Vous êtes sur la page 1sur 5

THỨCTỈNHTRÍTHÔNGMINH

CỦATRẺ4-6TUỔI
PHẦN1:SÁNGTẠO
SÁNG TẠO LÀ TÌM RA CÁI MỚI, ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ CÓ TÍNH
CÁCH GIẢI QUYẾT CÁI MỚI, SÁNG TẠO:
KHÔNG BỊ GÒ BÓ, PHỤ THUỘC
1. Ham hiểu biết.
VÀO NHỮNG CÁI ĐÃ CÓ.
Mục đích của việc giáo dục trẻ không chỉ 2. Thích thử nghiệm.
dừng lại ở việc dạy trẻ thành người thông
minh. Việc thực sự quan trọng là việc nuôi 3. Hay hỏi. Hỏi những câu mà
dưỡng cá tính của trẻ, dạy trẻ có thể tự suy nhiều trẻ thường không hỏi.
nghĩ, có tư duy độc đáo.
Vậy làm thế nào để nuôi dạy trẻ thành 4. Không thỏa mãn với những câu
những con người không phải chỉ để mô trả lời qua quít. Hỏi cho đến khi
phỏng lại những cái người khác đã làm mà hiểu rõ mới thôi.
thành những con người có đầu óc sáng tạo
đây? 5. Đưa ra nhiều cách nghĩ mới mẻ.
Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo,
vấn đề là người lớn cần có những phương
pháp khuyến khích trẻ, giành đủ thời gian
6. Thử nghiệm cái gì lần đầu
tương tác tích cực với chúng, có giao cho
cũng không sợ sệt.
chúng những nhiệm vụ (trò chơi/tình
huống) đòi hỏi phải có hành vi sáng tạo hay
7. Hay có suy nghĩ xung đột với
không.
bố mẹ, thầy cô, bạn bè.
Tính tư duy sáng tạo đó của trẻ sẽ được phát
triển mạnh mẽ hơn nếu chúng ta biết khích
8. Thích độc lập, hay phản đối.
lệ và rèn luyện cho chúng.

CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO TRẺ?
Bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ không có nghĩa là bắt trẻ lập tức phải phát minh, sáng tạo, mà là yêu
cầu trẻ hình thành tinh thần sáng tạo, tìm tòi, đổi mới. Cha mẹ không nên quá hạn chế các hoạt động
của trẻ, hãy để trẻ tự đi tìm tòi. Trí tò mò của trẻ rất lớn. Đối với bất cứ sự vật gì không hiểu, chúng đều
có ước muốn được khám phá, thích tháo đồ chơi, đồng hồ, thích mở ngăn kéo, tìm kiếm kho báu
trong tủ…đây đều là biểu hiện của sự ham hiểu biết. Trò chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ khi còn
nhỏ, hãy bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các trò chơi. Khi trẻ tham gia trò chơi,
hãy cỗ vũ chúng nêu ra chủ đề và nội dung của trò chơi. Sự phát triển của trò chơi không hoàn
toàn là do tự phát mà cần có sự giúp đỡ, kích thích, hướng dẫn, thúc đẩy ý của cha mẹ. Khi chơi,
trẻ được thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh trong quá
trình chơi, chứ không phải sản phẩm cuối cùng nuôi dưỡng khả năng sáng tạo trong trẻ.

pomath.edu.vn PHẦN 1-1


Cho trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể
thành một câu chuyện có tình tiết, có logic,
biết đặt tên cho bức tranh vậy là chúng đã CÓ NHỮNG CÁCH NÀO GIÚP TRẺ
sáng tạo ra câu chuyện theo ý tưởng và kinh
nghiệm riêng của chúng rồi. Cho trẻ xem
những hình tròn, hình vuông, hình tam giác...
rồi để trẻ vẽ chúng thành những thứ trẻ thích,
SÁNG TẠO?
ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con
chuột..., vậy là chúng đã sáng tạo. Trẻ
Trẻ càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng
nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh
của mình càng có nhiều cơ hội để phát triển. Sự sáng
quy tắc chơi cho phù hợp với
tạo luôn hiện hữu trong hành vi của trẻ, vấn đề là người lớn
tình huống...
có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi dưỡng
đó là SÁNG TẠO.
và kích hoạt kịp thời hay không?

Vì thế, cha mẹ hãy cài đặt những tình huống có chủ đích một cách khéo léo thông qua những hoạt
động hàng ngày cho trẻ nhé! Sau đây POMATH xin chia sẻ một số tình huống cha mẹ có thể tham
khảo để áp dụng nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ.

RÈN LUYỆN TÍNH LINH HOẠT, MỀM DẺO THÔNG QUA NHỮNG
BÀI TOÁN THUẬN – NGHỊCH
Ví dụ trên đưa ra dựa trên VÍ DỤ 1: Bé hãy giúp nhà ga đánh số lại các toa tàu nhé!
một thực tế là các đoàn tàu
thường không thể quay đầu
Tàu Hà Nội – Hải Phòng:
cả toa tàu mà chỉ quay đầu
đầu kéo. Do vậy ở chiều đi,
đoàn tàu được đánh số tăng
dần, nhưng ở chiều về, đoàn
tàu được đánh số giảm dần.

Tình huống đưa ra cả hai cách Tàu Hải Phòng – Hà Nội:


đánh số theo chiều xuôi và
ngược giúp trẻ khắc phục khó
khăn thường gặp khi đếm
cách lùi. Các bài toán thuận –
nghịch nếu được rèn luyện
thường xuyên giúp trẻ linh hoạt, mềm dẻo, dễ dàng phát hiện và giải quyết những vấn đề có tính
thuận – nghịch gặp phải sau này.

Cha mẹ có thể tạo ra nhiều tình huống tương tự như khi đi trong thang máy (đi lên các số tăng
dần, đi xuống các số giảm dần), đếm lùi đến hết thời gian, đặt những câu hỏi lật ngược, …

pomath.edu.vn PHẦN 1-2


G TẠO
LỰC SÁN C K IỂU
N Ă N G HỌ C KH Á
U YỆ N HÌNH
RÈ NL C ÁC BÀ I TẬ P
GQ UA VÍ DỤ 2: Điền hình phù hợp vào chỗ trống:
THÔN
Ở lứa tuổi này, các hoạt động lắp ghép, xếp + =
hình hình học bằng các dụng cụ trực quan
không những giúp cho trẻ phát triển trí
tưởng tượng không gian mà còn rất hữu ích
trong việc rèn luyện sự linh hoạt, sáng tạo. + =
Cha mẹ có thể chơi cùng con thông qua
những dụng cụ hoặc các bộ đồ chơi đơn Cho một hình vuông và một hình tam giác, con có thể ghép
thành hình gì? Có trẻ sẽ ghép hình ô tô, hình người, hình ngôi
giản, dễ kiếm như que diêm, que tính, bộ
nhà,… phụ huynh hãy để bé sáng tạo và lí giải về kết quả của
Trí Uẩn, bộ xếp hình, Bộ đồ dùng thực hành mình đã làm nhé!
lớp 1…

RÈN LUYỆN SỰ LINH HOẠT TRONG CÁC BÀI TOÁN QUY LUẬT, LOGIC
VÍ DỤ 3: Nối các đồ vật cho phù hợp: Trên đây là dạng bài tập logic mức độ đơn giản. Trẻ
chỉ cần có khả năng quan sát tốt, nhận dạng được
các đồ vật trong hình vẽ và biết vận dụng được
những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về các đồ vật
đó là có thể trả lời được. Chẳng hạn: muốn có tách trà
nóng thì cần ấm đun nước, que kem thì phải để
trong tủ lạnh, muốn nấu cơm thì cần phải có nồi và
hoa thì được trồng trong chậu.
Đáp án hợp lý nhất trong bài này đó là:

Có thể trẻ sẽ nối các sự vật tương ứng một cách


rất dễ dàng. Nhưng để có thể giải quyết được
các bài tập tương tự ở mức độ khó hơn, ngoài
kinh nghiệm và sự hiểu biết, trẻ còn cần phải
biết suy luận, lật ngược vấn đề, biết loại trừ. Để
rèn luyện những điều đó, phụ huynh nên
thường xuyên đặt ra cho con các câu hỏi tại sao
và yêu cầu con giải thích về sự lựa chọn của
mình. Chẳng hạn: Tại sao tách trà lại được nối
với ấm nước mà không phải cái nồi? Tại sao
kem lại được nối với cái tủ lạnh? …
Thêm một lưu ý nữa, đáp án nêu trên là đáp án hợp lý nhất, nhưng có thể không phải là
đáp án duy nhất. Cũng giống như cái nồi có chức năng chính là nấu cơm nhưng nó cũng
có thể được dùng để trồng hoa, đun nước pha trà… Vì vậy nếu trẻ đưa ra được một lời
giải thích hợp lý cho sự lựa chọn của mình thì đáp án đó vẫn hoàn toàn có thể chấp
nhận. Chẳng hạn: con nối tách trà với cái nồi vì nồi cũng có thể dùng để đun nước.

pomath.edu.vn PHẦN 1-3


Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, nên đặt nhiều câu
đố, cho trẻ suy nghĩ tìm cách trả lời. Câu đố
là hiệu quả nhất trong việc phát triển tư
duy, vì nó bắt buộc phải suy nghĩ thật sự
mới trả lời được.
Khi trẻ hỏi phải nghiêm túc lắng nghe câu
hỏi đó. Cùng nghĩ cách trả lời câu hỏi đó với
trẻ, và dạy cho trẻ phương pháp tìm lời giải.
Đây là một việc hết sức quan trọng. Nếu như
được gợi mở và phát triển tận tình như vậy,
trẻ sẽ rất giỏi trong việc tự suy nghĩ.

Chúng ta cần tạo môi trường tự do cho trẻ


thể hiện, chơi với những ý tưởng của mình
mà không có sự cấm đoán. Chấp nhận và
gợi mở để trẻ phát triển ý tưởng đó hơn là
bác bỏ, áp đặt hay cố gắng cấu trúc lại ý
tưởng cho giống người lớn. Điều quan
trọng là chúng ta chấp nhận những ý tưởng
bất thường đó, không đánh giá hay phê
phán mà nên tạo cơ hội cho trẻ giải thích ý
tưởng của mình. Hãy cho trẻ có thời gian để
khám phá tất cả những điều có thể chuyển
từ ý tưởng thông thường tới những ý tưởng
độc đáo và mang tính ứng dụng được cho
cuộc sống sau này.
Chính thông qua những hoạt động được
thiết kế tích hợp các mục tiêu, trẻ sẽ học
được cách quan sát, phát hiện thế giới, học
cách đặt câu hỏi, học cách giải thích, trao đổi Chúc các bậc phụ huynh sẽ có
nhận xét, trải nghiệm những xúc cảm, tạo những trải nghiệm thú vị cùng trẻ
dựng sự tự tin, phát triển ngôn ngữ. khi thực hiện các hoạt động này.
Các thông tin về phương pháp dạy toán
của Pomath anh chị có thể xem thêm
tại: pomath.edu.vn
Muốn con sáng tạo, cha mẹ hãy học
cách sáng tạo cùng con và dành thời
gian để chơi cùng trẻ.

pomath.edu.vn PHẦN 1-4

Vous aimerez peut-être aussi