Vous êtes sur la page 1sur 103

LỜI NÓI ĐẦU

Tôi từng nghĩ mình là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, vậy nhưng khi chính
tôi có con thì suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi! Khi những cậu nhóc quậy phá của
chúng tôi ra đời tôi mới nhận thấy hiểu biết của mình thật ít ỏi, và những lời khuyên
về giáo dục trẻ em trong các sách hiện có lại cũ rích và không thực tế.
Đó là thời gian cách đây 15 năm và kể từ đó tôi tâm niệm phải tìm ra những phương
cách đúng đắn hơn nữa để nuôi dạy và tận hưởng niềm vui với con trẻ. Tôi khởi đầu
bằng cách cổ động những bậc phụ huynh mà tôi tiếp xúc trong công việc áp dụng
những ý tưởng mới được hun đúc của tôi. Một số họ quay lại gặp tôi sau vài tuần và
nói rằng họ rất ngạc nhiên khi áp dụng thành công những thành công của tôi. Một số
người nói tôi khuyên bậy.
Thời gian trôi qua, hàng trăm phụ huynh tôi biết đã loại bỏ những kỹ thuật không
mang lại hiệu quả và bắt đầu thu thập, chắt lọc, thử nghiệm những kinh nghiệm thích
hợp. Nhờ những phụ huynh đã cho tôi thấy thực tế của công việc nuôi dạy trẻ con,
sau tám năm, tôi nhận ra mình hiểu biết khá nhiều về công việc này đến nỗi không
thể không chia sẻ với những người khác.
Ngay sau lần đầu tiên xuất bản cuốn “Tâm lý trẻ con tuổi chập chững - những lời
khuyên hữu ích nhất” này, tôi và vợ tôi rất ngạc nhiên về sự thành công đến rất
nhanh của cuốn sách. Quyển sách bán chạy không chỉ vì những ý tưởng thực tế
trong sách mà còn vì mang lại sự hiểu biết mới và niềm vui đối với việc nuôi dạy con
trẻ, củng cố sự tự tin và động viên phụ huynh rằng không phải chỉ họ gặp phải
những khó khăn này.
Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 và những ý tưởng của tôi trở nên mạnh mẽ, rõ
ràng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nghệ thuật giáo dục trẻ em cũng phải tiến bộ theo
thời gian. Phương thức tiếp cận mới đánh giá cao vai trò của quan hệ và bảo vệ trẻ
con khỏi những biến động và căng thẳng trong môi trường gia đình. Nói đến kỷ luật
thì tôi cho là phải lấy tình yêu thương làm cơ sở và phụ huynh phải vạch ra những
giới hạn rõ ràng mà trẻ phải tuân thủ.
Phụ huynh ngày nay phải chịu áp lực tài chính lớn hơn, nhiều bà mẹ sinh xong phải
đi làm vì lý do kinh tế. Chất lượng nuôi dạy trẻ vì thế phải được quan tâm hơn. Các
ông bố phải chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn vì chính họ đóng vai trò ngang hàng như
những người vợ trong quyết định có con. Nếu tỷ lệ ly dị cứ theo đà tăng lên như ở
Mỹ thì trẻ em càng có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Trong bối cảnh đó, những vấn
đề như trẻ vị thành niên có thai và quyền của trẻ em khi có phụ huynh nghiện rượu
và ma tuý cũng cần phải được đặt ra.
Tôi tin rằng đã đến lúc phải rũ bỏ hết những lý thuyết trống rỗng và thiếu thực tế
(thường chỉ là người đọc bối rối) và tập trung vào những giá trị quan trọng hơn.

1
Phỏng có ích gì khi cho thai nhi nghe nhạc cổ điển để kích thích tế bào thần kinh mà
không tạo ra được môi trường ấm áp và hạnh phúc cho trẻ phát triển sau khi ra đời.
Việc nuôi dạy trẻ là một việc làm tự nhiên, không nên xem là một khoa học phức tạp.
Các bậc phụ huynh đã thực hiện được vai trò của mình trong nhiều thập niên qua
mà không cần đến các chuyên gia. Đã đến lúc không nên quá nghiêm khắc với bản
thân và đánh giá quá cao vai trò của bác sỹ, nhà tâm lý. Thời gian với con trẻ trôi
qua rất nhanh – hãy tận hưởng niềm vui với chúng!

2
1
Tự tin là bí quyết quan trọng nhất

Nhìn lại 20 năm làm việc của tôi trong lĩnh vực giáo dục trẻ em, tôi thường tự hỏi
không biết có những mốt thời thượng và xảo thuật trong việc nuôi dạy con có ích gì
không. Tôi không có ý phê phán việc phải ép trẻ con ăn, bỏ bú đúng lúc, cho bú mẹ
thay cho bú bình, giáo dục trẻ từ nhỏ và bài trừ đánh đập trẻ em.
Đằng sau những hô phong hoán vũ phù phiếm về việc nuôi dạy trẻ là những ý tưởng
rất quan trọng và kiên định làm nền tảng cho sự phát triển an toàn và mạnh mẽ của
trẻ.
Tôi nhận ra năm thành tố trong công thức quan trọng sau đây đúng cho cả quá khứ
lẫn tương lai. Chắc chắn là trẻ con sẽ phát triển tốt nhất nếu chúng:
được yêu thương và quan tâm;
được sống trong môi trường hạnh phúc và an bình;
được theo gương tốt của người lớn;
được chăm sóc chu đáo và nhất quán;
được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ tự tin.
Sách này không viết cho những người “viển vông”. Sách dành cho những ông bố bà
mẹ kiên định muốn có những lời khuyên thực tế để nuôi dạy trẻ một cách thành công
và vui thú. Với mục tiêu này, tôi nghĩ nên bắt đầu bằng điểm mấu chốt giúp bạn làm
tốt vài trò bố mẹ của mình - sự tự tin.
Những ông bố bà mẹ tự tin.
Sự tự tin sẽ làm cho những người làm cha làm mẹ có suy nghĩ tích cực, có sức
mạnh và sự cam kết thực sự với trách nhiệm này. Nếu bạn tự tin, những trục trặc
trong đời sống hàng ngày giống như những hòn sỏi trên đường đi. Nhưng nếu không
có lòng tự tin, chúng ta sẽ dễ mất phương hướng và những việc vặt vãnh có thể trở
thành đại sự. Lòng tự tin có ích trong mọi mặt của cuộc sống. Nó giúp những người
làm cha làm mẹ áp dụng kỷ luật một cách có hiệu quả, cải thiện ứng xử của con trẻ
và về lâu về dài, nó hình thành cơ sở cho lòng tự tin của chính đứa trẻ.
Cách đây vài năm khi tôi nói chuyện với một tập thể thính giả gồm rất nhiều phụ
huynh ưu tú, tôi hỏi họ 1 câu đơn giản: “các ông bà tự tin đến mức nào về khả năng
làm cha mẹ của mình?” 77% trả lời rằng họ không chắc chắn lắm về những kỹ thuật
họ đang áp dụng.
Thật lạ là ngày nay có vô số chuyên gia về giáo dục trẻ em,các quầy sách thì có đầy
rẫy sách về phương pháp giáo dục trẻ, đức tính tự tin lại giảm sút hơn là phát triển
lên. Có thể tìm hiểu một vài nguyên nhân cho hiện tượng này.
3
Điều gì huỷ hoại lòng tự tin
Đã qua rồi những gia đình nhiều thế hệ, nhiều bố mẹ trẻ bây giờ thường có cảm giác
cô độc và hoang mang. Có người chưa bao giờ phải đối mặt với vấn đề tâm lý, chưa
hề tiếp xúc hoặc chăm sóc trẻ con. Ngoài ra, lý thuyết về chăm sóc trẻ con ngày
càng trở nên phức tạp, làm cho chúng ta ít tin vào bản năng tự nhiên của mình hơn.
Chính vì thế, chúng ta dễ bị những yếu tố sau đây làm cho mất lòng tự tin hơn vào
bản thân trong việc nuôi dạy con:
Không biết những vấn đề nào đó có bình thường hay không
Con chúng ta ra đời mà ít ai trong chúng ta lại được chuẩn bị để đối phó với những
khó khăn tiếp theo sau đó. Đa số các gia đình trẻ sống xa gia đình bố mẹ nên phải
chịu thiệt thòi, không thể gặp ngay bố mẹ mình để xin những lời khuyên về những
vấn đề thông thường trong cư xử và quản lý gia đình. Chúng ta cứ tưởng rằng chỉ có
chúng ta mới gặp phải vấn đề nào đó trong khi rất nhiều người cũng ở trong tình
cảnh như vậy.
Đối với trẻ chập chững thì phải xem những vấn đề về cư xử là tất yếu mà những
người làm cha làm mẹ sẽ gặp. Trẻ chập chững thường táy máy chân tay, chưa biết
phân biệt đúng sai trong những việc mình làm. muốn trở thành trung tâm của sự chú
ý và không lắng nghe lời phụ huynh nói. Trẻ 2 tuổi thường đánh nhau với anh chị
hoặc em nhỏ, ăn ít, không chịu đi ngủ, khóc nhè, không vâng lời và nhất là hiếu
động. Một số trẻ em thể hiện những tính cách trên ở mức độ ít còn một số thì lên
đến tột đỉnh.
Sự ganh đua
Chúng ta sống trong một thế giới cạnh tranh và chúng ta không ngăn được sự dòm
ngó xem những ông bố bà mẹ khác quản lý gia đình, chăm lo cho các quan hệ và
nuôi dạy trẻ con của họ như thế nào. Rồi chúng ta cứ phải so sánh mình xem có
thua kém người khác không.
Các phương tiện truyền thông cũng tỏ ra giúp đỡ 1 tay bằng cách thiên vị trong thực
tế. NHiều tạp chí tâng bốc những cố gắng đạt đến sự hoàn thiện. “Cuộc hôn nhân
hoàn hảo”, “Đời sống tình dục như ý” “kinh doanh hoàn toàn sạch sẽ” “Chế độ ăn
sáng tuyệt đối cân bằng”, “Phương pháp nuôi dạy con hoàn hảo”. Chẳng cần nói
cũng biết không có cái gì là hoàn hảo, và hầu hết những cái chúng ta muốn đạt đến
là những mục tiêu hoang đường không bao giờ đạt được.
Những người xuất hiện thường xuyên trên các chương trình gương thành công, các
vở kịch trong nhà ngoài phố là các diễn viên gây ấn tượng với công chúng với vẻ tự
chủ và có trách nhiệm nhưng thực chất trong đời tư thì cũng mất thăng bằng, mệt
mỏi và bất hạnh như chính chúng ta. Một phóng viên châm biếm nhân dịp kỷ niệm
10 năm hoạt động của một tạp chí phụ nữ của Úc đã nhận xét…”Chân dung một
người phụ nữ mà họ vẽ nên cần - một nghề nghiệp, một ông chồng, những đứa con,
một cái nhà, trang sức, áo quần, sự sôi động và du lịch” Kết quả là nhiều phụ nữ
cảm thấy họ đã bị lừa. Đối với đa số “siêu” phụ nữ mà tôi tiếp xúc, họ chỉ được

4
hưởng cảm giác hồi hộp và được đi lại chỉ với chuyến xe đi bệnh viện để điều trị cho
đứa con còn lâu mới được coi là “hoàn hảo” của họ,
Trước kia trẻ con không đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo cho đến 6 tuổi, giờ thì ngay từ bé
nó được tiếp xúc với người ngoài và như thế trẻ em phải cạnh tranh và chuẩn bị
ganh đua rất nhiều.
Nếu ngồi trong một bệnh viện nhi đồng, bạn sẽ thắc mắc không hiểu vì sao tất cả
các đứa trẻ khác đều mập mạnh, nhiều răng và lanh lẹ hơn con bạn. Bạn thích tham
gia nhóm những người có con nhỏ nhưng ngại người ta nhìn con mình “Hãy nhìn
đứa bé kia, đã 13 tháng mà vẫn chưa biết đi, chắc nó bị làm sao đấy?” “Hãy nhìn
thằng bé chỉ mới 1 tuổi đã cắn đứa khác, chắc nó sẽ thành dân bặm trợn sau này”.
Khi trẻ sắp đến tuổi đi học, bạn cảm thấy căng thẳng nếu trẻ không biết cắt hình và
nô đùa với bạn trong khi những đứa khác biết làm thủ công và kể chuyện.
Bố mẹ có thể rất dễ bị tổn thương nếu con cái học hành không giỏi ở trường. Một số
người mắc bệnh khoác lác về năng lực của con họ. Nếu bạn tham gia một buổi sinh
hoạt phụ huynh hoặc giáo viên, có thể có 1 ông bố hăng hái tuyên bố “Con tôi mới 5
tuổi nhưng có thể đọc thuộc làu thơ của Shakespeare”, rồi 1 phụ huynh ảo tưởng
khác “con gái tôi 4 tuổi nhưng chơi violon tuyệt vời”, còn bạn nhủ thầm “con tôi 5 tuổi
và đêm nào cũng đái dầm”
Đái dầm là việc phổ biến đối với trẻ em chưa đến tuổi đi học. Thật ra trong lớp có thể
vẫn có vài đứa giữ thói quen này nhưng phụ huynh của bé sẽ không bao giờ nói ra
điều đáng xấu hổ này.
Động một cái là gọi bác sỹ
Trong những giờ phút ảm đạm nhất của đời mình, tôi tự hỏi nếu các bác sỹ bị quét
sạch khỏi mặt đất thì các phụ huynh có khổ sở hơn không. Tôi muốn định nghĩa lại
việc nuôi dạy trẻ và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự tin, dường như hàng trăm
người khác muốn làm cho việc này khó khăn hơn. Lòng tự tin rất mỏng manh và dễ
vỡ và những ý tưởng sai lệch và lỗi thời sau đây đã góp phần phá hoại lòng tự tin:
Những bà mẹ phải đi làm thì sẽ gây hại rất nhiều cho con: không đúng
Người mẹ nào cũng muốn ở nhà cả ngày để chăm con, nếu phụ nữ nào không muốn
như vậy thì họ đáng xấu hổ. Lầm. Một số ông bố muốn chăm con cả ngày và nhiều
khi biết dành thời gian cho bản thân cũng là điều có lợi cho cả con lẫn bố mẹ
Trẻ con phải ngồi trong sẽ giang chân quá nhiều và chân sẽ bị vòng kiềng: Tất cả trẻ
con một tuổi đều bị chân vòng kiềng, không cần biết chúng có ngồi xe hay không vì
Chúa sinh ra chúng như thế.
Trẻ con thức dậy nửa đêm bố mẹ phải dỗ dành: Một lý thuyết không thực tế, lỗi thời.
Đây là vấn đề giấc ngủ cần phải khắc phục sớm. Sự thiếu ngủ là một hình thức tra
tấn, và bố mẹ thiếu ngủ thường hơi cáu gắt, gây tâm lý không tốt cho trẻ
Nếu trẻ con không bú mẹ thì rất bất lợi: Ai cũng khuyến khích trẻ bú mẹ nhưng điều
này không bắt buộc

5
Phụ huynh đánh con sẽ gây tổn thương về tình cảm: Hiểu sự việc như thế là hoàn
toàn sai
Trẻ ở tuổi chập chững thỉnh thoảng nghịch chỗ kín của nó là sự bất thuờng về tình
dục: Vô lý, trẻ con làm thế là vì nó thích hoặc vì nó chán, không có gì để chơi.
Nhiều sách đưa ra những lời khuyên không thực tế, những ý kiến lỗi thời và đặt ra
những mục tiêu quá cao dẫn đến những lo sợ và tạo ra cảm giác thiếu năng lực cho
những người làm bố làm mẹ. Nên dùng làm giấy vụn hoặc tái chế những sách đó
cho việc gì có ích hơn. Cuộc sống đã đủ những lo toan rồi, chẳng cần những nhà
triết học thông thái sản sinh ra mớ tài liệu làm cho chúng ta cảm thấy mình chỉ là
công dân hạng hai.
Không nhận biết cá tính
Mỗi đứa trẻ được sinh ra với những tài năng và tính cách riêng biệt chỉ có thể điều
chỉnh chứ không thể thay đổi hoàn toàn bởi nhiệt tâm và kỹ năng của bố mẹ. Cách
nhanh nhất để huỷ hoại sự tự tin của trẻ là bắt buộc chúng làm những gì không
muốn và không có khả năng thực hiện. Một đứa trẻ 3 tuổi có tính cách hoạt bát sẽ
không chịu ngồi yên học bài, bất kỳ trẻ con nào không có tính cách hiền lành như
thánh Francis đều không thích hợp khi đứng ở hàng trước của đội bóng Bang Origin
Dù cho tôi có nói gì thì vẫn có quan điểm lạc hậu cho rằng trẻ con được sinh ra bản
tính giống nhau hoàn toàn, nếu có bất kỳ sự khác nhau, sự hư hỏng hoặc sai trái gì
cũng đều do hành động của bố mẹ gây ra.
Tất cả chúng ta phải học cách chấp nhận đứa trẻ mình sinh ra và rồi nỗ lực hết sức
mình. Hãy nhớ rằng là cha mẹ, chúng ta là những cá nhân có tính cách và phong
cách làm phụ huynh khác nhau. Chúng ta phải có niềm tin của riêng mình và không
được để người khác kiểm soát mình.
Những cản trở từ nhà chuyên môn
Một số nhà chuyên môn chúng ta có thể làm cho các ông bố bà mẹ cảm thấy bất tài.
Thật dễ làm lung lay sự tự tin của các ông bố bằng cách cho rằng chúng ta nuôi dạy
con mình đúng cách và rằng những vấn đề về hành vi chỉ có ở con cái họ. Tệ hơn,
một số trong chúng ta ngập đầu trong những ý tưởng của những năm 1950 và không
thể đưa ra những lời khuyên thực tế về hành vi mà không thực hiện phân tích tâm lý
bố mẹ.
Tôi gọi phương thức tiếp cận tâm lý - động học này là “kỹ thuật dự báo thời tiết của
Irắc”. Kỹ thuật này có thể nói cho bạn biết tất cả những gì có thể xảy ra hôm qua,
hôm trước đó và vào ngày bạn sinh ra, nhưng về hôm nay, ngày mai và tương lai thì
nó câm bặt. Hãy chọn nhà chuyên môn cho đúng. NHững nhà chuyên môn giỏi có
thể giúp đỡ bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng may mắn gặp được họ.
Coi chừng những trường phái tư tưởng cho rằng trừ khi bạn nuôi dạy con mình “theo
đúng cách và chỉ 1 cách duy nhất” , nếu không bạn sẽ chịu những ảnh hưởng về tâm
lý xảy ra. Chẳng có chuyện phải theo đúng 1 phương pháp dạy con nào đó. Cách

6
thức nuôi dạy con mỗi thời mỗi khác. Nếu cố gắng thay đổi tính cách và khả năng
của con mình, chúng ta sẽ thấy trẻ con vẫn không phát triển theo ý chúng ta.
Kết luận
Cuộc sống ngày nay rất khó khăn đối với những người làm phụ huynh do lối sống,
sự ganh đua điên cuồng, những biến động và sự mong đợi vô lý của chúng ta. Một
phần cũng do sự thừa mứa các thông tin thiếu thực tế và không tưởng. Hầu hết các
bậc phụ huynh đều đã làm nhiệm vụ của mình thật tốt vậy mà nhiều người vẫn
không nhận ra điều này. Họ không cần sự phê bình mà cần sự khích lệ và động
viên.
Làm phụ huynh là một sự thoả hiệp. Ai trong chúng ta cũng bắt đầu bằng những lý
tưởng cao cả nhưng rồi những áp lực và sự mệt mỏi ập đến, chúng ta hạ thấp tầm
nhìn của mình đến mức vừa phải, một sự vô tư nhẹ nhàng. Không cần phải phê bình
hoặc so sánh với những người khác. Hãy làm điều bạn thấy tốt và phù hợp với con
bạn. Nếu bạn yêu con và thích nuôi dạy chúng, cứ thực hiện những điều mà bạn cho
là có ích và thích hợp với con bạn. Không ai có thể nuôi dạy con bạn tốt hơn bạn.
Nền tảng cho một đứa trẻ hạnh phúc và an toàn:
Tình yêu thương: Cảm thấy được yêu thương và chào đón. Tình yêu thương là một
từ rất quan trọng
Sự kiên định: Trẻ con cần được biết lập trường của phụ huynh và lập trường này
phải luôn vững vàng
Giải quyết sự căng thẳng: Sự căng thẳng là yếu tố tai hại nhất ảnh hưởng đến việc
nuôi dạy con thời nay. Chẳng có ích gì khi nuôi dạy con bằng sách vở mà gia đình
như một bãi chiến trường. Những xói mòn trong quan hệ của người lớn chẳng bao
giờ giấu được trẻ con. Điều tốt nhất các cặp vợ chồng có thể làm cho con mình là
sống tử tế với nhau.
Làm gương tốt: Trẻ con không thể cư xử tốt hơn những người mà chúng noi theo
Mong đợi hợp lý: Phụ huynh cần biết điều gì là bình thường và nên mong đợi
những gì hợp lý từ con mình. Những mong muốn thiếu thực tế sẽ gây ra những vấn
đề tâm lý thiếu cần thiết.
Vui đùa và thích thú: Trẻ con nên được nuôi dạy như một thợ học nghề của những
ông bố bà mẹ thích vui đùa vì có chúng bên cạnh. Một số người nghiêm khắc quá sẽ
làm cho việc nuôi con giống như làm thí nghiệm khoa học. Không thể có tình yêu
thương đối với những đối tượng làm thí nghiệm.
Tự tin: Đây là bí quyết để làm bố mẹ một cách hiệu quả. Những ông bố bà mẹ tự tin
là những người lạc quan và những ông bố bà mẹ lạc quan là những người mạnh
mẽ nhất.

7
2
Điều gì làm trẻ chập chững hoạt động

Trẻ đi chập chững là những cô cậu nhỏ tuổi từ 1 đến 4 tuổi. Bỗng dưng phát hiện ra
mình có vô vàn sức lực tưởng như có thể lay chuyển cả thế giới, trẻ em tuổi chập
chững làm cho bố mẹ phải liên tục hoạt động cùng với mình. Một số đứa trải qua
thời kỳ này một cách nhẹ nhàng nhưng một số đứa làm kinh hoàng bố mẹ.
Trẻ đi chập chững bắt đầu thời kỳ hoạt động của nó sau khi ăn tiệc thôi nôi (tròn 1
tuổi). Một ngày nào đó sau bữa tiệc này, khi bạn dọn cơm tối và con bạn, thay vì tỏ
thái độ thích thú, nó nói “Ề”. bạn thì nổi đoá lên còn nó thì trợn mắt, nó thích cái vẻ
giận dữ của bạn, nó tự nhủ “mẹ đã chú ý đến mình đấy” và thế là bạn bắt đầu vào
cuộc.
Đừng để tôi làm cho bạn chán nản. Tôi biết là khi bạn nhìn lại thời gian này, bạn sẽ
thấy đây là thời kỳ vui thú nhất của trẻ con. Trẻ đi chập chững thật hiếu động, đầy
niềm vui và chúng nhìn đời bằng con mắt vô tư, ngây thơ và đầy trí tưởng tượng. Để
tận hưởng giai đoạn này đối với con trẻ, bạn phải biết giới hạn những mong muốn
của mình, và áp dụng một vài kỹ thuật huấn luyện. Trước hết hãy xem cái gì làm cho
trẻ chập chững không thể ngồi yên một chỗ.
Phát triển khả năng cư xử - Tổng quan
Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu rằng trẻ con trải qua 3 giai đoạn phát
triển khác nhau về tâm lý từ khi sinh ra đến lúc 8 tuổi. Giai đoạn đầu là từ khi lọt lòng
mẹ đến khi tròn năm tuổi - trẻ sơ sinh. Giai đoạn hai là từ 1 đến trước 4 tuổi - trẻ đi
chập chững và giai đoạn 3 từ 4 đến 8 tuổi - tuổi bắt đầu đi học. Trong những giai
đoạn này, trẻ con lớn lên về vóc dáng và nhận thức, khả năng cư xử cũng thay đổi
nhưng không phải lúc nào cũng theo hướng tốt.
Trẻ sơ sinh: Từ khi sinh đến 1 tuổi
Trẻ sơ sinh là sinh vật bé nhỏ từ khi lọt lòng mẹ đến khi tròn năm tuổi. Hầu hết thời
gian bé dùng để khám phá bố mẹ mình. Đây là quá trình ràng buộc rất quan trọng.
Mục đích của năm đầu tiên là thiết lập mối quan hệ yêu thương và an toàn giữa bố
mẹ và bé. Quan điểm chăm sóc trẻ thời kỳ này thường thay đổi nhưng mọi người
đều cho rằng không thể làm hỏng trẻ trong năm đầu tiên của cuộc đời. Khi bé đói thì
cho ăn, khóc thì dỗ dành âu yếm, khi bé quấy cũng phải dịu dàng nâng niu bé.
Trẻ sơ sinh không cần có kỷ luật, bạn chỉ cần tập cho trẻ có thói quen giờ giấc và tận
hưởng tình yêu thương con. Sẽ có những lúc không mấy dễ chịu và bạn phải bỏ qua
lý thuyết và thay đổi những quy tắc cơ bản.
Trẻ đi chập chững – 1 đến 4 tuổi

8
Ở giai đoạn này, trẻ em phát hiện ra sức lực cơ bắp của nó và không ngần ngại tận
dụng. Giai đoạn này bắt đầu sau sinh nhật đầu tiên (ngày thôi nôi) với những với
những hành động theo cảm tính thường kéo dài đến lúc trẻ được hai tuổi. Trẻ chập
chững thường khó huấn luyện nhất trong giai đoạn từ 2 – 2 tuổi rưỡi và dần dần sẽ
dễ dạy hơn. Dễ hơn ở đây không có nghĩa là không còn những thách thức mà hình
thức biểu hiện sẽ tinh tế và phức tạp hơn.
Không giống với trẻ sơ sinh, trẻ đi chập chững cần phải biết chính xác giới hạn
những đòi hỏi của mình. Trẻ chập chững cần có kỷ luật.
Nhiều phụ huynh cho rằng giai đoạn này là khó khăn nhất và đúng là họ bị căng
thẳng thần kinh gấp 3 lần. Nếu bạn tự tin, biết nhận ra điều gì là bình thường, biết
chịu trách nhiệm thì tình hình không đến nỗi tệ. Tôi tin rằng bạn sẽ có những phẩm
chất này sau khi đọc cuốn sách này.
Trẻ tuổi bắt đầu đi học: 4 đến 8 tuổi
Sau sinh nhật lần thứ 4, trẻ sẽ kết thúc giai đoạn 2 và chuyển sang thời kỳ bắt đầu đi
học. Tuy nhiên không thể chắc chắn về độ tuổi cho giai đoạn này vì có thể trẻ phát
triển sớm hơn (3 tuổi) và có trẻ muộn hơn (4 tuổi rưỡi)
Giai đoạn phát triển về hành vi cư xử này cũng rất khác những giai đoạn trước. Trẻ
tuổi này biết nghĩ đến kết quả của những việc mình làm và thể hiện ý nghĩa việc làm
của mình. Trẻ cũng quan tâm hơn đến các quy tắc và thường tuân theo các quy tắc.
Thường thì vào giai đoạn này, chúng ta dễ sinh ra quan liêu, coi thường việc chăm
sóc trẻ.
Đa số trẻ 5 tuổi tở trường sẽ chịu ngồi yên, không những làm theo các quy định của
lớp học mà còn hiểu được những quy định đó áp dụng nhu nhau cho mọi đứa trẻ.
Chúng đóng vai cảnh sát, mách với cô giáo những vi phạm nhỏ nhất. Đây là độ tuổi
“mách lẻo”, một hành động mà sau 8 tuổi thì trẻ hiếm khi làm.
Bố mẹ có thể lợi dụng sự vâng lời này để thiết lập những quy định ở nhà cho trẻ làm
theo. Ở giai đoạn phát triển này, có thể đối xử với trẻ như với một người lớn thu nhỏ,
tin tưởng và tỏ ra dân chủ, giảng giải lý lẽ cho trẻ.
Trẻ con tuổi chập chững - mục tiêu của chúng
Khi trẻ chuyển từ trẻ sơ sinh sang tuổi chập chững, trẻ thích thú vì sự giải phóng cơ
bắp nhanh chóng xuất hiện. Thình lình trẻ đứng và đi được, đi, leo trèo và chạy
được. Trẻ có khả năng thao tác đồ vật, sờ, tháo và nghịch mọi vật. Chúng kinh ngạc
và tò mò với năng lực hành vi của mình. Giống như ai đó vừa mở ra môt kho tàng
khổng lồ vũ khí sức lực, nhưng chúng không biết sử dụng khôn ngoan sức lực đó.
Đây là thời kỳ phấn khích nhất của trẻ đi chập chững và cũng là giai đoạn bố mẹ bực
bội và bối rối nhất. Trẻ phát hiện ra rằng bằng cách sử dụng năng lực vừa được giải
phóng, chúng sẽ được nhiều người chú ý đến nhưng chính điều này thường đem lại
kết quả ngược lại là phản ứng giận hờn của trẻ sẽ tước đi của chúng sự thân mật và
tình thương yêu chúng có được khi còn là trẻ sơ sinh. Trẻ bực bội vì đầu óc chúng

9
sôi lên bởi những ý tưởng hay ho mà thể chất chưa hoàn thiện của chúng không cho
phép hiện thực hóa.
Đối với cha mẹ, tuổi đi chập chững của trẻ là thời gian áp dụng sự kiểm soát nhằm
nhẹ nhàng hướng dẫn cho trẻ, đặt ra những giới hạn, tránh đối đầu nhưng phải kiên
quyết 100% khi cần thiết. Đối với trẻ thì tuổi chập chững là tuổi học cách kiểm soát -
kiểm soát thân thể và hành vi.

Kiểm soát các chức năng thân thể: Trẻ học cách đi tiêu đi tiểu trong bồn cầu.
Kiểm soát những cơn bốc đồng: Trẻ học cách chấp nhận rằng yêu cầu của trẻ
không thể được đáp ứng ngay.
Kiểm soát sự bực tức vì không làm được việc gì: Trẻ biết rằng nó muốn tự
xúc đồ ăn nhưng nó không thể làm việc này thật tốt.
Kiểm soát hành vi: Trẻ biết rằng nồi giận không phải là cách thích hợp để ảnh
hưởng được người khác.
Kiểm soát sự lo lắng vì phải xa mẹ: Trẻ học để chấp nhận xa mẹ tạm thời để
đến nhà trẻ và sau đó đến trường học.
Kiểm soát tính ích kỷ: Trẻ học cách chấp nhận chia xẻ sự quan tâm, đồ đạc,
không cắt ngang người khác và biết rằng ngườikhác cũng có quyền lợi của
họ.
Trẻ đi chập chững sẽ học được những điều trên và thậm chí học được một chút về
lẽ phải và cái gì đó mơ hồ giống như là lương tâm.
Trẻ đi chập chững - những dấu hiệu phân biệt
Dù cho bạn nghĩ về con mình như là “một kho báu”, “một cái đuôi phiền toái”, “một
đứa bé kinh khủng” hoặc là gì đi nữa thì tất cả trẻ ở tuổi chập chững đều có chung
một điều, đó là một bộ sưu tập những dấu hiệu hành vi được xem là nhãn hiệu của
chúng.
Nhiều sức lực
Trẻ con tuổi chập chững có sức lực dài hơi hơn người lớn. Nếu không có được điều
chúng muốn thì trẻ phản kháng bằng cách nổi trận lôi đình. Tuổi đi chập chững có
thể là lứa tuổi đang học cách tự kiểm soát nhưng cũng không ngăn chúng tỏ ra kiểm
soát những người xung quanh.
Không phải sức lực của trẻ là vấn đề mà là việc sử dụng sức lực đó. Trẻ chập chững
thường bướng bỉnh, kém ý thức và hoàn toàn không tôn trọng quyền hạn của người
khác. Nếu nặng tay với chúng, chúng sẽ giậm chân, hét lên, còn phụ huynh thì phải
nhảy lên vì chúng.
Kém ý thức

10
Nếu bạn muốn liệt kê hết tất cả những đặc tính của trẻ con tuổi chập chững, thì bạn
sẽ không bao giờ nghĩ đến điều này. Tôi tin rằng từ một đến hai tuổi thì trẻ chẳng biết
tí gì gọi là ý thức. Từ hai đến hai tuổi rưỡi thì nếu sử dụng một công cụ đặc biệt có
thể phát hiện được khả năng đọc của bé, nhưng phụ huynh không thể nhình thấy
bằng mắt thường. Thế nhưng từ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu phát triển khả năng nhận
thức và đến sinh nhật thứ tư thì có thể công nhận điểm này.
Khi người khác nói đến “hung thần 2 tuổi”, tôi cho rằng đó là những đứa trẻ ở độ tuổi
1,5 tuổi đến 2,5 tuổi. Giai đoạn ngắn này là thời kỳ kém ý thức nhưng tinh hiếu chiến
và nghịch ngợm lại có tần suất biểu hiện cao nhất. Không cần phải là nhà tâm lý học
Sigmund mới biết rằng hai tính chất này thường có những tác động tâm lý nặng nhất
đến những bậc cha mẹ.
Đây là giai đoạn của những hành vi thiếu suy nghĩ (chẳng hạn đập đầu xuống sàn
nhà) và hoàn toàn không sợ nguy hiểm.
Trẻ con tuổi chập chững có thể cãi lộn, đánh nhau và dấn sâu vào những tình huống
bất phân thắng bại mà không biết lúc nào nên dừng lại. Phụ huynh cần biết lúc nào
cần phải xuống nước thì mới có thể phát huy hiệu quả của kỷ luật. Không may là
nhiều bố mẹ lại không dừng lại được vì họ còn kém ý thức hơn cả con mình.
Muốn được chú ý 25 giờ một ngày
Trẻ con tuổi chập chững lúc nào cũng muốn trở thành trung tâm sân khấu. Chúng
ghét bất kỳ ai dành lấy chút sự chú ý của mẹ, dù cho đó là một người bạn ghé thăm,
một cuộc nói chuyện điện thoại hoặc sự quan tâm mẹ phải dành cho bố mới từ chỗ
làm về.
Trẻ đi chập chững muốn bạn quan tâm đến nó 24 giờ một ngày, nếu được thì 25 giờ.
Quan tâm đến trẻ, chơi đùa với nó, trả lời những câu hỏi liên miên, la rầy và thỏa
mãn cái con người bé xíu hiếu kỳ và đầy trí tưởng tượng đó, các bà mẹ thường mệt
xỉu vào cuối ngày. Không phải mệt về tâm lý nhưng cái mệt thể chất làm đầu óc bạn
tê dại. Rồi các ông bố lượn lờ rên rỉ “Chúa ơi hôm nay con làm việc mệt quá!”. Anh ta
đâu biết vợ mình dù ở nhà cũng đang ở trong tình trạng giông như não đã bị đóng
băng rồi.
Tự trở thành trung tâm
Hầu hết trẻ ở tuổi đi chập chững có những tầm nhìn hẹp như ống khói, chỉ nhìn thấy
nhu cầu và niềm vui của chính nó. Chúng không biết người khác cũng có những
mong muốn. Khi chúng chơi và đòi một thứ đồ chơi nào đó thì không phải lúc nào
chúng cũng hỏi xin lịch sự vì chúng cho rằng cứ “chộp và giành lấy’ thì dễ được hơn.
Ý tưởng chờ đến lượt mình, nghĩ đến quan điểm của người khác và chia sẻ với họ
hoàn toàn xa lạ với trẻ. Mặc dầu trẻ ở tuổi chập chững thích chơi đùa với trẻ em
khác, chúng chỉ chơi bên cạnh bạn chứ không chơi với bạn. Lối cư xử lấy mnìh làm
trung tâm này là bình thường ở tất cả các trẻ chập chững, mà có khi còn kéo dài cho
đến khi chúng đã thành người lớn.
Khung thời gian mười phút

11
Trẻ con tuổi chập chững chỉ quan tâm đến khoảng thời gian trước và sau hiện tại
mười phút. Chính vì thế phải khen ngợi và thưởng cho trẻ ngay. Tương tự, áp dụng
kỷ luật phải kịp thời, hoặc là không áp dụng. Cũng giống như vậy, thật vô ích khi phạt
trẻ sau khi chúng đã phạm lỗi một tiếng đồng hồ. Nếu nói với trẻ ở tuổi này rằng nếu
hôm nay chúng ngoan, tuần sau chúng sẽ được dẫn đi sở thú thì chúng sẽ cho đây
là điều vô nghĩa.
Tính tiêu cực
Trẻ con học cách nói “Không” trước khi học nói “Vâng/Dạ” và khi được 3 tuổi trẻ có
thể phát âm rõ ràng nhất cái từ đơn giản này, sau hai năm tập nói không ngớt. Nhiều
chuyên gia nói rằng trẻ con bắt chước bố mẹ nó vì họ luôn nói “Không, không,
không!” từ khi trẻ còn rất bé. Lời giải thích này thật thú vị, nhưng tôi cho rằng nguồn
gốc của biểu hiện này là bẩm sinh. Cứ xem những đứa con của những đứa con của
những bậc phụ huynh tích cực nhất thì biết.
Kết luận
Trẻ ở tuổi chập chững là từ 1 đến trước 4 tuổi với những biểu hiện hành vi rất thú vị.
Trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 2,5 tuổi thì thừa thãi lực cơ bắp và chẳng có chút ý thức nào
nhưng trẻ từ 2,5 tuổi đên trước 4 tuổi thì phản kháng lại những ông bố bà mẹ không
cứng rắn một cách có ý thức hơn nhiều.
Các dấu hiệu nhận dạng trẻ con tuổi chập chững là: sức lực nhiều hơn ý thức, chỉ
quan tâm đến hiện tại, đòi được làm trung tâm. Những ý kiến về tâm lý, tôn giáo và
lòng bác ái không đáng chú ý. Phụ huynh nên biết đây là điều bình thường. Hãy sử
dụng lẽ phải, sự khôn khéo để nuôi dạy con, không nên tự buộc tội mình.

12
3
Lối cư xử: Thế nào là bình thường?

Càng quan sát nhiều trẻ con tuổi chập chững, tôi càng ngạc nhiên về những cực độ
trong hành vi của chúng. Sự thật là có vô số những hành vi ở trẻ đi chập chững có
thể được cho là bình thường. Tôi ít chắc hơn về cái gọi là trung bình. Khi sự việc ở
mức chấp nhận được thì tôi chắc chắn rằng đó là quyết định của người trong cuộc.
Nếu bạn đặt một đứa trẻ hiếu động và nói nhiều vào trong một gia đình bận rộn và
ồn ào, đứa trẻ sẽ không được chú ý, giống như một đứa trẻ ngoan và ít nói sẽ dễ
gây chú ý như một người ăn chay trong một buổi tiệc mặn.
Lòng bao dung tủy thuộc vào cái hình thành nên cá tính của bố mẹ và áp lực cuộc
sống. Nó thay đổi theo từng thời điểm. Khi cuộc sống dễ chịu thì chúng ta rất dễ bao
dung nhưng vào những giai đoạn khó khăn, nuôi dạy trẻ đi chập chững là thử thách
lớn đối với những người làm bố mẹ.
Chúng ta biết rằng hầu hết trẻ đi chập chững có xu hướng tỏ ra bướng bỉnh và tiêu
cực, chúng có nhiều sức lực hơn ý thức, chỉ quan tâm đến hiện tại và yếu kém về
khả năng ứng xử. Bất kỳ đứa trẻ đi chập chững nào cũng có tất cả những phẩm chất
này. Một số chỉ biểu hiện yếu ớt, một số thì kinh khủng. Ở Úc năm nào cũng
Người ta cũng tiến hành những nghiên cứu về hành vi trẻ ở tuổi chập chững.
Những nghiên cứu
Nếu bạn nhìn vào những tài liệu xuất bản ở nước ngoài thì sẽ thấy 9 trong 10 người
làm bố mẹ gặp khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ chập chững. Ở Úc, trong số những
bậc phụ huynh tham gia các chương trình giáo dục của chúng tôi, 77% rất nghi ngờ
khả năng làm bố mẹ của mình. 98% nói rằng thỉnh thoảng họ đánh con mình và 15%
cho rằng không thể đi mua sắm cùng với trẻ tuổi đi chập chững.
Nên tham khảo thêm một số nghiên cứu sau để có thêm thông tin.
Nghiên cứu tại New York
Một cuộc nghiên cứu tiến hành tại New York vào năm 1965 đối với 133 trẻ em từ khi
sinh ra đến lúc trưởng thành. Các nhà nghiên cứu tập trung quan sát tính cách và
hành vi của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy trẻ có những dấu hiệu về tính cách ngay
lúc sinh. Khi phân tích kết quả, 40% số trẻ này được phân loại thành “trẻ đễ nuôi
dạy”. Cha mẹ, giáo viên và những bác sĩ nhi đều thấy nhóm này dễ chăm sóc. Dù
người mẹ giỏi giang hoặc chẳng ra gì và ông bố có là bậc thánh hoặc là tên say
rượu, những đứa trẻ trong nhóm này đều phát triển rất tốt.
Hơn một nửa trong số 133 trẻ em này lại không dễ chăm sóc. 10% trong nhóm là
những đứa trẻ khó dạy kinh khủng. Khi sinh ra chúng đã khó nuôi, đến tuổi chập
chững cũng khó như thế và đến tuổi đi học còn khó hơn. Cha mẹ, giáo viên và

13
những bác sĩ nhi đều chịu đựng áp lực từ nhóm trẻ này. Chúng tỏ ra rất khó chịu, ồn
ào, khóc to, và rất dễ nổi cáu; chúng ăn ngủ không điều độ và khó thích nghi với
những thay đổi. Những đứa trẻ này không làm nản chí bố mẹ, và nếu vẫn như thế
khi đến trường thì sẽ có nhiều giáo viên liên tục nộp đơn xin nghỉ bệnh và nghỉ phép.
Mặc dù những ông bố bà mẹ giỏi giang hiếm có cơ hội sinh ra và chăm sóc những
đứa trẻ như thế nhưng nhóm trẻ này sẽ cực kỳ khó nuôi dạy trong tay bất kỳ ai.
15% đứa trẻ khác được xem là “lãnh đạm”. Chúng có những tính cách giống như
nhóm sau nhưng không trầm trọng đến mức đó. Sự khác biệt là ở chỗ nếu chăm sóc
bằng sự dịu dàng, tình thương yêu và sự hiểu biết, kiên nhẫn, kiên định, chúng sẽ
phát triển tốt. Làm bố mẹ nhóm trẻ này sẽ là một thách thức lớn. Nếu phụ huynh là
thiên tài trong việc chăm sóc trẻ thì cũng tạm, nhưng nếu họ là những ông bố bà mẹ
bình thường thì đây quả là một cuộc chiến đấu.
Với 40% trẻ là thiên thần, 10% là khủng bố và 15% khó tính thì 35% trẻ còn lại là
nhóm trung bình không dễ cũng không khó. Việc nuôi dạy nhóm cuối cùng này dễ
hay khó tùy thuộc vào bố mẹ và sự pha trộn các đặc điểm về tính cách di truyền ở
mỗi đứa trẻ. (Xem chương 4 để biết thêm về tính cách).
Nghiên cứu ở Chamberlin
Một nghiên cứu khác tại New York thực hiện đối với 200 trẻ em từ 2 tuổi đến tuổi đi
học. Nghiên cứu cho thấy phụ huynh có những mối bận tâm và lo lắng về hành vi
của trẻ ở bất kỳ giai đoạn nào và thường cần sự hỗ trợ của bác sĩ nhi. Những hành
vi thường thấy ở trẻ 3 đến 4 tuổi được liệt kê và xếp theo thứ tự đánh giá của phụ
huynh. Đối với trẻ hai tuổi, nhiều phụ huynh nói: “Nó chẳng thèm làm điều tôi bảo,”
Đặc điểm bướng bỉnh được đặt ở đầu danh sách. Đặc điểm thứ hai là dễ hờn và “mó
tay vào mọi thứ”. Cho đến 4 tuổi thì sự bướng bỉnh vẫn là đặc tính hàng đầu, cộng
thêm tật nói hỗn”. Tiếp theo là thói lè nhè, hay khóc, không chịu chia sẻ với người
khác và thích đánh nhau.
Cũng trong nghiên cứu này, một số phụ huynh được phỏng vấn và yêu cầu miêu tả
hành vi của con họ ở ba giai đoạn tuổi (xem bảng 1). Số liệu thu thập được như sau:
44% trẻ 2 tuổi ở New York đánh nhau với anh chị em, 50% ăn quá ít, 70% không
chịu đi ngủ, 83% khóc lóc tối ngày và 95% cứng đầu và luôn muốn được chú ý.
Những con số này có thể hơi quá một chút nhưng nó làm cho các bậc phụ huynh
hiểu rằng những hành vi nào ở trẻ trong độ tuổi này nên được xem là bình thường.
Vậy còn con của những bác sĩ nhi?
Trong một cuộc họp gần đây tại bệnh viện của chúng tôi, tôi đã hỏi 28 bác sĩ nhi về
con của họ. Những câu hỏi của tôi bao hàm nhiều vấn đề nhưng chủ yếu tập trung
vào đặc điểm cư xử. Có một số câu hỏi thông thường nhưng lại nhận được những
câu trả lời rất đáng kinh ngạc. Chẳng hạn có 4 chuyên gia không nhớ ngày sinh của
con họ, 3 người không biết chắc con họ đã được tiêm phòng đủ chưa, 9 người nói
rằng tủ thuốc của họ ở nhà được xem là quá thiếu so với tủ thuốc ở trung tâm an
toàn trẻ em của bệnh viện.

14
Bảng 1

Hành vi Phần trăm nhóm tuổi

1 tuổi 3 tuổi 4 tuổi


(%) (%) (%)

Ăn quá ít 50 26 37

Không ăn đúng loại thức ăn 64 43 54

Không chịu đi ngủ 70 46 56

Thức dậy giữa đêm 52 52 56

Nằm mộng 17 18 36

Không chịu ngồi vào bồn cầu 43 2 2

Ị trong quần 71 17 1

Tè trong quần 75 14 7

Đái dầm 82 4 26

Tò mò về sự khác biệt giới tính 28 45 75

Chơi đùa với các bộ phận kín 56 49 51

Không quan tâm đến áo quần 1 7 26

Đánh nhau hoặc cãi lộn 72 75 92

Ganh tỵ 54 47 42

Gây gổ với em nhỏ 44 51 64

Cứng đầu 95 92 85

Trả lời (cư xử thiếu lễ độ) 42 73 72

Không vâng lời 82 76 78

Nói dối 2 26 37

Luôn đòi hỏi được chú ý 94 48 42

Đeo mẹ 79 34 26

Khóc nhè 83 65 85

Dễ khóc 79 53 58

Nổi cáu 83 75 70

15
Hiếu động, hiếm khi ngồi yên 100 48 40

Về hành vi của mình, khoảng 40% bố mẹ có ít nhất một đứa con thường đau bụng
và mặc dù vào thời điểm đó các chuyên gia đang cãi nhau về lợi ích của thuốc chữa
đau bụng, 75% sử dụng thuốc này và 50% tin là thuốc này hiệu nghiệm. Khoảng
10% bác sĩ nhi khoa có con bị khó thở, 15% không dạy con thói quen tiểu tiện tốt
được và 30% gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn. Khoảng 40% những chuyên gia
này ít nhất có một đứa con khó ngủ và gần 50% cho rằng kỷ luật họ áp dụng thường
không có hiệu quả.
Cuối cùng, có thể nhận xét rằng ai cũng nghi ngờ rằng đến một lúc nào đó con họ
cần sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác. Tất cả những điều này chỉ nhằm chứng
minh một điều: hành vi của trẻ đi chập chững là mối bận tâm đối với hầu hết bố mẹ,
dù họ là nhà tâm lý học, thợ hàn ống nước, lập trình viên máy tính hoặc là bác sĩ nhi
khoa.
Những mong đợi nhạy cảm
Thật đáng buồn khi biết rằng rất ít phụ huynh hiểu được những đặc điểm thông
thường trong hành vi của con mình. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian với cảm
giác có lỗi, yếu kém và tự trách mình hoặc tin rằng chúng ta là những người duy
nhất không kiểm soát được con mình. Không cần phải hạ thấp mình vì những tội lỗi
này thì cuộc sống cũng đủ khắc nghiệt với chúng ta rồi. Tất cả trẻ con tuổi chập
chững…
Đòi được chú ý và ghét bị bỏ lơ. Một số hài lòng với nỗ lực tối đa của bố
mẹ trong khi những đứa khác thì làm trời làm đất và muốn được quan tâm
chú ý 25 giờ một tuần và 8 tuần một ngày.
Không chịu xa người chăm sóc. Trong 3 năm đầu tiên, trẻ đi chập chững
thường thích chơi gần mẹ và không thích mẹ bỏ đi đâu thật lâu. Đa số lúc
đầu không thích người lạ chăm sóc, còn một số sẽ trở thành thảm kịch nếu bị
bỏ một mình hoặc cách ly.
Luôn luôn hoạt động. Một số đứa hoạt động liên tục, một số chỉ hiếu động.
Không có chút ý thức nào về đường xá và không hề sợ nguy hiểm. Trẻ
tuổi náy bốc đồng và không thể đoán trước được chúng sẽ mắc vào tai họa
gì, ngay cả đối với những đứa trẻ tương đối nhạy cảm. Tất cả trẻ chập chững
cần sự bảo vệ chặt chẽ của bố mẹ.
Không tôn trọng tài sản của người khác. Chúng mó chân mó tay như nam
châm vào tất cả mọi vật chúng thấy. Chúng làm vỡ các vật trang trí, xáo trộn
mọi thứ. Những ngón tay bé xíu của chúng có thể rãi khắp mặt đất những
chất bột chúng chộp được, thích thú giống như một chú ong rắc phấn.
Bướng bỉnh và cứng đầu. Một số trẻ hiếu chiến nhung một số chịu nghe
theo lẽ phải.

16
Có xu hướng lờ đi mớ bừa bộn mà trẻ bày ra. Hiếm có một đứa trẻ chập
chững tỏ ra ngăn nắp và chịu thu dọn đồ chơi của mình.
Đặt câu hỏi không ngớt. Hỏi đi hỏi lại một câu mà không quan tâm nhiều
đến câu trả lời.
Thay đổi liên tục. Trẻ vừa mới nói: “Con thích ăn mứt” lúc bạn đang mua
sắm trong siêu thị và cưng con bạn mua cho nó mấy bịch. Về đến nhà, trẻ lại
nói: “Con không thích mứt”. Sao lại như vậy? Bạn muốn điên lên. Nhưng trẻ
con là thế!
Thường ngắt lời người lớn. Không phải trẻ thiếu lễ phép mà bởi vì chúng tin
rằng chúng có góp thêm nhiều điều thú vị vào câu chuyện huyên thuyên của
cha mẹ. Cái tật xem vào giữa câu nói của cả bố lẫn mẹ rất dễ làm bạn phát
cáu.
Làm cho mẹ mình cảm thấy kém cỏi. Trẻ nhỏ có một tài năng đặc biệt trong
việc làm nản lòng các bà mẹ. Nhiều đứa trẻ sẽ giống như những thiên thần
trong vòng tay chăm sóc của những người khác, và dành cái phần khó ưa
nhất cho cha mẹ. Chẳng có ích gì khi nói với người khác, vì ai sẽ tin bạn? Một
số đứa trẻ không ngoan ngoãn khi ở với mẹ nhưng lại nghe lời bố. Đó là bởi
vì trẻ đã hiểu được những điểm yếu của mẹ và biết cách tấn công để lợi dụng,
nhưng với các ông bố thì chúng không để làm việc này.
Rất dễ giận, phấn khích và căng thẳng trong môi trường của mình. Chế
độ ngủ của trẻ rất dễ bị xáo trộn khi trẻ bị bệnh, khi cả nhà đang nghỉ lễ hoặc
có xung đột. Thường thì chỉ cần những thay đổi nhỏ trong môi trường xung
quanh có thể làm hỏng một thói quen tốt đã huấn luyện được cho trẻ (chẳng
hạn thói quen đi tiêu đi tiểu trong bô).
Nhiều trẻ em tuổi chập chững …
Chịu ngồi yên để vẽ, chơi trò ô chữ, hoặc chú ý làm những bài tập hỏi
đáp. Một số đứa chịu ngồi yên nhưng một số khác sau năm phút đã nhấp
nhỏm và tìm cách trốn thoát.
Rất dịu dàng, tình cảm và “hảo ăn”. Tuy nhiên, có một số ít trẻ không thích
thân mật, ít khi bày tỏ tình cảm với cha mẹ.
Quyết đoán và độc lập. Một số đứa trẻ không chịu để người khác cho ăn và
mặc áo quần mặc dù trẻ còn quá nhỏ để tự làm được hai việc này. Những
đứa khác thì thụ động, lệ thuộc và vui vẻ cho người khác chiều chuộng và
giúp đỡ mình.
Là những người leo núi nhiệt tình. Lúc còn bé thì chúng tập leo lên ghế sô-
pha và tràng kỷ, lớn một chút nữa thì leo lên những đồ đạc có độ cao. Những
đứa khác nhạy cảm hơn và sợ bị đau nên ít mạo hiểm hơn.
Ăn uống tốt. Mặc dầu không phải nhiều trẻ em chịu ăn thức ăn bổ dưỡng mà
phụ huynh nghĩ con mình nên ăn theo hướng dẫn trong các quyển sách họ

17
đọc được. Một số trẻ ăn rất nghiêm túc, chúi mũi vào tô cơm cho đến khi vét
sạch. Một số khác xem thức ăn là đồ chơi và thích chơi với thức ăn, làm cho
những ông bố và mẹ khổ sở vì muốn kiên trì theo đuổi một chế độ dinh dưỡng
hoàn hảo cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Ăn rất ít sau khi được một tuổi. Một số trẻ chấp nhận được một chế độ ăn
nghèo nản, một số khác thì cho cái gì ăn cái đó. Có em ăn theo bữa chính
đàng hoàng, có em sinh ra để ăn vặt.
Ngủ ngày khá nhiều cho đến khi được 3 tuổi. Một số chỉ khoảng 18 tháng
là bỏ ngủ ngày dù bố mẹ có ép chúng đến mấy. Đa số trẻ đi chập chững đi
ngủ trước 9:30 tối nhưng cũng có em thức đến gần nửa đêm. Một số trẻ ngủ
nướng đến 8 hoặc 9 giờ nhưng có em thức dậy sớm cùng với bình minh. Đối
với những em hoạt động từ sáng sớm cùng với bình minh. Đối với những em
hoạt động từ sang sớm đến chiều tối không buồn ngủ nên bố mẹ chỉ còn cách
cho trẻ uống thuốc an thần cho trẻ chịu ngủ.
Sợ nhiều thứ. Chó, tiếng động mạnh, môi trường mới và những vật thể lạ,
người lạ luôn làm cho đa số trẻ tuổi này sợ.
Có nhiều thói quen khó ưa. Điều này không chỉ ở trẻ em mới có.
Thay đổi cư xử từ ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác. Nhiều
ông bố mẹ kể tôi nghe rằng con họ có những hành vi rất kỳ quặc hoặc thay đổi hoàn
toàn lối cư xử. Thường thì bố mẹ đổ lỗi cho việc mọc răng, thiếu ngủ hoặc “ăn phải
cái gì” khi trẻ có hành vi khác thường. Đây là những nguyên nhân bung xung dễ vin
vào nhưng không phải lúc nào cũng hợp lý bởi vì người lớn cũng có ngày khó ở mà
lại không cho là mình đang mọc răng. Ngay cả ngựa đua cũng còn có những ngày
khó tính.
Kết luận
Tất cả những bố mẹ có trách nhiệm đều quan tâm đến con cái của mình, muốn nuôi
dạy con mình tốt nhất. Nhiều hành vi của trẻ em sẽ không làm cho phụ huynh lo lắng
nếu họ hiểu được những biểu hiện nào được cho là bình thường nơi trẻ.
Rõ tàng trong 10 em thì sẽ có 9 em làm cho bố mẹ phải bậ tâm đến hành vi của
chúng. Khi tôi nhìn vào con số thống kê trong Nghiên cứu Chamberlin, tôi tự hỏi: “Trẻ
con nào được cho là cư xử bình thường? Những đứa trẻ hiền lành, không khóc lóc,
chịu nghe lời hay là những Rambô nhỏ làm hung dữ trong nhà?

18
4
Trẻ khó nuôi: Bẩm sinh hay do phương pháp nuôi dạy?

Lịch sử
Vào thế kỷ 19, những nhà văn thường cho rằng những hành vi sai trái là do di
truyền. Họ khẳng định rằng những tên tội phạm bẩm sinh không thể thay đổi được vì
những người đó có cá tính khác thường.
Đến thế kỷ 20 thì quan điểm này thay đổi dần và môi trường được xem là yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em. Vào những năm 1950, những biểu
hiện sai trái ở trẻ em được quy cho các bà mẹ thiếu năng lực. Chẳng cần biết hôn
nhân của họ có ổn định không và cả bố và mẹ có phải là những người ưu tú không.
Các bà mẹ chấp nhận quản điểm này dù phải chịu đựng những đau khổ, áy náy và
tâm trạng có lỗi triền miên.
Nguyên nhân của những hành vi sai quấy: quan điểm của những năm 1990
Hành vi và tính cách được xem là cơ sở di truyền. Những ảnh hưởng di truyền này
cung cấp tư liệu cho chúng ta tìm hiều những hành vi và tính cách của trẻ còn tùy
thộc vào những yếu tố môi trường, hoặc nói cho đúng hơn là những tiêu chuẩn của
chúng ta trong việc nuôi dạy trẻ.
Mặc dầu những đặc điểm di truyền về tính cách rất quan trọng, không ai biết chắc
được những ảnh hưởng tương đối của gien so với môi trường. Cá nhân tôi tìn rằng
môi trường là yếu tố quan trọng nhất bởi vì chúng ta có thể tác động vào yếu tố này
bằng kỹ năng làm bố mẹ của mình, và bởi vì chúng ta không thể thay đổi những đặc
điểm di truyền nơi trẻ.
Di truyền và môi trường – một sự nhầm lẫn
Cuộc sống không phải đơn giản như thế nên cuộc tranh luận di truyền - môi trường
đã bị sa lầy trong một số trường hợp. Nếu một đứa trẻ thật khó dạy sinh ra trong một
gia đình lúc nào cũng căng thẳng và phụ huynh thường xuyên chửi mắng, đánh đập
nhau thì đây sẽ là một trường hợp hai năm rõ mười đối với yếu tố môi trường. Mặc
dù vậy, đó không phải là trường hợp điển hình.
Quan hệ giừa người lớn thường rạn nứt bởi vì một hoặc cả hai người có lối cư xử
không thể nào chịu được. Những hành vi này chắc chắn có cơ hội chuyển vào gien
của con họ. Tục ngữ “cha nào con nấy” đúng cho rất nhiều trường hợp. Hành vi của
phụ huynh ảnh hưởng đếnt môi trường gia đình và sản phẩm cuối cùng là một sự
kết hợp giữa di truyền và giáo dục.
Một người lạ trong nhà
Nghe có vẻ vô lý nhưng đôi khi có gia đình sinh ra những đứa con không phù hợp
với họ. Một gia đình đầy tình yêu thương, lịch sự, ngăn nắp và yêu hòa bình mà gặp

19
phải một hung thần nhỏ thì sẽ hết sức đau khổ. Tương tự, một anh hùng môn cử tạ
nổi tiếng lại sinh ra một cậu bé thụ động và nhút nhát suốt ngày chỉ thích hái hoa và
mân mê tà áo thì thật là hỡi ôi!
Khi một đứa trẻ không giống ai trong nhà thì đừng trách người hàng xóm. Thiên
nhiên thích làm thế đối với những ông bố bà mẹ dễ thương, nhằm mang lại một chút
hương vị cho đời sốn của họ. Ngay cả khi con bạn không hợp với bạn, bạn phải nỗ
lực hết mình vì con.
Những đứa trẻ rất giống bố mẹ
Phu huynh nào cung muốn con mình thừa hưởng tất cả những điểm ưu tú của mình
và không mang những yếu tố kém mà mình có. Trong thực tế thì thường xảy ra điều
ngược lại, chúng cứ thừa hưởng toàn những cái xấu cảu bạn và thể hiện những cái
đó ra ngoaìo ở mức độ tương đương hoặc nhiều hơn.
Nhiều đứa trẻ rất khó chịu giống như cha mẹ chúng vậy. Chẳng hạn những đứa trẻ
vô tổ chức thường là con của các ông bố bà mẹ vô tổ chức. Một số trẻ em cần đến
bác sỹ nhi khoa vì chúng quá thụ động, và chẳng thích làm gì cả khi ở cùng ống bố
bà mẹ cũng chán ngắn như chúng.
Những ông bố nóng nảy, bốc đồng và hung dữ thường là bố của những đứa trẻ hiếu
động và việc trẻ giống bố như đúc thường dẫn đến va chạm về tính cách. Cách đây
mấy năm, tôi tư vấn cho bố mẹ của một cặp trẻ sinh đôi 5 tuổi mà bà mẹ chúng phàn
nàn là chúng không bao giờ chịu ngồi yên, lúc nào cũng chạy nhảy hoặc choảng
nhau. Ngồi trong văn phòng tôi, hai đứa trẻ ấy táy máy chân tay liên tục, giống như
những chiếc gạt nước trên kính xe hơi. Sau đó bố chúng đến. Anh ta chạy ào vào
phòng tôi, nói năng và đi lại nhanh nhảu như không bao giờ có thể ngồi yên một chỗ
được. Anh ta càng cố giải thích là con anh ta quá hiếu động, tôi càng thấy chính anh
ta cứ nhún nhẩy đôi chân, quơ tay, chuyển động thân thể liên tục. Như thế anh ta
còn bất thường hơn cả con mình.
Vào những năm 1990, hành vi của trẻ con có trở nên kém hơn không?
Cách đây 40 năm, những vấn đề về hành vi của trẻ con có vẻ được ít được đặt ra
hơn. Nhiều nhà văn còn buộc tội những trào lưu đương thời trong việc bố mẹ làm ô
nhiễm và ảnh hưởng đến con cái. Tôi không tin đây là lý do chính; có một cách giải
thích đơn giản hơn nhiều. Cách đây 40 năm mà một người đến tìm bác sỹ thì chắc
chắn hiểu biết thời đó sẽ cho rằng chính bà mẹ gây nên những vấn đề cho đứa trẻ
đó và đề nghị các liệu pháp tâm lý dài hạn. Điều này tự thân nó đã làm thoái chí việc
tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, làm cho phụ huynh không dám thú nhận với ai khác
ngoài những người thân thích của mình rằng mình không thể nuôi dạy được con
mình. Những vấn đề về hành vi của trẻ con đã trở nên phổ biến vào thời ấy bởi sự
tan vỡ của gia đình nhiều thế hệ và của cải thế giới cạnh tranh gay gắt mà con cái
chúng ta đang sống.
Tôi tin rằng những vấn đề không tăng lên mà chính sự nhận biết những vấn đề này
đang cải thiện. Bây giờ phụ huynh biết rằng sự phê phán không nhằm vào họ, các

20
ông bố bà mẹ tỏ ra cởi mở hơn và mạnh dạn đề nghị được giúp đỡ. Đây là một thay
đổi tích cực.
Những chuyên gia với những quan điểm thời tiền sử
Là một bác sỹ đã sống và chịu đựng ảnh hưởng của kỷ nguyên tâm lý buộc tội người
mẹ, tôi lấy làm kinh ngạc về sự tồn tại của một thái độ như thế. Tệ hơn là có cả
những chuyên gia có quyền lực lại chưa chịu chấp nhận ảnh hưởng của di truyền lên
hành vi.
Tôi cho rằng bất kỳ chuyên gia nào nhìn nhận cuộc sống với thái độ cởi mở một chút
sẽ không thể không nhìn thấy sự biến đổi lớn lao do di truyền trong tất cả các mặt
của bản chất con người. Bất kỳ bố mẹ nào từng có hơn một đứa con đều nhận thấy
sự khác biệt về cá tính của chúng. Sự khác biệt đó không chỉ dựa trên sự chăm sóc
khác nhau mà mỗi đứa trẻ nhận được, ngay cả khi gia đình đó chăm sóc mỗi đứa trẻ
th eo một cách riêng. Tôi tin rằng, một số đứa trẻ sinh ra đã có tính khí khó ưa làm
cho chúng căng thẳng và khó chịu trong môi trường của mình và rồi điều này lại tác
động ngược trở lại chúng. Nói ra điều này thật không mấy dễ chịu nhưng một số đứa
trẻ làm cho chính mình khó được yêu thương và hòa hợp hơn là những đứa trẻ
khác. May mắn là điều ngược lại cũng đúng.
Một nơi mà ảnh hưởng của gien ảnh hưởng rõ nhất là phòng chăm sóc trẻ sơ sinh
của các bệnh viện. Đây là nơi mà chúng ta nhìn thấy những đứa trẻ chưa được bố
mẹ ẵm bồng mà đã thể hiện những tính cách khác nhau. Trong nôi này là một đứa
trẻ dễ thương, nằm yên không khóc, dễ nựng và đút sữa ... Trong nôi kia cũng là
đứa trẻ khỏe mạnh như thế, nhưng khó tính, khóc nhiều và ọc hết sữa ra. Bạn không
cần phải tìm hiểu nhiều về tâm lý cũng biết được em bé nào sẽ là niềm vui cho bố
mẹ của nó và em nào sẽ làm cho cả một gia đình dù rất thân thiện cũng phải ngán
ngẩm.
Trong thời gian làm việc ban đêm trong thời gian thực tập tại bệnh viện phụ sản, tôi
thường nhìn thấy trẻ con khóc và được ẵm đi ra hành lang để không làm phiền
những đứa trẻ khác. Một số đứa trẻ tôi chăm sóc bắt đầu cuộc sống như thế, sức
mạnh di truyền mang đến những vấn đề trước cả khi chúng rời bệnh viện. Tôi không
ngây thơ gì để tin rằng tất cả bố mẹ không có lỗi gì, tôi chỉ ghét những chuyên gia
lạc hậu đổ tội cho các ông bố bà mẹ đối với tính khí và hành vi mà họ không phải là
người gây ra.
Kết luận
Một số trẻ em sinh ra đã khó hoặc dễ nuôi dạy. Chúng ta không thể cho những đứa
trẻ khó tính đầu thai lại nhưng nếu chúng ta cố gắng hết sức thì có thể thay đổi được
rất nhiều.
Nếu bạn may mắn có được một thiên thần thì hãy cảm ơn Chúa về lòng tốt của Ngài
nhưng đừng xem nó là một sự đầu thai hoàn hảo của một bà mẹ hoàn hảo. Còn
ngược lại nếu bạn sinh ra những đứa con khó bảo thì hãy tỏ ra vị tha và tôi hy vọng
quyển sách này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn bị những người bố mẹ khác phê bình

21
khi họ so sánh con bạn với con họ thì rồi sẽ đến lúc họ cũng sinh ra những đứa trẻ
khó tính như vậy. Thế giới này công bằng lắm.
Hãy nhớ rằng, hành vi bắt nguồn từ cả gien và môi trường. Trong đó, môi trường
đóng vai trò quan trọng, và đặc biệt đây là những yếu tố chúng ta có thể thay đổi.

22
5
Hiểu biết về hành vi của trẻ đi chập chững

“Ôi sao lại là tôi?”, bạn rên rỉ tay ôm đầu khi con bạn thình lình làm quấy trong siêu
thị đông người. “Mình thương yêu nó, mình lo cho nó từng miếng ăn giấc ngủ vậy
mà nó vẫn cứ hành hạ mình vì những cái trò đáng ghét của nó!”.
Khi cái đầu mệt nhọc của bạn mệt hơn, bạn rất dễ tin rằng con bạn là kẻ thù của
bạn, sẵn sàng trừng phạt bạn bằng những hành động xuẩn ngốc. Nhưng tôi có thể
đảm bảo với bạn là không phải như thế. Đó chỉ là một cậu hoặc cô bé đang ở tuổi
chập chững có những hành vi điển hình và kém ý thức của tuổi này.
Nhìn quanh những đứa trẻ tôi biết, dường như tất cả những khó khăn đều từ những
nguyên nhân đơn giản mà ra. Nhận ra những nguyên nhân này sẽ giúp cho bạn xử
lý những vấn đề theo sau:
Nguồn gốc của những hành vi của trẻ tuổi chập chững
Khi bố mẹ đang không vui thì những quy mô nhhững hành vi của trẻ con có vẻ kinh
khủng, nhưng thật ra mỗi hành động đều có nguyên do từ bảy yếu tố có thể thấy
trước sau đây. Sự nhận biết về những nguồn gốc nguyên nhân này có thể sẽ làm
cho bạn nhìn thấy được viễn cảnh của những hành vi và cho phép bạn tạo ra một cơ
sở vững chắc cho việc áp dụng kỷ luật một cách hiệu quả. Hãy xem từ bản liệt kê
như sau:
Tìm sự chú ý: Trẻ con tuổi chập chững luôn đòi hỏi được chú ý. Nếu chúng không
có được cái gì đó bằng cách hay ho thì chúng sẽ làm cho bố mẹ khó chịu và cố làm
cho bố mẹ để ý bằng những hành động khó ưa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất
của những hành vi của trẻ.
Ganh tị và cạnh tranh: Trẻ con tuổi chập chững có thể không màng đến phép lịch
sự một khi có ai đố muốn tranh giành vị trí với nó.
Khó chịu: Trẻ con tuổi chập chững không suy nghĩ hợp lý được. Chúng bực mình vì
những yếu kém và sự chưa phát triển của chính mình.
Sợ xa cách: Trử con tuổi chập chững thích ở gần bố mẹ và rất khổ sở khi xa cách
bố mẹ.
Phản ứng với việc trẻ bị bệnh, mệt mỏi hoặc có tâm trạng khó chịu: Trẻ con tuổi
chập chững rất vô lý, khó ưa, khó bảo lúc trẻ bị bệnh hoặc không thấy thoải mái.
Mong đợi không thực tế của bố mẹ: Nếu bố mẹ mà muốn có một đứa con tuổi
chập chững có những suy nghĩ và hành động như người lớn thì quả là họ sẽ gặp rắc
rối.

23
Những vở kịch của phụ huynh: Phụ huynh tự hùa vào mình những khó khăn do
quá thổi phồng về sự việc và xem mọi việc quá nghiêm trọng.
Trẻ con tuổi chập chững không giống như những ngôi sao nhạc pop, những chính trị
gia hoặc các nhân vật quan trọng khác. Chúng muốn được trở thành trung tâm của
sự chú ý, một yêu cầu mà các ông bố bà mẹ không chịu hiểu. Tại sao chúng phải cư
xử tệ hại như vậy để được chú ý? Là bởi vì có thể đối với bạn không hợp lý lắm
nhưng đó là lối cư xử của trẻ ở tuổi đi chập chững.
Một số rắc rối chính của trẻ là vì chúng cũng giống như người lớn thu nhỏ, không
bao giờ chịu thỏa mãn với những gì chúng có. Lúc nào chúng cũng muốn nhiều hơn
nữa. Bạn cứ nhìn những tay tỉ phú có hàng đống tiền mà lúc nào cũng thèm hoặc mê
tiền thì biết ngay. Nếu có thêm một tỉ thì họ sẽ vội vàng lao đến. Trẻ con tuổi chập
chững chỉ đơn giản cư xử như mỗi chúng ta, chúng chỉ không biết cách và không
khéo léo khi thực hiện điều này mà thôi.
Giải thích hành vi
Vào một giai đoạn trong cuộc đời làm việc của tôi, tôi huấn luyện cho một số người
về nhi khoa và trong thời gian này, tôi học được cách hiểu hành vi của trẻ con bằng
các thuật ngữ tâm lý - động học. Chúng tôi đã thảo luận về sự tranh giành giữa
những đứa trẻ là anh chị em ruột, sự lo lắng bị tước đoạt của trẻ, những mâu thuẫn
thuộc phức tạp Ơ – đíp và những thuật ngữ to tát khác. Những khái niệm này còn rất
mới mẻ với kiến thức của tôi. Dù sao tôi đã có thẻ nói cho một người mẹ nào đó
nghe bằng cáh nào họ đã gây ra vấn đề cho con họ. Không may tôi không thể đưa ra
những lời khuyên thực tế và sự hỗ trợ xúc cảm, những lời khuyên về cách thức quản
lý mà người mẹ thực sự cần. Cái hay của tất cả mớ lý thuyết tôi đã học qua là chúng
giúp tôi học đựoc cách giải thích hành vi của trẻ tuổi chập chững một cách đơn giản
và thực tế hơn.
Khi một đứa trẻ có hành động tiêu cực nào đó, hãy lùi lại và tự hỏi mình tại sao. “Tại
sao cậu nhóc bất trị này làm cái việc dễ giận đó?” Đối với tất cả trẻ tuổi chập chững
chỉ có một câu trả lời: để được chú ý.
Trong khi đặc điểm cố tìm sự chú ý là gốc rễ của mọi hành vi của trẻ con, người lớn
chúng ta lại không nhận ra điều này vì quá mệt mỏi, căng thẳng. Bạn bè chúng ta có
thể cho chúng ta hoàn toàn là những tên ngốc chỉ vì ngồi quá gần màn hình trò chơi
nên không biết phe kia đang ghi điểm. Chỉ cần lùi lại một bước và tự hỏi: “Chuyện gì
đang xảy ra vậy? Đứa trẻ muốn gì chứ?” Nếu hành động hư đốn của chúng lại làm
cho bạn tỏ ra quan tâm đến chúng thì cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc chất
lượng của sự quan tâm mà bạn dành cho trẻ.
Các mức độ chú ý
Các chú ý dễ gây nhầm lẫn. Có rất nhiều mức độ và chiêu thuật. Mục đích của mỗi
ông bố bà mẹ là càng dành nhiều sự quan tâm cho con càng tốt. Điều này thật sự
quan trong đối với hạnh phúc và đời sống tình cảm của trẻ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng
vào cuối ngày thì bạn sẽ hết sức lực và nhà cửa có thể như một bãi chiến trường.

24
Bạn từ chối không dành sự quan tâm kếm chất lượng cho trẻ vì như thế sẽ không có
lợi gì.
Nếu bạn xem sự quan tâm như là một quang phổ màu xếp hàng từ A đến Z thì có hai
thái cực màu sắc và ở giữa có nhiều màu sắc pha trộn. Mức A (mức tốt nhất) là tất
cả những tương tác gần nhất giữa bố mẹ và con cái như nói chuyện, đọc sách, chơi
với nhau và âu yếm nhau. Mức cuối cùng là Z (mức tệ nhất) là hoàn toàn lờ trẻ đi,
không công nhận sự có mặt của chúng.
Khi đi từ A đến Z, phần thưởng cho trẻ sẽ ít hấp dẫn đi. Trẻ con thường cố gành cho
được mức độ quan tâm tốt nhất có thể và nếu không được cái tốt nhất thì chúng sẽ
hạ mức độ xuống đến mức mà chúng thấy thỏa mãn.
Những ví dụ về các mức độ quan tâm
Nếu phụ huynh rất quan tâm đến con nhưng không dành sự quan tâm loại A
cho trẻ, nó buộc phải chọn loại B, C hoặc D. Chúng sẽ bắt đầu liên tục đặt câu
hỏi mặc dù chúng không thèm đếm xỉa đến câu trả lời. Ít nhất thì chúng cũng
buộc bạn phải nói chuyện và chú ý đến chúng một chút.
Nếu loại B, C hoặc D vẫn không có kết quả thì chúng sẽ gây gổ và lý sự tí
chút. Chúng có thể cãi trắng thành đen và khéo mồm khéo miệng giải thích
với bạn và sử dụng những kỹ năng giống như một chính trị gia hùng biện khi
bị buộc tội tham nhũng. Khi trẻ con nói thì không có nguyên nhân nào liên
quan cho đến khi bố mẹ chịu mắc bẫy mới thôi.
Còn nói về việc học nói thì trẻ con tuổi chập chững thường cho rằng cứ nói
“không” thì bố mẹ sẽ chú ý đến mình nhiều hơn. Nếu làm như vậy vẫn chẳng
gặp may thì chúng sẽ chọc ghẹo em bé, tắt truyền hình khi bạn đang xem
chương trình mình yêu thích hoặc đánh, kéo đuôi con mèo. Tất cả những việc
làm này chỉ nhắm đến việc làm cho bạn chú ý đến chúng.
Dùng lời ăn tiếng nói khó nghe cũng là một cách làm cho phụ huynh phải phát
rồ. “Con ghét mẹ. Mẹ thương Kylie nhiều hơn con”. Những câu nói đó sẽ lặp
đi lăp lại chừng nào người nghe chịu chú ý đến mới thôi.
Như vậy chúng đã hạ thấp yêu cầu xuống đến chữ cái thấp hơn trong thang
mức độ từ A đến Z. Đến nước này thì chiến tranh rất dễ xảy ra. Chúng giận
dữ, nín thở và thậm chí nôn mửa khi cần thiết. Có thể chúng không bao giời
nhận được sự quan tâm loại A theo kiểu này nhưng nếu chẳng được quan
tâm chút nào thì chúng thấy đáng phải làm như vậy.
Mức độ quan tâm cuối cung có chất lượng kém nhất. bố mẹ có thể nạt nộ
hoặc đánh trẻ. Thật khío hiểu làm sao mà bị đành đau và rầy la mà trẻ lại
thích, nhưng xin nhớ cho đánh trẻ còn ít làm chúng tổn thương hơn là hoàn
toàn bỏ quên chúng.
Sự ganh tị và cạnh tranh

25
Trẻ nhỏ không hiểu nhiều về giá trị của sự chia sẻ và quan tâm đến suy nghĩ của
người khác. Chúng muốn mình là ngôi sao, bất kỳ khi nào và vì sao không được giữ
vai trò này, trẻ sẽ rất bực tức.
Trẻ con cư xử rất khác nhau. Một số em hiểu được và có thái độ khả ái nhưng đa số
ích kỷ và ghét người chiếm chỗ của chúng. Sự ganh tị và cạnh tranh có thể gây
nhiều phiền toái cho bố mẹ và gây nên những tình huống không thể nào lường trước
được.
Không hòa hợp với em bé mới sinh
Em bé mới sinh thường gây nên tâm trạng bối rối cho trẻ tuổi đi chập chững. Ngược
lại, trẻ cũng thích có em bé để chơi đùa nhưng thay đổi đột ngột làm cho trẻ cảm
thấy ít được quan tâm và dễ làm cho trẻ trở nên ganh tị và hiếu chiến. Bé mới sinh
và anh/chị mình thường dễ dàng hòa hợp nhưng nếu bố mẹ không nhạy cảm và quá
quan tâm đến em bé thì sẽ gây ra vấn đề.
Người mẹ thường tự nhiên quan tâm nhiều đến em nhỏ hơn và như thế sẽ có nhiều
khó khăn hơn. Nếu bà mẹ căng thẳng đẩy trẻ ra xa mỗi lần trẻnđến gần em của nó
thì cảm giác tiêu cực phát sinh mỗi khi ở gần em sẽ nhanh chóng làm hỏng mối quan
hệ chị em.
Một nguy cơ khác là trẻ phát hiện ra rằng nếu nó chọc em thì mẹ sẽ nổi giận. Và là
nó véo, kéo hoặc đụng vào em để được mẹ chú ý đến, dù mẹ có giận dữ. Hành
động này có thể là vũ khí nguy hiểm của trẻ ở tuổi đi chập chững.
Cũng có khi trẻ bị căng thẳng vì bạn bè đến thăm em bé mới sinh và vô tình không
để ý gì đến đứa trẻ lớn là nó. Hoặc bà mẹ cứ mải lo cho em bé yêu mới chào đời,
thay tã, cho bé bú, ôm ấp nựng nịu mà quên rằng có một đứa con nho nhỏ khác
cũng đang cần mẹ nó quan tâm đến.
Nếu biết suy nghĩ và để ý, thường thì mọi việc sẽ tốt đẹp, nhất là khi bạn bắt đầu
đúng cách (xem phần sau để biết thêm về sự ganh đua giữa chị/anh em).
Sự ganh đua giữa chị/anh em
Những người mới có một đứa con không biết cuộc sống sẽ thay đổi thế nào nếu có
hai đứa con. Hai đứa con bạn sẽ làm bạn tốt nhất của nhau nhưng cũng là địch thủ
dữ dội nhất của nhau. Khi ở một mình mỗi đứa sẽ rất ngoan nhưng khi giành nhau
cái gì thì cả hai sẽ cư xử rất tệ.
Đứa nhỏ ghét nhất không được làm những điều đứa lớn được làm. Chúng cảm thấy
chúng bị tước đi những đặc quyền nào đó. Chúng giành nhau để được bố mẹ quan
tâm nhiều hơn và phản đổi khi cho rằng mình nhận được ít sự chăm sóc của bố mẹ
dù dưới hình thức là sự âu yếm hoặc là phần bánh được chia. Đứa lớn chế giễu đứa
nhỏ và đứa nhỏ quật lại. Đây là cái mà chúng ta gọi là sự ganh đua giữa chị/anh em
và những cái này chẳng thấm gì so với những hành vi tệ hơn của trẻ. Tình trạng này
rất phổ biển ở tuổi đi chập chững và có thể còn kéo dài đến khi chúng lập gia đình và
ra sống riêng.
Những người lớn xen vào giữa chừng
26
Khi bạn đi mua sắm với trẻ con thì chúng ghét nhất khi thấy bạn dừng lại tán gẫu với
bạn bè. Chúng văn vẹo,bỏ chạy hoặc bảo bạn rằng đã đến lúc phải chơi tiếp với
chúng.
Còn khi đang dông dài trên điện thoại thì đừng trách con bạn làm những việc ngu
ngốc. Không cần hành động trước mặt bạn, nhưng phải gây những tiếng động sao
cho cứ hai phút bạn phải đến xem chuyện gì đang xảy ra.
Khi bố đi làm về, hai người không thể nói chuyện công việc hoặc trao đổi những
thông tin quan trọng. Mọi cái phải dành lại cho đến lúc trẻ đã đi ngủ. Ngay cả việc ôm
hôn nhau cũng khó vì đứa trẻ sẽ nhảy vào giữa dành phần của nó.
Một người bạn đến chơi và muốn có một buổi nói chuyện sâu sắc và có ý nghĩa có
thể phải ra về trong sự thất vọng. Trẻ con sẽ xem việc này không công bằng và sẽ
nhảy lên nhảy xuống giữa hai người, đòi dẫn đi tiêu, đi tiểu hoặc leo trèo khắp nơi
nhằm đảm bảo rằng câu chuyện của các bạn không thể liền mạch được.
Giải pháp là nên nhạy cảm, sắp xếp cho hợp lý và nói chuyện ngắn gọn với những
người lớn khác khi có trẻ con tuổi này bên cạnh.
Ganh tỵ với trẻ con khác
Trẻ con tuổi chập chững thường thích chơi với những đứa trẻ khác nhỏ tuổi hơn
mình nhưng không chịu chia sẻ đồ chơi và không cho bố mẹ mình nựng em.
Chẳng hạn một đứa trẻ được mẹ nó đưa đến chơi và làm quấy, đứa trẻ con bạn sẽ
lập tức chọc ghẹo con mèo, thật kỳ diệu trẻ được mẹ mình quan tâm đến ngay.
Những người mẹ làm nghề trông trẻ còn phát hiện ra rằng con họ ghen tỵ đến nỗi họ
không thể chăm sóc được con của những người khác.
Chỉ có thời gian chữa lành căn bệnh này. Sáu tháng sau biết đâu con bạn sẽ khác
hẳn. Nhiều đứa trẻ đi chập chững không bao giờ cho đứa trẻ khác chạm vào đồ chơi
của chúng. Đây là phản ứng bình thường vào tuổi này chứ đừng vội kết luận là bạn
đã sinh ra một đứa trẻ để sau này sẽ trở thành một con người nhỏ mọn và ích kỷ.
Nên khuyến khích trẻ con chia sẻ nhưng đừng có làm lớn chuyện về việc này. Một
năm sau việc này có thể sẽ thành dĩ vãng.
Sự bực bội
Trẻ đi chập chững thường thắc mắc về khả năng của chúng và khi mọi việc không
theo ý mình, trẻ có thể hết sức bực bội.
Đứa trẻ 15 tháng xúc đầy muỗng thức ăn như phải đưa muỗng đi loanh quanh chứ
không đút ngay vào miệng được. Một đứa trẻ 2 tuổi rưỡi vừa ghép xong hình toà
nhà thì có đổ ùm xuống. Và một em rất hiếu chiến bị mắc hai chân vào một ống quần
không làm sao lấy ra được. Làm đứa trẻ tuổi này cũng khổ lắm chứ!.
Làm bố mẹ chúng ta nên hiểu một số thái độ giận dữ hoặc cáu gắt là do trẻ cảm thấy
khó chịu chứ không phải trẻ có hành vi xấu. Nếu đứa trẻ đi chập chững con bạn
muốn khẳng định khả năng của mình thì lúc đó bạn nên khuyến khích và âu yếm trẻ
chứ không phải la rầy nó.

27
Sợ xa cách
Trẻ đi chập chững luôn muốn ở gần bố mẹ và rất khó chịu khi phải xa cha mẹ. Đây là
giai đoạn phát triển bình thường chứ không phải là dấu hiệu bệnh hoạn gì. Bắt đầu
từ lúc 7 tháng tuổi là trẻ đã có cmả giác lo sợ bố mẹ không ở bên cạnh trẻ em và trẻ
thường lo sợ nhiều nhất sau khi được một tuổi và cho đến khi gần được 3 tuổi thì
giảm dần. Điều này giải thích tại sao nhiều trẻ không chịu được người giữ trẻ hoặc di
nhà trẻ. Không phải chúng hư hỏng khi muốn lúc nào cũng có bạn bên cạnh chúng
chỉ muốn cho bạn thấy bạn là quan trọng nhất đối với chúng và chúng thích ở bên
cạnh bạn nhất. Có thể khắc phục từng bước bằng cách tỏ ra dịu dàng với trẻ, đừng
la rầy và phạt trẻ. Nhiều người cho rằng trẻ con thường thức giấc vào nửa đêm là vì
chúng có cảm giác lo sợ bị bỏ rơi. Quan điểm của trẻ rất đơn giản là chúng yêu bố
mẹ và không cần biết lúc đó đang là ngày hay đêm, chúng sẽ muốn kiểm tra xem bố
mẹ có ở bên cạnh chúng không và nếu có thì phải nựng chúng một cái. Điều này rất
dễ thương và lành mạnh trừ khi chúng nổi hứng muốn bạn chơi đùa với chúng khi
bạn đang ăn dở bữa cơm.
Lo sợ phải xa bố mẹ là một khái niệm lý thuyết thú vị nhưng trong cuộc sống thì một
mối quan hệ tốt đẹp vẫn quan trọng hơn.
Bệnh hoạn và cảm thấy khó chịu
Khi trẻ con bệnh, mọc răng hoặc sốt, không nên buộc con phải cư xử tốt. Chúng cảm
thấy khó chịu bực bội nên chúng thường làm ầm ĩ và dễ hờn khi có những điều bất
như ý nho nhỏ. Vào những thơì gian không thể tránh khỏi đó chúng ra nên chấp
nhận và buông lỏng nề nếp một chút rồi sẽ lập lại kỷ cương khi lành bệnh. Ngay cả
những khi gia đình có xáo trộn, sinh hoạt bị đảo lộn thì cũng dễ gây ra những hành vi
không tốt nơi trẻ. Bố mẹ bắt đầu khi làm lại, chuyển nhà, sinh em bé, gia đình có
người bệnh hoặc có tang, có người đến thăm, thức khuya, đi du lịch và có xung đột.
Tất cả những biến cố này đều có thể gây nên sự khó chịu nơi trẻ. Nếu có những
thay đổi và biến có bất thường trên, nên chấp nhận nếu trẻ có quấy phá một chút và
xử lý những nguyên nhân gây ra việc này hơn là cứ áp đặt kỷ luật lên trẻ.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ
Nhiều ông bố bà mẹ quan trọng hoá những điều bình thường trong cư xử của trẻ
con vì họ cứ nghĩ con mình có thể cư xử như người lớn. Trẻ con chưa có hoặc có rất
ít ý thức, chỉ biết đến hiện tại và chắc chắn không cư xử được như người đã trưởng
thành. Cố gắng làm cho trẻ lớn nhanh trước tuổi là có hại, vô ích và sẽ gây ra nhiều
vấn đề.
Không có ý thức
Trẻ con còn rất nhỏ thì không có chút ý thức nào. Đến khi được 3 tuổi mới bắt đầu
hiểu đôi chút về điều này.
Trẻ 18 tháng sẵn sàng leo lên trên tủ bếp và chơi trò đi trên dây mà không sợ gì. Trẻ
thích leo trèo và không hiểu rằng những trò leo trèo rất nguy hiểm. Tương tự, nếu
bạn đặt dao, thuốc hoặc những vật nhọn trong tầm với của trẻ, chúng sẽ không biết

28
tránh xa để không làm mình bị thương. Bố mẹ phải bảo vệ con cái, không được phạt
chúng vì chúng không hiểu biết.
Nếu không cho trẻ cái chúng muốn, một số em (nhất là giai đoạn 18 tháng tuổi) có
thể đập đầu xuống sàn nhà. Đây là cách đau đớn để đạt được cái mình muốn nhưng
trẻ không hề biết hành động này có hại như thế nào. Nếu không canh chừng và cứ
cho trẻ đi ra đường, đến gần hồ bơi hoặc bếp lò thì trẻ sẽ gặp nguy hiểm. Không
phải chúng hư hỏng mà bản chất của lứa tuổi này là muốn khám phá. Chúng ta phải
bảo vệ con mình.
Không nghĩ đến người khác
Nói chung, trẻ con cư xử rất ngây thơ, chúng ganh tỵ muốn trở thành trung tâm và
không biết quan tâm đến suy nghĩ của người khác.
Dĩ nhiên cũng tuỳ theo em và khi lớn dần thì trẻ sẽ trở lên ít vô tư hơn. Hai tuổi trẻ có
thể ích kỷ, đến 3 tuổi rưỡi thì đỡ hơn nhiều và đến khi lớn có lúc lại trở thành một
con chiên ngoan đạo và vô cùng nhân hậu.
Biết chia sẻ là một vấn đề. Khi một đứa trẻ khác lấy đi đồ chơi của trẻ thì nó sẽ chộp
lại, xô đứa trẻ và nổi cáu lên. Vai trò của chúng ta là khuyến khích một thái độ dễ
chấp nhận hơn từ con của mình chứ đừng căng thẳng và nổi nóng. Nên suy nghĩ
nhẹ nhàng hơn rằng thời gian trôi đi và con bạn sẽ hiểu biết hơn, chỉ cần bạn hết
lòng vì nó.
Không có những giá trị của người lớn
Trẻ đi chập chững thường bị bố mẹ làm cho bối rối. “Tại sao mẹ lại giận dữ thế nhỉ,
trong khi mẹ vừa thích việc mình làm lắm mà?” Vấn đề là ở chỗ trẻ con không hiểu
được những giá trị mà người lớn tôn trọng đặc biệt khi đụng chạm đến vấn đề tiền
bạc, chi tiêu, quyền sở hữu và phép lịch sự.
Nếu bạn đặt một hộp Socola đã mở nắp trên bàn, trẻ sẽ ăn hết. Không nên nghĩ rằng
trẻ thiếu trung thực vì không xin phéo trước. Nó cũng giống như việc trẻ leo trèo. Trẻ
làm điều gì đó vì nó có sẵn điều kiện cho trẻ làm điều đó.
Trẻ có thể lấy tiền trong ví bạn nhưng đó không phải là ăn cắp. Trẻ đi chập chững
thường tò mò, không hiểu gì về tiền bạc và không có chút khái niệm nào về sự sở
hữu.
Khi trẻ làm bể món đồ trang trí của bà ngoại, bà rất buồn. Trẻ không hiểu ý nghĩa
thật của số tiền 60 đô la bà bỏ ra để mua vật đó.
Trẻ con tuổi này lượn quanh nhà một vòng thì nhất định sẽ có cái bị làm vỡ hoặc làm
đổ. Nếu làm bể chiếc bình hoa nhỏ thì bạn không có phản ứng gì. Nhưng nếu đó là
một món đồ gốm sứ vô giá, bạn sẽ nổi khùng. Trẻ con chỉ cảm nhận được sự bất
bình, chúng không hiểu những giá trị khác nhau trong hai loại phản ứng này.
Trẻ con cư xử như thế đó, không cần biết phụ huynh chúng hôm đó đang vui hay
buồn. Nếu mẹ chúng có nhức đầu, chóng mặt hoặc mệt xỉu, đó là chuyện của mẹ và
chúng không vặn nhỏ âm lượng giọng nói xuống đâu. Khi bố về đến nhà là chúng

29
reo ầm lên, chẳng cần biết lúc đó đang sớm hay muộn. Chúng muốn nô đùa và
chuyện trò với bố không màng đến việc ông bố cần được yên tĩnh và muốn xem bản
tin chiều. Người bố mà chúng mong đợi đang ở đó và chúng hoàn toàn không bận
tâm gì đến trận đến chiến trận đang diễn ra tại Trung Đông hoặc tình hình kinh tế
đang trì trệ.
Trẻ ở tuổi chập chững không hiểu ý nghĩa của sự “đợi” Chúng khôn g hiểu tại sao
phải đợi cho đến khi mẹ sẵn sàng. Xếp hàng, đợi đến lượt hoặc ngồi chờ không nằm
trong kho tàng hiểu biết của chúng. Và còn những lễ nghi mà phụ huynh chúng
muốn chúng luôn phải tuân theo. Chẳng hạn lúc thấy đói chúng muốn ăn chứ không
nhất định phải đến giờ nào đó như đối với người lớn. Nếu chúng cho rằng mẹ chúng
nấu ăn rất dở, chúng sẽ nói ngay như thế. Chúng chỉ biết nói thật khi được hỏi và
chưa biết đến nghệ thuật ngoại giao mà người lớn sử dụng nhằm tránh làm tổn
thương người khác. Tất cả những điều trêncho thấy một đứa trẻ bình thườn suy nghĩ
và cư xử như thế nào. Cùng với thời gian chúng sẽ học được lối cư xử lạ lùng của
người lớn. Tạm thời thì không nên cho trẻ hư hỏng và nên tỏ ra hiểu trẻ, hướng dẫn
nhẹ nhàng và không nên phạt trẻ nặng tay.
Theo dõi hành vi của trẻ
Tôi đã dành phần lớn thời gian can ngăn bố mẹ và con cái nhằm khắc phục mâu
thuẫn giữa họ với nhau. Tôi luôn luôn thấy một trình tự chung: trẻ con làm bà mẹ bực
mình, bà mẹ trả miếng và làm trẻ tức giận hơn, rồi lại đến phiên trẻ trả đũa mnạh
hơn và cứ thế tiếp tục. Người lớn và trẻ con cứ đối xử với nhau, với người mình
thương yêu nhất, một cách ít nhạy cảm và tử tế. Họ làm cho quan hệ giữa họ căng
thẳng và làm tổn thương nhau một cách vô ích từ những việc không đáng.
Cuộc chiến nào cũng xuất phát từ những nguyên do không đâu vào đâu lúc đầu
giống như chiến tranh giữa người lùn và người khổng lồ bắt đầu bằng việc bên này
cho rằng nên đập đầu trứng ở đầu nhỏ, bên kia cho rằng nên đập đầu lớn. Một tên
bắn ra một viên đạn, bên kia bắn trả sáu viên và chẳng bao lâu, cả triệu người bị lôi
cuốn vào cuộc chiến. Khi làm bố mẹ, chúng ta ở rất sát đường biên giới đến nỗi
không biết mình đã tạo ra những cuộc chiến tranh không tránh khỏi và bất phân
thắng bại như thế nào. Cả bố mẹ và trẻ con đều có thể cùng bướng bỉnh nhưng chỉ
có bố mẹ là đủ trí khôn để biết nên dừng lại ở đâu. Cố gắng tập trung hiểu biết và trí
thông minh của bạn để nhận biết khi nào là lúc bạn đang gây hại cho con và đang
tạo ra một tình huống không có lợi ích gì. Cả hai bên đều phải theoi dõi sự phát trỉên
hành vi và với tư cách là một bên tham gia vào cuộc chúng ta phải hướng đến sự
hoà bình và nhắm đến một giải pháp nhanh chóng và công bằng. Cuộc sống vốn đã
khó khăn không cần đến những tổn thương vô ý đến quan hệ gần gũi nhất của
chúng ta.
Kết luận
Đa số hành vi của trẻ con bắt đầu bằng một vài nguyên do có thể đoán trước được.
Mỗi đứa trẻ có tính cách riêng và mức độ hành vi khác nhau nhưng phần lớn có
nhiều điểm chung. Bí quyết của chúng ta phải học cách lùi lại một bước khỏi vị trí
của chúng ta ở đường chiến tuyến để xem ai rốt cuộc sẽ thắng, ai sẽ thua. Một vài
30
đứa trẻ làm bất kỳ điều gì chúng muốn hoặc tỏ ra rất hiếu chiến. Quá lắm chúng chỉ
giống như những đứa trẻ hai tuổi khác.
Khi chúng ta hiểu được nên mong đợi điều gì và xử lý trò chơi như thế nào, chúng ra
sẽ có nền tảng tốt để từ đó dễ dàng áp đặt kỷ luật. Các kỹ thuật áp dụng kỷ luật
được bàn đến trong chương 8 và 9.

31
6
Áp dụng kỷ luật

Mỗi người trong chúng ta, dù là trẻ con, người lớn đều cần phải có kỷ luật. Chúng ta
sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn nếu chúng ta song một cuộc sống có kỷ luật
và biết rõ chỗ đứng của mình. Nếu bạn đã từng làm việc trong một văn hòng hoặc
tham gia vào một quan hệ được chi phối bởi những quy tắc và giới hạn không hợp
lý, không ai quan tâm hoặc khuyến khích, chú ý thì bạn sẽ hiểu trong tình huống đó
trẻ con cảm thấy như thế nào. Trẻ con hạnh phúc khi biết bố mẹ chúng đoàn kết,
kiên định và quan tâm đến việc chúng cư xử như thế nào.
Kỷ luật tốt bắt đầu từ trong nhà và từ đó chuẩn bị cho trẻ con một con đường ít
chông gai đến trường học. Khi trẻ bắt đầu học thì trẻ đã phải được huấn luyện ngồi
vào bàn, giữ yên lặng và biết vâng lời. Không có ai bị ấn tượng nếu việc học của trẻ
giống như thiên tại Anhxtanh khi còn nhỏ hoặc chúng cư xử như một đứa bé sơ sinh.
Nuôi dạy một đứa trẻ không phải trò chơi dễ chơi nhưng nếu tất cả mọi người đều
biết quy luật của trò chơi và không nghi ngờ gì về sự công bằng của trọng tài thì thế
giới sẽ hòa bình hơn.
Lý thuyết về kỷ luật dễ viết nhưng không dễ thực hành. Chính sự khác nhau trong
mỗi cá nhân đứa trẻ và ý kiến của những chuyên gia ngày càng nhiều làm cho tất cả
những ông bố bà mẹ thời nay bối rối. Đó là lý do tôi đưa ra ý kiến của mình sau đây.
Kỷ luật là gì?
Khi nói đến từ kỷ luật, nhiều ông bố bà mẹ hoảng sợ vì họ nghĩ đén ngay việc phạt
trẻ nhưng không phải như vậy. Nguồn gốc Latin của chữ này (discipline) là dạy hoặc
huấn luyện. Còn một từ khác (disciple) trong tiếng Latin có nghĩa là người học. Như
vậy thì kỷ luật có thể được xem là kinh nghiệm học tập cho trẻ chứ không phải chỉ là
sự trừng phạt và gây đau đớn. Trẻ con là đối tượng sẽ học tập thông qua tình yêu
thương và tấm gương của cha mẹ, nhưng về mặt nền tảng thì có những luật lệ được
quy định rõ ràng.
Kỷ luật có thể do tự thân, thường gọi là tự kỷ luật hoặc tự giác, hoặc được áp đặt từ
bên ngoài. Rõ ràng trẻ còn quá nhỏ thì không hiểu gì về tự kỷ luật vì thế vào giai
đoạn này chúng ta phải định hướng cho trẻ. Vào tuổi trước khi đến trường, trẻ con
đã có thể nhận trách nhiệm về những việc làm của chúng và chúng ta có thể hỗ trợ
cho trẻ trong quá trình này bằng cách buông lỏng dây cương một chút và cho trẻ một
chút tự do chọn lựa. Như đúng và sai của mình. Đến tuổi đi học thì quá trình buông
lỏng sẽ được mở rộng hơn, trẻ được phép kiểm soát nhiều hơn quyết định của mình.
Mục đích chính là giúp trẻ hình thành tính tự kỷ luật trước khi trẻ bắt đầu đi học.

32
Thái độ đối với kỷ luật
Vào đầu thế kỷ này thì cuộc sống còn rất khổ sở. Trong năm em bé sơ sinh thường
có một em chết trước khi được 4 tuổi và vì thế thái độ đối với việc nuôi dạy trẻ rất
khắt khe. Người lớn là người lớn, trẻ em là trẻ em không ai thắc mắc gì về việc
người lớn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Quan điểm này hình thành ngay từ khi
sinh trẻ ra. Trẻ con sẽ được cho ăn đúng giờ, đúng lúc và nuôi dạy dựa trên một nền
tảng kỷ luật bao gồm các quy định, sự vâng lời và hình phạt. Đây là thời điểm mà sự
lịch sự và tôn trọng người lớn tuổi hơn là điều bắt buộc.
Vào những năm 40 tình hình bắt đầu đổi khác và vào những năm 70 thì trở nên hết
sức bi quan. Lúc đó thì trẻ em được chăm bẵm, dỗ dành ngay khi vừa lên tiếng. Trẻ
em lớn hơn thì được quan tâm cưng chiều và nhà trở thành một nơi dân chủ; và trẻ
con và người lớn đều bình đẳng. Khi không đáp ứng được yêu cầu cảu con thì bố
mẹ cảm thấy tội lỗi và không dám sử dụng kỷ luật.
Vào những năm năm 90, quan điểm bi quan và nhượng bộ này tiếp tục được khuyến
khích. Những chuyên gia viết các sách lý thuyết bán chạy đã góp phần vào xu
hướng này. Theo những chuyên gia nhồi nhét nhiều lý thuyết trong các thư viện này
thì việc sờ đến trẻ, đánh chúng một cái hoặc bắt trẻ đi ngủ là không thể chấp nhận
được. Tôi thích lý thuyết dạy trẻ bằng sự dịu dàng và tình yêu thương nhưng tính
thực tế trong phương thức này rất mơ hồ. Khi tôi xử lý một đứa trẻ, tôi không cần
triết lý, tôi chỉ cần những kỹ thuật có hiệu quả.
Càng làm việc với các gia đình, tôi càng quan tâm đến quan điểm mới nhất về việc
nuôi dạy trẻ. Chúng ta đã thay đổi từ quá khắt khe đến quá dân chủ, và gần nhất là
tình trạng vô tổ chức. Tôi tin rằng những năm 90 là thời gian cho một quan điểm
trung dung và cân bằng hơn những đứa trẻ hạnh phúc biết chỗ đứng của mình và
cùng với phụ huynh kiên quyết và dám nhận lấy trách nhiệm.
Khó quá hoặc dễ dãi quá
Có rất nhiều cách giáo dục trẻ và cách nào cũng đúng. Tuy nhiên có hai cách sau: đó
là quá khó hoặc quá dễ. Phụ huynh khó quá và lúc nào cũng nhăm nhe phạt trẻ sẽ
làm cho trẻ không phát triển được suy nghĩ độc lập và về lâu dài khi muốn thoát khỏi
sự áp bức, chúng sẽ tìm cơ hội nổi loạn. Còn nếu dễ quá, hkông có một giới hạn nào
thì sẽ không thể tạo được nền tảng tốt cho việc học hành và tự lập khi trưởng thành.
Nếu được tự do quá, trẻ sẽ nghĩ rằng phụ huynh không quan tâm đến trẻ nên chẳng
cần biết trẻ đang làm gì. Nếu phụ huynh quá mềm mỏng thì không phải vì thế trẻ
thương yêu họ hơn; ngược lại chúng ít tôn trọng bố mẹ.
Nếu tránh được việc quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều trẻ thì chúng ta sẽ có
quan điểm cân bằng hơn và từ đó chọn ra phong cách thích hợp cho mỗi chúng ta.
Mỗi đứa trẻ và mỗi người làm cha làm mẹ đều có những nhu cầu riêng biệt đối với
kỷ luật và cách thức áp dụng kỷ luật. Quyền chọn lựa là của chúng ta.
Thế còn tương lai? Hãy thử xem một ví dụ hai gia đình ổn định và hạnh phúc muốn
dành những gì tốt nhất họ có được cho con cái. Một gia đình áp dụng kỷ luật khắt
khe có mức độ; một gia đình khác chọn cách thức dễ dãi hơn. Nếu bạn theo dõi

33
những đứa con của hai gia đình này khi chúng được 20 tuổi, bạn sẽ khó nhìn thấy
được chúng cư xử và có cảm xúc khác nhau như thế nào. Tuy nhiên, khi những đứa
con này trở thành bố mẹ thì họ sẽ áp dụng hai phương pháp dạy con hoàn toàn khác
nhau như phụ huynh của họ đã áp dụng đối với họ khi họ còn nhỏ. Một gia đình rất
khắt khe và một gia đình rất dễ dãi với con cái. Mỗi người trước khi lập gia đình đều
đã có một thái độ đối với việc giáo dục con và chỉ thể hiện ra khi con cái họ ra đời.
Thời điểm bắt đầu áp dụng kỷ luật
Quan điểm trong những năm 90 cho rằng trẻ sơ sinh nên được nuông chiều. Đây là
thời gian thiết lập quan hệ gần gũi và cảm giác an toàn cho trẻ như sợi keo dính giữa
trẻ và bố mẹ. Nhiều bậc tiền bối cho rằng như vậy sẽ làm cho trẻ sau này hư đốn và
đòi hỏi nhiều nhưng quan điểm thời nay là như thế sẽ làm cho trẻ cảm thấy an toàn
và độc lập hơn. Trẻ con dưới một truổi rõ ràng không cần kỷ luật mà là sự yêu
thương, gần gũi và thói quen sinh hoạt tốt.
Những trẻ em ở tuổi chập chững lại hoàn toàn khác. Đó là giai đoạn thú vị khi trẻ
phát triẻn cơ bắp và muốn thách thức mọi cái xung quanh. Chắc chắn trẻ tuổi này
cần có kỷ luật nhưng mức độ bao nhiêu tùy thuộc vào tính cách của trẻ và sức chịu
đựng của bố mẹ.
Trẻ trước khi được 20 tháng nên học một chút kỷ luật, có thể dưới hình thức rỉ tai
hoặc nói nhỏ. Đối với những đứa trẻ quậy phá và hung hăng thì không dễ tí nào. Có
những đứa trẻ vào ngày thôi nôi đã tấn công khách đến thăm mà như thế thì quyển
sách này sẽ phát huy tác dụng.
Bắt đầu áp dụng kỷ luật là một quyết định rất cá nhân nhưng thông điệp chính là nên
bắt đầu một cách nhẹ nhàng. Trước khi được 2 tuổi thì trẻ ít tỏ ra hung hăng và quá
đáng. Chúng chỉ hành động một cách thiếu ý thức. Hướng dẫn rõ ràng và nhẹ nhàng
cho trẻ là đủ, không cần phải lên gân lên cốt . Việc này để dành cho giai đoạn sau.

34
7
Kỷ luật – Hãy làm cuộc sống của bạn dễ chịu hơn

Mặc dầu phần lớn bố mẹ biết những tình huống nào sẽ tạo điều kiện cho con mình
bộc lộ tính xấu ra ngoài, vậy mà nhiều khi họ vẫn thường rơi vào những tình huống
đó một cách vô lý. Trẻ con tuổi chập chững không phải là giáo sư về tâm lý nhưng
chúng hiểu được chúng ta. Chúng đặt sẵn những kíp nổ sẵn sàng làm nổ tung nố
mẹ nhưng nếu chúng ta đi trước một bước, khôn ngoan và bình tĩnh, những kíp nổ
sẽ xìu đi như bị ẩm nước mưa.
Những ông bố bà mẹ thời nay có rất nhiều mối quan tâm: việc làm, các mối quan hệ,
và những vấn đề quan trọng như tiền bạc, nhà cửa. Không thể gạt bỏ hết những mối
lo này nhưng chúng ta nên hạn chế tối đa những ảnh hưởng có thể có của những
mối bận tâm này. Tôi chỉ yêu cầu chúng ta nhận biết hơn các tác động tạo nên sự
căng thẳng, nhằm làm hết sức mình để tránh những phiền toái cho con mình. Có rất
nhiều cách chúng ta có thể kiểm soát được tình huống.
Đừng bới lông tìm vết
Một số người lớn cứ muốn vạch lỗi con mình. Ngay cả khi dẫn con đến chỗ tôi khám,
nhiều ông bố bà mẹ lúc nào cũng nhắc con. “ Con phải nhìn vào Tiến sĩ Greeen khi
nói chuyện với ông ấy!”. “Con phải nói xin vui lòng!”. “Con khoanh tay lại nào!”.
“Không được sờ vào đồ chơi đó!”. “Ngồi thẳng lên!”. Chẳng có gì thân thiện trong
một không khí như vậy vì mỗi cử động nhỏ của trẻ đều làm cho tình huống căng
thẳng.
Kỷ luật quá kiểu như thế này là phản tác dụng. Chỉ cần chú ý đến những điều chính
yếu, quan trọng nhất còn những cái khác thì lờ đi.
Tránh leo thang
Nhiều ông bố bà mẹ cú bám mãi vào những hành vi nhỏ và nhai đi nhai lại cho đến
khi nó trở thành những sự kiến nhớ đời.
Họ ngồi ở nhà và đứa con chỉ làm rơi một mẩu bánh trên thảm. Thế là họ gào lên:
“Nhặt lên nhanh! Nhặt ngay bỏ vào thùng rác! Con nhỏ này! Tao đã dặn mày rồi! Mày
sẽ biết tay tao!”.
Làm sao mà một mẩu bánh lại làm bạn phải nổi trận lôi đình? Nếu bạn lờ đi thì có
thể con chó đã ăn quách mẩu bánh đó.
Khi đã xong chuyện thì quên đi
Trẻ con quên rất nhanh nhưng bố mẹ thì không. Nếu trẻ làm chuyện đáng bị phạt thì
phạt ngay lúc đó rồi tha thứ và vui vẻ với chúng. Làm bố mẹ mà khó quên đi những
sự việc nào đó thì sẽ giảm thọ nhanh hơn vì phải thường xuyên chịu đựng những

35
cuộc chiến tranh tâm lý. Sự căng thẳng càng cao, trẻ con cang hư đốn và gia đình
càng mất hạnh phúc.
Oán giận chỉ làm bố mẹ dễ bị tăng huyết áp và bị ung thư và cũng chẳng giúp trẻ
phát triển ổn định và tốt đẹp.
Trẻ hư – bạn phạt – bạn tha thứ
Hạ bớt giọng xuống
Người ta nói nghe nhạc ồn có thể làm cho thiếu nhi muốn khiêu vũ và nếu một dàn
kèn trumpet được thổi lên thì sẽ làm cho hàng ngàn binh sĩ đi đều và chiến đấu.
Tương tự, trẻ sống trong môi trường quá ồn ào sẽ bị xáo động. Trong một gia đình
mà người lớn chửi nhau, trẻ con đánh lộn và truyền hình được mở lớn hết cỡ thì khó
mà áp dụng kỷ luật đối với một đứa trẻ. Sự bình an và yên lặng tốt cho trẻ hơn. Trẻ
cư xử và suy nghĩ tốt nhất khi không có tiếng ồn và sự xáo trộn ở môi trường xung
quanh.
Đừng ham hoạt động quá
Hoạt động có tính lây lan và sẽ tác động đến những người xung quanh. Khi trẻ con
trong một nhóm kéo nhau vui chơi thì đứa con nhỏ nhất của bạn cũng muốn tham
gia. Trẻ con tuổi chập chững rất thích chơi đùa và thích thú được chạy và cười đùa
với bố hoặc mẹ. Nếu bạn dành thời gian chọc ghẹo và vui chơi với chúng thì phải
cho chúng thời gian để dịu xuống.
Nếu trẻ đang hăng chơi lại bị bắt ngồi vào bàn ăn thì trẻ không thể cư xử đúng đắng
ngay được. Trước giờ trẻ đi ngủ không nên ch trẻ tham gia vào trò chơi hoặc hoạt
động gì quá sôi nổi và vui nhộn.
Xúm nhau lại chơi đùa là điều trẻ thích làm nhất. Bố mẹ thì cho là trẻ ham hoạt động
với vì chúng uống Cô-ca Cô-la, ăn nhiều sô cô la và kẹo ngọt nhưng điều này không
đúng. Dù chỉ cho trẻ ăn bánh mỳ nhạt và uống nước suối, trẻ cũng vẫn hiếu động
như thế. Nếu bạn muốn có sự yên tĩnh và thanh bình, đừng khuấy động những đứa
trẻ.
Chấp nhận cái không thể tránh khỏi
Có thể giảm thiểu sự căng thẳng bằng cách nhìn cuộc đời với triết lý chấp nhận. Có
những điều xảy ra với chúng ta và con trẻ mà không thể nào tránh được. Nếu bạn có
tự giận hoặc hết sức lo lắng thì chúng vẫn cứ xảy đến. Vì thế hãy thư giãn và tiếp
cận quan điểm triết học của đạo Phật.
Khi con bạn bị bệnh, trẻ sẽ thức dậy thường xuyên vào nửa đêm dù bạn có chấp
nhận hay không. Khôn ngoan nhất là tranh thủ và biết ơn những khoảng thời gian
bạn ngủ được, nếu cứ oán trách hoàn cảnh thì khi có thời gian bạn lại không thể ngủ
được.
Trong việc nuôi dạy con, rất khó nhìn đời bằng con mắt triết học nhưng nếu cứ đâm
đầu vào tường thì càng vô ích. Ý tôi không phải là bạn cứ khoanh tay ngồi nhìn niệm

36
Phật hoặc nhai kẹo cao su. Chúng ta cần mở to mắt ra mà nhìn, không phải hành
động ào ào mà phải sử dụng cái đầu của mình.
Quy tắc bất di bất dịch: Trong nhà này có những quy định thống nhất
Trẻ con không thể sống hạnh phúc nếu phụ huynh và ông bà cứ chỉ bảo cho chúng
mỗi người một kiểu. Nếu một ngày trẻ phạm tội hoặc tự hành xác, trẻ vẫn bối rối
không biết điều chúng làm có phải là tội lỗi hay không. Nếu ông bố nói: “Con hãy làm
thế này!” còn bà mẹ thì nói: “Không được, con phải làm cách khác” thì kỷ luật sẽ
chẳng có tác dụng gì.
Cũng sẽ không có gia đình nào mà bố mẹ lại hoàn toàn thống nhất nhau về việc nuôi
dạy con. Dù có những quan điểm khác nhau nhưng chúng ta vẫn cần phải hợp tác
với nhau, biểu hiện và áp dụng một cách thống nhất kỷ luật đối với con trẻ trong gia
đình.
Nếu hôm nay cảnh sát cho phép van lái xe bên phía tay phải lề đường mà ngày mai
họ bắt giam bạn khi bạn không lái xe bên trái, điều này sẽ làm cho bạn bối rối, bất an
và giận dữ. Tương tự như vậy khi trẻ con sống trong một môi trường mà các quy
định không nhất quán và liên tục thay đổi. Trẻ sẽ trở nên giận dữ và cáu gắt, khó
bảo.
Một số cặp vợ chồng cứng đầu và không tôn trọng nhau chút nào vì thế cứ mỗi lần
áp dụng kỷ luật với trẻ là họ cãi lộn nhau. Đứa trẻ sớm nhận ra sự mâu thuẫn và sẽ
đứng về phía một người nhằm làm cho sự bất đồng của họ lên đến mức không thể
dung hoà được. Khi có sự khác biệt lớn giữa ý kiến của bố và mẹ, bạn sẽ không chỉ
bảo gì được cho trẻ cho đến khi các bạn đi đến sự thoả thuận.
Những ông bố bà mẹ nóng giận sử dụng con mình như vũ khí nhằm chống lại nhau
là vi phạm quyền lợi của trẻ và sẽ gây hại khôn lường cho trẻ. Theo kinh nghiệm của
tôi, bố mẹ để cho con nhận thấy họ không thống nhất và lợi dụng con mình cho mục
đích làm tổn thương nhau thì quan hệ của họ sẽ xấu đi và chia tay là điều sớm muộn
cũng sẽ xảy ra.
Đừng xem ông bà là bình phong
Bố mẹ nếu không điều khiển được con mình thường buộc tội người khác cho vấn đề
của họ. Tôi thường nghe họ nói: “Tôi khong dạy cháu được vì bà nó chiều chuộng và
làm hỏng nó.” Việc này chẳng liên quan gì. Bạn không nên buộc tội người khác, kể
cả người chăm sóc hoặc thầy cô giáo của trẻ cho sự không hoàn hảo của nó. Dù
sao, trẻ có khả năng thích nghi một cách kỳ diệu với những kỷ luạt khác nhau trong
những tình huống khác nhua. Dĩ nhiên trẻ nhận ra rằng có nhiều giới hạn khác nhau
vào tuổi trước khi đến trường hoặc đi học, nhưng nên cho chúng biết rằng có một
tập hợp rõ ràng các quy định trong nhà cần phải tuân thủ trước.
Bố mẹ là những người góp vốn chính vì thế họ có ảnh hưởng và trách nhiệm lớn
nhất đối với tiêu chuẩn hành vi của con cái mình.
Phải có hai người mới đánh nhau được

37
Đánh nhau với trẻ con chẳng ích gì và nói chung có thế tránh được việc này. Đối với
trẻ ở tuổi chập chững, nếu bạn có thắng thì bạn cũng thua ở góc độ nào đó. Sau 10
phút, đứa trẻ sẽ quên tất cả những chi tiết của cuộc ẩu đả nhưng cả tiếng đồng hồ
sau bố mẹ vẫn còn mệt bở hơi hai dù mình là kẻ chiến thắng.
Tôi thường nghe các ông bố bà mẹ nói: “Nó cứ gây gổ với tôi” Và tôi luôn trả lời: “Bà
có ý nói là bà cứ phải giận dữ với nó?” Có ngớ ngẩn đến mấy cũng hiểu được là
không ai lại có thể đánh nhau một mình, giống như không ai nhảy điệu tăngô một
mình được.
Bạn biết là khi bạn nổi đoá và muốn thắng con, kết quả sẽ tuỳ thuộc vào phản ứng
của đối tượng mà bạn giận. Nếu trẻ cũng nổi cơn tam bành và mất kiểm soát thì bạn
sẽ phải mắc kẹt vào cuộc chiến giữa các vì sao. Nếu bạn không can dự hoặc tham
gia cuộc chiến, vậy sẽ chẳng có ai thắng thua gì cả.
Chỉ mình bạn có quyền tham gia hoặc tránh không tham gia cuộc chiến với con
mình. Ban chỉ cần đến quầy giả quyết khiếu nại và phàn nàn trong một cửa hàng
bách hoá mà quan sát thì sẽ biết người thật sự bình tĩnh và khôn khéo là thế nào.
Mỗ khi khách hàng cất tiếng ca thì lập tức người phía sau quầy sẽ nói giọng ngọt
xớt: “Ô tôi xin lỗi là cái lưỡi dao rơi ra khỏi cí mát chế biến thức ăn mới này đã làm
bà bị thương. Chưa bao giờ chuyện này xảy ra. Tôi sẽ báo cáo với ông cửa hàng
trưởng.” Dù bạn tin hay không, là bố mẹ bạn có quyền khuyến khích hoặc ngăn
ngừa sự đối đầu với con cái, tuỳ thuộc vào phản ứng của chúng. Đánh nhau với trẻ
con chẳng khác gì chơi tennis với một trái dừa, vì thế tốt hơn nên dành sức lực cho
việc ổn định huyết áp và duy trì sức khoẻ, hoà khí trong gia đình.
Những cơ cấu và lề thói
Trẻ con có xu hướng cảm thấy an toàn và hạnh phúc khi sống trong một môi trường
có tổ chức và trật tự. Nếu trẻ biết khi nào phải ăn, đi ngủ, đi học thì trẻ cũng nên biết
mức độ hành vi mà phụ huynh cho phép. Trẻ thường thuân theo chế độ sinh hoạt nề
nếp, một khi có thay đổi như ăn trễ giờ, bố mẹ đi công tác hoặc có khách lạ đến
thăm thì trẻ sẽ cảm thấy bị xáo trộn. Bất cứ lúc nào có thể thì nên tổ chức trước mọi
việc và cho trẻ biết trước điều gì sắp xảy ra với chúng. Bố mẹ không có kế hoạch thì
con cái cũng dẽ không có kế hoạch và cuộc sống sẽ rối tung lên.
Nhận biết những ngòi nổ
Ngòi nổ ở đây là những tình huống có thể dẫn đến sự phiền toái, chẳng hạn trẻ rề rà
làm cho trễ học, không chịu tắm, không chịu đánh răng và ăn rau trái hoặc không
chịu rời một cửa hàng bán kem. Nhưng tình huống nhỏ có thể dẫn đến những hậu
quả lớn và vì thế tốt nhất nên luôn tránh những ngòi nổ còn hơn là phải dọn dẹp
đống đổ nát.
Nếu bạn lùi lại và phân tích một cách công minh vốn liến những trò láu cá nào đó
của trẻ, bạn sẽ phát hiện ra rằng chẳng có nhiều. Chỉ có một hai trò cũ nhưng bạn
nổi cáu vì không để ý và nhận ra trò đó.

38
Hãy nhìn cho rộng hơn, chú ý hơn và nắm rõ chính xác điều gì kích thích những
hành vi khó ưa của trẻ để tìm cách tránh một cách khôn ngoan.
Tích cực có tác dụng mạnh mẽ
Những kỹ thuật dạy trẻ ở tuổi chập chững thường rất thành công khi được áp dụng
bởi những bố mẹ tích cực. Trước hết, bạn phải tin vào những điều bạn làm rồi nói
thật rõ ràng với con cái. Tôi coi ohương pháp dạy con tích cực kiểu này là một loại
vũ khí “Phải làm theo cách này thôi!” Nó sẽ được nhắc đi nhắc lại trong sách này và
nếu có lúc nào đó kỷ luật không phát huy tác dụng thì hãy lùi lại và kiểm tra xem
mình có chuyển giao thông điệp này một cách rõ ràng hay không. Hãy nhớ, những
bố mẹ lạc quan là những con người mạnh mẽ!
Nhận biết những dấu hiệu tiêu cực
Rất dễ triết lý về việc làm một người bố hoặc mẹ tích cực 100% nhưng trong thực tế
điều này không dễ. Mỗi khi gặp khó khăn thì chữ “không!” thường được dùng thường
xuyên. Lúc mọi việc trở nên quá tệ, mỗi ngày sẽ trở thành một cuộc chiên đấu tiêu
cực với “Không.” “Đừng,” “Thôi đi” – rồi Bớp! Qua một ngày như thế, bố mẹ đâm
chán nản và buồn phiền. Khi lê chân đến giường ngủ, họ nghĩ “Mình có nói được
điều gì tốt đẹp cả ngày hôm nay không nhỉ? Làm bố mẹ chỉ là vậy thôi sao? Đáng lẽ
mình nên dùng dụng cụ tránh thai!” Nhưng muộn quá rồi!
Mắc kẹt vào tình thế tiêu cực như thế rất dễ làm bố mẹ thay đổi quan điểm về mọi
việc. Sáng hôm sau họ lại thở dài đón ánh bình minh và nghĩ: “Hôm nay thằng nhóc
sẽ làm điều tồi tệ gì trước tiên đây?”
Một kỹ thuật có ích nhất mà tôi từng biết là kỹ thuật được sử dụng thường xuyên
trong gia đình những đứa trẻ tàn tật. Ngay khi nghe tin xấu và nhìn thấy những dấu
hiệu bi quan, bố mẹ nhanh chóng tích cực tìm ra những điểm tốt ở trẻ. Họ tìm hiểu
những kỹ năng, phẩm chất tốt và khi đã phát hiện được, những cái này sẽ được vun
xới với hi vọng cứu vớt nỗi thất vọng và u ám bao trùm gia đình họ.
Nếu bạn có những đứa con ở tuổi chập chững dường như lúc nào cũng cư xử
chẳng ra gì, hãy thay đổi cách nhìn và có tìm những điểm tốt. Tôi đồng ý rằng có
những đứa trẻ cư xử khủng khiếp đến nỗi phải dùng một trí tươnge tượng phong
phú mới thấy rõ những gì mà chỉ trông từ xa mới có vẻ tốt đẹp. Với những đứa trẻ
khó bảo nhất, hãy bắt đầu bằng cách thưởng cho những cái gần tốt, gắng tìm cách
xây dựng một thái độ tích cực và cùng với việc này là một lối dạy con hiệu quả hơn.
Cố gắng có thái độ tích cực hơn là điều tốt nhưng không phải dễ. Vậy bạn nên có
bớt tiêu cực đi! Về lâu về dài thì cũng có tác dụng tương tự.
Có những mong đợi hợp lý
Tôi tin rằng những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt sẽ không còn nếu chúng ta
biết mong đợi một cách hợp lý hơn. Sự thật là đứa trẻ 2 tuổi không thể nào cư xử
như người lớn.
Chúng ta đã thảo luận hành vi bình thường của trẻ con tuổi chập chững trong
chương 3, vì thế bạn không nên hiểu sai về điều này. Cố gắng điều chỉnh cái nhìn
39
của mình và nuôi dạy con với những mong đợi khôn ngoan hơn. Một số đặc điểm
của trẻ con tuổi chập chững thường dẫn đến mâu thuẫn được bàn đến dưới đây:
Làm bừa bộn và bể mọi thứ
Bản chất của trẻ con là ồn ào, dơ bẩn và phá phách. Nếu được cho phép tự rót
nước, chúng sẽ làm đổ xuống sàn. Vào những ngày mưa, tre mang bùn và đất vào
nhà mà không them màng đến chuyện thảm nhan mình là loại đắt nhất. Chúng
chẳng biết tí gì về hệ thống tiền bạc và những giá trị khác của người lớn. Làm bể
một cái ly và một chiếc bình thuỷ tinh vô giá đối với trẻ chẳng có gì khác nhau. Con
chó cúng trẻ yêu kêu ăng ẳng vùng chạy và đồ trang trí quý giá trong thay trẻ sẽ biến
thành mớ thuỷ tinh.
Trẻ con không mưu mô, chúng chỉ bốc đồng, thiếu ý thức và hay gây ra tai nạn. Nếu
bày biện đồ đạc quý trong tầm với của trẻ thì nên tự trách mình nếu chúng bị vỡ.
Làm hỏng đồ chơi
“Không nên cho con chơi đồ chơi đắt tiền vì trẻ thích đập phá và làm hỏng đồ chơi.
Chỉ cần mua đồ chơi bền và không quá đắt. Đôi khi chơi với cuộn giấy trắng mà
chúng lại thấy thú hơn là mớ đồ chơi cao cấp bằng nhựa tốt.
Đến lượt bố
Đến cuối buổi chiều thì trẻ đã chán chơi với mẹ nó. Vì thế khi nghe tiếng xe của bố là
trẻ chồm lên ngay. Chúng sẵn sàng có sức lực mới cho việc chơi đùa với ông bố mà
không hề biết bố đang mệt sau một ngày dài vất vả vì công việc và bố muốn ngồi
đọc báo, xem truyền hình hoặc nói chuyện với mek. Thật không dễ nhưng ông bố
phảo cố nhìn cuộc đời bằng đôi mắt của con mình và dành cho chúng một khoảng
thời gian ngay khi về đến nhà. Trẻ mong có điều này và sẽ không vui nếu bị từ chối.
Trung thực
Trẻ ở tuổi chập chững chưa phát triển được phẩm chất trung thực dù đây là phẩm
chất không thể thiếu đoois với việc trở nên thành công trong thế giới của người lớn.
Trẻ không ngần ngại chỉ ta màu da khác hoặc khuyết tật của người khác, kể cả kiểu
tóc hoặc nét mặt trẻ cho là dễ sợ. Nếu được mời đi ăm mà mang theo con thì đừng
trách con không tế nhị khi nó bảo thức ăn dở. Trẻ không biết cách nói dối có nghệ
thuật như người lớn nên nó nói thẳng tuột cho mọi người nghe.
Chúng ta không cần biết có nên dạy trẻ nói dối không và người lớn có cần phải nói
dối không. Dù thế nào khi lớn lên, trẻ cũng phải học cách cư xử của người lớn mới
có thể hoà hợp được.
Trẻ con phản ánh ngôi nhà của bạn
Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn nếu bạn sống trong một ngôi nhà được thay đổi cho phù
hợp với sinh hoạt của trẻ ở tuổi chập chững. Đây là việc cần phải làm ngay sau khi
trẻ được một tuổi vì trẻ sẽ bắt đầu di chuyển nhiều và tò mò, táy máy chân tay chứ
hiếm khi ở yên một chỗ. Tôi đã thấy một số ông bố bà mẹ bò xung quanh nàh để

40
khảo sát tầm với của con nhằm bày biện đồ đạc trong nhà sao cho đảm bảo an toàn
nhất cho trẻ. Như thế cũng hơi quá nhưng sự an toàn của trẻ rất quan trọng.
Những việc vặt vãnh và sự sụp đổ ngôi nhà mơ ước
Khi những vợ chồng mới cưới dọn bào nhà mới, họ thường thích bày biện những vật
quý ngang tầm với của trẻ con. Thật dễ bị sốc khi trẻ con xuất hiện và mó tay vào bất
kỳ vật gì, xáo tung căn nhà. Đây là lúc cần suy nghĩ lại.
Nhiều ông bố bà mẹ cố chấp với thái độ rằng “Chúng ta có quyền và trẻ phải nghe
theo chúng ta.” Nếu bạn cứ đặt đồ nữ trang khắp nơi và không cho chúng sờ vào,
thậm chí đánh đòn trẻ khi chúng sờ, trẻ sẽ không mó tay vào nữa. Tuy nhiên, tốt hơn
nên cất những đồ đạc quý đi rồi dần dần khi trẻ lớn hơn thì lại bày biện. Nếu không
điều chỉnh theo sinh hoạt của trẻ, phụ huynh cứ phải dán mắt canh chừng. Đây là
nhà của bạn, vậy bạn phải làm sao để được thư giãn một chút.
Then cửa, khoa cài và những khu cấm
Nếu bạn có một đứa con thích phá phách và nhanh nhẹn thì không phải chỉ nên sắp
xếp lại nhà cửa mà cón phải sắp kỹ lưỡng hơn. Cất nhưng đồ dễ vỡ lên trên cao
hoặc trong tủ kín. Nếu có thảm trắng thì nên cất đi. Cài chốt của tủ bếp đựng dao nĩa
lại. Còn tủ nào muốn cho trẻ chơi và khám phá thì không cần khóa. Tủ đựng trái cây,
rau quả thì trẻ sờ được, nhưng nơi đặt đồ thuỷ tinh, vật nhọn, bột giặt và các chất
hoá phẩm phải tuyệt đối không để trẻ đụng đến.
Có thể sử dụng loại băng keo mà chỉ người lớn mới gỡ được để dán những cửa tủ
nguy hiểm nói trên. Đến một lúc nào đó trẻ sẽ hiểu được vì sao bạn làm thế.
Thu thập đồ trong tủ lạnh (nếu cần)
Nhiều bố mẹ hỏi tôi câu hỏi mà họ cho là hết sức quan trọng: “Làm sao bác sĩ ngăn
con mình lấy đồ ăn trong tủ lạnh ra?” Đơn giản là đừng đặt đồ ăn vào đó. Tức là
những thứ nào không muốn trẻ lấy và làm hỏng thì đừng bỏ vào tủ lạnh
Có thể giữ cho trẻ không mang đồ trong tủ lạnh ra ngoài bằng một kỹ thuật đơn giản.
Dùng một dây cao su loại dùng buộc hàng hoá và buộc vào quanh tủ. Như vậy bạn
sẽ có một cái cửa tủ lò xo chỉ cho phép mở ra một khoảng cách nhỏ và sẽ khpé lại
ngay trước khi trẻ kịp lấy đồ ăn ra. Như thế bố mẹ vân lấy được nhưng trẻ chỉ được
tập thể dục với cánh cửa tủ mà thôi. Nếu không có loại dây này thì dùng dây thừng,
dùng băng keo dán hoặc nhét một mẩu gỗ vào cạnh cửa cũng có tác dụng tương tự.
Đồ trang điểm, kem và những dụng cụ để lại vết dơ không tẩy được
Nhiều đứa trẻ có tài hoạ sĩ, nhất là tài bôi sơn lên ghế, sàn nhà và kiếng. Nên đặt đồ
trang điểm, kem và những dụng cụ để lại vết dơ không tẩy được ngoài tầm với của
trẻ. Bút có mực không tẩy được cũng phải cất vào chỗ an toàn nhất.
Những đồ đạc nguy hiểm, có kính và đồ chơi sắc nhọn.
Nhà có cửa sổ hoặc cửa chính thấp làm bằng kính thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Nếu
làm vỡ kính trẻ sẽ bị thương, đặc biệt nếu trẻ tông cả chiếc xe vào chiếc cửa kính

41
không có khung. Tốt nhất phần có kính nên làm cao hơn gắn khung và dùng kính an
toàn khi có thể.
Nên lắp ổ cắm điện an toàn vì trẻ con rất mê chơi với ổ điện. Ở ngoài hộp đựng các
mối nối nên lắp cái ngắt mạch, như thế nhỡ con bạn có nhét chiếc kẹp tóc vào máy
nướng bánh mỳ thì cháu vẫn không vấn đề gì.
Mua đồ chơi cho trẻ tuỵêt đối tránh những thứ có vật nhọn và sắc. Tất cả thuốc uống
phải cất trong tủ cấp cứu trên cao. Có người cấtkỹ thuốc uống nhưng lại để những
thứ nguy hiểm hơn trong bếp hoặc nơi giặt đồ, thuốc tẩy, thuốc diệt ruồi, muỗi, gián
và chuột, thuốc diệt cỏ, bột giặt, nước lau sàn, nước chùi kính..vv.. phải được cất kỹ.
Trẻ con thích chơi với con vật cưng nhưng chó thì không được vì nó sẽ bị cắn nếu bị
chọc. Vì thế phải cách ly trẻ nhỏ với chó dù đó là con chó giữ nhà rất tốt.
Điều chỉnh hàng rào
Nếu căn nhà có vườn trước thì chú ý chỉnh lại hàng rào. Trẻ con cần không gian
thoáng đãng để chơi đùa nhưng phải có cổng và hàng rào ngăn không cho trẻ chạy
ra đường. Phải khoá cửa sao cho trẻ con không mở được: dùng khoá xích, cài chốt
trên cao. Nếu là vườn lớn thì không nên cho trẻ chơi gần hàng rào bằng kẽm gai.
Xe cũi
Xe cũi là công cụ tuyệt diệu bảo vệ những đứa trẻ hiếu động khỏi tai hoạ. Mặc dầu
trên lý thuyết nghe hay nhưng thực tế thì khác vì những đứa trẻ rất hiếu động sẽ
không chịu chơi trong không gian chật hẹp đó.
Một số phụ huynh dùng xe cũi cho chính mình. Họ ngồi vào đó đọc sách trong khi
con mình chạy chơi khắp nhà.
Kẻ ngoài vòng pháp luật và dây cương
Cần phải giám sát trẻ chặt chẽ vì trẻ không biết sợ xe cộ, Khi ra khỏi nhà, một số
đứa trẻ không dám rời tay bố mẹ và chạy ra xa. Một số khác thì chạy ào đi ngay khi
vừa ra khỏi cổng giống như những tù nhân lâu ngày mới thấy ánh mặt trời. Những
đứa trẻ này thích rượt đuổi và không sợ phải xa bố mẹ, không thích sự tù túng.
Trong siêu thị chắc bạn từng nghe trên loa câu nói đại loại như: “Ai là mẹ của cháu
trẻ 2 tuổi mặc áo thun mày vàng đến chỗ chúng tôi nhận cháu”.
Thời kỳ thích phiêu lưu này sẽ qua mau, và mặc dù không thích kỷ luật, tôi cho rằng
đôi lúc kỷ lụât cứu mạng nhiều đứa trẻ trong một số trường hợp.
Bố mẹ có thể sử dụng một dây vải ngắn thắt nút của hướng đạo sinh để cột quanh
bụng đứa trẻ. Nếu con bạn hiếu động và là đứa trẻ có sức thì không được dùng loại
dây dễ đứt. Người khác có con trầm tính có thể trợn mắt lên nếu bạn làm vậy nhưng
mặc kệ họ, bạn cần phải áp dụng cách này nhằm đảm bảo tính mạng cho con và
như thế bạn sẽ cảm thấy an toàn.
Những ông bố bà mẹ dửng dưng
Không có tuần nào mà không có những bà mẹ sáng láng nói cho tôi nghe một kỹ
thuật mới nhằm bảo vệ trẻ mà họ vừa khám phá ra.
42
Những người khác thì chẳng thèm quan tâm hoặc không có chút óc tưởng tượng và
sáng kiến nhằm cải thiện bất kỳ điều gì. Họ cứ bảo:”Ôi dào, làm sao mà khoá cửa,
sửa cổng hoặc cấm một đứa trẻ vẽ lên tường nhà” Thật kỳ cục! Trong thế giới hiện
đại ngày nay khi những nhà vũ trụ đã bay lên khỏi trái đất và bay quanh không gian
mấy tuần trước khi trở về mặt đất, có thể nào tin rằng một người 25 tuổi lại không
biết làm gì nhằm ngăn đứa con 2 tuổi của mình mở cửa chạy ra ngoài.
Chẳng cần công nghệ cao, kỹ thuật mới gì cả. Chỉ cần một đoạn dây hoặc miếng
cao su cũng làm được việc này.
Gây nhau với trẻ con chỉ phí thì giờ và hao năng lượng xúc cảm không cần thiết.
Nhất định phải điều chỉnh căn nhà cho phù hợp với trẻ con tuổi chập chững nhằm
giữ gìn cho trẻ, bảo vệ tài sản của bạn và sự bình an tâm hồn cho chính bạn.
Tránh những tình huống bất phân thắng bại
Thật ngu ngốc nếu cứ tông đầu vào tường. Nếu muốn được yên ổn thì bạn nên để
dành thời gian và sức lực cho những nguyên nhân xứng đáng hơn và tránh tất cả
những cái giá không cần thiết phải trả. Phụ huynh khôn ngoan nhận biết rất nhanh
lúc nào mình bắt đầu thua và rút ra khỏi tình huống một cách thuận lợi.
Những tình huống đặc biệt này xuất hiện trong tất cả các hoạt động của trẻ từ việc
ăn, đi tiêu đi tiểu đến việc ngủ nghỉ, hoặc khi có quá nhiều người lớn thích góp ý
xung quanh.
Là cha mẹ chúng ta cần phải nhạy cảm. Đôi khi trẻ con ném một hòn đá cuội trước
khi chúng ta kịp trở tay thế là sinh chuyện và một cuộc đối đầu xảy ra.
Cho ăn
Rất dễ bảo một đứa trẻ ngồi vào bàn và đặt thức ăn trước mặt nó. Khó nhất là bảo
chúng ăn nếu chúng không thích ăn. Y học tiến bộ nhưng tôi chắc rằng không có giải
Nobel nào cho người khám phá ra cách làm cho trẻ ăn.
Bắt trẻ phải ăn sẽ khôgn mang lai kết quả gì, nó chỉ làm cho mẹ và con thêm bực bội
và cáu gắt. Không có đứa trẻ nào chết vì đói và không chịu ăn vì thế không nên nhét
thức ăn vào họng con , khi đói tự nó sẽ ăn.
Đi tiêu đi tiểu
Bạn có thể mang con mình vào phòng tắm, khuyến khích nó ngồi vào bô nhưng nếu
nó không muốn tiểu hoặc đại tiện thì có làm ầm lên cũng thế thôi. Đây là trường hợp
bạn phải chấp nhận dù trẻ còn nhỏ nhưng nó có cái quyền này.
Ngủ
Cũng bằng cách tương tự bạn có thể dẫnngựa đi uống nước nhưng uống hay không
là tuỳ nó. Bắt con vào giường thì được nhưng buộc trẻ phải ngủ là điềukhông thể.
Nếu cứ ép trẻ ngủ ngay trẻ sẽ cáu lên và rồi tỉnh ngủ hơn nữa thì sẽ khó xử, nó
muốn chứng minh là nó chưa thể ngủ, bạn sẽ cảm thấy thật khốn khổ.
Bạn chỉ có thể đặt trẻ lên giường, vỗ về trẻ nhưng trẻ không thể ngủ ngày trừ khi bạn
tiêm thuốc mê vào người nó.
43
Thiếu thời gian
Vào một ngày oi bức. đứa trẻ 2 tuổi rưỡi của bạn chay quanh nhà cầm ống nước
phun khắp nơi. Nhưng trong 10 phút nữa bạn cần phải mặc áo vào cho nó để chạy
đến trường đón chị nó.
Đứa trẻ biết thế và không chịu để bạn tắm rửa cho xong để còn kịp thời gian đi đón
chị. Bạn có thể điên tiết lên, nhưng tại sao không đơn giản hơn bằng cách cho con
mặc nhanh cái áo thun và chở con đến trừờng đón, khi về rồi lại tắm rửa kỹ hơn và
thay đồ đàng hoàng sau vì trời đang rất nóng.
Không nên đối đầu với trẻ khi có thể tránh, đó là bí quyết.
Khi tình hình trở lên khó xử-cách ly trẻ.
Dù cho bạn đã được tư vấn cách ứng xử hay nhất với con trẻ thì cũng có những lúc
không thể chịu nổi hành vi của một số đứa trẻ. Việc này thường xảy ra nhất và vào
những ngày mưa và gió khi mà phòng ngủ dường như chật lại. Khi trẻ bắt đầu cất
tiếng, tiếng khóc dội lên trần nhà, dội vào tường, chui voà tai bạn và khuấy động
thần kinh của bạn. Đến lúc này thì kỷ luật không có công hiệu gì và tôi cho rằng tốt
nhất là nên tránh đi. Mang con đi ra ngoài không gian thoáng đãng. Tiếng khóc của
trẻ không bao giờ quá to nếu ở ngoài trời, và như thế cũng dễ chịu hơn cho đứa lớn
hơn. Hạ hoả một chút để đầu óc được yên tĩnh.
Bà mẹ của một cậu bé khó tính bảo tôi: “Khi tôimất bình tĩnh, tôi bỏ ra ngoài ngay.
Sau đó thì mọi việc cũng không đến nỗi tệ lắm, ngay cả khi tôi quá giận thì cách này
cũng an toàn cho tôi hơn. Ở ngoài đường tôi sẽ không đánh con.” Quả là một lời
khuyên trung thực và khôn ngoan.
Không kiểm soát được, kiểm soát việc mang thai
Tôi thường được hỏi ý kiến rằng đứa con nào, đầu lòng hay thứ nhì hay thứ ba là tốt
khó nuôi dạy nhất. Tôi cho rằng đứa sau cùng là khó nhất. Dường như nếu gặp phải
đứa con quá khó nuôi dạy, ai cũng bảo mình sẽ không sinh thêm nữa. Đứa trẻ khó là
đứa bạn muốn tránh mang thai nhất.
Khi tôi gặp những ông bố bà mẹ không quản lý nổi con mình, tôi hỏi họ về kế hoạch
sinh những đứa con tiếp theo. Một số bà mẹ có những đứa con vỡ kế hoạch nói
rằng có thể họ sẽ có con nữa hoặc có thể không, rằng”tuỳ vào Chúa”. Toi không nên
can thiệp vào việc của người khác nhưng là bố mẹ, nếu không nuôi dạy tốt đứa con
đang nuôi thì chúng ta nên biết rằng đứa tiếp theo sẽ còn khó hơn. Có lẽ những ông
bố bà mẹ này nên nghiêm túc giữ kế hoạch chứ không nên giao trách nhiệm cho
Chúa Trời nữa.

44
8
Những kỹ thuật áp dụng kỷ luật

Những ông bố bà mẹ ngày nay rất bối rối không biết có nên áp dụng kỷ luật hay
không. Họ sợ sẽ không được con yêu thương nữa nếu tỏ ra cứng rắn, mặc dù thực
tế họ sẽ mất đi tình cảm và lòng kính trọng của con cái nếu họ mềm yếu và bất lực.
Chúng ta đã nghe nói rằng đây là giai đoạn phát triển tình cảm quan trọng nên nếu
tổn thương tình cảm thì sẽ nguy hiểm cho trẻ. Thật là hay nếu nhưng ý tưởng này
không đúng.
Những ông bố bà mẹ đỏ mặt lên khi thú nhận với tôi rằng họ đã từng cầm cây doạ
quý tử của mình. Thật ra, có những lúc cái cây đó giống như chiếc gậy thần mầu
nhiệm là trẻ phải nghe theo. Đa số người cho rằng mình thật xấu hổ khi đánh con.
Họ quá bị ám ảnh bởi quan điểm cho rằng họ đánh trẻ có thể làm hại về mặt xúc
cảm và khuyến khích bạo lực, sau này có thể dẫn đến nạn ăn hiếp trẻ em và phụ nữ.
Hiểu sự việc như thế này quả là không đúng nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng như
vậy.
Cũng có quan điểm sai lầm cho rằng cho một đứa trẻ quá khích vào phòng ngủ sẽ
gây ra những vấn đề về giấc ngủ và rằng đánh lạc hướng một đứa trẻ sắp nối giận là
một việc làm tai hại. Một số nhà tâm lý nguỵ biện rằng thưởng cho trẻ khi chúng cư
xử tốt là làm giảm lòng tự trọng của trẻ. Một vài người rất hối hận khi nói nhỏ cho tôi
biết đôi lúc họ không nhất quán, mất bình tĩnh và không phải lúc nào cũng làm
gương tốt cho con. Đây là những ông bố bà mẹ bình thường như tôi và bạn chúng ta
nên chúc mừng họ vì họ còn có lương tâm và hiểu biết trong việc họ làm. Tôi viết
sách này và tư vấn cho những người không thật sự không có thời gian mơ mộng
hão huyền. Không ai trong chúng ta hoàn hảo và chắc chắn tiêu chuẩn về kỷ luật của
chúng ra sẽ phản ánh điều này. Điều cuối cùng cần nói là chúng ta có thể thực hiện
vai trò của mình tốt hơn và quyển sách này chỉ nhắm vào điều đó.
Kỷ luật - điều gì thực sự quan trọng
Bố mẹ thời nay bị quá nhiều sách vở giáo điều tấn công đến nỗi họ không biết điều
gì thật sự có ý nghĩa. Đối với vấn đề kỷ luật thì sau khi lọc hết những ý tưởng xu thời
thú vị những không thực tế, chúng ta sẽ có một danh sách những điều sau:
Tình thương yêu: Kỷ luật chỉ thành công khi tồn tại tình yêu thương, tôn trọng, quan
tâm và sự hiểu biết nhau. Nếu trẻ con không có được những điều này thì rất khó và
bất lợi khi cố gắng đưa hành vi của trẻ và khuôn khổ.
Tính nhất quán: Trẻ con cần biết giới hạn và điều mà người khác mong đợi từ nó.
Chúng phải hiểu được rằng bố mẹ mình luôn quan tâm đến chúng đồng lòng hiệp
lực với nhau trong việc nuôi dạy chúng. Bố mẹ phải áp dụng kỷ luật một cách nhất
quán chứ không tuỳ thuộc vào tâm trạng thất thường của mình.

45
Bình tĩnh và kiểm soát tình hình: Không cãi nhau, tranh luận, đừng làm rộn hoặc
làm chao đảo tinh thần trẻ.
Nói năng thuyết phục: Sử dụng từ ngữ tích cực:”Con phải làm theo cách này!”
Không được nước đôi và ậm ừ như: “Có thể làm theo cách này nhưng nếu con thấy
phiền và rắc rối thì ta làm cách khác.”
Tránh rắc rối: Điều chỉnh lại căn nhà, không làm lớn chuyện vặt, khi biết mình không
buộc trẻ phải nghe được thì nên rút lui.
Khuyến khích điều tốt: Thưởng cho những hành vi tốt bằng sự khuyến khích, quan
tâm, âu yếm và chú ý.Có cần thì sử dụng cả phần thưởng vật chất cho trẻ.
Chê bai những hành vi xấu:
Cố gắng bài trừ những hành vi tiêu cực của trẻ. Không nên làm ầm lên. Nên học giả
mù điếc có nghệ thuật. Không nên thiếu nhất quán để rồi mất thời gian giải thích, la
rầy và thậm chí vô tình khuyến khích hành vi xấu vì quá chú ý đến những hành vi đó.
Ngoài ra việc này cũng làm mất đi thời gian mà bạn có thể tận hưởng những khoảnh
khắc đẹp với trẻ. Đôi khi bạn ở trong cuộc nên không nhìn thấy cái gì có ý nghĩa
hơn.
Hiểu biết và sự khôn ngoan.
Nên nhận ra và tránh những nguyên nhân có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực ở
trẻ con. Đánh lạc hướng. Làm cho trẻ bận rộn với những công việc khác. Khôgn phải
lúc nào chúng ta cũng có thể chú ý đến trẻ vì thế nên học cách để mắt đến trẻ mà
vẫn làm được việc khác.
Mong đợi hợp lý: Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ vì thế chúng khôgn thể
cư xử như người lớn. Hãy lắng nghe trẻ nói, vì có những lúc trẻ rất cần chúng ta đáp
ứng ngay dù đó là một cái nhìn, một động tác ôm âu yếm hoặc một lời khen.
Những cái van an toàn: Khi đầu óc quá căng thẳng đến nỗi bạn không kiểm soát
được mình nữa thì nên cách ly với trẻ. Đặt trẻ vào phòng ngủ, bỏ đi ra ngoài trời
hoặc tìm việc gì đó khác mà làm.
Hãy nhớ: Sự căng thẳng trong gia đình, sự chán nản bố mẹ cãi nhau, có những ý
kiến trái ngược nhau hoặc, chỉ tin vào điều mình đọc được, tất cả đều không có lợi
cho việc áp dụng kỷ luật. Chính bố mẹ mới biết phải tránh những điều này cách nào
có lợi nhất cho việc giáo dục con.
Óc hài hước: Những trò của trẻ con mà tôi được chứng kiến mỗi ngày đều làm tôi
kinh ngạc. Hãy mỉm cười, trò chơi sẽ không kéo dài mãi mãi.
Liệu pháp điều chỉnh hành vi
Khi tôi nói đến liệu pháp điều chỉnh hành vi, các ông bố bà mẹ co rúm người lại cứ
như tôi đang đề nghị áp dụng một kỹ thuật tẩy não kinh dị. Họ hình dung nó giống
như một cảnh sát ép cung và điều chỉnh suy nghĩ của một tù nhân cứng đầu vậy. Tệ
hơn, họ liên tưởng đến kỹ thuật huấn luyện chó mèo hoặc những con vật làm xiếc.
Đừng lo, đấy chỉ là cách nói của tâm lý học thôi. Kỹ thuật này cổ điển nhưng rất có

46
hiệu quả, và tôi chắc chắn rằng dù bố mẹ bạn chưa bao giờ nghe nói đến từ này, họ
đã sử dụng chính kỹ thuật này trong việc giáo dục các bạn.
Khuyến khích cái tốt – bài trừ cái xấu
Lý thuyết về liệu pháp điều chỉnh hành vi thật ra hết sức đơn giản. Nó nói rằng nếu
bạn thưởng cho những hành vi nào đó thì chúng sẽ lặp lại nhiều hơn. Giống như sau
một buổi hòa nhạc mà thính giả vỗ tay thật lớn vậy. Điều đó khích lệ ban nhạc và họ
sẽ biểu diễn lại hay hơn nữa.
Điều chỉnh hành vi cũng có nghĩa là những hành vi nào không được để ý đến, không
được khuyến khích và khen ngợi sẽ tự động biến mất. Nếu ban nhạc biểu diễn xong
một bài mà không ai vỗ tay và hô “Bis! Bis!” thì họ sẽ không chơi bài đó nữa.
Giả sử nếu bạn và con đang đứng xem hội chợ, con bạn nhảy cẫng lên và lấy tay
kéo áo bạn, mặt méo xẹo bảo là đói bụng. Bạn mỉm cười vì những người xung
quanh cũng buồn cười. Được trớn, trẻ sẽ hăng hơn đến nỗi giật rách chiếc áo khoác.
Sự việc sẽ khác nếu bạn nghiêm mặt hoặc lờ đi, trẻ không thấy gì hào hứng nữa và
sẽ kết thúc màn biểu diễn.
Điều chỉnh hành vi của trẻ nhỏ có công hiệu nhất là việc thưởng kịp thời cho những
hành động tốt. Để chậm một phút cũng mất hết tác dụng. Và đồng thời phải sử dụng
nhất quán kỹ thuật này nếu thấy có kết quả. Nếu muốn trẻ bỏ những hành vi nào đó
thì cũng nên theo cách tương tự. Nếu nạt hoặc lờ trẻ đi khi trẻ có biểu hiện tiêu cực
chỉ bốn lần trong năm lần sẽ không có tác dụng tuyệt đối. Nó giống như trò chơi điện
tử vậy; nếu bạn chơi đủ lâu thì sẽ đến lúc bạn thắng.
Thưởng cái gì
Thưởng cho trẻ con vì chúng cư xử tốt không phải là có hại, đó là việc lành mạnh.
Chúng ta làm việc thì có tiền, không làm thì không có. Nếu tôi thuyết trình lôi cuốn thì
thính giả vỗ tay tán thưởng và khen ngợi và trước khi tôi kịp cảm nhận sự hài lòng
thì tôi đã đồng ý trình bày lại một lần nữa. Nếu người lớn cũng thích khen thì sao trẻ
con lại không thích.
Có hai cách khen thưởng hành vi tốt. Khen ngợi bằng thái độ, lời nói và khen ngợi
bằng phần thưởng hữu hình.
Khen ngợi bằng thái độ, lời nói
Hình thức khen ngợi này bao gồm việc chú ý đến trẻ, quan tâm, mỉm cười và âu yếm
trẻ, trong đó chú ý đến trẻ là việc có tác dụng nhất, nếu biết thực hiện đúng lúc. Nếu
không sử dụng đúng cách động tác khen ngợi này thì có thể sẽ khuyến khích những
biểu hiện rất tiêu cực nơi trẻ. Cả bố mẹ và trẻ đều nhạy cảm với kiểu khuyến khích
hành vi bằng việc chú ý đến trẻ. Hãy nói với chúng bằng một giọng ấm áp và thỉnh
thoảng nháy mắt.
Khen ngợi bằng phần thưởng vật chất

47
Hình thức khen ngợi này bao gồm việc cho trẻ con mấy con tem đẹp, một ngôi sao
hoặc bông hồng trên bảng danh dự, một đồ chơi mới và thậm chí một ít kẹo vì đứa
trẻ nào cũng thích kẹo.
Thưởng và mua chuộc
Có một sự khác biệt tinh vi giữa việc thưởng cho trẻ và mua chuộc chúng. Phần lớn
các chuyên gia về hành vi đều không hài lòng với việc mua chuộc và thưởng cho trẻ.
Mua chuộc là hứa hẹn rằng trẻ sẽ được cho cái gì đó nếu trẻ làm tốt việc gì đó.
Thưởng thì không báo trước gì cả mà chỉ thực hiện khi trẻ làm xong việc gì đó hoặc
có biểu hiện gì đó thật tốt. Nhiều khi khó phân biệt được hai kiểu làm này nhưng tôi
vẫn thích thưởng hơn là hứa hẹn sẽ thưởng. Tuy nhiên nếu hứa hẹn làm cho trẻ dễ
bảo hơn thì cũng nên làm.
Phần thưởng tinh thần hoặc vật chất
Tuổi của trẻ là yếu tố quan trọng đối với quyết định nên khen thưởng bằng vật chất
hoặc tinh thần. Hầu hết trẻ con thích khen ngợi bằng lời, đặc biệt là sự quan tâm
dành cho chúng. Tuy nhiên, một số em thích những vật có giá trị hoặc nếu có vài
đồng rủng rảng trong túi chúng sẽ vâng lời nhanh hơn.
Tác dụng phụ “gậy ông đập lưng ông”
Những kỹ thuật điều chỉnh hành vi này cho phép chúng ta tránh những điều phiền
toái không cần thiết với trẻ con để không bị lôi vào những cuộc cãi vã vô ích. Tuy
nhiên, cái này cũng có mặt xấu của nó. Rất dễ bị kỹ thuật này quật ngược lại. Kỹ
thuật này không phải tuyệt đối an toàn vì không phải luôn luôn mang lại kết quả tốt.
Mặc dù sử dụng kỹ thuật này hằng ngày nhưng chúng ta phải biết rằng nếu sử dụng
sai thì kỹ thuật trở thành kẻ thù, không phải đồng minh. Hầu hết những khó khăn
phải đối mặt trong hành vi đều do chính chúng ta gây nên. Chính vì làm nhặng xị
những chuyện vặt mà chúng ta đã biến chúng thành những chuyện lớn.
Cách đây vài năm tôi chữa trị cho một bà mẹ có cậu con khá đặc biệt. Tôi đang
khám bụng cho đứa trẻ ngồi trên đùi mẹ nó nhưng đứa trẻ tỏ vẻ khó chịu. Nó duỗi
chân ra và đá vào chân tôi. Tôi giả bộ đùa nhảy lui phía sau, làm ra vẻ rất đau và la
um sùm lên. Vài giây sau, trò ngốc của tôi đã được tiếp tục bằng một cú đá mạnh
vào đầu gối chân kia và lần này thì đau thật. Tôi nhảy lên vì đau. Cuối cùng đứa trẻ
bất trị này dậm cả lên bàn chân tôi, đá vào ống chân tôi như đá trái banh. Một tuần
sau, khi tôi đang làm việc yên tĩnh trong văn phòng, cửa phòng mở tung ra và trước
khi tôi kịp nhận ra, cậu nhỏ xông vào và đá tôi một cái.
Rõ ràng đây là hành động ngớ ngẩn nhất của một bác sỹ khoa nhi, nhưng sự việc
này minh họa rõ ràng điều gì xảy ra khi chúng ta làm lớn một chuyện vặt. Nếu tôi lờ
đi hành động đầu tiên của đứa trẻ, nó sẽ không bao giờ làm nữa. Vì tôi đã xem
chuyện đó là quan trọng nên kết quả là “gậy ông đập lưng ông”. Tôi đã có thể làm
khác đi, hoặc là phải mua đồ bảo vệ ống quyển.
Tôi xin đưa ra một ví dụ điển hình nữa về việc thiếu khôn khéo khi điều chỉnh hành vi
của trẻ. Đó là một trường hợp cho trẻ ăn. Bạn đặt đồ ăn xuống trước mặt trẻ, nó liếc

48
một cái rồi: “È”. Ngay lập tức người lớn bắt đầu hành động như trẻ con. Bà mẹ lấy đồ
chơi máy bay bật lên, bố bò quanh nhà và cả chó cũng bị bắt làm xiếc. Không chịu
ăn mà trẻ được chừng đó phần thưởng thì miệng nó sẽ ngậm chặt như chiếc ví của
những người Scốtlen vậy. Vậy là chính bạn đã tạo ra vấn đề cho mình.
Hãy bắt đầu lại. Trẻ nhìn thức ăn rồi bảo: “Không ăn!”. Bạn đừng thèm để ý. Nó phải
ăn nếu không thì bị đói. Bạn phải sáng suốt và như thế không phải lo chuyện trẻ
không chịu ăn nữa.
Thay đổi dần dần
Một số người ra khỏi phòng khám của tôi với một kế hoạch hành động, nhất định
rằng nếu kế hoạch này không thành công thì coi như ông bác sỹ là tôi đang móc túi
họ. Điều chỉnh hành vi là tác động dần dần vào cách cư xử của một đứa trẻ. Phải có
thời gian, sự khôn khéo và kiên nhẫn thì mới mang lại kết quả. Thật vô lý khi tin rằng
trẻ chỉ cần chạm vào dụng cụ của bác sỹ là sẽ lành bệnh ngay. Tóm lại, trẻ con đã
cư xử như thế trong nhiều tháng, vậy muốn thay đổi một hành vi nào thì ít nhất pảhi
cho trẻ vài tuần.
Mọi việc có thể trở nên xấu hơn trước khi tốt lên
Trẻ con hiểu rất rõ bố mẹ nó, biết được từng dây thần kinh và điểm yếu của họ. Nếu
thình lình bạn thay đổi hành động, hiểu biết, khôn khéo hơn và không phản ứng như
bình thường nữa, trẻ sẽ gây áp lực cho bạn. Những đứa trẻ hung dữ còn phản
kháng kịch liệt hơn. Khi khả năng tự vệ của bạn đã mạnh, chúng sẽ lùi về để thiết kế
lại chiến dịch và tấn công bạn ở những điểm khác.
Nếu sau một thời gian bạn chứng minh được mình đã thay đổi và muốn nghiêm khắc
với trẻ hơn, mọi việc sẽ đâu vào đấy. Trong cuộc sống chúng ta phải chịu đựng sự
đau đớn để có được sự thay đổi trong lối cư xử về lâu về dài. Trước khi dấn sâu vào
việc gì, bạn phải chắc là mình có đủ bản lĩnh để vượt qua đêm tối trước khi ánh bình
minh hiện ra.
Điều chỉnh hành vi không phải là điều gì mới mà chỉ là một sự nhìn nhận mới. Kỹ
thuật này nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại kết quả không ngờ mà chẳng cần phải
tốn công tốn sức, hoặc khổ sở gì cả. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cần phải nhất
quán, quan tâm đến trẻ và không mất kiểm soát.
Đánh đòn trẻ - cần phải khôn ngoan
Việc đánh đòn trẻ con được bàn luận nhiều đến nỗi những ông bố bà mẹ tôi gặp cảm
thấy bối rối ngay cả khi họ chỉ quệt nhẹ đứa con mình. Quan điểm của tôi về vấn đề
này có thể lạc hậu so với những tác giả viết về chăm sóc trẻ hiện đại nhất, nhưng tôi
nghi ngờ rằng họ không hiểu được cảm xúc của những người làm cha làm mẹ. Tôi
phản đối tất cả các hình thức cường điệu và ủng hộ truy tố hình sự người đánh đòn
con cái của chính họ. Tôi lo rằng những người biến việc này thành đề tài chính trị
không biết phân biệt giữa một cái tát tai thỉnh thoảng mới xảy ra trong gia đình với sự
đánh đập thường xuyên và nghiêm trọng trong một số gia đình phạm tội.

49
Khi giảng cho các ông bố bà mẹ, tôi thường hỏi họ một cách công khai là họ đã đánh
con mình bao nhiêu lần. Lúc đó cả hội trường im lặng và trong số 100 người chỉ có
lác đác vài cánh tay giơ lên ngại ngùng, cứ như rằng họ là người duy nhất đánh đòn
con mình. Những người dám thừa nhận việc này sợ rằng họ sẽ bị quay phim và đưa
đến công an hoặc cơ quan bảo vệ quyền lợi trẻ em. Tôi lại hỏi tiếp: “Có ai chưa từng
bao giờ đánh con mình không?” chỉ không hơn 2 bàn tay đưa lên, thật là một bức
tranh hoàn toàn khác.
Không cần biết người nào đó có nuôi dạy con mình đúng cách hay không, chẳng có
bố mẹ nào không từng đánh đòn con họ vào lúc nào đó.
Đánh đòn trẻ - đừng hiểu lầm sự việc
Trước hết hãy để tôi nói rằng tôi không phải là người ủng hộ nhiệt tình việc đánh đòn
trẻ con. Tôi cảm thấy rằng nếu ai cũng sử dụng biện pháp này thì đây không phải là
một hình thức kỷ luật có lợi và nhiều khi còn làm cho sự việc tệ hại hơn. Không ai có
thể tha thứ cho hành vi đánh đập, trừng phạt và sử dụng bạo lực, hành hạ trẻ con.
Những hành động này là vô đạo đức và rất có hại, đôi khi nó là nguyên nhân sâu xa
của những căn bệnh gia đình.
Nói như thế tức là loại trừ sự xuyên tạc và hiểu lầm một cách cố ý sự việc này bởi
những người vận động hành lang tranh cử ủng hộ quan điểm chống vi phạm thân
thể. Họ sử dụng địa vị và những thông tin sai lạc để khuấy động mối quan tâm không
cần thiết ở những người làm bố mẹ vì đa số họ cho rằng thỉnh thoảng đét và mông
con một cái cũng không sao.
Những nghiên cứu do nhóm chống vi phạm thân thể nếu chỉ xem xét giá trị bề mặt
thì cho rằng những đứa trẻ bị đánh sẽ trở thành những người vũ phu sau này. Nếu
nhìn kỹ con số thống kê, rõ ràng lý thuyết này đã hiểu sai bét sự việc.
Chúng ta đều biết rằng trẻ con rất nhạy cảm với cảm xúc gia đình. Những đứa được
nuôi dạy trong môi trường xáo trộn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong việc thiết lập
được quan hệ gần gũi và yêu thương với bố mẹ. Gương xấu này sẽ tạo nên một nền
tảng không ổn định cho tất cả các quan hệ về sau của trẻ. Điều này cũng gia tăng
nguy cơ chọn bạn đời không đúng mà như thế thì thế hệ tiếp theo cũng sẽ gặp
những khó khăn tương tự.
Nhưng cái này thì liên quan gì tới việc đánh đòn trẻ? Bạn định hỏi vậy chứ gì? Ai
cũng cho rằng trẻ con sống trong gia đình không hạnh phúc thường phải chịu đựng
nhiều hơn những hành động bạo lực quá mức, hành hạ và đánh đập. Nếu thế hệ
làm bố mẹ thích bạo lực thì con cái của họ cũng thế, điều này không có gì đáng nghi
ngờ.
Dĩ nhiên là có sự liên quan giữa những ông bố bà mẹ thích thượng cẳng chân hạ
cẳng tay với tính khí của đứa trẻ về sau, không phải việc đánh đập mà chính là triệu
chứng bệnh hoạn của việc làm này. Nó sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nếu những nhóm vận động hành lang thực sự muốn cải thiện môi trường nuôi dạy
trẻ thì nên giải quyết một số trường hợp hành hạ con cái đáng phải truy tố của một

50
số ông bố bà mẹ trước. Họ nên đấu tranh buộc chính phủ ban hành luật bảo vệ trẻ
em nghiện ma túy và trẻ em trong những gia đình bị đầu độc kinh niên. Có lẽ nên đề
nghị rằng những ông bố bà mẹ làm khổ con mình với những cuộc cãi cọ và đánh
nhau liên tục trước mặt con cái phải bị đưa ra tòa. Bố mẹ và luật sư sử dụng những
đứa trẻ ngây thơ để tấn công nhau trong những vụ li dị cũng phải bị truy tố. Chỉ khi
giải quyết hết những vụ việc này rồi họ có thể tìm cách giải quyết những trường hợp
bố mẹ chỉ đánh đòn con vì muốn dạy chúng nên người.
Đánh đòn không đúng cách
Mặc dầu đánh trẻ con không phải là tội lỗi như một số người nói nhưng cách đánh
của hầu hết bố mẹ sẽ cho biết đó có phải là một hình thức kỷ luật hiệu quả hay
không. Biện pháp này thường không có tác dụng bởi vì bố mẹ chỉ đánh con khi đang
nổi nóng mà nếu làm vậy trẻ sẽ thấy rõ điểm yếu của họ và sẽ lợi dụng những điểm
yếu này.
Đánh đòn không đúng lúc
Chỉ khi nổi giận bố mẹ mới đánh đòn con. Ngay lúc đó việc đánh đòn làm cho chúng
ta đỡ tức nhưng thường là không phải lúc, không thích hợp. Chỉ hai phút sau là
chúng ta gặp phiền toái, khi con đã khóc hết hơi và chúng ta cảm thấy có lỗi, chúng
ta thua.
Hãy tưởng tượng cảnh sau: bạn nhận thấy là trẻ không nên tiếp tục là việc gì đó mà
nó cứ làm cho đến khi ... bốp! Nó bắt đầu khóc, bạn cảm thấy hối hận. Con bạn biết
bạn cảm thấy thế nào nên lại khóc to hơn, bạn lại thấy áy náy hơn, cứ thế chúng gào
lên đến khản cổ và biết rằng mình đang thắng. Bạn bỏ cuộc và chạy lại ôm con.
Một phát lên trẻ một cái giúp giải quyết một số tình huống và mang lại sự kiểm soát
nhưng nếu không làm đúng cách thì rất dễ phản tác dụng.
Tức nước vỡ bờ
Hầu hết bố mẹ chỉ phạt con khi họ quá bực và không chấp nhận được hành vi nào
đó của trẻ. Họ thường chỉ đưa tay lên sau khi đã bực bội quát nạt một hồi và chỉ
những việc vặt vãnh mà rốt cuộc làm họ không chịu nổi. Đánh xong thì bố mẹ hả
giận nhưng con cái thì bối rối. Hãy cẩn thận với những kiểu tức nước vỡ bờ như thế.
Là người lớn thì chúng ta phải khôn ngoan và biết kiềm chế hơn trẻ con dù không
phải lúc nào chúng ta cũng làm được thế.
Đánh trả lại
Đánh trẻ con mà chúng đánh trả lại thì xem như đó không phải là thời điểm thích hợp
cho việc áp dụng biện pháp mạnh tay này. Bạn đánh con một cái con đánh trả lại một
cái, dần dà sẽ dẫn đến những chuyện lớn hơn. Con càng đánh lại bạn càng giận hơn
và mặc dù trẻ bị đòn không nhiều thì vẫn không nên cho phép chuyện này xảy ra.
Trẻ con cứng đầu và dại dột. Nếu bố mẹ mà cũng thế thì cứ đánh nhau đến chết
thôi. Trừ phi bạn bị tâm thần, nếu không thì chẳng cần phải đánh con cho đã tay.
Con không bao giờ cảm thấy đau!

51
Một số đứa trẻ có tài đóng kịch rất giỏi. Khi bị đánh trẻ đứng trân trân như Rambo bị
tra khảo, nhìn bạn trừng trừng và tỏ vẻ thách thức ra mặt “Chẳng đau gì cả!”. Dĩ
nhiên là trẻ đau nhưng vì biết rằng phản ứng đó sẽ hành hại người dám sờ ngón tay
lên thân thể một nhân vật quan trọng như nó.
Có thể bạn không tin nhưng có lần một đứa trẻ được gửi đến trung tâm chúng tôi với
lời nhắn: “Xin làm ơn kiểm tra các dây thần kinh chân của nó, nó chẳng biết đau là
gì!”
Đánh đúng cách
Đánh trẻ là kỹ thuật rèn luyện cổ điển nhất. Nếu bạn suy nghĩ thật logic thì không
phải việc này chỉ hoàn toàn có hại cho trẻ. Nếu đúng như vậy thật thì tiền nhân hoặc
bố mẹ của chúng ta chắc đã không sử dụng.
Tốt nhất chỉ áp dụng với trẻ nhỏ
Đánh đòn chỉ công hiệu với trẻ nhỏ. Vào tuổi này thì lời nói chẳng có tác dụng gì so
với hành động cụ thể. Nếu mà nói với trẻ 2 đến 2 tuổi rưỡi thì phải nói cả ngày. Bạn
có thể giảng giải về việc làm gương cho con, xây dựng tính cách bằng tình yêu
thương nhưng trong một số trường hợp lời nói chẳng có tác dụng gì hết mà một cái
đánh đòn nhẹ lại bắn tên đi trúng đích.
Kết quả nhanh
Đánh đòn có ưu điểm mạnh nhất so với các hình thức kỉ luật khác là khả năng mang
lại một giải pháp nhanh cho một tình huống trẻr tỏ ra hư hỏng nhất. Nạt nộ hoặc đặt
trẻ vào phòng riêng cũng mang lại kết quả nhanh nhưng có khi trẻ lờ tiếng nạt của
bạn và chỉ kho có phòng riêng ở nhà mới đặt trẻ vào đó được.
Làm rõ giới hạn
Đánh đòn đúng cách là nhằm chuyền tải một thông điệp rằng có những giới hạn trẻ
không được phép vượt qua, nếu trẻ còn không nghe thì bạn phải cứng rắn hơn nữa.
Kiểm soát sự leo thang
Hầu hết những đụng độ trong ứng xử đều bắt đầu từ những cái nhỏ. Thỉnh thoảng
chỉ việc đơn giản mà nhanh chóng trở thành chuyện lớn dù bạn áp dụng biện pháp
gì. Những việc cỏn con đã từng dẫn nhiều gia đình đến những cuộc chiến làm cho
cả nhà khổ sở trong nhiều tiếng đồng hồ. Chỉ cần một cái đánh đòn đúng lúc sẽ ngăn
chặn những tình huống leo thang này.
Giải quyết một tình huống tiến thoái lưỡng nan
Đánh đòn trẻ trong tình huống tiến thoái lưỡng nan mà cả hai bố con hoặc mẹ con
mắc vào sẽ giúp ích cho việc kết thúc tình huống đó. Khi mọi biện pháp khác đều vô
hiệu và trẻ không chịu biết quyền hạn của bố mẹ, đặt trẻ vào phòng riêng hoặc phát
vào mông trẻ một cái thường giải quyết được vấn đề và mau chóng mang lại sự yên
tĩnh.
Ngăn ngừa nguy hiểm

52
Tôi tin rằng nếu phát con một cái để nhắc trẻ không bao giờ lặp lại những hành động
nào đó trong những tình huống nguy hiểm đến tính mạng là điều nên làm. Tôi cho là
có thể đánh ngay để trẻ kịp hiểu là không nên lặp lại việc làm đó. Bướm có thể lột
xác chứ con chúng ta chỉ sống một lần. Trẻ con chỉ sống sót một hoặc hai lần khi
chạy ra đường đông đúc xe cộ, nghịch đồ điện và đùa với lửa. Ngay cả nếu đánh
đau làm con kinh hoàng thì vẫn đáng làm nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và sức
khỏe cho con.
Hãy tưởng tượng con bạn leo lên góc ban công thật cao. Thay vì bạn chỉ nói nhẹ
nhàng: “Con ơi trên đó nguy hiểm lắm! Con mà té xuống là bị thương ngay đấy” thì
cứ đến chộp nó và phát thật đau vào mông một cái thì trẻ sẽ nhớ hơn và không bao
giờ làm thế nữa.
Kết luận
Vào thời nay, chóng ta muốn được có một đời sống hòa bình với những ông bố bà
mẹ tích cực và quyền kiểm soát hơn. Sử dụng có chọn lọc việc đánh đòn trẻ cũng là
một phần của quá trình này. Sau khi đã đánh đòn trẻ để giải phóng một tình huống
khó chịu, bạn nên tha thứ và tỏ ra dịu dàng với trẻ, đừng thù dai. Không cần thiết
đánh trẻ con là tố hay xấu, nhiều ông bố bà mẹ vẫn sử dụng biện pháp này.
Tôi chưa bao giờ mù quáng chấp nhận một quan điểm chỉ vì nó đúng về mặt chính
trị. Dù đánh đòn là hình thức kỉ luật nghèo nàn nhất, người ta vẫn sử dụng biện pháp
này trong đời sống thực tế. Đối với trẻ dễ dạy việc này cũng có tác dụng nhưng còn
nhiều hình thức kỉ luật hay ho hơn.
Bố mẹ có những đứa con thích chống đối nên học nhiều hình thức kỉ luật hơn. Dù
đánh đòn có cần thiết thì có lúc vẫn không hiệu quả và nguy hiểm. Nhiều bố mẹ thích
đánh con, và khi trẻ không nghe thì họ đánh mạnh hơn đến nỗi con cái trở nên ghét
và thậm chí căm thù họ.
Ôm trẻ thật chặt để làm nguôi cơn giận
Một số tác giả xem xét cơn giận khác tôi và bạn. Họ không cho rằng khi trẻ nổi giận
là chúng muốn thách thức khả năng phán xét công bằng của bạn. Họ cho rằng trẻ
con giận là biểu hiện muốn tìm kiếm cái bên trong của mình. Thay vì lờ đi tất cả
những lời kêu réo và khóc lóc của trẻ, họ đề nghị phải ôm chặt đứa trẻ vào lòng cho
đến khi cơn giận bên trong của nó lắng xuống. Tôi cho rằng kĩ thuật này quá lí thuyết
đối với những đối tượng mà tôi tư vấn. Dĩ nhiên, có những lúc trẻ con sợ hãi hoặc
khó chịu, nhưng nếu chúng nổi tam bành chỉ để thách thức bố mẹ thì không những
vô ích khi làm thế mà còn có hại nữa.
Nhiều bà mẹ mệt mỏi và khổ sở quá nên không nghĩ gì đến cách thức dạy con cho
khoa học, tuy vậy rất ít người chịu ôm mãi một đứa trẻ cứ kêu gào và giận dữ. Nếu
người ta khuyến khích phương pháp này thì chắc chắn trẻ con sẽ được thể lấn tới.
Bố mẹ cần bình tĩnh và kiểm soát được xúc cảm của mình. Khi cả mẹ và con đều nổi
cáu thì tốt nhất phải cách ly hai bên ra để cả hai đều có thời gian bình tĩnh trở lại.
Đánh lạc hướng

53
Đây là một kĩ thuật cổ điển nhưng hết sức có ích và rất đa dạng. Hãy nhớ lại lúc bạn
còn nhỏ. Khi bạn vừa mó tay vào chậu hoa của bà ngoại. Bà nói nhẹ nhàng: “Bà nhớ
bà còn một chậu hoa ly ly trắng rất lớn ở trong bếp”. Bạn rời tay khỏi chậu hoa và
chạy ngay xuống bếp. Như thế chẳng cần phải la hét gì mà bà bạn đã dụ được bạn
để không phải bực mình vì bạn.
Bố mẹ thời nay có thể sử dụng kỹ thuật tương tự với thành công tương tự, đặc biệt
là với những em nhỏ. Mỗi khi có vẻ bạn bắt đầu phải phát bực thì hãy nhanh chóng
đánh lạc hướng trẻ trước khi trẻ kịp làm quấy về chuyện đang xảy ra với nó. Rõ ràng
bố mẹ nhanh trí có thể chộp đúng những lúc này để tránh những tình huống mất
kiểm soát.
Một số người cho rằng làm như thế là lừa dối trẻ con, không trung thực. Tôi sẽ trả lời
đơn giản thế này: kĩ thuật này đã được sử dụng hàng thế kỉ qua rất hiệu quả. Nó
tránh cho bạn những lần đối đầu và giúp bạn được sống trong hòa bình. Hơn nữa,
nếu kĩ thuật này là tai hại thì tại sao những nhà chính trị vẫn sử dụng đối với chúng
ta, những người lớn thông minh.
Hãy tưởng tượng: Con bạn sắp biểu diễn một tiết mục nổi giận. “Sắp có chương
trình Bạch Tuyết Bảy Chú Lùn rồi.” Cậu bé sẽ quay ngoắt sang cái truyền hình ngay.
Đối với những cậu bé bất trị khác, xem chương 9 để biết thêm.
Lựa lúc giả điếc, lựa lúc giả câm
Bố mẹ thích yên tĩnh thì phải cẩn thận để tránh không làm lớn chuyện và phạt những
sai sót nhỏ nhặt của trẻ. Nếu lạm dụng kỉ luật, gia đình sẽ trở thành chiến trường.
Sống trong môi trường tiêu cưc như vậy chúng ta sẽ rất căng thẳng đến nỗi cho rằng
làm bố mẹ chẳng có gì vui. Để được yên tĩnh và an tâm thì phải biết đặt trước mắt và
bên tai bạn một bộ lọc, mục đích là để phân biệt được điều gì là quan trọng và giả
câm giả điếc trước những sự việc vặt vãnh. Hình thức điều chỉnh hành vi này gọi là
lựa lúc giả điếc, lựa lúc giả câm.
Tôi khám phá ra điều này lần đầu tiên khi tôi quan sát cách những ông chồng phản
ứng với lời nói của vợ mình. Dường như những câu như: “Anh có đem rác đi đổ
chưa?” đối với các ông chồng như nước chảy lá môn, còn câu “Anh có thích một lon
bia không?” sẽ chui tọt ngay vào tai họ.
Tôi phải xác nhận rằng có lúc tôi gặp rắc rối bởi thái độ này nhưng vợ tôi biết cách
giải quyết lập tức. Cô ta xin cuộc hẹn ở bệnh viện tai mũi họng để tôi đến khám tai
nên tôi phải chịu lắng nghe cô ấy nói gì ngay. Lựa lúc giả câm được sử dụng đặc biệt
chỉ trong những tình huống con chúng ta nói tục hoặc nói bậy vì chúng bắt chước
người khác chứ không phải do chúng ta dạy.
Hãy thử tưởng tượng bạn có một đứa trẻ 3 tuổi hung dữ không được tự do làm điều
mình muốn. Nó quay sang nói với bạn: “Con ghét mẹ.” Bạn bối rối và cảm thấy con
ghét mình thật nên lập tức bày tỏ tình cảm dạt dào với nó cứ như trong hát tuồng
vậy.

54
Tốt nhất bạn nên làm như mình không nghe thấy gì cả. Hoặc nếu cần phải trả lời thì
chả cần nói ngắn gọn: “Ừ, mẹ thương con.” Và chỉ thế thôi. Không cần phải là nhà
phân tích tâm lý bạn cũng biết được là nó thật sự yêu bạn. Chẳng nghi ngờ gì bạn là
người chúng cần nhất, đặc biệt khi chúng sợ hãi và bị bệnh.
Nền tảng cơ bản của kĩ thuật điều chỉnh hành vi là khuyến khích bộc lộ những hành
vi tốt và lờ đi hoặc chê bai những hành vi xấu với hi vọng rằng dần dần chúng sẽ
biến mất. Lờ đi là việc rất dễ nói nhưng không dễ làm. Tôi biết nếu viết cho những bố
mẹ là siêu nhân thì khác nhưng trong đời thật, khi làm bố làm mẹ chúng ta rất mệt
mỏi và không phải lúc nào cũng sáng suốt nhìn sự việc và đôi lúc cứ phải toáng lên.
Chỉ cần bạn ngắm vào mục tiêu cẩn thận và bóp cò chính xác. Dĩ nhiên không thể
nào lờ hết tất cả những hành vi khó ưa của trẻ nhưng chúng ta phải cố . Giả điếc
đúng lúc cũng là một công cụ đắc lực.
Hãy thử tưởng tượng bạn có một đứa con hai tuổi rưỡi muốn ăn thật nhiều sôcôla.
Sau khi đã cho con được 3 cây, bạn bảo “Đủ rồi nhé!” Nó biết bạn là người dễ mềm
lòng nên bắt đầu vở cải lương của mình. Nó giậm chân liên hồi và la to lên. Lúc này,
dù có thể nào bạn vẫn phải cứng rắn và phải kiểm soát tình hình. Tỏ ra như không
nghe thấy gì cả. “Hay nhỉ!”, bạn nói khi mang thau đồ đi phơi. Rõ ràng không có bao
nhiêu diễn viên thích thấy khán giả ra về khi mình đang diễn. Ngay cả đứa trẻ lì lợm
nhất cũng hiểu được thông điệp bạn muốn chuyền tải.
Cách ly trẻ
Cách ly với trẻ là một kỹ thuật rất hiệu nghiệm nhằm chấm dứt một tình huống căng
thẳng đang leo thang. Giống như đánh đòn vậy, nó mang lại kết quả nhanh chóng và
lại ít tốn công tốn sức.
Cách ly hai bên trong cuộc chiến
Mục đích của việc cách ly với trẻ là mang trẻ ra khỏi một tình huống đối địch tiến
thoái lưỡng nan và tạm thời đặt trẻ vào phòng riêng. Trẻ không giữ vị trí trung tâm vở
diễn nữa nên sẽ ít được chú ý hơn, như vậy cũng giảm thiểu những yếu tố dễ làm
tổn thương trẻ. Trẻ có thời gian để bình tĩnh lại và bố mẹ cũng vậy. Với một đứa trẻ
chập chững khó bảo thì gặp ai chúng cũng gây sự, nhưng nếu địch thủ bình tĩnh và
tỉnh táo thì kết cuộc sẽ tốt đẹp.
Tôi thường khuyên các ông bố bà mẹ đang khổ sở vì con nên sử dụng kĩ thuật có lợi
này. Nó giống như chiếc van an toàn cho họ biết phải làm gì khi bị dồn vào thế khó
xử.
Cách ly với trẻ có thể là kĩ thuật hiệu quả nhất đối với trẻ hai tuổi nhưng trẻ nhỏ hơn
vẫn áp dụng được. Khi đã thử hết những kĩ thuật tốt nhất mà bạn vẫn không đạt
được gì, khi bạn nhanh chóng mất kiểm soát và đứa nhỏ biết điều này, đừng làm um
xùm, chỉ cần cách ly trẻ. Nếu bạn la hét và cãi cọ vô ích như một đứa trẻ tức là bạn
đã thua cuộc.
Cũng giống như tất cả các kĩ thuật đã được thử nghiệm khác, kỹ thuật này cũng
nhận được những lời phê bình. Một số phụ huynh có những đứa con mà họ cho là

55
thiên thần và đầu óc họ đầy những lý thuyết sách vở thường cho rằng làm thế là xúc
phạm trẻ. Họ còn đưa ra những lý do tại sao không thể áp dụng kĩ thuật này.
Đó là chuyện của họ nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi biết rằng cách ly trẻ là
chiếc phao cứu sinh cho nhiều gia đình trong những tình huống nan giải. Đừng quên
rằng những bố mẹ của những đứa trẻ khó nuôi có những giới hạn chịu đựng của
mình và không có gì là thông minh nếu muốn biết bạn có thể thử nghiệm những tình
huống chết người đó không.
Phòng nào?
Cách ly trẻ lí tưởng nhất là đặt trẻ vào một nơi yên lặng, dễ ra vào nhưng xa nơi ồn
ào náo nhiệt trong nhà, chẳng hạn phòng ngủ. Lý thuyết nghe đơn giản nhưng trong
thực tế bạn chỉ có phòng ngủ của trẻ hoặc của mình.
Các chuyên gia sẽ nói rằng làm thế sẽ làm cho trẻ liên tưởng phòng ngủ với nơi
trừng phạt nên làm trẻ sợ và khó ngủ. Lý lẽ nghe thuyết phục nhưng theo tôi không
đúng.
Nếu đặt trẻ vào phòng ngủ làm trẻ bỏ ngủ thì đặt trẻ vào phòng tắm trẻ sẽ bỏ tắm,
vào phòng ăn sẽ bỏ ăn và phòng khách sẽ không chịu ngồi, vv... Tôi chọn phòng ngủ
là vì phòng này yên lặng nhất là cách xa các phòng sinh hoạt ồn áo khác trong nhà
để trẻ có không gian mà bình tâm trở lại.
Kĩ thuật
Mục đích chính của việc cách ly không phải phạt trẻ mà cách ly trẻ ở một nơi nhằm
tạo điều kiện cho cả bạn và trẻ có thời gian bình tĩnh lại. Như đã nói nhiều lần trong
sách này, chiến tranh khởi đầu từ những việc nhỏ và sử dụng kĩ thuật này để ngăn
ngừa một tình huống xấu hay hơn nhiều so với việc phải giải quyết khi tình huống đã
quá phức tạp hoặc lên đến đỉnh cao.
Kỹ thuật rất đơn giản. Khi trẻ con la khóc, chọc tức hoặc thách thức bạn thì bạn
không thể lờ đi được. Đây là lúc phải quyết định phải tham dự cuộc chiến đến cùng
hoặc phải cách ly trẻ. Không nên do dự nữa, phải đặt trẻ vào chỗ khác thôi.
Bình tĩnh bồng hoặc cõng trẻ và đặt trẻ xuống một cách dứt khoát trong phòng ngủ.
Hãy nhẹ nhàng và tỏ ra rằng bạn sẽ giải quyết đến cùng tình huống đó. Khi đặt cháu
xuống, bạn có thể nói rõ ràng rằng bạn sẽ không cãi nhau với trẻ nữa mà trẻ phải ở
trong phòng này cho đến khi hết khóc. Rồi bạn đóng cửa và đi ra ngay.
Không được khóa cửa
Cách ly trẻ trong phòng ngủ không có nghĩa là nhốt trẻ lại trong đó để trả thù. Nếu
khóa cửa thì sẽ làm cho trẻ khiếp sợ. Không nên nghe theo quan điểm lạc hậu rằng
phải phạt trẻ và buộc nó phải câm nín theo kiểu này.
Bắt trẻ đứng vào góc tường
Trước đây bắt trẻ con đứng vào góc tường có thể có tác dụng nhưng bây giờ thì ít
người làm vậy. Ngay khi bạn quay lưng đi thì trẻ sẽ lẻn đi và thích thù vì lừa được bố
mẹ. Mặt khác, ở trong góc trẻ còn được chú ý hơn và sẽ diễn những trò ồn ào và

56
khó ưa khác. Hình thức kỉ luật này thật vô ích và làm cho trẻ xem đó là trò chơi.
Cách ly trẻ vào phòng ngủ mới đúng là cách huấn luyện trẻ hiệu quả.
Khi cách ly không có kết quả gì
Đôi khi tôi đề nghị các bố mẹ sử dụng kĩ thuật này nhưng họ bảo là không có kết quả
gì. Nghe là tôi hiểu ngay những lý do mà họ không áp dụng được.
Đến gần trẻ ngay
Phụ huynh thường bảo là trẻ sẽ trốn ngay sau khi bạn vừa đặt trẻ xống và bước đi
chưa được 10 bước. Tôi cho rằng bố mẹ phải nghiêm và tỏ ra dửng dưng một chút
khi thực hiện việc cách ly trẻ. Trẻ nhỏ hiểu rất nhưng là nếu không vâng lời hoặc vòi
vĩnh thì nó sẽ bị bố mẹ đối xử thế nào và chúng cũng biết là bố mẹ mình có nghiêm
khắc hoặc nói là làm không.
Những bố mẹ khác phàn nàn rằng trẻ không chịu ngồi yên trong phòng. Khi tôi hỏi
xem họ ở đâu sau khi đặt trẻ vào phòng thì được biết là họ ở ngay ngoài cửa. Trẻ
con không ngốc. Nếu chúng biết mẹ hoặc bố luôn ở ngoài và sẵn sàng ôm hôn
chúng thì chúng sẽ bỏ ra – dù sao cũng được bố mẹ chú ý và vui hơn là ở trong
phòng một mình.
Có bố mẹ còn cảm thấy bất lực hơn vì vừa quay lưng đi khỏi phòng là thấy trẻ ra
theo ngay. Thật khó tin là một đứa trẻ hai tuổi có thể chạy đến mở cửa phòng và
chạy ra nhanh đến vậy. Nếu thế thì con bạn thật tháo vát! Theo kinh nghiệm của tôi
thì nếu bố mẹ đặt trẻ vào phòng với vẻ mặt nghiêm nghị, đóng cửa chặt và đi nhanh
sang phòng khác thì hiến khi trẻ trốn ra được.
Nếu trẻ có bỏ trốn ra thì cần tỏ ra nghiêm nghị hơn nữa khi đặt trẻ lại vào phòng. Lần
khác nếu trẻ còn làm vậy phải bị đánh đòng, thậm chí nhốt lại một lúc. Nghe dữ dằng
nhưng vì đây là kĩ thuật bạn chỉ sử dụng như một van an toàn sau khi đã thử hết
những phương cách khác.
Hét lên và đá
“Ồ, tôi đặt nó vào phòng và nó hét lên càng lúc càng to đến nỗi tôi phải cho nó ra.”
Tôi thường nghe các ông bố bà mẹ nói thế nhưng khi tôi hỏi họ đang ở đâu vào lúc
đó thì họ bảo là ngay ngoài cửa phòng. Trẻ chỉ mới hai tuổi rưỡi nhưng nó còn khôn
hơn bố mẹ nếu bố mẹ cư xử như vậy. Dĩ nhiên nếu có người đang lắng nghe trẻ thì
tại sao chúng không la cơ chứ. Nên đặt trẻ vào phòng – đóng cửa và bỏ đi ngay.
Thỉnh thoảng tôi nghe phụ huynh nói không sử dụng được biện pháp này bởi vì trẻ
kéo cửa phòng lại. Tôi hỏi: “Thế lúc đó bạn ở đâu?” Bạn bảo: “Tôi kéo phía bên kia!”
Hay nhỉ! Trẻ con thích thế lắm, cứ như trò kéo co hoặc hò dô ta kéo cá vậy.
Một số bố mẹ nói rằng trẻ nằm chặn ngay cửa hoặc đá vào cửa. Thường thì trẻ chỉ
làm vậy khi bạn có vẻ nhượng bộ trẻ, cứ để trẻ đau một chút còn dễ hơn bạn phải bị
đứt dây thần kinh.
Đập phá phòng ngủ

57
Nhiều bố mẹ bảo tôi rằng họ không thể bỏ con vào phòng ngủ vì trẻ sẽ đập phá đồ
đạc trong phòng. Tôi tin rất ít khi điều này xảy ra, nhất là khi bố mẹ hành động không
phải vì ghét con mình.
Dù sao cũng nên phòng ngừa bằng cách không để vật dụng gì nguy hiểm trong
phòng cũng như thu dọn cất hết những thứ trẻ có thể bày ra để làm cho căn phòng
thành một đống hổ lốn.
Nếu trẻ ở cùng phòng với các anh chị khác thì bố mẹ sẽ lo rằng con người nho nhỏ
đang giận dữ này sẽ xáo trộn hết mọi thứ của anh chị nó. Trong trường hợp này nên
sử dụng một phòng khác nếu muốn cách ly trẻ. Còn hết chỗ rồi thì bỏ trẻ vào bồn
tắm nếu sàn nhà không trơn trượt.
Khi trẻ đập phá đồ đạc trong phòng bị nhốt, bạn có ba lựa chọn. Một là giả vờ không
chú ý, thản nhiên trước những gì trẻ gây ra và khi cả hai đã bình tĩnh lại, bạn cùng
trẻ dọn dẹp. Hoặc bạn có thể nói với trẻ rằng bạn không hài lòng và trẻ nên tự dọn
lấy. Cách cuối cùng là thẳng thừng tuyên bố rằng hành vi đó không chấp nhận được.
Tôi cho rằng nên chọn cái đầu tiên nhưng tùy tình huống mà áp dụng cho tích hợp
với bạn và con bạn.
Ví dụ: Lúc 4 tuổi tôi nhận thấy tất cả trẻ con đều chán chơi với những đứa trẻ con
tuổi chập chững và khi có thể thì góp phần làm phiền hơn nữa bố mẹ của những
đứa trẻ này. Một cô bé đã nghiên cứu nghệ thuật nỏi giận và khi bị bỏ vào phòng
riêng, nó hết khóc ngay nhưng sau đó bắt đầu đập phá.
Khi được yêu cầu tư vấn cho bố mẹ của đứa trẻ đã ngăn không cho bố mẹ bỏ nó
vào phòng riêng, trước hết tôi đề nghị bố mẹ cô bé dọn hết những đồ đạc có thể vỡ
và dây bẩn trong phòng đi. Lần sau đó khi bị đặt vào phòng, con bé khóc vì biết rằng
nếu xáo trộn đồ đạc thì sẽ làm bố mẹ giận hơn. 10 phút sau, nó đi ra với dáng vẻ
hoàn toàn dễ chịu. Mẹ bé bình thản khi liếc qua khe cửa và nhìn thấy đống áo quần
bé lôi hết trong các hộc tủ ra quăng đầy trên sàn nhà. Mẹ bé chỉ nói đơn giản: “Thật
bừa bộn quá con ạ!”
Cô bé hụt hẫng vì cô tin chắc rằng mình đã cho mẹ một vố. Khi cảm thấy có một sự
“thay đổi cán cân quyền lực”, cô bé cư xử cẩn thận và trong ngày hôm đó không
dám làm mẹ giận nữa. Đến giờ ngủ, cô gái nhỏ được mẹ bảo vào phòng lấy bộ đồ
ngủ mặc và nhưng nó quay ra bảo là không tìm thấy. “Mẹ nghĩ chắc nó ở trong đống
quần áo đó” mẹ bé nói dịu dàng. Cô bé hỏi mẹ làm sao ngủ được trên cái giường
bừa bộn trong phòng ngủ. Bà mẹ trả lời: “Đâu có sao” và ném phịch một cái mền
xuống giường, rồi một cái nữa. Tương tự, sáng hôm sau cô bé cũng không tìm được
quần áo để thay. Đống đồ lộn xộn lại được xới lên để tìm thứ nó cần. Như vậy là rõ
ràng con bé đã hiểu được: làm bừa bộn phòng ngủ không làm cho mẹ giận dữ gì
nhiều nhưng thật khổ cho chính nó.
Tôi nói chuyện với bà mẹ này ngay sáng hôm sau và chúng tôi quyết định hai mẹ
con sẽ đi đến một thỏa thuận về việc dọn dẹp sạch sẽ căn phòng. Tất cả áo quần
được xếp lại và quần áo nào nhỏ quá thì nên đem đi cho. Đồ chơi cũng được xếp lại

58
gọn gàng và hai mẹ con thống nhất được một danh sách những món quà sẽ mua
trong dịp Giáng sinh sắp đến.
Tôi thật ấn tượng về sức mạnh và khả năng kiểm soát của người phụ nữ này và
phấn khởi thấy rằng những thói quen trước đây làm cho người khác không sử dụng
được kĩ thuật cách ly trẻ có thể dễ dàng khắc phục. Sau khi đã chấm dứt được tình
huống này, hai mẹ con hiểu nhau và gần gũi hơn, đồng thời đã cùng nhau biến chỗ
sinh hoạt của họ thành một nơi hấp dẫn hơn. Phòng không bao giờ bừa bộn nữa và
cô bé con cũng bớt hờn dỗi nên ít bị mẹ cách ly hơn.
Dù hiếm khi xảy ra những trường hợp như thế này nhưng rõ ràng cách ly trẻ là một
cách tuyệt hay giúp bố mẹ kiểm soát được con cái khi mâu thuẫn đã đến tột cùng.
Nếu sử dụng đúng cách thì kỹ thuật này luôn có tác dụng.
Những mong đợi không thực tế
Thường thì cách ly trẻ chỉ thất bại khi chính bố mẹ không nhận ra được mục tiêu họ
muốn đạt đến. 5 phút bị cách ly không làm cho trẻ cư xử thánh thiện trong những
ngày còn lại trong tuần. Tôi cho rằng không có biện pháp nào bắt trẻ ngoan được
như thế trừ phi trói nó lại.
Nhiều bố mẹ mong rằng đứa trẻ bị cách ly sau khi nguôi xuống sẽ đi ra, đứng trước
mặt họ và cúi đầu nói rằng: “Mẹ ơi, con đã sai và con sẽ ngoan từ đây đến hết tuần.”
Một số người khác thì không chịu bỏ qua truyện và cứ nhắc đi nhắc lại với trẻ rằng
nó đã không ngoan. Như vậy sẽ làm cho trẻ căng thẳng và làm hỏng tâm trạng của
nó về lâu về dài. Mục đích của việc cách ly là để bạn và con có thời gian dịu xuống
và tránh những cuộc đụng độ lớn.
Đứa trẻ không cần phải xin lỗi. Chỉ nên mong rằng trẻ sẽ biết phải trái hơn.
Một số bố mẹ bảo rằng cách ly không có kết quả vì trẻ lặp lại hành động cũ. Nếu trẻ
sau khi nín khóc và ra khỏi phòng lại tiếp tục lì lợm tái phạm hành vi cũ thì bạn nên
đặt trẻ lại ngay vào phòng. Ý các bậc phụ huynh ở đây có nghĩa là sau một tiếng
đồng hộ thì trẻ lại tái phạm trở lại việc làm trước đó. Nhưng kĩ thuật này chỉ là để giải
thoát tình huống nan giải vào một thời điểm nào đó. Nếu thời điểm đó trôi qua và hòa
bình được thiết lập thì có nghĩa là kĩ thuật này đã có kết quả.
Một số người cho rằng họ bị trẻ lừa khi nó tự bỏ đi vào phòng giữa lúc giận dữ và ở
lì trong phòng để chơi với những con thú yêu thích của chúng. Tôi phải nhắc lại rằng
cách ly không phải là để phạt trẻ, đó chỉ là kĩ thuật để tach hai bên trong cuộc chiến
đấu không cân sức khỏi nhau. Nếu ngay sau đó trẻ con có quên phắt đi, trồng cây
chuối hoặc hát bài “Con yêu mẹ” thì cũng chẳng có gì khác nhau vì tất cả đều có
nghĩa là trẻ đã bình thường trở lại và bố mẹ có thể thư giãn một chút.
Kết luận
Cách ly trẻ là một kỹ thuật tuyệt vời nếu sử dụng đúng cách. Tôi sử dụng chúng với
trẻ ở tuổi đi chập chững, trẻ tàn tật hoặc những đứa trẻ lớn hơn khó bảo khác. Đây
là phương cách hữu hiệu để mang lại yên tĩnh trong nhà và nếu sử dụng như đã
hướng dẫn, nó giảm thiểu sự căng thẳng mà không làm trẻ sợ hãi hoặc bực bội. Khi

59
đã qua thời điểm căng thẳng và trẻ con hiểu được giới hạn phải có đối với chúng,
cuộc sống sẽ dễ chịu và vui vẻ hơn đối với tất cả mọi người. Hãy nhớ rằng thời nay
trẻ con phải biết chỗ đứng của mình và bố mẹ phải kiên quyết với trách nhiệm giáo
dục của mình.
Nỗ lực tập thể
Nếu bạn muốn một người lớn làm gì ở chỗ làm, bạn sử dụng tài ngoại giao. Nếu tôi
hét vào mặt nhân viên, chẳng ai sẽ lắng nghe tôi và còn cho là hệ thần kinh của tôi
có vấn đề. Tài ngoại giao là đưa ra một mục tiêu, làm gương và hỗ trợ cho người
khác.
Tương tự đối với một đứa trẻ con tuổi chập chững mà sau này sẽ trở thành người
lớn có thể rất cứng đầu. Thường thì nếu yêu cầu trẻ làm điều gì đó một cách trịnh
thượng, thì chúng sẽ không động đậy, thế nhưng nếu nói: “Hai mẹ con mình dọn đồ
chơi cất nhé?” con bạn sẽ vâng lời ngay.
Khi tiếp xúc với những đứa trẻ trước tuổi đến trường, bạn có thể dễ dàng bảo chúng
làm việc này việc kia nếu biết cách đề nghị nhẹ nhàng. “Con dọn đồ chơi đi, mẹ sẽ
làm sữa cho con uống.” “Con giúp mẹ rửa bát đĩa nhé, mẹ sẽ sửa cái lốp xe đạp cho
con.” Dù bạn có làm việc với ai, người lớn hay trẻ nhỏ thì tài ngoại giao, nỗ lực tập
thể và khuyến khích sẽ mang lại những kết quả tốt mà không mất nhiều công sức.
Tranh luận, cãi nhau – có dân chủ không?
Với phong trào dân chủ cho trẻ con thời nay, nhiều bố mẹ tin rằng nên giải thích tất
cả mọi việc cho trẻ con. Nghe thì hay lắm nhưng không chấp nhận được khi một
người lớn thông minh lại không biết được rằng mình đang bị một đứa trẻ nhỏ chỉ cao
đến đầu gối mình nắm đầu.
Mỗi ngày bố mẹ phải tiêu thụ không biết bao nhiêu năng lượng vào việc tranh luận
và đối xử dân chủ với trẻ con trên đất Úc. Thật kì khôi và vô ích!
Trẻ con thích được chú ý và một trong những cách đảm bảo luôn được chú ý là hỏi
han không ngớt. Nếu bạn nghe kĩ xem trẻ hỏi gì thì bạn sẽ thấy rằng chúng không
hỏi những điều khác nhau là mấy và chẳng thèm để ý đến câu trả lời. Chúng cứ lặp
đi lặp lại vài câu hỏi cho đến khi bố mẹ phát ngấy.
Bản chất của trẻ con là tò mò nhưng không nên khuyến khích chúng đến mức chúng
được phép tranh luận, cãi cọ và đôi co với người lớn. Đến nước này thì sự việc sẽ
khác đi. Lúc trò chơi này bắt đầu thì bố mẹ nên tự hỏi: “Chuyện này có đến đầu đến
đũa gì không và có cần thiết phải tốn sức vào việc này không?”
Hãy thử xem trường hợp một đứa con bạn cứ múa may và nhấc lên bỏ xuống chiếc
bàn cà phê mới của bạn. Bạn đã nói rõ rằng và dứt khoát là không được làm vậy
nhưng nó lập tức hỏi lại: “Tại sao?” Nếu bạn dân chủ chứ không bảo thủ thì bạn rất
dễ bị lôi vào một cuộc tranh luận dông dài về các đề tài như chất lượng kém của các
đồ đạc làm bằng gỗ tạp, hoặc về việc bà Smith yếu thần kinh và vì thế rất khổ sở với
tiếng ồn trên này hoặc rằng sàn gỗ trong nhà sẽ không ngăn được những bụi rơi
xuống thải trải nhà của bà Smith, vv... Bạn sẽ phát điên lên mất trong khi bạn chỉ cần

60
lái sự chú ý của trẻ sang chuyện khác là xong. Tôi cho rằng câu hỏi “tại sao” có thể
được trả lời bằng cách giả điếc hoặc nói đơn giản “Không được – vì bố bảo là không
được!”
Nhiều đứa trẻ tuổi chập chững chơi trò chơi này với bố mẹ. Nói nhiều quá mà chẳng
làm gì thì chỉ ồn ào và làm điên đầu mọi người lên thôi. Hãy dạy dỗ và lắng nghe trẻ
nhưng khi cần phải kết thúc hành động gì – quên quan điểm dân chủ đi.
Nạt nộ
Mọi người cũng biết không nên nạt nộ trẻ con nhưng không ai chưa từng làm điều
này. Chẳng cần phải có bằng đại học mới biết nộ to chừng nào thì trẻ mới chú ý.
Vấn đề là nạt nộ gây xáo động và làm cho hành vi của trẻ trở nên tệ hơn.
Trẻ nhỏ rất dễ bị cuốn hút vào tiếng ồn, sự hoạt động và sự căng thẳng của môi
trường. Có thể thấy các lớp chồi trong mẫu giáo lúc nào cũng ồn ào nhất. Ở nhà thì
khi căng thẳng, chúng ta dễ nạt nộ mà càng nạt thì trẻ càng không chịu nghe.
Trẻ con tuổi chập chững không hề suy nghĩ trước khi chúng mở miệng, nhưng bố
mẹ thì phải ngược lại. Nếu một người ít nói thì người khác cũng yên lặng theo, vậy
thì muốn được yên tĩnh, chính bạn phải hạ mức độ âm thanh xuống trước. Chỉ nói
những điều quan trọng, cần thiết cho rõ ràng chứ đùng có la hét và nói năng tràng
giang đại hải.
Tôi cũng xác nhận rằng có nhiều người tiết kiệm lời nói đến mức không chịu nổi. Nói
chuyện với con nhỏ mà họ cứ nói nhát gừng từng tiếng một hoặc gục gà gục gật đến
phát chán, cứ như họ sợ phải phun ra viên kẹo trị viêm họng đang ngậm trong miệng
vậy.
Trẻ con rất ham vui, chúng cần những người hồ hởi, nhiệt tình và thích vui đùa, dù
thi thoảng chúng ta có vui quá hoặc giận dữ quá một chút.
Đe dọa
Tôi nhớ lại những ngày sống đời sinh viên của mình với hai buổi đến trường và trở
về bằng xe buýt. Tôi không bao giờ quên cảnh tượng thế này: trong một chuyến xe
buýt rất chật chội vào một ngày đông: có 5 ông già hút tẩu thuốc bập khói ra liên tục,
chỉ nhấc tẩu ra khỏi miệng khi phải ho một tràng, họ không biết rằng họ đang đến
gần tử thần với căn bệnh ho lao không tránh khỏi.
Một cảnh đáng nhớ nữa là một bà mẹ có một đứa con nhỏ. Suốt chuyến xe chúng tôi
phải nghe những câu đại loại như: “Không được!” “Làm lại nếu không tau đánh!”
“Tau nói trước rồi” “Tau sẽ bảo tài xế cho mày xuống xe!” Đe dọa là cách rất phổ biến
nhưng không phải là hình thức kỷ luật tốt.
Trẻ con nên biết giới hạn trong cư xử và hậu quả của hành động vượt qua giới hạn
nhưng không nên cứ lúc nào cũng sử dụng hình thức đe dọa để cho chúng biết điều
này. Việc nói và giữ lời rất quan trọng, khi đã nói thì bạn phải thực hành.
Giơ cao đính khẽ

61
Việc bố mẹ sử dụng dây nịch đánh con thật là một điều đáng lo ngại. Dù bây giờ ít
người làm vậy nhưng con số người sử dụng bạo lực với trẻ con vẫn rất cao.
Việc đánh đòn con trẻ không phải lúc nào cũng là một biện pháp tiêu cực. Tôi không
ủng hộ quan điểm đàn áp trẻ con nhưng việc đánh đòn khi cần để dạy bảo trẻ là cần
thiết. Tuy nhiên, nên sử dụng công cụ gì đó không để lại thương tích trẻ. Tốt nhất
nên dùng tay phát vào mông. Có người dùng roi nhưng nên chọn loại mềm và không
dày, không sắc. Thuật giơ cao đánh khẽ nhiều khi rất công hiệu vì thấy cái roi lớn thì
trẻ thường chịu vâng lời nhanh hơn.
Đừng quên rằng chỉ nên áp dụng hình thức này sau khi đã thử tất cả các phương
thức nhẹ nhàng đến nghiêm khắc khác.
Dàn xếp bằng thỏa thuận
Kỹ thuật dàn xếp bằng thương lượng được áp dụng để giải quyết đình công hoặc
tranh chấp lao động. Với trẻ nhỏ không áp dụng được hình thức này nhưng trẻ trước
tuổi đi học thì dùng được. Với trẻ trên 4 tuổi, có lúc tôi đề nghị các ông bố bà mẹ viết
ra một danh sách những hành vi muốn trẻ thay đổi và so sánh với danh sách do trẻ
lập. Không thể nào có một cuộc cách mạng trong ứng xử của trẻ nhưng cách này
cũng giúp ích được phần nào.
Chỉ nên sử dụng kĩ thuật này cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Gần đây tôi gặp một cô bé 3
tuổi 11 tháng. Bố mẹ em rất không hài lòng vì em vẫn còn mút núm vú giả đến tuổi
đó. Bố mẹ thấy cần phải giúp em từ bỏ thói quen này nhưng chưa làm được. Cô bé
khôn lanh và hoàn toàn biết được chúng ta đang sống trong một thế giới tiêu thụ
nhiều, chính vì thế chúng tôi thảo luận việc này với sự tham gia của cô bé. Vào ngày
sinh nhật thứ tư của cô bé, chúng tôi đưa em đến một siêu thị có rất nhiều đồ chơi
và em được phép chọn một con búp bê thật đẹp. Chúng tôi đến chỗ tính tiền và vì đã
sắp đặt trước với cô gái tính tiền, cô đồng ý gói búp bê cho em nhưng không giao
búp bê chừng nào em chịu bỏ núm vú vào thùng rác cạnh đó. Trong trường hợp này,
thỏa thuận đã được thực hiện theo kế hoạch không có gì khó khăn.
Tôi phải công nhận không phải lúc nào cũng làm được như thế. Tôi cũng làm vậy với
một cháu bé 3 tuổi nhưng không thành công. Chúng tôi đưa em đến chỗ bán hàng
tạp hóa và em chọn vài món đồ mình thích và đưa cho người bán hàng cái núm vú.
Vậy mà hôm sau khi vừa ngủ dậy, cô bé không chịu bỏ cái núm vú. Em đòi đến lại
cửa hàng hôm trước lục tìm trong thùng rác và gây chuyện với người bán hàng khi
biết là không thể tìm lại được cái núm vú.
Không phạt ngay và tước đi những đặc quyền của trẻ
Trẻ con không nhìn xa như người lớn trong cuộc sống. Đối với trẻ ở tuổi chập chững
thì một giờ sau, ngày mai, tuần tới chẳng có ý nghĩa gì với chúng. Chính vì thế mà
muốn thưởng hay phạt trẻ phải làm ngay. Để dành đến ngày mai hoặc khi bố về mới
thưởng hoặc phạt trẻ là không công bằng hoặc không hiệu quả. Nếu để đến tối thì
trẻ đã quên mất việc làm sai của nó và việc phạt trẻ sẽ làm cho trẻ sợ và bối rối hơn
là cải thiện được hành vi của chúng về lâu dài. Với trẻ nhỏ thì nếu cần phạt thì phải
phạt ngay sau khi trẻ vừa thực hiện hành vi đó. Trẻ nhỏ không biết nghĩ đến tương

62
lai vì thế không được tước đi những đặc quyền của trẻ lúc đó. Đến 5 hoặc 6 tuổi thì
trẻ mới hiểu được là nếu không ngoan hoặc cư xử như bố mẹ mong đợi thì sau đó
sẽ được bố mẹ thưởng. Đến lúc đó nếu trẻ không học bài, thức khuya hoặc vâng lời
có thể bị cấm xem truyền hình, cấm đi chơi bằng xe đạp hoặc tiền thưởng sẽ bị trừ.
Đối với trẻ đi chập chững thì không nên và không thể áp dụng được.
Chế độ độc tài chuyên chế
Đây là một quan điểm cũ dựa trên niềm tin cho rằng bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể
uốn nắn được nếu phụ huynh đủ nghiêm khắc. Một số người tin rằng cứ nghiêm
khắc và kiểm soát chặt chẽ thì con cái sẽ được giáo dục tốt. Bề mặt thì như vậy
nhưng bên dưới là sự dồn nén, thù hận và muốn nổi loạn.
Một số đứa trẻ khi bị giám sát chặt chẽ hoặc đe dọa thường xuyên thì sẽ cư xử tốt
nhưng khi không có bố mẹ ở nhà thì chúng nổi loạn, đập phá, uống rượu và tổ chức
những cuộc truy hoan trong nhà. Chúng sẽ bỏ nhà đi ngay khi có thể và vẫy tay chào
đấng sinh thành của mình như muốn nói: “Cảm ơn vì đã không cho tôi thứ gì.” Cũng
giống như các chính phủ quân chủ lập hiến, kỉ luật áp dụng cho trẻ con theo phương
pháp này chỉ có tác dụng khi có người giám sát thường xuyên. Nó không bao giờ tạo
ra sự tôn trọng, khả năng ổn định về lâu dài và sự độc lập, hạnh phúc.
Khi đang nắm đằng cán thì đừng lần xuống đằng lưới
Tôi quan sát tại nơi làm việc và nhận thấy nhiều bố mẹ cứ chuyển đổi vị trí kiểm soát
của mình với con cái liên tục, có khi chỉ sau 5 phút. Những bố mẹ này thường làm
giảm giá trị của chính mình.
Sau mộyt cuộc phỏng vấn dài với một gia đình, đứa con ở tuổi chập chững của họ
muốn chuồn ra khỏi phòng tôi ngay. Lúc đó chỉ còn lại bố mẹ, tôi khuyên họ vài điều
thực tế và họ có thái độ tích cực, nhưng rồi họ hành động tiêu cực ngay “Hãy bắt tay
bác sỹ Green!” “Cám ơn bác sỹ đi !””Lấy đồ chơi lên nào!””Đến đằng kia chơi xe đạp-
Không! Đi ra xa hơn!”. Sau đó họ đi ra, tìm chìa khoá, nói tầm phào với cô thư ký về
thời tiết.
Đến lúc này thì đứa trẻ đang làm ầm lên, hai ông bố bà mẹ nổi cáu, không khí đầy
căng thẳng và những người đang nắm vương quyền vứt bỏ vị trí này không chút suy
tính.
Một ví dụ khác là khi tôi vừa giảng giải một bài cho một gia đình thì đứa trẻ con họ tỏ
bẻ bứt rứt, mở cửa phòng tôi và chạy ra ngoài. Họ đúng là không thể cầm cương
con mình. Đừng buông cái roi ra, khi bạn đang ở thế thượng phong, cứ ở nguyên vị
trí.
Khi đang cầm quân thì cứ ở trên cao

63
9
Xử lý những cơn giận và những trò khó ưa khác của trẻ con

Giờ đây, sau ba chương đầy rẫy lý thuyết và kỹ thuật, đã đến lúc xem mớ lý thuyết
này phát huy ứng dụng trong thực tế như thế nào. Làm sao chúng ta có thể bình tĩnh
được khi trẻ con làm bộ làm tịch trong lúc chúng ta đang ăn? Phải làm thế nào với
đứa trẻ giả vờ điếc khi bạn bảo nó làm việc gì đó? Thế còn khi trẻ nổi hừng làm hờn
trong siêu thì?
Trong chương này, chúng ta sẽ học cách áp dụng kỷ luật.
Những cơn giận
Những cơn giận là đặc điểm nhận dạng trẻ con. Chúng xuất hiện sau sinh nhật lần
đầu tiên của trẻ nhưng thường trước khi đến 4 tuổi, đa số trẻ con biết rằng có những
cách khác nhau để đạt được những gì chúng muốn. Thử nhìn quanh những ngươiừ
bạn của mình, có một số người không bao giờ trưởng thành vì không kiềm chế được
những cơn giận, cứ xử như trẻ cin khi mọi người không theo ý mình.
Tất cả trẻ con sinh ra đề khác nhau: một số ít nói và có kiểm soát, và hiền lành, một
số khác thì như Trương Phi. Muốn áp đặt kỷ luật cũng giống như chơi trò mèo chuột
với thuốc pháo. Bạn không thể biết chắc thuốc có tác dụng không, nó có thể nổ vào
mặt bạn.
Trẻ con sử dụng vũ khí như là một vũ khí lợi hại mà có thể chỉ cần một lần kích động
nhỏ sẽ bộc phát ra. Không chỉ đơn giản khi moọt ông bố hoặc bà mẹ ngăn cản trẻ
đang làm gì đó thì cơn giận bùng lên. Trẻ có thể nổi đoá chỉ vì nó cảm thấy khó chịu,
bị chọc ghẹo hoặc vì nó tức giận khi chính nó không có khả năng làm được việc gì
đó.
Cách xử lý cơn giận tuỳ thuộc vào tuổi trẻ của đứa trẻ, lý dó trẻ nổi giận và thể hiện
cơn giận như thế nào. Khi trẻ mới hơn 1 tuổi thì có khi trẻ la khóc không có lý do
hoặch ý thức. Chính vì thế nên vỗ về và chỉ bảo cho trẻ. Nhưng nếu một đứa trẻ 3
tuổi dùng cơn giận để thách thức quyền lực của bố mẹ nó thì khác. Rõ rang lúc đó
bố mẹ phải tỏ ra kiên định và dứt khoát.
Một số trẻ em làm như cha mẹ chúng là những chiếc máy chơi trò chơi. Nếu đã ghi
điểm được một lần, chúng sẽ tiếp tục chơi trò này. Nếu bố mẹ khẳng định phải áp
dụng kỷ luật và xử lý mưu mẹo này của trẻ thì chúng sẽ không bao giừo thắng,
chúng có thể chuyển sang trò khác nhưng cũng vô ích. Đến lúc này thì ngay cả đứa
trẻ hai tuổi cũng nhận biết là không nên thử bố mẹ mình bằng cách đó.
Nếu trẻ nhỏ trở nên khó chịu và nổi cáu thì không nên phạt trẻ mà chỉ nên dỗ dành
và âu yến trẻ. Nếu trẻ bệnh hoặc không khí trong nhà đang không vui thì nên dịu
dàng an ủi trẻ.

64
Những cơn giận- đồng minh chính
Con giận khó xử lý nhất là khi trẻ có những kỹ năng cần thiết để thiết kế cơn giận
nhằm gây được sự chú ý cao nhất của mọi người. Khi cong giận bộc phát ra, chiều
dài và cường độ của nó tuỳ thuộc vào phản ứng của những người chứng kiến.
Như một diễn viên trên sân khấu, khi bị ngăn không cho làm việc gì đó hoặc khi
người lớn lấy đi của trẻ vật có ý nghĩa quan trọng với trẻ, trẻ sẽ nhanh chóng nhận
định tình hình và chuẩn bị cho vở diễn của mình. Đầu tiên nó liếc nhanh những vật
xung quanh và dưới sàn nhầ có dễ gây ra thương tích và cản trở gì không nếu nó
nhào xuớng sàn, rồi nó liếc nhìn khan giả xem họ có đang chăm chú không, ánh
sang đã được điều chỉnh thích hợp chưa. Rồi nhanh như chớp, trẻ vào vai! Ầm! Trẻ
đâm bổ xuống sàn và vở diễn bắt đầu.
Xử lý cơn giận nói về lý thuyết thì dễ nhưng thực hành không dễ.
Một đứa trẻ hai tuổi đòi nghe nhạc bằng máy Walkman. Bạn sợ trẻ sẽ làm vỡ
máy nên nhẹ nhàng lấy cất lên một cái kệ cao.
Giải thích bình tĩnh, rõ rang và ngắn gọn tại sao trẻ không nên chơi với máy
đó. Nó không chịu nghe.
Nó khởi động cái miệmg và bắt đầu rú ga lên.
Đây là lúc cần làm cho trẻ chú ý đến cái khác. “ Kìa bố về rồi, “ bạn nói và
nhìn ra cửa sổ. “Ồ, chưa thấy bố nó về!”
Cách này không hữu hiệu. Trẻ tiếp tục la lên hết cỡ. Không thể tránh được
cơn giận giữ nữa rồi- Ầm! nó nhào xuống sàn nhà, tay chân bị thương và trẻ
khóc thét lên phần vị đau thật phần di cường điệu.
Đến lúc này thì ngay cả một người cứng rắn nhất cũng hoảng hồn. Chân run,
long tay toát mồ hôi, huyết áp dâng lên, bạn gần như bị sốc.
Đây chính là lúc bạn nên lờ đi, mặc dầu điều này không dễ làm. May mắn là
cũng có thể giả vờ lờ đi được.
Hãy bình tĩnh, không làm lớn chuyện, không mất tập trung, không tranh luận,
cứ làm việc bạn cần làm.
Đi sang phòng khác. Rửa chén, gọt trái cây, giặt đồ, đi ra ngoài hóng gió một
chút.

Lưu ý: Bây giờ nghĩ thử xem điều gì diễn ra trong đầu đứa trẻ đang
giận dữ của bạn. Nó đang cố diễn vở kịch của nó một cách xuất sắc
vậy mà khan giả lại quay mặt bỏ đi. Với hầu hết diễn viên thì họ sẽ
dừng lại ở đây, nhưng dĩ nhiên họ không phải là trẻ ở tuổi đi chập
chững.

65
Bây giờ khán giả đã đi hết, đứa trẻ nhát gan sẽ bỏ cuộc, vẫy cờ trắng và thút
thít đi tìm sự an ủi. Nếu vậy nên tha thứ cho trẻ, hãy quên việc nó vừa làm,
đừng giáo huấn, hãy dịu dàng với trẻ. Cũng đừng tình cảm quá vì rốt cuộc chỉ
có bố nẹ chiến thắng và không bao giờ cơn giận được tán thưởng.
Trong khi đó, trên tấm thảm phòng khách, đứa trẻ hiếu chiến vẫn còn đang
hung hổ. “ Thật phí công,” nó nghĩ, rồi thậm thịch dậm chân đi theo mẹ, làm
mặt hờn một lần nữa.
Không khí bây giờ lại om sòm, bạn bị đứa bé làm vướng chân và thế là bố mẹ
nên phải kiềm chế được, kiểm soát được tình hình. Bây giờ sử dụng kỹ thuật
kết thúc. Ẵm trẻ lên nhẹ nhàng, không giận dữ và hằn học, đặt trẻ dứt khoát
vào phòng của nó.
Làm việc này một cách nhanh chóng, cho trẻ thấy rằng bạn nghiêm túc 100%
lúc đặt trẻ vào phòng đó.
Khi đi ra, bạn nói vài lời rành mạch dứt khoát rằng trẻ phải ở trong đó cho đến
khi hết khóc, rồi đi nhanh đến nơi khác khá xa trong nhà.
Không cần biết trẻ sẽ đi ra một phút hoặc mười lăm phút sau miễn là sự căng
thẳng đã dịu xuống và cuộc đối đầu đã qua đi.
Hãy tha thứ cho trẻ, đừng nhắc lại, đừng giận trẻ mà giúp nó quay lại những
trò chơi và hoạt động khác. Hãy cho qua chuyện vừa xảy ra và dịu dàng với
trẻ.
Những siêu thị đặc biệt
Những cơn giận thường không khó xử lý trong nhà nhưng sẽ hoàn toàn khác khi xảy
ra tại một nơi công cộng. Khi đi ra ngoài bạ dễ bị tổn thương hơn và luôn có một
đám đông những người hiếu kỳ muốn xem làm sao bạn thoát ra được khỏi một tình
huống khó chịu. Dù bạn có làm gì thì đám đông đó vẫn cho là bạn sai. Con cái làm
quấy trong khi đi mua sắm thật là việc khổ sở. Có lẽ cứ mỗi bà mẹ trong sáu bà cho
rằng đi mua sắm cùng với trẻ là không chịu nổi. Nhiều người cảm thấy xấu hổ khi
trước mặt công chúng họ cảm thấy mình không kiểm soát được con mình.
Đừng có ngớ ngẩn, điều bạn nhìn thấy được điều chỉnh bằng một hình thức chọn
lựa tự nhiên. Con bạn có thể tỏ ra tệ hại nhất trong siêu thị nào đó, thậm chí cả
thành phố nào đó, nhưng còn có biết bao nhiêu đứa trẻ khó dạy khác đến nối mẹ
chúng thậm chí không dám dẫn đến siêu thị. Khi bạn đang bối rối trong con mắt
nhiều người, thì còn hang tá những đứa trẻ khác bị giao cho hang xóm, bà ngoại
trông, hoặc nhốt trong nhà một mình.
Những nhà thiết kế các siêu thị hiện đại phải chịu trách nhiệm vì đã tạo ra một môi
trường phấn khích và hấp dẫn đơi với trẻ. Từ khu thú nhún và phòng các trò chơi
điện tử. Trẻ cứ đòi mua them và them một đồng xu nữa.
Chỉ cần trẻ cảm thấy thích là bạn đã phải đấu tranh rất nhiều để không đáp ứng tất
cả vì trẻ không bao giờ thoả mãn. Tốt nhất không nên cho trẻ thử trò chơi mới khi

66
bạn không có thời gian, nếu không thì trẻ sẽ dính vào không gỡ ra được. Giống như
người nghiện thuốc vậy, thử một vài điếu và thế là khó bỏ được thói quen xấu này.
Tại các cửa hang, âm thanh và màu sắc phong phú làm trẻ phấn khích. Thật là một
nơi thú vị và trẻ sẽ học được nhiều điều nếu trẻ ngoan. Mỗi đứa trẻ có giới hạn thời
gian khác nhau cho việc đi mua sắm cùng bố mẹ, khi đã xong việc thì bạn phải
nhanh chóng thu xếp ra khỏi siêu thì ngay mặc dù có khi không dễ vì phải đợi thanh
toán rất lâu nếu có đông khách hang. Tệ hơn nữa là khi siêu thì trưng bày kẹo và
bánh dọc theo lối ra trả tiền.
Trong khi chờ đợi, trẻ có thể chộp một thanh sô-cô-la. Trẻ không hề biết nhãn hiệu
kẹo mới ra đó đắt hơn 15% và quá ngọt. Trẻ chỉ biết nó thích được ăn kẹo đó ngay
lúc đó.
Nếu bạn nói “ Không! Con bỏ lại!” Trẻ sẽ liếc bạn và đó là bạn lúc dễ bị thuyết phục
nhất vì đang có vẻ đủ điều kiện với tay ôm đầy hàng hoá, ví tiền mở sẵn va xung
quanh đây người đang nín thở chờ xem bạn sẽ xử trí như thế nào.
Trẻ rên rỉ một chút và bạn lặp lại “ Không” Ầm! Trẻ hét lên và nếu những người xung
quanh là thành phần ban giám khảo thì họ sẽ cho điểm phong cách 9.5.
Bây giờ bạn có 3 chọn lựa:
1. Đầu hang anh chàng tống tiền này và mua kẹo cho nó.
2. Lờ cái trò diễn tuồng của trẻ.
3. Giáng cho nó một cái tát nảy lửa.
Vấn đề là dù bạn có làm gì thì cũng gặp phiền toái.
Nếu bạn mềm lòng mua kẹo cho con, mỗi lần đi qua gian hang đó bạn lại phải
mua.
Nếu bạn giả điếc và không nhúc nhích gì, nửa số người xung quanh sẽ nói
thầm “ Thật ác. Mẹ thế mà cũng đòi có con.”
Nếu bạn đánh con, nửa số người còn lại sẽ nói: “ Thật xấu hổ, tôi chưa từng
thấy người nào tàn nhẫn với trẻ con như thế.”
Có vẻ như bạn bị trói tay nhưng thật ra bạn có thể làm nhiều điều. Theo kinh nghiệm
của tôi thì trẻ đòi cái này cái nọ khi đi ra ngoài tức là khi ở nhà trẻ cũng làm như thế.
Tốt nhất là nên kiểm soát hành vi kiểu này ở nhà trước, như thế khi ra ngoài trẻ sẽ
đỡ hơn. Nếu bạn không làm được tức là con bạn là đứa dữ dằn, chỉ còn 4 lựa chọn
dưới đây:
1. Gắng chịu đựng, mua thuốc nhuộn những sợi tóc bạc và chờ cho đến khi trẻ
đủ khôn đủ lớn để cư xử tốt hơn.
2. Nhờ bà ngoài, hang xóm hoặc người thân chăm sóc trẻ để đi mua sắm một
mình.
3. Đi mua sắm khi trẻ đã ngủ, hoặc đem theo một người phụ bạn một tay vào
những ngày cuối tuần.
67
4. Nếu 3 chọn lựa trên đều không thực hiện được thì xách những thứ cần mua
trước ki ra khỏi nhà. Bước vào siều thị, bạn bỏ trẻ ngồi vào xe đẩy, đẩy nhanh
đến những gian hang có hang cần mua, bốc hang bỏ vào xe đẩy, đi nhanh,
quyết đoán và không chần chừ, rồi trả tiền và đi ra. Nếu may mắn thì bạn sẽ
không gặp vấn đề vì cậu con trai bạn vẫn đang ngới người ra và cứ tưởng sẽ
được tiếp tục đi mua hang ở nơi khác, nhưng chúng đã lầm.
Con tôi không làm theo lời tôi chút nào
Một trong những lời phàn nàn tôi thường nghe nhất từ các ông bố bà mẹ là: “ Tôi
bảo nó làm cái gì, dường như nó chẳng nghe. Chẳng lẽ nó điếc?” Nếu nó điếc thì nó
lại hết điếc nbgay nếu nó muốn. Mẹ bào làm gì chúng cũng không nghe, nhưng cách
xa mấy thước chúng cũng nghe được nếu mẹ bảo mở chai Cô-ca mà uống.
Trong trường hợp này không cần phải hỗ trợ về thính giác cho trẻ mà nên khuyến
khích về hành vi cho trẻ.
Nếu trẻ không trả lời bạn, không nên rầy rà trừ khi đó là việc trẻ nhất định phải
nghe. (Đừng tốn sức với những chuyện vặt vãnh )
Nói chuyện với trẻ thật rành mạch - bảo trẻ nhìn bạn, chú ý và rồi nói thật
ngắn gọn, rõ rang. Đừng nạt nộ, nếu không cứ mỗi lần muốn trẻ chú ý phải nộ
nó.
Đừng ề à mất thời gian tranh cãi nhau và thắng thua với trẻ. Hối thúc nó, giúp
nó theo kịp tốc độ của bạn.
Nếu có việc gì đó trẻ nhất thiết phải vâng lời, phải chịu khó lặp đi lặp lại với
trẻ.
Nếu đã nhẹ nhàng mà trẻ không nghe, bỏ đi chỗ khác hoặc phát nhẹ một cái
cho trẻ biết trẻ phải nghe ai.
Dọn dẹp đồ chơi
Một số đứa trẻ có bản chất gọn gang, còn những đứa khác thì lúc nào cũng bày ra.
Đứa đã gọn thì sẽ dễ dạy cho ngăn nắp, nhưng đứa luộm thuộm thì sẽ rất khó. Tuy
nhiên, luôn luôn có thể cải thiện tình hình.
Đừng mong đợi quá mức. Bắt trẻ dưới 3 tuổi luôn phải sạch sẽ và ngăn nắp là
rất khó.
Giới hạn số đồ chơi cho mỗi lần chơi. Trẻ còn nhỏ không cần phải trưng ra cả
nhà đồ chơi. Hãy cất bớt đi, xoay vòng đồ chơi, như thế đôi khi làm trẻ thích
thú những đồ chới đã lâu không chơi.
Tránh những đồ chơi dễ rời ra từng mảnh nhỏ. Nếu không thì sẽ mất thời gian
tìm những phần đã mất.
Sắm cho trẻ những hộp đựng đồ chơi và mỗi lần chơi xong khuyến khích trẻ
bỏ lại vào hộp.

68
Nói thật dễ thương với trẻ rằng đã đến lúc trẻ cất hết đồ chơi đi. Giúp trẻ và
tán thưởng sự vâng lời của trẻ. Rồi chuyển sang hoạt động mà trẻ thích.
Tôi phải thú nhận rằng tôi không bao giờ dạy cho con mình tính ngăn nắp được. Có
lúc tôi phát bực đến nỗi bỏ đi ra ngoài và mua một cái cào. Tôi cào hết đồ chơi trên
sàn nhà, thế là căn nhà lại sạch như mới. Việc này rốt cuộc tlại tai hại vì những
mảnh thuỷ tinh nếu có trong mớ đồ chơi sẽ làm hư chiếc máy hút bụi.
Vấn đề hành vi - kỷ luật
Tôi đã làm việc với rất nhiều ông bố bà mẹ, tôi nghe những câu hỏi giống nhau về
những đứa trẻ từ chuyện đi ngủ, đi tiêu đi tiểu, ăn uống ( Xem chương 10 và 13 ), tôi
cho rằng nếu chúng ta có những nong đợi hợp lý hơn đối với con cái thì nhiều vấn
đề được xem là nghiêm trọng cũng trở nên bình thường. Xem qua danh sách những
câu hỏi dưới đây thì bạn sẽ thấy phần lớn có thể giải quyết được bằng sự hiểu biết
chứ không phải kỷ luật.
“ Tôi nói không được. Cậu nhóc con tôi dừng lại một lúc, rồi khi tôi quay lưng
đi, nó lại làm tiếp” Đây là một ví dụ về một đứa trẻ con tuổi chập chững đang tìm
cách thử sức chịu đựng của bố mẹ nó. Nếu nó thông minh mà bố mẹ lại thiển cận và
thiếu suy nghĩ, thật là thú vị nhìn chúng ta bị mắc lừa.
Hãy tự hỏi là việc này có đáng quan tâm không. Có thể lờ đi thì lại nói tốt hơn.
Nếu hành động thì phải rõ ràng, chính xác và thuyết phục.
Đánh lạc hướng, thoát ra khỏi tình huống đó và làm cho trẻ bận rộn với một
việc khác.
Nếu quan trọng thật thì nên nhắc nhở trẻ một lần nữa, bỏ đi ra ngoài hoặc nếu
thật cần thiết thì cách ly nó.
“ Mỗi lần tôi lên giọng la rầy, nó ràn rụa nước mắt.” Đây là tình huống làm cho bố
mẹ cảm thấy bối rối và có lỗi sau khi đã áp dụng đúng kỷ luật. Dĩ nhiên có những
đứa trẻ rất dễ xúc động và phải áp dụng kỷ luật ở mức xin giảm án cho hành vi của
mình. Chúng biết mình đã thua nhưng muốn làm mềm lòng bố mẹ.
Đối với đứa trẻ thật sự nhạy cảm thì hãy gần gũi và dịu dàng với nó.
Xử lý khéo léo những khi gia đình căng thẳng hoặc phải rời trẻ.
Nếu trẻ sử dụng hình thức này một cách cố ý thì phải giữ vững lập trường.
Hãy khôn ngoan, lựa chọn và dứt khoát khi áp dụng kỹ thuật. Đánh lạc
hướng, và vỗ về, an ủi trẻ chứ khồng cần bồng trẻ lên, ôm ấp.
“ Nếu tôi bảo không, trẻ rên rỉ cho đến khi tôi chịu mới thôi” Trẻ nhỏ rất khôn
nếu chúng muốn điều gì đó từ bố mẹ. Nhiều đứa sử dụng ngón này như một nghệ
thuật đến nỗi làm cho bố mẹ nó nhói tim, và tiếng “ không” thuyết phục kia sẽ nhanh
chóng chuyển thành “ừ “ chỉ trong hai phút.
Vấn đề có đáng phải làm cho đến nơi không? Nếu không đáng thì không nên.

69
Hãy rành mạch, dứt khoát và thuyết phục. Đừng bào giờ bỏ cuộc trước tiếng
rên rỉ. Đánh lạc hướng. Cách ly trẻ.
“Đứa con 2 tuổi rưỡi của tôi khóc, vùng vằng khi tôi mang giày cho nó để đưa
cháu đi học.” Lại một hành động nhằm tìm sự chú ý và kiểm tra giới hạn. Chúng
biết bạn phải đi làm trong 15 phút nữa và nếu gây rắc rối thì sẽ được bạn chú ý đến
ngay. Có thể không thú vị như được ôm ấp hoặc kể chuyện cho nghe nhưng chúng
chắc 100% rằng chúng sẽ được bạn chú ý.
Hãy sắp xếp trước mọi việc, rồi nhẹ nhàng nhưng dứt khoát thực hiện.
Chuyển đi một thông điệp rằng bạn người chịu trách nhiệm và có quyền hạn.
Hãy tỏ ra quyết đoán, xác lập quy tắc và áp dụng.
Không cho phép trẻ đánh lạc hướng bằng những chi tiết lặt vặt khác.
“Đứa con hai tuổi của tôi hét lên và đẩy những đứa trẻ nào đến thăm dám sờ
vào đồ chơi của chúng.” Trẻ con tuổi đi chập chững chưa hệ có ý thức về việc chia
sẻ và hoà hợp với người khác. Chúng tin rằng chúng là nhân vật quan trọng, chúng
biết đồ chơi của chúng vì thế người khác không nên đụng vào
Đừng hoảng hốt. Việc trẻ khôg biết chia sẻ cà giao tế với người khác không có
nghĩa là đến sinh nhật thứ hai mươi thì con bạn vẫn là một đứa keo kiệt và lầm lì.
Cần phải hướng dẫn nhẹ nhàng cho trẻ, sau đó thời gian và sự trưởng thành sẽ làm
nên những điều kì diệu.
Nói đơn giản rằng bạn muốn trẻ chia sẻ, Không được ép buộc hoặc nổi cáu
với trẻ.
Quan tâm đến đứa trẻ đến thăm nhiều hơn.
Cho trẻ chơi cái gì khác vui hơn. Bỏ đi ra ngoài và phạt trẻ là không thích hợp,
trừ phi trẻ lặp đi lặp lại hành vi đánh đứa trẻ đến chơi.
“ Tôi nói gì nó cũng cãi và làm trái ý” Trẻ con tuổi chập chững luôn cãi lại nếu việc
này làm cho bố mẹ chú ý đến chúng hơn. Sẽ vô ích khi cãi nhau với trẻ. Có hai bên
mới có cãi nhau và nếu một bên bình tĩnh thì mọi chuyện sẽ ổn.
Nói chuyện một cách tích cực, rõ ràng và đầy đủ với trẻ.
Giả điếc khi trẻ cãi lại hoặc tranh luận.
Bình tĩnh không nên tỏ ra giận giữ hoặc bực bội.
Nếu tình hình gay gắt hơn, bỏ đi ra ngoài.
Cãi nhau chỉ tổ mất thì giờ.
“ Bác sĩ bảo tôi lờ những hành vi khó ưa đi nhưng không thể lờ được khi nó
nghịch phá ti vi và video.” Trẻ thấy người lớn chỉnh tivi và như một người học
nghề, trẻ bắt trước ngay. Nên cho trẻ biết là chúng không ngoan khi trẻ làm vỡ đồ
nhưng tốt nhất nên giữ những vật dụng quý và đắt tiền xa tầm với của trẻ. Nếu
không thì vẫn còn nhiều cách.

70
Nhẹ nhàng bảo trẻ rằng chúng không được sờ vào.
Nếu trẻ không nghe thì phải tỏ ra cứng rắn. Nếu không phải trẻ sờ vào vì tò
mò mà có ý thách thức hoặc để làm cho bố mẹ chú ý thì nghiêm nghị nói cho
trẻ biết là bạn không hài lòng.
Bỏ đi ra ngoài hoặc phạt trẻ nếu thấy cần.
Nếu có trẻ nhỏ thì nên sắm tủ đừng đầu máy, ti vi và khoá lại. Thế là an toàn
nhất.
“ Khi dẫn cháu đi mua sắm, cậu con hai tuổi của tôi thường tấn công những
đứa trẻ khác” Chúng tôi biết rằng đến lúc nàu nhiều đứa hai tuổi đã biết giao tế xã
hội một chút. Khi đi ra ngoài, chúng thướng véo hoặc gièm pha những em bé nhỏ
mà chúng nhìn thấy. Không phải chúng hiểm độc gì thích làm như thế. Đừng lo, thói
xấu này sẽ không kéo dài. Chỉ khoảng 6 tháng hoặc 1 năm sau trẻ sẽ học được
nhiều hơn về giao tế xã hội.
Khi thấy lo thì cứ cho trẻ ngồi trong xe đẩy.
Nếu chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc không gây ảnh hưởng gì thì có thể lờ đi
hoặc nhắc nhở.
Nếu trẻ vấu mạnh em bé và lặp lại như thế lần nữa thì phải cảnh cáo trẻ, tỏ ra
nghiêm khắc với nó.
Hất trẻ ra nhanh, không triết lý và dài dòng, phạt trẻ nếu được.
“ Khi tôi nói không, nó chạy sang bố nó để xin xỏ.” Nếu bố mẹ cùng thống nhất
thì sẽ không đứa trẻ nào dám chơi trò này. Nếu trẻ đã từng thành công được một lần
thì trẻ sẽ lợi dụng sơ hở này nhiều lần nữa. Giống như những phe chính trị gần đến
thời gian bầu cử, mỗi bên có thể có ý kiến khác nhau nhưng luôn luôn trên các
phương tiện thông tin chính thức thì hết sức thống nhất.
Hãy nhớ, đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Vấn đề không lớn thì không cần áp dụng kỷ luật.
“ Nó dung bút tôi đặt cạnh điện thoại vẽ nghuệch ngoạc lên tường.” Cất bút đi.
“ Hai cậu con sinh đôi của tôi 3 tuổi mà một đứa gọn gàng còn một đứa kia thì
không”. Đừng so sánh trẻ con. Nếu chúng giống nhau hết thì thế giới này buồn
chán lắm.
“ Khi có khách đến chơi là tôi không thể bắt cháu đi ngủ.” Dễ hiểu thôi, xung
quanh vui vẻ như thế, trẻ cũng không muốn mình là một phần không khí này. Cho
chúng chơi muộn một chút hoặc nhờ người giữ trẻ giúp trẻ đi ngủ.
“ Cậu bé chập chững của tôi không bao giờ nói cám ơn hoặc xin vui lòng và co
rúm lại khi bà ngoại hôn nó.” Điều này khá bình thường, chúng còn nhỏ không
hiểu được những phát ngôn trống rỗng của người lớn, và cho rằng hôn nhau có thể
lây vi trùng.

71
“ Tôi thử áp dụng những kỹ thuật của ông nhưng tình hình còn tệ hơn, chẳng
khá lên tí nào.” Khi trẻ con biết những tiết mục của nó không mang lại kết quả,
chúng muốn cất giọng lớn hơn, đây là dấu hiệu rằng bạn bắt đầu có tác động. Hãy
kiên nhẫn để thành công.
“ Chồng tôi đi làm về mệt mà cậu con hai tuổi của tôi không để cho anh ấy ngồi
yên xem bản tin thế giới buổi tối.” Làm sao được? Xa bố cả ngày, giờ đến lúc nó
phải nói chuyện và chơi với bố. Trẻ ở tuổi chập chững xem chuyện của gia đình
cũng quan trọng chẳng kém gì tình hình thế giới. Chúng nghĩ thế cũng đúng lắm
chứ.
“ Làm gì khi con trẻ quấy lúc đang đi trên xe?” Đây là câu hỏi khó trả lời. Quấy
lúc đi trên xe cũng giống như lúc quấy ở nhà. Phải tập trung học cách xử lý ở nhà
trước rồi học cách giải quyết trong tình huống trên.
“ Con tôi thường lấy sô-cô-la trong tủ lạnh ăn.” Đừng để sô-cô-la trong tủ lạnh.
“ Làm cách nào tôi có thể làm cho trẻ thôi ôm gấu bông và gối?” Tại sao phải
lấy những thứ này đi? Không nên bắt trẻ phải bỏ mút ngón tay, núm vú, và đồ chơi
quá sớm để khuyến khích sự độc lập. Tất cả chúng ta đều cần vật hoặc con gì đó để
vỗ về ôm ấp khi cảm thấy buồn, lo lắng hoặc sợ sết. Vậy tại sao cứ phải buộc trẻ
phải từ bỏ tuổi thơ của mình thật sớm?
“Hễ cứ ăn sắp xong là con tôi vứt đồ ăn bừa bãi trên sàn nhà.” Đó là lúc trẻ
muốn nói với bạn rằng bạn cần rửa tay cho trẻ, rửa chén và cho nó ngồi xuống.
Thức ăn là để ăn chứ không phải đẻ chơi. Đừng để đồ ăn trở thành dụng cụ khiêu
khích hoặc gây chú ý.
“ Tôi bảo cháu đi ngủ thì nó đòi uống nước, đòi đi ị, đòi bật đèn sang hơn,
vv…” Nhiều đứa trẻ làm mình làm mẩy vào giờ đi ngủ để người thân của chúng ở
bên chúng càng lâu càng tốt. Quan tâm đến trẻ thật nhiều trước khi cho cháu ngủ.
“Vào những ngày mưa hoặc người lớn gặp chuyện phiền toái, trẻ con cư xử
rất tệ.” Những đứa trẻ nhỏ bị giam hãm trong tâm trạng của bố mẹ sẽ tỏ ra rất khó
chịu. Hãy gắng làm cho trẻ vui, và khi trẻ quấy quá thì bỏ đi ra ngoài.
“ Con bé hai tuổi của tôi lúc nào cũng thích ăn vặt và không ăn nhiều vào bữa
chính” Trẻ con ăn khi chúng đói bụng chứ không phải vào giờ ăn như người lớn. Đồ
ăn vặt mà có độ dinh dưỡng cao vẫn có thể dung thay bữa chính. Nếu trẻ vẫn khoẻ
mạnh và phát triển tốt thì không có vấn đề gì.
Kỷ luật tốt
Có những mong đợi hợp lý. Một đứa trẻ hai tuổ không thể cư xử như người
lớn.
Giữ những vật gây tò mò khỏi tầm với của trẻ. Điều chỉnh đồ đạc bày biện
trong nhà nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và tránh đổ vỡ vật quý.
Đừng có khắt khe quá, đừng tranh cãi những việc quá nhỏ, sẽ gây căng thẳng
và tiêu cực trong gia đình.

72
Khuyến khích và thưởng cho hành vi tốt của trẻ. Lờ đi và bài trừ những hành
vi xấu.
Không nên thiếu nhất quán. Hãy lùi lại một chút và kiểm tra xem bàn có làm
điều ngược lại không.
Tránh những rắc rối. Đánh lạc hướng. Giữ cho trẻ bận rộn và vui vẻ.
Khi cần phải làm cho trẻ phải nhớ điều gì hoặc phải lắng nghe, hãy nói một
cách rõ ràng và nói đến cùng.
Khi mất kiểm soát thì bỏ đi ra ngoài.
Thỉnh thoảng phát trẻ một cái cũng có tác dụng giúp cho trẻ biết rõ giới hạn
cho phép và loại bỏ bớt những tình huống leo thang hoặc bất phân thắng bại.
Tránh những tình huống khó xử. Nhanh chóng vượt qua và ổn định lại càng
sớm càng tốt.
Hãy nhớ, căng thẳng trong nhà, những ý kiến mâu thuẫn hoặc công kích nhau
giữa bố mẹ sẽ làm mất đi hiệu quả của kỷ luật.
Nếu bạn yêu con và thích thú vì sinh ra chúng thì hãy áp dụng một kỷ luật
thích hợp và phù hợp với bạn. Như thế là nhất rồi.
Nếu gia đình là một môi trường vui vẻ và đáng tin cậy, đừng ngại nghiêm khắc
với trẻ. Những đứa trẻ trưởng thành trong thế kỷ hai mươi mốt sẽ mạnh và
hạnh phúc hơn nếu cha mẹ của chúng tỏ ra nghiêm khắc và dám nhận trách
nhiệm nhiều hơn.

73
10
Tập thói quen đi tiểu hợp vệ sinh

Dù cho bố mẹ lo lắng, những ông bà, hang xóm hoặc cả khối người cho là họ hiểu
biết hơn có nói gì, trẻ con chỉ hình thành được thói quen đi tiểu đúng chỗ chỉ khi
chúng đã sẵn sang. Chẳng có đứa trẻ nào phát triển được nề nếp tốt trong việc này
cho đến khi hệ thần kinh của chúng đủ hoàn thiện, không ai kể cả bố mẹ hoặc bác sĩ
có thể can thiệp được vào việc này. Một khi đã sẵn sang, chính ý chí của trẻ sẽ điều
khiển việc nó có muốm thực hiện hoặc nhất quyết phản đối. Điều này tuỳ thuộc vào
cá tính của trẻ và cả sự khôn khéo của người huấn luyện.
Ở đầu thế kỷ này, dường như trẻ con được huấn luyện thói quen này rất sớm, thậm
chí khi trẻ vừa mới được 3 tháng nhưng phổ biến nhất là khi được 1 tuổi. Đó là giai
đoạn mà người ta bị ám ảnh đối với việc vệ sinh thân thể và rằng việc đi đại tiện nhất
thiết phải theo đúng giờ giấc. Các bà mẹ thì được dạy rằng nếu không tập cho con
ngay từ khi chúng còn bé thì về sau rất dễ bị táo bón. Ngoài ra trước đây nước sinh
hoạt thiếu vệ sinh, xà bông chất lượng kém và đi tiêu xong phải rửa bằng tay. Chẳng
qua đây cũng chỉ là một khái niệm gòi là giờ giấc đi tiêu, đi tiểu mặc dù thực ra chỉ là
một phản ứng tự nhiên của thân thể. Mặc dầu đang ở cuối thế kỷ 20, nhiều người
vẫn bối rối với những suy nghĩ trên. Những khó khăn liên quan đến việc tập thói
quen đi tiêu, đi tiểu hợp vệ sinh cho trẻ em ngày nay đều xuất phát từ những lời
khuyên sai lầm và sự nóng vội của bố mẹ. Họ thường bắt con phải tập những thói
quen này quá sớm. Cứ giả điếc trước những người bạn hoặc họ hang có thiện chí
nhưng nhiều lời kia đi. Đừng tập cho trẻ quá sớm: Việc này chắc chắn dẫn đến
những bất ổn không cần thiết. Hãy nhớ rằng chính đứa trẻ có quyền chọn lựa tối ưu
khi nào thì nó muốn đi tiêu, đi tiểu. Đừng vội vàng, đừng làm om sòm, chỉ cần thư
giãn.
Giờ giấc đi tiêu, đi tiểu, luyện tập thói quen hàng ngày.
Những em bé sơ sinh thì sai một cử sữa no say sẽ xổ tọet ra ngay. Đây là hành động
hoàn toàn mang tính phản xạ tự nhiên. Chỉ cần đặt trẻ lên nô sau bữa ăn thì nhất
định trẻ sẽ xổ ra cái gì đó. Cái này nghe có lý nhưng chẳng có gì hấp dẫn. Đó chỉ là
giờ giấc vệ sinh.
Còn tập thói quen tiểu tiện đại tiện là hoàn toàn khác. Trẻ tuổi chập chững đã đủ
khôn để biết khi nào chúng muốn đi và cố ý thực hiện việc này. Đây là hành động tự
nguyện và trẻ hoàn toàn kiểm soát được.
Những người cho rằng mình hiểu biết hơn người nhưng do nhầm lẫn hai khái niệm
này mà buộc trẻ phải tập luyện trước tuổi. Ít có đứa trẻ nào mới một tuổi mà biết ra
hiệu nó muốn đi tiêu trước khi nó đã thực sự “ xổ” ra. Nếu ép trẻ quá nhằm tiết kiệm
công giặt đồ thì thà mua cho trẻ ít giấy tã.

74
Thói quen tiểu tiện, đại tiện: Sự phát triển bình thường
Kể từ khi trẻ được 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi, bạn không nên mong đợi trẻ thực hiện việc
nàu theo ý bạn. Trẻ chỉ tè hoặc ị như một phản ứng tự nhiên. Khi trẻ được khoảng
18 tháng thì trẻ bắt đầu nhận biết được quá trình này.
Sẽ vô ích khi tập cho trẻ tiểu và đại tiện trong bô khi trẻ con chưa hiểu được thế nào
là ướt và dơ. Phải đến khi trẻ biết gọi bố mẹ để nói rằng nó muốn đi tiểu, đó là lúc
khả năng nhận biết của trẻ đã phát triển. Tuy nhiên trẻ chỉ mới cho bạn biết được 5
giây thì quần đã ướt. Khi bạn đến nơi thì phải thay quần hoặc dọn phân. Đó là
khoảng thời gian từ 18 tháng đến 2 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sẽ có thể nhận biết cảm giác
này càng lúc càng sớm hơn. Như vậy bạn có thể bắt đầu việc tập luyện. Có trẻ biết
gọi trước khi đi tè nhưng không biết gọi khi muốn ị. Có đứa thì ngược lại nhưng
thường thì chúng hoặc làm tốt cả hai việc hoặc không được cái nào. Vào khoảng từ
hai đến hai tuổi rưỡi thì trẻ lúc nào cũng khô ráo. Nhiều em còn biết vào phòng tắm,
ngồi lên bồn cầu và kéo quần áo chỉnh tề sai khi đã xong việc. Vào tuổi này thì việc
đái dầm đã giảm đi. Một số em nhất định phải đi tè vào bồn cầu dù thức dậy vào lúc
nửa đêm, thậm chí còn đòi tự kéo quần lên. Mặc dầu tuổi này trẻ đã hình thành thói
quen tốt này, nhưng khi trẻ đã muốn “đi” thì không thể trì hoãn được, không đợi
được đến lúc thuận tiện hơn.
Rèn luyện thói quen này cũng phải tiến hành khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Thói quen lúc
nhỏ cũng di truyền cho con cái, nhất là thói quen thức dậy đi tiểu vào ban đêm. Em
bé gái dễ tập luyện hơn em bé trai, có lẽ do tâm lý con gáo phát triển sớm hơn hoặc
tính cách của em gái dễ bảo hơn vào tuổi này. Trẻ phát triển được thói quen này
sớm không phải là thông minh hơn như việc mọc răng sớm. Theo tôi biết thì sự
thông minh đến từ một cơ quan khác ở cách xa bộ phận sinh dục.
Đúc kết lại cách huấn luỵện thời nay rất rõ ràng:
18 tháng là tuổi sớm nhất có thể nghĩ đến chuyện tập thói quen vệ sinh.
Hai tuổi đến hai tuổi rưỡi là vừa phải.
Trẻ ở Úc thì 33 tháng, nhưng lại tập đi tiểu trứoc khi đi ngủ trong khoảng từ 18
tháng đến 8 tuổi.
10% trẻ cho đến 5 tuổi vẫn đái dầm.
Nếu bố hoặc mẹ không được tập đi tiểu trước khi đi ngủ trước 6 tuổi thì 40%
con họ sẽ theo thói quen này.
Nếu cả bố và mẹ đều thế thì 70% con họ sẽ giống hị. ( Các em nhỏ nhớ chọn
bố mẹ cho kỹ nhé.)
Ép trẻ sẽ gây ra căng thẳng và căng thẳng sẽ làm cho trẻ thụt mất cảm giác
tự nhiên. Đừng bắt buộc, cứ tự nhiên, trẻ con sẽ thấy đi tiểu trong bô là dễ
nhất.
Những nguyên tắc cơ bản

75
1. Phải dậy cho trẻ học cách ngồi trên bàn cầu trước khi học cách ị vào bồn cầu.
2. Trước khi dạy cho trẻ biết báo trước lúc nó muốn đi tiểu thì phải đợi cho trẻ
biết phân biệt cảm giác ướt át và dơ.
3. Muốn thôi không lót giường nữa thì phải tập cho trẻ không đáo dần, nếu trẻ
mang tã lót mà không đái thì như vậy có thể an tâm khởi sự.
Đây là những quy tắc cơ bản cho việc tập luyện thói quen đi tiểu, đi tiêu cho trẻ. Dĩ
nhiên trẻ phải biết ngồi trước khi biết đi. Chim bồ câu vừa bay vừa ị không sao
nhưng trẻ con thì cần phải ngồi vững vàng vào bô trứoc khi đi tiêu vào đó. Tương tự,
thật khó hiểu đối với trẻ con khi bạn cứ khăng khăng bảo chúng phải ị trong bô trong
khi chúng vừa mới ị trong quần rồi. Nếu trẻ cứ đái ướt tã mỗi đêm đừng mong
giường khô nếu bỏ tã đi.
Tập cho trẻ đi tiểu hợp vệ sinh
Sau 15 tháng thì trẻ bắt đầu nhận ra khi nào mình bị ướt và trẻ sẽ không thích cảm
giác này.
Đa số trẻ sẽ tự huấn luyện thói quen này. Chúng nhìn thấy mẹ mình đi và muốn bắt
chước mẹ. Chúng ngồi vào bàn cầu và ngạc nhiên thấy mình cũng làm được.
Tuy nhiên, có một số đứa trẻ không biết ướt là gì dù bố mẹ có thất vọng cỡ nào.
Chúng ta có một công cụ rất đơn giản-quần dung để tập cho bé đi tè. Nếu bạn dung
nó thay vì dung tã giấy thì trẻ sẽ nhận biết ngay cảm giác bị ướt. Có thể chúng
không bảo vệ con bạn để chúng hoàng toàn sạch sẽ. Tuy nhiên khi trẻ són nước ra,
loại vải này sẽ cho cảm giác lạnh khi thấm nước, vậy là cu cậu sẽ để ý ngay.
Loại quần này có ưu điểm là rất dễ thay nên rất tiện vì nếu trẻ kêu lên thì quần
thường đã ướt rồi. Cần phải khuyến khích trẻ ngồi bô càng thường xuyên càng tốt,
nhất là khi đi ra khỏi nhà và vừa trở về cũng như trước và sau giờ ăn.
Một số đứa trẻ nhiệt tình và vâng lời trong khi những đứa khác có thể dung việc này
làm cái cớ nổi cáu. Bắt buộc trẻ chỉ phí thời gian.
Nếu trẻ chịu ngồi thì bạn khen ngợi trẻ, không chịu ngồi thì bạn cứ lờ đi. Nếu trẻ chịu
tè thì hoan hô, còn không thì cứ vui vẻ kiên nhẫn. Làm theo cách nhẹ nhàng này thì
trẻ sẽ không gặp vấn đề gì.
Kế hoạch:
Trẻ có đủ tuổi để huấn luyện chưa?
Trẻ có biết phân biệt giữa khô và ướt át chưa?
Nếu được thì sử dụng bằng loại quần tôi nói ở trên.
Cho trẻ ngồi bô trước khi đến giờ ăn và mỗi lần bạn đi tiểu thì cũng cho trẻ
ngồi bô.
Đừng ép buộc, đừng làm rộn, chỉ khuyến khích nhẹ nhàng.
Khi trẻ đã làm được thì chú ý, khen ngợi.

76
Tập cho trẻ đi tiểu hợp vệ sinh
Có nhiều cách dạy trẻ thói quen đi đại tiện trong bồn cầu. Hầu hết mọi đứa trẻ ít gặp
rắc rối gì trừ khi bạn bắt đầu quá sớm và đừng hối thúc trẻ quá. Có ba cách bạn có
thể áp dụng.
Phương pháp “ nghe thấy và chộp”
Phương pháp “ gà mái ấp”
Phương pháp” ngồi và đợi”
Phương pháp” nghe thấy và chộp”
Phương pháp này nghe tên đã hiểu cách làm. Bố mẹ không cần làm gì cho đến khi
họ nghe tiếng “ứ” kéo dài và nhìn thấy vẻ mặt là lạ của con mỗi lần nó muốn ị. Kèm
theo đó là sự im lặng đáng ngại, một tư thế kỳ cục hoặc sau cùng là cái mùi đặc
trưng. Ngay khi nhìn thấy, đứa trẻ phải được đưa nhanh đến chỗ để bô vì chắc chắn
việc tiếp theo đó sẽ xảy ra. Nghe thì dễ nhưng thực hành không dễ. Trước hết, bố
mẹ cần phải chạy như vận động viên mới bế con đến kịp bồn cầu, và phải khéo lắm
mới kịp kéo tã cho trẻ. Vậy thì nếu mọi việc diễn ra trôi chảy và đứa trẻ kịp lúc ngồi
vào bồn cầu, có thể như thế đứa trở chứng nói rằng nó không muốn đi tiêu nữa.
Phương pháp này không tồi nhưng tôi đề nghị chỉ áp dụng dự phòng ngoại biện
pháp đáng tin cậy hơn là ngồi và đợi.
Phương pháp “gà mái ấp”
Đây là thuật ngữ tôi dung để miêu tả chung nhưng có lẽ là một phương pháp huấn
luyện khá kỳ lạ. Khi trẻ đã ị ra quần, lập tức mang nó đến chỗ đặt bô thay vì thay
quần cho trẻ. ở đây trẻ sẽ được ngồi vào một chiếc bô thật đẹp trong phòng tắm và
ngồi rặn tiếp, làm kiểu như con gà ấp trứng. Đây là hình thức tạp phản ứng có điều
kiện để gắn việc đại tiện với phòng vệ sinh. Tôi biết nhiều người thích áp dụng
phương pháp nàu nhưng tôi cho là hơi đỏng đảnh quá.
Phương pháp “ngồi và đợi”
Đây là cách tốt nhất để huấn luyện trẻ dù cho chúng có hiền lành hay hung dữ.
Phương pháp này không có vẻ khoa học lắm nhưng lại phổ biến và được trẻ chấp
nhận nhiểu nhất. Trước hết phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện dạy cho trẻ ngồi
vào bồn cầu rồi mới dạy nó đại tiện vào bồn cầu được.
Bạn nên bắt đầu thật nhẹ nhàng để trẻ chịu ngồi trước. Sau khi đã lập được thói
quen này, bạn khuyến khích dịu dàng để trẻ làm được việc cần làm.
Không nên bắt đầu việc tập luyện cho đến khi cả bạn và con đều sẵn sang. 18 tháng
là quá sớm. 2 tuổi được hơn nhưng 2 ½ tuổi cũng không sao, dù bạn giặt đồ hơi mệt
tí chút.
Tôi đã nói đi nói lại trong sách này rằng những kỹ thuật sẽ không làm thành công trừ
phi các bạn đã hoàn toàn được chuẩn bị và cám kết để theo đuổi kỹ thuật nào đó.
Nếu bạn không thể làm đến cùng thì nên đợi một khoảng thời gian nữa. Nếu nhà
đang có khách, bạn sinh thêm đứa con khác, trẻ bịnh hoặc cả nhà đang đi dụ lịch

77
hoặc có chuyện xào xáo, bạn nên để cho sinh hoạt ổn định trở lại thì sẽ áp dụng
thành công hơn những kỹ thuật này.
Phương pháp này đề nghị đặt trẻ ngồi vào bồn cầu một cách vui vẻ và thường
xuyên. Nên làm ba ngày một lần, tốt nhất là sau giờ ăn. Bí quyết thành công là làm
cho trẻ thấy vui khi làm việc này. “Con ngồi ị nhé? Mẹ sẽ kể con nghe câu chuyện tối
hôm qua. Ngày xưa có một cô gái nhỏ rất ngoan. Bà ngoại rất yêu bé và tặng cho bé
một chiếc khăn quàng đỏ. Từ đó mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ…” Có lẽ ở
tuổi này trẻ không hiểu những điều hay ho trong câu chyyện nhưng chắc chắn trẻ
hiểu ý nghĩa của việc tập trung mọi sự chú ý vào một trung tâm điểm.
Đây cũng là một áp dụng khác của lý thuyết điều chỉnh hành vi, một lý thuyết nằm
đằng sau tất cả những phương pháp trong sách này. Ý tưởng chính là khuyến khích
hành vi mà bạn muốn có nơi trẻ - ngồi yên và không phản đối.
Điều phiền toái là ở chỗ bạn dễ tỏ ra không nhất quán. Cãi nhau với con về việc này
chỏ thiệt cho bố mẹ. Hãy tưởng tượng nếu bạn kéo trẻ đến ngồi trên bô và nghiến
răng nói” Mày có ị ngay đi không!” Trẻ nháy mặt tinh quái và mỉm cười tự nhủ “Đó là
mẹ nghĩ vậy thôi!”. Bạn bắt nó ngồi 10 phút mà trẻ chẳng chịu xổ ra cái gì hết. Thật
không may sự việc không kết thúc ở đó. Mười phút sau đó, đứa trẻ làm một đống
trong quần, mùi hôi không chịu nổi. Vậy là đáng đời bạn. Làm to chuyện chỉ chọc
giận trẻ và làm bạn khổ sở hơn với những trò tinh quái của chúng mà thôi.
Về thời gian cho trẻ ngồi trên bô thì tuỳ mỗi đứa trẻ. Một số đứa trẻ hiếu động không
chịu ngồi lâu hơn hai phút, một số khác thì chịu ngồi cả ngày. Tuy nhiên, nếu sau 5
phút mà chẳng có động tĩnh gì thì không nên kéo dài quá trình này.
Khi đã hình thành được thói quen ngồi bô cho trẻ, cần phải áp dụng một chút kỹ
thuật tâm lý học. Nhẹ nhàng gợi ý để trẻ tập trung vào việc đại tiện. “ Con gái cưng
lớn rồi mà, phải ị trong bô chứ” hoặc “ mẹ sẽ mua cho con quần mới nhé. Bà nội sẽ
cưng con gái ngoan của mẹ lắm.”
Những gì bạn nói không gì hơn là những lời động viên. Không được tỏ ra hấp tấp,
khó chịu hoặc mất kiên nhẫn. Hãy nhớ bạn chỉ có quyền bảo trẻ ngồi, còn đại tiện
được hay không là việc của chúng. Thậm chí sau khi ngồi bô chúng không ị được
mà vừa đứng lên được hai phút chúng lại làm xấu trong quần thì cũng nên bình tĩnh.
“ Lần sau con ị vào bô nhé, ba sẽ khen con ngay”
Nếu trẻ ngồi bô đều đặn, thư giãn và được khuyến khích thì trẻ sẽ ị được. Ở tuổi này
thì khen ngợi hoặc tỏ ra than phục là hiệu nghiệm nhất. Thậm chí có bà mẹ còn gọi
điện đến văn phòng cho bố của con báo tin động trời này. Nghe buồn cười thật
nhưng trẻ sẽ rất khoái chí.
Khi đã tập được thói quen rồi, đôi lúc bạn vẫn phải xử lý những tình huống cấp bách
trước khi hoạt động này trở nên ổn định. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những trường hợp
trẻ bị tiêu chảy, táo bón hoặc bệnh.
Kế hoạch:
Hãy bắt đầu sau tháng thứ 18 khi cả bố mẹ và con cái đều sẵn sàng.

78
Hãy cho trẻ ngồi bô sau bữa ăn ba lần một ngày. Cố gắng làm cho trẻ vui vẻ.
Đừng ép buộc. Đừng la hét nếu trẻ phản đối.
Khi trẻ đã chịu ngồi, hãy khuyến khích và chờ đợi thật kiên nhẫn.
Khi trẻ làm được thì phải hô hoán chúc mừng.
Trẻ 3 tuổi mà chưa được tập thói quen tiểu và đại tiện hợp vệ sinh
Là người chủ biên mục chăm sóc trẻ em cho tạp chí hàng đầu tại Úc, hang ngày tôi
nhận được hang trăm yêu cầu giúp đỡ. Đa số là từ những bố mẹ có con từ 2 đến 2
tuổi rưỡi không chịu ngồi vào bô. Những ông bố bà mẹ này cứ tưởng họ là những
người duy nhất ở Úc không dạy được con sử dụng bô. Họ viết “ Tôi đã làm cái gì
sai?” Sự thật là họ không hề làm điều gì sai, hang ngàn bà mẹ khác cũng cùng hội
cùng thuyền.
Rất khó xử khi trẻ cứ hét lên và không chịu ngồi vào bô hoặc trên bàn cầu, hoặc
chúng nhảy xuống ngay hoặc ngồi nhưng không ị. Sau một năm bắt đầu tập luyện
một cách nhẹ nhàng, họ dần chuyển sang áp đặt, hối thúc, trừng phạt, bây giờ thì
tình hình hết sức căng thẳng.
Cả bố mẹ và con cái đều ở trong tình trạng bị bao vây, mà như thết trẻ thật khó mà
chịu “xổ” ra.
Cách tốt nhất nên theo là bắt đầu một cách nhẹ nhàng trở lại, bình tĩnh và quên hết
những thất bại và cãi cọ đã qua. Bước đầu tiên là không vội bắt đầu ngay. Tiếp đến
phải tập trẻ ngồi bô trở lại. Khôn khéo nhẹ nhàng đưa trẻ vào quỹ đạo rồi kiên nhẫn
khuyến khích trẻ. Phương thức này sẽ có kết quả đối với cả trẻ con chưa từng được
huấn luyện và những đứa giật lùi trong tiến trình phát triển. Với nhóm sau thì nên xin
ý kiến y khoa để đảm bảo rằng chúng không ăn quá nhiều và táo bón.
Khi trẻ phản đối đến mức không chịu được thì chắc chắn đó là dấu hiệu cho thấy trẻ
bị căng thẳng hoặc sợ vì đã từng có lần nó khóc vì rặn đau lúc đang ngồi bô. Không
cần biết có đúng hay không, nên điều chỉnh thái độ để đảm bảo thành công.
Đa số trẻ con trong trường hợp nói trên sẽ chịu ngồi bô nếu bố mẹ bình tĩnh và tự tin
thuyết phục chúng. Một số đứa trẻ còn phải được cho thuốc mê như đặt bô trước
truyền hình, cho trẻ ngồi nhưng vẫn mang quần và rồi dần dần không quần, không ti
vi và dỗ dành gì cả.
Trẻ đái dầm
Đa số bác sĩ đều cho rằng trẻ con tuổi chập chững đái đêm là việc bình thường. Về
mặt khoa học thì đúng nhưng nhiều bố mẹ vẫn không thấy an tâm khi con họ vẫn
còn đái dầm trong khi con của bạn bè họ chỉ mới 3 tuổi là đã bỏ được tật này.
Tuổi trung bình hết đái dầm là 33 tháng, nhưng 10% trẻ 5 tuổi vẫn thường đái dầm.
Sau tuổi nàu, khoảng 15% bỏ được tật này sau một năm và đến tuổi đi học thì rất
hiếm trẻ con còn giữ tật xấu này. Bố mẹ những đứa trẻ 5 tuổi vẫn còn đái dầm nên
biết rằng dù không nói ra nhưng tỉ lệ những em khác cũng đái dầm không phải là
thấp.

79
Việc trì hoãn huấn luyện thói quen này cho trẻ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.
Nghiên cứu cho thấy 70% trẻ đái dầm có ít nhất bố hoặc mẹ lúc nhỏ cũng đái dầm.
Trẻ con là con trai thường đái dầm nhiều hơn nhưng đái dầm khi đã lớn thì phổ biến
ở con gái hơn là con trai.
Một số bác sĩ cho là quan trọng khi biết một đứa trẻ đã bỏ tật đái dầm lại lặp lại. Họ
tin rằng đó là do ảnh hưởng của người khác hoặc bị chấn thương về xúc cảm.
Dĩ nhiên lây cũng có thể là lý do nhưng những triệu chứng như phải đi tiểu gấp hoặc
bị đau khi đi là những bằng chứng không thể nhầm lẫn.
Huấn luyện trẻ để không đái dầm
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu là khi bắt đầu có những đêm trẻ không đái ướt tã.
Mặc đầu có thể nỗ lực trước thời điểm này nhưng như thế sẽ phải mất một thời gian
dài.
Nếu bạn chuyển từ việc trẻ không đái ướt tã vài ngày trong tuần sang việc không
mang tã cho trẻ thì sẽ làm chất xúc tác đẩy nhanh quá trình huấn luyện. Mặc dầu bỏ
không mang tã cũng thường có nghĩa là phải tập không đái dầm nữa nhưng nhiều
đứa trẻ vẫn đái ướt giường mỗi đêm và không nhận biết gì. Vậy là bạn phải xem có
cần phải mang tã lại cho trẻ không. Nên thư giãn và tìm những thủ thuật khác.
Một số bố mẹ tin rằng cho trẻ uống ít chất lỏng đầu buổi tối thì trẻ sẽ ít có cơ hội đái
dầm hơn. Không may là nhiều chuyên gia cho rằng việc này không có kết quả,
nhưng đâu phải là chuyên gia lúc nào cũng đúng. Tôi nghĩ đơn giản là cứ uống vào
thì sẽ phải đi ra còn không uống thì không đi. Có người cho rằng logic này không ổn
nhưng chính bạn mới biết thế nào là đúng với con bạn.
Nhiều bố mẹ phát hiện ra rằng nếu đêm nào cho trẻ đi tiểu ngay trước khi đi ngủ thì
sẽ giảm thiểu khả năng trẻ đái dầm đêm đó. Ý tưởng này rất thuyết phục miễn rằng
trẻ không bị căng thẳng và có kết quả tốt.
Khi trẻ con không đái dầm phải khen ngợi và khuyến khích. Nếu trẻ đái dầm thì lưu ý
không nên làm ầm ĩ và la rầy trẻ. Tôi nhớ có lần hỏi một phụ nữ ngốc ngếch xem cô
ta có phạt con khi nó đái dầm không. Cô trả lời: “Không, tôi không phạt nhưng bắt nó
ngửi!”.
Chúng ta biết là khi bạn bắt đầu thấy trẻ không đái dầm một số ngày, bạn bắt đầu
không mang tã cho trẻ nữa. Nhưng bạn làm gì nếu đêm nào trẻ cũng đái dầm lại. Dù
trẻ có bỏ tật xấu này hay không thì cũng đến lúc phải ngưng dùng tã. Đó là thời điểm
trẻ được 4 tuổi nhưng cũng còn tùy vào phản ứng của trẻ và của bạn đối với việc đái
dầm.
Đến 4 tuổi ngưng dùng tã mà trẻ vẫn đái dầm thì cứ bắt đầu dần dần. Một số người
đề nghị nên khuyến khích bằng cách thưởng cho trẻ vào sáng hôm sau nếu đêm
trước trẻ không đái dầm. Tuy nhiên nhiều đứa trẻ mê ngủ không màng gì đến phần
thưởng cả. Trước đây bác sĩ thường cho toa thuốc cho trẻ đã lớn mà còn đái dầm
mặc dầu ngưng uống thuốc thì tật xấu lại trở lại.

80
Đến sáu tuổi thì nhất định trẻ phải bỏ tật xấu này. Đây là thời đại có thể sử dụng báo
động đái dầm bằng điện tử. Thiết bị này có hai điện cực để trên giường, tách ra bằng
một miếng vải khô. Khi giường bị ướt thì miếng vải sẽ co lại và chuông sẽ kêu lên.
Cha mẹ nghe tiếng có thể thức dậy ngay, đến dựng trẻ dậy, dọn giường, thay đồ rồi
đặt lại đồng hồ báo động và đi ngủ lại. Chắc chắn cái này có hiệu quả với trẻ từ sáu
tuổi trở lên vì thế nếu con bạn 6 tuổi mà đái dầm thì nên dùng.
Khi một đứa trẻ sẵn sàng để huấn luyện thì không cần biết là mùa gì nhưng không
nên bắt đầu vào mùa đông. Lúc đầu có thể không chắc trẻ sẽ giữ nệm khô được
ngay nên trẻ có thể bị lạnh và mền chiếu giặt sẽ lâu khô. Trời nóng trẻ sẽ tiết mồ hôi
và mất nước nên thường ít đái dầm hơn là vào mùa lạnh.
Tóm tắt:
Thời gian bắt đầu huấn luyện tùy thuộc vào từng đứa trẻ. Trung bình là từ 33
tháng nhưng có thể nằm trong khoảng từ 18 tháng đến 6 tuổi.
Khi bạn thấy tã của trẻ khô từ đầu hôm cho đến sáng thì đã đến lúc không cần
mang tã cho trẻ nữa và bắt đầu quá trình huấn luyện.
Nếu trẻ vẫn không kiểm soát được việc đái dầm thì nên cho trẻ đi tiểu trước
khi đi ngủ. Việc này thích hợp với một số đứa trẻ và giúp chúng khô ráo suốt
đêm.
Nếu trước 4 tuổi mà không tập được thói quen này thì cũng nên bỏ thói quen
mang tã cho trẻ khi đi ngủ.
Không nên dùng thuốc chống đái dầm vì cũng chỉ tạm thời và thời nay thì
không thịnh lắm.
Bảng danh dự không giúp ích gì cho trẻ đái dầm.
Khi được 6 tuổi mà trẻ vẫn đái dầm thì nên sử dụng một dụng cụ báo động.
Kết quả sẽ rất tuyệt vời.
Bô hay là bồn cầu?
Một trong những việc bố mẹ phải quyết định là sử dụng bồn cầu hoặc là bô. Dùng
cái gì cũng được. Phương pháp quan trọng hơn là dụng cụ.
Hầu hết bố mẹ tập cho con ngồi trên bô và trẻ con cũng thích ngồi bô hơn bàn cầu.
Nó tiện nhất là có thể mang theo được nên có thể mang từ phòng này sang phòng
khác và thậm chí mang ra ngoài khi đi picnic. Tuy nhiên cũng có vài đứa trẻ thích
ngồi trên bồn cầu như người lớn vẫn làm. Nếu như vậy thì tôi đề nghị như sau:
Ngồi trên bồn cầu mà hai chân chơi vơi trong không khí thì không phải là tư thế lý
tưởng để đại tiện. Nếu cho trẻ con ngồi thì tôi nghĩ nên kê thêm bục để trẻ dễ leo lên
và giúp trẻ tì chân khi rặn. Nên đặt bàn ngồi nhỏ hơn lên bàn ngồi của người lớn để
trẻ ngồi vững hơn và không sợ bị lọt vào trong bồn cầu. Dù có làm gì thì không nên
xả nước trong khi trẻ đang ngồi, nếu không chúng sẽ nghĩ là phi thuyền nó đang ngồi
sắp cất cánh và nó sẽ bay lên với các phi hành gia.

81
Bồn cầu dây chuyền bây giờ đã lạc hậu nhưng tôi nhớ có một bệnh viện sử dụng loại
bồn cầu cổ điển làm cho trẻ thích phiêu lưu nhất cũng cảm thấy sợ hãi. Một em bé
sau khi đã đại tiện xong leo lên bàn ngồi để kéo sợi dây xả nước và chỉ vừa kịp túm
được sợi dây trước khi mất thăng bằng. Bồn cầu bắt đầu xả nước và đứa trẻ vừa
bám chặt và giống như bị treo lên trên hồ nước xoáy dữ dội phía dưới. Rốt cuộc,
đứa trẻ bám không được nữa nên bị té vào bồn và bị ướt tới đầu gối. Nó sợ đến nỗi
6 tháng sau không chịu ngồi lên bồn cầu lại.
Đúng việc nhưng sai chỗ
Một số đứa trẻ biết kiểm soát để không ị trong quần nhưng chúng lại cứ đại tiện ở
những nơi khác nhau trong vườn và trong nhà. Bố mẹ có thể lo lắng và giận dữ,
thậm chí cho rằng đó là dấu hiệu ban đầu của lối cư xử không ra gì. Tất cả những gì
chúng ta cần làm là nhẹ nhàng nhắc trẻ không nên làm như thế và khi trẻ đi vào
trong bô thì thưởng cho chúng.
Con trai nên đứng hay ngồi?
Một số chuyên gia cứ triết lý dông dài về cái lợi và cái hại của việc trẻ em là con trai
nên đứng hay ngồi khi tiểu tiện. Việc này dĩ nhiên chả có gì quan trọng. Nếu bạn
chọn cho trẻ đứng, thì sẽ tập cho trẻ nhanh hơn vì trẻ có cái thú nghe nước chảy và
được tự điều khiển dụng cụ của mình.
Tuy nhiên cũng có những điều bất tiện. Trẻ chập chững thường có triệu chứng “lính
cứu hỏa” tức là chúng xỉa lung tung và vẩy nước khắp nơi. Ngoài ra, một số còn mê
cái trò mới này đến nỗi không bao giờ bắt chúng ngồi xuống được. Chính vì thế
luyện cho trẻ là con trai tiểu tiện đúng chỗ thì nhanh nhưng lại làm chậm thói quen
đại tiện hợp vệ sinh.
Trong lần xuất bản đầu tiên cuốn sách này, tôi chỉ khuyên cha mẹ phải tránh nước
tiểu trẻ phun khắp nơi bằng cách bỏ đi tất cả thảm trong phòng tắm và lắp một ống
hút nước để gom đều đặn nước tiểu trong khắp phòng tắm này. Bây giờ thì tôi đã
biết một phương pháp khoa học hơn. Chỉ cần viên giấy thấm thành từng viên tròn và
thả vào phòng thì giấy sẽ thấm hết nước. Chỉ còn cách đó nếu không muốn mất thời
gian cho đến khi trẻ biết cách tiểu vào đúng chỗ. Có thể khuyến khích bằng cách thả
một bánh banh nổi vào bồn cầu và bảo trẻ tiểu vào đó để nhấn chìm chiếc banh.
Nếu con trai bạn cứ nhất định không chịu ngồi thì đừng lo vì đây chỉ là vấn đề tạm
thời và có thể khắc phục dễ dàng bởi một trong hai biện pháp ghi ở phần sau.
Trẻ không chịu ngồi
Tôi biết nhiều đứa trẻ từ 2 đến 12 tuổi không chịu ngồi vào bồn cầu. Thói quen này
có thể do cứng đầu hoặc không muốn mất thời gian, hoặc sợ té hoặc sợ bị đau nếu
bị bón.
Không nên ép buộc đứa trẻ nào mà chỉ nên khuyến khích. Đối với trẻ nhỏ thì tôi
khuyên bố mẹ nên đọc truyện cho trẻ nghe khi nó ngồi trên bô lần đầu tiên dù vẫn
còn mang tã. Khi đã chịu ngồi trên bô thì có thể bỏ tã, nếu trẻ không chịu ngồi thì

82
cũng không nên rầy nhưng pảhi ngưng đọc và không chú ý đến trẻ nữa. Hầu hết trẻ
nhỏ phản ứng rất tốt với thói quen này.
Đối với những đứa trẻ sợ bị bỏ một mình trong phòng tắm thì tốt nhất là bố mẹ ở
cạnh bên trẻ và dần dần mới đi xa ra cho đến khi trẻ có thể “vượt cạn một mình”.
Những đứa trẻ khác sẽ chịu ngồi trên bô nếu được thưởng và quan tâm. Đối với trẻ
lớn hơn (4 tuổi) thì có thể thưởng bằng cách gắn ngôi sao lên bảng danh dự hoặc
thương lượng đơn giản với bé chẳng hạn “con ngồi bô ị đi xong mẹ sẽ cho con uống
sữa lắc”. Không nên áp dụng những kỹ thuật mạnh tay với trẻ ở tuổi chập chững. Có
nhiều cách nhẹ nhàng hơn mà vẫn làm được việc. Nếu trẻ bị táo bón và bị rách một
tí ở hậu môn thì sẽ rất sợ đi đại tiện. Thuốc nhuận trường hoặc nhét đít sẽ giúp cho
trẻ, hoặc là bôi kem cho phân dễ ra hơn.
Những trường hợp khẩn cấp với trẻ con chập chững
Khi bạn đi mua sắm ở ngoài, bạn sẽ nên biết ngay khi con bạn bảo: “Đái, mẹ ơi!” thì
có nghĩa là ngay lúc đó chứ không phải trong 5 phút nữa. LÚc đó bố mẹ phải ra tay
ngay chứ không cần phải sĩ diện để giúp đứa trẻ giải phóng nó khỏi một bọng đái
cương cứng chứ không thì khổ với ông giám sát siêu thị đó. Du lịch bằng xe hơi khi
có trẻ con phải thỉnh thoảng dừng lại cho chúng đi tiểu, dù đang ở những nơi khó tìm
được chỗ thích hợp.
Trẻ con tuổi này cứ phải xử lý những tình huống bất ngờ và gấp gáp như thế. Khi trẻ
say chơi hoặc phấn khích quá chúng thường tè luôn trong quần; thậm chí có lúc còn
ị nữa.
Những thói quen
Một số đứa trẻ có thói quen tiểu tiện kỳ khôi buộc cha mẹ phải tham gia. Một đứa bé
gái 3 tuổi tôi biết còn có thể nâng cấp lên thành một nghệ thuật. Cô bé được huấn
luyện việc tiểu tiện rất lâu trước đó nhưng đến việc đại tiện thì một chuyện kỳ khôi
xảy ra. Khi cảm thấy muốn ị, cháu gọi mẹ đến. Phải mặc vào cho bé một chiếc tã
thật sạch. Rồi cô gái nhỏ ra hiệu cho cả gia đình ngồi quanh cái bàn đặt trước mặt.
Bé ngồi vào chiếc bô xinh đẹp, đặt búp bê ngồi bên cạnh và đòi mẹ ngồi bên trái. Mẹ
phải mang quyển sách yêu thích của bé đến trên bàn trước mặt bé, giở đến trang bé
thường đọc. Vậy là hoàn toàn hợp ý nó, con bé sẽ làm được cái việc đó và mọi
chuyện còn lại trong ngày xem như ổn.
Phải theo một trình tự phức tạp để khắc phục thói xấu này. Trước hết, tôi khuyên
đem hết tã biếu cho đứa trẻ mới sinh nhà hàng xóm. Phản ứng của con bé rất
nhanh. Đó liền bị táo bón ngay. Một lượng thuốc nhuận tràng được sử dụng và rất có
công hiệu nhưng khổ là con bé làm ngay trong quần. Vào thời điểm này thì mẹ con
bé và tôi hơi thất vọng vì tin rằng con bé sẽ làm tốt hơn thế. Nhưng vì theo đuổi
những mục đích lớn hơn, chúng tôi đã thiết lập được thói quen ngồi bô cho cô bé
bằng thái độ dịu dàng và trong ba tuần thói quen cũ đã hoàn toàn biến mất.
Ám ảnh về giờ giấc

83
Mối quan tâm của bố mẹ đối với việc cho trẻ ăn uống cũng lớn như việc trẻ tiểu tiện,
đại tiện. Tốt nhất nên can thiệp càng ít càng tốt về chuyện đi tiêu, đi tiểu. Có thể đối
xử bình thường như với nhiều tình huống khác nhau. Có bác sĩ giỏi từng cho rằng
trẻ có thể đại tiện 5 ngày một lần nhưng cũng có khi một ngày 5 lần. Có thể hơi cực
đoan nhưng rõ ràng khôn ngoan hơn là sự lo lắng thái quá của bố mẹ.
Hai trạng thái đại tiện của trẻ làm bố mẹ quan tâm nhất là táo bón và tiêu chảy. Một
số trẻ con sinh ra đã ăn không tiêu và thường xuyên táo bón. Một số táo bón do thói
quen đại tiện không tốt nhưng nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị sốt. Dù thế nào
bố mẹ chỉ an tâm nếu ngày nào co họ cũng đi tiêu. Nhưng trẻ có đi tiêu 3 ngày một
lần cũng chả có vấn đề gì và không vì thế mà trẻ đau đầu, khó thở hoặc mất sức.
Tuy nhiên, táo bón có thể làm cho trẻ khó đi tiêu và ngược lại khó đi tiêu thì trẻ càng
ngại và cái vòng luẩn quẩn này sẽ kéo dài mãi. Nếu trẻ bị rách hậu môn thì trẻ càng
khổ sở với việc tập luyện thói quen này.
Tiêu chảy có thể là kết quả của một chế độ dinh dưỡng thay đổi hoặc thậm chí do
bệnh nhẹ. Trẻ hiếu động quá thì đi tiêu cũng nhanh. Có trẻ thì tiêu chảy hoài, đi phân
lỏng và trong phân thường có những hột đậu, cà rốt và các chất xơ khác không tiêu.
Khi bố mẹ thấy vậy sẽ cho rằng con bạn bị rối loạn hấp thu.
Kết luận
Không có gì khó trừ phi bạn bắt đầu quá sớm: đừng ép trẻ và nên thong thả. Một
triết gia từng nói: “Kiên nhẫn là mẹ thành công”.

84
11
Những vấn đề về giấc ngủ - câu trả lời

Trẻ tuổi chập chững nếu không ngủ ngon sẽ dễ gây nhiều phiền toái cho bố mẹ. Mất
ngủ cũng giống như những chứng bệnh trầm kha khác sẽ làm cho bạn xuống tinh
thần, giảm khả năng làm việc và suy nghĩ. Nếu bà mẹ nói: “Con bé không ngủ đủ
giấc”, thường có nghĩa là chính bà cũng vậy. Nhiều bà mẹ trông như một thây ma vì
thiếu ngủ.
Những cái trò rắc rồi của trẻ vào ban đêm chỉ là mở đầu câu chuyện. Chính sự khổ
sở trong ngày hôm sau mới tai hại. Bà mẹ mệt mỏi, khó chịu và đầu óc mụ mị phải
dũng cảm chiến đầu với đứa trẻ cũng mệt vì thiếu ngủ, bực tức và cáu gắt. Kết quả
thật là hết sức tồi tệ.
Theo kinh nghiệm của tôi thì vấn đề giấc ngủ hoàn toàn khác nhau ở mỗi gia đình.
Tôi bắt đầu quan tâm đến điều này vào năm 1974 khi tôi nhận thấy quá nhiều bố mẹ
bị chứng mất ngủ hành hạ và hầu hết các chuyên gia chẳng giúp được gì.
Vào thời điểm đó có 4 ý tưởng phổ biến cho việc khắc phục. Một số bác sĩ không có
con khuyên rằng cứ để cho đứa trẻ kích động đó khóc sáng đêm, còn những người
khác thì bảo cho trẻ uống thuốc an thần loại mạnh. Nhiều người cho rằng bà mẹ có
nghĩa vụ thức suốt đêm với đứa trẻ cho dù nó quấy đến mức nào. Những chuyên gia
thì cho rằng vì trẻ có cảm giác lo sợ phải xa mẹ nên nếu chúng ta cải thiện quan hệ
với trẻ vào thời gian ban ngày thì tối trẻ sẽ dễ ngủ hơn.
Trong những lý thuyết trên thì chỉ có lý thuyết cứ để trẻ khóc thật lâu là có công hiệu.
Thế nhưng làm thế thì bố mẹ sẽ bị đau thần kinh và trẻ khóc nhiều cũng chẳng tốt
cho chúng. Rốt cuộc chỉ có biện pháp này nhưng tôi điều chỉnh đôi chút, bổ sung
thêm điểm mạnh và loại những yếu tố không tốt để làm nền tảng cho kỹ thuật kiểm
soát trẻ của tôi.
Nếu đã quá mệt rồi thì với một đứa trẻ không chịu ngủ, cứ thư giãn. Phương pháp
sau cho tỉ lệ thành công 90% trong một tuần.
Khoa học về giấc ngủ
Hãy bắt đầu bằng tính chất khoa học của phương pháp này trước. Ngủ không phải là
tình trạng vô thức liên tục, nó là một chu kỳ ngủ sâu, không sâu và ngủ mơ chia đều
ra bởi những khoảng thời gian thức. Nghiên cứu sóng não công nhận quan điểm này
vì những biểu đồ điện cho mỗi giai đoạn đều khác nhau. Trước hết chúng ta đi vào
giấc ngủ, rồi ngủ say, mơ cho đến khi ngủ ít say hơn rồi tỉnh giấc. Chúng ta duỗi
người ra, xoay người và lại bắt đầu chu kỳ này.
Sóng điện cho thấy trẻ sơ sinh có chu kỳ trung bình một tiếng đồng hồ, trẻ chập
chững 1 tiếng 15 phút còn người lớn thì hai tiếng giữa những lần thức dậy. Một

85
nghiên cứu đã tiến hành quay phim một đứa trẻ đang ngủ trong nhà của nó. Bố mẹ
cháu tin rằng con mình ngủ say một mạch đến sáng nhưng cuộn phim cho thấy
không phải hoàn toàn như vậy. Dường như một người ngủ tốt cũng có thể thức dậy
vài lần trong đêm, nhìn quanh, kéo áo, đắp mền, hất mền ra hoặc phát ra đủ loại
tiếng kêu trước khi ngủ say trở lại. Rõ ràng người nào cũng thức dậy giữa đêm thì tại
sao trẻ nhỏ lại không được làm thế. Là người lớn thì khi thức dậy chúng ta để ý nghe
tiếng cửa kêu, nhìn xem trời sáng chưa hoặc xem đồng hồ chỉ mấy giờ rồi. Chúng ta
chỉ xem để biết vậy rồi đi ngủ lại chứ không kêu người khác dậy hoặc nói với người
ngủ chung: “Nè, 3 giờ rồi đó, lấy cái gì uống nhé?” Vậy thì trẻ cũng thế. Chúng có thể
đạp, có thể rên, khóc hoặc gây ra tiếng sột soạt nhưng không thể buộc mẹ chúng
phải thức cùng với chúng. Không nên khuyến khích trẻ thức dậy mà phải dỗ trẻ ngủ
lại, vậy mà có lúc chúng ta không nhất quán.
Hãy xem xét quan điểm của trẻ một chút. Bạn là đứa trẻ 16 tháng, bạn mơ rồi tỉnh ra
một chút, và khi tỉnh hoàn toàn thì bạn khóc tỉ tê. Một phút sau khi bạn mở mắt ra thì
vú mẹ đang chờ sẵn. Thật tuyệt, bạn mút rồi ngủ tiếp. Một tiếng sau, bạn lại tỉnh giấc
và khóc, mở mắt ra lại thấy ngay vú mẹ. Bạn học được rằng khi khóc lên thì mẹ sẽ
cho bú. Nếu mẹ vẫn làm thế thì có nghĩa là mẹ vẫn ổn. Nhưng nếu mẹ không làm thì
mình sẽ cho mẹ biết.
Trẻ con thức dậy giữa đêm là chuyện thường tuy nhiên trẻ chập chững thì nên được
khuyến khích hành động như người lớn tức là học cách tự ngủ lại càng sớm càng
tốt.
Thống kê về giấc ngủ
Không có hai nghiên cứu nào đưa ra những con số hoàn toàn giống nhau về giấc
ngủ nhưng một vài số liệu trong bảng 2 cho phép bạn hiểu biết hơn về hành vi của
trẻ trong giấc ngủ.
Bảng 2: Thống kê về những thói quen liên quan đến giấc ngủ

Các vấn đề Phần trăm độ tuổi

1T 2T 3T 4T 5T

Thức dậy 1 đến 2 lần/đêm 29 28 33 29 19

Thức dậy ít nhất 1 đêm/tuần 57 57 66 65 61

30 phút sau mới ngủ được 26 43 61 69 66

Lặp đi lặp lại một hai lần trước khi 14 26 42 49 50


ngủ

Cần phải có vật ôm ở giường 18 46 50 42 20

Ngủ có đèn 7 13 20 30 23

Nằm mộng ít nhất 2 lần/tuần 5 9 28 39 38

86
Nghiên cứu Chamberlin ở New York phát hiện ra rằng 70% trẻ 2 tuổi, 46% trẻ 3 tuổi
và 56% trẻ 4 tuổi thường không chịu đi ngủ; 52% trẻ 2 tuổivà 3 tuổi và 56% trẻ 4 tuổi
thường thức dậy nửa đêm; 17% trẻ 2 tuổi, 18% trẻ 3 tuổi và 36% trẻ 4 tuổi thường
nằm mộng.
So sánh với các nghiên cứu ở Anh thì con số trên cao hơn. Ở Anh, chỉ 27% trẻ 2 tuổi
và 14% trẻ 3 tuổi thức dậy vào nửa đêm. Một khảo sát khác ở Anh cũng cho biết
37% trẻ 2 tuổi sống với bố mẹ thức dậy vào ban đêm trong khi chỉ có 3.3% trẻ nhỏ
sống với vú nuôi làm vậy.
Điều này chứng minh quan điểm của tôi rằng càng có người ở bên để dỗ trẻ thì tỷ lệ
thức dậy càng cao. Và thời gian thức càng dài nếu trẻ được mẹ dành cho sự chú ý
loại A.
Khi nào thì việc thức dậy nửa đêm thật sự là một vấn đề?
Đối với một gia đình việc trẻ thức dậy có thể là nghiêm trọng trong khi với gia đình
khác thì không. Nếu trẻ có thức 3 đến 4 lần thì cũng không sao nếu trẻ chịu ngủ lại
sau vài cái vỗ lưng nhẹ và như thế bố mẹ cũng có thể ngủ lại ngay. Một số đứa trẻ
chỉ thức một hoặc hai lần nhưng lại cản trở việc ngủ lại. Khi bạn đi lại trong phòng và
dỗ được nó ngủ thì bạn đã tỉnh ngủ hoàn toàn, rất khó ngủ lại được.
Không phải là số lần trẻ thức dậy mà là tác động của việc trẻ quấy rầy đến giấc ngủ
của bố mẹ.
Nhiều chuyên gia cứ phê bình tôi là áp dụng biện pháp cực đoan và không cần thiết
vì họ thấy con họ chẳng gây phiền toái gì vào ban đêm. Như thế cũng chẳng sao
nhưng tùy theo kinh nghiệm của bạn và nếu việc mất ngủ làm cho bạn khổ sở thì
nên lờ quan điểm nói trên và áp dụng biện pháp của tôi để bạn có thể chữa trị nỗi
phiền muộn của mình.
Những người chịu đựng
Tôi thường nghĩ chỉ có bố mẹ phải chịu đựng ảnh hưởng của những đêm không ngủ
thôi, nhưng điều này không đúng. Những người xung quanh cũng cảm nhận điều
này. Trẻ quấy vào ban đêm ảnh hưởng đến bố mẹ, những đứa nhỏ khác trong nhà,
hàng xóm và nhất là chính chúng. Mỗi năm tôi nhận được hàng trăm lá thư viết rằng:
“Từ khi chúng tôi không bị mất ngủ, cuộc sống thật sung sướng hơn nhiều. Tôi lại
thấy thích nuôi dạy con.”
Bố mẹ của trẻ
Mẹ ngủ không đủ giấc sẽ mệt mỏi, bứt rứt và dễ nổi nóng. Lúc đó khả năng chăm
sóc con sẽ kém đi. Nhiều người mệt đến nỗi xem việc nuôi con giai đoạn tuổi này
giống như hành xác chứ chẳng vui thú gì. Tôi đã gặp những người phụ nữ khóc ròng
và thật sự lo sợ rằng họ sẽ làm tổn thương con mình nếu cứ thiếu ngủ hoài. Có
người còn bị suy sụp đến thảm hại. Thật điên rồ nếu trẻ là công cụ hủy hoại chính
mình. Trẻ có khả năng ảnh hưởng đến bố mẹ đến nỗi làm cho họ vô tình và không
tránh được làm tổn thương lại chính đứa trẻ.
Hôn nhân
87
Một bà mẹ mệt mỏi cần một ông chồng hiểu biết và hỗ trợ. Nếu ông chồng không tỏ
ra như thế sẽ là nguyên nhân làm rạn vỡ hôn nhân. Tôi biết nhiều ông cứ tránh càng
nhiều càng tốt thời gian phải chịu đựng những vấn đề của con trẻ, chẳng hạn bỏ ra
ngủ nơi khác để không bị mất ngủ. Vợ chồng phải có thời gian riêng trò chuyện thì
mới gần gũi và giúp đỡ nhau. Không thể để cho đứa trẻ thức hết nửa đêm và ngăn
cản quá trình giao tiếp có ý nghĩa của đôi vợ chồng.
Anh và chị của trẻ
Nhiều anh và chị của những đứa trẻ mất ngủ có khả năng kỳ lạ là chúng ngủ thật say
dù em chúng có quấy đến thế nào. Tuy nhiên, nhiều đứa rất nhạy tiếng ồn và dễ bị
mất ngủ như bố mẹ. Như thế là không công bằng vì đã bị mất ngủ, có khi chúng còn
bị mẹ quở mắng vì không học hành hoặc cư xử tốt vào ngày hôm sau.
Hàng xóm
Nếu bạn sống trong một căn nhà nhiều gian và tường gạch dày gấp đôi thì có lờ
hàng xóm đi cũng không sao. Tuy nhiên đa số chúng ta không may mắn thế nên mất
ngủ đã khổ sở mà còn bực vì bị hàng xóm phàn nàn. Thậm chí có người còn bị hàng
xóm báo công an vì đã không để cho họ được yên. Thật vô lý khi kết tội những bố
mẹ này hành hạ con mình trong khi thật sự họ bị con hành hạ.
Đứa trẻ
Trước đây thì tôi nói với các ông bố bà mẹ rằng khi trẻ con không ngủ thì chỉ nó chịu
thiệt. Tuy nhiên giờ thì tôi đã thay đổi suy nghĩ. Nếu trẻ ngủ thẳng giấc ban đêm thì
sẽ vui vẻ, dễ bảo và hạnh phúc hơn vào ban ngày. Tôi còn phát hiện ra một hiện
tượng lạ với trẻ nhỏ hơn.
Khi đã cải thiện việc ngủ đêm của trẻ, dường như ban ngày trẻ ngủ được nhiều hơn.
Đây là một nghịch lý nhưng ngủ ngon ban đêm làm trẻ muốn ngủ nhiều hơn vào ban
ngày. Có lẽ đây là do ảnh hưởng chung của cả hai mẹ con vì cả hai đều thư giãn,
bình tâm và thanh thản hơn vào ban ngày.
Những vấn đề về giấc ngủ - thủ phạm chính
Khi nói đến giấc ngủ thì có hai công cụ trẻ sử dụng để làm khổ bố mẹ. Cái làm họ
khốn khổ nhất là thức dậy vào nửa đêm… Trẻ thức dậy và khóc nhiều lần trong một
đêm hết đêm này sang đêm khác, tháng này sang tháng khác. Bố mẹ phải thức theo
con kiểu này sẽ từ người vui vẻ biến thành người điếc. Nỗi khổ thứ hai là không chịu
ngủ khi được đặt vào giường. Khoảng thời gian này không làm bố mẹ hết hơi hoặc
mất ngủ nhưng tước đi thời gian quý báu của họ với nhau.
Khi trẻ con bị bệnh, mọc răng hoặc sợ hãi hoặc khi sinh hoạt trong nhà bị xáo trộn thì
trẻ con rất dễ mất ngủ. Những lúc như thế cần dỗ dành con chứ không nên la rầy
chúng.
Thức dậy vào nửa đêm nhiều lần
Trẻ thức dậy vào nửa đêm có hai loại. Một số đứa chỉ những lúc nào đó mới bị mất
ngủ nhưng có trẻ sinh ra đã như vậy. Thường thì những em bé ngủ nhiều sẽ ngủ bù

88
những lúc đó vào thời điểm bị bệnh, mọc răng hoặc sợ hãi hoặc khi xáo trộn sinh
hoạt. Vấn đề là khi trẻ con bệnh thì khi thức giấc phải được vỗ về, chăm sóc. Thế
nhưng sau khi lành, trẻ cứ nghĩ “thế là ổn, hãy đòi được chăm sóc” và chúng sẽ thức
dậy vào những đêm sau đó. Dùng quy tắc ngón tay cái để kiểm soát những đứa trẻ
thỉnh thoảng có vấn đề về giấc ngủ, còn những đứa mất ngủ bẩm sinh sẽ thử thách
bạn nhiều, nhưng không phải là không giải quyết được.
Khi trẻ con thức dậy giữa đêm, mọi người cứ cho rằng trẻ khóc vì sợ hoặc bị bệnh.
Tôi không dám chắc nhưng nếu trẻ chỉ mất ngủ một thời gian thì đó chỉ là thói quen
xấu chứ không phải bệnh. Nếu trẻ chỉ thức bạn dậy vài ngày thì không sao nhưng
nếu cứ thường xuyên như vậy thì việc đổ lỗi cho nguyên nhân mọc răng hoặc bị
bệnh sẽ không còn đáng tin cậy.
Nhiều năm qua, bố mẹ cứ thi nhau phàn nàn về những vấn đề liên quan đến giấc
ngủ mặc dù thật sự không có gì đáng phải gọi là chữa trị. Nếu đứa trẻ thức dậy một
lần trong đêm, vỗ vỗ nó vài cái hoặc cho trẻ uống cái gì đó, rồi mọi người cùng đi
ngủ lại vậy thì đâu có gì có hại. Chỉ khi trẻ thức dậy nhiều lần và làm ảnh hưởng đến
bố mẹ và cả chính nó thì lúc đó cần phải xem xét kỹ vấn đề.
Có một số ông bố bà mẹ bảo tôi chữa cho con họ chứng mất ngủ nhưng họ chỉ
muốn không phải làm gì cả. Họ nói cứ như họ là tích cực lắm và rồi tìm vô số nguyên
nhân cho rằng tôi có khuyên điều gì cũng không có tác dụng. Tôi phải nhấn mạnh
rằng cũng giống như điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ nỗ lực nào muốn xử lý những
vấn đề liên quan đến giấc ngủ, bố mẹ cần phải biết mình muốn cái gì. Họ phải quyết
tâmthực hiện đến cùng và đủ kiên nhẫn để chịu đựng thời gian khó khăn hơn
thường xảy ra trước khi việc gì đó được cải thiện hoặc được giải quyết triệt để. Nếu
bạn cương quyết như thế này thì hãy nghiên cứu phương pháp sau: cố ý để trẻ khóc
trong một lúc.
Kỹ thuật cố ý để cho trẻ khóc trong một lúc
Chúng ta đã biết là tất cả mọi người đều có chu kỳ giấc ngủ khoảng 90 vì thế cả trẻ
con và người lớn đều có thể tỉnh dậy, lăn qua lăn lại hoặc quay người mà không làm
phiền đến ai. Nếu mỗi lần thức giấc trẻ đều được vỗ về cho ăn hoặc săn sóc thì
chúng sẽ thức dậy thường hơn để có được nhiều sự chú ý như thế. Không có sự
quan tâm đó dễ dàng, trẻ sẽ nghĩ rằng nên tự ổn định lấy và đi ngủ trở lại.
Chúng ta cũng biết rằng trẻ con thức dậy nếu để cho khóc một mình thì chúng sẽ
không dậy nhiều lần nữa. Tuy nhiên, không nên để trẻ khóc thật lâu vì có thể sẽ làm
trẻ bị bối rối và kích động quá. Ngoài ra ít bố mẹ nào chịu nổi khi nghe con mình
khóc thật lâu.
Cố ý để cho trẻ khóc là chỉ để chúng khóc trong một lúc rồi đến hỏi han, nhưng đừng
quan tâm quá, mỗi lần trẻ thức nên để khóc lâu hơn lần trước một chút rồi mới đến
dỗ nhưng lại chỉ quan tâm ít thôi. Dần dần trẻ sẽ hiểu ra: " Mình biết mẹ thương mình
và mẹ sẽ đến nhưng khóc nhiều mệt quá!"

89
Vào năm 1974 thì tôi chỉ dám sử dụng kỹ thuật này với trẻ 18 tuổi hoặc lớn hơn, đến
1980 thì tôi nhận thấy áp dụng cho trẻ 10 tháng cũng có tác dụng và đến bây giờ thì
ngay cả với trẻ 06 tháng đây cũng là kỹ thuật có ích.
Gần đây chúng tôi thực hiện một nghiên cứu với kỹ thuật này với 140 đứa trẻ trong
12 tháng. Kết quả cho thấy 100% trẻ trên 2 tuổi phản ứng tốt trong 3 ngày , 93% trẻ
1-2 tuổi thì không thức dậy sau nửa đêm nữa sau 1 tuần và 80% trẻ 06 tháng đến 1
tuổi thức dậy nửa đêm ít hơn dù phải mất đến 3 tuần và phải điều chỉnh phương
pháp một chút.
Kỹ thuật
Trẻ thức dậy lúc 3 giờ sáng. Thoạt đầu chúng khóc khe khẽ nhưng rồi
to lên rất nhanh.
Để trẻ khóc như thế trong 5 phút nếu bạn không phải loại người cứng
rắn lắm, 10 phút nếu bạn là người cứng rắn, 2 phút nếu bạn dễ cảm
và 1 phút nếu bạn rất mềm yếu. Độ dài này tuỳ thuộc vào tính tình
của bạn và việc trẻ làm phiền người xung quanh đến mức nào. Nếu
trẻ gầm lên hoặc khóc giả bộ không chảy nước mắt thì đừng đầu
hàng nhanh chóng nhưng nếu trẻ thực sự khó chịu vì sợ hãi và hốt
hoảng thì phải đến an ủi trẻ ngay.
Đến gần trẻ, ẵm trẻ lên và vỗ về. hoặc nếu trẻ nằm trong cũi thì có thể
vỗ vỗ vào lưng trẻ.
Khi trẻ chuyển sang khụt khịt và chỉ còn vài tiếng nấc thì đặt trẻ xuống
và bước ra dứt khoát.
Trẻ tức giận khi bạn bỏ đi. Nó khóc to phản đối ngay.
Bây giờ cứ để trẻ khóc lâu hơn lần trước 2 phút (10+2 phút, 5 + 2
phút, 2+2 phút, 1+2 phút)
Bước vào, ẵm trẻ lên và vỗ về. Lúc trẻ đỡ khóc hơn, đặt trẻ xuống lại
và đi ngay.
Một lần nữa, tăng thời gian trẻ khóc lên 2 phút, rồi lại dỗ dành, tăng
thời gian khóc lên, vỗ về....
Hãy cương quyết, tiếp tục như thế nếu cần. Không có ích gì khi áp
dụng kỹ thuật này mà không theo nó tới cùng.
Một khi trẻ đã ngủ lại, bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi một chút. Nếu trẻ
lại thức dậy, bạn lại cần phải quyết tâm. Đêm hôm sau cũng phải làm
tương tự, cả những đêm sau đó nữa nếu cần.
Nếu chẳng đạt được gì và bạn cũng đã đến giới hạn chịu đựng rồi
vẫn không nên bỏ cuộc, kết hợp kỹ thuật này với việc dùng một lượng
nhỏ thuốc an thần cho trẻ trong vài đêm tiếp theo.

90
Sau nửa giờ mà không áp dụng thành công kỹ thuật cố ý để trẻ khóc
thì cho trẻ uống thuốc an thần. Cần thêm nửa giờ nữa để hành động
và trong giai đoạn này bạn phải kiên định giữ nguyên kỹ thuật này.
Với thuốc an thần thì chắc chắn trẻ sẽ vẫn còn cảm nhận lập trường
nhất quán và cưong quyết của bạn trước khi nó chịu thua và chắc
chắn bạn sẽ ngủ được một chút trong một giờ sau.
Có thể nhờ một người bạn làm " người giám sát". Khi bạn chiến đấu
vào lúc 2 giờ sáng thì hãy cố tỏ ra cương quyết. Sẽ dễ làm hơn nếu
bạn kể cho một ai đó hiểu bạn đang cố gắng như thế nào vào sáng
hôm sau.
Những câu hỏi thông thường
Mỗi năm tôi phải trả lời hàng ngàn câu hỏi về kỹ thuật giúp trẻ ngủ ngon lúc nào
cũng đứng đầu danh sách. Sau đây là một số câu hỏi phổ biến nhất.
Tôi đã thử kỹ thuật cho trẻ khóc có kiểm soát của ông nhưng không có kết
quả. Tôi nghe thấy câu hỏi này mỗi khi tôi nói chuyện và khi tôi biết chính xác các
chi tiết thì tôi biết là người hỏi đã bỏ sót điểm quan trọng nhất trong phương pháp
của tôi. Nếu sử dụng phương án này thì phải sử dụng cho đúng. Phải kiên quyết và
theo đuổi đến cùng, đặc biệt là vào lúc gần nửa đêm. Nếu bạn có vẻ không đạt được
gì thì sử dụng tạm thời thuốc an thần cùng với kỹ thuật này. Như thế bạn sẽ nghỉ
ngơi hơn và đảm bảo một chiến dịch lâu dài hơn. Khi làm đúng cách thì hiếm khi
không đạt kết quả.
Con tôi thức dậy nửa đêm chỉ rên hoặc nói láp dáp và gây chuyện nhưng
không khóc to. Hãy nhớ con chúng ta hoặc chúng ta có lúc tỉnh giấc trong đêm.
Nếu trẻ muốn rên thì đó là việc của chúng và chúng ta không nên bận tâm. Trẻ con
muốn kêu bố mẹ dậy chơi vào lúc 2 h sáng là không thể được. Nên lờ chúng đi
nhưng không cần làm chúng sợ hoặc bực bội. Kỹ thuật để trẻ khóc chỉ áp dụng đối
với trẻ khóc dai và muốn bố mẹ chú ý.
Đứa con 18 tháng của tôi thức dậy và đòi bú sữa hoặc ăn vặt vào nửa đêm. Có
cần thiết không? Trẻ ở tuổi này có thể thích ăn hoặc uống gì đó vào nửa đêm
nhưng không nhất thiết phải có bữa ăn này trẻ mới đủ chất dinh dưỡng. Có lúc
chúng ta muốn vợ/ chồng mình làm cho một ly sữa nóng khi thức dậy nhưng chúng
ta sẽ không làm phiền người đó. Trẻ thích thú cảm giác đó chứ không phải vì đói
hoặc khát mà đòi uống. Nếu bạn kiên quyết thì có thể loại bỏ dần thói xấu này ở trẻ.
Tôi phải làm gì? Bố thằng bé làm việc cả ngày nên cần ngủ và tôi cũng không
thể để nó khóc. Tuần nào tôi cũng nghe những câu đại loại thế này và cảm thấy
thật thương hại cho phụ nữ vì họ cứ làm như họ có thể thức suốt đêm với con và
công việc họ làm cả ngày không được xem là công việc. Các ông chồng đáng khen
là rộng lượng nếu đã chịu chia sẻ thời gian khó khăn với vợ nhưng theo tôi chỉ công
bằng khi họ luôn có thái độ chia sẻ và quan tâm như thế. Kỹ thuật để trẻ khóc
thường mang lại thành công trong vòng hai tuần nên người chồng quan tâm đến đời
sống tâm lý gia đình sẽ hỗ trợ cho vợ chứ không gây khó dễ.

91
Chúng tôi sống với gia đình bên chồng và họ không chấp nhận để trẻ khóc.
Chẳng có câu trả lời nào trong tình huống này, bạn chẳng thể làm gì trong hoàn cảnh
đó. Nếu họ phản đối nhưng thực sự quan tâm đến cháu của họ thì chắc họ sẽ thay
phiên trực đêm với bạn,
Cậu con tôi ngủ chung phòng với chị gái của nó nên nếu chúng tôi áp dụng kỹ
thuật để cháu khóc như ông hướng dẫn thì cả hai đứa sẽ thức suốt đêm. Nhiều
đứa trẻ lớn hơn ngủ ngon dù em chúng có quấy đến mấy. Nếu trẻ thực sự làm phiền
đến chị nó và không phải bố mẹ muốn tránh nói là chính họ bị làm phiền thì tôi đề
nghị để đứa lớn sang ngủ phòng khác. hoặc nếu không có phòng thì cho nó ngủ chỗ
nào xa nơi em nó ngủ nhất trong nhà. Sau khi đã tách đứa trẻ thủ phạm ra thì bạn có
thể áp dụng kỹ thuật của tôi một cách hợp lý và trong vòng một tuần hai đứa trẻ mê
ngủ lại có thể ngủ chung với nhau.
Con tôi thức dậy ban đêm thường khóc nhưng nếu tôi lập tức nhét vào tay nó
gối ôm thì nó im ngay. Có cần phải dùng kỹ thuật của bác sĩ không? Nếu muốn
tuân thủ kỷ luật thì không đưa cho trẻ gối ôm mà cho nó khóc đến chán thì thôi., vài
ngày sau mọi việc sẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, thường chúng ta dễ nhét gối cho trẻ hơn vì
biết rằng phiền toái này chỉ tạm thời. Chẳng cần phải nghe theo sách vở nào miễn là
bạn cảm thấy thoải mái, hài lòng và bình an, đừng bận tâm đến việc nhỏ.
Tôi đã sử dụng kỹ thuật của ông một cách hiệu quả vào lúc nửa đêm nhưng
nếu trẻ thức dậy vào 5:30 thì sao ? Đây là câu hỏi thường gặp nhưng rất khó trả
lời. Nếu bạn cứng rắn và sử dụng kỹ thuật để trẻ khóc thì đến lúc nó ngủ lại được
bạn lại phải dậy chuẩn bị đi làm nên việc áp dụng kỹ thuật này vô ích. Nếu dùng
thuốc an thần cho trẻ thì trẻ sẽ khó chịu suốt ngày đó. (Xem thêm phần sau trong
chương này)
Nên dùng thuốc an thần loại nào? Bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn kỹ. Tôi thì
thường sử dụng loại Vallergan.
Tôi dùng thuốc an thần nhưng không công hiệu. Đa số bố mẹ đều nói điều này với
tôi đều không mong đợi mang tính thực tế. Trước hết họ cần biết họ muốn gì và nếu
chọn liều thích hợp vào đúng lúc thì sẽ ít thất bại hơn.
Nếu cha mẹ đã hết phương cách thì rõ ràng đã đến lúc họ cần phải được ngủ. Có
hai cách : có thể cho trẻ uống liều thích hợp ngay trước khi đi ngủ. Trong mọi trường
hợp trẻ sẽ ngủ từ đêm đến sáng. Tuy nhiên, có một số trẻ chỉ ngủ đến 3:30 là thức
dậy và quấy rầy bạn cho đến sáng. Vậy bạn nên để dành liều thuốc cho đến khi trẻ
thức dậy lần đầu tiên. Nếu trẻ uống vào lúc này (chẳng hạn 11 giờ đêm), thì trẻ sẽ
không bao giờ dậy trước khi trời sáng.
Hầu hết thuốc an thần tôi cho toa đến nay là phù hợp với kỹ thuật cố ý để cho trẻ
khóc đã nói. Chúng ta có thể dùng liều nhỏ với mục đích không phải để trẻ ngủ liền
một mạch trong 12 tiếng đồng hồ mà là để tránh những tình huống tiến thoái lưỡng
nan. Trong trường hợp này thì đến nửa đêm trẻ sẽ mệt và nếu khóc nhiều trẻ còn
mệt hơn. Thường chỉ một chút từ loại chai không mở nắp cũng đủ làm cho trẻ buồn
ngủ.

92
Một số chuyên gia nói không nên dùng thuốc an thần. Thuốc an thần như đề
nghị ở đây là loại thuốc giúp cho việc áp dụng có hiệu quả một kỹ thuật hành vi cần
thiết và trong trường hợp này không nên dùng nhiều hơn 3 hoặc 4 đêm. Thuốc an
thần kê toa cho trẻ không liên quan đến kỹ thuật huấn luyện giấc ngủ thì thường
không đảm bảo, ngoại trừ khi bố mẹ đã hết sức, và thuốc giúp cho họ hồi sinh lại,
phục hồi năng lượng cho họ. Tội lo nhất là nhiều người kê toa thuốc an thần cho một
thời gian dài mà không nhằm mục đích hỗ trợ cho việc ngủ. Tác dụng phụ của thuốc
an thần có thể làm cho trẻ hơi khó chịu vào ngày hôm sau. Nếu sử dụng đúng thì
thuốc an thần sẽ an toàn và hiệu quả.
Kỹ thuật này có kết quả với trẻ từ 3 đến 4 tuổi không? Có, nó hiệu nghiệm như
một phép màu. Trẻ con tuổi này rất thú vị. Hơn một nửa trẻ tôi biết không có thói
quen thức dậy giữa đêm sau khi rời văn phòng tôi và cảm thấy điều chúng sắp. Khi
đã nói với bố mẹ, tôi giải thích lại và chú ý cho trẻ nghe cùng. Trẻ con ở tuổi này rất
thú vị. Hơn một nửa trẻ tôi biết không có thói quen thức dậy giữa đêm sau khi rời văn
phòng tôi và cảm thấy điều chúng sắp chứng kiên. Khi đã nói với bố mẹ, tôi giải thích
lại và chú ý cho trẻ cùng nghe. Trẻ con ở tuổi này là những con chim nhỏ tinh khôn
và mặc dầu có vẻ chán chường khi đang chơi hoặc nhìn qua cửa sổ chúng không để
lọt tai điều gì. Khi đi ra chúng biết bố mẹ đã quyết tâm làm gì và họ có lợi thế gì. Hầu
hết bố mẹ gọi điện cho tôi và rất kinh ngạc: “Bác sĩ Green, ông không tin được đâu,
tối qua nó không hề thức giấc” Tất cả chúng ta đều biết một điều gì đó đơn giản
nhưng mạnh mẽ đang diễn ra. Trẻ con biết giới hạn của mình và cảm nhận được
rằng người lớn nói là làm và làm đến cùng. Không nên chống lại họ.
Ông có chắc kỹ thuật của ông không gây nên những tác hại tâm lý cho trẻ em
nhạy cảm? Có nhiều điều chúng ta phải làm khi chăm sóc mặc dù đôi lúc điều đó
làm cho đứa trẻ mà chúng ta đang chăm sóc cảm thấy khó chịu. Chúng ta đang đe
doạ chúng bằng tia X, bằng những thiết bị hút ẩm, việc chích ngừa và các cuộc điều
tra về bệnh viện. Rồi có sự đau đớn và khổ sở khi phải phẫu thuật để cứu mạng trẻ.
Bất kỳ phải làm điều gì chúng ta phải luôn duy trì sự cân bằng giữa lợi ích so với
cảm xúc bất lợi cho trẻ. Tôi không thể đảm bảo rằng kỹ thuật để cho trẻ khóc của tôi
không làm cho trẻ bực bội nhưng nếu có thì cũng rất ít. Ngược lại với điều này là sự
mất ngủ sẽ rất có hại cho bố mẹ chúng và nếu thế thì đến phiên mình, bố mẹ sẽ bị
căng thẳng nên sẽ gây ra tổn hại về cảm xúc cho trẻ. Tôi tin rằng lợi ích của kỹ thuật
này nếu được sử dụng đúng cách sẽ to lớn so với những phản đối lý thuyết.
Khi trẻ không chịu đi ngủ.
Hơn phân nửa trẻ con sẽ thích chơi hơn là đi ngủ. Nhưng có giờ ngủ quy định mà bố
mẹ muốn con đi ngủ vì sức khoẻ của chúng. Một số đứa trẻ rất mệt vào cuối ngày
nhưng cứ cứng đầu không chịu lên giường, có đứa còn chui ra chui vào làm bố mẹ
tức điên lên. Một số khác khi bị bắt đi ngủ lại đòi ăn đòi uống, hoặc đi tiêu đi tiểu để
buộc bố mẹ chúng phải chú ý. Hầu hết các thói quen xấu này có thể tránh bằng kỹ
thuật quản lý thời gian và tạo nề nếp mà bố mẹ phải thực hiện bằng cách thức nhẹ
nhàng nhưng kiên quyết.

93
Ham công việc đến nỗi không chịu nghỉ hưu khi đến tuổi còn ảnh hưởng đến quan
hệ vợ chồng ít hơn là bị một đứa trẻ cứ thức dậy nửa đêm quấy rối. Cái trò chạy ra
chạy vào này của trẻ con có thể làm bố mẹ bực mình nhưng ít nhất họ không mất
ngủ. Bố mẹ cần thời gian riêng tư với nhau vì thế phải cho con đi ngủ đúng giờ- một
khái niệm rất hay nhưng các cô cậu nhóc thỉnh thoảng chẳng ủng hộ họ. Một số
nhóm trẻ ngủ ít hơn là có thời gian miêu tả trong bảng. Những đứa trẻ này lớn lên sẽ
làm thủ tướng, nhà lãnh đạo công nghiệp hoặc là bị chứng mất ngủ kinh niên. Đối
với trẻ loại này dù bạn có làm gì thì chúng cũng đi ngủ trễ hơn giờ bố mẹ chúng
muốn. Có nhóm trẻ phải ngủ trưa nhưng nạp thêm sức thì chúng chơi đến nửa đêm.
Đối với nhóm đầu thì có thể cho đi ngủ trễ hơn nhưng khi vào giường thì phải bắt
nằm xuống ngay dù không buồn ngủ. Nhóm thứ hai thì có thể không cần ngủ trưa
hoặc ngủ ít thôi. Một số người may mắn không phải giữ trẻ vào buổi chiều vì nó ngủ
và tối thì lại ngủ sớm. Tuy nhiên, ít người có những đứa trẻ như thế.
Y khoa không giúp cho trẻ ngủ ít trở thành ngủ nhiều nhưng chắc chắn chúng ta biết
cách cho trẻ vào giường và bắt chúng nằm đấy. Hãy xem một số đề nghị sau.
Giải pháp mềm mỏng
Tạo nề nếp tốt. Cố gắng cho trẻ vào phòng ngủ và lên giường vào một giờ nhất định,
Một khi trẻ phản đối thì cho chúng lên trễ hơn nhưng tạm thời thôi. Sau đó dần dần
rút lại một vài phút cho đến một thời điểm chấp nhận được.
Giúp trẻ thư giãn. Đừng đánh trẻ, la hét, đuổi theo hoặc chơi những trò chơi hoạt
động mạnh trước giờ đi ngủ. Hãy tắm nước nóng, nói chuyện và ôm ấp trẻ, đọc cho
chúng nghe một câu chuyện nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
Dứt khoát. Dù ngủ chung hay ngủ riêng với trẻ, nên chúc trẻ ngủ ngon rồi quay sang
chỗ khác hoặc đi ngay sang phòng bạn. Đừng nói dông dài hoặc làm ra vẻ chần chừ
gì cả.
Nếu trẻ chạy ra hoặc ngồi dậy. Phải nghiêm khắc, đừng cảm thấy có lỗi khi tỏ ra
nghiêm khắc vì bạn đã dành cho chúng sự quan tâm đặc biệt nhất trước khi đi ngủ
rồi. Không bao giờ được khuyến khích trò nhào lộn. Nhiều phụ huynh cứ bảo tôi : Tôi
bắt nó nằm xuống 24 lần tối hôm qua. Đó không phải là kỷ luật. Họ đang chơi trò
chơi với con bạn mà chỉ có nó thích. Đặt trẻ xuống giường, không để trẻ hỏi han gì
hết, nghiêm nghị và trẻ biết nó phải vâng lời, chỉ thế thôi.
Giải pháp mềm mỏng hơn nữa
Tạo nề nếp tốt và giúp trẻ thư giãn: Giống như trên
Ngồi cho đến khi chúng ngủ: Giải pháp mềm mỏng nhất là thức cho đến khi chúng
ngủ gật. Bạn kể xong câu chuyện, ôm và hôn và ngồi ôm trẻ cho đến khi chúng
ngáp. Đây là cách hay ho nhất nhưng nhiều bố mẹ cho rằng trẻ kéo dài thời gian với
nhiều câu hỏi và động tác khác nhau.
Bạn chỉ cần ngồi hoặc nằm bên trẻ, chỉ cần có mặt ở đó cho đến khi trẻ ngủ thiếp đi.
Tuy nhiên nếu trẻ lại bò dậy và hỏi chuyện thì phải chuyển sang phương cách trên.

94
Giải pháp cứng rắn
Nếu trẻ chạy ra hoặc ngồi dậy. Đặt chúng vào giường ngay lập tức. Phải nghiêm
khắc nói rằng bạn sẽ không tha thứ nếu trẻ lại ngồi dậy.
Nếu trẻ lại chạy ra hoặc ngồi dậy. Nếu trẻ lặp lại thì không có gì gọi là hiểu lầm cả.
Bạn rất yêu con nhưng đã dành cho nó quá nhiều thời gian rỗi, phải quát lớn cho trẻ
biết bạn đang nổi giận.
Nếu trẻ lại chạy ra hoặc ngồi dậy lần nữa. Đây là lúc phải chấm dứt trò chơi thách
thức sự kiên nhẫn của bạn. Nếu cần bạn phải phát vào mông trẻ một cái hoặc đóng
cửa lại.
Bị đòn chắc chắn trẻ sẽ hiểu ngay là trò chơi đã kết thúc. Không may nhiều đứa thay
đổi quy luật của trò chơi và bắt đầu khóc nhằm lung lay lập trường của bố mẹ. Dĩ
nhiên lúc này không nên áp dụng kỹ thuật để trẻ khóc như hướng dẫn vì bạn chỉ có
thua vì trẻ sẽ thức mãi, không dễ ngủ lại như sau tỉnh giấc sau một giấc dài lúc nửa
đêm. Như đã nói đánh đòn trẻ có vẻ nặng nề nhưng nên nhớ đôi khi phải cứng rắn
mới dạy được trẻ, để có sự yên tĩnh.
Cái dây thừng phát minh của Green (trong trường hợp trẻ ngủ phòng riêng) Đối
với những người không thể đánh đòn trẻ con nhưng sớm nhận ra là họ chẳng thể
giải quyết được tình huống thì tôi đề nghị sử dụng công cụ trên. Đây là một trong
những phát minh tốt của tôi khi tôi đang cố gắng miêu tả những trò trốn tìm rất nghệ
thuật của chính con tôi. Chỉ cần một đoạn dây thừng ngắn.
Trước khi các bạn cảm thấy lo thì tôi nên giải thích rằng không phải tôi đề nghị bạn
trói trẻ vào giường. Bạn chỉ cần cột một đầu dây thừng vào một đầu giường và dây
kia vào nắm cửa gần đó. Điều chỉnh khoảng cách của dây thừng sao cho khi mở cửa
buồng ngủ thì khe cửa chỉ nhỏ hơn đường kính của cái đầu con bạn. Vậy ai trong
các bạn cũng đã biết, nếu không có cái đầu nào lò ra thì không có việc gì. Nhưng
không có nghĩa chúng khoá cửa nhốt con lại, chỉ cấm không cho con ra khỏi phòng
qua khe cửa này.
Khi trẻ đã an toàn trong phòng của nó, nó có thể chọn lựa hoặc khóc để làm mềm
lòng bạn nhưng vào lúc đó thì trẻ sẽ không thắng kỹ thuật bạn đang áp dụng cho đến
khi nó tự nín. Ngoài cửa phòng có thể để đèn sáng nhằm giúp trẻ quan sát và nghe
ngóng được mọi thứ diễn ra trong nhà. Như thế trẻ không sợ và sẽ hiểu được là trẻ
nên đi ngủ thì hơn.
Trước khi bạn chạy ào đến cửa hàng gần nhất mua vài thước dây thừng thì để tôi
liên hệ đến một câu chuyện bạn có thể bối rối sau khi nghe như sau: Một đêm nó tôi
biết rõ ràng những cậu nhỏ hiếu động nhà tôi sẽ không ở trong phòng vì thế tôi cột
dây thừng như cách đã nói ở trên. Sau đó, tôi nghe thấy tiếng khóc càng lúc, càng
to. Tôi và vợ tôi biết không nên đến ngay (nhất định phải thế vì tôi đã đọc trong sách
như vậy). Rốt cuộc chúgn tôi cũng chạy đến và bị sốc trước những gì chúng tôi nhìn
thấy. Những cậu nhóc vẫn ở trong phòng nhưng tôi đã để dây thừng hơi căng nên
cậu bé lớn khéo léo đẩy đầu thằng nhỏ qua khe cửa và để đầu thằng nhỏ mắc kẹt
trong đó. Thậm chí tôi phải nhờ bác sĩ kéo thẳng nhỏ ra. Vậy đó, đến chuyên gia

95
nuôi dạy trẻ còn gặp khó khăn nữa là bạn. Tuy nhiên đừng nản chí nếu phát mình
này vẫn có ích cho bạn.
Kết quả
Dù cho bạn tiếp cận cách nào thì nếu bạn quyết định phải giúp trẻ hình thành thói
quen ngủ đúng giờ thì chỉ cần thực hiện trong một tuần trẻ sẽ quen. Dù gì thì bạn
không nên mong đợi hão huyền. Những kỹ thuật này chỉ giúp bạn giữ trẻ trong
phòng hoặc trên giường ngủ chứ không buộc trẻ ngủ được.
Trẻ con muốn ngủ chung với bố mè
Nhiều người tán dương việc cả gia đình ngủ chúng với nhau trên một chiếc giường
lớn, đặc biệt là ở các nước phương Đông và những gia đình có diện tích sinh hoạt
hạn chế. Điều này sẽ thật tuyệt với với những người ngủ sau và không có những
đứa con hay quấy và đạp lung tung vào ban đêm. Nếu bạn thích cho con ngủ chung
thì đó là quyết định của bạn. Chừng nào bạn thoải mái thì có cho con ngủ chung đến
tuổi đi học cũng không sao.
Theo kinh nghiệm của tôi thì 75% bà mẹ và 95% ông bố thích chỗ ngủ của họ là nơi
riêng tư và yên tĩnh. Vợ chồng thường không thích bị quấy rầy nhất là vào lúc sáng
sớm.
Trẻ con thích mò mẫm và đi lang thang nên sẽ không chịu ở yên trong giường bố
mẹ. Dường như chúng có từ tính khác nên bố mẹ nằm hướng Bắc/Nam thì chúng
nằm Đông/Tây và đầu thì thúc vào mẹ chân thì đạp vào bố. Các bà mẹ thì chịu
được còn các ông bố thì ít kiên nhẫn. Nghĩ đến một ngày bận rộn sau một đêm
không ngon giấc làm cho họ muốn tìm chỗ yên ổn hơn để ngủ như trong phòng
khách hoặc cái giường bỏ không của trẻ dù chiều cao của họ vượt quá chiều dài của
chiếc giường trẻ em này.
Nhiều phụ nữ cô đơn, do chồng đi công tác thường xuyên hoặc hôn nhân tan vỡ,
thường cho con ngủ chung cho đỡ buồn. Làm vậy sẽ tốt cho cả hai mẹ con nhưng
nếu trở lại sinh hoạt bình thường thì con bạn sẽ gặp khó khăn.
Nếu trẻ bị bệnh hoặc sợ cái gì đó thật sự thì nên cho trẻ ngủ chung cho đến khi trẻ
hết bệnh. Bình thường trẻ được vào chơi với bố mẹ khi trời đã sáng và gà trống đã
thôi gáy. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ và nó giúp chúng ta làm tốt trách
nhiệm bố mẹ. Vì thế nếu phải cho trẻ em ngủ riêng thì nên làm. Ai cũng cần có sự
riêng tư và yên tĩnh. Dĩ nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào bạn và nếu bạn muốn biết
phương pháp tốt để bắt đứa trẻ cứng đầu nhất ngủ riêng thì hãy đọc tiếp.
Kỹ thuật
1. Trẻ bước ra khỏi giường của nó phải được bắt trở lại giường ngay.
Vào một đêm trời lạnh thì bố mẹ sẽ khó cưỡng lại việc cho trẻ vào nằm chung nhưng
phải chấp nhận kiểu đó sẽ dễ làm cho trẻ tiếp tục hành động như vậy. Đứa trẻ lanh
lẹ có thể chui vào giường bạn nhẹ nhàng như con mèo và nằm ở đó cho đến khi bạn
biết được. Tôi đề nghị chêm cửa phòng bạn lại. Trẻ chỉ mở cửa được một khoảng,
nếu muốn mở hết cửa ra để bước vào thì bạn sẽ nghe tiếng động ngay.
96
2. Nếu trẻ lại mò vào nữa thì phải nói lời cảnh cáo trẻ, nếu được thì một trong
hai người nên đưa trẻ trở lại giường.
Bố mẹ thì dân chủ hơn thì sẽ nhắc nhở trẻ và đe doạ sẽ phạt trẻ nếu nó quay vào laij
và rồi đặt trẻ lên giường của nó (lần này nên thay người khác so với lần đầu tiên).
Tôi phải xác nhận là vào lúc này phần lớn bố mẹ thường thấy phép lịch sự này
không đảm bảo nên họ chuyển ngay sang giai đoạn tiếp theo.
3. Nếu trẻ lại quay vào lần thứ ba, đánh đòn nhẹ và đóng cửa lại.
Trong trường hợp này nên đánh đòn dù chỉ tượng trưng trước khi mang trẻ trở lại
giường. Hoặc bạn có thể đóng cửa phòng lại hoặc chêm cửa. Tiếp theo đó sử dụng
kỹ thuật cố ý để trẻ khóc nếu nó khóc
4. Kết quả: 10 đứa trẻ sẽ bỏ cuộc 10 đứa nếu thực sự bạn muốn vậy.
Vào giường bố mẹ giữa đêm là biểu hiện dễ chịu nhất trong những tất cả những thói
xấu liên quan giấc ngủ của trẻ ở tuổi chập chững. Tuỳ theo từng người làm bố hoặc
làm mẹ mà quyết định cư xử thích hợp. Phương pháp nói trên có thể rất khắc nghiệt
nhưng đang lúc nửa đêm thì không có thời gian để đùa vui. Chính vì thế cần phải
nghiêm, mà cơ hội làm cho trẻ bỏ thói quen này thì rất cao và xảy đến rất nhanh.
Những vấn đề khác liên quan đến giấc ngủ
Hầu hết trẻ con một khi đã ngủ thì có động đất cũng không biết. Tuy nhiên, một số
đứa rất nhạy với tiếng ồn và vì thế bố mẹ phải đi nhón chân vào ban đêm, không
dám mở vòi nước hoặc xả nước bồn cầu.
Trẻ dễ tỉnh ngủ
Có thể dễ dàng khắc phục vấn đề với trẻ dễ tỉnh ngủ bằng cách đặt một chiếc máy
truyền thanh gần giường trẻ. Đêm đầu tiên mở khá nhỏ sao cho tiếgn bát đều đặn
hoà cùng với tất cả những âm thanh xung quanh. Dần dần tăng âm lên trong hai
tuần. Đến lúc đó trẻ sẽ ổn và ngủ mê. Sau đó thì trẻ sẽ không bị tiếng nhạc xe rác,
tiếng còi xe và tiếng reo hò của trận chung kết bóng đá dánh thức dậy nữa.
Nên cho trẻ nghe kênh nào, có phải bạn đinh hỏi thế không? Hãy chọn theo sở thích
của trẻ. Nếu trẻ sẽ trở thành một chuyên viên ngân hàng tương lai thì hco nghe các
bài báo hay nhất về thị trường chứng khoán. Trẻ mệ nhạc rốc thì cho nghe nhạc rốc.
Còn trẻ sẽ trở thành cha xứ thì nghe thánh ca. Dĩ nhiên là tôi đang nói đùa. Chương
trình nào không quan trọng. Nhiều người cứ chọn đài FM rồi để vậy, khi hết chương
trình thì tiếng rồ rồ sẽ làm nền cho giấc ngủ chứ không im bặt hoàn toàn.
Ngủ vào buổi chiều
Trẻ con dưới hai tuổi luôn cần ngủ trưa mà không chỉ có trẻ con, Mẹ bé cũng trông
đến giờ đó để ngả lưng một chút. Không may, trẻ 2 đến 4 tuổi thì đa số không ngủ
trưa nữa nên các bà mẹ rất tiếc. Tuy nhiên trước khi chuyển đổi thì bố mẹ thường
phải đối mặt với một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu đứa trẻ không ngủ trưa thì
sẽ rất khó chịu vào buổi tối nhưng lại đi ngủ sớm hơn và ngủ say hơn Trẻ ngủ trưa
thì tối sẽ dễ chịu nhưng lại thức khuya đến nửa đêm.

97
Tôi rất tiếc là không có câu trả lời cho vấn đề này. Tự phụ huynh phải lựa chọn. Tôi
thà hy sinh giấc ngủ chiều vì giấc ngủ đêm quan trọng hơn nhiều.
Giờ đi ngủ thích hợp
Không có một giờ đi ngủ “thích hợp ” cho tất cả trẻ con. Theo kinh nghiệm của tôi,
9h30 có thể là thời gian thích hợp cho trẻ ở xứ nóng, mặc dù một số ít trẻ sẽ không
bao giờ chịu đi ngủ giờ này. Những cậu bé hiếu động thường ít ngủ mặc dù chúng
tiêu thụ nhiều năng lượng trong ngày và người nào cũng cho rằng chúng cần ngủ
nhiều hơn. Ngoài ra còn có những đứa trẻ ngủ ít từ khi sinh ra và chúng thuộc nhóm
trẻ khó tính.
Chúng ta chỉ có thể chấp nhận trẻ như bản chất của chúng với những nhu cầu giấc
ngủ khác nhau và cảm ơn chúa nếu có những đứa con 9h30 đã ngáy khò khò. Trẻ
ngủ ít thì sẽ đi ngủ muộn hơn và mặc dầu không thể ép chúng ngủ thì cũng phải giữ
chúng ở yên trên giường hoặc trong phòng. Việc này sẽ tăng cơ hội ngủ đủ giờ cho
trẻ.
Trẻ không chịu đi ngủ
Trẻ nhỏ không muốn rời xa mẹ vào ban đêm sẽ sử dụng kỹ thuật trì hoãn. ‘Con khát
nước’, ‘con đói bụng’, ‘con muốn cái gối khác‘, ‘ con không muốn gối’, ‘con muốn hai
cái gối’.... Đây là mong muốn thật sự của trẻ để được ở bên bố mẹ càng lâu càng tốt
và trì hoãn việc đi ngủ. Thật dễ thương ở trẻ vào tuổi này khi chúng thể hiện như thế
đối với bố mẹ. Tuy nhiên, không nên để trẻ đi quá đà. Một chút chần chừ thì không
sao nhưng nếu làm quá thì sẽ sinh chuyện lớn. Bạn phải hiểu con mình và biết khi
nào có thể nói “đủ rồi”
Trẻ dậy sớm
Một vài đứa trẻ thích đi ngủ muộn còn một số đứa khác thức dậy từ sáng tinh mơ.
Một lần nữa, đây là đặc quyền của những đứa trẻ ham hoạt động vốn chiếm phần
lớn. Tôi phải xác nhận rằng tôi không giúp được gì nhiều cho phụ huynh trong vấn
đề này. Về lý thuyết thì nếu chúng ta cho trẻ đi ngủ trễ hơn trẻ sẽ không dậy sớm
nhưng tôi phát hiện ra rằng việc làm này chỉ làm cho loại trẻ con dậy sớm này trở
nên khó chịu và mệt mỏi. Cho trẻ ngủ chiều ít hơn cũng làm trẻ khó chịu vào buổi tối
mà chúng vẫn cứ dậy sớm vào hôm sau.
Một phương cách hay mặc dù hiếm khi hiệu quả là để những đồ chơi mềm vào
phòng hoặc vào cũi cho trẻ vào đầu hôm sau để trẻ chơi khi nó dậy quá sớm, Theo
lý thuyết thì trẻ sẽ để cho cả nhà ngủ yên nhưng ít đứa trẻ chịu như vậy. Nó muốn ra
khỏi giường, hoạt động, được cho ăn và cùng chia sẻ vẻ đẹp của bình minh với cả
bố lẫn mẹ.
Nếu trẻ dậy sớm làm cho bạn mất ngủ thì có thể sử dụng kỹ thuật cố ý để trẻ khóc
nhưng kết quả sẽ thường là bạn chỉ ép nó ngủ lại được khi cả nhà chuẩn bị thức dậy
cho một ngày mới bận rộn. Vì thế, tốt nhất là bố mẹ nên thay đổi sinh hoạt cùng với
con, đi ngủ sớm và dậy cùng giờ với trẻ. Tôi e rằng với trẻ dậy sớm thì không nên
bắt trẻ bỏ thói quen này mà phải thông cảm với chúng.

98
Trẻ hoạt động ban đêm
Một số trẻ em thức dậy vào nửa đêm và không ngủ lại được nên muốn tìm đồ ăn,
tìm cái để chơi vàkhám phá căn nhà. Gần đây tôi phải chữa cho một cậu bé 3 tuổi
vừa khám phá ra rằng thức dậy lúc 2 giờ và bật máy hút bụi lên sẽ làm cho bố mẹ
chưa tỉnh ngủ hoảng hốt. Một cậu bé 3 tuổi khác của người quen tôi thích chơi với
chiếc xe ôtô của nó vào nửa đêm. Vì nhà không để đèn được nên cậu bé mang hết
xe đến trước tủ lạnh, mở cửa tủ lạnh và ngồi chơi trước ánh đèn và hơi lạnh của cái
tủ lạnh. Thật là thú tiêu khiển ngây thơ trừ việc nó buồn ngủ nửa chừng và sáng ra
bố mẹ nhìn thấy nó ngủ chung với mớ rau đã hết lạnh.
Nếu trẻ muốn chơi vào ban đêm cũng không sao miễn là chúng không làm ồn và
không làm hỏng đồ người khác hoặc làm hại chính nó. Cách an toàn nhất để xử lý
trẻ hoạt động vào ban đêm là sử dụng kỹ thuật cột cửa dồng thời đảm bảo chặn hết
các lối đi ra ngoài và chèn hết các lối đi khác để tránh không cho trẻ đến những nơi
nguy hiểm.
Ngủ chung phòng
Thường đối với trẻ hay khóc to vào nửa đêm thì bố mẹ thường rất sợ áp dụng kỹ
thuật của tôi. Họ cho rằng không bao giờ sử dụng được vì để cho trẻ khóc sẽ làm
phiền đến những đứa trẻ khác. Tôi có thể đảm bảo với bạn là nếu bạn nhất định giải
quyết cho được vấn đề này thì dù ở chung phòng hơi bất tiện, bạn vẫn có thể thành
công với kỹ thuật này.
Tất cả những gì cần có là một tuần kiên định, và trong tuần đó thì tất cả những
người khác phải có thể bị tác động trong một thời gian ngắn. Những đứa trẻ lớn hơn
ở cùng phòng với đứa con hay khóc đêm của bạn thường chịu đựng em chúng giỏi
hơn bố mẹ chúng. Việc để cho trẻ khóc một lúc sẽ không ảnh hưởng đến những đứa
trẻ khác nhiều. Còn nếu không được thì chuyển những đứa trẻ lớn sang phòng khác
yên lặng hơn để ngủ hoặc có thể gởi ông bà vào những ngày cuối tuần. Như thế sẽ
giúp cho việc khắc phục thói xấu hay thức dậy nửa đêm của đứa nhỏ, và một khi đã
hình thành được thói quen tốt ngủ thẳng giấc ban đêm, trẻ sẽ được ngủ lại cùng với
các anh chị của nó.
Chỉ khi mà cả nhà phải ngủ chung một phòng thì kỹ thuật của tôi mới vô hiệu. Trong
tình huống khó khăn đó thì bố mẹ chỉ còn biết nhượng bộ đứa trẻ nhằm bảo đảm cả
nhà không bị đánh thức.
Nôi trong phòng của bố mẹ
Nhiều đứa trẻ mới sinh được cho nằm trong nôi gần giường bố mẹ và không cho bú
sữa mẹ vào ban đêm. Một số người lại thích cho con ngủ chung. Nếu bố mẹ ngủ sau
và đứa trẻ không quấy thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu bố mẹ thuộc loại tỉnh ngủ
và cứ tỉnh giấc mỗi khi trẻ ho hoặc trở mình thì sẽ không tốt cho sức khỏe của họ.
Những đứa trẻ động kinh hoặc bị những chứng bệnh khác nên cho ngủ phòng riêng
vì trẻ thức giấc nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến cả gia đình.
Núm vú rơi mất

99
Một số trẻ ở tuổi chập chững chỉ có thể ngủ lại được sau những lần thức dậy trong
đêm nếu chúng được ngậm cái núm vú giả mà chúng thường ngậm. Nếu tỉnh dậy
mà không thấy núm vú đó, trẻ khóc hoặc nghiến răng đến khi tìm được núm vú và
nhét vào miệng chúng. Nhiều bố mẹ chán ngấy cảnh này nhưng không biết xử lý thế
nào. Có phần đã hướng dẫn cách giúp trẻ bỏ đi vật này nhưng nếu không được thì
nên buộc một sợi dây vào cái núm vú và ghim đầu dây vào áo của trẻ trước khi
chúng đi ngủ để dễ tìm. Trẻ chỉ có thể tự tìm ra cái núm vú khi đã đến tuổi không nên
ngậm núm vú. Trẻ nhỏ hơn không thể tự tìm ra và bỏ vào miệng.
Nói cho cùng thì chỉ có cách giúp trẻ bỏ thói quen ngậm núm vú giả thì mới có thể
khắc phục thói quen thức dậy và làm ồn của trẻ khi không tìm thấy núm vú. Rõ rang
muốn làm được việc này phải mất một thời gian nhưng bù lại kết quả rất xứng đáng.
Cho trẻ bú vào ban đêm
Thường trẻ thức dậy vì thói quen bú sữa vào ban đêm. Nếu sau một tuổi vẫn cho trẻ
bú sữa mẹ thì chắc chắn trẻ sẽ thức dậy nhiều lần. Viêc bú mẹ là điều làm trẻ thích
thú nhất nên trẻ sẽ xem đó là cái không thể thiếu trước khi ngủ. Trẻ thích cảm giác
thoải mái hơn là chất sữa từ trong vú.
Nếu vừa muốn cho trẻ bú vừa không muốn bị mất ngủ vào ban đêm thì phải cho bú
vào ban ngày và chỉ đến khi đi ngủ. Phải áp dụng lệnh giới nghiêm trong giờ ngủ. Bú
bình và uống ly không làm trẻ thích. So với vú mẹ ấm áp thì chẳng có gì thú vị khi
phải ngậm đầu vú cao su đã được nhúng vào dung dịch sát trùng khó ngửi. Nhưng
cả bú bình vào nửa đêm cũng không nên khuyến khích vì trẻ sẽ ngủ nửa giấc rồi
thức dậy và đòi bú sữa thay vì chỉ lăn qua lăn lại rồi ngủ tiếp.
Mà theo một quy tắc cơ bản là “cái gì vào thì phải ra”. Trẻ càng uống nhiều thì càng
đái dầm nhiều.
Đừng dại nghe các quảng cáo khuyến khích ăn đêm. Ban đêm trẻ không đói. Để
đảm bảo có được giấc ngủ ngon và liền mạch thì không nên khuyến khích việc cho
trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình vào ban đêm.
Tuy nhiên, nếu bú đêm không gây phiền hà cho bạn và trẻ thì không sao. Cứ tiếp tục
vì quyền lợi của con trẻ.
Trẻ trốn khỏi cũi
Trước khi được một tuổi trẻ đã biết leo trèo giỏi. Chúng nằm yên trong nôi được vài
tháng. Chuyển sang cũi được vài tháng là chúng đã có thể lật, trườn, ngồi và bò.
Tuổi mà trẻ bò ra ngoài được lần đầu tiên tuỳ vào từng đứa trẻ và loại cũi.
Dù đứa trẻ có mạnh và liều lĩnh đến mấy cũng không thể leo ra khỏi một cái cũi thật
cao không có thanh ngang. Trẻ thấy leo lên rất dễ mà leo xuống thì thường không dễ
nên chúng sẽ ngã thật đau. Một số đứa trẻ không bao giờ cố leo ra khỏi cũi cho đến
tuổi đi học.
Bố mẹ thường muốn biết đến tuổi nào thì không để trẻ trong túi nữa mà cho trẻ ngủ
giường. Họ thường chuyển trẻ sang ngủ giường nếu một đứa trẻ nữa ra đời nhưng
có khi trước thời điểm đó. Nếu đứa trẻ không có những vấn đề về giấc ngủ thì thay
100
đổi sẽ không có hại gì. Chuyển con sang ngủ giường chỉ vì cho rằng trẻ sẽ ít quấy
hơn khi ngủ trên giường là sai lầm. Tôi cho rằng không nên thay đổi cho đến khi trẻ
được hai tuổi vì như thế sẽ an toàn hơn cho trẻ trừ khi bạn lúc nào cũng có thể để
mắt đến trẻ.
Khi trẻ bắt đầu biết leo, bố mẹ nào cũng sợ con sẽ té và bị thương. Họ phải quyết
định hạ thấp cũi xuống để trẻ khỏi té hoặc chuyển cho trẻ sang ngủ giường. Cả hai
cách này đều tạo điều kiện cho trẻ leo xuống và góp phần gây nên những khó khăn
về chuyện ngủ đêm của trẻ. Nếu vẫn để trẻ trong cũi thì đặt ở góc phòng và ở hai
phía ngoài trải đệm hoặc thảm. Nghe thì tàn nhẫn nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì
trẻ đã bị té ra ngoài cũi sẽ không leo ra nữa cho đến khi trẻ đủ lớn để không bị té.
Ông bố điếc về đêm
Đây là một hiện tượng thú vị mà tôi đã chăm chỉ nghiên cứu trong nhiều năm. Quan
sát của tôi cho thấy khi trẻ khóc vào ban đêm, hầu hết các ông chồng tự dưng trở
thành bị điếc, và chính vì thế người vợ phải ra khỏi giường hoặc thức dậy chăm con.
Tôi không tin rằng họ bị điếc thật mà chỉ giả điếc để tránh một tình huống thật khó
chịu. Vợ tôi cho rằng khi con tôi khóc đêm thì chỉ khi bị đá vào người tôi mới chịu
nghe. Dĩ nhiên khi đã hiểu thì tôi tin rằng các ông bố nên chia sẻ với vợ phần không
mấy thú vị này của công việc làm cha làm mẹ, và nếu cần phải bị thúc cùi trỏ cũng
chẳng sao.
Những nỗi lo sợ của trẻ con
Khi trẻ con khóc đêm, nhiều phụ huynh lo rằng có thể chúng sợ cái gì đó vì thế họ
không thể sử dụng được phương pháp kiểm soát cứng rắn của tôi. Trẻ con thường
sợ cái này cái nọ thật nhưng việc thức dậy nhiều lần trong đêm là một thói quen xấu,
không phải do sợ hãi. Trẻ con sợ xa cha mẹ nhưng nếu cả con lẫn bố mẹ đều không
ngủ được thì phải khắc phục nỗi sợ đó. Có thể dùng những vật an ủi trẻ như gấu
bông hoặc gối ôm để trẻ dễ chịu khi ngủ riêng.
Trẻ con nào cũng sợ bóng tối mà một số người lớn cũng vậy. Để đèn mờ và ánh
sang nhẹ trong phòng ngủ giúp trẻ đỡ sợ. Một số người ủng hộ lý thuyết cho rằng để
đèn ngủ không tốt cho trẻ con và cho rằng bóng mờ mà đèn tạo ra càng làm trẻ sợ
hơn. Tôi chưa từng thấy điều này đúng với bất kỳ đứa trẻ nào.
Gặp ác mộng
Tuổi càng lớn thì người ta càng dễ gặp ác mộng nhiều nhưng có khi trẻ nhỏ cũng
mộng. Khi trẻ thức dậy sau một giấc mơ, trẻ vẫn còn đang cảm thấy chúng thực hiện
các hoạt động phiêu lưu. Trẻ khóc to vì sợ và dễ oà lên khi bố mẹ xuất hiện ngay.
Rồi trẻ nhanh chóng nhận ra đó chỉ là giấc mơ chứ không phải là một sự kiện có thật
và trong một số trường hợp trẻ có thể nhớ tất cả các chi tiết. Ác mộng có thể xảy ra
thường xuyên và mặc dù nó có liên quan đến sự căng thẳng và lo lắng, đó thường là
sự căng thẳng bình thường của cuộc sống nên chúng ta không thể thay đổi được.
Ngay cả những đứa trẻ có những ông bố bà mẹ hết sức quan tâm và thương yêu
săn sóc cũng có ác mộng. Nếu gần gũi và chú ý đến trẻ quá thì chúng lại gặp ác
mộng rằng chúng phải xa bố mẹ.

101
Chữa trị điều này thật đơn giản. Chạy nhanh đến ôm trẻ và nói chuyện nhẹ nhàng
với trẻ để trẻ sớm ngủ lại được.
Những hung thần đêm
Thói này thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Đang ngủ ngon chúng bỗng ngồi dậy nhìn trừng
trừng và khóc thật to. Bố mẹ chạy đến hoặc quay sang con rất nhanh nhưng đứa trẻ
hoàn toàn đờ đẫn dường như đang ở trong một thế giới mà họ không hiểu được.
Điều cần làm là ôm trẻ, dịu dàng nói lời an ủi trẻ và một lúc sau trẻ sẽ thư giãn và
ngủ lại. Việc này có thể mất khoảng 20 phút. Vào buổi sáng, trẻ không nhớ gì việc
xảy ra đêm đó mặc dù bố mẹ thì không thể quên được.
Một lần nữa, không phải mọi trường hợp đều cần phải làm cái gì đó mà nên để cho
thời gian chữa trị. Giống như đối với ác mộng, chắc chắn không có cách nào để
tránh cho trẻ thỉnh thoảng có những hành vì như một hung thần thế này vào nửa
đêm.
Thuốc an thần
Nhiều bố mẹ lạm dụng thuốc an thần. Trong một số gia đình thuốc an thần đuợc sử
dụng hằng đêm cho những trẻ em có vấn đề về giấc ngủ mà thật ra có thể khắc phục
bằng những biện pháp điều chỉnh hành vi đơn giản. Tôi phản đối việc sử dụng thuốc
an thần khi không cần thiết nhưng có ba tình huống có thể sử dụng được:
Kết hợp với kỹ thuật để cho trẻ khóc có kiểm soát của tôi
Dùng như một van an toàn cho những gia đình quá nhạy cảm vào những thời
điểm khủng hoảng khi cần phải ngủ để đảm bảo sự ổn định và sang suốt; và
để trấn an những đứa trẻ khuyết tật nặng ban ngày rất khổ sở nên thường
thức dậy và khóc vào ban đêm.
Bí quyết sử dụng thuốc an thần là cho đúng liều vào đúng lúc. Hầu hết các bác sĩ
đều viết đại lời hướng dẫn “uống thuốc trước khi đi ngủ” lên toa thuốc mà không lưu
ý rằng nếu cho trẻ uống lúc 6h tối thì không thể có tác dụng giúp trẻ ngủ say đến
sang hôm sau. Khi tôi muốn trẻ ngủ say thì tôi sẽ cho trẻ uống liều vừa với sức của
chúng vào lần đầu tiên khi trẻ thức dậy trong đêm. Như thế có công hiệu hơn bởi là
cho trẻ uống trước khi đi ngủ vì không có thuốc thì trẻ vẫn ngủ say trong mấy tiếng
đồng hồ đầu tiên. Nếu cho uống trễ hơn thì sẽ giúp cho bạn và trẻ ngủ ngon những
tiếng đồng hồ quý báu đoạn nửa đêm đến tảng sáng.
Tôi gặp những đứa trẻ chỉ ngủ 6 tiếng một đêm và gia đình rất khổ sở. Thuốc an
thần đã giúp cả gia đình giải toả và cho họ sức mạnh để áp dụng đến cùng một trong
những chương trình huấn luyện trẻ của tôi. Khi bố mẹ rã rời, tôi cho toa thuốc an
thần cho vài ngày để họ lấy lại sức trước khi giúp họ kiên trì áp dụng những biện
pháp hiệu quả hơn để giúp con cái họ hình thành những thói quen ngủ nghỉ tốt.
Không có hại gì khi để thuốc an thần trong nhà miễn là phải sử dụng đúng cách, nhất
là khi cần thiết phải uống để đảm bảo giấc ngủ sinh tồn.

102
Bản thân thuốc an thần không có gì xấu. Một số trẻ em cảm thấy bất an vào sáng
hôm sau và một vài em có thể chịu những tác dụng phụ khác thường. Chúng có thể
cảm thấy khó chịu, muốn hoạt động nhiều và vô lý, hành động không nhất quán. Có
thể xuất hiện những dấu hiệu của người uống phải thuốc độc, đi chệnh choạng, nói
láp đáp và tông vào cửa. Cẩn thận trước khi cho trẻ uống lần dầu tiên khi đang đi
trên xe, tàu hoặc máy bay. Ý nghĩ đang bị nhốt ở độ cao 10m sẽ làm cho đứa trẻ
đang say và hung hăng chùn người lại.
Những người hàng xóm nhạy cảm
Bố mẹ có những đứa con ngủ ít thường bị hang xóm cản trở khi áp dụng kỹ thuật cố
ý để cho trẻ khóc của tôi. Tôi đề nghị nên giải quyết trường hợp này như sau. Sau
khi từ chỗ tôi về, bạn đến gặp người hàng xóm và giải thích ngay là con bạn bị bệnh
khó ngủ và đang được điều trị, Giải thích rằng bác sĩ hướng dẫn áp dụng kỹ thuật cứ
để cho trẻ khóc vài đêm thì sau một tuần trẻ sẽ không còn thức dậy và khóc vào ban
đêm nữa. Hầu hết trong mọi trường hợp cứ nói bác sĩ bảo làm vậy thì hàng xóm sẽ
thông cảm. Cho đến nay tôi chưa thấy ai tố cáo với cảnh sát nếu chó của hàng xóm
sủa to làm nhiều người mất ngủ nhưng trẻ con khóc thì họ lại chửi bới và báo cho
cảnh sát.

103

Vous aimerez peut-être aussi