Vous êtes sur la page 1sur 4

Lý lịch xuất thân của Lê Lợi

Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng với Nguyễn Trãi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) lật đổ ách thống trị nhà
Minh, đưa quốc gia Đại Việt đến đỉnh cao của chế độ phong kiến.
Tằng tổ của Lê Lợi là Lê Hối, vốn người ở thôn Như Áng. Sách Đại Việt thông sử (trang 31) chép rằng: Một hôm, cụ đi chơi thấy đàn
chim lượn vòng quanh trên một khoảnh đất nơi dưới núi Lam Sơn, trông như hình một đám người tụ hội. Cụ nghĩ: “Chỗ này tất là nơi
đất lành”, bèn dời nhà đến ở đấy, rồi khai phá ruộng vườn, tự chăm lo cày cấy, được ba năm thì thành sản nghiệp, từ đấy, đời đời đều
là hùng trưởng một phương”.
Lê Hối sinh ra Lê Thinh. Lê Thinh lấy bà Nguyễn Thị Quách, sinh hạ hai người con trai, con trưởng là Lê Tòng, con thứ là Lê Khoáng.
Lê Khoáng kết hôn với bà Trịnh Thị Ngọc Thương, sinh hạ được 3 người con trai, con trưởng là Lê Học, con thứ là Lê Trừ và con út là
Lê Lợi.
Cũng sách Đại việt thông sử (trang 32) chép rằng: Vua sinh giờ tí (tức khoảng 23giờ đến 1 giờ sáng – NKT) ngày mồng 6 tháng 8 năm
Ất Sửu (1385), niên hiệu Xương Phù thứ 9 nhà Trần, tại làng Chủ Sơn, huyện Lôi Dương. Nguyên trước, xứ Du Sơn, thôn Như Áng
Hậu thuộc làng này (Chủ Sơn), có một cây quế, dưới cây quế này có con hùm xám thường xuất hiện, nhưng nó hiền lành, vẫn thường
thân cận với người mà chưa từng hại ai. Từ khi vua ra đời thì không thấy con hùm ấy đâu nữa. Người ta cho là một sự lạ! Ngày vua ra
đời thì trong nhà có hào quang đỏ chiếu sáng rực, và mùi thơm ngào ngạt khắp làng. Khi lớn lên thì thông minh, dũng lược, độ lượng
hơn người, vẻ người tươi đẹp, hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, sống mũi cao, xương mi mắt gồ lên, bả vai bên tả có 7 nốt ruồi, bước đi
như rồng, như hổ, tiếng nói vang vang như tiếng chuông. Các bậc thức giả biết ngay là một người phi thường.

Khi vua làm phụ đạo ở Khả Lam, được hồn sư ông mặc áo trắng hiển hiện chỉ cho ngôi huyệt phát “đế vương” ở động Chiêu Nghi.
Thời ấy, người phường chài ở sách Mục Sơn là Lê Thận, đêm nào cũng thấy khoảng sông Lam Xuyên có luồng ánh sáng như bó
đuốc cháy. Hơn một tháng sau, bỗng chài được một thanh sắt dài hơn một thước, hình tựa con dao cũ, đem về để trong nhà. Ngay
hôm ấy, vua đến nhà ông, thấy trong nhà tối, có một luồng ánh sáng, liền tới chỗ đó lấy thanh đao mang về. Về đến nhà, không phải
mài mà sáng (như dao mới), nhận thấy có hàng chữ triện khắc trên thân đao, biết là một thanh đao qúy. Đêm hôm sau, có trận mưa
gió, sáng ra, thấy trong vườn rau có lốt chân thần in trên lá rau, vua sai người vẽ hình vết chân ấy. Ngày hôm sau, hoàng hậu ra vườn
hái rau, đến chỗ cây cau có hình bàn chân, bỗng được một quả ấn báu, dài rộng, ngay ngắn, một quả ấn khắc mấy chữ lối triện, trên
lưng quả ấn khắc đích họ tên vua, nhận kỹ mới rõ. Vua biết là bảo vật của trời ban cho, bèn cúi đầu lạy tạ. Ngày hôm sau, bỗng được
cái chuôi kiếm ở gốc cây đa, rửa sạch đất cát đi, thấy có khắc hình con rồng và con hổ, và hiện ra hai chữ “thanh thuỷ”, đem lắp vào
thanh kiếm đã bắt được hồi trước, vừa vặn không sai tí nào, càng tin là vật của thần cho”.
Lời bàn:

Ở đời, phàm người mình yêu thì bao giờ cũng đẹp, thậm chí, có khi mình còn thấy cả cái đẹp trong chỗ chưa đẹp; và phàm là người
mình kính thì khi họ sống, mình thấy họ có uy, khi họ mất, mình thấy họ thiêng, thậm chí thấy cả cái uy và cái thiêng ngay trong chỗ rất
bình thường nữa. Bậc dốc lòng nuôi chí cả, bất chấp hiểm nguy mà làm nên đại sự nghiệp cứu nước, cứu dân như Lê Lợi, cổ kim nào
có được mấy người. Cho nên, nếu trăm họ cảm phục và kính trọng Lê Lợi, rồi nhân đó mà tặng thêm cho lý lịch Lê Lợi những chi tiết li
kỳ và sử gia xưa cũng viết về Lê Lợi với tấm lòng ấy, khiến cho Lê Lợi càng trở nên khác thường, thì có gì là lạ đâu.

Vẫn biết rằng vận nước nguy nan, ngọn cờ thiên hạ cần nhất là ngọn cờ đủ sức quy tụ và cố kết lòng người chứ không phải là ngọn
cờ có sắc màu lạ, nhưng khi xã tắc thái bình, nếu ngọn cờ đủ sức quy tụ và cố kết lòng người bỗng được vẽ thêm sắc màu lạ, thì trăm
họ cũng sẽ sẵn lòng tin là sắc màu ấy vốn đã có từ lâu.
Công lao sự nghiệp của Lê Thái Tổ
Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh xâm lược, sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của
trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến.
Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc thay ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533
cháu nhà Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Họ Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫ
cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê.
Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục c
THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VỊ ANH HÙNG LÊ LỢI (1385 - 1443) [ 31-08-2010-Phạm Văn Tức ]
Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ được thành lập, công cuộc cải cách của nhà Hồ chưa đạt được kết quả như mong mu
nước ta. Năm 1407, cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Trước những hành động bạo tàn của kẻ th
hung tàn; vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Ngày mồng 02 Tết Mậu Tuất (năm 1418), từ núi rừng Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Lợi dựng cờ khở
xâm lược. Lúc ấy Lê Lợi xưng là Bình Định vương. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra khắp cả nước. Sau gần 10 năm chiến đấu
1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông - tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hàn
sai người về nước xin quân cứu viện.Cuối năm 1427, Liễu Thăng chỉ huy10 vạn quân cứu viện ồ ạt kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn. Ng
Chi Lăng - Xương Giang lừng lẫy. Liễu Thăng tử trận, quân Minh hỗn loạn dẫm đập lên nhau. Giặc rơi vào thế cùng quẫn, nghĩa quân đã “thể đ
cho chúng rút về nước.
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo...
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới...
Một cỗ nhung y chiến thắng , nên công oanh liệt ngàn năm;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn ...
(Bình Ngô Đại Cáo – Nguyễn Tri)
Ngày 14 tháng 04 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế tại kinh thành Thăng Long.
Vua ở ngôi gần 6 năm, mất ngày 22 tháng 08 năm Quý Sửu (1433), hưởng thọ 48 tuổi. Trong thời gian ở ngôi, Lê Lợi đặt một niên hiệu là Thu
Một cuộc đời chỉ có 48 tuổi xuân. Nhưng ông đã có trên 20 năm chiến đấu ngoan cường vì sự nghiệp độc lập và chủ quyền của đất nước, trên
thái bình thịnh trị của non sông. Lê Lợi đặt nền móng cho việc thiết lập triều Hậu Lê. Xét về danh nghĩa chính thống, triều Hậu Lê tồn tại lâu nh
Nam với 360 năm, gồm 27 đời vua.
Lê Lợi xứng đáng là một trong những vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử, là niềm tự hào bất diệt của dân tộc ta.
Những cống hiến của Lê Lợi đối với lịch sử dân tộc:

Ông đã bất chấp mọi khó khăn gian khổ, hiểm nguy để phát động và lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến lật nhào ách đô hộ của nhà Minh, g
đất nước. Lê Lợi là biểu tượng tuyệt vời của khí phách hiên ngang, của truyền thống kiên cường và bất khuất.
Ông để lại cho hậu thế những bài học quý giá về nghệ thuật tập hợp, huy động sức mạnh và trí tuệ của nhân dân cả nước vào sự nghiệp giành
thành, chí lớn, đại tài nên đủ uy tín và năng lực để tập hợp nhân tài khắp thiên hạ, sẵng sàng sát cánh với ông, xả thân vì nghĩa cả.
Ông là người lập ra triều đại Hậu Lê, một triều đại lớn trong lịch sử nước nhà, với triều đại Lê Lợi sáng lập nên, một bước ngoặc mới của lịch s
Từ đây, chế độ sở hữu lớn của quý tộc bị hạn chế để rồi bị xóa bỏ, thay vào đó là chế độ sở hữu nhỏ của giai cấp địa chủ mới.
Từ đây, chế độ bóc lột nông nô và nô tỳ bị đẩy lùi, thay vào đó là chế độ bóc lột tá điền.
Từ đây, Nho giáo chiếm lĩnh vị trí độc tôn trên vũ đài chính trị và tư tưởng của nước ta trong một thời gian khá dài.
Từ đây, thi cử Nho học là phương thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại... tất cả những yếu tố này gây ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến thi
của nước nhà.

Nguyễn Trãi - cuộc đời và sự nghiệp

11/02/2006
A. CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI
I. VÀI NÉT VỀ DÒNG DÕI NGUYỄN TRÃI:
- Về dòng họ nội của Nguyễn Trãi, đến nay, chưa biết rõ lắm. Gia phả họ Nguyễn ở làng Nhị Khê chỉ ghi chép từ
đời Nguyễn Phi Khanh trở xuống. Có nhiều nguyên nhân ẩn giấu gốc tích của họ Nguyễn ở làng Nhị Khê nhưng nguyên
nhân trực tiếp vẫn là vụ án Lệ Chi viên, vụ án chính trị thảm khốc giết chết toàn gia tộc Nguyễn Trãi.
Theo quyển Văn chương Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên), ông nội của Nguyễn Trãi là Nguyễn Minh Du có 3 người
con: Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư và Nguyễn Ứng Long. Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư đều là võ quan dưới triều Trần Phế
Ðế, sau được Hồ Quý Ly trọng dụng.
Riêng Nguyễn Ứng Long (1336- 1408) lại gặp nhiều trắc trở trên đường công danh, sự nghiệp. Ông rất thông
minh, ham học, nổi tiếng hay chữ, thi đỗ nhị giáp tiến sĩ đời Trần Duệ Tông (Năm Long Khánh thứ 3, 1374) nhưng không
được nhà Trần tuyển dụng phải trở về quê làm nghề dạy học.
Sau khi Hồ Quý Ly lên ngôi, Nguyễn Ứng Long mạnh dạn đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh ra phục vụ triều đình
nhà Hồ, giữ chức Hàn lâm học sĩ kiêm Tư nghiệp quốc tử giám.
Giặc Minh sang, nhà Hồ thất bại. Cả triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh đều bị bắt về Trung Quốc. Cuối
đời, ông chết ở Yên Kinh (TQ )
- Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Ðán. Ông là người thuộc dòng hoàng tộc (Cháu 4 đời của Chiêu
Minh Vương Trần Quang Khải), tính tình điềm đạm, khẳng khái, có thành tích xuất sắc chống giặc Chiêm Thành dưới thời
Trần Nghệ Tông nên được vua nhà Trần giao cho chức vụ Tư đồ, quyền ngang Tể tướng. Tuy nhiên, khi ông lên nắm
quyền, cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi. Chán nản thời thế, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn năm 1385 (Xương Phù thứ 9) và mất
năm 1390.
- Ông ngoại và cha là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi sau
này.
II. CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI
Sống trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động phức tạp, cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với từng bước đi của
lịch sử. Có thhể chia cuộc đời ông thành 3 giai đoạn:
1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời:
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về
làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.
Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở
với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.
Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một
người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.
2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước:
- Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ
- Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước
nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.
- Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó
với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm
vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
- 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình.
- Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước
-Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên
Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra
sự độc ác của miệng đời:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh nữa nước non quanh
(Bảo kính cảnh giới 9)
- Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.
- 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn
- Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại
phu.
- Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo
nhân tài.
- Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.
- Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại
toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.
4. Nhận xét chung:
- Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian

- Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể
hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.
- Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh
dạn đổi mới, sáng tạo.
B. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
Tác phẩm của Nguyễn Trãi dự đoán là rất nhiều nhưng đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại
một ít có thể kể tên sau:
I. VỀ VĂN
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Ðại Việt sử ký toàn thư.
- Quân trung từ mệnh tập: Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận (Có hơn 70 bức thư, trong đó đa số các
bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là những thư từ viết gửi cho quân ta.
- Văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi
- Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428
- Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435
- Dư địa chí soạn năm 1435
II. VỀ THƠ
- Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán
- Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ Nôm (ước đoán, đây là quyển thơ Nôm duy nhất còn sót lại sau thảm án Lệ Chi
viên.
Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức
Trai (tức là Nguyễn Phi Khanh). Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.

Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê.

Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách
như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.
Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm ông 20 tuổi. Hồ
Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly
cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại.
Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.

Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để
hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.

Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi:

- Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha,
khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao?

Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước.

Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ
dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.

Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan (tức Thăng Long), Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê
Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt
Nam gọi là Bình Ngô sách.

Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách "hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo
nói đến việc đánh vào lòng người".

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ
Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.

Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề (Gia Lâm). Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở
Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.

Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi,
ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam
quân sư, ông đã viết: "Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo".

Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi
nhân dân:

- Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán
sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.

Do luôn luôn "lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ", Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần
kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh (Thăng Long) chỉ là một túp nhà tranh (góc thành Nam lều một gian). Khi ông cai quản
công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn "bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi" (thơ Nguyễn
Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi).

Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một "thiên cổ hùng văn". Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc.

Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài
liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không
mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành.

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho
công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.

Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại (tru di tam tộc) khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc.

Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại.
Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của
nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng "Ưc Trai tâm thượng quang Khuê Tảo".
Hoàn cảnh ra đời:
Cuối năm 1427, Vương Thông, tên tổng chỉ huy quân đội nhà Minh ở Việt Nam, đã phải mở cửa thành Ðông Quan đầu
hàng. Cuộc kháng chiến 10 năm đã kết thúc vẻ vang. Thay mặt vua Lê, Nguyễn Trãi viết bài cáo nhằm tổng kết quá
trình kháng chiến và tuyên cáo thành lập triều đại mới. 2. Về thể loại Cáo:
Nếu văn học động viên mọi người chiến đấu thì văn Cáo lại có ý nghĩa tuyên ngôn nhằm công bố cho mọi người biết
những chủ trương chính trị trọng đại của toàn dân tộc như việc xác lập hòa bình, đánh đuổi giặc ngoại xâm và xây
dựng vương triều mới.
Cáo viết bằng thể văn biền ngẫu, số câu chữ không hạn chế, văn phong mang tính chính luận nên trang trọng, sắc
bén, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
Kết cấu của bài đại cáo bình Ngô tuân thủ đúng kết cấu của các tác phẩm Thang cáo (được chép trong chương Thương
Thư của sách Kinh Thư) và Vũ cáo hay đại cáo Vũ Thành (được chép trong chương Chu thư của sách Kinh Thư).
Nội dung thể hiện 1 tinh thần yêu nước mãnh liệt, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, khsi thế hào hùng, lòng căm thù
giặc sôi sục. Bài cáo đã ghi lại một thời kì đau thương mà oanh liệt của nhân dân ta trogn cuộc k/c chống Minh vôói
những chiến thuật chiến lước hết sức đúng đắn và sáng tạo đã đem lạinhững trận đánh long trời lở đất làm cho quân
thù phải khiêp sợ, dẩy chúng đến sự thất bại toàn diện và nhục nhã. Bài cáo còn viết với nghệ thuật xuất sắc: lời văn
biền ngẫu hùng tráng, hơi văn cuồn cuộn như bão dông, phép đối kết hợp với cấu trúc câu của loại phú cận thể tạo
nên tiết tấu mạnh mẽ thể hiện dc tất cả cảm xúc hào sảng bừng bừng trong huyết quản của tác giả ngay trong những
ngày nghĩa quân LS thắng trận giòn giã
+ Bài cáo mãi là âm vang hào hùng trên non sông đất Việt vì đã ghi lại dc ý chí, khát vọng chiến thắng, hoà bình, độc
lập của toan fdân , vì đãkhẳng định dc quyền tự chủ và ý chí chiên sđấu đến cùng để giành lại quyên ftự chủ của dân
tộc tr'c mọi kẻ thù. Bài cáo còn nêu cao tư tưởng nhân nghĩa để khẳng định đạo lí ngàn đời của nhân dân VN. Sự bất
hủ của bài cáo còn là do thiên tài nghệ thuật của NT
+ Sự tồn tại vượt time của bài cáo còncó sự góp phần của dịch giả. Bài dich chữ Nôm quả là 1 công trình dịch thuật
xuất sắc
- BNĐCm, một bản hùng ca xuất sắc về nội dung và nghệ thuật:
+ Ca ngợi đất nước và dân tộc với lối văn trong sáng tràn đầy sức mạnh của lòng tin và long ftự hào
+Nỗi niềm trăn trỏ lo âu vận mệnh của đất nước>>tình yêu nước său sắc.
+Cảm xúc dạt dào kh icó cơ hội khởi nghĩa, khi tập hợp lực lượng nhân dân, khi lực lượng nghĩa quân đã phát triển:
"Nhân dân bốn cõi....phấp phới"
+ Chiến lược chiến thuật tài tình và tchiến thắng vang dội là trọng tâm làm nên cảm xúc vừa mãnh liệt vừa trữ tình
cho áng văn bất hủ này:
" thế trân....chống mạnh.."
" đem đại nghĩa...."
+Kết thúc bài cáo là những lời ca trang trọng và tươi vui nhất là niêm fhạnh phúc dào dạt
Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý
khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận
dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.

Vous aimerez peut-être aussi