Vous êtes sur la page 1sur 4

1

“Các con hãy thương yêu


người thân cận như chính mình vậy!”
Tháng Mười 2010

Bản Dịch: Thảo Nguyên

Những lời này cũng tìm thấy trong Thánh Kinh Hy Bá Lai (Lv 19:18). Chúa
Giêsu trả lời cho một câu hỏi hóc búa qua việc đ ặt mình vào bối cảnh truyền
thống của đạo sĩ và tiên tri trọng đại, tức là tìm đến nguy ên lý thống nhất của
kinh Torah, có nghĩa là lời giáo huấn của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Đạo sĩ
Hillel có lần nói rằng: “Điều mà các bạn ghét bỏ thì đừng nên làm cho người
láng thân cận. Đó là tất cả giáo huấn trong Torah. Cò n các chi tiết khác chỉ là
những lời diễn nghĩa mà thôi.”

Đối với các bậc thày dậy trong Do Thái giáo, tình thương yêu người thân cận
phát xuất t ừ lòng yêu mến Thiên Chúa là Đấng đ ã tạo dựng nên con người
giống như hình ảnh của Ngài. Chính vì vậy, không thể yêu mến Thiên Chúa mà
lại không yêu thương người thân cận được: đây là động lực thật sự để yêu
thương người thân cận, và chính là “nguyên lý cao trọng phổ quát trong lề luật”
Chúa Giêsu đã nhắc lại qui tắc nà y và thêm rằng giới răn thương yêu thân cận
giống như giới luật thứ nhất và cao trọng nhất, tức là hãy yêu mến Thiên Chúa
hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn. Khi minh xác hai giới răn giống nhau như vậy,
Chúa Giêsu có ý liên kết cả hai lại với nhau như các truyền thống Kitô giáo
thường giảng dậy. Thánh Gioan Tông Đồ đã nói một cách rõ rang rằng: “Bất cứ
ai không thương yêu anh chị em mình là những người mình có thể nhìn thấy
được, thì không thể yêu mến Thiên Chúa là Đấng mình không nhìn thấy được”
(1 Jn 4:20).

“Các con hãy thương yêu


người thân cận như chính mình vậy!”

Người thân cận của chúng ta – như toàn bộ Tin Mừng minh xác – là bấ t cứ
người nào, nam cũng như nữ, bạn cũng như thù. Yêu người thân cận là yêu mọi
người và từng cá nhân mỗi người. Tình thương yêu này bao trùm cả nhân loại,
và được diễn tả cụ thể là người gần gũi với chúng ta. Liệu chúng ta có thể có
được một trái tim rộng lớn như thế hay chăng? Là sao chúng ta có thể có được
lòng nhân ái đến độ coi một người sống xa lắc xa lơ như người thân cận của
chúng ta? Làm cách nào chúng ta có thể thắng vượt được thái độ quá coi trọng
cái tôi của mình để có thể nhìn nhận ra “cá i tôi” nơi tha nhân. Ph
ải nhờ đến
hồng ân của Chúa. Chúng ta tin vào hồng ân này “bởi vì tình thương yêu của

2
Chúa đổ tràn xuống tâm hồn chúng ta qua Chúa Thánh Thần là Đấng được
Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta (Rom 5:5). Chính vì thế, đây không phải là
tình thương yêu ầt m thường, hay một tình bạn đơn giản, hoặc một tình yêu
mang sắc thái nhân bản, mà là tình thương yêu chân chính đổ tràn vào tâm hồn
chúng ta khi lãnh nhận bí tích rửa tội: tình thương yêu của chính Thiên Chúa,
của Ba Ngôi cực thánh.

Như vậy tình yêu là tất cả, có điều để thương yêu sao cho cao thượng chính
đáng, chúng ta cần phải hiểu biết một vài ưu điểm của tình thương yêu phát xuất
từ Tin Mừng nói riêng và từ Kinh Thánh nói chung. Chúng ta đều biết rằng các
ưu điểm ấy được tóm gọn trong một ít điều căn bản.

Trước hết, Chúa Giêsu là Đấng đã chết cho mọi người. Ngài thương yêu mọi
người. Ngài dậy chúng ta rằng tình thương yêu chân chính đều dẫn chúng ta đến
việc thương yêu mọi người. Không giống như tình thương yêu thuần túy nhân
bản mà chúng ta có sẵn trong tâm hồn thường chỉ hướng một cách giới hạn tới
thân bằng quyến thuộc, tới bạn thân cùng một số ít người khác, tình thương yêu
mà Chúa Giêsu muốn thì không có sắc thái kỳ thị nào cả, cũng không đặt vấn đề
người thân cận mình tử tế hay không tử tế, đẹp hay không đẹp mấy, người lớn
hay hay còn là trẻ con, người đồng hương hay người nước ngoài , người có chức
bậc trong Giáo Hội hay không, người đồng đạo hay khác đạo. Tình thương yêu
chân chính phải hướng tới từng người thuộc mọi lớp người. Chúng ta phải
thương yêu đồng đều như nhau: tức là yêu thương mọi người.

Ưu điểm thứ hai của tình thương yêu chân chính là chúng ta cần phải là người
đi trước trong tình thương yêu này, không chờ tha nhân thương yêu chúng ta
trước. Như thế chẳng qua chúng ta thương yêu tha nhân chỉ vì tha nhân đã yêu
thương chúng ta. Đúng ra, tình thương yêu chân chính cần khởi sự trước, như
Chúa Cha là Đấng yêu thương mọi người trước. Tất cả mọi người chúng ta còn
là những người tội lỗi, nên chúng ta không phải là người đang thương yêu, do
đó Chúa Cha đã sai Chúa Con đến để cứu rỗi chúng ta.

Xét theo như vậy, chúng ta phải yêu thương mọi người và phải là người khởi sự
thương yêu trước. Một ưu điểm khác của tình thương yêu chân chính là biết cảm
nhận ra Chúa Giêsu hiện diện trong mọi người thân cận: “như thế là các con đã
làm cho chính Thày” (Mt 25:40), đó là lời Chúa Giêsu nói với chúng ta trong
ngày phán xét. Thế nên phải áp dụng để không những thương yêu người tốt mà
chúng ta thường yêu thương, mà còn thương yêu cả người xấu nữa dù rằng đây
là một điều không máy thoải mái. Tình thương yêu chân chính hướng dẫn chúng
ta biết thương yêu cả bạn lẫn thù: làm điều tốt đẹp cho bạn cũng như thù, cầu
nguyện cho cả bạn lẫn thù. Chúa Giêsu muốn tình thương yêu mà Ngài mang
đến thế gian phải trở thành tình thương yêu có tính cách hỗ tương: người này
phải yêu thương người khác và ngược lại cũng vậy để cùng nhau tiến tới việc
hiệp nhất.

3
Các ưu điểm của tình thương yêu chân chính này đã giúp chúng ta hiểu và sống
Lời Chúa trong tháng này.

“Các con hãy thương yêu


người thân cận như chính mình vậy!”

Quả đúng như vậy, tình thương yêu chân chính hướng dẫn chúng ta biết thương
yêu tha nhân như chính bản thân mình. Điều này cần phải thực hiện thành chi
tiết cụ thể. Chúng ta thực sự phải biết nhận ra cái bản ngã khác nơi tha nhân và
làm những gì mà chúng ta muốn người khác làm cho chúng ta. Tình thương yêu
chân chính hướng dẫn chúng ta biết đau khổ với những người đang có những
nỗi khổ đau, mừng vui với những người đang vui mừng, chia sẻ những gánh
nặng của người khác. Như thánh Phaolô nói, tình thương yêu chân chính dẫn
đưa chúng ta kết hợp nên một với người mà chúng ta thương yêu. Như thế, đây
là tình thương yêu không những bao gồm những lời hay ý đẹp mà bao gồm cả
những việc làm cụ thể tốt đẹp nữa.
Những người thuộc các tín ngưỡng khác cũng đồng quan điểm này qua việc
sống theo Luật Vàng của họ. Luật này mời gọi chúng ta hãy làm cho người khác
những gì mà mình muốn người khác làm cho mình. Thánh Gandhi có cắt nghĩa
ý tưởng này cách đơn giản rằng: “Tôi không thể làm cho người khác đau lòng
mà chính lòng tôi lại không đau đớn”

Thế nên, tháng này có thể là một cơ hội tốt để tập trung vào tình thương yêu đối
với người thân cận. Người thân cận của chúng ta co nhiều khuôn mặt khác
nhau: người hàng xóm kề sát nhà mình, bạn học, người bạn của thân nhân mình.
Thế nhưng cũng có những bộ mặt của nhân loại thống khổ mà màn ảnh TV
mang đến cho chúng ta từ những thành phố đổ nát xa xôi, hay những thiên tai tệ
hại. Có thời chúng ta không biết gì đến những người láng giềng xa xôi hằng bao
nhiều cây số ấy. Thế nhưng bây giờ họ cũng trở thành người thân cận với chúng
ta.
Tình thương yêu sẽ gợi ý điều mà chúng ta nên làm cụ thể trong từng cảnh ngộ,
rồi từ từ sẽ mở rộng tâm hồn chúng ta tiến đến trái tim đầy tình thương của
Chúa Giêsu.

Chiara Lubich

Vous aimerez peut-être aussi