Vous êtes sur la page 1sur 8

LỊCH SỬ HỌC KỲ II

Câu 1: Nước Cham pa độc lập ra đời như thế nào? Em có nhận xét gì về quá
trình thành lập và mở rộng nước Cham pa?
Thời Hán, sau khi chiếm được Giao Chỉ và cửu Chân, quân Hán đánh xuống phía
nam chiếm cả đất của người Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật Nam, đặt ra huyện
Tượng Lâm.
Quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn trở vào) gồm năm huyện. Huyện xa nhất là Tượng
Lâm (nay thuộc đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định), là địa bàn sinh sống của
bộ lạc Dừa - tức người Chăm cổ, thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh khá phát
triển.
Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là
đối với các quận xa. Năm 192 - 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của
Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là
Lâm Ấp.
* Nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham pa:
- Nhân dân Cham-pa đã tận dụng được thời cơ để giành quyền độc lập.
- Cham-pa mở rộng lãnh thổ bằng những cuộc chiến tranh xâm lược là điều không
thể chấp nhận.
Câu 2: Trình bày những đặc trưng về kinh tế, văn hóa của cư dân Cham pa từ
thế kỷ II đến thế kỷ X. Hiện nay, trên vùng đất Thừa Thiên Huế còn tồn tại
những công trình kiến trúc nào của văn hóa Cham pa?
Những đặc trưng về kinh tế, văn hóa của cư dân Cham pa từ thế kỷ II đến thế
kỷ X.
- Về kinh tế:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo của trâu bò.
+ Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chính, mỗi năm trồng hai vụ
lúa, họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Ngoài ra họ còn trrongf các
loại cây ăn quả (dứa, mít), cây nguyên liệu cho nghề thủ công (bông, gai),
khai thá lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá.
+ Mở rộng trao đổi buôn bán với các nước trong vùng.
- Về văn hóa:
+ Sáng tạo ra chữ viết riêng từ rất sớm (thế kỷ VI) trên cơ sở chữ Phạn của
Ấn Độ.
+ Tôn giáo: theo đạo Bà La Môn và đạo Phật; có tục hỏa táng người chết,
lấy tro xương bỏ vào bình, ném xuống biển.
+ Nghệ thuật phát triển cao, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc như
các tháp Chăm, khu thánh địa Mỹ Sơn,…
Trên vùng đất Thừa Thiên Huế còn tồn tại những công trình kiến trúc
của văn hóa Cham pa
- Tháp đôi Liễu Cốc tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà.
- Tọa lạc trên địa bàn 2 phường Thủy Xuân và Thủy Biều, thành phố Huế,
Thành Lồi là một trong những di tích Chăm Pa hiếm hoi còn sót lại trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Câu 3: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời
Bắc thuộc.
STT Thời Tên Người Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa
gian cuộc lãnh chính
khởi đạo
nghĩa
1 Từ năm Hai Hai Năm 40, Hai Bà + Đây là cuộc
40 đến Bà Bà Trưng phát động khởi khởi nghĩa thắng
năm 42 Trưng Trưng nghĩa tại Hát Môn, lợi đầu tiên trong
lực lượng nghĩa quân lịch sử dân tộc.
phát triển nhanh
+ Thể hiện tinh
chóng, Tô Định phải
thần yêu
lẻn trốn. Cuộc khởi
nước,đoàn kết,
nghĩa giành thắng lợi.
quyết tâm, đánh
Trưng Trắc lên làm
đuổi giặc ngoại
vua.
xâm.
2 Năm Bà Triệu Năm 248, khởi Tiêu biểu cho
248 Triệu Thị nghĩa bùng nổ ở tinh thần yêu
Trinh Phú Điền- Hậu nước ,ý chí
Lộc- Thanh Hóa. quyết tâm dành
Nghĩa quân đánh lại quyền độc
phá các thành ấp lập, tự chủ của
của bọn độ hộ ở dân tộc ta
Cửu Chân, rồi từ
đó đánh ra khắp
Giao Châu. Nhà
Ngô cử Lục Dận
đem 6000 quân
sang đàn áp. Bà
Triệu hi sinh trên
núi Tùng( Hậu
Lộc- Thanh Hóa).
Cuộc khởi nghĩa
thất bại.
3 Từ Lý Bí Lý Bí Năm 542 Lý Bí
năm phất cờ khởi
542 nghĩa, sau vài
đến tháng đã chiếm
năm được hầu hết các
544 quận, huyện. Nhà
Lương 2 lần đem
quân đàn áp
nhưng đều thất
bại. Năm 544, Lý
Bí lên ngôi hoàng
đế, lập nước Vạn
Xuân, đóng đô ở
vùng cửa sông Tô
Lịch
4 Đầu Mai Mai Đầu thế kỉ VIII,
thế Thúc Thúc Mai Thúc Loan đã
kỉ Loan Loan phát động khởi
VIII nghĩa, nghĩa quân
nhanh chóng
chiếm được Hoan
Châu. Ông xưng
đế( Mai Hắc Đế),
nhà Đường vội cử
quân sang đàn áp
cuộc khởi nghĩa
vào năm 722.
5 Từ Phùng Phùng Năm 776, Phùng
năm Hưng Hưng Hưng phát động
776 khởi nghĩa ở
đến Đường Lâm.
791 Nghĩa quân chiếm
được thành Tống
Bình. Năm 791,
nhà Đường cho
quân sang đàn áp.
Cuộc khởi nghĩa
thất bại.

Câu 4: Theo em, sau hơn một nghìn năm bị các triều đại phong kiến
phương Bắc đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán gì?
Điều này có nghĩa như thế nào?
Sau hơn một nghìn năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, tổ
tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống
thường ngày, với những phong tục cổ truyền như: xăm mình, nhuộm răng, ăn
trầu, làm bánh chưng, bánh giầy; thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc…
Ý nghĩa: chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta không có gì có thể tiêu
diệt được nền văn hóa của dân tộc, cho dù có bị chia cắt, bóc lột, đô hộ…đây là
nền tảng cho việc đấu tranh giành độc lập của dân tộc và vẫn giữ được nét đẹp
truyền thống của dân tộc.
Câu 5: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
- Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra
(đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ
đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam bị giáng chức, lợi dụng cơ hội đó được sự
ủng hộ của nhân dân, Khúc Thừa Dụ đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ
sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Câu 6: Sau khi lên cầm quyền, Khúc Hạo đã có những việc làm gì để xây
dựng chính quyền tự chủ? Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
* Sau khi lên cầm quyền, Khúc Hạo đã có những việc làm gì để xây dựng
chính quyền tự chủ:
Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem
xét và định lại mức thuế, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ
khẩu...
* Ý nghĩa: Góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Bước đầu chuyển tiếp giai
đoạn sang thời đại độc lập hoàn toàn.
Tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt
do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình
Câu 7: Vì sao nhà Nam Hán lại đưa quân sang xâm lược nước ta năm 930?
Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ diễn ra như thế nào?
Nam Hán xâm lược lần nước ta vào năm 930-931,vì lúc này nước ta đang là đất
nước độc lập tự chủ dưới thời Dương Đình Nghệ. Quân Nam Hán xâm lược nước
ta lần này đã bị thất bại dưới sự lanh đạo của họ Dương. Sau lần thất bại đầu tiên
này nhà Nam Hán vẫn chưa muốn bỏ mục đích xâm lược nước ta. Sau khi đánh bại
Nam Hán xâm lược Dương Đình Nghệ ra sức củng cố và xây dựng đất nước nhưng
ông lại bị một nha tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết hại để đoạt quyên bính.
Trước hành động giết chủ của Kiều Công Tiễn nhân dân ta vô cùng căm phẫn
trong đó có Ngô Quyền. Ngô Quyền đã thay mặt dân tộc trưng trị Kiều Công Tiễn
ông đã dẫn quân từ Châu Hoan, Châu Ái ( vùng Ngệ An-Thanh Hoá) ra Giao châu
trị tội Kiều Công Tiễn. Trước tình hình này vì sợ không phải là đối thủ của Ngô
Quyền, Kiều Công Tiễn đã đem vàng bạc châu báu cầu viện nhà Nam Hán. Nhân
cơ hội này Nam Hán đã mượn cớ xâm lươc nước ta lần thứ hai. Như vậy nhà Nam
Hán thực hiện xâm lược nước ta lần hai với nguyên cớ là giúp Kiều công Tiễn đối
phó với Ngô Quyền nhưng mục đích của nhà Nam Hán xâm lựoc nước ta lần này
là muốn biên nước ta thành một bộ phận đất đai của chúng và trả thù cho thất bại
trong lần xâm lược lần thứ nhất.

Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ:


Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai
mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha,
Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong
cho chức Tiết độ sứ.
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.
Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán
nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà
Nội).
Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem
quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa
đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh
quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy
của chúng bị giết tại trận.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp
tục xây dựng nền tự chủ.
Câu 8: Em hãy mô tả kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô
Quyền. Kế sách đánh giặc của ông chủ động và độc đáo ở điểm nào?
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và
xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc
nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc
nước triều xuống...
Kế sách đánh giặc của ông chủ động và độc đáo ở chỗ:
- Đóng cọc nhọn bít sắt ở đầu tại nơi hiểm yếu mà giặ không ngờ tới ở lòng
sông Bạch Đằng.
- Cho quân mai phục ở hai bên bờ, khi thủy triều lên cho thuyền nhỏ ra khiêu
chiến để thuyền giặc vượt qua bãi cọc ngầm, khi thủy triều xuống bãi cọc
nhô lên thì dốc toàn lực mở cuộc phản công quyết liệt, phá tan quân giặc,
giành thắng lợi.
Câu 9: Vì sao trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng
vĩ đại của dân tộc?
Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc
ta vì: đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của
nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ
ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
Câu 10: Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho
chúng ta những gì? Vì sao sau hơn 1000 năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn
giành lại được độc lập, tự chủ cho nước nhà?
- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta
những phong tục, tập quán cổ truyển như làm bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu,
giữ gìn được tiếng nói phong tục của tổ tiên,…Chứng tỏ sức sống mãnh liệt
của nhân dân ta không có gì có thể tiêu diệt được nền văn hóa của dân tộc.
Đây là nền tảng cho đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Sau hơn 1000 năm bị đô hộ, nhân dân ta vẫn giành lại được độc lập, tự chủ
cho nước nhà vì:
* Ý thức quốc gia của người Lạc Việt đã rất sớm nẩy nở, đủ sức chống lại ý
thức bá quyền Đại Hán ngay từ khởi đầu.
* Tinh thần dân tộc của người Lạc Việt đã vượt qua được giới hạn bộ tộc để
đủ sức đương đầu với chủng tộc Đại Hán.
* Truyền thống mẫu hệ của người Lạc Việt đã vô hiệu hoá phương thức
đồng hoá bằng hôn nhân của người Hán theo chế độ phụ hệ, giúp cho dân
Việt Nam bảo tồn được giống nòi.
* Thể chế lạc tướng - lạc hầu được tồn lưu dưới hình thức cơ chế làng xã đã
giúp dân Việt bảo vệ được nền tự chủ của mình.

Vous aimerez peut-être aussi