Vous êtes sur la page 1sur 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Tiểu luận:
XU HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÔNG Á VÀ
Ý TƯỞNG VỀ KHU VỰC ĐẦU TƯ ĐÔNG Á

Giáo viên hướng dẫn : Phan Thị Vân


Lớp : Chất lượng cao
Khoa : Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
Khóa : 47
Trường : Đại học Ngoại Thương
Sinh viên thực hiện : Lê Nữ Hải Yến
Đặng Thị Phương Thảo
Trần Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Hồng Nhung

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................3
I. XU HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÔNG Á VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA KHU VỰC......5
1. Xu hướng liên kết Đông Á..............................................................................................5
2. Thực trạng đầu tư của khu vực.......................................................................................6
II. TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP KHU VỰC ĐẦU TƯ ĐÔNG Á (EAST ASIA
INVESTMENT AREA) .........................................................................................................9
A. ĐÔNG Á HỘI TỤ ĐẦY ĐỦ CÁC THẾ MẠNH CŨNG NHƯ ĐIỀU KIỆN THUẬN
LỢI ĐỂ CÓ THỂ HỢP TÁC ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG..................................................9
1 - YẾU TỐ CHỦ QUAN ..............................................................................................9
2 - YẾU TỐ KHÁCH QUAN.......................................................................................18
B. VIỆC HÌNH THÀNH KHU VỰC ĐẦU TƯ ĐÔNG Á LÀ MỘT NHU CẦU BỨC
THIẾT CHO VIỆC TIẾN TỚI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG ĐÔNG Á CŨNG NHƯ
CHO SỰ PHÁT TRIỂN THỊNH VƯỢNG CỦA TOÀN KHU VỰC.............................21
III. NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP KHU VỰC ĐẦU TƯ ĐÔNG Á
(EAIA) .................................................................................................................................24
1. TRỞ NGẠI CHỦ QUAN.............................................................................................24
2. TRỞ NGẠI KHÁCH QUAN........................................................................................27
IV. CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆC THÀNH LẬP KHU VỰC ĐẦU
TƯ TỰ DO ĐÔNG Á (EAIA)..............................................................................................31
LỜI KẾT...............................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................37

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, đầu tư nước ngoài luôn là một lĩnh vực quan
trọng, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng nguồn thu
đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tạo vị thế vững chắc để quốc gia đó chủ động hội nhập
với kinh tế khu vực và thế giới. Ngày nay, xu hướng tự do hóa đầu tư đang phát triển mạnh
mẽ cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của các quốc gia.
Trên thế giới, Đông Á là một trong những khu vực phát triển nhất, với các hoạt động kinh
tế xã hội diễn ra khá sôi nổi. Do đó, nhu cầu về tự do hóa đầu tư trong khu vực cũng như ý
tưởng về việc thành lập khu vực đầu tư Đông Á đang rất được quan tâm. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia đang
trong giai đoạn công nghiệp hóa cũng như các quốc gia đang phát triển ở Đông Á. Ở kỉ
nguyên toàn cầu hóa diễn ra rộng khắp như hiện nay, các nước đang phát triển tại Đông Á
thiếu nguồn vốn cho các hoạt động đấu thầu đang tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài nhằm
tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, khu vực này cũng có khá nhiều nước dư thừa về vốn
và rất nhiều doanh nghiệp ở đây đang tìm cách xây dựng lại công ty hay các nhà máy của
họ. Do đó, việc hình thành khu vực đầu tư tại đây sẽ góp phần to lớn đối với việc thúc đẩy
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nước này với nhau, mở rộng phạm vi phân
công lao động và các hoạt động công nghiệp trong khu vực, tạo ra nhiều cơ hội cho việc
nâng cao hiệu quả công nghiệp và tính cạnh tranh về chi phí. Có thể thấy rằng, sự hình
thành khu vực đầu tư Đông Á là rất cần thiết, bởi nó không chỉ khiến dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài chảy mạnh vào các nước đang phát triển trong khu vực mà còn góp phần
tăng lợi nhuận cho các nước phát triển bằng cách mở rộng cánh cửa đầu tư hơn nữa. Tuy
vậy, bất kỳ kế hoạch nào cho việc thành lập này cũng cần được xem xét cẩn thận do sự
thành lập khu vực đầu tư tại đây cũng đồng nghĩa với việc có sẽ có sự phân biệt đối xử đối
với các nhà đầu tư ngoài khu vực.

3
Xuất phát từ tình hình thực tiễn cũng như những đánh giá khách quan trên, chúng
em quyết định chọn đề tài “ Xu hướng liên kết Đông Á và ý tưởng thành lập khu vực đầu tư
Đông Á” để tìm hiểu xu hướng liên kết trên nhiều lĩnh vực của Đông Á cũng như thực
trạng đầu tư giữa các nước trong khu vực, từ đó rút ra cái nhìn tổng quát về tiềm năng
thành lập khu vực đầu tư Đông Á.
Bài tiểu luận sẽ gồm ba phần chính với nội dung từng phần như sau.
Phần một sẽ khái quát xu hướng liên kết về kinh tế chính trị xã hội giữa các quốc
gia Đông Á. Trong phần này, chúng em tập trung về mặt kinh tế, một yếu tố khá gần với
nội dung đầu tư của bài giảng trên lớp đồng thời sẽ đưa ra một vài ví dụ về thực trạng đầu
tư của các nước trong khu vực.
Phần hai sẽ nêu lên triển vọng thành lập khu vực đầu tư Đông Á, bao gồm hai ý
chính đó là: Đông Á hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để có thể hợp tác đầu tư thành
công và việc thành lập khu vực đầu tư tự do Đông Á là nhu cầu bức thiết cho sự phát triển
thịnh vượng của toàn khu vực,
Phần ba sẽ nêu lên những trở ngại thách thức đặt ra đối với các nước trong khu vực
nếu tiến tới thành lập khu vực đầu tư Đông Á, trong đó chúng em sẽ phân tích những trở
ngại khách quan và chủ quan đối với việc thành lập này.
Phần bốn của bài tiểu luận sẽ là những đề xuất về chính sách khuyến nghị cho việc
thành lập khu vực đầu tư tự do Đông Á.
Mặc dù chúng em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình từ phía cô
giáo bộ môn để có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do kiến thức còn chưa đầy đủ và
thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài viết sẽ không thể tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy,
chúng em rất mong nhận được sự góp ý, đáng giá và phê bình chân thành của cô giáo cũng
như các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
I. XU HƯỚNG LIÊN KẾT ĐÔNG Á VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA
KHU VỰC

1. Xu hướng liên kết Đông Á

Từ đầu thập niên 90, song song với xu thế toàn cầu hoá (globalization), chủ nghĩa
khu vực (regionalism) cũng phát triển mạnh. Cho đến nay, dù không có một định chế hợp
tác nào song kinh tế Đông Á trên thực tế đã được kết hợp thành một khối và sự kết hợp này
được thực hiện qua cơ chế thị trường . Từ cuối thập niên 90, các nước Đông Á đã tích cực
xây dựng một định chế hợp tác khu vực vì hai lý do. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở
châu Á cho thấy cần có một định chế hợp tác khu vực để ngăn ngừa những bất ổn tương tự.
Thứ hai, cùng với sự bế tắc trong các vòng đàm phán do WTO chủ trương, chủ nghĩa khu
vực đã phát triển mạnh tại nhiều nơi khác trên thế giới và thúc đẩy các nước Đông Á
chuyển hướng theo trào lưu chung này. Kinh tế các nước khu vực Đông Á ngày càng phụ
thuộc lẫn nhau qua đầu tư và thương mại. Mức độ phụ thuộc vào thương mại trong nội bộ
của khu vực Đông Á (tỷ lệ kim ngạch thương mại nội bộ trong tổng thương mại của khu
vực này đối với thế giới) tăng từ 33,6% năm 1980 lên 51,2% năm 2002. Như vậy, cho đến
nay, dù không có một cơ chế hợp tác chặt chẽ thực sự, song kinh tế các nước ở vùng này
cũng đã gắn bó mật thiết với nhau qua cơ chế thị trường. Vùng Đông Á hiện nay đang từng
bước hình thành thế ba chân vạc: Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN, trong đó hiện nay
ASEAN tỏ ra là khu vực yếu nhất nhưng lại đang nắm giữ những lợi thế mà cả Trung Quốc
và Nhật Bản đều muốn tranh thủ. ASEAN có thể tận dụng thời cơ này để phát triển nhanh
chóng. Đặc biệt trước khi thực hiện FTA với Trung Quốc (năm 2010 đối với 6 nước thành
viên cũ và 2015 đối với các nước thành viên mới), ASEAN cần tận dụng kết quả Hội nghị
thượng đỉnh đặc biệt vừa qua để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế các nước
thành viên. Vùng Đông Á đang chuyển động về cả hai mặt: một là hoạt động giao thương,
đầu tư nhộn nhịp làm cho các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau; hai là các cơ chế hợp tác
mà trọng tâm là FTAs cũng đang dần hình thành. Trong tình hình đó, nhiều người kỳ vọng
một cộng đồng kinh tế sẽ ra đời tại Đông Á trong tương lai. Tuy nhiên, trong 10 năm tới, tự
do thương mại và các kênh hợp tác kinh tế như chuyển giao công nghệ, thuận lợi hoá
thương mại vẫn sẽ là những nội dung chủ đạo của quá trình hợp tác Đông Á. Những nội

5
dung khác như thiết lập đồng tiền chung châu Á, xây dựng chính sách tiền tệ - tài chính
chung, v.v.. là những vấn đề của một tương lai xa hơn.

Xét về triển vọng kinh tế của Đông Á, có thể thấy tình hình ở đấy rất sáng sủa và có
rất nhiều cơ hội phát triển cho toàn khu vực. Tuy nhiên, cách tiếp cận và khả năng nắm bắt
những cơ hội và thách thức của các quốc gia là hoàn toàn khác nhau xét theo qui mô, bản
chất, mức độ khó dễ và khả năng thực hiện. Kinh nghiệm đã chứng minh rằng, các nước
kém phát triển hơn thường bị ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình hội nhập do đó cần phải
cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực nói trên tới triển vọng phát triển và liên kết
kinh tế khu vực Đông Á. Sự liên kết chặt chẽ trong khu vực phải được coi là mục tiêu quan
trọng nhất đối với mọi quốc gia. Lãnh đạo các nước Đông Á phải có cùng nguyện vọng
chính trị đi tới một Cộng đồng kinh tế Đông Á. Cộng đồng đó phải phù hợp với lợi ích
chính trị, kinh tế của châu Á và chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thêm nữa, trong quá trình
hướng tới Cộng đồng Đông Á, để giảm bớt những tác động quá mạnh do sự trỗi dậy của
kinh tế Trung Quốc thì vai trò của Nhật Bản - quốc gia công nghiệp tiên tiến – được xem là
rất quan trọng. Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là nước phát triển nhất
châu Á, có năng lực lãnh đạo nhất thể hóa khu vực Đông Á, có thể thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của Đông Á thông qua việc thay đổi vị trí ngành nghề. Hơn nữa đầu tư của Nhật
Bản vào châu Á rõ ràng đã có tác dụng đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế của các nước
Đông Á. Việc chuyển giao công nghệ, bí quyết quản lý, bí quyết kinh doanh và hợp tác tri
thức của Nhật Bản sẽ giúp các nước ASEAN tăng khả năng cạnh tranh, đối phó có hiệu quả
đối với các thách thức do sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc. Những đóng góp của
Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất và của Trung Quốc trong lĩnh vực thị trường và
thương mại sẽ tạo động lực duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á. Cùng với việc hình
thành khối ASEAN +1 và những bước tiến không ngừng trong quan hệ hợp tác giữa ba
nước Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, có thể khẳng định rằng ý tưởng hình thành
Cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai xa là rất khả thi, hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích về
mọi mặt cho tất cả các thành viên của khu vực.

2. Thực trạng đầu tư của khu vực

6
Xét riêng về hoạt động đầu tư của các nước trong khu vực, có thể thấy các hoạt
động này đang diễn ra khá phức tạp do các nước chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Hai
trụ cột kinh tế là Trung Quốc và Hàn Quốc minh chứng rất rõ cho điều này.

Hiện nay, tại Đông Á, Trung Quốc là nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất
trong số các nước đang phát triển và là một trong những nước thu hút đầu tư nước ngoài
lớn nhất trên thế giới. Mỗi năm có hàng trăm tỉ đô la đầu tư vào Trung Quốc chủ yếu là từ
các nước Đông và Đông Nam Á. Chỉ tính riêng Đài Loàn, Hồng Kông và Ma Cao đã chiếm
đến 65% tổng đầu tư vào Trung Quốc. Để đạt được những con số ấn tượng như trên là nhờ
có chính sách thu hút đầu tư đúng đắn được thực hiện hơn 30 năm qua. Trước khi tiến hành
cải cách kinh tế, Trung Quốc là một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu thốn mọi mặt nhất là
công nghệ, khoa học kĩ thuật. Do vậy, ngay khi tiến hành chính sách mở cửa nền kinh tế,
Trung Quốc đã thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất quyết liệt thông qua các
biện pháp ưu đãi thuế. Các nhà đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu máy móc, linh kiện,
nguyên vật liệu đưa vào sản xuất với tư cách là vốn đầu tư để tái xuất khẩu đều được miễn
thuế. Mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi khu vực đều có những chính sách riêng nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Trung Quốc ban hành nhiều văn bản, luật để đảm bảo quyền lợi cho các
nhà đầu tư cũng như giúp cho việc quản lý các hoạt động đầu tư nước ngoài được hiệu
quả.Thí dụ như luật về các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của người Trung Quốc, quy
định của hội đồng Nhà nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật về ngoại thương
Trung Quốc… Qua các văn bản, luật này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể biết được chi
tiết thủ tục đăng kí, các phương pháp đầu tư vốn, các loại thuế cũng như nắm rõ cách thức
kiểm soát ngoại tệ, thủ tục đình chỉ hoạt động của xí nghiệp, hoạt động của các công đoàn,
nhập khẩu kĩ thuật... Tính đến năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đứng
thứ 2 trên thế giới, dự trữ ngoại tệ lớn nhất trên thế giới, do vậy vốn không phải là ưu tiên
hàng đầu trong chính sách thu hút đầu tư của Trung Quốc nữa. Trong những năm gần đây,
Trung Quốc khuyến khích đầu tư và đưa công nghệ vào lĩnh vực công nghiệp, chế độ
khuyến khích được ưu tiên trao cho các ngành cần công nghệ tiên tiến, hàm lượng khoa học
kĩ thuật cao như sản xuất chế tạo máy móc, điện tử tin học, sản xuất ô tô… Đặc biệt các dự
án đầu tư vào khu vực miền Tây, Đông Bắc hẻo lánh, các nơi xa xôi sẽ được hưởng ưu tiên
đặc biệt. Những ngành cần sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và nguy cơ gây ra ô nhiễm

7
môi trường cao hiện không còn được khuyến khích nữa. Kể từ khi gia nhập vào WTO,
Trung Quốc càng mở cửa hơn đối với các nhà đầu tư, nhất là ở những ngành dịch vụ trước
kia vốn là độc quyền của nhà nước như tài chính, bảo hiểm, viễn thông, du lịch… Nhờ thực
hiên nghiêm chỉnh nguyên tắc không phân biệt đối xử nên các điều kiện thiếu công bằng so
với các công ty trong nước mà các công ty nước ngoài phải đối mặt khi thâm nhập thị
trường Trung Quốc sẽ được bãi bỏ.

Hàn Quốc là quốc gia có rất nhiều các công ty đầu tư ra nước ngoài, nhưng đồng
thời cũng thu hút được một lượng vốn đầu tư vào trong nước rất lớn. Trong những năm gần
đây, Hàn Quốc đã và đang tiến hành mạnh mẽ xu hướng tự do hóa đầu tư nhằm góp phần
tiếp cận với nguồn vốn và kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, cải thiện hoạt động
sử dụng vốn đầu tư. Chính phủ Hàn Quốc đang tiếp tục tạo dựng môi trường “ngoại thương
thân thiện” thông qua nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài. Cụ thể, Chính phủ
miễn hoàn toàn thuế thuê đất cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vật liệu
phụ tùng máy móc. Nhà đầu tư nước ngoài có thể được đầu tư vào tất cả các ngành, lĩnh
vực ngoại trừ những ngành liên quan đến an ninh quốc gia và thông tin đại chúng. Mọi giới
hạn về đầu tư vào thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu đều đã được dỡ
bỏ. Các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn được đối xử bình đẳng như các nhà đầu tư trong
nước.

Như vậy có thể thấy rằng các quốc gia Đông Á đã có những hoạt động kinh tế xã
hội cũng như đầu tư khá phát triển, tuy nhiên chưa có được sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt về
mặt đầu tư. Do đó, để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, phần tiếp theo của bài viết sẽ tập
trung vào việc liệu việc thành lập khu vực đầu tư Đông Á có khả quan hay không.

8
II. TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP KHU VỰC ĐẦU TƯ ĐÔNG Á (EAST
ASIA INVESTMENT AREA)

A. ĐÔNG Á HỘI TỤ ĐẦY ĐỦ CÁC THẾ MẠNH CŨNG NHƯ ĐIỀU


KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ CÓ THỂ HỢP TÁC ĐẦU TƯ THÀNH
CÔNG

1 - YẾU TỐ CHỦ QUAN

1.1. Cơ sở pháp lý vững chắc

Trong những năm vừa qua, thiện chí chính trị của các nước ngày càng được thể hiện
rõ ràng, môi trường đầu tư thuận lợi hơn, tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác đầu tư
toàn khu vực. ASEAN đã kí và thực hiện hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN
(AIA). Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hợp tác với nhau tiến hành các cuộc nghiên cứu
về các dự án đầu tư và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Ngoài việc mang lại lợi ích
kinh tế, hoạt động này còn củng cố các mối quan hệ chính trị và tăng cường tính đoàn kết
giữa các quốc gia có liên quan; các hiệp định về bảo vệ đầu tư song phương đã được ký kết
và rất nhiều cục xúc tiến đầu tư song phương đã được thành lập. Chương về đầu tư trong
các hiệp định tự do mậu dịch bao gồm các thành viên ASEAN+3 cũng là một cơ sở hình
thành nên thể chế đầu tư cho toàn Đông Á. Ngoài ra, hiệp định về thương mại dịch vụ của
khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc sẽ cho phép các nền kinh tế này biến lợi thế
so sánh của mình trong ngành dịch vụ thành sức mạnh cạnh tranh khi hợp tác đầu tư với
nhau và tạo cơ hội mới cho sự hợp tác đầu tư trên toàn khu vực Đông Á.

1.2. Đông Á là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới.

Các nghiên cứu và phân tích thực nghiệm đã cho thấy hợp tác đầu tư sẽ diễn ra với
tốc độ nhanh nhất khi kinh tế phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy Đông Á - khu vực có
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới đang có cơ hội ngàn vàng để hình thành nên
một khu vưc đầu tư riêng biệt.

9
Bảng1: Tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Á giai đoạn 2006-2009

Trong 3 thập niên trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu là vào khoảng 3.5%
trong khi con số này là 8.5% ở Đông Á, cao hơn so với bình quân 5%. Một vài dự báo cho
rằng trong vòng 30 năm từ 2000-2030, tốc độ tăng trưởng thực toàn thế giới là khoảng 3%
và ở Đông Á được dự báo sẽ còn cao hơn mức này 2.2 %, tức là có thể đạt đến 5.2%.

1.3. Đông Á đang sở hữu một nguồn vốn khổng lồ.

Tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với thu nhập cao. Người dân Đông Á có xu hướng
tiết kiệm tiền kiếm được và dự trữ ngoại hối của các quốc gia ở khu vực này là một con số
đáng ngạc nhiên.

10
Hình 1: Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia theo khu vực

Tỷ lệ tiết kiệm ở Đông Á là khá cao. Trong năm 2003, tỷ lệ tiết kiệm của
Singapore, Malaysia và Trung Quốc lần lượt là 45.7%, 41% và 37.6%. Những con số này
chứng tỏ rằng người dân ở đây đang nắm giữ rất nhiều tiền. Trung Quốc là một ví dụ điển
hình. Ở lưu vực sông Trường Giang, số tiền trong dân được ước tính vào khoảng 300 triệu
đô, và riêng tỉnh Quảng Đông, con số này là khoảng 200 triệu đô. Hiện tại, dự trữ ngoại hối
của Đông Á là khoảng 2300 triệu đô, chiếm 2/3 tổng dự trữ ngoại hối của thế giới. Rất
nhiều tiền được chi cho việc mua trái phiếu kho bạc của Mỹ. Đây có lẽ là một cách giữ tiền
hợp lý của người dân. Nhưng lợi tức thu được khá thấp. Ngoài ra, nó làm cho nền kinh tế
Đông Á dễ bị tổn thương khi đồng đô mất giá. Do đó, khả năng để các nhà đầu tư rút vốn
từ nước ngoài về đầu tư trong nước là rất cao. Mặt khác, cở sở vật chất của một số nước
Đông Á, cụ thể là các nước kém phát triển, khá nghèo nàn và rất cần được rót vốn để đầu
tư. Một số phân tích chỉ ra rằng trong vòng 5 năm tới, các thành viên đang phát triển của
khu vực sẽ cần khoảng 1000 tỷ đô để chi cho phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó, tiềm năng
đầu tư vào khu vực này, nơi hội tụ đủ cung và cầu, là rất lớn.

11
1.4. Các nền kinh tế Đông Á có tính bổ trợ lẫn nhau.

Đông Á là khu vực có các nền kinh tế khá đa dạng với các cấp độ phát triển khác
nhau, cơ cấu công nghiệp khác nhau và trang bị nguồn lực khác nhau. Năm 2003, thu nhập
bình quân đầu người của Nhật Bản là 34,010 đô la, cao nhất trong khu vực, trong khi ở các
nước đang phát triển khác, con số này là chưa đến 200 đô. Nói về cơ cấu công nghiệp,
Đông Á có các nền kinh tế phát triển cao như Nhật Bản, các nước công nghiệp mới. Bên
cạnh đó cũng có các nước đang phát triển ASEAN, Trung Quốc và một số nước kém phát
triển. Đối với trang bị nguồn lực, Nhật Bản tự hào với nguồn vốn phong phú và sở hữu
những công nghệ tiến tiến nhất, nhưng lại thiếu tài nguyên thiên nhiên và lao động khá đắt
đỏ. Quốc gia này cũng là nhà xuất khẩu công nghệ và vốn lớn nhất khu vực, dựa vào thị
trường nước ngoài để duy trì năng lực công nghiệp và tính kinh tế của quy mô; Hàn Quốc
cũng sở hữu những đỉnh cao về công nghệ nhưng lại có cùng khó khăn với Nhật Bảnl
Trung Quốc có nguồn nhân công giá rẻ dồi dào và tiềm năng vốn khổng lồ, thị trường trong
nước rộng lớn nhưng nền kinh tế quốc dân lại phát triển thiếu cân đối giữa các vùng và các
khu vực, do đó rất cần vốn và công nghệ để đẩy mạnh hiện đại hóa, trở thành trung tâm địa
chính trị của toàn vùng. Trong khi đó, các nước công nghiệp mới đều là các quốc gia bán
công nghiệp hóa, đang trong giai đoạn chuyển đổi để đạt được năng lực công nghệ cao
nhưng lại thiếu tài nguyên thiên nhiên và thị trường nội địa còn quá nhỏ. Tuy vậy các nước
này lại có thể là những nhà xuất khẩu vốn và công nghệ sản xuất thâm dụng lao động cho
cả khu vực. Indonesia và các nước Đông Nam Á khác lại được ban tặng một nguồn khoáng
sản giàu có, là các nhà xuất khẩu chủ chốt các sản phẩm thâm dụng tài nguyên, các mặt
hàng sơ cấp và sản phẩm công nghiệp nhẹ. Các quốc gia này cũng là nơi nhận đầu tư lớn
nhất và rất cần vốn để khai thác có hiệu quả tiềm năng dồi dào của mình. Chính vì những
ràng buộc đó nên việc hình thành khu vực hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản, các nước công
nghiệp mới, Trung Quốc và ASEAN là rất có triển vọng và là điều rất cần thiết.

1.5. Hiện tại, hợp tác kinh tế ở Đông Á diễn ra sôi nổi, cung cấp xung lực và lợi thế
cho hợp tác đầu tư trên phạm vi toàn khu vực

12
Những thành tựu đạt được từ trước đến nay của khu vực chủ yếu là trên lĩnh vực
thương mại và tài chính. Việc thành lập các khu vực mậu dịch tự do được xúc tiến mạnh
mẽ. Một thành tựu đáng chú ý trong hợp tác tài chính là sự ra đời và mở rộng quỹ hỗ trợ
thanh khoản 10+3 Chian-Mai. Hợp tác kinh tế ở các địa phương trong vùng đã đạt được
những đà tăng trưởng mới, ví dụ như khu vực Vịnh Bắc Bộ hay Đồng Bằng Sông Cửu
Long

Nhìn vào bảng dưới đây, ta có thể khẳng định rằng hoạt động thương mại giữa các
nước trong khu vực với nhau và với các nước bên ngoài đang được xúc tiến mạnh mẽ thông
qua việc thiết lập các mối quan hệ mậu dịch song phương cũng như hình thành nên nhiều
FTAs mới.

Bảng 2: Tiến trình hình thành các FTAs ở Đông Á (2004)

13
14
15
1.6. Các khu vực hợp tác kinh tế và thương mại nước ngoài cung cấp một nền tảng
mới cho hợp tác đầu tư ở Đông Á. Đây là một mô hình mới. Khu vực hợp tác kinh tế và
thương mại nước ngoài cho phép các ngành chuyên biệt gắn kết chặt chẽ hơn thông qua sự
hội tụ ngành và cuối cùng sẽ hình thành nên một khu công nghiệp chuyên hóa phát triển
cao.

1.7. Nhận thức về môi trường đã được cải thiện đáng kể. Nhiều nước đang nỗ lực hết
mình để phát triển nguồn nặng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường và xem đây như một
ngành chuyên biệt.

1.8. Trên các lĩnh vực hợp tác khác, khu vực đã đạt được nhiều thành công mới
.Tuyên bố Kuala Lumpur tại hội nghị thưởng đỉnh ASEAN +3 đã một lần nữa khẳng định
mục tiêu dài hạn của cộng đồng Đông Á. Kim ngạch trao đổi theo Sáng kiến Chiang Mai
đã tăng 90% chỉ trong vòng 1 năm.

Bảng 3: Khối lượng trao đổi tài chính theo sáng kiếng Chiang-Mai
tính đến 30/9/2003

Bên cạnh đó, những tiến bộ trong hợp tác tài chính của khu vực cũng là một nhân tố thuận
lợi cho hợp tác đầu tư. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường trái phiếu châu Á đóng vai

16
trò là một kênh tài chính hiệu quả. Các nước Đông Á đã đầu tư phát triển các thị trường tài
chính nội địa để tăng sự lưu thông của các quỹ nước ngoài thông qua việc thành lập các
trung tâm tài chính. Các thị trường chứng khoán của Đông Á đã mở cửa ra phạm vi thế giới
bằng cách tăng mức độ hấp dẫn cho các nhà đầu tư, củng cố hệ thống giám sát và nâng cao
chất lượng cũng như số lượng các giao dịch điện tử. Ngoài ra, việc dỡ bỏ các rào cản đầu tư
trực tiếp nước ngoài đang trở thành một xu hướng chung ở Đông Á nhằm tạo môi trường
đầu tư thông thoáng hơn. Trong việc này, Trung Quốc đã thực hiện quyết liệt các cuộc cải
cách bằng việc ban hành một số điều luật và quy định liên quan đến vốn nước ngoài, mở
cửa các khu kinh tế đặc thù, cách ngành và các lĩnh vực kinh tế ở các vùng duyên hải.

1.9. Những thành tựu đáng kể trong đầu tư nội khu vực trong những năm gần đây
minh chứng cho thành công của hợp tác đầu tư toàn Đông Á

Quy mô và tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi Đông Á đã được tăng lên
đáng kể. Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Năm 2003, đầu tư của Nhật Bản ở Đông Á
chiếm 16% FDI của cả nước, trong khi đầu tư của quốc gia này ở EU và NAFTA chiếm
đến 68%. Tuy nhiên sang đến năm 2004 và 2005, con số ở Đông Á đã tăng gấp đôi, lên đến
30% trong khi ở EU và NAFTA lại giảm xuống còn 48%. Quỹ đầu tư của Nhật Bản ở
Đông Á đã chi ra 1.7 triệu yên để xây dựng làng công nghiệp Nhật Bản ở Tô Châu, Trung
Quốc trên diện tích 1.3 triệu mét vuông. Công trình đường sắt Pan-Asia là một ví dụ khác.
Tuyến đường sắt này dài 5,500 km chạy từ Vân Nam,Trung Quốc băng qua VIệt Nam,
Campuchia, Thái Lan, Malaysia và kết thúc ở Singapore. Thêm vào đó, tuyến đường cao
tốc dài 1800km từ Côn Minh sang đến Băng Kók được xem là dự án Sino-ASEAN đáng
chú ý nhất. Đây là công trình do Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Ngân hàng phát triển châu
Á (ADB) hợp tác thực hiện. Trung Quốc còn hỗ trợ xây dựng 1/3 tuyến đường bộ dài 247
km ở Lào. Những ví dụ trên càng chứng tỏ rằng đầu tư nội khu vực ở Đông Á đã được xúc
tiến rất hiệu quả và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn trong tương lai

1.10. Hoạt động kinh tế ấn tượng của Trung Quốc biến quốc gia này thành nền kinh
tế công nghiệp mới nhất và có thể đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy hợp tác
đầu tư toàn Đông Á.

17
Sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc về kinh tế và là nước nhận đầu tư
trực tiếp nước ngoài lớn hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi căn bản cho cả khu vực Đông
Á. Mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây được xem như một
điều thần kỳ của thế giới hiện đại. Theo đó, Trung Quốc có thể đóng góp cho tiến trình rút
ngắn khoảng cách phát triển giữa các quốc gia Đông Á. Ông Eisuke Sakakibara, một kinh
tế gia Nhật Bản nhận định “Trung Quốc là một chuyên gia trong lĩnh vực lắp ráp, và con số
về khối lượng nhập khẩu các bộ phận và phụ tùng từ các bạn hàng ở Đông Á của quốc gia
này ngày càng tăng là một biểu hiện của sự hội nhập ngày càng sâu vào mạng lưới sản xuất
khu vực”. Trong sự liên kết này, Trung Quốc và Nhật Bản nên hợp tác sản xuất và xây
dựng mạng lưới chuỗi cung ứng nhằm phát huy tối đa lợi thế của riêng mình cũng như hỗ
trợ các quốc gia khác cùng phát triển

2 - YẾU TỐ KHÁCH QUAN

2.1. Thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng sẽ kích thích nền kinh tế toàn cầu
và thúc đẩy đầu tư.

Tăng trưởng thương mại ở Đông Á đã đạt được nhưng con số đáng kể. Năm 2004,
thương mại toàn cầu tăng 9.9%, cao hơn 3 đến 4 điểm so với mức trung bình của thập niên
trước đó. Từ 1980 đến 2004, thương mại ở Đông Á tăng 10.4% mỗi năm, nâng mức đóng
góp của khu vực này trong tổng thương mại thế giới từ 7.7% lên 18.1%.

18
Hình 2: Tỷ lệ và khối lượng thương mại nội và ngoại vùng của các khu vực trên thế giới

Trong năm 2004, mức độ phụ thuộc về thương mại của Đông Á đạt mức 40%, cao
hơn 28% so với EU. Năm 2003, thương mại nội vùng của Đông Á chiếm 53.3% tổng kim
ngạch thương mại của cả khu vực, tăng 20% so với mức năm 1980. Mặc dù chưa đạt đến
mức 60.3% của EU nhưng con số này đã vượt mức 44.5% của khu vực thương mại tự do
Bắc Mỹ NAFTA.

19
Bảng 4: Chỉ số thương mại nội ngành ở Đông Á 1980 - 2001

20
2.2. Tăng trưởng kinh tế và đầu tư của toàn thế giới trong thời gian gần đây cũng
mang lại cho Đông Á cơ hội lớn để nâng cao vai trò của mình trong tiến trình mở rộng
đầu tư trực tiếp. Sau khi giảm sút trong 3 năm liên tục 2001, 2002,2003, đầu tư trực tiếp
toàn cầu cuối cùng đã có mức tăng trưởng 6% trong năm 2004, đạt tổng số 612 triệu USD.
Riêng ở Đông Á, đầu tư trực tiếp đã bắt đầu tăng từ 2002 trong khi đầu tư trực tiếp toàn cầu
vẫn đang tiếp tục giảm sút. Hiện tại, đầu tự trực tiếp ở Đông Á đang tăng trưởng nhanh hơn
thế giới và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

2.3. Đã có những tiến bộ vượt bậc và xuất hiện những yếu tố thuận lợi cho hợp tác
đầu tư toàn cầu và khu vực.

Một vài sự tương tác được nhắc đến ở đây. Thứ nhất, giữa phát triển kinh tế toàn
cầu và phục hồi đầu tư quốc tế có một sự tác động lẫn nhau rất tích cực. Trong 5 năm trở
lại đây, làn sóng mới trong tăng trưởng kinh tế thế giới luôn được hỗ trợ bởi sự hồi phục
trong đầu tư trực tiếp quốc tế. Theo Quỹ tiền tệ thế giới, IMF, xu hướng này chắc chắn sẽ
còn tiếp diễn. Thêm vào đó, hợp tác đầu tư và chính sách đầu tư cũng tác động đến nhau rất
tích cực. Giữa các nước trong khu vực như Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã phát triển các
mối quan hệ song phương ngày càng bền chặt và mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
cao. Những sự tương tác tích cực đó sẽ tạo môi trường thuận lợi và mang lại cơ hội rộng
mở cho tăng trưởng kinh tế và hợp tác đầu tư Đông Á

B. VIỆC HÌNH THÀNH KHU VỰC ĐẦU TƯ ĐÔNG Á LÀ MỘT NHU


CẦU BỨC THIẾT CHO VIỆC TIẾN TỚI HÌNH THÀNH CỘNG
ĐỒNG ĐÔNG Á CŨNG NHƯ CHO SỰ PHÁT TRIỂN THỊNH
VƯỢNG CỦA TOÀN KHU VỰC

1. Hợp tác đầu tư ở Đông Á cần phải được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững. Đầu tư nước ngoài là một trong những thành tố chính của
phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia Đông Á. Do đó, cần phải đảm bảo nguồn vốn liên
tục và đầy đủ để duy trì tăng trưởng kinh tế vững chắc

21
Bảng 5: Đóng góp của FDI vào cho GDP của các nước Đông Á 1980-2009

2. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng làm tăng nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng thành thị
và công nghiệp hóa ngành nông nghiệp. Trong vòng 5 năm từ 2006-2010, xây dựng cở
sở hạ tầng ở Đông Á tiêu tốn hết hơn 1 tỷ đô la. Điều này là rất có ý nghĩa trong việc thu
hẹp khoảng cách giữa các nước phát triển và kém phát triển.

3. Thu hút FDI, đặc biệt là đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là yếu tố sống
còn đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện cán cân
thương mại cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không đầu tư
ra nước ngoài nếu như những điều kiện cần thiết bao gồm đối xử quốc gia và tính minh
bạch của các luật đầu tư không được cung cấp đầy đủ. Và để đạt được mục đích này, việc

22
đưa các điều luật chung về đầu tư quốc tế vào hiệp định thương mại tự do Đông Á sắp tới
là điều vô cùng cần thiết.

4. Việc hợp tác đầu tư khu vực Đông Á sẽ rất có lợi trong việc đối phó với những rủi
ro kinh tế, chẳng hạn như cú sốc giá dầu. Tiết kiệm và dự trữ ngoại hối của khu vực
cũng sẽ được sử dụng tốt hơn. Đầu tư vào nhưng lĩnh vực có tiềm năng phát triển giữa
các nước trong khu vực với nhau hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lợi nhuận an toàn và rất hấp
dẫn.

5. Hợp tác đầu tư không chỉ là một đòn bẩy cho phát triển kinh tế, mà quan trọng hơn
đây còn là trụ cột để xây dựng cộng đồng Đông Á

Kinh nghiệm của châu Âu cho thấy hợp tác kinh tế là bước đầu tiên để biến một
khu vực địa lý nhất định thành một cộng đồng thống nhất. Đầu tư là thành tố chủ chốt của
một nền kinh tế. Các mối quan hệ kinh tế giữa các nước thường được phản ánh bằng mức
độ và quy mô hợp tác đầu tư. Và hợp tác đầu tư khu vực chính là một chỉ số quan trọng
phản ánh mức độ hội nhập kinh tế của toàn vùng. Hiện nay, xu hướng khu vực hóa đầu tư
trực tiếp nước ngoài đang ngày càng trở nên rõ ràng. Năm 2004, đầu tư nội vùng ở EU
chiếm 70%, ở Bắc Mỹ chiếm 51% trong khi đó ở Đông Á, tỷ lệ này chỉ ở mức 25%. Bên
cạnh đó, đóng góp của Đông Á trong dòng FDI toàn cầu là 13.1%, thấp hơn nhiều so với
EU (48.9%) và Bắc Mỹ (15.1%). Thực tế đó chỉ ra rằng chúng ta không chỉ cần tiền mà
còn cần sự chung tay hợp tác đầu tư của cả khu vực. Dự trữ ngoại hối ở 10 nền kinh tế
Đông Á là 2700 tỷ đô là và chỉ riêng tiết kiệm của người dân Trung Quốc và Nhật Bản đã
lên tới 9000 tỷ đô. Để duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và giảm thiểu rủi ro do toàn cầu
hóa kinh tế gây ra, chúng ta cần tìm cách để đầu tư nhiều hơn nữa vào khu vực mình. Thêm
vào đó hiện tại đang có khá nhiều dự án có triển vọng. Việc đầu tư vào mạng lưới vận tải
Pan-Asian hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế và thúc
đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn nữa.

Đầu tư bao gồm các dòng chảy vốn, công nghệ và con người. Nó có thể làm tăng
tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước liên quan và mang lại kết quả là cả 2 nước đều được

23
lợi. Trong những năm trở lại đây, mặc dù có những khó khăn liên quan đến các mối quan
hệ chính trị nhưng Trung Quốc và Nhật Bản đã hợp tác với nhau khăng khít hơn, giúp duy
trì sự ổn định và thịnh vượng chung của khu vực. Hợp tác đầu tư là một trụ cột cho tương
lai của cộng đồng Đông Á. Đầu tư được tăng cường sẽ tạo đà cho việc xây dựng một cộng
đồng hợp nhất. Nhưng nếu chúng ta thờ ơ và bỏ quên lĩnh vực này thì nỗ lực xây dựng một
cộng đồng chung sẽ trở nên vô nghĩa.

III. NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI VIỆC THÀNH LẬP KHU VỰC ĐẦU
TƯ ĐÔNG Á (EAIA)

Những xúc tiến mạnh mẽ cho sự thành lập khu vực tự do hóa thương mại trong khu
vực Đông Á khiến nhiều người kỳ vọng rằng một cộng đồng kinh tế hay một khu vực đầu
tư Đông Á sẽ ra đời trong tương lai. Tuy nhiên, những bài học lịch sử từ cuộc khủng hoảng
Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng xuất phát từ Mỹ năm 2008 đã khiến cho các nước
trở nên dè dặt hơn trong việc hợp tác đầu tư. Và điều này khiến cho việc thành lập một khu
vực đầu tư Đông Á thống nhất vẫn chỉ dừng lại ở trên sổ sách. Một số khó khăn trong việc
xây dựng một khu vực đầu tư năng động, tích cực và hiệu quả được trình bày dưới đây.

1. TRỞ NGẠI CHỦ QUAN

1.1. Hiện nay, nhìn bề ngoài thì các quốc gia trong khu vực Đông Á đang hợp tác với
nhau nhưng thực ra thì các nước này đang cạnh tranh nhau và mức độ cũng như hình
thức cạnh tranh đang ngày càng gay gắt và tinh vi. Từ những năm 80 của thế kỷ 19,
cuộc cạnh tranh FDI rộng khắp trở nên vô cùng căng thẳng và không giới hạn giữa các
quốc gia. Ví dụ, Asean cố gắng cải thiện môi trường đầu tư qua thỏa thuận Đầu tư Asean
nhằm cạnh tranh trước sức mạnh áp đảo của kinh tế Trung Quốc. Việt Nam cải thiện môi
trường đầu tư bằng cách đổi mới luật đầu tư, quản lý hợp lý hơn các chính sách, cơ chế và
tạo ra những điều kiện hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, sự khác
biệt về văn hóa của các nước cũng khiến việc hình thành khu vực đầu tư gặp khó khăn
không nhỏ. Vì vậy, trách nhiệm cộng đồng và những kiến thức văn hóa cần được củng cố

24
hơn để thuận lợi hóa hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư cần phải am hiểu rõ văn hóa và các
chính sách ưu đãi đầu tư của từng quốc gia, từng vùng miền để từ đó có thể đưa ra những
chiến lược đầu tư hiệu quả, có lợi cho cả hai bên. Trong hợp tác đầu tư, các quốc gia thành
viên không được phớt lờ việc bảo vệ môi trường sinh thái, sự phát triển bền vững và liên
tục nhằm hướng tới mục tiêu cải thiện nguồn lao động địa phương và nâng cao mức sống
trung bình cho người dân.

1.2. Sự phát triển không đồng đều và không thống nhất của các nước trong khu vực
và trong cả chính sách hợp tác đầu tư của những nước này tạo nên những trở ngại
chính cho quá trình xây dựng một khu vực đầu tư chung cho Đông Á. Trong khu vực,
nổi lên một số quốc gia nổi bật về kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan
với mức thu nhập bình quân đầu người khá cao bên cạnh một số quốc gia kém phát triển
như Việt Nam, Lào, Campuchia. Mô hình và hiệu quả đầu tư cũng khác nhau đối với mỗi
quốc gia. Mặc dù hợp tác thương mại ở Đông Á tiến triển rất nhanh và hợp tác tài chính
cũng không còn là vấn đề mới lạ nữa, song hợp tác đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn nếu
không nói là tụt hậu rất nhiều. Vì vậy, để có được thành công trong hợp tác phát triển kinh
tế ổn định trong các lĩnh vực, các quốc gia cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới hợp tác đầu
tư. Cho tới nay vẫn chưa có một thỏa thuận đầu tư khu vực nào được thống nhất, trừ khu
vực đầu tư ASEAN (AIA). Bên cạnh đó, những quy tắc đầu tư trong khu vực bao gồm
khung quản lý lượng vốn FDI hiện đang tăng vọt ở những nước kém phát triển và nước
đang phát triển vẫn chưa được hình thành. Theo bản báo cáo cập nhật về khu vực Đông Á
và Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới, các nước cần chú trọng việc cải cách môi
trường đầu tư, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa thị trường vốn.

1.3. Cho đến nay kinh tế Đông Á vẫn chưa có một định chế hợp tác chung mà thực
chất khu vực này đã được kết hợp thành một khối (de facto integration) và sự kết hợp
này được thực hiện qua cơ chế thị trường (market-led integration). Tuy nhiên từ cuối
thập niên 1990, các nước Đông Á kể cả Nhật đã tích cực trong việc xây dựng một định chế
hợp tác khu vực vì 2 lý do. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á cho thấy cần có
một định chế hợp tác khu vực để ngăn ngừa những bất ổn tương tự. Thứ hai, song song với
sự bế tắc trong các vòng đàm phán do WTO chủ truơng, chủ nghĩa khu vực đã phảt triển

25
mạnh tại nhìều nơi khác trên thế giới và xu thế ấy đã thúc đẩy các nước Đông Á chuyển
hướng theo trào lưu chung

1.4. Một trong những trở ngại quan trọng cần được xem xét một cách thận trọng đó là
việc thiếu các dự án đầu tư lớn hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia cũng
như khu vực. Các dự án “hợp tác đầu tư mới” thường rất ít, và chưa tương xứng với tiềm
năng các quốc gia Đông Á. Nếu không có các dự án đầu tư hiệu quả và chất lượng, lượng
vốn đầu tư các quốc gia sẽ bị lãng phí. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là cần thiết, không chỉ cho
sự phát triển kinh tế bền vững, mà còn là tiền đề cho công cuộc xóa đói giảm nghèo và tiến
tới sự phát triển cân bằng và bền vững trong khu vực.

1.5. Bên cạnh đó, còn phải kể tới việc thiếu các biện pháp hiệu quả trong việc bảo vệ
quyền lợi của nhà đầu tư và nước nhận đầu tư. Về phía nhà đầu tư, những doanh nghiệp
vừa và nhỏ rõ ràng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do điều kiện không thuận lợi khi được cung
cấp vốn đầu tư về tài chính, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, ngay cả việc thu thập thông tin
và khả năng cạnh tranh trong thị trường. Về phía nước nhận đầu tư, nền kinh tế những nước
kém phát triển có thể bị đe dọa do hệ thống luật pháp vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng, tạo điều
kiện cho những nhà đầu tư dễ dàng lách luật trục lợi Việc này sẽ khiến cho môi trường đầu
tư không còn lành mạnh và lực lượng lao động trong nước có thể bị lạm dụng vì những
mục tiêu không vì phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, trình độ đội ngũ nhân lực ở khu
vực này còn thấp. Đây là một nhược điểm tạo nên một trong những điểm yếu chính của khu
vực, đặc biệt trong các nước đang phát triển có thu nhập thấp như Vietnam, Lao,
Campuchia…

1.6. Các yếu tố liên quan đến đầu tư còn nhiều bất cập. Đối với kênh tài chính, mặc dù
số lượng và giá rị trái phiếu doanh nghiệp có sự gia tăng, nhưng trái phiếu chính phủ vẫn
thống trị thị trường. Bên cạnh đó, rất nhiều quốc gia châu Á phải hứng chịu ảnh hưởng
nặng nề của ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Ô nhiễm môi trường đang là tác
nhân nguy hiểm khiến cho các nền kinh tế rơi vào tình thế chao đảo, không ổn định. Các
quốc gia trong khu vực được khuyến khích tham gia vào hệ thống quốc tế để cùng nhau
giảm bớt lượng ô nhiễm và hạn chế các tác động của ô nhiễm tới hoạt động kinh tế.

26
1.7. Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo là một vấn đề nhức nhối trong khu
vực. Hiện nay, khoảng cách đó ngày càng lớn không chỉ trong các nước đang phát triển mà
còn giữa các nước phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh những người có thu nhập rất cao vẫn
còn tồn tại đông đảo cư dân có thu nhập dưới mức trung bình của xã hội. Vấn đề bất bình
đẳng cũng khiến các chính phủ phải đau đầu.. Do vậy, Đông Á nên dành mối quan tâm
nhiều hơn cho các quốc gia kém phát triển trong việc liên kết đầu tư để giúp đỡ các nước
này thoát khỏi đòi nghèo, cải thiện mức sống và nâng tầm khu vực lên mức mới.

1.8. Sự hiểu biết của người dân ở khu vực này về tầm quan trọng của hợp tác đầu tư
còn hạn chế. Do vậy cần nâng cao hiểu biết cho công dân bằng cách đưa vào giảng dạy các
chương trình thảo luận hay các workshops. Tuy nhiên, hầu hết các nước trong khu vực có
rất ít tổ chức và chương trình có thể đảm bảo thực hiện tốt và có hiệu quả vấn đề này.

2. TRỞ NGẠI KHÁCH QUAN

2.1. Bất ổn chính trị và chạy đua vũ trang có thể là tấm chắn nặng nề cho hoạt
động đầu tư và khả năng hình thành một khu vực đầu tư cho toàn Đông Á.

Chạy đua vũ trang được hiểu là quá trình 2 hay nhiều quốc gia liên tục đua tranh
nhau, tăng nhanh việc tích luỹ, hiện đại hoá nguồn dự trữ, số lượng, chất lượng vũ khí,
trang bị kỹ thuật quân sự và lực lượng vũ trang nhằm giành ưu thế chiến lược trong chuẩn
bị và tiến hành chiến tranh. Với cách hiểu đó, đã xuất hiện những quan ngại về nguy cơ sẽ
xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Á và có thể sẽ lan ra cả khu vực
châu Á - Thái Bình Dương nếu các bên không tự kiềm chế những tham vọng của mình.

Tại Đông Bắc Á, xung đột quân sự - quân sự trong trường hợp Hàn Quốc - Triều
Tiên và va chạm quân sự - dân sự giữa Nhật Bản - Trung Quốc đang làm cho môi trường
an ninh tại khu vực này bị đe doạ nghiêm trọng. Bán đảo Triều Tiên, vốn là ngòi nổ từ hơn
50 năm qua, đang có xu hướng tăng nhiệt sau sự cố chìm tàu Cheonan (26/3/2010) khiến
46 binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng và sau vụ Triều Tiên nã pháo vào Hàn Quốc (23/11/2010)

27
làm chết bốn người và hàng trăm nhà bị phá huỷ. Sau sự kiện này, Hàn Quốc đã phản ứng
với hàng loạt các hành động gia tăng sức mạnh quân sự.

Điểm nóng Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) giữa Nhật Bản và Trung Quốc
cũng có xu hướng "sôi" lên sau vụ tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần tra Nhật
Bản(tháng9/2010).

Bên cạnh đó, vấn đề Đài Loan vẫn là một nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh khu
vực khi các bên vẫn tiếp tục gia tăng vũ trang nhằm vào nhau với những hợp đồng quân sự
trị giá hàng chục tỷ USD. Mới đây nhất là Đài Loan ký hợp đồng mua vũ khí trị giá 6,4 tỷ
USD với Mỹ

Tại Đông Nam Á, dư luận về việc Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt
lõi”, đi kèm với những hoạt động phô trương sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân và
không quân trong nhiều năm qua đã khiến những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với
Trung Quốc quan ngại sâu sắc.

Do đó, những quan tâm chú ý dành cho đầu tư khu vực cũng bị suy giảm, nhường
chỗ cho các đàm phán và giải quyết tranh chấp, chạy đua vũ trang.

2.2. Mâu thuẫn Nhật Bản- Trung Quốc, Hoa Kỳ muốn chia phần

Nhật Bản và Trung Quốc ngoài bối cảnh phức tạp về lịch sử, gần đây những tranh
chấp về lãnh thổ cũng làm quan hệ giữa các nước phức tạp thêm. Trung Quốc bất bình với
việc cựu Thủ tướng Koizumi đi lễ bái ở đền Yasukuni (nơi thờ cúng cả những tội nhân gây
chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai) nên sự giao lưu cấp nguyên thủ quốc gia bị
ngưng lại từ nhiều năm nay. Giữa Hàn Quốc và Nhật Bản gần đây lại có vụ tranh chấp về
chủ quyền của hòn đảo Takeshima. Chính vì vậy nên hai quốc gia vẫn chưa tìm được tiếng
nói chung trên bàn đàm phán trong việc hợp tác đa phương khu vực, cả về thương mại và
đầu tư. Thủ tướng Nhật Bản đề xuất Cộng đồng Đông Á (EAC) nên bao gồm 16 nước,
trong đó có cả Australia, New Zealand và Ấn Độ; trong khi đó Bắc Kinh ủng hộ một cộng

28
đồng Đông Á gồm 13 nước bao gồm 10 nước ASEAN và 3 cường quốc khu vực là Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cả ba nước Trung-Nhật-Hàn đều nỗ lực cải thiện quan hệ láng giềng và quan hệ
này đang diễn ra theo chiều hướng tốt hơn. Cả ba, theo cách riêng, đều ứng xử với ASEAN
như là những đối tác chiến lược. Trung Quốc đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác với
ASEAN và dự kiến thiết lập văn phòng đại diện thường trú tại ASEAN. Nhật Bản và Hàn
Quốc đều có kế hoạch nâng cấp quan hệ với ASEAN lên tầm cao mới. Tuy vậy, cả ba nước
đều đang vật lộn với những vấn đề chủ quyền và lãnh thổ, chưa biết họ có khả năng gác lại
bất đồng để chấp nhận một cơ chế bình đẳng mỗi quốc gia một lá phiếu theo mô hình EU
trong Cộng đồng Đông Á tương lai hay không.

Bên cạnh đó, gần đây Hoa kỳ có mối quan tâm đặc biệt với vùng Đông Á. Trước
đây, Mỹ dường như đã tập trung mọi sự chú ý và nỗ lực vào khu vực Trung Đông và cuộc
chiến chống Taliban cũng như al-Qaeda nên không quan tâm tới việc hợp tác đa phương
Đông Á nhưng thực tế thì Mỹ không ủng hộ việc thực hiện hợp tác đa phương khu vực này
trong suốt những năm đầu của chiến tranh lạnh. Thậm chí, trong những năm đầu thế kỷ 20,
Mỹ tỏ ra không đồng tình với ý tưởng của nguyên Thủ tướng Nhật Nakayama về việc thành
lập một diễn đàn thảo luận về vấn đề an ninh khu vực. Trong thời kỳ chính quyền Clinton,
Hoa Kỳ đã thay đổi chủ kiến và bắt đầu tham gia vào các hoạt động khu vực đa phương,
như diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương, APEC.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy đáng nể của nền kinh tế TQ trong những năm gần đây đã khiến các
nhà chức trách Hoa Kỳ lo ngại về khả năng TQ sẽ thay thế Hoa Kỳ trong việc đặt ảnh
hưởng lên khu vực Đông Á: hợp tác đa phương Đông Á có thể sẽ đe dọa hệ thống các đồng
minh song phương của Mỹ và đưa TQ lên vị trí lãnh đạo khu vực.

Đứng trước nguy cơ bị tước mất vai trò dẫn dắt đối với khu vực Đông Á, Hoa Kỳ
đã có những chính sách thể hiện rõ quan điểm của mình trong đó có việc đề xuất tham gia
vào diễn đàn hợp tác đầu tư Đông Á. Thủ tướng Úc Kevin Rudd nhấn mạnh rằng, mọi sự
hợp tác khu vực đều cần phải bao gồm cả Washington. Một nhà ngoại giao Đông Nam Á
không muốn nêu tên nhận xét với hãng tin AFP: “Vài quốc gia muốn Mỹ trở thành một

29
thành viên của cộng đồng tương lai như là một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc”.
Giáo sư Chaiwat Khamchoo, nhà phân tích của Đại học Chualalongkorn ở Bangkok nhận
định: “Dù muốn hay không tôi nghĩ chúng ta cũng không tránh được vai trò của Mỹ bởi vì
Mỹ là nước lớn có sức mạnh cả kinh tế lẫn an ninh. Một số quốc gia Đông Á vẫn nghi ngờ
lẫn nhau nên muốn Mỹ có một vai trò”.

Với những khó khăn và thách thức nói trên, nhiều người cho rằng để thành lập được
một cộng đồng EAC vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, những khó khăn, thách
thức và sự khác biệt không nên được đem ra làm lý do để bỏ qua cam kết hội nhập ở khu
vực Đông Á. Việc xây dựng một cộng đồng quốc tế không bao giờ hoàn tất chỉ trong ngày
một ngày hai. Liên minh châu Âu (EU), được khởi xướng từ khi kết thúc Thế chiến II, khi
hai thành viên lớn nhất của cộng đồng là Pháp và Đức vẫn còn là kẻ thù. Điều này cho thấy
hai kẻ thù có thể trở thành bạn dưới khung hợp tác quốc tế nào đó. Nếu Pháp và Đức có thể
là bạn và cùng thúc đẩy hợp tác khu vực, thì Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên cũng
vậy.
Sự tin tưởng lẫn nhau là điều quan trọng nhất để EAC có thể khả thi. EAC nên được
thúc đẩy dần dần, và được xây dựng từ cấp thấp lên cao. Để dễ dàng hơn, EAC nên được
thành lập và bắt đầu bằng sự hợp tác ở các lĩnh vực không có xung đột. Tổ chức này trước
hết nên là một khu vực thương mại tự do để đem lại sự ổn định và thịnh vượng kinh tế. Chỉ
sau khi đạt được sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên thông qua hợp tác kinh tế mới
có thể tìm được tiếng nói chung trong thảo luận lĩnh vực hợp tác thành lập khu vực đầu tư
Đông Á và các lĩnh vực khác.

30
IV. CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆC THÀNH LẬP
KHU VỰC ĐẦU TƯ TỰ DO ĐÔNG Á (EAIA)

Từ việc phân tích những tiềm năng cũng như nhìn nhận những rào cản nói trên,
dưới đây là một số đề xuất của nhóm nhằm hướng tới thành công của khu vực đầu tư tự do
Đông Á

1. Củng cố môi trường tổng thể cho hợp tác đầu tư

1.1 Thông qua hợp tác kinh tế khu vực, đặc biệt là hợp tác tài chính. Việc xây dựng các
hiệp định thương mại tự do FTA nên được đẩy nhanh và theo đó các nhân tố đầu tư trong
các thỏa thuận FTA sẽ được tăng cường; cần chú trọng nhiều hơn đến các mô hình mới về
hợp tác đầu tư khu vực Đông Á, chẳng hạn như các khu vực hợp tác kinh tế và thương mại
nước ngoài.

1.2. Cải thiện môi trường cứng và mềm để đầu tư. Để cải thiện môi trường đầu tư trong khu
vực phải đẩy mạnh khuôn khổ hợp tác đầu tư và tăng cường phối hợp chính sách của tất cả
các nền kinh tế trong khu vực cùng với nỗ lực thu hút FDI.

• Để cải thiện môi trường mềm cho hợp tác đầu tư, cần phải minh bạch hơn trong
hoạt động thiết lập các điều luật về đầu tư cũng như quá trình thực hiện chúng, tạo
môi trường thể chế thân thiện với nhà đầu tư, tăng cường chất lượng nguồn nhân
lực trong các lĩnh vực dịch vụ và hợp tác hiệu quả trong bảo vệ quyền sở hữu quốc
tế.

31
• Thực hiện các hiệp định song phương hiện có về bảo vệ đầu tư. Tổ chức các cuộc
thảo luận về các hiệp định thương mại tự do FTA và các cuộc đàm phán khác trong
khu vực để xây dựng một khung đầu tư không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế khu
vực mà còn phản ánh toàn vẹn lợi ích của tất cả các nền kinh tế tham gia.
• Thiết lập một hệ thống mạng lưới cho đầu tư khu vực Đông Á. Hệ thống này có thể
bao gồm một mạng lưới các luồng hàng hóa, mạng lưới thông tin đầu tư, và một
mạng lưới hợp tác đầu tư của khu vực
• Thiết lập một trung tâm đào tạo hợp tác đầu tư ở Đông Á. Việc này có tác dụng
nâng cao hiệu quả quản lí đầu tư, quản lý các doanh nghiệp trong việc kinh doanh
xuyên quốc gia, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực.
• Nâng cấp hệ thống dịch vụ tài chính và bảo hiểm cho hợp tác đầu tư, và tận dụng
hết các nguồn lực ngoại giao để tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và hoạt động
xuyên quốc gia của các doanh nghiệp.

2. Nâng cao hợp tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tổ chức các dự án lớn cho hợp
tác đầu tư, xây dựng một mạng lưới giao thông châu Á và khám phá khả năng hợp
tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nông nghiệp, năng lượng, vv.

Mười năm sau khi Đông Á bắt đầu hội nhập khu vực, nhu cầu về cơ sở hạ tầng giao
thông, nước, năng lượng và viễn thông thậm chí còn cấp bách hơn. Chính phủ cần đóng vai
trò điều phối và phối hợp tổ chức, thúc đẩy các dự án lớn, đặc biệt là cho xây dựng cơ sở hạ
tầng. Hiện nay, các dự án cần ưu tiên có thể là một mạng lưới giao thông châu Á, trong đó
có một tuyến đường sắt châu Á, đường cao tốc châu Á, và đường thuỷ châu Á. Cần có biện
pháp phối hợp các chính sách quản lý giao thông vận tải để hình thành một mạng lưới các
hệ thống giao thông hiệu quả và thuận lợi trong khu vực Đông Á.

3. Tăng cường hợp tác trên các dự án “đầu tư xanh” và bền vững.

Các chính phủ cần tăng cường hỗ trợ đẩy mạnh hợp tác các dự án liên quan đến cơ chế
phát triển thân thiện với môi trường để cùng nhau giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các
dự án hợp tác đầu tư thân thiện với môi trường nên được thiết lập ngay từ bây giờ. Để bắt

32
đầu, những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể được phát triển bằng cách kết hợp
nguồn vốn, công nghệ sạch, năng lượng và các nguồn lực từ các nước trong khu vực. Và
sau đó các dự án cụ thể có thể được xây dựng phù hợp. Hơn nữa, nâng cao nhận thức
chung về trách nhiệm đối với xã hội trong việc phát triển các “dự án xanh “ đang trở nên
ngày càng cấp thiết.

• Thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp. Trong hầu hết các nền kinh tế
Đông Á, sản xuất nông nghiệp là sản xuất gia đình, với một mức độ thấp của công
nghiệp hóa, công nghệ, năng suất, khả năng phòng chống thiên tai và năng lực cạnh
tranh. Nông nghiệp cũng là một tỷ lệ lớn trong GDP của các quốc gia kém phát
triển, và cũng là khu vực sử dụng nhiều lao động nhất. Vì thế, cần tăng cường đầu
tư giữa các nước để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở Đông Á.
• Để đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Đông
Á cần một cơ chế hợp tác đầu tư được thành lập theo khuôn khổ 10 +3, bao gồm
một hệ thống kiểm soát thảm họa 24-giờ, một quỹ Đông Á dành cho phòng chống
và cứu trợ thiên tai, và dự án quản lí chống sa mạc hóa ở Đông Á.

4. Thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm khuyến
khích thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư và quỹ đầu tư cho các doanh nghiệp này.

5. Kết hợp các yếu tố toàn cầu và địa phương.

Glocalization (toàn cầu hóa và nội địa hoá) cần được quan tâm đặc biệt và nghiên
cứu trong hợp tác đầu tư. Trong khi đầu tư quốc tế ngày càng được diễn ra dưới dạng mua
lại và sát nhập qua biên giới nhiều hơn, cần có các nghiên cứu cần được thực hiện trong
việc sáp nhập và mua lại quốc tế và rộng hơn là các nghiên cứu về mua lại và sát nhập
quốc tế , đặc biệt là để nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa khác khi đầu tư ra nước
ngoài. Ngoài ra cũng cần có các biện pháp để chống lại các tác động tiêu cực của chúng.
Tư duy toàn cầu và hoạt động tại địa phương đều rất quan trọng trong đầu tư. Chúng ta
không thể tìm ra một mô hình đúng cho một cơ hội đầu tư tốt nếu không kết hợp cả yếu tố
toàn cầu và địa phương .

33
6. Phát triển thị trường trái phiếu châu Á và tăng cường các tổ chức đầu tư cho khu
vực Đông Á.

Thị trường Trái phiếu Châu Á cần được phát triển thành một kênh an toàn, thuận
tiện và hiệu quả cho hợp tác đầu tư ở Đông Á.

• Tăng cường cơ chế phối hợp. Cần mở rộng các phân tích chuyên sâu về phát
triển cơ sở hạ tầng, cơ hội đầu tư, hệ thống kế toán và chia sẻ thông tin. Các
cuộc họp của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương nên đặt
nhiệm vụ này trên đầu trang của chương trình nghị sự của họ. Sự phát triển của
thị trường trái phiếu trong nước và khu vực cần được phối hợp tốt.
• Mở rộng quy mô của thị trường trái phiếu. Giai đoạn thứ hai của bảo hiểm trái
phiếu châu Á nên được hoàn thành sớm, với tổng số tiền lên tới 8 tỷ USD, để
tăng đầu tư vào trái phiếu khu vực, đặc biệt là trái phiếu phát hành bởi các chính
phủ và các tổ chức tài chính.
• Gia tăng nguồn cung trái phiếu. Ngân hàng Phát triển Châu Á nên phát hành
nhiều hơn trái phiếu định giá bằng các loại tiền tệ của các nước Đông Á hay
một” giỏ tiền tệ" Đông Á, để tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường trái
phiếu khu vực và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho thị trường.
• Tăng cường trao đổi thông tin và giám sát. Một cơ quan đánh giá của Đông Á
có thể được thiết lập cho việc phát hành trái phiếu Đông Á, đặc biệt là cho các
đợt phát hành nhỏ và của các quốc gia nhỏ.
• Tăng cường vai trò của các chính phủ trong việc tận dụng hiệu quả hơn các tổ
chức hiện có và thành lập các tổ chức mới, có thể là một Quỹ đầu tư Đông Á
và một Ngân hàng đầu tư Đông Á. Tiền có thể đến từ chính phủ các nước
Đông Á và quỹ được điều hành bởi một cơ quan duy nhất để cung cấp bảo lãnh
tài chính cho đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho hợp tác đầu tư nông
nghiệp.
• Mở rộng quy mô của Quỹ Trái phiếu Châu Á, phát hành trái phiếu trên cơ sở
thường xuyên hơn và tăng cường chức năng bảo lãnh của Qũy; tăng cường xây

34
dựng năng lực của thị trường trái phiếu châu Á, bao gồm cả các cơ sở hạ tầng,
giao dịch một nền tảng tiên tiến và hệ thống thanh toán bù trừ.
• Thiết lập một hệ thống thanh toán bù trừ thống nhất, quy định khung, và các
tiêu chuẩn thị trường để thúc đẩy sự hội nhập của thị trường trái phiếu trong khu
vực Đông Á và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thuế.

7. Nguyên tắc chung về hợp tác khu vực

Bên cạnh những đề xuất nêu trên cho hợp tác đầu tư, một số nguyên tắc chung cho
hợp tác khu vực cũng cần được chú ý:

Sự cởi mở : Hội nhập Đông Á đã có những bước tiến đáng kể vì chúng ta cùng chung
một khu vực đã mở cửa với nỗ lực hợp tác toàn cầu và hợp tác khu vực. Sự cởi mở sẽ là
một nguyên tắc không thay đổi trong việc thúc đẩy sự những nhân tố xây dựng một cộng
đồng Đông Á

• Cùng có lợi và hài hòa văn hóa. “Đôi bên cùng có lợi “ là mục tiêu cũng như nhân
tố thúc đẩy hội nhập khu vực
• Ổn định chính trị, tầm nhìn, ý chí và quyết tâm. Chính phủ cần đóng vai trò quan
trọng trong việc khởi xướng, đẩy mạnh và thực hiện cơ chế, chính sách thích hợp,
đó là rất quan trọng cho hợp tác đầu tư
• Tham gia và hành động. Mọi người đều có vai trò trong việc tiếp tục đà hội nhập
khu vực và xây dựng cộng đồng Đông Á. Hãy hành động và hành động hiệu quả vì
lợi ích chung của cộng đồng cũng như của chính chúng ta.

35
LỜI KẾT

Như chúng ta đã biết, các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc đều là những thực thể đa quốc gia và quốc gia có vị trí, vai trò ngày càng lớn hơn
trong sự phát triển chung của khu vực Đông Á và cả thế giới. Chính do vị thế ngày càng
cao trên trường quốc tế và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên từ nhiều năm qua
ASEAN đã được Nhật Bản và nhất là từ giữa những năm 1990 đến nay cũng đã được cả
Hàn Quốc và Trung Quốc đặc biệt quan tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác cùng
phát triển về nhiều lĩnh vực. Nhật Bản vừa trải qua hơn một thập niên khủng hoảng suy
thoái nhưng vẫn giữ được vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và lớn nhất Châu Á.
Trung Quốc lại nổi trội là cường quốc số một thế giới về diện tích lãnh thổ và dân số, song
kinh tế nếu xét theo GDP thì vẫn ở vị trí lớn thứ sáu trên thế giới và thứ hai ở Châu Á, còn
Hàn Quốc ở vị trí thứ mười hai trên thế giới và thứ ba ở Châu Á. Đối với các nước
ASEAN, nếu tính riêng từng thành viên, ta thấy so với Nhật Bản, Trung Quốc và kể cả Hàn
Quốc, GDP của các nước ASEAN đều thua kém xa, song nếu tính chung GDP của cả 10
nước ASEAN thì lại là sức mạnh đáng kể, còn lớn hơn cả Hàn Quốc. Do đó trong tương
lai, nếu như ASEAN + 3 trở thành một cộng đồng kinh tế ở Đông Á với sức mạnh kinh tế
Trung-Nhật là hai đầu tàu cùng với kinh tế Hàn Quốc là hợp lực hỗ trợ cho hai mũi nhọn
đó hợp tác chặt chẽ với nhau trong một khu vực thương mại tự do cũng như khu vực đầu tư
tự do Đông Á vào loại rộng lớn nhất nhì thế giới. Lúc đó, chắc chắn các nền kinh tế Đông
Á sẽ nhận được ảnh hưởng hỗ trợ tích cực, ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.

36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://vietbao.vn/Van-hoa/Chuong-4-Trien-vong-ve-cong-dong-kinh-te-Dong-
A/40166341/184/

http://www.vietnamplus.vn/Home/WEF-Dong-A--buc-tranh-ve-trien-vong-cua-khu-
vuc/20106/47888.vnplus

http://www.mofa.go.jp/region/asia-paci/asean/pmv0211/report.pdf

http://thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/thuc-trang-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-
ngoai-cua-trung-quoc-va-bai-hoc-kinh-nghiem-doi-voi-viet-nam/6623.ebook

http://www.neat.org.cn

http://vietbao.vn

http://wwww.tapchithoidai.org

http://www.tinkinhte.com

http://www.unctad.org/Templates/StartPage.asp?intItemID=2068

37

Vous aimerez peut-être aussi