Vous êtes sur la page 1sur 2

Lựa chọn vật liệu hàn tạm trong điều trị nội nha

Từ lâu, tầm quan trọng của sự kín khít thân răng trong điều trị đã được quan tâm. Thất bại trong
sự đảm bảo kín khít thân răng có thể gây ra thất bại trong điều trị nội nha. Răng có sự kín khít
thân răng tốt giúp giảm thiểu tổn thương chóp hơn việc điều trị tủy tốt. Sự kín khít thân răng cần
được đảm bảo không chỉ với phục hình sau cùng, mà còn cả trong quá trình điều trị nội nha với
sự cần thiết của lựa chọn vật liệu hàn tạm cho phù hợp.

Vật liệu hàn tạm lí tưởng cần đạt được một số các tiêu chí chính sau: ngăn chặn sự xâm nhập của
vi khuẩn; có thể gắn dính vào răng mà không cần tạo hình thể lưu giữ; dễ dàng phân biệt tại ranh
giới vật liệu và răng để dễ dàng loại bỏ; dễ dàng đặt và thao tác; ổn định về hình thể khi cắt qua
hay bị ảnh hưởng bởi nhiệt sau khi đông cứng…

Hiện nay tại Việt Nam, vật liệu hàn tạm trong điều trị nội nha phổ biến có thể chia thành 3 nhóm:
nhóm hỗn hợp Kẽm oxid/Calci sulphate (đại diện là Caviton của GC và ColtosolF của Coltene)
và nhóm Kẽm oxid/Eugenol (đại diện là ZOE và IRM của Dentsply) và nhóm GIC.

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới so sánh khả năng duy trì sự kín khít thân răng giữa các
nhóm vật liệu này và giữa các vật liệu trong cùng nhóm.

Balto trong một nghiên cứu vào năm 2002 đăng trên đã so sánh sự kín khít thân răng của 3 vật
liệu Cavit, IRM và Dyract với Streptococcus faecalis và Candida albicans đã chỉ ra IRM không
còn duy trì được sự kín khít sau 10 ngày, trong khi Cavit và Dyract là 2 tuần.

Srivastav và cộng sự trong nghiên cứu năm 2017 đánh giá sự hở thân răng của vật liệu hàn tạm
ColtosolF, Cavit, Ketac Molar và IRM trong các răng đã điều trị tủy cho thấy sau 1 tuần, tất cả
các vật liệu hàn tạm đều không ngăn chặn được sự hở vi kẽ, với khả năng đề kháng vi khuẩn kém
nhất là Ketac Molar và IRM. Sau 3 tuần, không có vật liệu hàn tạm nào ngăn cản được sự xâm
nhập của vi khuẩn từ phía thân răng. Sự kết hợp với các thuốc đặt nội tủy cho kết quả hở vi kẽ
thấp hơn đáng kể, đặc biệt với nhóm Coltosol và Cavit kết hợp đặt Calcium hydroxide cho kết
quả hở vi kẽ là ít nhất trong các nhóm so sánh sau 3 tuần. Sự kín khít tốt hơn của Coltosol và
Cavit có thể được giải thích bởi cơ chế giãn nở khi ngấm nước theo thời gian, giúp duy trì sự khít
sát ở rìa miếng trám tốt hơn. Theo Jensen 2007, lực ăn nhai cũng có tác động đến sự hở vi kẽ của
vật liệu hàn tạm. Trong đó IRM cho thấy khả năng hở vi kẽ nhiều nhất khi so sánh với các vật
liệu hàn tạm khác, và composite Z100 cho khả năng kháng hở vi kẽ tốt nhất khi chịu lực ăn nhai;
các vật liệu hàn tạm gốc GIC như Ketac-silver hay Ketac-fil Plus cho kết quả không ổn định.

Tselnik và cộng sự trong nghiên cứu vào năm 2004 đánh giá việc sử dụng MTA và Fuji II LC
(bản chất là RMGI) để làm hàng rào ngăn cản sự thấm từ thân răng. Nghiên cứu kết luận cả hai
vật liệu đều có khả năng kháng sự thấm từ thân răng tốt, với thời gian lên đến 90 ngày.

Như vậy, phần lớn các vật liệu hàn tạm hiện nay đều chỉ phù hợp với việc đặt thuốc nội tủy trong
thời gian ngắn giữa các lần hẹn. Trong các trường hợp điều trị tủy cần đặt thuốc trong thời gian
dài, việc sử dụng các vật liệu hàn tạm như Caviton hay IRM, GIC đều chưa đáp ứng được yêu
cầu đảm bảo kín khít thân răng và đều gây nguy cơ tái nhiễm khuẩn buồng tủy. Trong các trường
hợp này, việc sử dụng một vật liệu đảm bảo sự khít sát tốt như RMGI hay Composite nên được
thực hiện. Cuối cùng, sau khi thực hiện điều trị tủy, nên thực hiện che phủ kín khít phía thân răng
(coronal sealing) bằng hệ thống dán resin và thực hiện phục hình vĩnh viễn càng sớm càng tốt.

Tài liệu tham khảo

Anusavice K. Phillips′ Science of Dental Materials. Philadelphia: W.B. Saunders Company;


1996.

Ray H, Trope M. Periapical status of endodontically treated teeth in relation to the technical
quality of the root filling and the coronal restoration. Int Endod J 1995;28:12–8

Ray H, Trope M. Periapical status of endodontically treated teeth in relation to the technical
quality of the root filling and the coronal restoration. Int Endod J 1995;28:12–8

Balto, Hanan. An Assessment of Microbial Coronal Leakage of Temporary Filling Materials in


Endodontically Treated Teeth. Journal of Endodontics , Volume 28 , Issue 11 , 762 – 764

Srivastava PK, Nagpal A, Setya G, Kumar S, Chaudhary A, Dhanker K. Assessment of Coronal


Leakage of Temporary Restorations in Root Canal-treated Teeth: An in vitro Study. J Contemp
Dent Pract. 2017 Feb 1;18(2):126-130.

Jensen AL, Abbott PV. Experimental model: dye penetration of extensive interim restorations
used during endodontic treatment while under load in a multiple axis chewing simulator. J Endod
2007 Oct;33(10):1243-1246

Vous aimerez peut-être aussi