt xứ tại Guyane (Nam Mỹ). Sự kiện này đã nói lên vai trò tổ chức, giác ngộ
quần chúng cũng như sự lãnh đạo về tinh thần của ông đối với cuộc biểu tình
đêm 30/4 ngày 01/05/1930 của nông dân Tiên - Duyên -Hưng.
Trong cuộc lưu đày biệt xứ, nhà giáo - người Cộng sản tiền bối Bùi Hữu
Diên, như bao chí sĩ yêu nước của muôn đời, khi sa vào chốn lao tù, đã viết nên
khúc bi tráng " Biệt xứ tù ngâm", vang dội về nước trong những ngày Cách
mạng bị khủng bố trắng như tiếng kèn thúc giục đấu tranh:
"… Xin chớ mẻ mòn dạ sắt son
Kìa trăng vằng về nước cùng non
Guyane đất lạ chim quên lối
Nam Việt trời xa quốc gọi hồn
Thấy nước khôn khuây dòng Nhị thủy
Nhìn cây càng nhớ cảnh Nùng sơn
Thân ở trong tù lòng chẳng ở
Đôi chân còn bước, mặc đường trơn …"
Đó là những câu thơ đã thấm vào tâm khảm một đứa trẻ như tôi không
biết từ lúc nào; chỉ biết rằng đó là lời bà nội ru tôi ngày còn thơ ấu; trước khi
"Bịệt xứ tù ngâm" được in vào tập “Thơ văn cách mạng 1930 - 1945", xuất bản
vào những năm 60 của thế kỷ trước. Liệu những câu thơ mà bà nội tôi đã biến
thành những lời ru trước khi bài thơ được chính thức in ra, có liên quan gì với
những lá thư liên lạc giữa ông nội tôi và nhà giáo Bùi Hữu Diên? Đó là một bí
ẩn vĩnh viễn đối với lớp hậu sinh chúng tôi khi muốn tìm hiểu về ông cha mình.
Cũng như hai anh Lý Quyết Tâm (Bùi Hữu Tâm) - Phó Ban Tổ chức cán bộ -
Thanh tra của Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafé) và Lý Ngọc Minh (Bùi
Hữu Minh), Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Hóa của trường Đại học Công
nghiệp TP.HCM, hai người cháu nội của nhà giáo Bùi Hữu Diên luôn khắc
khoải về ông nội mình với những năm tháng bị lưu đày tại Guyanna.
Cuộc đời 32 năm (1903 - 1935) của nhà giáo Bùi Hữu Diên có thời gian
hoạt động cách mạng từ 1927 - 1935; trong 8 năm hoạt động Cách mạng thì một
nửa thời gian đi đày biệt xứ. Những hoạt động của ông trước và sau ngày thành
lập Đảng đã được ghi vào lịch sử Đảng. Nhưng 4 năm lưu đày cho đến lúc hy
sinh thì chỉ còn khúc bi tráng "Biệt xứ tù ngâm" được ghi vào văn học sử và
trong “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam" có đoạn: "Năm 1931, ông bị kết án tù
chung thân và đày biệt xứ sang Ibini ở Guyan thuộc Pháp. Đến năm Ất Hợi
1935, ông mất tại Guyan sau một thời gian bi bệnh lao và bị tra tấn dã man". Vì
thế mà Lý Quyết Tâm và Lý Ngọc Minh luôn day dứt về ông nội và đề nghị cơ
quan ngoại giao của ta tại Pháp có thể liên hệ với chính quyền Guyan tìm một
tấm hình, một mẩu tư liệu về ông nội của họ trong những ngày bi lưu đày và tìm
ra nơi chôn cất hài cốt của ông. Đó cũng là một việc làm đúng đạo nghĩa không
chỉ của con cháu người cộng sản tiền bối mà với cả chúng ta.
Chúng tôi mong tỉnh Thái Bình nên có một chuyên khảo về vai trò của
nhà trí thức Cộng sản tiền bối Bùi Hữu Diên trong thời kỳ vận động thành lập
Đảng ở Thái Bình cũng như với cuộc biểu tình đầu tiên của nông dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng; rằng cần có một ngôi trường hay một con đường mang tên
ông để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và tri ân với người đã quên mình vì
nước vì dân3.

3
Hiện đã có một con đường mang tên Bùi Hữu Diên tại phường An Lạc A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí
Minh.

Vous aimerez peut-être aussi