Vous êtes sur la page 1sur 4

Nhắc đến những bài thơ viết về mùa thu Việt Nam , người ta không

thể không nhắc đến chùm ba bài thơ thu của “tam nguyên Yên Đổ “Nguyến
Khuyến mà Thu điếu là bài thơ‘‘điển hình hơn cả”.Bài thơ để lại ấn tượng cho
người đọc không chỉ bởi vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đặc trưng xứ Bắc :buồn
mà đẹp mà còn bởi cả một hệ thống thi pháp trung đại rất đậm đà mà thật tài
tình.Cùng với Thu điếu và chùm thơ thu , Nguyến Khuyến xứng đáng được coi là
“nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu)
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo ,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Trong mảng đề tài tâm sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay thời cuộc
của nhà thơ-thực dân Pháp xâm lược đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến
động rất ,mạnh mẽ ,dưới con mắt của các nhà Nho , đó chủ yếu là những chuẩn
mực đạo đức phong kiến .Giống như bao nhà nho khác, Nguyễn Khuyến cảm thấy
vô cùng đau xót trước hiện thực phũ phàng ấy.Và ông đã viết rất nhiều bài thơ thể
hiện nỗi niềm u hoài của mình về vận mệnh dân tộc.Sáng tác của Nguyễn Khuyến
không chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo của ông mà còn là sự khắc họa một
cách chân thực bức chân dung tinh thần của nhà thơ : một con người có lòng căm
thù sâu sắc bọn cướp nước và bọn bán nước , có lòng yêu nước và yêu thương con
người nồng nàn với biết bao băn khoăn, trăn trở của một nhân cách , tấm lòng
thanh cao .Thu điếu là một bài thơ như vậy .Bài thơ thiên về gợi .Không chỉ bức
tranh thiên nhiên từ điểm gợi ra mà từ bức tranh ấy , hình ảnh thi nhân cũng hiện
ra một cách thật cụ thể, chân thực và sinh động.Tuy phải đến hai câu thơ cuối
cùng:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Hình ảnh nhà thơ mới được miêu tả trực tiếp nhưng người ta đã bắt gặp bóng hình
của ông thấp thoáng hiện hữu trước đó .Đó là không chỉ là ánh mắt chăm chú dõi
theo mọi chuyển động tế vi của thiên nhiên , sự sống từ đầu đến cuối bài thơ mà
còn là hình ảnh của một thi nhân trầm ngâm,tư lự.Người ngồi trên thuyền trầm
ngâm tĩnh lặng đến mức chiếc thuyền không một chút chuyển động .Đến đây
,Nguyễn Khuyến đã bộc lộ hình ảnh của một con người “đa ưu” đang có rất nhiều
tâm trạng .Dường như có gì đó tương đồng giữa cảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa
vèo”của nhà thơ với tâm trạng của Tản Đà trước sự biến ảo, đổi thay rối ren của
thời thế trong câu thơ “Vèo trông lá rụng ngoài sân”.Có gì như buồn , như nuối
tiếc…Phải chăng , cái “lơ lửng”,”quanh co “,”vắng teo”….cũng chính là tâm trạng
cô quạnh . đơn côi của nhà thơ, là nỗi niềm tâm trạng thời thế được gởi kín đáo ,
sâu xa, tâm sự thầm kín của một người luôn nặng trĩu suy tư về quê hương đất
nước và trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước mình ?Là một trí
thức yêu nước ông không thể làm ngơ trước cảnh:
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
Có thể nói ,Nguyễn Khuyến đã nén cả một nhân cách lớn, một hồn thơ lớn, một
nỗi đau lớn vào tiếng cuốc kêu nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can
người đọc hôm nay:
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Ăm ắp trong bài thơ không chỉ là hình ảnh một nhà nho đa ưu với biết bao nỗi
niềm tâm trạng thời thế mà hơn hết đọc Thu điếu,qua ngoài bút tinh tế của Nguyễn
Khuyến , bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên buồn nhưng cũng thật đẹp.Buồn,
đó là khí thu đặc trưng nhưng đó cũng là bởi người ngoạn cảnh cũng đang mang
rất nhiều tâm trạng .Bài thơ cho ta cảm nhận về một tâm hồn nhạy cảm yêu thiên
nhiên đất nước.Sự gắn bó và tình yêu thương triều mến đặc biệt với vùng đồng
bằng chiên trũng , với những chiếc thuyền câu, với lá vàng , ngõ trúc quanh co…
đã giúp cho nhà thơ có được những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên cũng như dành
cho nó những tình cảm ưu ái đặc biệt.
Tư duy nghệ thuật thời trung đại nhiều khi theo kiểu mẫu nghệ thuật
có sẵn đã thành công thức:bút pháp nghệ thuật thiên về ước lệ , tượng trưng.Mùa
thu là một đề tài có sức ám ảnh lòng người đặc biệt là các nhà thơ xưa , với Lưu
Trọng Lư mùa thu gắn với con nai vàng ngơ gác trong rừng già xào xạc lá vàng :
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô?
Tuy nhiên , các tác giả tài năng, lỗi lạc thường một mặt vẫn tuân thủ theo tính quy
phạm, mặt khác , họ cũng lại chủ động phá vỡ tính quy phạm, thể hiện những sang
tạo mang đậm dấu ấn cá nhân mà Nguyễn Khuyến là một ví dụ rất điển hình qua
bài thơ Thu điếu .Trong Thu điếu , ta bắt gặp một chủ đề quen thuộc vẫn thường
gặp trong dân gian, trong cuộc sống bình dị của người dân lao động : hình ảnh ngư
ông, thuyền câu, ao nước .Đó cũng là những hình ảnh rất đặc trưng cuả vùng đồng
bằng chiêm trũng .Tính quy phạm trong bài thơ thể hiện rõ nhất trong việc sử dụng
các chất liệu quen thuộc của thi ca trung đại.Đó là những hình ảnh như trời thu
xanh, nước thu trong, lá thu vàng hay hình ảnh con người trầm ngâm , tư lự .Tuy
nhiên , bài thơ cũng thể hiện sự sáng tạo ở những hình ảnh thơ.Cảnh thu trong bài
mang những nét riêng của mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.Đó là chiếc ao làng
sóng hơi gợn,nước trong veo lạnh lẽo.là lá thu vàng rơi rụng mang theo biết bao
tâm sự thời thế.Là lối vào ngõ trúc quanh co….Đó không phải những lá ngô
đồng ,những hạt móc sa hay những lá phong nhuộm đỏ rừng chiều…..Mặt khác ,
việc sử dụng rất sang tạo vần “eo” gợi cảm giác không gian ngoại cảnh như đang
bị thu hẹp , khép kín dần .Xuân Diệu khi viết về bài thơ đã dành cho nó rất nhiều
sự ngợi ca .Ông gọi đó là bài thơ “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh
Việt Nam”.Và quả thực ,Nguyễn Khuyến đã viết nên bài thơ thu trong chùm thơ
đậm chất dân dã, rất hay mà cũng rất riêng .
Nếu như trước đó , đọc thơ Nguyễn Khuyến người ta đã bắt gặp cách
gieo vần độc đáo trong tiếng quyên gọi hè”quang quang quác”, chim cú gáy”tẻ tè
te”(Về hay ở) hay ”le te”, “lập lờe”(Thu ẩm) thì đến Thu điếu , vẫn là cách gieo
vần “tử vận”rất sở trường và tài tình ấy của tác giả .Xưa nay, trong thi ca , vần”tử
vần” vẫn được coi là những vần oái oăm, khó làm thì Nguyễn Khuyến lại biến
chúng thành “sinh vận”-vần sống động , tài sản của riêng mình , sử dụng chúng
một cách điêu luyện làm nên một “bộ từ điển”mới về từ ngữ của riêng ông.Đây
không chỉ đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội
dung .Bài thơ chủ yếu gieo vần “eo”.Cách gieo vần ấy góp phần diễn tả một không
gian vắng lặng , thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của cá
nhân.Những tính từ gieo vần “eo” thể hiện mực ý nghĩa vượt quá độ chuẩn: nước
không chỉ trong mà là”trong veo”, thuyền không “bé” mà “bé tẻo teo”, chiếc lá
đưa vèo thể hiện sự rơi nhưng lại như không có cảm giác rơi rụng , bởi vì cái
thoáng chốc ấy quá nhanh, quá đột ngột , dường như không thể và cũng không
muốn phá vỡ cái tĩnh lặng đang có ấy của mùa thu.Các hình ảnh sự vật xuất hiện
một cách độc lập với nhau nhưng đều thấm đượm chung một màu sắc nghệ thuật
và cùng chuyển tải một nội dung cảm xúc .Chính vần “eo” đã đưa chúng về cùng
một vẻ đẹp hài hòa, xứng hợp.Người đi câu nhưng cốt không để ở việc câu cá mà
là để hưởng sự thanh tịnh, yên bình của nội tâm.Vậy nhưng, chỉ một tiếng cá “đớp
động dưới chân bèo”nhẹ thôi nhưng cũng đủ xóa tan không khí tĩnh lặng, đưa nhà
thơ về với thực tại.Câu cá như để truy cầu một không gian sống trong sạch của
một tâm hồn thanh cao.Các từ láy sử dụng trong bài thơ góp phần tạo nên ấn tượng
nhẹ nhàng , chậm chạp , yên tĩnh, vắng vẻ của cảnh thu: “lạnh lẽo”,”tẻo teo”,”lơ
lửng”,”quanh co”.Và có vẻ như , với tài năng sử dụng ngôn ngữ của mình, Nguyễn
Khuyến đã thể hiện được rất thành công cả hai điều ấy .Thu điếu là một bài thơ tả
cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến bằng những hình ảnh không cách điệu ,
không ước lệ nhưng rất gần gũi , thân quen.Cảnh sắc mùa thu quê hương được
miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt khác nhau, những nét vẽ xa gần , tinh tế
và gợi cảm.Bài thơ dựng lên bức tranh thiên nhiên đặc trưng của vùng đồng bằng
Bắc Bộ với nhiều nét thanh bình , những ấn tượng về một mùa thu đẹp nhưng vẫn
chất chứa nỗi buồn.Nguyễn Khuyến đã rất tài tình trong việc vận dụng từ
ngữ”lạnh lẽo, trong veo,bé tẻo teo”để gợi tả đường nét,dáng hình , màu sắc cảnh
vật, sắc nước mùa thu, âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về .Âm thanh
của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo –đó
là tiếng thu rất dân dã, quen thuộc của đồng quê đã khơi gọi trong lòng chúng ta
biết bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.Phải chăng vì vậy mà khi nhận xét
về Thu điếu , thi sĩ Xuân Diệu đã viết :”Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu
xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu
xanh vàng đâm ngang qua chiếc lá thu rơi....”.
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Những sắc điệu màu xanh không hề giống nhau tầng tầng lớp lớp, cao thấp, xa gần
vô tận.Không có cái nhìn tinh tế làm sao phân biệt được chúng.Tinh tế ở chỗ:nó
không đơn thuần là cảm nhận thi giác mà đây là mối liên tưởng đa chiều.Chúng
khơi gợi lẫn nhau như một thứ hòa âm hết sức tự nhiên của đất trời.Hơn thế nữa ,
bao trùm trong bài thơ là cái ngưng đọng tù túng, quẩn quanh của chiếc ao
đời.Nhưng mặc dù thế , cái lặng lẽ ấy không phải không có khía cạnh nên thơ.Cái
nên thơ ấy được tạo ra bằng nhạc tính.Lấy “động”mà tả “tĩnh”, đó là thi pháp rất
điển hình của thơ ca trung đại được nhà thơ vận dụng một cách hết sức tinh vi :
Sóng biếc theo làn hơi gợi tí ,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Trạng thái vô ngôn ấy còn được thể hiện mọi lúc mọi nơi.Nó bàng bạc khắp bầu
trời mặt đất .Có cái lặng trong cái lạnh, cái trong.Có cái lặng từ chiếc thuyền câu
và người câu cá đang ngồi yên bất động .Có cái lặng của”ngõ trúc quanh co”.Chỉ
đến khi nghe tiếng cá đớp động dưới chân bèo, nhà thơ mới giật mình ngơ
ngác.Đây quả thực là cái tĩnh lặng có chiều sâu, chiều sâu của thời gian và cả
chiều sâu của lòng người mà thi nhân nắm bắt.Những hình ảnh , ngôn từ giản dị
mà đầy sức gợi đó không chỉ minh chứng cho tài năng nghệ thuật của Nguyến
Khuyến mà còn góp phần làm nên một bức tranh mùa thu man mác buồn nhưng
rất đẹp, rất riêng.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường Luật-là thể thơ rất
gò bó với niêm luật vần đối đúng phép và bố cục phải được chia làm bốn phần rõ
rệt : đề , thực , luận , kết . Cũng chính vì luật tắc quá gò bó ,khó khăn của nó mà
giới Nho sĩ Việt Nam đã bị kiềm hãm trong suốt một nghìn năm, chẳng để lại cho
hậu thế được bao nhiêu bài thơ hay so với thể thơ mới.Thế nhưng,trong Thu điếu
của Nguyễn Khuyến về bố cục, tác giả say mê "tả cảnh" suốt cả 8 câu; còn về vần
thì trong 5 chữ : "veo”, “teo”,” vèo”, “teo”, “bèo", đã có đến 2 chữ "teo" trùng
nhau vốn là điều cấm kỵ trong 1 bài thơ luật, nhưng ở đây Nguyễn Khuyến vẫn
mạnh dạn sử dụng,điều này cho thấy Nguyễn Khuyến là một nhà Nho phóng
khoáng ,có bản lĩnh trong sáng tạo. Và bài Thu Ðiếu xưa nay vẫn được nhiều
người công nhận là một trong những bài thơ tả cảnh mùa Thu hay nhất trong thơ
ca Việt Nam.
Bài thơ Thu điếu gây ấn tượng cho người đọc không chỉ những hình
ảnh đẹp về một mùa thu của làng cảnh quê hương Bắc Bộ và tâm trạng của một
nhà nho thanh bạch có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng đầy yêu thương, ý thức
trách nhiệm và sự gắn bó với quê hương, đất nước và với cuộc đời mà còn bởi cả
một hệ thống thi pháp trung đại hết sức thâm thúy, rất riêng , rất tài tình.Tất cả góp
phần làm nên phong cách Nguyễn Khuyến –“nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

Vous aimerez peut-être aussi