Vous êtes sur la page 1sur 17

Lời mở đầu

Trong lịch sử dân tộc ngàn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam luôn giữ
vai trò và vị trí quan trọng. Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, có những
tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh
tế – xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động cần mẫn, người công dân tích cực; vừa là
người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.

Biết bao các nhà văn, nhà thơ, các bậc kỳ tài Việt Nam và thế giới đã dành không ít thời
gian, tâm huyết và cũng hao tổn biết bao giấy mực để ghi lại hình ảnh đẹp của người phụ
nữ - những người mẹ - người vợ, những con người đã góp sức lớn lao dệt lên những trang
sử vàng vẻ vang của dân tộc trên mỗi bước thăng trầm của lịch sử. Đại văn hào M.Gorki
đã viết:

“Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ

Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?”

Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là người bị áp bức bóc lột, chịu bao cay
đắng, thiệt thòi và bất công trong xã hội. Với bản lĩnh phi thường, họ luôn có nhu cầu
được giải phóng và sẵn sàng cùng nam giới đứng trong hàng ngũ đấu tranh. Cuộc khởi
nghĩa Hai Bà Trưng năm xưa chống lại quân xâm lược Đông Hán do tên Thái thú Tô
Định cầm đầu đã ghi lên trang sử vàng oanh liệt trong truyền thống kiên cường chống
ngoại xâm của dân tộc ta. Một trong những nét đặc sắc của cuộc khởi nghĩa này là sự
tham gia đông đảo của các tầng lớp phụ nữ yêu nước, trong đó xuất hiện nhiều nữ tướng
tài giỏi được suy tôn là anh hùng dân tộc. Đó là một trong những bằng chứng về sức
mạnh to lớn và khả năng dồi dào của phụ nữ Việt Nam.

Những ngày đầu sôi sục chống thực dân Pháp xâm lược, phụ nữ đã tham gia đông đảo
vào các phong trào “Cần Vương”, “Đông kinh nghĩa thục”, “Đông Du” và các tổ chức
tiền thân của Đảng cùng nhiều tổ chức quần chúng khác. Năm 1930, Đảng Cộng sản
Đông Dương thành lập, trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình
quyền”. Sớm nhận rõ phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng Đảng đã đề ra nhiệm
vụ: phải giải phóng phụ nữ, gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đảng đặt
ra: phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và phải thành lập
tổ chức riêng cho phụ nữ nhằm động viên, cổ vũ, lôi cuốn họ tham gia cách mạng. Ngày
20/ 10/ 1930, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chính thức được thành lập.

Đã gần 80 năm kể từ ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 –
20/10/2010), đó là cả một quá trình phát triển cùng với sự đi lên của đất nước, là minh
chứng cho ta thấy được bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam qua từng thế hệ. Nhân dịp
này, để rõ thêm về truyền thống đó, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Hội Liên hiệp
phụ nữ Việt Nam với chủ đề: “Truyền thống Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 80 năm -
Chặng đường lịch sử vẻ vang”.
Câu 1: Sự ra đời của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ
Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu

Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên
nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực
lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo
khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những
chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo,
thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc
và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản
sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều
bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay
từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương,
Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ
chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị
Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp
phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức
có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là
ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội,
các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên
tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An
tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị
Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị
tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở
trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu
tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn
phụ nữ tham gia.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của
cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn
thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các
tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự
kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong
cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Câu 2: Quá trình phát triển của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua các kì Đại hội:

Từ khi ra đời đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã trải qua 10 kì Đại hội.

+ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ Nhất (Diễn ra từ ngày 18 đến ngày
29/4/1950 tại Chiến khu Việt Bắc):

Tham dự Đại hội có 345 đại biểu, trong đó có 168 đại biểu chính thức đại diện cho 5
triệu hội viên và 10 triệu phụ nữ Việt Nam (trong đó có phụ nữ Việt kiều ở Pháp, Thái
Lan, Tân Đảo).
Đại hội vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và trực tiếp nghe những lời căn dặn
của Người.
Đại hội I có ý nghĩa lịch sử vì đã hợp nhất Đoàn phụ nữ Cứu quốc và Hội LHPN Việt
Nam thành một tổ chức duy nhất của phụ nữ, lấy tên là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Hội LHPN Việt Nam là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế.
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa I gồm 32 ủy viên.
Ban chấp hành Trung ương Hội đã bầu Ban Thường trực gồm 9 ủy viên. Bà Lê Thị
Xuyến được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và các bà: Hoàng Thị ái, Lê Thu Trà,
Nguyễn Thị Thục Viên là Phó Chủ tịch Hội.

+ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ II (Diễn ra từ ngày 26 đến ngày
31/5/1956, tại Thủ đô Hà Nội.)

Dự Đại hội có hơn 700 đại biểu phụ nữ trong nước và Việt kiều ở nước ngoài (trong
đó có hơn 400 đại biểu chính thức). Tham dự Đại hội có 6 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế.
Đồng chí Trường Chinh -Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng lao động Việt Nam, đồng chí
Tôn Đức Thắng -Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn
Đồng, Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã đến dự Đại hội.
Đại hội quyết định số lượng Ban chấp hành Trung ương gồm 57 ủy viên. Đại hội đã
bầu 49 ủy viên và dành số lượng 8 ủy viên sẽ bổ sung sau (5 ủy viên cho đại biểu miền
Nam, 3 ủy viên cho đại biểu kiều bào nước ngoài). Ban chấp hành Trung ương bầu Ban
Thường vụ gồm 13 ủy viên.
Bà Nguyễn Thị Thập được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, và các bà: Lê Thị
Xuyến, Nguyễn Thị Thục Viên, Hoàng Thị Ái, Bùi Thị Cẩm, Hà Thị Quế là Phó Chủ tịch
Hội.

+ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III (Diễn ra từ ngày 8 đến ngày
11/3/1961, tại Thủ đô Hà Nội )

Tham dự Đại hội có 650 đại biểu (trong đó có 450 đại biểu chính thức). Đến dự Đại
hội còn có 19 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế.
Đại hội đã vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện thân mật với các
đại biểu. Các đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ Nhất BCH Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam; Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ, Lê
Thanh Nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã đến dự Đại hội.
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương khoá III gồm 67 ủy viên. Ban chấp hành
Trung ương đã bầu Ban Thường trực gồm 16 ủy viên.
Đại hội bầu lại bà Nguyễn Thị Thập làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và bầu Phó
chủ tịch Hội là các bà: Hoàng Thị Ái, Hà Thị Quế, Lê Thị Xuyến, Nguyễn Thị Thục
Viên, Hà Giang.

+ Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (Diễn ra từ ngày 4 đến ngày 7/3/1974,
tại Thủ đô Hà Nội.)

Tham dự Đại hội có 796 đại biểu (trong đó có 596 đại biểu chính thức). Dự Đại hội còn
có 26 đoàn đại biểu phụ nữ thế giới. Đại hội vinh dự đón Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng
và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đến dự
và phát biểu tại Đại hội.
Đại hội đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhì do Nhà nước trao tặng cho
toàn thể phụ nữ Việt Nam .
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương khoá IV gồm 75 ủy viên. Ban chấp hành
Trung ương bầu Ban thường vụ gồm 15 ủy viên.
Bà Hà Thị Quế được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và Phó chủ tịch là các bà:
Lê Thị Xuyến, Hà Giang, Nguyễn Thị Minh Nhã, Vũ Thị Chín.
Hội nghị tôn vinh bà Nguyễn Thị Thập là Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam. Hội
nghị bầu lại Ban chấp hành Trung ương gồm 114 ủy viên. Ban Chấp hành Trung ương
Hội bầu Ban thường vụ gồm 30 uỷ viên.
Bà Hà Thị Quế được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; các bà: Nguyễn Thị Định,
Lê Thị Xuyến, Nguyễn Thị Được, Hà Giang, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Minh Nhã,
Nguyễn Thị Bình, Vũ Thị Chín, Phan Thanh Vân (tức Ngô Bá Thành) là Phó Chủ tịch
Hội LHPN Việt Nam.
Với những thành tích đạt được, năm 1980 phong trào phụ nữ Việt Nam được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh hạng Nhất.

+ Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ V (Diễn ra từ ngày 19 đến ngày
20/5/1982 tại Thủ đô Hà Nội).

Tham dự Đại hội có 1.051 đại biểu (trong đó có 800 đại biểu chính thức đại diện cho
hơn 9 triệu hội viên và 25 triệu phụ nữ trong cả nước). Đến dự Đại hội có 9 đoàn đại biểu
phụ nữ quốc tế. Đại hội vinh dự đón đồng chí Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị
BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự và
phát biểu.
Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội khoá V gồm 109 ủy viên. Ban chấp hành
Trung ương Hội bầu Ban Thư ký gồm 15 ủy viên.
Bà Nguyễn Thị Định được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, các bà: Nguyễn Thị
Như, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Thanh, Ngô Bá Thành được bầu là Phó Chủ tịch
Hội.
Năm 1985, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Sao Vàng -Huân chương
cao qúy nhất của nước Việt Nam cho phong trào phụ nữ Việt Nam.

+ Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VI (Diễn ra từ ngày 19-20/5/1987 tại Thủ
đô Hà Nội)

Tham dự Đại hội có 1.138 đại biểu (trong đó có 700 đại biểu chính thức đại diện cho
hơn 10 triệu hội viên và 28 triệu phụ nữ trong cả nước). Đại hội vinh dự đón đồng chí
Nguyễn Đức Tâm, Uỷ viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt
Nam; đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; đồng chí Phạm Văn Đồng,
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự.
Đại hội quyết định số lượng Ban chấp hành Trung ương khoá VIgồm 111 ủy viên, tại
Đại hội bầu 98 ủy viên. Ban chấp hành Trung ương Hội bầu Đoàn chủ tịch gồm 15 ủy
viên.
Bà Nguyễn Thị Định được bầu lại là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; các bà: Nguyễn
Thị Thân, Trần Thị Thanh Thanh, Trương Mỹ Hoa, Ngô Bá Thành, Hoàng Xuân Sính
được bầu là Phó Chủ tịch Hội.

+Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII (Diễn ra từ ngày 18 đến ngày
20/5/1992 tại Thủ đô Hà Nội)

Dự Đại hội có 1.145 đại biểu (trong đó có 760 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10
triệu hội viên và 33 triệu phụ nữ cả nước). Đại hội vinh dự đón các đồng chí: Đỗ Mười
-Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng; Võ Chí Công -Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Võ
Văn Kiệt -Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Lê Quang Đạo -Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn
Hữu Thọ -Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Vũ Oanh -Bí thư
Trung ương Đảng, phụ trách khối Dân vận đến dự.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành TW khoá VII gồm 96 Ủy viên. Ban Chấp hành tôn
vinh bà Nguyễn Thị Định làm Chủ tịch danh dự Hội LHPN Việt Nam; bầu Đoàn Chủ
tịch gồm 11 ủy viên.

Bà Trương Mỹ Hoa được bầu là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; 3 Phó Chủ tịch Hội là
các bà: Võ Thị Thắng, Vương Thị Hanh, Nguyễn Thị Phương Minh.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VII đã vinh dự thay mặt cho phụ nữ cả nước
đón nhận Bức trướng có nội dung “Đoàn kết, Đổi mới, Trung hậu, Đảm đang” do Ban
Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khen tặng phong trào phụ nữ cả nước.

+Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII (Diễn ra từ ngày 19 - 20/5/1997 tại
Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội)

Dự Đại hội có 1.289 đại biểu (trong đó có 900 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 10
triệu hội viên và gần 24 triệu phụ nữ cả nước). Tham dự Đại hội còn có 25 đoàn đại biểu
phụ nữ quốc tế của 22 nước và đại diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ
ban vì tự do và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.
Đại hội vinh dự đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đến dự
và phát biểu.
Đại hội quyết định số lượng Ban chấp hành Trung ương Hội khoá VIII gồm 130 ủy
viên, tại Đại hội bầu 126 ủy viên. Ban chấp hành quyết định số lượng Đoàn chủ tịch gồm
21 ủy viên, tại Đại hội bầu 19 ủy viên.
Bà Trương Mỹ Hoa được bầu lại làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam. Các bà: Lê Thị
Thu, Trương Thị Khuê, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phương Minh được bầu là Phó
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
Tháng 2/1998, bà Trương Mỹ Hoa đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Quốc hội; bà Hà Thị
Khiết được BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam bầu giữ chức Chủ tịch Hội LHPN
Việt Nam.
+Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (Diễn ra tại Hội trường Ba Đình, Thủ
đô Hà Nội từ ngày 22 - 23/2/2002 với chủ đề "Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, bình đẳng,
năng động, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước")

Đại hội có gần 1.200 đại biểu tham dự (trong đó có 900 đại biểu chính thức đại diện cho
hơn 11 triệu hội viên; có 19 đoàn với gần 100 đại biểu phụ nữ quốc tế các nước và đại
diện Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên đoàn Uỷ ban Vì tự do và Liên đoàn các tổ
chức phụ nữ ASEAN...)
Đại hội vinh dự đón các đồng chí: Tổng Bí thư BCH TW Đảng Nông Đức Mạnh, Chủ
tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thủ tướng Chính phủ
Phan Văn Khải đến dự.
Đại hội quyết định bầu Ban chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam khoá IX gồm 132 ủy
viên. Ban chấp hành bầu Đoàn chủ tịch gồm 23 ủy viên.
Bà Hà Thị Khiết được bầu lại làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; các bà: Lê Thị Thu,
Trương Thị Khuê, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phương Minh, Nguyễn Thị Thanh
Hòa, Nguyễn Thị Kim Liên được bầu là Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
Tháng 8/2002 bà Lê Thị Thu được Quốc hội bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm
uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em.

+Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X (Tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc
gia - Thủ đô Hà Nội từ ngày 02/10/2007 đến 4/10/2007).

Về dự Đại hội có 1.193 đại biểu là những phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực công tác
hội, công tác dảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang các cấp, đại
diện các dân tộc, các lĩnh vực hoạt động khác trong đời sống kinh tế-xã hội.
Đại hội đã bầu 154 Uỷ viên BCH Hội LHPNVN khoá X. Phiên họp thứ nhất BCH Hội
LHPNVN khoá X đã bầu Đoàn Chủ tịch Hội LHPNVN khóa X gồm 25 đồng chí và bầu
đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hoà làm Chủ tịch Hội LHPNVN khoá X; bầu 4 Phó Chủ
tịch Hội LHPNVN khoá X gồm các đồng chí: Đặng Thị Ngọc Thịnh, Nguyễn Thị Kim
Thuý, Hoàng Thị Ái Nhiên, H’ Ngăm Niê K Đăm.
Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X kêu gọi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam ở
trong và ngoài nước phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết một lòng, vượt qua khó
khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X,
quyết tâm phấn đấu thực hiện nhiệm vụ mà BCH T.W Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X
giao cho phụ nữ Việt Nam.

Câu 3: Tên những Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam qua các kì đại hội:
1. Đ/c Lê Thị Xuyến Nhiệm kì 1950 – 1956
2. Đ/c Nguyễn Thị Thập Nhiệm kì 1956 – 1961
Nhiệm kì 1961 – 1974
3. Đ/c Hà Thị Quế Nhiệm kì 1974 – 1982
4. Đ/c Nguyễn Thị Định Nhiệm kì 1982 – 1987
5. Đ/c Trương Mỹ Hoa Nhiệm kì 1987 – 1992
Nhiệm kì 1992 – 1997
6. Đ/c Hà Thị Khiết Nhiệm kì 1997 – 2002
Nhiệm kì 2002 – 2007
7. Đ/c Nguyễn Thị Thanh Hòa Từ năm 2007 đến nay
Phần cảm nhận về chủ tịch Nguyễn Thị Thập:
Bác Hồ đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức
dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Thật vậy, phát huy truyền thống vẻ vang, cùng với sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, rất nhiều phụ nữ Việt Nam đã không ngừng vươn lên
khẳng định vị thế của mình, đạt nhiều thành tích được xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Tuy
nhiên, người đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi là đồng chí Nguyễn Thị Thập bởi
sự kiên trung và bản lĩnh phi thường của bà.
Nguyễn Thị Thập, tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt, sinh năm 1908 trong một gia
đình nông dân nghèo ở xã Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền
Giang). Sớm giác ngộ tư tưởng yêu nước, năm 1930, Mười Thập (tên thường gọi) bắt đầu
tham gia Nông hội đỏ, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin liên lạc.
Năm 1931, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và hoạt động trong phong
trào cách mạng ở tỉnh Mỹ Tho. Năm 1933, bà được tổ chức phân công lên Sài Gòn hoạt
động. Tại đây, bà đã thâm nhập vào cuộc sống công nhân, thợ thuyền, những người lao
động nghèo khổ để tuyên truyền giác ngộ họ vùng lên đấu tranh, gây dựng cơ sở phục vụ
cho cuộc đấu tranh cách mạng.
Ý thức được trách nhiệm của người cộng sản đối với đồng bào và Tổ quốc, ngoài
việc hoàn thành các hoạt động được Đảng phân công, bà luôn chăm chú học tập, đọc sách
báo tiến bộ, các chỉ thị, nghị quyết để hiểu rõ đường lối chủ trương của Đảng, đồng thời
tự rèn luyện ý chí cách mạng, thường xuyên luyện tập để có sức làm việc dẻo dai, vượt
mọi khó khăn, gian khổ, phục vụ lâu dài cho cách mạng.
Tháng 4/1937, bà đã lãnh đạo nhân dân xã Long Hưng đấu tranh chống thuế thân,
bị địch bắt tù 6 tháng. Ra tù, bà lại tiếp tục hoạt động và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ diễn ra vào tháng 11/1940.
Một tình huống mà khiến tôi nhớ mãi đó là mùa hè năm 1940, lính Pháp kéo vào
Long Hưng, khi ấy Mười Thập đang mang thai đứa con trai đầu long và bà đang làm
nhiệm vụ ghi chép, thống kê số tiền vừa quyên góp để mua vũ khí, thì bọn giặc ập tới bắt
đưa đi. Không sợ chết, bà chỉ lo những giấy tờ bí mật và cả một số tiền lớn vẫn còn nằm
nguyên trong túi, chưa kịp thủ tiêu. Đang mông lung suy tính, thì may quá gặp một em
gái cùng lối xóm, trạc 15-16 tuổi, Mười Thập bảo em: "Cháu nè, cô bị bắt rồi, cháu ở lại
mạnh giỏi nghe!". Qua em gái đó, Mười Thập có ý báo cho làng xóm biết tin mình đã bị
bắt để những người dính dáng đến giấy tờ kịp thời lẩn tránh.
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, bà được chỉ định là Bí thư Đảng đoàn phụ nữ
Nam Bộ, là Hội trưởng Phụ nữ Nam Bộ. Sau khi tập kết ra miền Bắc (1954), bà được bầu
là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956-1974). Với cương vị là Chủ tịch Hội
LHPNVN, đại biểu Quốc hội, bà đã dành nhiều thời gian để đến với các cấp Hội, tìm
hiểu tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ để kiến nghị với Đảng và Nhà nước xây
dựng một bộ luật về hôn nhân và gia đình cho phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Bà
cũng dành nhiều tâm huyết để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là công tác
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ.
Năm 1955, bà được bầu vào Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam cho đến
khi nghỉ hưu (năm 1980). Bà còn được Đảng và Nhà nước Việt Nam giao nhiều chức vụ
quan trọng như: Bí thư Đảng đoàn phụ nữ kiêm Trưởng ban phụ vận Trung ương Đảng.
Bà Nguyễn Thị Thập là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lâu nhất (1956-
1974). Bà đã hiến dâng cho Tổ quốc chồng và 2 người con trai. Bà đã có công rèn đúc
nên đội ngũ cán bộ nữ đầu tiên để bổ sung vào các cương vị lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước. Bà được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Bà
mẹ Việt Nam anh hùng.
Hơn 20 năm kể từ ngày bà qua đời, nhưng cuộc đời và những đóng góp to lớn của
bà đã trở thành tấm gương sáng ngời để chị em phụ nữ và mọi người học tập và noi theo.
Bà xứng đáng là người con ưu tú của Nam Bộ Thành Đồng.

Câu 4: Từ khi thành lập đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã phát động những phong
trào thi đua yêu nước sau đây:

Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1945, Phụ nữ là lực lượng đông đảo đã tích cực tham
gia vào các phong trào do Chính phủ phát động như: Phong trào “Không bỏ một tấc đất
hoang”, Phong trào “Tuần lễ vàng”, Phong trào “Bình dân học vụ”,Phong trào “Hũ gạo
kháng chiến”,Phong trào “Bảo trợ thiếu nhi”,Phong trào “Cứu đói”.

- Tháng 3/1961: Phong trào thi đua “5 tốt”.


- Ngày 08/03/1965: Phong trào “3 đảm đang”.
- Ngày 08/03/1978: Phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Ngày 08/03/1989: Hội LHPN Việt Nam phát động 2 cuộc vận động: “Phụ nữ
giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ
em suy dinh dưỡng và bỏ học”.
- Ngày 20/05/1997: Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII đã phát động
phong trào: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, nuôi dạy con tốt, xây
dựng gia đình hạnh phúc”, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Phụ nữ
giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”.
- Ngày 22/02/2002: Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX đã phát động phong trào
“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
- Ngày 04/10/2007: Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ X đã tiếp tục phát động
phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sang tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc”.

Câu 5: Một trong những phong trào thi đua yêu nước của phụ nữ Việt Nam đã đóng
góp to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là “phong trào ba đảm đang -
niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam”.

Tháng 3/1965, TW Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào phụ nữ “Ba đảm
nhiệm”. Sau đó phong trào đã được Bác Hồ đổi tên thành “Ba đảm đang”.

Bị thua to ở chiến trường miền Nam, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ điên cuồng mở
rộng chiến tranh ra miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc XHCN đối với
tiền tuyến lớn miền Nam.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lúc này, chống Mỹ cứu nước
là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt nam yêu nước. Tất cả chúng ta hãy
đoàn kết nhất trí, triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, nhân
dân cả nước đã ra quân với khí thế cách mạng to lớn; lớp lớp thanh niên tình nguyện lên
đường ra mặt trận với tinh thần “xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”, hàng chục vạn phụ nữ
tình nguyện đảm đang “việc nước, việc nhà” để chồng, con yên tâm ra trận.
Trong không khí sôi sục của những ngày “Nam - Bắc thi đua đánh giặc Mỹ”, ngày
22/3/1965, TW Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” với
nội dung: Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm
gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và
sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết. Sau đó phong trào đã được Bác Hồ đổi tên thành “Ba
đảm đang”. Do đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, phong trào đã nhanh chóng
phát triển thành cao trào cách mạng sôi nổi, rộng lớn, huy động được sức mạnh tổng hợp
của hàng chục triệu phụ nữ từ nông thôn tới thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, trên
mọi lĩnh vực hoạt động; biến tiềm năng cách mạng của phụ nữ thành hiện thực sinh động,
thành nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược; để đến hôm nay, hình ảnhphong trào “Ba đảm đang” vẫn sống động và ngân vang
mãi trong trái tim chúng ta với bao niềm tự hào, kính phục về người phụ nữ Việt Nam
trong thế kỷ XX.
Trên mặt trận lao động sản xuất, công tác, hàng chục triệu phụ nữ đã không quản
ngày đêm và bom đạn kẻ thù, vừa hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác, vừa sẵn
sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong sản xuất nông nghiệp, với tinh thần “Ruộng
rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí” chị em nữ nông dân “tay cày, tay súng” đã sôi nổi
thi đua đảm đang thay nam giới làm chủ ruộng đồng, tham gia quản lý hợp tác xã, nhiều
chị là chủ nhiệm giỏi. Trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...với khẩu
hiệu thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, với quyết tâm “tim có
thể ngừng đập, máy không thể ngừng chạy”, hàng chục vạn nữ công nhân “tay búa, tay
súng” đã sôi nổi tham gia phong trào thi đua “luyện tay nghề, thi thợ giỏi” nêu cao tinh
thần làm chủ tập thể, ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; nhiều chị liên tục hoàn
thành vượt mức kế hoạch nhiều năm liền...
Thi đua với phụ nữ công nhân, nông dân trên mặt trận lao động sản xuất, chị em
công tác trong các ngành y tế, giáo dục, thương nghiệp, văn hoá nghệ thuật, thông tin
tuyên truyền, công tác chính quyền, đoàn thể… luôn nêu cao tinh thần phục vụ, nhiều chị
nêu gương sáng tận tuỵ hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ.
Với vai trò người vợ, người mẹ đảm đang chăm lo việc gia đình, chị em đã hết lòng
chăm sóc nuôi dưỡng dạy dỗ các con trưởng thành, tận tình chăm sóc cha mẹ già, giữ
trọn đạo thuỷ chung. Giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được
nhân lên gấp bội bởi ý thức giác ngộ cách mạng sâu sắc, đã trở thành nguồn động viên,
cổ vũ to lớn, tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ vững tay súng nơi chiến trường.
Tha thiết với hạnh phúc gia đình, nhưng để giành được độc lập, tự do và thống nhất
Tổ quốc, hàng triệu phụ nữ đã gác tình riêng vì nghĩa lớn. Các bà, các chị hiểu rằng nơi
trận mạc lành ít, dữ nhiều, nhưng vẫn động viên, khuyến khích chồng, con, người thân
lên đường ra trận. Nhiều người mẹ tiễn chồng, con rồi lại tiễn cháu tiếp bước cha anh lên
đường đánh giặc. Trong suốt cuộc chiến tranh giữ nước, đã có biết bao người ra đi không
trở lại. Sự hy sinh đó thể hiện tinh thần bất khuất “thà chết chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
“Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” là truyền thống của phụ nữ ta; nhưng trong lịch
sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, chưa có cuộc chiến tranh nào lực lượng phụ nữ lại
tham gia đông đảo như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thi đua với phụ nữ
miền Nam, hàng chục ngàn nữ thanh niên miền Bắc đã hăng hái gia nhập các đơn vị dân
quân tự vệ trực tiếp cầm súng chiến đấu với tinh thần gan dạ thông minh, phối hợp cùng
các đơn vị bộ đội, dân quân bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Hàng chục ngàn nữ thanh niên
tình nguyện tham gia bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến trực
tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các mặt trận, lập nên những chiến công vẻ
vang. Hình ảnh chị em nữ thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến với tinh thần
“Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm” ngày đêm bám trụ dưới bom rơi đạn
nổ, sửa đường thông xe, hàng chục lần bị bom vùi, bị thương vẫn không rời vị trí, tình
nguyện làm lễ truy điệu sống để đi phá bom nổ chậm, nhiều chị đã hy sinh oanh liệt giữa
tuổi thanh xuân... mãi mãi là bài ca bất diệt nối tiếp truyền thống yêu nước anh hùng của
con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.
Chúng ta tự hào thời kỳ “Ba đảm đang” có 42 nữ anh hùng, 9 đơn vị nữ anh hùng
được tôn vinh; 1.718 chị em được thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 chị em là chiến sỹ
thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”. Phụ nữ Việt
Nam ta xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Phụ nữ Việt
Nam dũng cảm đảm đang chống Mỹ cứu nước”.
Câu 6: Sự gia nhập của Hội LHPN Việt Nam vào các tố chức của phụ nữ khu
vực và phụ nữ thế giới:
Cùng với lịch sử phát triển của phong trào phụ nữ quốc tế, Hội LHPNVN luôn xác
định một đường lối đối ngoại đúng đắn, thể hiện sâu sắc quan điểm đối ngoại của Đảng,
Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, qua đó góp phần
nâng cao vị thế phụ nữ Việt Nam và Hội LHPNVN trong cộng đồng quốc tế.
Ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho công tác đối ngoại
của Hội LHPNVN bằng việc giới thiệu Hội tham gia tổ chức quốc tế đầu tiên là Liên
đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế.
Cuối năm 1949, lần đầu tiên đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam trong nước đã tham
dự “Hội nghị phụ nữ châu Á”. Từ năm 1950 -1952, Hội tham gia nhiều hoạt động quốc tế
như phong trào chống chủ nghĩa quân phiệt ở Tây Ban Nha, chống chính sách phục hồi
chủ nghĩa phát xít ở Tây Đức...

Thời kỳ chống Mỹ, Hội LHPNVN đã thiết lập và duy trì quan hệ quốc tế với các
lực lượng yêu chuộng tự do và hòa bình trên thế giới, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè
quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân và phụ nữ Việt Nam. Liên đoàn
Phụ nữ Dân chủ Quốc tế đã tích cực vận động phụ nữ và nhân dân thế giới đoàn kết ủng
hộ Việt Nam như sáng kiến thành lập “Ủy ban Thế giới ủng hộ Việt Nam” năm 1964, tổ
chức quyên góp để xây dựng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vào những năm đầu thập kỷ 80.

Năm 1975, Hội LHPNVN đã cử đại diện tham dự Hội nghị thế giới lần thứ nhất về
vấn đề Phụ nữ do Liên hợp quốc triệu tập. Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII
(1997) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ đối ngoại của Hội LHPNVN.
Lần đầu tiên, Hội đã đón 38 đại biểu quốc tế từ 28 tổ chức phụ nữ ở các châu lục.

Hội LHPNVN cũng tham gia ngày càng nhiều vào các diễn đàn đa phương khu vực
và quốc tế. Năm 1996, nhận thức rõ vai trò quan trọng của Liên đoàn các Tổ chức Phụ nữ
ASEAN (ACWO), Hội đã gia nhập Liên đoàn tại Philippines. Chỉ sau một năm gia nhập
ACWO, tháng 5/1997 Hội LHPNVN đã tổ chức thành công hội thảo Phụ nữ ASEAN tại
Hà Nội với chủ đề “Sự tham gia của Phụ nữ trong quản lý”.

Năm 1998, cùng với sự gia nhập của Việt Nam vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC), lần đầu tiên Hội LHPNVN tham dự cuộc họp lần thứ 3
Mạng lưới Các nhà lãnh đạo nữ APEC (WLN).
Đến nay Hội đã có quan hệ với trên 300 tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ từ hơn
60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.Hoạt động đối ngoại của Hội LHPNVN đã thực sự
gắn với phong trào phụ nữ Việt Nam cũng như phong trào phụ nữ trong khu vực và quốc
tế. Kết quả đạt được trong công tác đối ngoại của Hội LHPNVN thời kỳ qua đã giúp tăng
cường sự hiểu biết giữa phụ nữ Việt Nam với phụ nữ các nước, góp phần quan trọng cho
công tác ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Câu 7:Việt Nam đã tham gia Ban lãnh đạo các tổ chức phụ nữ khu vực và phụ
nữ quốc tế trong những nhiệm kì:

Bà Hà Thị Quế, lúc đó là Chủ tịch Hội LHPNVN, được bầu là Phó Chủ tịch Liên
đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế năm 1975 -1976. Tiếp đó, bà Nguyễn Thị Định, Chủ tịch
Hội LHPNVN, được bầu là Phó Chủ tịch Liên đoàn năm 1976-1991.

Ngoài ra cho đến nay, Hội LHPNVN đã đều đặn tham dự các cuộc họp thường niên
Ban lãnh đạo Liên đoàn các Tổ chức Phụ nữ ASEAN (ACWO), các Đại Hội đồng
ACWO được tổ chức 2 năm/lần theo cơ chế luân phiên tại các nước thành viên. Hội đã
lần lượt giữ các chức vụ: Giám đốc, Thủ quỹ, Tổng thư ký, Phó Chủ tịch và hiện, Hội
LHPNVN đang giữ chức Chủ tịch ACWO nhiệm kỳ 2008-2010.

Theo cơ chế luân phiên của Mạng lưới Các nhà lãnh đạo nữ APEC (WLN), năm
2006, Hội LHPNVN đảm nhiệm chức Chủ tịch mạng lưới và đã tổ chức thành công Cuộc
họp WLN lần thứ 11 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng
động: Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nữ vì sự phát triển bền vững và
thịnh vượng”.

Câu 8: Những hiểu biết cơ bản về Luật Chăm sóc và giáo dục trẻ em:

Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các
quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em có hiệu lực từ ngày
2/9/1990 thì trước đó nửa năm, ngày 20/2, Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và là
nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước nói trên.

Ngày 15/6/2004, Quốc hội nước CHXHCN VN cũng đã thông qua Luật về bảo vệ
chăm sóc và giáo dục trẻ em với 5 chương, 60 điều, qui định rất rõ, chi tiết về trách
nhiệm của gia đình, chính quyền, xã hội đối với việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em,
trong đó bao gồm “trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”.

Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì:

Trẻ em có những quyền cơ bản sau:

- Được khai sinh và có quốc tịch. (Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004);
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004);

- Quyền sống chung với cha mẹ (Điều 13 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004);
- Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự (Điều 14
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004);
- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004);
- Quyền được học tập (Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);
- Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch
(Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);
- Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 2004);
- Quyền có tài sản (Điều 19 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);
- Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội (Điều 20
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004);
- Được bảo vệ để khỏi bị bóc lột trong công việc;
- Được nhận làm con nuôi…

Những hiểu biết cơ bản về Luật Bình đẳng giới:


Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Đây là văn bản quy
phạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định tập trung, đầy đủ nhất về nội dung
bình đẳng giới.
Với 6 chương và 44 điều, Luật Bình đẳng giới đã thể chế hoá chủ trương, chính
sách của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước ta về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ,
đồng thời nội luật hoá tinh thần của Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
với phụ nữ (Công ước CEDAW) vào từng điều khoản của Luật. Đặc biệt, lần đầu tiên các
khái niệm như giới, bình đẳng giới, định kiến giới, lồng ghép vấn đề bình đẳng giới ...đã
được giải thích rõ trong Luật.
Luật quy định cụ thể, chi tiết nội dung bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội và gia đình; các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới; thanh tra,
giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Theo quy định của Luật Bình đẳng giới, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về
bình đẳng giới và phân công một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì chịu trách nhiệm
trước Chính phủ về nội dung này.Luật Bình đẳng giới có hiệu lực từ ngày 1/7/2007.
Luật Bình đẳng giới đã quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới bao gồm:
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình ;
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới;
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới;
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật;
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Bên cạnh đó, Luật cũng xác định rõ ràng các hành vi bị nghiêm cấm là :
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Theo tôi, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cùa phụ nữ và trẻ em Việt
Nam, chúng ta cần:

1. Ban hành các luật pháp cần thiết để phát triển hệ thống giáo dục, đáp ứng nhu cầu
nguồn nhân lực trong những năm tới, tăng cường đầu tư nguồn lực cho giáo dục.

2. Có các biện pháp cần thiết để khuyến khích trẻ em và phụ nữ tham gia giáo dục, đào
tạo nhằm nâng cao trình độ, có đủ khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị để có
tiếng nói bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Bên cạnh đó, cần trao cho phụ nữ nhiều quyền chính
trị hơn, tăng tỷ lệ nữ và lãnh đạo nữ trong QH, Chính phủ, các cấp chính quyền. Cần tạo
cơ sở pháp lý để phụ nữ thật sự có quyền, phát huy được quyền của mình trong xã hội;
đồng thời bảo đảm bình đẳng giới, phòng, chống các tệ nạn xã hội để bảo vệ phụ nữ và
trẻ em, giúp phụ nữ vượt qua những khó khăn.

3. Ban hành pháp luật cần thiết, đầu tư nguồn lực để thực hiện các biện pháp bảo vệ phụ
nữ, trẻ em trước tình trạng bạo hành trong gia đình cũng như buôn bán phụ nữ và trẻ em
đang diễn ra ở nhiều nơi. Để việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phát huy hiệu quả
cao hơn, hạn chế nạn bạo hành, ngược đãi phụ nữ và trẻ em, thiết nghĩ rằng vấn đề cốt lõi
là phải nâng cao nhận thức của cộng đồng. Muốn vậy công tác tuyên truyền giáo dục luật
pháp cần được các cơ quan chức năng, đoàn thể chú trọng hơn nữa.

4. Tại các nước đang phát triển cần quan tâm bảo vệ quyền lợi cơ bản của những người
dân di cư đến đô thị (quyền học tập, chăm sóc sức khoẻ...). Đây là một trong những
nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế và công nghiệp hoá của các quốc gia này.

5. Ban hành và giám sát thực thi pháp luật cần thiết để bảo vệ quyền trẻ em, phụ nữ bị
nhiễm HIV, trẻ em mồ côi do bố mẹ chết vì AIDS. Theo thống kê, hiện trên thế giới có
khoảng 2,5 triệu trẻ em bị nhiễm HIV, 15 triệu trẻ em bị mồ côi vì bố mẹ chết vì AIDS,
90% phụ nữ nhiễm HIV không được điều trị bằng thuốc kháng virus đặc hiệu, 85% trẻ
em nhiễm HIV không được điều trị thuốc ARV.

6. Triển khai các biện pháp kinh tế xã hội cần thiết để giảm dần, tiến tới xoá bỏ tình trạng
bất bình đẳng giới, đặc biệt loại bỏ tình trạng nạo hút thai lựa chọn giới tính. Khẳng định
vai trò quan trọng của phụ nữ trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; đề nghị phải
có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nữ khởi nghiệp, giúp
phụ nữ phát huy vai trò lãnh đạo trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và làm chủ kinh tế
gia đình.

Câu 9: Sự thành lập Ban công tác phụ nữ Quân đội và quá trình phát triển qua các kì
đại hội:

Tại Đại hội, ngày 7/5/1992, được sự ủy nhiệm của Tổng cục Chính trị, đồng chí Đại tá
Nguyễn Ngọc Cận, Ủy viên Ban Thu kí Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng
Ban Công Đoàn Quốc phòng đã đọc Quyết định số 135/QĐ-CT của Tổng cục Chính trị
về việc thành lập Ban công tác Phụ nữ Quân đội.
Từ ngày 6-7/5/192, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quân lần thứ nhất đã long trọng diễn
ra tại Thủ Đô Hà Nội.

182 đại biểu đại diện cho gần 5 vạn nữ quân nhân, nữ công nhân viên chức quốc phòng
trong toàn quân đã về dự Đại hội. Tại Đại hội, ngày 7/5/1992, được sự ủy nhiệm của
Tổng cục Chính trị, đồng chí Đại tá Nguyễn Ngọc Cận, Ủy viên Ban Thu kí Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng Ban Công Đoàn Quốc phòng đã đọc Quyết định số
135/QĐ-CT của Tổng cục Chính trị về việc thành lập Ban công tác Phụ nữ Quân đội.

Các đồng chí có tên sau đây được chỉ định vào Ban Công Tác Phụ nữ Quân đội:

o Vũ Thị Hồng, trung tá, Cục Xuất bản- TCCT: Trưởng Ban.
o Nguyễn Thị Kim Giao, chuyên viên Phòng Công Tác Phụ nữ -Ban Công đoàn
Quốc phòng : Phó trưởng Ban.
o Ngô Thị Tâm, chuyên viên, Trưởng ban Công Đoàn Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng-kinh tế: Phó trưởng Ban.
o Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Xí nghiệp May 20- Tổng cục Hậu cần: Ủy
viên.
o Đinh Thị Vấn, thiếu tá, phó Phòng Giáo dục mầm non, Ban Công đoàn Quốc
phòng:Ủy viên.
o Trương Thị Chức, trung tá, Chủ nhiệm khoa, Trưởng ban nữ công Học viện Quân
y: Ủy viên.
o Đoàn Thị Thu, phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng ban nữ công xí nghiệp Liên hợp
Ba Son: Ủy viên.

Đại hội đã tiến hành bầu đoàn đại biểu đại diện cho phụ nữ quân đội đi dự Đại hội
phụ nữ toàn quốc lần thứ VII.

Từ ngày 27-29/3/1997, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quân lần thứ hai đã long trọng
diễn ra tại Thủ Đô Hà Nội.

Về dự Đại hội có 265 đại biểu đại diện cho gần 6 vạn nữ quân nhân, nữ công nhân viên
chức quốc phòng trong toàn quận.

Đại hội vinh dự được đón đồng chí Trương Mỹ Hoa, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các đồng chí đại biểu các ban của Trung ương Hội
LHPNVN, Đại biểu Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Văn phòng TƯ Đảng, ủy ban
vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam, Vụ giáo dục mầm non- Bộ giáo dục và đào tạo… đến
dự đại hội .

Đại hội còn vinh dự được đón Đại Tướng Đoàn Khuê, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư
Đảng ủy quân sự TƯ Bộ Trưởng Bộ quốc phòng và các đồng chí trong thường vụ Đảng
ủy quân sự TƯ.

Từ ngày 4-5/12/2001, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quân lần thứ ba long trọng diễn ra
tại Thủ Đô Hà Nội.
Về dự đại hội có 311 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 7 vạn cán bộ, hội viên phụ nữ và
hơn 1000 hội phụ nữ cơ sở trong toàn quân. Đại hội vinh dự được đón Ủy viên bộ Chính
trị , Phó Bí thư Đảng ủy quân sự TƯ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Đồng chí Hà Thị Khiết,
Ủy viên TƯ đảng Chủ tịch Hội LHPNVN, Chủ tịch ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ
nữ Việt Nam.
. Ñaïi hoäi ñaïi bieåu phuï nöõ Quaân ñoäi laàn thöù tư (Nhieäm
kyø2007 - 2011).
- Thôøi gian: Töø ngaøy 12-14/12/2006
- Ñòa ñieåm: Taïi Thuû ñoâ Haø Noäi
- Thaønh phaàn: 359 ñaïi bieåu öu tuù thay maët cho hôn 8 baïn
phuï nöõ quaân ñoäi ñang coâng taùc treân moïi mieàn ñaát nöôùc ñaõ
veà döï Ñaïi hoäi ( trong ñoù coù 349 ñaïi bieåu ñöôïc baàu töø Ñaïi
hoäi cuûa 47 ñôn vò ñaàu moái tröïc thuoäc Boä Quoác phoøng, 10 ñaïi
bieåu do Toång Cuïc Chính trò chæ ñònh).
- Ñaïi hoäi vui möøng ñöôïc ñoùn caùc ñoàng chí laõnh ñaïo cuûa
Ñaûng uûy Quaân söï Trung öông, Boä Quoác phoøng, Toång cuïc
Chính trò; Ñoaøn Chuû tòch Trung öông Hoäi LHPN Vieät Nam; Trung
öông Ñoaøn TNCS Hoà Chí Minh; Ñaïi bieåu nöõ Anh huøng LLVT Nhaân
daân; caùc Baø meï Vieät Nam Anh huøng; laõnh ñaïo, chæ huy caùc
cô quan, ban, ngaønh cuûa Trung öông vaø caùc ñôn vò trong toaøn
quaân tôùi döï Ñaïi hoäi.
+ Ñoàng chí Thöôïng töôùng Phuøng Quang Thanh - UÛy vieân
Boä Chính trò, Phoù Bí thö Ñaûng uûy quaân söï trung öông, Boä
Tröôûng Boä Quoác phoøng; ñoàng chí Thöôïng töôùng Leâ Vaên
Duõng, Bí thö trung öông Ñaûng, uûy vieân Thöôøng vuï Ñaûng uûy
Quaân söï trung öông, Chuû nhieäm Toång cuïc Chính trò.

+ Ñoàng chí Nguyeãn Thò Thanh Hoøa - UÛy vieân trung öông
Ñaûng, Phoù Chuû tòch Hoäi LHPN Vieät Nam.

Câu 10: Một kỉ niệm sâu sắc khi tham gia công tác Hội:

Bản thân là một Hội viên lâu năm của Hội PNCS Nhà máy X51, tôi đã từng tham gia rất
nhiều phong trào và công tác do Hội tổ chức. Hoạt động nào cũng để lại cho tôi những
cảm xúc khác nhau, tuy nhiên, một kỉ niệm được xem là sâu sắc nhất khi tham gia công
tác Hội đối với tôi chính là lần cùng chị em Nhà máy ta đi tham quan khu di tích Địa Đạo
Củ Chi. Bất cứ ai trong chúng ta, dù có sinh ra trong khi đất nước chưa hoàn toàn thống
nhất thì cũng không thể cảm nhận được thật sự đầy đủ những khó khăn, gian khổ mà ông
bà ta đã từng trải qua khi chiến đấu chống quân xâm luợc. Chính lần tham quan này đã
giúp tôi và các chị em “thấm” hơn câu nói của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự
do” …

Nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km, địa đạo Củ Chi đưa chúng tôi trở về với
những tháng năm gian khổ nhưng hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Dù đã nghe nhiều về
địa đạo nhưng khi đến tận nơi, tôi mới thấy hết sự anh dũng, mưu trí của những con
người thầm lặng đã viết nên trang sử oai hùng trên quê hương đất thép thành đồng.
Chúng tôi đã được khám phá từng hệ thống địa đạo. Thật thú vị khi quan sát hầm tư lệnh,
trạm xá, phòng phẫu thuật, phòng nghỉ, giếng nước… Tất cả đều nằm sâu trong lòng đất.
Tôi càng khâm phục sức sáng tạo của quân và dân ta khi nhìn thấy bếp Hoàng Cầm được
thiết kế khoa học để khói được lọc qua nhiều lớp, cuối cùng thoát ra ngoài chỉ còn là làn
sương mờ ảo khiến máy bay địch từ trên cao không thể phát hiện được. Cũng tại nhà ăn
trong lòng đất, tôi đã được thưởng thức món cơm nắm và khoai mì- hai món ăn chính mà
bộ đội và dân ta dùng lót dạ để có sức đánh giặc.

Sau khi khám phá địa đạo, chúng tôi đã đến đền thăm Bến Dược, ngắm cổng tam quan,
nhà văn bia ghi danh những chiến sĩ đã hy sinh, tháp chín tầng và ngôi điện chính với
kiến trúc truyền thống. Tại đây, chúng tôi đã tự tay thắp lên những nén hương tưởng nhớ
những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.

Rời địa đạo Củ Chi, trong long chúng tôi đã đọng lại rất nhiều cảm xúc. Đó chính là lòng
cảm phục sự thông minh, linh hoạt và sáng tạo của người dân Củ Chi khi thiết kế ra hệ
thống địa đạo và hơn thế nữa là niềm xúc động khi nghiêng mình tưởng nhớ những anh
hùng đã ngã xuống cho độc lập, tự do hôm nay... Đó là những giá trị lịch sử sẽ in đậm
trong lòng những ai đã từng một lần đến với địa đạo Củ Chi. Nhân đây tôi cũng muốn gửi
lời cám ơn đến Hội PNCS Nhà máy đã tạo điều kiện cho chị em chúng tôi có cơ hội tìm
hiểu về lịch sử hào hùng của đất nước ta.

Để công tác phụ nữ, phong trào phụ nữ Quân đội ngày càng phát triển và đạt hiệu quả
thiết thực, chúng ta nên giúp chị em tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, phát huy đoàn kết, khắc phục khó khăn, giữ vững phẩm chất
truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ quân đội. Duy trì sinh hoạt thường
xuyên để quán triệt, triển khai nhiệm vụ của cấp mình. Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn
như Quốc tế phụ nữ 8/3, 20/10, Hội nen chức cho chị em giao lưu với các Hội phụ nữ bạn
để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm hoạt động Hội, tạo sự hiểu biết, gắn bó đoàn kết. Tuyên
truyền cho cán bộ hội viên về sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, phòng chống tệ nạn xã hội,...

Vous aimerez peut-être aussi