Vous êtes sur la page 1sur 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


BỘ MÔN TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

BÁO CÁO KHOA HỌC


NĂM HỌC 2009-2010
MỤC LỤC

1. Thiết kế và sử dụng bài tập nghiên cứu tình huống (case-study) trong giảng dạy
Tiếng Anh chuyên ngành nhằm phát triển kỹ năng tư duy logic, phê phán cho sinh
viên.

Th.S Đinh Hải Yến, CN Vũ Hải Hà, CN Vũ Tuấn Ngọc, Th.S Nguyễn Thụy Phương Lan,
Th.S Nguyễn Thị Thanh Vân, Th.S Cấn Thị Chang Duyên

2.Rough thoughts on paragraph - For Inter-groups discussion

PGS.TS Nguyễn Xuân Thơm


Thiết kế và sử dụng bài tập nghiên cứu tình huống (case-study) trong
giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành nhằm phát triển kỹ năng tư duy
logic, phê phán cho sinh viên.

Đinh Hải Yến, Vũ Hải Hà, Vũ Tuấn Ngọc,

Nguyễn Thụy Phương Lan, Nguyễn Thị Thanh Vân, Cấn Thị Chang Duyên

Tóm tắt : Kết quả thực nghiệm với 4 lớp sinh viên hệ phiên dịch K40 được tiến hành trong thời gian 1
học kỳ (2009-2010) về việc thiết kế và sử dụng các bài tập tình huống trong giảng dạy môn Tiếng Anh Tài
chính-Ngân hàng ở khoa Sư phạm Tiếng Anh, ĐHNN, ĐHQGHN nhằm phát triển kỹ năng tư duy phê phán
cho sinh viên cho thấy đây là một hoạt động thực sự mang tính khả thi và có hiệu quả cao, mang lại nhiều
hứng thú cho sinh viên, có tác dụng định hướng hoạt động tự học, nâng cao vốn kiến thức nền, phát triển
năng lực tư duy logic của các em thông qua việc rèn luyện khả năng lập luận. Mặt khác, cùng với nguồn tư
liệu phong phú và mặt bằng trình độ hiện nay của giáo viên, việc thiết kế và sử dụng bài tập tình huống
hoàn toàn có thể ứng dụng trong giảng dạy các môn thực hành tiếng ở giai đoạn cao của khoa Sư phạm
Tiếng Anh và giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành ở một số chuyên ngành xã hội của ĐHQG như Luật,
Kinh tế…Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên là phải thường xuyên nâng cấp, cập nhật kiến thức,
tin tức thời sự để có thể đảm bảo tính hiệu quả của việc thiết kế cũng như triển khai bài tập này trong giảng
dạy.

1. Đặt vấn đề :

Đổi mới phương pháp dạy và học là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng của giáo dục ở bậc đại học, đặc biệt là việc chuyển đổi từ giảng dạy theo niên
chế sang hệ thống tín chỉ trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, việc nghiên cứu để đưa vào
giảng dạy các loại hình bài tập bài tập nhằm giúp sinh viên phát huy vai trò tích cực, chủ
động trong học tập, đặc biệt trong quá trình tự học, có năng lực ứng dụng những kiến
thức về lý thuyết để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, khắc sâu và mở rộng vốn
kiến thức nền và rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp tương lai là một
hướng khai thác tích cực. Theo đường hướng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm về tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng các bài tập tình huống do giáo viên
tự thiết kế trong giảng dạy môn Tiếng Anh chuyên ngành ở khoa Sư phạm Tiếng Anh,
ĐHNN, ĐHQGHN nhằm phát triển kỹ năng tư duy phê phán cho sinh viên, trên cơ sở đó,
đưa ra một số gợi ý về việc biên soạn và ứng dụng bài tập tình huống trong giảng dạy
Tiếng Anh chuyên ngành ở khoa Sư phạm Tiếng Anh nói riêng và Tiếng Anh chuyên
ngành trong phạm vi Đại học Quốc gia Hà nội nói chung.

2. Bài tập tình huống và việc phát triển kỹ năng tư duy logic, phê phán cho sinh viên

Theo Boehrer & Linsky (1990): “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân
vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành
động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và
phức tạp của đời thực vào lớp học.”

Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là “xoay quanh những sự kiện có thật hay gần
gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải được giải quyết”
(Center for Teaching and Learning of Stanford University, 1994). Như vậy, về mặt nội
dung, tình huống không những phải chứa đựng vấn đề mà còn phải tạo điều kiện dẫn dắt
người học tìm hiểu sâu qua nhiều tầng, lớp của vấn đề, để có thể tiếp cận được cốt lõi,
bản chất của vấn đề.

Như vậy, tình huống được sử dụng để khuyến khích người học phân tích, bình luận, đánh
giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình mà qua đó, từng bước chiếm lĩnh tri thức hay
vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế, tạo ra một cơ hội phát
triển năng lực tư duy toàn diện hơn, đó là một ‘gói’ các kỹ năng tổng hợp bao gồm một
số kỹ năng cơ bản phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, khả năng
tổng hợp, đánh giá và áp dụng thông tin và các khái niệm lý thuyết trong thực tế, các kỹ
năng lập luận ở trình độ cao , mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết và cách đánh giá của
người học. Đó cũng chính là mục đích của việc rèn luyện kỹ năng tư duy logic, phê phán
cho sinh viên.

3. Biên soạn một tình huống trong giảng dạy

Để biên soạn một tình huống thực sự hiệu quả và phù hợp với mục tiêu, mục đích giảng
dạy, người biên soạn cần phái nắm được các yếu tố cấu thành nên một bài tập
tình huống (một ngữ cảnh chân thực; nội dung thông tin, dữ liệu; và một kết
thúc mở). Ngoài ra, việc tận dụng nguồn tư liệu có sẵn như báo (viết, mạng), tạp
chí, tiểu thuyết, tranh hoạt hoạ, video clip, phim truyền hình …sẽ là một thuận
lợi cho giáo viên trong quá trình lựa chọn, xây dựng tình huống phù hợp. Về
cách thức biên soạn bài tập tình huống, mô hình 8 bước của Herreid (1999) dưới
đây có thể coi là một mô hình mẫu vì sự rõ ràng và dễ ứng dụng của nó :

Quyết định đề tài Cân nhắc tính hấp dẫn, cập nhật, gây tranh cãi … của
đề tài

Nghiên cứu đề tài Khai thác các mối liên hệ, khả năng, tiềm năng phát
triển và tính phức tạp của đề tài

Nguyên tắc, mục tiêu Cân nhắc mục tiêu, nguyên lý, vấn đề … nào trong
giảng dạy môn học mà tình huống đang hướng tới

Xây dựng nhân vật Đề xuất các nhân vật (có thật hay hư cấu) có thể liên
quan, chịu tác động từ đề tài/vấn đề này

Viết tình huống với Sử dụng đa dạng kỹ năng kể chuyện nêu tình huống
vấn đề như văn xuôi, hồi tưởng, hội thoại v.v.

Lồng ghép thuật ngữ Có thể lồng ghép các khái niệm, thuật ngữ v.v. quan
trọng hay để sinh viên tự tìm hiểu lấy

Suy nghĩ các đề tài Suy nghĩ các đề tài lớn và đề tài con có thể phát triển từ
lớn và đề tài con tình huống để phát triển các tính huống cho các bài học

Viết câu hỏi Tập trung vào các vấn đề chính trong tình huống

3. Thực nghiệm việc thiết kế và sử dụng loại hình bài tập tình huống trong giảng
dạy môn Tiếng Anh chuyên ngành nhằm phát triển kỹ năng tư duy, phê phán cho
sinh viên :
Để trả lời câu hỏi : Liệu việc sử dụng bài tập tình huống do giáo viên tự biên soạn trong
giảng dạy môn Tiếng Anh chuyên ngành nhằm phát triển kỹ năng tư duy phê phán cho
sinh viên (giới hạn: khả năng lập luận) có khả thi hay không và hiệu quả của nó như thế
nào, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dưới hình thức thực nghiệm trong suốt một học
kỳ (học kỳ 7, năm học 2009-2010) với 4 lớp phiên dịch của K40 (E16-E19), môn Tiếng
Anh Tài chính-Ngân hàng, và 2 nhóm giáo viên tham gia trong vai trò : nhóm biên soạn
tình huống và chỉ đạo quá trình thực nghiệm và nhóm giáo viên thực hiện việc giảng dạy
với bài tập tình huống. Dưới đây là phần mô tả chi tiết quá trình thực nghiệm :

3.1 Thiết kế bài tập tình huống :

Trong quá trình biên soạn, thiết kế tình huống, chúng tôi chú trọng tới các yếu tố cấu
thành nên một bài tập tình huống và mô hình 8 bước trong việc viết một bài tập tình
huống của Hereid.. Chúng tôi quyết định chọn 5 đề tài để xây dựng 5 bài tập tình huống
gắn với 5 nội dung /5 chương của chương trình Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng bao
gồm: 1. ATM 2.Vai trò của Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế trong việc hỗ trợ
chống đói nghèo trên thế giới 3. Lạm phát ở Việt nam 4. Thị trường chứng khoán . 5.
Thuế thu nhập cá nhân.

- Lý do chọn những đề tài trên là : Đó là những nội dung yêu cầu sinh viên tự học, tự
nghiên cứu, nhờ đó sinh viên có thể mở rộng vốn từ vựng và kiến thức thức nền. Hơn
nữa, những vấn đề trên ngoài tính thời sự, cập nhật, đòi hỏi việc sử dụng những kiến thức
đã học hoặc phải tiếp tục tìm hiểu, hiện là những vấn đề vẫn còn gây nhiều tranh cãi, vì
thế tạo cơ hội cho sinh viên nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau. Điều này giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng lập luận logic cho
sinh viên.

- Xây dựng ngữ cảnh: Việc xây dựng ngữ cảnh phù hợp với đề tài đã lựa chọn thực sự là
một thủ thách bởi ngữ cảnh phải là một câu chuyện có độ chân thực cao, có sức thuyết
phục đối với người học để có thể lôi cuốn người học vào mạch của câu chuyện một cách
tự nhiên và sẵn sàng tham gia việc đóng vai và giải quyết vấn đề như yêu cầu của bài tập.
- Nội dung thông tin, dữ kiện : Với mỗi bài tập tình huống, các số liệu đưa ra đều có thực,
cập nhật, từ những nguồn thông tin đáng tin cậy như và dưới nhiều hình thức : giáo trình,
báo mạng, các trang web (bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh), phim hoạt hình, video clip,
một số văn bản của nhà nước…Sự phong phú về thông tin và dữ liệu cùng với sự dễ dàng
trong việc tìm kiếm thông tin không những tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong
quá trình chuẩn bị mà còn tăng tính hấp dẫn, độ hứng thú của bài tập.

- Kết thúc mở : yêu cầu của tất cả 5 bài tập tình huống đều đòi hỏi sinh viên phải trả lời
các câu hỏi dạng mở hoặc đưa ra chính kiến của mình về một hoặc nhiều khía cạnh liên
quan đến vấn đề chủ đạo trong bài tập. Để có thể hoàn thành yêu cầu của bài tập, sinh
viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng ở nhà, thể hiện qua các khâu nghiên cứu tình huống, yêu
cầu của bài tập, tìm hiểu và xử lý thông tin theo hướng dẫn của giáo viên và chủ động tìm
kiếm thêm các nguồn thông tin khác hỗ trợ cho mục đích giải quyết vấn đề của mình.
Đây cũng chính là sự định hướng, tạo ra mục đích và rèn luyện phương pháp tự học cho
sinh viên, và hoạt động diễn ra ở trên lớp chính là việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả của
hoạt động tự học đó.

- Đặt tiêu đề và trang trí cho bài tập : Đây cũng là một khâu rất quan trọng trọng trong
quá trình biên soạn bài tập. Tiêu đề phải phản ánh trung thực nội dung của tình huống,
nhưng lại phải ngắn gọn, dễ nhớ, và đôi khi (nếu có thể) phải hơi hài hước để tạo ấn
tượng. Với những tiêu chí đó, chúng tôi đã đặt tiêu đề cho 5 bài tập tình huống như sau :
To charge or not to charge, that’s the question!); The international financial institutions
-The rulers of nuts (nhại tên bộ phim ‘The luckiest nuts in the world’ giới thiệu trong
phần thông tin tham khảo, ám chỉ vai trò vẫn còn gây nhiều tranh cãi của IMF và WB
trong viêc hỗ trợ chống đói nghèo ở các nước thế giới thứ 3); Inflation in Vietnam; Stock
market : Analysis and selection of securities in Vietnam; Personal income-why or why
not?

Trang trí bài tập liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, khổ giấy (A4), cỡ chữ (12-14), số
lượng tờ (không quá 02 tờ) cách bố trí các phần hình ảnh và phần chữ trong cùng một tờ
giấy (hài hòa, bắt mắt, không rối mắt, không làm giảm sự tập trung của sinh viên vào yêu
cầu chính của bài tập) …Tất cả những yếu tố này phải thống nhất với nhau nhằm tạo ra
hiệu ứng tốt nhất, góp phần tăng tính hấp dẫn của bài tập, trước hết là về mặt hình thức
đối với người học.

3.2 Sử dụng bài tập tình huống trong giảng dạy

Bài tập này thường diễn ra trong 2 tiết. .Đầu tiên, giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà
dưới dạng viết của sinh viên, sau đó yêu cầu sinh viên tóm tắt lại tình huống và nêu vấn
đề được đặt ra trong tình huống (10 phút). Lần lượt các nhóm sẽ cử đại diện (mỗi lần sẽ
là một người khác nhau trong nhóm) đưa ra ý kiến, lập luận của nhóm về vấn đề đó (15-
20 phút) . Sau đó sẽ là phần thảo luận/tranh luận giữa các nhóm (50 phút). Trong quá
trình thảo luận/tranh luận, sinh viên sẽ được khuyến khích sử dụng những kiến thức đã
học hoặc đã đọc, đưa ra những bằng chứng , số liệu, ví dụ thực tiễn để làm tăng tính
thuyết phục cho các lập luận của mình. Sinh viên cũng được học cách nhìn nhận vấn đề ở
nhiều khía cạnh khác nhau, biết cách chấp nhận ý kiến nhiều chiều về cùng một vấn đề
(nếu những ý kiến đó có sức thuyết phục). Sinh viên cũng được khuyến khích nhận ra
những nhận định chủ quan, một chiều, thậm chí cực đoan khi đánh giá vấn đề và gợi ý
cách giải quyết vấn đề (được nhóm biên soạn đưa vào các đoạn hội thoại một cách có chủ
ý thông qua viêc sử dụng ngôn ngữ), và cách khắc phục những nhược điểm này. Trong
quá trình này giáo viên đóng vai trò là người nghe, người quan sát, đánh giá (bằng cách
ghi chép tóm tắt các ý kiến của các nhóm/cá nhân, sự tiến bộ của các cá nhân như tần suất
tham gia ý kiến, chất lượng của các ý kiến ở những bài tập tình huống sau so với những
bài trước đó.. đây cũng là cơ sở để giáo viên cho điểm cuối cùng sau khi kết thúc ở bài
tập thứ 5 để tính vào điểm đánh giá thường xuyên với trọng số 20%), và chỉ can thiệp khi
cần thiết. Phần cuối cùng, giáo viên sẽ dành khoảng 20 phút để nhận xét về phần chuẩn bị
ở nhà, hoạt động của các cá nhân/nhóm trong quá trình thảo luận, chỉ ra những tiến bộ đạt
được trong cách lập luận, cách đặt câu hỏi, một số điểm còn hạn chế và cách khắc phục,
sau đó tóm tắt lại một số điểm chính sinh viên cần phải nhớ, đính chính các thông tin/kiến
thức/từ vựng/cách diễn đạt sinh viên hiểu và sử dụng chưa đúng mà sinh viên đã thể hiện
trong phần trình bày trước đó, cung cấp thêm thông tin/nguồn tư liệu tham khảo cho sinh
viên tiếp tục tìm hiểu (nếu cần thiết). Đây là khâu rất cần thiết, giúp sinh viên khắc sâu
kiến thức, niềm tin, tạo ra động cơ tích cực cho bài tập tiếp theo, cũng như việc tự đọc, tự
tìm hiểu để nâng cao hiểu biết về lĩnh vực/vấn đề đã được bàn tới trong bài tập tình
huống.

3.3 Đánh giá về tính khả thi và tính hiệu quả của việc thiết kế và sử dụng bài tập
tình huống trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành nhằm giúp sinh viên phát triển
kỹ năng tư duy phê phán ở khoa Sư phạm Tiếng Anh :

Việc đánh giá về tính khả thi và tính hiệu quả của hoạt động bài tập tình huống do giáo
viên tự biên soạn và giảng dạy nhằm tăng cường khả năng tư duy phê phán cho sinh viên
được tiến hành thông qua quan sát, ghi chép của nhóm biên soạn bài tập tình huống và
nhóm giáo viên trực tiếp đứng lớp sau mỗi bài tập tình huống, phản hồi của sinh viên qua
bản điều tra được tiến hành sau mỗi buổi học có bài tập tình huống, và các ý kiến trao đổi
thông qua các cuộc trò chuyện không chính thức giữa giáo viên và sinh viên.

3.3.1 Tính khả thi :

- Thiết kế : Tất cả các giáo viên tham gia biên soạn và bài tập tình huống thấy rằng mặc
dù việc thiết kế một bài tập tình huống đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và công sức nhưng
hoàn toàn có thể thực hiện được nếu giáo viên nắm vững các yêu cầu của một bài tập tình
huống và các bước tiến hành trong thiết kế một bài tập tình huống. Nguồn tư liệu rất
phong phú, dễ tìm hiện nay cũng là một thuận lợi lớn. Tuy nhiên, điều đó cũng kèm theo
thách thức trong việc lựa chọn thông tin thực sự phù hợp với đề tài và mục đích giảng
dạy. Nếu giáo viên làm việc theo nhóm, việc thiết kế bản hướng dẫn giáo viên (như
chúng tôi đã tiến hành trong thực nghiệm này) là một yêu cầu bắt buộc, đòi hỏi người viết
phải nắm vững kiến thức về vấn đề mình đã lựa chọn cũng như kiến thức về giáo học
pháp hiện đại, để có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể về nội dung cũng như phương
pháp triển khai vấn đề một cách hiệu quả nhất.

- Triển khai hoạt động giảng dạy trên lớp học: Tất cả 04 giáo viên tham gia giảng dạy và
100% sinh viên đều khẳng định việc triển khai hoạt động giảng dạy trên lớp học với thời
lượng 10 tiết cho 5 bài tập tình huống trên tổng số 45 tiết/học kỳ với độ giãn cách về thời
gian là 3 tuần/bài tập tình huống cho một môn học như Tiếng Anh Kinh tế hoặc Tiếng
Anh Tài chính –Ngân hàng ở khoa Sư phạm Tiếng Anh hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Về
thời gian cần thiết cho việc chuẩn bị bài, 100% sinh viên cho rằng 01 tuần là đủ. Về
nguồn tư liệu, 93% sinh viên nói rằng thông tin đầy đủ, phong phú, giúp ích cho họ trong
quá trình tìm hiểu và giải quyết các yêu cầu của bài tập. Tính khả thi cũng thể hiện trong
việc triển khai các hoạt động nhóm và cá nhân trong thảo luận/tranh luận đòi hỏi việc sử
dụng những kỹ năng liên quan đến thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ thể hiện sự đồng tình,
phản đối, giải thích, chứng minh …,100% sinh viên đã có cơ hội làm quen ở những năm
dưới và ở các môn học khác (mặc dù ở mỗi sinh viên, độ thành công là khác nhau tùy
thuộc vào trình độ tiếng, động cơ và thái độ học tập, việc đầu tư cho khâu chuẩn bị bài ở
nhà …). Do đó, ở môn học Tiếng Anh chuyên ngành, việc sử dụng các tình huống về các
vấn đề liên quan đến nền kinh tế Việt nam và thế giới là cơ hội giúp các em liên hệ lý
thuyết vào thực tiễn, khắc sâu và mở rộng kiến thức cũng như rèn luyện và phát triển các
kỹ năng đã được học, đặc biệt là khả năng lập luận ở trình độ cao.

3.3.2 Tính hiệu quả :

Dưới đây là phản hồi của sinh viên về tính hiệu quả của hoạt động sử dụng bài tập tình
huống trong giảng dạy nói chung, và việc phát triển tư duy phê phán thể hiện qua khả
năng lập luận nói riêng :

- Tính hiệu quả của hoạt động trước hết thể hiện ở sự hứng thú mà bài tập tình huống
mang lại cho sinh. Hầu hết sinh viên tham gia thực nghiệm đều khẳng định đây là một
hoạt động học tập mang lại sự hứng thú cao cho họ với 88% (thấp nhất, bài tập tình
huống thứ 2) tới 93.73% (cao nhất, bài tập tình huống số 4&5) sinh viên cho rằng họ rất
hứng thú với bài tập này. Rất nhiều sinh viên bày tỏ đây là lần đầu tiên họ được làm quen
với bài tập này, và chủ đề của bài tập không dễ, khi số sinh viên thấy mức độ khó tăng
dần từ bài tập tình huống số 01 (13,58%) đến bài tập tình huống số 03 ( 58,67%) và bài
tập tình huống số 05 (76,55%), khi các vấn đề được đề cập đến trong tình huống ngày
càng phức tạp hơn như lạm phát, thị trường chứng khoán, thuế thu nhập cá nhân… Tuy
nhiên, điều ấy không làm giảm độ hấp dẫn của bài tập, bởi vì theo hầu hết sinh viên (dao
động từ 92,86 : sau bài tập tình huống thứ 2 tới 96.30% : sau bài tập tình huống thứ 5),
tất cả các bài tập đó đều đòi hỏi các em liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn và điều đó
giúp các em hiểu sâu hơn về những vấn đề mang tính thời sự đang được quan tâm hiện
nay. Độ hấp dẫn của bài tập còn được thể hiện qua hiệu quả của việc thiết kế bài tập
thông qua hình ảnh, cách dẫn dắt câu chuyện, cách đưa ra câu hỏi, tư liệu tham khảo…
với số liệu phản ánh lượng sinh viên đánh giá việc thiết kế bài tập tình huống đạt hiệu
quả cao dao động trong khoảng 81.33 % (bài tập tình huống thứ 3) dến 99.29 (bài tập tình
huống thứ 5).

- Về mức độ tiến bộ của sinh viên trong khả năng lập luận : Theo ý kiến phản hồi của 100
% giáo viên và sinh viên tham gia thực nghiệm, tất cả sinh viên đều có sự tiến bộ đáng kể
trong khả năng lập luận, mặc dù với các cá nhân, sự tiến bộ đó không đều nhau.Do độ
khó và yêu cầu về mức độ của các kỹ năng lập luận mà sinh viên cần đạt tới của các đề
tài khác nhau, mức độ tiến bộ trong cách lập luận của sinh viên theo số liệu điều tra phản
ánh khá khác nhau với 88.89 %,75,92%, 92%, 90,36, và 95.06 sau các bài tập tình huống
từ l -5 (lần lượt theo thứ tự như trên). Thực tế này cũng khá trùng hợp với đánh giá của
giáo viên (mẫu đánh giá dựa trên thang bậc nhận thức của Bloom) về sự tiến bộ của sinh
viên trong các kỹ năng tư duy logic, phê phán thể hiện qua từng bài tập tình huống.Từ bài
tập 1-3, số lượng sinh viên đạt tới kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin chiếm đa số, ở
lớp E 18 con số đó là 100%, ở các lớp E16 &E19 (2 lớp có mặt bằng tiếng vượt trội và
đều hơn 2 lớp còn lại)con số sinh viên đạt tới kỹ năng đánh giá khá khiêm tốn , khoảng
20%. Tuy nhiên, ở bài tập thứ 4 và thứ 5, số lượng sinh viên có khả năng đưa ra nhận
định, đánh giá về các nhận định với chính kiến rõ ràng, có cách lý giải, bằng chứng
thuyết phục đã tăng lên đáng kể, kể cả với một số sinh viên không thực sự tích cực, nhận
thức chỉ dừng lại ở mức hiểu ở một vài buổi đầu, ở lớp E16 là 60%, E19 là 70%, còn lại
trong khoảng 40-50%. Mặc dù sự đánh giá có thể trong một chừng mực nào đó, còn
mang tính chủ quan, thực tế nêu trên phản ánh tính hiệu quả của hoạt động giảng dạy tình
huống trong việc góp phần thúc đấy năng lực tư duy logic, phê phán của sinh viên.

Đánh giá tính hiệu quả một cách tổng thể của hoạt động giảng dạy bằng bài tập tình
huống, chỉ có 6,17% sinh viên cho điểm 7/10, còn lại 93,83% cho điểm từ 8-10. Con số
này cho thấy thực nghiệm thiết kế và sử dụng bài tập tình huống trong giảng dạy Tiếng
Anh chuyên ngành nói chung và trong việc phát triển tư duy phê phán cho sinh viên nói
chung đã đạt được các mục đích nghiên cứu đề ra.
5. Kết luận :

Đây là một hoạt động thực sự mang tính thực tiễn cao, mang lại nhiều hứng thú cho sinh
viên, mang đến cho các em cơ hội vận dụng kiến thức đã học để soi rọi vào một tình
huống chân thực trong thực tiễn, có tác dụng định hướng hoạt động tự học, đặc biệt là
việc đọc rộng một cách thực sự hiệu quả, tạo ra động cơ tích cực đối với người học, nâng
cao vốn kiến thức nền và có tác dụng phát triển năng lực tư duy logic của các em thông
qua việc rèn luyện cách lập luận và giải quyết vấn đề.

Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm cho thấy với nguồn tư liệu phong phú và với mặt
bằng trình độ hiện nay của giáo viên, việc thiết kế và sử dụng bài tập tình huống hoàn
toàn có thể ứng dụng trong giảng dạy các môn thực hành tiếng ở giai đoạn cao của khoa
Sư phạm Tiếng Anh và giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành ở một số chuyên ngành xã
hội của ĐHQG như Luật, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh…Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra
cho giáo viên là thường xuyên nâng cấp, tự học hỏi và cập nhật kiến thức nền/ kiến thức
chuyên ngành, tin tức thời sự qua nhiều nguồn cũng như kiến thức về giáo học pháp hiện
đại để có thể đảm bảo tính hiệu quả của việc thiết kế cũng như triển khai bài tập tình
huống trong giảng dạy.

Danh mục tài liệu tham khảo

Boehrer, J., & Linsky, M. (1990). “Teaching with Cases: Learning to Question." In M. D.
Svinicki (ed.), The Changing Face of College Teaching. New Directions for
Teaching and Learning, no. 42. San Francisco: Jossey-Bass, 1990.

Herreid, C.F. (?). When Justice Peeks: Evaluating Students in Case Method Teaching.
Journal of College Science Teaching (vol. XXX (7)). Retrieved 26 March, 2010
from: http://ublib.buffalo.edu/libraries/projects/cases/teaching/justice.html

Herreid, C.F. (1994). Case Studies in Science: A Novel Method of Science Education.
Journal of College Science Teaching (February, 1994). Arlington: NSTA
Publications. Retrieved 26 March, 2010 from
http://ublib.buffalo.edu/libraries/projects/cases/teaching/novel.html.

Herreid, C.F. (1997). What is a Case?Bringing to Science Education the Established


Teaching Tool of Law and Medicine. Journal of College Science Teaching
(February, 1994). Arlington: NSTA Publications. Retrieved 26 March, 2010
from http://ublib.buffalo.edu/libraries/projects/cases/teaching/novel.html
Herreid, C.F. (1997/98) What makes a good case? Journal of College Science Teaching
27(3):163-165.

Herreid, C.F. (1999) Cooking with Betty Crocker A Recipe for Case Writing. Journal of
College Science Teaching (Dec 1999 – Jan 2000): 156-158. Retrieved 26 March,
2010 from
http://ublib.buffalo.edu/libraries/projects/cases/teaching/betty.html

Nguyễn Hữu Lam. (2005). Phương pháp nghiên cứu tình huống. Chương trình giảng dạy
Kinh Tế Fulbright, Việt Nam. Năm học 2005-2006. Retrieved 25 March, 2010 from
http://www.fastonline.org/CD3WD_40/OCW/ECON_POLICY_ANALY/Case_method_
VN/EN/index.htm

Stanford University. (1994). Teaching with case studies. Stanford University Newsletter
on Teaching. Retrieved 29 August from
www.stanford.edu/dept/CTL/Newsletter/case_studies.pdf

Waterman, M. & Stanley, E. (2005). Case-based Learning. Retrieved 26 March, 2010


from:
http://cstl-csm.semo.edu/waterman/cbl/caseformats.html
Rough thoughts on paragraph : For Inter-groups discussion
Nguyen Xuan Thom, Associate Professor

Definitions of paragraph

• one of several distinct subdivisions of a text intended to separate ideas; the


beginning is usually marked by a new indented line

• A paragraph (from the Greek paragraphos, "to write beside" or "written


beside") is a self-contained unit of a discourse in writing dealing with a
particular point or idea. Paragraphs consist of one or more sentences. The start
of a paragraph is indicated by beginning on a new line. ...

• A passage in text that is about a different subject from the preceding text,
marked by commencing on a new line, the first line sometimes being ...

• a unit of meaning signaled by indenting the first word or by inserting a


line space between sections of writing

• by default, a paragraph is considered to end at the next hard return for


word processing files and up to the next blank line (ie two carriage returns in a
row) for ASCII files.

• Paragraphs are the medium-size unit of human-language text. There are


special Emacs commands for moving over and operating on paragraphs.
Section 23.3.

• As a distinct subdivision in a text, each paragraph develops a separate


thought, and makes one statement only.

• Paragraph Structure
Find the topic sentence, supporting details, and conclusion in these paragraphs:
★ Circle the topic sentence. Number the supporting details. Underline the conclusion.

Winter is my favorite season because I like the clothes, the food and the
activities. In the winter, I can wear a big coat and my favorite sweater. When it's cold, I
can eat hot foods and soup. I like to drink hot chocolate, too. Best of all, I enjoy many
winter activities. I can play in the snow and make a snowman. I can go skiing, ice
skating, or stay at home by the fireplace. These things make winter my favorite season.
American food is fast, cheap, and tasty. Some countries have food that takes a long time
to make, but Americans like to eat fast food, for example: hot dogs, hamburgers, and
sandwiches. American food is not too expensive. Some people don't like American food,
but I think it tastes great. You can put ranch dressing on everything to make it taste
delicious. If you are looking for food that is fast, cheap, and tasty, you should try
American food.

Do all the sentences in this paragraph stay focused on the topic?


I don't like tests. Every time I take a test, I feel nervous. When I study for a test,
I don't know if I will be able to get a good grade. Often I worry about taking a test and
can't sleep. Sometimes I daydream or draw pictures in class. After the test is over, Iworry
about my grade. When my teacher gives the test back to me with a grade, I still can't relax
because I know I will have another test soon. Tests give me a lot of stress. That is why I
don't like tests.

Write a topic sentence for this paragraph.


___________________________________________. You don't have to take a
cat for a walk every day like a dog. You do not have to wash cats because they know how
to clean themselves. If you want to go on vacation, you can leave some food and water
for your cat and it will be okay. A cat can sleep on your bed and keep you warm at night.
I think these things make cats good pets.

Write a concluding sentence for this paragraph.


Halloween is a traditional American holiday. Americans celebrate it every year
on October 31. Children dress in Halloween costumes and go trick-or-treating. Adults
have parties and decorate their homes. The stores sell a lot of candy and black and orange
decorations. At parties people eat cupcakes and drink apple cider. They alsocarve
pumpkins to make jack-o-lanterns. __________________________________
_____________________________________________________________________.
Adapted from “Teaching Writing” by Rebekah Martindale.
2
#1–Write a paragraph about your favorite kind of sandwich. (10 points)
Using the illustration below, write a topic sentence in the top bun, at least 3 sentences
of supporting details on the lines in between, and a conclusion sentence in the bottom
bun.
#2–Select one of the following topics and write an excellent paragraph on an
separate sheet of paper. (10 points)
Topics:
describe your favorite thing to do after school
describe one of your relatives or your pet
describe a place would you like to visit
describe an occupation that interests you
Remember:
1. Make sure your paragraph has a topic sentence (top bun).
2. Make sure you provide at least 3 sentences that support your main idea (lettuce,
cheese, meat, etc.).
3. Make sure you have a closing sentence (bottom bun).
4. Check that all your sentences focus on the main idea.
★ Circle your topic sentence. Number your supporting details. Underline
the conclusion

Types of Paragraphs
|
These are types of paragraphs.

1. Introduction paragraph

Introduction paragraphs, often placed at the beginning of a text, introduce the theme of
the whole text to be expanded in the paragraphs that follow.

2.Conclusion paragraph
Conclusion paragraphs conclude the arguments presented in the preceding paragraphs of
a text

3. Narration Paragraph ( Đoạn văn tự sự)

Narration paragraphs are most distinctively used in fiction. As such, they will contain all
necessary components of action development: protagonist, setting, goal, obstacle, climax
and resolution. Writing a narration paragraph requires, consequently, sequential order and
chronology. There are many descriptive elements included into the body of a narration
paragraph but, if composed correctly, the paragraph will feature much more action than
depiction.

4.Exposition Paragraph (Đoạn văn phản ánh)

Often times, this kind of a paragraph is used as a component of other types. It is created
in order to clarify or explain a problem or a phenomenon. Writing exposition paragraphs
requires strict focus on evidence and objective language. It can contain elements of
comparison and contrast or cause and effect writing - both facilitate accurate exposition
of its subject-matter.

5.Definition Paragraph (Đoạn văn định nghĩa)

Definition paragraphs are used in order to explain the meaning, origin and function of
things. They are used both in academic writing and in fiction. To write a definition
paragraph, writers should concentrate on the role of its subject in the context of the whole
essay and list comparisons as well as examples accordingly.

You may have already written definition sentences. If so, you are already familiar with the
organizational pattern.
Term Class Description
Cholera is an intestinal that can be described
infection according to its cause,
symptoms, and treatment.
The definition paragraph is a definition sentence which has been expanded into a paragraph. The
definition sentence becomes the topic sentence. Each category is expanded into major supporting
sentences, and minor supporting sentences are added.

Cholera is an intestinal infection that can be described according to its cause, symptoms,
and treatment. A bacterium, called Vibrio cholera, is the causative agent of cholera. It can be
spread through contaminated food, water, or feces. Cholera patients may exhibit different
symptoms that can vary from mild to severe. Some symptoms are watery diarrhea and loss of
water and salts. Oral or intravenous replacement of fluids and salts as well as specific antibiotics
is a possible treatment for cholera. Patients can be treated with an oral rehydration solution or,
in severe cases, an intravenous fluid.

6.Description Paragraph (Đoạn văn miêu tả)

Preferably, description paragraphs should concentrate on action (verbs), rather than


sensations (adverbs and adjectives). Writers should assume the role of readers whose idea
of the described events is, in entirety, constructed by the paragraph content. Description
paragraphs should be detailed, clear, and render the represented reality chronologically

7.Classification Paragraph (Đoạn văn phân loại)

Writing a classification paragraph takes a slightly varied approach. It should rely on both
defining and comparing. Writers should classify the subject of the paragraph in a specific
context providing comparisons to corresponding ideas. Classification can be performed
on multiple levels – semantic (comparing different meanings of things), linguistic (using
vocabulary to show contrast), and more. Description Paragraph

Preferably, description paragraphs should concentrate on action (verbs), rather than


sensations (adverbs and adjectives). Writers should assume the role of readers whose idea
of the described events is, in entirety, constructed by the paragraph content. Description
paragraphs should be detailed, clear, and render the represented reality chronologically.

8. Process Analysis Paragraph (Đoạn văn giải trình)

It, usually, takes the form of a how-to paragraph which guides readers through a process
or action to be performed. It’s very concise and uses formal, non-descriptive vocabulary.
It should be written in chronological order which accounts for subsequent actions.

9.Persuasion Paragraph (Đoạn văn thuyết phục)

Persuasion paragraphs require exhortatory and dynamic language. They are aimed at
persuading others into taking a particular action or adopting certain point of view. They
should be devoid of descriptive content and, instead, rely on the imperative mode.
10. Proposal patagraph ( Đoạn văn đề nghị)
Proposal paragraphs contain proposal arguments

11. Evaluation paragraph (Đoạn văn đánh giá)


Evaluation paragraphs express evaluation arguments by the writer

Pagragraph studies in Soviet linguistics


Major syntax
By major syntax (the term is borrowed from Natan and Smirova, in Akhmanova
(1970) p. 50) we mean the sentence and paragraph levels.
Narrator’s Discourse (ND)
While analyzing the main type of Plane ND, auctorial narration, we should remember the
fact that the primary unit of understanding is the sentence in which “the meanings borne
by morphemes, phrases, and clauses hook together to express a meaning that can stand
more or less by itself” (73, 261). It has long been noticed that the infinite variety of
sentences in literary prose can be reduced to three basic stylistic types: loose, periodic
and balanced. The creative author weaves them skilfully into the varied fabric of auctorial
narration.

A loose sentence
A loose sentence is one that continues running on after grammatical completeness
has been reached, and when we think the sentence has come to an end. (Here and in the
other examples below for the sake of obviousness each separate segment of the sentence
is presented in a separate line): -
We came to our journey’s end at last,
with no small difficulty,
after much fatigue,
through deep roads
and in bad weather.
This is how the loose type of sentences is characterized by Simeon Potter, a
notable British linguist: -
“In the so-called loose sentence the writer or speaker states fact after fact just as
these occur to him, freely and artlessly. Daniel Defoe opens The Life and Adventures of
Robinson Crusoe with a long, loose rambling sentence which nevertheless grips our
attention at once:
‘I was born in the year 1632, in the city of York, of a good family, though not of
that country, my father being a foreigner of Bremen, who settled first at Hull: he got a
good estate of merchadise, and leaving off his trade, lived afterward at York, from
whence he married my mother, whose relations were named Robinson, a very good
family in that country, and from whom I was called Robinson Kreutznoer; but by the
usual corruption of words in England, we are now called, nay, we call ourselves, and
write our name Crusoe, and so my companions always called me’.
The style is conversational. We seem to hear the author talking quietly to us in the first
person and telling us the story of his life. This imaginary autobiography seems at once
factual and real. As the writer tells us about the time and the place of his birth, about his
parentage and his name, he adds clause to clause pleasantly. The sentences might well
have ended after the first clause, ‘ I was born in the year 1632’; or it might have ended in
at least thirteen other places after that. On the other hand it might have gone on and on
for many pages. There is no ambiguity, no obscurity, and no tautology. The reader
receives no mental check. All is easy and natural. But behind this apparent artlessness
there is art concealed…”. (75, 96).
The following is an example of loose sentences taken from modern prose:-
All in all they were known as a comparatively happily married couple,
one of those whose disruption is often rumoured but never occurs,
and as the society columnist put it,
they were adding more than a spice of adventure to their much envied and
ever-enduring Romance by a Safari in what was known as Darkest Africa
until the Martin Johnsons lighted it on so many silver screens
where they were pursuing Old Simba the lion, the buffalo, Tembo the
elephant
and as well as collecting specimens for the Museum of Natural History.
(Hemingway)

A Periodic sentence

A Periodic sentence (called also a Period) is one that keeps the meaning in
suspense and is not complete until the close:-
At last,
with no small difficulty
and after much fatigue
we came,
through deep roads
and in bad weather,
to our journey’s end.
The suspense can be produced in four different ways at least, and there may be
more:-
(i) by putting adverbial or qualifying phrases before, and not after, the
word that they are intended to qualify –
In the cool blue twiglight of two steep streets in Camden Town, the
shop at the cornerm a confectioner’s, glowed like the butt of a
cigar. (Chesterton)
(ii) by putting subordinate clauses before the main clause—
But either because the rains had given a freshness, or because the sun was
shedding a most glorious beat, or because two of the gentlement were
young in years and the third young in the spirit—for some reason or other
a chang came over them.
(iii) by using participial constructions, and making them preced the subject
of the sentence—
Hitching his boot in the carpet, and getting his sword between his legs, he came
down headlong, and presented a curious litlle bald place on the crown of his head
to the eyes of the astonished company. (Dickens).
(iv) by using correlative words and phrases –
He kept himself alive either with the fish he caught or with the goats he
shot.
This is what Simeon Potter says about the periodic sentence:- “In the periodic
sentence the climax comes at the close. The reader is held in suspense until at last he
hears what he has long been waiting for, and only then is he able to comprehend the
meaning of the sentence as a whole”. (75, 96).
The following example is an excellent illustration of the point:-
At length,
having occupied twelve months
in puffing and paddling,
and talking and walking,-
having travelled over all Holland,
and even taken a peep into France and Germany,-
having smoked five handred and ninety-nine pipes,
and three hundred-weight of the best Virginia tobacco,-
my great-grandfather gathered together
all that knowing and industrious class of citizens
who prefer attending to anybody’s business
sooner than their own,
and having pulled off his coat and five pairs of breeches,
he advanced sturdily up
and laid the corner-stone of the church,
in presence of the whole multitude –
just at the commencement of the thirteenth month.
(Irving; quoted in 62, 55)

Notice how the interest of Hamlet has been awakened by the suspensive influence of the
conditional clause in the following lines from Hamlet: -
GHOST. If thou didst ever thy dear father love,
HAMLET. O heaven!
GHOST. Avenge his foul and most unnatural murder.
Here are two examples of periodic sentences from modern prose:-
(i) In the centre of the room,
uder the chandelier,
as became a host,
stood the head of the family,
old Jolyon himself. (Galsworthy)
(ii) But that night
ater dinner
and a whisky and soda by the fire before going to bed,
as Francis Macomber lay on his cot
with the mosquito bar over him
and listened to the night noises
it was not all over. (Hemingway)

A balanced sentence
A balanced sentence is one that consists of two or more successive segments of similar
length and structure containing similar or opposite thoughts as if balancing them against
each other in a pair of scales (see also syntactic parallelism, p.99 ff.):-
In peace, children bury their parents; in war, parents bury their children.

To quote Simeon Potter again: “The balanced sentence satisfies a profound human desire
for equipoise and symmetry and it has long been at home in English…and in many other
languages both ancient and modern. It may express two similar thoughts in parallelism or
two opposing ones in antithesis. Such proverbial sayings as “Like master like man”,
“More haste less speed”, “First come first served”, and “Least said soonest mended”
probably represent a primitive Indo-European sentence-type which survies in many
lands” (75, 97).
Even a cursory glance at English writing shows that this sentence-type is still very much
alive:-
(i) If the result be attractive, the World will praise you, who little deserve
praise;
if it be repulsive, the same World will blame you, who almost as little deserve
blame.(Bronte)
(ii) Nothing can cure the soul but the senses, just as nothing can cure the
senses but the soul. (Wilde)
(iii) He calls her by her name, Lucy:
and she, blushing at her great boldness, has called him by his, Richard.
(Meredith)

To conclude our discussion of the auctorial discourse on the sentence level it should be
emphasized that English sentence patterns show an infinite variety and loose, periodic,
balanced are only relative terms.
Thus both loose and periodic sentences may be partially balanced. The following
are examples of
(i) balanced-loose sentences-
And it seemed so curious
that her pale face and helpless figure should be lying there
day after day
where dancing was the business of life;
where the kit and the apprentices began every morning in the ball room,
and where the untidy little boy waltzed by himself in the kitchen all the
afternoon. (Dickens)
(ii) balanced-periodic sentences –
Where the throng is thickest,
where lights are brightest,
where all senses are ministered to with the greatest
Delicacy and refinement,
Lady Deadlock is. (Dickens)
In any long passage of the narrator’s discourse the sentences are divided up into
groups called paragraphs. Each paragraph begins with a fresh line, and this line is
idented. A paragraph is a sentence or a group of sentences that all help to express on
theme. The construction of a paragraph is analogous to that of a sentence.
We frequently find that the topic of a paragraph is more or less fully indicated in
one of the sentences. The sentence indicating the theme is called the topic-sentence. We
have seen, in dealing with loose, periodic and balanced sentences, that the main segment
may come either at the beginning or at the end of the sentence or that there are two
balanced segments. Similarly in paragraphs the theme may appear in the first sentence
(loose paragraphs), or it may be reserved for statement in the last sentence (periodic
paragraphs), or it may take the form of parallel sentences (balanced paragraphs). Which
of these three methods is chosen depends on the effect the writer is aiming at.
The topic-sentence is sometimes found in the middle of the paragraph or is absent
at all, but in the latter case the theme is still definitely implied and can be interpreted in a
single sentence.

A loose paragraph

A loose paragraph is one that starts with the topic-sentence followed by other sentences
amplifying and illustrating it.

This type of paragraph is found more commonly in prose since the topic-sentence at the
beginning at once engages attention, and the decoder is enabled to grasp immediately
what the leading idea of the paragraph is:-
I had no notion what her age was. When I was quite a young man she was a
married woman a good deal older than I, but now she treated me as her contemporary.
She constantly said that she made no secret of her age, which was forty, and then added
with a smile that all women look five years off. She never sought to conceal the fact that
she dyed her hair (it was a very pretty brown with reddish tints), and she said she did this
because hair was hideous while it was going grey; as soon as hers was white she would
cease to dye it. (Maugham)

A periodic paragraph

A periodic paragraph is one that first states reasons and illustrations; the concluding
topic-sentence sums up the theme of the paragraph:-
I remember how, happening to be at Shrewsbury, twenty years ago, and finding
the whole Haymarket company acting there, I went to the theatre. Never was there such a
scene of desolation. Scattered at very distant intervals through the boxes were about half
a dozen chance comers like myself; there were some soldiers and their friends in the pit,
and a good many riffraff in the upper gallery. The real townspeople, the people who
carried forward the business and life in Shrewsburry, and who filled its churches and
chapels and Sundays, were entirely absent. I pitied the excellent Haymarket company; it
must have been like acting to oneself upon an iceberg. Here one had a good example- as I
thought at the time, and as I have often thought since- of the complete enstrangement of
the British middle class from the theatre. (Arnold)

A balanced paragraph

A balanced paragraph is one that consists of correlated thoughts expressed in a


succession of parallel sentences:-
Dombey was about eight-and-forty years of age. Son was about eight-and-forty
minutes. Dombey was rather bald, rather red, and though a handsome, well-made man,
too stern and pompous in appearance, to be prepossessing. Son was very bald, and very
red, and though (of course) and undeniably fine infant, somewhat crushed and spotty in
his general effect, as yet. On the brow of Dombey, Time and his brother Care had set
some markes, as on a tree that was to come down in good time – remorseless twins they
are for striding through their human forests, notching as they go – while the countenance
of Son was crossed and recrossed with a thousand little creases, which the same deceitful
Time would take delight in smoothing out and wearing away with the flat part of his
scythe as a preparation of the surface for his deeper operations. (Dickens)
Special research carried on in Moscow University under the guidance of O.S
Akhmanova has convincing proved that “the linguostylistic patterns or varieties of
sentence structure are not a passing whim of a particular time or trend (of English
literature)” (62, 56). We can add that the same applies to paragraphs as well.

Vous aimerez peut-être aussi