Vous êtes sur la page 1sur 43

Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG


MÔ ĐUN 23: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TRANG BỊ ĐIỆN Ô TÔ
Thời gian mô đun: 150 h: (Lý thuyết: 36 h; Thực hành: 114 h)

Bài 1: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU,
BỘ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN, MẠCH BÁO NẠP ĐIỆN ẮC QUY.
Thời gian:42 h (LT: 12h; TH: 30 h)
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU.
1. Nhiệm vụ:
- Biến đổi cơ năng thành điện năng, để cung cấp dòng điện cho các thiết bị dùng
điện trên ô tô (trừ máy khởi động) và nạp điện cho ắc quy.
- Ổn định điện áp phát ra của máy phát trong một giới hạn khi tốc độ của máy phát
(tốc độ động cơ ) thay đổi.
- Theo dõi việc nạp điện và phóng điện của ắc quy trong quá trình ô tô hoạt động.
2. Yêu cầu:
- Cung cấp đủ điện cho các thiết bị dùng điện trên ôtô và nạp điện cho ắc quy.
- Giữ điện áp phát ra của máy phát trong một giới hạn (12÷13,5v) khi tốc độ của
máy phát thay đổi.
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG:
1. Máy phát điện xoay chiều.

a. Cấu tạo.
1 10
2 9
3 8
1. Nắp sau. 6. Stato. 4
2. Bộ chỉnh lưu. 7. Rô to. 7
5 6
3. Đi ốt. 8. Quạt
4. Đi ốt kích từ. 9. Pu ly.
5. Bộ điều chỉnh điện. 10. chân gắn.
- Stato: Gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện
ghép vào nhau thành một khối, phía
trong có các rãnh để đặt các bối dây.
Gồm 18 rãnh, đặt 18 bối dây cho ba
pha, mỗi pha có 6 bối, đấu kiểu hình sao.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 1
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

- Rô to :
Trên trục thép có hai khối vấu
cực từ (hình mỏ quạ), phía trong là cuộn
dây kích từ (kích thích), hai đầu cuộn
dây được hàn ra hai vành góp.

cấu tạo rô to
- Hai vành góp bằng đồng: được ép vào trục qua một lớp cách điện (cách điện
với trục).
- Hai chổi than: được đặt trong giá đỡ, luôn tỳ sát vào vành góp nhờ lò xo. Một
chổi than cách mát một chổi than tiếp mát. Một số máy phát chế tạo liền cụm chổi
than và bộ tiết chế.
- Bộ chỉnh lưu: các đi ốt được gắn trên hai tấm nhôm cách điện với nhau, tấm
dương được gắn các đi ốt thuận cực dương tấm này được cách điện với vỏ và nối
với một cọc đưa ra ngoài gọi là cọc dương của máy phát ký hiệu là (+)hoặc B hoặc
D+. Tấm âm được gắn các đi ốt ngược (cực âm), tấm này được bắt chặt với vỏ
(tiếp mát).
Thông thường, đấu chỉnh lưu theo hình cầu (hình vẽ). Để tăng dòng ra, ở điểm
trung tính cho thêm 2 đi ốt hoặc 3 đi ốt sử dụng cho mạch kích từ.

- Các chi tiết khác: Gồm nắp trước, nắp sau, hai vòng bi đỡ trục, puli dẫn động
và quạt gió làm mát cho hai cuộn dây Stato và Rôto.
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 2
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Sơ đồ máy phát điện xoay chiều và bộ chỉnh lưu


+
+ B
4

6 5 +
R
O A
_

C
1 _2 3

b. Nguyên tắc hoạt động.


- Khi bật khoá điện, sẽ có dòng điện kích thích biến khối thép rô to thành nam
châm điện có các cực nam - bắc lần lượt xen kẽ nhau. Dòng điện kích thích đi
như sau:
(+) bình ắc quy → khoá điện → tiết chế → chổi than dương → vành góp → cuộn
dây rô to → vành góp → chổi than âm → mát → (-) bình ắc quy.
- Khi động cơ quay, thông qua dây đai dẫn động và puli làm rô to quay, từ thông
biến thiên cắt các vòng dây stato, do đó trong cuộn dây stato cảm ứng suất điện
động xoay chiều trên mỗi pha, thông qua bộ chỉnh lưu nắn thành dòng điện một
chiều cung cấp cho các phụ tải. Dòng điện ấy đi như sau:
Giả sử thời điểm 1: điện áp tức thời pha A là điện thế dương :
Dòng điện từ pha A → đi ốt 5 → phụ tải→ mát → qua điốt 3 → pha C → điểm O.
qua đi ốt 1 → pha B → điểm O.
Thời điểm 2: pha A cực tiểu dòng điện tải đi từ pha A → điểm O.
Cũng tương tự pha B và C.

2. Bộ điều chỉnh điện (tiết chế):


Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và tính năng tác dụng của bộ tiết chế mà người ta
phân tiết chế thành 3 loại cơ bản như sau:
- Bộ tiết chế thường (Bộ tiết chế kiểu rơ le điện từ).
- Bộ tiết chế bán dẫn có tiếp điểm, bán dẫn hoàn toàn.
- Bộ tiết chế vi mạch.

a. Bộ tiết chế kiểu điện từ (toyota).

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 3
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

+ Sơ đồ cấu tạo.

S¬ ®å nguyªn lý bé tiÕt chÕ kiÓu ®iÖn tõ

2 3 5

IG L

N N

Rf K1
K1/
B B 1
K1// K2
K 2/

Wu K2//
+
F F Wbn
Wkt
E E
-

1. ắc quy. 4. Đèn báo nạp.


2. Máy phát điện xoay chiều. 5. Khoá điện.
3. Bộ tiết chế.

- Đèn báo nạp dùng để báo sự nạp điện cho ắc quy. Khi ắc quy không nạp điện thì
đèn báo nạp sáng, khi ắc quy được nạp điện thì đèn báo nạp tắt.
- Bộ tiết chế gồm:
Cuộn dây từ hoá Wu Dùng để điều khiển sự đóng mở các tiếp điểm k1, k1’, k1”,
trong đó cặp tiếp điểm k1k1’thường đóng, cặp tiếp điểm k1’k1” thường mở.
Cuộn dây Wbn là cuộn dây báo nạp. Nó dùng để điều khiển sự đóng mở các cặp
tiếp điểm k2k2’ và k2’k2”. (tiếp điểm k2k2’ thường đóng; k2’k2” thường mở).
+ Nguyên lý làm việc.
- Khi bật khoá điện: lúc đó máy phát điện được cấp một dòng kích thích từ
ắc quy. Do sức căng lò xo của cần tiếp điểm động k1’ nên tiếp điểm k1k1’ đóng;
k1’k1” mở. Dòng kích từ cấp cho cuộn dây rô to máy phát đi như sau:

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 4
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Cực (+) ắc quy→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ tiếp điểm k1
k1’→ cọc F của tiết chế và máy phát →cuộn dây kích thích → mát → cực (-)ắc
quy.
Lúc này tiếp điểm k2k2’ đóng đèn báo nạp sáng.
- Khi máy phát quay và phát ra điện áp: cuộn dây báo nạp Wbn được cấp
một dòng điện lấy từ máy phát thông qua cọc N.
Khi điện áp máy phát còn nhỏ, lực từ hoá do cuộn dây này sinh ra nhỏ nên tiếp
điểm k2k2’ vẫn đóng, đèn báo nạp sáng.
Khi điện áp máy phát lớn lực từ hoá của cuộn dây này sinh ra lớn làm tiếp điểm
k2’k2” đóng lại, tách tiếp điểm k2k2’. Lúc này 2 cực của đèn báo nạp đều có 2 điện
áp (+) đặt vào nên đèn báo nạp tắt, báo ắc quy được nạp điện.
Dòng kích từ cấp cho cuộn dây rô to máy phát đi như sau:
Cực (B) máy phát→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ tiếp điểm
k1 k1’→ cọc F của tiết chế và máy phát →cuộn dây kích thích → “mát” → cực (-)
máy phát.
- Khi tốc độ máy phát tăng cao, điện áp máy phát tăng cao.(Umf= 14,5÷15v)
Lúc này lực từ hoá của cuộn dây Wu tăng lên thắng sức căng lò xo cần tiếp điểm
động, làm tiếp điểm k1k1’ mở nhưng chưa đóng sang tiếp điểm k1” (nằm ở vị trí
trung gian). Mạch điện từ hoá của cuộn Wu như sau:
Cực (+) nguồn →Cọc B tiết chế→ tiếp điểm k2’k2” → cuộn dây Wu → “mát”
→ cực (-) nguồn.
Vì vậy dòng điện kích thích máy phát không đi qua tiếp điểm nữa, mà đi qua
điện trở phụ Rf . Dòng điện kích thích như sau :
Cực (+) nguồn→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ Rf →
cọc F của tiết chế và máy phát →cuộn dây kích từ → “mát” → cực (-) nguồn.
Do dòng kích thích máy phát đi qua điện trở phụ Rf nên trị số của nó giảm
xuống, điện áp máy phát giảm xuống, giữ cho điện áp máy phát không vượt quá
giới hạn quy định.

- Khi điện áp máy phát tăng lên rất cao. (Umf > 14,5÷15v)
Lực từ hoá do cuộn dây Wu sinh ra lớn, hút cần tiếp điểm k1’ xuống, tách k1k1’
ra và đóng k1k1" lại, do đó dòng điện kích thích không đi vào cuộn dây kích thích
của máy phát mà đi theo mạch sau:
Cực (+) nguồn→ Khoá điện → Cầu chì 15A→ cọc IG của tiết chế→ Rf →
“mát” → cực (-) nguồn.
Cuộn dây kích thích không được cấp điện nên từ trường của nó nhanh chóng
giảm xuống, làm điện áp máy phát cũng giảm xuống nhanh chóng. Khi điện áp
máy phát giảm xuống thì dòng điện kích thích lại đi qua điện trở Rf và cuộn dây
kích thích, điện áp máy phát lại giảm xuống.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 5
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Quá trình cứ diễn ra như vậy để giữ cho điện áp máy phát không vượt quá quy
định.

b. Bộ tiết chế bán dẫn PP 350.


- Đặc điểm.
Bộ tiết chế PP 350 là bộ tiết chế bán dẫn hoàn toàn,không có tiếp điểm do đó
điều chỉnh điện áp và dòng điện máy phát điện xoay chiều được ổn định hơn.
Bộ tiết chế PP 350 được ghép thành bộ với máy phát điện xoay chiều Γ-250,
nó dùng để điều chỉnh điện áp máy phát không vượt quá trị số giới hạn.
- Sơ đồ cấu tạo .
Bộ tiết chế PP 350.

- Nguyên lý làm việc.


*Khi điện áp máy phát nhỏ hơn điện áp điều chỉnh (Umf < 14,5÷15 vôn).
Khi đóng khoá điện B3, cuộn kích thích máy phát được mắc vào mạch của ắc quy.
Đi ốt ổn áp D1 không cho dòng điện chạy qua, vì vậy tran zi to T1 đóng (do không
có dòng điện điều khiển cực gốc).
Vì T1 đóng nên lúc này có dòng điện chạy qua cực E, B của tran zi to T2, dòng
điện ấy như sau:
Cực (+) của ắc quy→ B3→ Đi ốt D3 → đi ốt D2 →cực E, B của T2 → điện trở R5
→”mát” → cực (-) ắc quy.
Lúc này T2 mở cho dòng điện điều khiển cực gốc của T3 đi qua như sau:

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 6
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Cực (+) của ắc quy→ B3→ Đi ốt D3→ Cực phát E → cực gốc B của T3 → đi ốt
D2 →cực phát E → cực góp C của T2 → điện trở R6 →”mát” → cực (-) ắc quy.
Do đó T3 mở cho dòng kích thích chạy qua như sau:
Cực (+) của ắc quy→ B3→ Đi ốt D3→ Cực phát E → cực góp C của T3 →
cọc bắt dây máy phát →cuộn dây kích thích → ”mát” → cực (-) ắc quy.
*Khi điện áp máy phát lớn hơn điện áp điều chỉnh.
Lúc này đi ốt ổn áp D1 cho dòng điện chạy qua theo chiều ngược, nên T1 có dòng
điện điều khiển đi như sau:
Từ cực (+) máy phát→ cực E, B của T1→ đi ốt ổn áp D1→ điện trở R3 →
cuộn cảm Cc → cực (-) máy phát.
Tran zi to T1 mở, làm điện thế cực gốc của T2 cao hơn cực phát của nó nên T2
đóng mạch làm ngắt mạch cực gốc của T3 dẫn đến T3 cũng đóng mạch. Dòng điện
kích thích máy phát không qua T3 mà đi qua Rb nên dòng kích thích giảm xuống
dẫn đến điện áp máy phát giảm xuống. Đi ốt ổn áp D1lại chuyển sang trạng thái
đóng và khoá T1 lại. Lúc này T2 và T3 lại mở mạch, quá trình cứ tiếp diễn như vậy
đảm bảo cho điện áp máy phát điện không vượt quá trị số giới hạn.
c. Bộ tiết chế IC (Toyota).
- Cấu tạo.

1. Máy phát điện và bộ tiết chế IC. N. Đầu dây trung tính của máy phát điện.
2. Đèn báo nạp. B. Đầu dương của mạch nắn dòng.
3. Rơ le đèn báo nạp. C. Đầu dây đèn báo nạp.
4. Khoá điện. S. Đầu nối với + máy phát để điều khiển
5. ắc quy. Tr2.
IG. Đầu của nguồn nuôi cho mạch IC.
E. Đầu Nối mát.
F. Đầu kích từ.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 7
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

- Nguyên lý làm việc.


+ Khi bật khoá điện (hoặc điện áp máy phát còn nhỏ):
Lúc này đèn báo nạp sáng báo hiệu ắc quy đang phóng điện, dòng điện chạy qua
mạch báo nạp như sau:
Từ cực (+) ắc quy → đèn báo nạp→ cọc C→tiếp điểm→cọc E→ mát → cực âm
ắc quy.
Đồng thời trong tiết chế IC có dòng điện (dòng điều khiển Tr2) như sau :
Từ cực (+) ắc quy → khoá điện→ cọc IG của rơ le đèn báo nạp → tiếp điểm →
cọc F → cọc IG của máy phát → cọc IG của tiết chế → R2→ Tr2 → mát → cực
âm ắc quy.
Dòng điện kích thích cấp cho cuộn kích thích máy phát như sau:
Từ cực (+) ắc quy → khoá điện→ cọc IG của rơ le đèn báo nạp → tiếp điểm →
cọc F → cọc IG của máy phát → cuộn dây Wkt → Tr2 → mát → cực âm ắc quy.
+ Khi điện áp máy phát lớn:
Tại điểm trung tính có điện áp đặt vào cọc N một điện áp bằng từ 4÷ 6 vôn. Lực
từ hoá do cuộn dây báo nạp (Wbn ) sinh ra đủ lớn làm 2 tiếp điểm rơ le đèn báo
nạp đóng lại, do đó đèn báo nạp tắt báo ắc quy được nạp điện.
Mạch kích thích lúc này đi như sau:
Từ cực (+)máy phát → cọc B của rơ le đèn báo nạp → tiếp điểm → cọc F rơ le
đèn báo nạp → cọc IG của máy phát → cuộn dây Wkt → cọc F → Tr2→ mát →
cực âm máy phát.
+ Khi điện áp máy phát lớn hơn hoặc bằng điện áp điều chỉnh (U≥15vôn).
Điốt ổn áp ZD mở thông tạo ra cho Tr1 một dòng điều khiển nên Tr1 mở ra, dẫn
đến Tr2 đóng lại, cắt dòng điện kích thích của máy phát nên điện áp máy phát
giảm xuống. Khi điện áp máy phát giảm xuống thì đi ốt ổn áp ZD lại khoá, dẫn
đến Tr1 đóng và Tr2 mở ra. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy giữ cho điện áp máy
phát được ổn định.
* Khi ở đầu dây trung tính không có điện áp đạt mức quy định thì tiếp điểm rơ le
đèn báo nạp lại mở ra. Đèn báo nạp lại sáng báo máy phát không nạp điện cho ắc
quy.

- Tiết chế IC khác:

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 8
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

1 8

3 4

1. Cuộn dây Stato. 6. Phụ tải.


2. Cuộn dây rô to. 7. Ắc quy.
3. Máy phát. 8. Đèn báo nạp.
4. Tiết chế. 9. Khoá điện.
5. Điện trở.
3. Mạch báo nạp điện cho ắc quy:
a. Mạch báo nạp điện ắc quy sử dụng đồng hồ am pe.
- Sơ đồ cấu tạo.

1. Điện trở sun. 4. Đai chắn từ. 7. Kim đồng hồ.


2. Nam châm cố định. 5. Cuộn dây. 8. Cần hạn chế hành trình kim.
3. Khung chất dẻo. 6. Đĩa nam châm. 9. Rãnh cong.
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 9
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

- Nguyên tắc hoạt động.


Khi không có dòng điện chạy trong cuộn dây: do tác dụng tương hỗ giữa các
cực khác dấu của nam châm cố định 2 và đĩa nam châm 6, lúc này tương ứng với
vị trí số 0 của kim đồng hồ.
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây: xung quanh cuộn dây xuất hiện một từ
trường có hướng vuông góc với từ trường của nam châm cố định 2. Tác dụng
tương hỗ của hai từ trường này tạo thành một từ trường tổng hợp có véc tơ xác
định theo quy luật hình bình hành. Nam châm 6 và kim sẽ quay theo hướng chiều
của véc tơ tổng hợp chỉ giá trị dòng điện.
Khi cường độ dòng điện (A) trong cuộn dây tăng lên thì từ trường tổng cũng
tăng lên và kim sẽ quay một góc lớn hơn chỉ giá trị dòng điện lớn hơn.
Khi thay đổi chiều dòng điện trong cuộn dây thì chiều của từ trường do nó sinh
ra cũng thay đổi, khi đó kim đồng hồ sẽ chỉ theo hướng ngược lại.
b. Mạch báo nạp điện ắc quy sử dụng bóng đèn báo nạp:
(Xem sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của tiết chế IC.)
III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA:
1. Máy phát điện xoay chiều ô tô.
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
TT Hiện tượng Nguyên nhân Sửa chữa
1 Điện áp phát - Chổi than bị mòn hoặc lò xo - Thay mới.
ra không ổn than yếu.
định - Ngắn mạch ở cuộn dây Stato. - Quấn lại cuộn dây.
- Đi ốt chỉnh lưu bị hỏng ở một - Thay mới.
pha nào đó.
- Vành góp mòn không đều. - Tiện láng lại .
2 Máy phát - Bộ chỉnh lưu bị hỏng hoặc bị - Thay mới hoặc sửa
không phát ra chạm chập. lại chỗ chạm chập.
điện. - Cuộn dây Sta to, rô to bị đứt - Quấn lại hoặc sửa
hoặc chạm mát. chỗ chạm chập.
3 Máy phát bị - Chạm chập ở mạch ngoài hoặc - Sửa chỗ chạm chập.
nóng quá bị qua tải.
mức quy định - Đi ốt chỉnh lưu bị chạm chập. - Thay mới .
b. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng
- Kiểm tra bảo dưỡng vành góp:
+ Quan sát nếu vành góp cháy sém nhẹ thì
dùng giấy ráp mịn đánh bóng. Nếu cháy rỗ
phải đưa lên máy tiện láng lại xong mới
dùng giấy ráp đánh bóng.
+ Dùng thước cặp kiểm tra kích thước vành góp:
Đường kính tiêu chuẩn: 14,2 ÷ 14,4 mm.
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 10
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Đường kính tối thiểu: 12,8 mm.


- Kiểm tra bảo dưỡng chổi than:
+ Dùng thước cặp đo chiều dài chổi than:
Với máy phát Γ250:
kích thước tiêu chuẩn là 16mm, kích thước nhỏ
nhất cho phép là 8mm.
Với máy phát G5A; G50A (Nhật bản):
độ nhô tiêu chuẩn là 10,5 mm, độ nhô nhỏ nhất
cho phép là 4,5 mm.
+ Chổi than phải di trượt nhẹ nhàng trong giá đỡ
của nó.
+ Chổi than phải tiếp xúc tốt (đạt từ 75% trở lên). Nếu cháy xém nhẹ dùng giấy
ráp mịn đặt ngửa lên cổ góp để đánh sạch chổi than.
- Kiểm tra cuộn dây Rô to:
+ Kiểm tra điện trở (thông mạch) cuộn dây:
dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện
trở x1 Ω. Đặt hai que đo vào hai cổ góp
điện và đọc trị số điện trở:
Với máy phát Γ250 thì R= 3,7±0,2 Ω.
Với máy phát G5A; G50A thì R= 2,8÷3Ω.
+ Kiểm tra sự cách điện của cuộn dây:
dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện
trở x1KΩ. Đặt một que đo vào cổ góp
điện và một que đo vào vấu cực (mát)
và quan sát :
Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự
thông mạch là tốt nhất.
Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12
KΩ,
với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ.

- Kiểm tra cuộn dây Stato:


+ Kiểm tra sự thông mạch của cuộn dây:
dùng đồng hồ vạn năng để thang đo
điện trở x1 Ω. Đặt một que đo vào dây
trung tính, que đo còn lại đặt lần lượt vaò
các đầu ra của 3 pha và đọc trị số điện trở:
trị số điện trở phải rất nhỏ xấp sỉ bằng 0
(phải có sự thông mạch).
+ Kiểm tra sự cách điện của các cuộn dây:

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 11
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện


trở x1KΩ. Đặt một que đo vào đầu dây
bất kỳ của Stato và một que đo vào thân
Stato (mát) và quan sát :
Điện trở phải rất lớn hoặc không có sự
thông mạch là tốt nhất.
Cho phép: với máy phát 12v thì R ≥12 KΩ,
với máy phát 24v thì R ≥ 24 KΩ.
+ Quan sát các bối dây phải nằm chặt trong các rãnh của Stato, không bị cháy.

- Kiểm tra bộ chỉnh lưu:


+ Kiểm tra 3 đi ốt thuận:
Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω.
Đặt que đo dương đồng hồ (tức là âm pin) vào cọc dương máy phát, que đo âm
đồng hồ (tức là dương pin) đặt lần lượt vaò các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát
ra bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho
phép không lớn hơn 40 Ω.
Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo
ngược lại.
Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép R ≥10 KΩ.
+ Kiểm tra 3 đi ốt ngịch:
Kiểm tra điện trở thuận: dùng đồng hồ vạn năng để thang đo điện trở x1 Ω.
Đặt que đo âm đồng hồ (tức là dương pin) vào tấm âm đi ốt (mát), que đo dương
đồng hồ (tức là âm pin) đặt lần lượt vào các cọc đấu dây từ 3 pha của máy phát ra
bộ chỉnh lưu và đọc trị số điện trở: trị số điện trở phải nhỏ R = 8 ÷ 10 Ω, cho phép
không lớn hơn 40 Ω.
Kiểm tra điện trở ngược: tương tự kiểm tra điện trở thuận nhưng đặt que đo
ngược lại.
Yêu cầu không có sự thông mạch là tốt nhất. Cho phép R ≥10 KΩ.
- Kiểm tra vòng bi:
Có thể dùng tay lắc dọc, lắc ngang
hai vòng bi, để đảm bảo không có
độ rơ, kẹt nếu không phải thay vòng bi.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 12
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

c. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng máy phát điện.

TT Nội dung Yêu cầu


I Tháo trên xe xuống:
1 Tháo các đầu dây điện bắt vào máy phát. Cắt mát ắc quy.
2 Tháo dây cuaroa: Tháo bu lông căng đai máy
phát và đẩy máy phát vào trong.
3 Tháo bu lông bắt máy phát với giá và mang Tránh rơi.
máy phát xuống.
II Tháo rời:
1 Làm sạch bên ngoài máy máy phát.
2 Tháo giá chổi than (Tiết chế gắn đuôi). Tránh vỡ than.
3 Tháo đai ốc đầu trục.
4 Tháo puly máy phát. Dùng vam.
5 Tháo cánh quạt và then puly.
6 Tháo các vít bắt hai nửa máy phát.
7 Tháo nắp trước, rô to ra khỏi stato. Tránh đứt dây.
8 Tháo các đầu dây 3 pha bắt vào bộ chỉnh lưu Tránh đứt dây, hỏng sơn
và tháo stato ra. cách điện.
9 Tháo bộ chỉnh lưu.
III Làm sạch: dùng xăng , bàn chải và giẻ sạch. Phải sạch.

IV Lắp các bộ phận của máy phát:


Qui trình lắp ngược lại quy trình tháo. Chú ý - Máy phát quay trơn,
các đệm cách điện. nhẹ nhàng.
V Kiểm thử máy phát:
1 Cố định máy phát điện. Phải chắc chắn.
2 Đấu dây máy phát:

- Đấu dây dương ắc quy với cọc ( Ш) của máy - Điện áp ắc quy phải

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 13
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

phát, âm ắc quy với cọc ( M ) máy phát. phù hợp với điện áp máy
phát.
- Đấu một đầu dây bóng đèn 12V ( 24V ) vào
cọc (+ ) máy phát , một đầu dây bóng đèn vào
cọc ( M ) máy phát.
3 Quay máy phát: Dùng động cơ kéo máy phát Bóng đèn phải sáng.
quay (hoặc dùng dây mềm quấn vào puly và
giật mạnh).
V Lắp lên động cơ : Ngược lại quy trình tháo. Đấu đúng các dây dẫn.

Sơ đồ tháo lắp máy phát điện xoay chiều

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 14
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

CÁC BƯỚC THÁO MÁY PHÁT:


1. Tháo đai ốc đầu trục máy phát: 4- Tháo tiết chế vi mạch:

2- Tháo nắp sau: 5- Tháo bộ chỉnh lưu:

6- Tháo nắp sau:

Vam
3- Tháo vòng kẹp chổi than:

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 15
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

7- Tháo rô to:

2. Bộ điều chỉnh điện.


a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Những hư hỏng thường gặp.
* Điện áp tăng khi tốc độ quay của máy phát điện tăng
Nguyên nhân:
- Do tran zi to bị hỏng (bị chập mạch giữa cực E và cực C).
- Do rơ le điều chỉnh điện áp không làm việc, tiếp điểm rơ le điều chỉnh điện áp
luôn hở mạch.
- Do điốt ổn áp D1 bị đứt mạch, làm cho tran zi to T1 luôn đóng, tran zi to T2 và
T3 luôn mở, do đó dòng kích từ luôn có trị số lớn nhát.
* Điện áp luôn thấp khi tốc độ của máy phát cao.
Nguyên nhân:
- Do điốt ổn áp D1 bị thông mạch, làm cho tranzito T1 luôn mở, tranzito T2 và T3
luôn đóng.
- Tranzito bị đứt mạch (đứt mạch giữa hai cực E và C).
- Các cuộn cảm và các điện trở bị cháy.
* Bộ tiết chế không điều chỉnh được dòng điện: khi tốc độ quay của máy
phát điện lớn thì điện áp phát ra của máy phát bằng 0.
Nguyên nhân:
- Đi ốt ổn áp bị thông mạch.
- Tranzito T3 bị đứt mạch.
- Điện trở ổn định bù nhiệt Rt bị cháy đứt; điện trở phụ bị đứt mạch.
b. Phương pháp kiểm tra
Khi tốc độ máy phát điện cao mà kim đồng hồ am pe kế chỉ về phía âm, cần kiểm
tra máy phát điện trước và kiểm tra cầu chỉnh lưu ba pha của máy phát điện. Nếu
máy phát điện và cầu chỉnh lưu tốt thì tiến hành kiểm tra bộ tiết chế theo thứ tự
sau:
- Kiểm tra các mối hàn, các mạch lắp ráp giữa các linh kiện.
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 16
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

- Kiểm tra Tranzito và các đi ốt.


- Kiểm tra các trị số của các điện trở.
- Kiểm tra mạch điện của bộ tiết chế theo sơ đồ nguyên lý.
Phương pháp kiểm tra xác định hư hỏng :
Thông thường chỉ kiểm tra tiết chế bằng ắc quy và đèn thử. Bằng cách đấu
dây cho tiết chế làm việc và bóng đèn thử thay vào vị trí của cuộn kích từ
(cuộn rô to). Nếu bóng đèn sáng thì tiết chế vẫn hoạt động tốt, còn bóng đèn
thử không sáng chứng tỏ tiết chế bị hỏng.
- Một số tiết chế thông dụng và cách kiểm tra:

+ Tiết chế IC gắn đuôi máy phát xe MAZ , KMAZ:

R B

M
P

Kiểm tra riêng IC.


Kiểm tra tổng thể tiết chế.

Chú ý : không để cực + ắc quy chạm vào đế dưới ( mát ) của IC.

Kiểm tra tiết chế PP-132 A xe uoat-408 :

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 17
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Kiểm tra tiết chế điện tử IC xe TOYOTA :

P B E
I
S L F

Sơ đồ kiểm tra tiết chế vi mạch loại M:

3. MẠCH BÁO NẠP ĐIỆN ẮC QUY:


a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

TT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN SỬA CHỮA


1 Các hệ thống khác - Máy phát không phát -Kiểm tra, sửa chữa
hoạt động bình thường điện. hoặc thay.
nhưng không có dòng - Tiết chế hỏng nên không - Kiểm tra, sửa chữa
điện nạp cho ắc quy có dòng kích từ máy phát. hoặc thay .
- Các đầu nối dây bị ô xy - Kiểm tra, làm sạch
hoá không tiếp xúc. các đầu dây.
2 Dòng điện nạp không - Do hư hỏng ở máy phát. - Kiểm tra, sửa chữa
ổn định. hoặc thay.
3 Dòng điện nạp cho ắc - Do tiết chế hỏng nên - Kiểm tra, sửa chữa
quy thấp khi tốc độ không điều chỉnh được tiết chế hoặc thay
động cơ cao. dòng kích từ. thế.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 18
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa:


Căn cứ vào đồng hồ ampe hoặc bóng báo nạp khi máy phát quay.

MỘT SỐ SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NẠP VÀ CÁCH KIỂM TRA SỬA CHỮA:

- Sơ đồ hệ thống nạp xe Uóat 408 : M B+ 2

E
K3
AM
CT
6 5

1 +
A
-

+
E E

M - +
4

3
Quy trình kiểm tra – sửa chữa hệ thống nạp xe uoat– 408
T NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA – SỬA YÊU CẦU
T CHỮA

1 Kiểm tra sự phát - Đấu một đầu dây đèn thử vào cọc (+) - Tháo đầu dây
điện của máy máy phát, một đầu dây đèn thử ra mát nối với cọc (+)
phát. tại vị trí số (1) và cho máy phát quay. máy phát.

2 Kiểm tra mạch - Đấu một đầu dây đèn thử với mát, - Tránh chạm
kích từ máy một đầu dây đèn thử lần lượt đặt vào chập.
phát. các vị trí từ số (2) ÷ số (6) trên sơ đồ.
Tại vị trí kiểm tra đèn thử không sáng
là có sự cố hư hỏng.

3 Sửa chữa sự cố - Thay thế các linh kiện, thiết bị hư - Đồng hồ Am


hư hỏng và kiểm hỏng. pe chỉ báo
thử hoạt động - Cho máy phát quay và quan sát dòng điện nạp
của hệ thống đồng hồ Ampe. cho ắc quy.
nạp.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 19
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

* Kiểm tra sự phát điện của máy phát: kiểm tra tại vị trí số 1.
- Tại vị trí số 1: Trước khi kiểm tra phải tháo dây nguồn ắc quy ra khỏi cọc (+)
máy phát, đấu bóng đèn thử theo sơ đồ và cho máy phát quay.
+ Nếu đèn sáng: chứng tỏ máy phát có phát điện, hư hỏng thuộc đường dây từ (+)
máy phát đến đồng hồ ampe kế.
+ Nếu đèn không sáng: chứng tỏ máy phát không phát điện, ta phải kiểm tra
mạch kích từ của máy phát.
* Kiểm tra mạch kích từ: dùng bóng đèn thử kiểm tra.
- Tại vị trí số 2:
+ Nếu đèn không sáng: chứng tỏ chưa có dòng điện đến cọc B + của tiết chế. Ta
phải kiểm tra, sửa chữa lại đoạn dây từ khoá điện xuống cọc B + của tiết chế.
+ Nếu đèn sáng: chứng tỏ đã có dòng điện đến cọc B + của tiết chế. Ta phải kiểm
tra vị trí số 3.
- Tại vị trí số 3:
+ Nếu đèn không sáng: chứng tỏ chưa có dòng điện đến cọc Ш1 của máy phát.
Ta phải kiểm tra, sửa chữa lại đoạn dây từ cọc B+ của tiết chế đến cọc Ш1 máy
phát.
+ Nếu đèn sáng: chứng tỏ đã có dòng điện đến cọc Ш1 của máy phát. Ta tiếp tục
kiểm tra vị trí số 4.
- Tại vị trí số 4:
+ Nếu đèn không sáng: Ta phải kiểm tra lại tiếp xúc của chổi than, giá than và
cuộn dây kích từ của máy phát.
+ Nếu đèn sáng: chứng tỏ đã có dòng điện đến cọc Ш2 của máy phát. Ta tiếp tục
kiểm tra vị trí số 5.
- Tại vị trí số 5:
+ Nếu đèn không sáng: Chứng tỏ hư hỏng do đoạn dây nối từ cọc Ш2 của máy
phát đến cọc Ш tiết chế.
+ Nếu đèn sáng : chứng tỏ đã có dòng điện đến cọc Ш của tiết chế. Ta tiếp tục
kiểm tra vị trí số 6.
- Tại vị trí số 6:
+ Nếu đèn sáng : chứng tỏ đã có dòng điện kích từ qua tiết chế ra mát. Ta có thể
khẳng định tiết chế vẫn hoạt động tốt, hư hỏng là do máy phát điện.
+ Nếu đèn không sáng: Chứng tỏ không có dòng điện kích từ qua tiết chế ra mát.
Ta có thể khẳng định tiết chế bị hỏng và tháo tiết chế xuống kiểm tra, sửa chữa
hoặc thay thế.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 20
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

- Sơ đồ hệ thống nạp xe din – 130:


Tiết chế PP- 350
M K3

+ AM
CT

c. Quy trình bảo dưỡng: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy.
- Tháo các đầu dây điện bắt vào đồng hồ Am pe.
- Tháo các đai ốc bắt đồng hồ Ampe với bảng taplo và mang đồng hồ xuống.
- Làm sạch bên ngoài đồng hồ A.
- Kiểm tra cách điện và cuộn dây.
- Lắp lên xe và đấu các dây dẫn vào đồng hồ Am pe.
IV. THỰC HÀNH:
a. Máy phát:
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Vỏ, ổ bi, rô to, stato, các điốt và pu ly.
+ Lắp và điều chỉnh: Làm sạch, thay chổi than, lò xo và lắp, điều chỉnh độ căng
dây đai.
b. Tiết chế: Bảo dưỡng và sửa chữa bộ điều chỉnh điện.
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Khung từ, tiếp điểm, các điện trở và các cuộn dây.
+ Sửa chữa: Khung từ, tiếp điểm và thay điện trở.
+ Lắp và điều chỉnh: Khe hở tiêp điểm, điện áp.
c. Mạch nạp điện ắc quy: Bảo dưỡng mạch báo nạp điện ắc quy:
- Tháo và nhận dạng đồng hồ A
- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 21
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Bài 2: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG MẠCH BÁO ÁP SUẤT DẦU


ÁP SUẤT HƠI, BÁO NHIÊN LIỆU, NHIỆT ĐỘ NƯỚC, TỐC ĐỘ VÀ KM
Thời gian: 30 h (LT: 6 h; TH: 24 h)
I. MẠCH BÁO ÁP SUẤT DẦU BÔI TRƠN.
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch áp suất dầu bôi trơn.
a. Nhiệm vụ: cung cấp thông tin về áp suất dầu bôi trơn của động cơ trong quá
trình động cơ làm việc.
b. Yêu cầu: Cung cấp thông tin chính xác về áp suất dầu bôi trơn động cơ của xe
ôtô cho người lái xe để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động
c. Phân loại: 2 loại
- Đồng hồ báo áp suất dầu kiểu cơ khí.
- Đồng hồ báo áp suất dầu kiểu từ điện, kiểu xung điện.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của mạch báo áp suất dầu bôi trơn.
a. Cấu tạo:

H.a. Sơ đồ chung
H.b. Véc tơ từ thông tổng ø2 và vị trí của kim đồng hồ ứng với những áp suất
khác nhau.
H.c. Sơ đồ nguyên lý đấu dây.
1. Buồng áp suất. 9. Nắp bộ cảm biến. 15. Rãnh cong.
2. Chốt tỳ. 10. Cuộn điện trở của biến 16, 20. Nam châm vĩnh
trở. cửu.
3,7. Vít điều chỉnh. 11. Lá đồng tiếp điện. 17.Khung chất dẻo.
4. Màng đàn hồi. 12. dây dẫn đồng. 18. Kim chỉ thị.
5. vỏ bộ cảm biến. 13. lò xo. 19. vỏ thép đồng hồ
6. Tay đòn bẩy. 14. Cần hạn chế hành trình Rcb điện trở bộ cảm biến.
8.Con trượt biến trở. kim đồng hồ. B,d. đầu bắt dây.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 22
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Nguyên tắc hoạt động.


Khi cắt khoá điện kim đồng hồ chỉ lệch về phía trái (vạch 0), kim được giữ ở vị trí
này nhờ tác dụng tương hỗ giữa 2 nam châm vĩnh cửu 16 và 20. Khi đóng khoá
điện (đồng hồ làm việc) thì trong cuộn dây của đồng hồ và bộ cảm biến xuất hiện
những dòng điện chạy theo chiều mũi tên (hình vẽ), cường độ dòng điện cũng như
từ thông trong các cuộn dây phụ thuộc vào vị trí con trượt trên biến trở10 (Imax
không quá 0.2A). Khi trong buồng áp suất 1 của đồng hồ có áp suất p = 0 thì con
trượt 8 nằm tận cùng bên trái của 10, lúc này Rcb có giá trị cực đại, khi đó I trong
W1 cực đại, còn trong W2 W3 cực tiểu, từ thông Ø1 và Ø2 của cuộn dây W1 W2 có
tác dụng ngược nhau nên giá trị tổng xác định theo Ø1 - Ø2. Từ thông Ø3 do W3
tạo ra tác dụng với hiệu Ø1 - Ø2 dưới một góc lệch 90o.
Từ thông tổng Ø2 của cả 3 cuộn dây sẽ định hướng quay và vị trí của đĩa nam
châm 16 có nghĩa là xác định vị trí kim đồng hồ trên thang số.
Khi áp suất trong buồng 1 tăng lên thì màng 4 cong lên đẩy tay 6 quay quanh trục
của nó qua vít 7 tác dụng lên con trượt 8 làm cho nó dịch chuyển sang phải, trị số
Rcb giảm đi dẫn đến từ thông tổng Ø2 thay đổi làm cho vị trí của đĩa nam châm 16
thay đổi và kim đồng hồ lệch về phía áp suất cao. Trong trường hợp p = 10kg/cm2
con trượt ở vị trí tận cùng bên phải của 10 (Rcb = 0), cuộn dây W1 bị nối tắt và
dòng điện trong cuộn dây bằng 0, kim đồng hồ sẽ lệch hẳn về vị trí bên phải.

3. Thiết bị cảnh báo áp suất dầu tụt dưới giới hạn cho phép.

1. Đầu nối có ren. 5. Lò xo. 8. Khoá điện.


2. Màng đàn hồi. 6. Đầu bắt dây. 9. Cầu chì.
3, 4. Các tiếp điểm. 7. Đèn chỉ thị. 10. Đồng hồ ampe.
Áp suất dầu khi tụt dưới giới hạn cho phép, đi vào bộ cảm biến không thắng nổi
sức căng lò xo 5 nên màng đàn hồi 2 cong về phía bên phải ( hình vẽ) làm đóng
tiếp điểm 3-4 của mạch điện, đèn báo nguy 7 bật sáng.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 23
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo
dưỡng.
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

b. Phương pháp kiểm tra.

c. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu bôi trơn.
- Tháo các đầu dây dẫn bắt vào bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Tháo bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị ra khỏi xe.
- Làm sạch các bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Lắp bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị lên xe và đấu các dây dẫn.
II. MẠCH BÁO ÁP SUẤT HƠI:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu:
- Nhiệm vụ: cung cấp thông tin về áp suất hơi trong bình chứa của xe ôtô.
- Yêu cầu: Cung cấp thông tin chính xác về áp suất hơi trong bình chứa của xe ôtô
cho người lái xe để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động:
a. Sơ đồ cấu tạo.

H.a. Sơ đồ chung
H.b. Véc tơ từ thông tổng ø2 và vị trí của kim đồng hồ ứng với những áp suất
khác nhau.
H.c. Sơ đồ nguyên lý đấu dây.
1. Buồng áp suất. 9. Nắp bộ cảm biến. 15. Rãnh cong.
2. Chốt tỳ. 10. Cuộn điện trở của biến 16, 20. Nam châm vĩnh
trở. cửu.
3,7. Vít điều chỉnh. 11. Lá đồng tiếp điện, 17.Khung chất dẻo.
4. Màng đàn hồi. 12. dây dẫn đồng. 18. Kim chỉ thị.
5. vỏ bộ cảm biến. 13. lò xo. 19. vỏ thép đồng hồ
6. Tay đòn bẩy. 14. Cần hạn chế hành trình Rcb điện trở bộ cảm biến.
8.Con trượt biến trở. kim đồng hồ. B,d. đầu bắt dây.
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 24
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Nguyên tắc hoạt động.


Khi cắt khoá điện kim đồng hồ chỉ lệch về phía trái (vạch 0), kim được giữ ở vị trí
này nhờ tác dụng tương hỗ giữa 2 nam châm vĩnh cửu 16 và 20. Khi đóng khoá
điện (đồng hồ làm việc) thì trong cuộn dây của đồng hồ và bộ cảm biến xuất hiện
những dòng điện chạy theo chiều mũi tên (hình vẽ), cường độ dòng điện cũng như
từ thông trong các cuộn dây phụ thuộc vào vị trí con trượt trên biến trở10 (Imax
không quá 0.2A). Khi trong buồng áp suất 1 của đồng hồ có áp suất p = 0 thì con
trượt 8 nằm tận cùng bên trái của 10, lúc này Rcb có giá trị cực đại, khi đó I trong
W1 cực đại, còn trong W2 W3 cực tiểu, từ thông Ø1 và Ø2 của cuộn dây W1 W2 có
tác dụng ngược nhau nên giá trị tổng xác định theo Ø1 - Ø2. Từ thông Ø3 do W3
tạo ra tác dụng với hiệu Ø1 - Ø2 dưới một góc lệch 90o.
Từ thông tổng Ø2 của cả 3 cuộn dây sẽ định hướng quay và vị trí của đĩa nam
châm 16 có nghĩa là xác định vị trí kim đồng hồ trên thang số.
Khi áp suất trong buồng 1 tăng lên thì màng 4 cong lên đẩy tay 6 quay quanh trục
của nó qua vít 7 tác dụng lên con trượt 8 làm cho nó dịch chuyển sang phải, trị số
Rcb giảm đi dẫn đến từ thông tổng Ø2 thay đổi làm cho vị trí của đĩa nam châm 16
thay đổi và kim đồng hồ lệch về phía áp suất cao. Trong trường hợp p = 10kg/cm2
con trượt ở vị trí tận cùng bên phải của 10 (Rcb = 0), cuộn dây W1 bị nối tắt và
dòng điện trong cuộn dây bằng 0, kim đồng hồ sẽ lệch hẳn về vị trí bên phải.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo
dưỡng.
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

b. Phương pháp kiểm tra.

c. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi.
- Tháo các đầu dây dẫn bắt vào bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Tháo bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị ra khỏi xe.
- Làm sạch bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Lắp bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị lên xe và đấu các dây dẫn.
III. MẠCH BÁO NHIÊN LIỆU:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu:
- Nhiệm vụ:
cung cấp thông tin về mức nhiên liệu trong bình chứa của xe ôtô.
- Yêu cầu:
Cung cấp thông tin chính xác về mức nhiên liệu trong bình chứa cho người lái xe
để đảm bảo an toàn trong quá trình xe ôtô hoạt động.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động:

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 25
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

a. Sơ đồ cấu tạo.

H.a- sơ đồ kết cấu chung. 5. Cuộn dây biến trở.


H.b- sơ đồ đấu dây. 6. con trượt.
1, 2. Nam châm vĩnh cửu. 7. Phao.
3. Kim đồng hồ. W1 W2 W3 - Các cuộn dây của đồng hồ.
4. Khung chất dẻo. B,d - đầu bắt dây.

b. Nguyên tắc hoạt động.


- Khi không có dòng điện trong các cuộn dây của đồng hồ thì kim đồng hồ nằm ở
vị trí ban đầu ứng với vạch số 0 nhờ tác dụng tương hỗ của nam châm vĩnh cửu
1và 2.
- Khi khoá điện đóng, có dòng điện chạy trong mạch của đồng hồ và bộ cảm biến.
Dòng điện ø1 của cuộn W1 biến thiên phụ thuộc vào vị trí của con trượt 6 trên
cuộn điện trở 5 của biến trở. Trong thời gian làm việc thì ø1và ø2 của cuộn dây W1
W2 tác dụng ngược nhau cho nên ø2 phụ thuộc vào cường độ dòng điện trong W1.
+ Nếu thùng nhiên liệu đầy thì cuộn 5 của biến trở được mắc hết vào mạch
của W1 nên dòng điện và từ thông W1 có giá trị nhỏ, lúc này từ thông tổng ø2 của
cả 3 cuộn dây sẽ làm quay đĩa nam châm 2 và kéo theo kim đồng hồ về vị trí F của
thang số, chỉ mức nhiên liệu đầy.
+ Khi mức nhiên liệu giảm thì phao 7 của bộ cảm biến sẽ hạ xuống đẩy con
trượt 6 về trái làm giảm điện trở trong bộ cảm biến, cường độ dòng điện trong W1
tăng dẫn đến ø2 cũng tăng sẽ làm xoay đĩa nam châm và đẩy kim đồng hồ 3 về
phía nhiên liệu ít.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng.
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

b. Phương pháp kiểm tra.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 26
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

c. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nhiên liệu.
- Tháo các đầu dây dẫn bắt vào bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Tháo bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị ra khỏi xe.
- Làm sạch bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Lắp bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị lên xe và đấu các dây dẫn.
IV. MẠCH BÁO NHIỆT ĐỘ NƯỚC:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu:
- Nhiệm vụ: Theo dõi nhiệt độ nước làm mát của động cơ trong quá trình động cơ
xe ôtô hoạt động.
- Yêu cầu:
Cung cấp thông tin chính xác về nhiệt độ nước làm mát của động cơ trong quá
trình động cơ xe ôtô hoạt động cho người lái xe biết để đảm bảo an toàn.
2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động:
a. Sơ đồ cấu tạo.

H.a. sơ đồ chung.
H.b. véc tơ từ thông tổng Ø2 và vị trí của kim đồng hồ ứng với những nhiệt độ khác
nhau.
H.c. sơ đồ nguyên lý đấu dây.
1. Điện trở nhiệt. 7. vỏ chắn từ. W1 W2W3 : các cuộn dây của
2. Ống lót cách điện. 8, 12. Nam châm vĩnh cửu. đồng hồ.
3. Lò xo. 9. Khung quấn dây. Ø1 Ø2 Ø3 : từ thông do các
4. Vỏ bộ cảm biến. 10. rãnh cong. cuộn tạo nên.
5. Đế cách điện. 11. cần hạn chế hành trình kim. Rbto : điện trở nhiệt của Đhồ.
6. Kim chỉ thị. 13. điện trở tượng trưng cho bộ B,d : ký hiệu đầu bắt dây.
cảm biến

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 27
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Nguyên tắc hoạt động.


- Khi không có dòng điện trong các cuộn dây của đồng hồ thì kim đồng hồ nằm ở
vị trí trái của vạch 40o, kim được giữ ở vị trí này là do tác dụng tương hỗ của 2
nam châm vĩnh cửu 8 và 12.
- Khi Kđ đóng thì trong mạch đồng hồ và bộ cảm biến có dòng điện chạy theo
chiều mũi tên (H.vẽ a,c). Trong quá trình làm việc dòng điện trong mạch của cuộn
dây W2W3 không đổi nên từ thông do chúng sinh ra cũng không thay đổi. Dòng
điện trong cuộn W1 và từ thông Ø1 phụ thuộc vào trị số điện trở của bộ cảm biến.
Từ thông tổng Ø2 phụ thuộc vào I ở W1 và bộ cảm biến (từ thông cuộn W1 và W2
có chiều ngược nhau).
+ Ứng với nhiệt độ +40oC trị số điện trở của bộ cảm biến rất lớn (400Ω) do đó
dòng điện trong cuộn W1 rất nhỏ và từ thông do nó sinh ra cũng nhỏ. Lúc này từ
thông do W2 sinh ra rất lớn so với Ø1, từ thông tổng Ø2 của 3 cuộn dây tác dụng
lên đĩa nam châm làm nó quay đi nằm ở vị trí 40oC.
+ Khi nhiệt độ nước tăng, điện trở của bộ cảm biến giảm đến 140Ω ở nhiệt độ
80oC từ thông Ø1= Ø2 và ngược nhau nên bị triệt tiêu, Ø2 lúc này chỉ bằng Ø3 từ
thông này tác dụng tương hỗ với đĩa nam châm làm quay kim đồng hồ đến vị trí
vạch 80oC.
+ Ứng với nhiệt độ 110 oC trị số điện trở giảm đến 70Ω do đó từ thông Ø1 lớn gấp
vài lần Ø2 lúc này Ø2 của cả 3 cuộn dây sẽ tác dụng tương hỗ với đĩa nam châm 8
làm quay kim đồng hồ đến vạch 110 oC của thang số.
3. Dụng cụ báo nguy nhiệt độ nước:
Có nhiệm vụ cảnh báo cho người lái xe biết về tình trạng nhiệt độ quá cao của
nước làm mát để tránh động cơ bị hỏng.
Bộ cảm biến là một thanh lưỡng kim (bimêtan) trên đầu có gắn tiếp điểm 5. Khi
nhiệt độ nước chưa vượt quá giới hạn, thanh lưỡng kim chưa bị uốn cong nên tiếp
điểm mở đèn tắt. Khi nhiệt độ trong khoang lắp cảm biến vượt quá giới hạn cho
phép, thanh lưỡng kim bị uốn cong đóng tiếp điểm 5, đèn báo nguy 10 bật sáng.

1. Vít bắt dây.


2. Cao su làm kín.
3. Vỏ.
4. Thanh bimêtan.
5,7. Tiếp điểm.
6. Cữ hạn chế.
8. Cần tiếp điểm.
9. Thanh nối.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 28
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

4. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra


bảo dưỡng.
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

b. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng.

c. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước.
- Tháo các đầu dây dẫn bắt vào bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Tháo bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị ra khỏi xe.
- Làm sạch các bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị.
- Lắp bộ cảm biến và bộ phận chỉ thị lên xe và đấu các dây dẫn.
V. MẠCH BÁO TỐC ĐỘ Ô TÔ VÀ KM.
1. Nhiệm vụ, yêu cầu.
- Nhiệm vụ: cung cấp thông tin về số quãng đường đi, tốc độ quay trục khuỷu
động cơ và tốc độ chuyển động của xe ôtô.
- Yêu cầu:
cung cấp thông tin chính xác về số quãng đường đi, tốc độ quay trục khuỷu động
cơ và tốc độ chuyển động của xe ôtô cho người lái xe biết đảm bảo an toàn.
2. Cấu tạo và hoạt động.
a. Cấu tạo. H.a:
1. trục chủ động.
2. nam châm vĩnh cửu.
3. trống quay.
4. màn chắn từ.
5. kim chỉ thị.
6. trục quay.
7. cơ cấu đếm.
8. lò xo.
9,10,11. bộ truyền bánh vít
trục vít.

H.b:
1.trống có răng ở vành ngoài.
2. trống có răng ăn khớp trong.

b. Nguyên tắc hoạt động.


- Cơ cấu chỉ thị tốc độ: Khi trục 1 quay (Trục 1 quay nhờ dây nối mềm với trục
thứ cấp hộp số) nam châm 2 quay theo làm xuất hiện trong trống quay 3 một SĐĐ
cảm ứng và tạo nên dòng phucô (dòng điện xoáy) trong trống quay. Tác dụng
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 29
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

tương hỗ giữa từ trường quay của nam châm 2 và từ trường của dòng phucô trong
3 tạo ra mô men quay trống 3 (theo chiều quay của nam châm 2) khiến trục 6 và
kim 5 quay theo. Mô men trên, cân bằng với mô men cản của lò xo 8 khi đó tạo vị
trí cân bằng tương ứng với vị trí kim chỉ tốc độ xe. Tốc độ xe càng lớn thì góc
quay của kim càng tăng.
- Cơ cấu đếm cơ khí: Khi trục 1 quay (Trục 1 quay nhờ dây nối mềm với trục thứ
cấp hộp số) thông qua các bộ truyền bánh vít trục vít 9,10,11 làm trục của cơ cấu
đếm quay và xoay các số trong bộ đếm tương ứng với quãng đường xe đi được
trên đường.
- Trường hợp bảng táplo xa hộp số thì sử dụng kiểu dẫn động điện. Các cơ cấu chỉ
báo tốc độ, cơ cấu đếm quãng đường hoàn toàn giống thiết bị nói trên. Ở đây chỉ
sử dụng một cảm biến tốc độ kiểu máy phát điện, dạng máy phát đồng bộ 3 pha
công suất nhỏ lắp ngay trên thành (đuôi hộp số) và được dẫn động từ trục thứ cấp
của hộp số. Cơ cấu chấp hành là một động cơ đồng bộ 3 pha công suất nhỏ được
bố trí trên bảng taplo. Trục của động cơ đồng bộ (cơ cấu chấp hành) được nối
trực tiếp với trục của cơ cấu chỉ báo tốc độ (trục 1 H.vẽ a.)

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra


bảo dưỡng.
a. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

b. Phương pháp kiểm tra.

c. Quy trình bảo dưỡng: Tháo lắp, bảo dưỡng mạch báo tốc độ ô tô và km.

VI. THỰC HÀNH:


1. Bảo dưỡng mạch báo áp suất dầu bôi trơn.
- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
2. Bảo dưỡng mạch báo áp suất hơi.
- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
3. Bảo dưỡng mạch báo nhiên liệu.
- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
- Bảo dưỡng: Làm sạch, và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
4. Bảo dưỡng mạch báo nhiệt độ nước.
- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến.
- Bảo dưỡng: Làm sạch, lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến.
5. Bảo dưỡng mạch báo tốc độ ô tô và km.
- Tháo và nhận dạng: Bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến.
- Bảo dưỡng: Làm sạch, vô dầu, mỡ và lắp bộ phận chỉ thị và bộ cảm biến
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 30
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Bài 3: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG


Thời gian: 30 h (LT: 6h; TH: 24 h)
I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU:
1. Nhiệm vụ:
Chiếu sáng mặt đường khi xe chạy vào ban đêm, báo kích thước khuôn khổ xe và
chiếu sáng trong xe khi cần.
2. Yêu cầu:
cung cấp đủ ánh sáng cần thiết để người lái xe nhìn rõ đường và các chướng ngại
vật, đảm bảo an toàn khi vận hành xe ban đêm và trời tối hoặc sương mù.
II. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG.
1. Sơ đồ cấu tạo.

1. Đèn sương mù trước. 6. Đèn phanh trên kính. 11. Đèn sương mù sau.
2. Đèn dừng. 7. Đèn kích thước. 12. Đèn lùi.
3. Đèn xi nhan trước. 8. Đèn phanh. 13. Đèn soi biển số.
4. Đèn cốt. 9 Đèn xi nhan sau.
5. Đèn pha. 10. Đèn chiếu hậu.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 31
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chiếu sáng xe ôtô TOYOTA CRONA


Rơ le đèn pha 15A HEAD (LH) LOW Đèn báo pha

HI

HI
15A HEAD (RH)
Đèn hậu
Rơ le đèn hậu LOW

15A FUSE
TAIL

+
A2 A14 A12 A3 ED
Ắc quy Công tắc cốt pha
- Công tắc tổng
H E HF HU HL

OFF FLASH

TAIL LOW

HAED HIGH

2. Nguyên tắc hoạt động:


- Khi bật công tắc tổng ở vị trí TAIL: có dòng điện đi qua cuộn dây rơ le đèn kích
thước:
(+)ắc quy → cầu chì AM1 → cuộn dây rơ le đèn kích thước → (chân A2 qua
tiếp điểm → A11) của công tắc tổng → mát → (-)ắc quy.
Làm cho tiếp điểm của rơ le đóng dẫn đến có dòng điện đến các đèn như sau:
(+)ắc quy → qua tiếp điểm của rơ le đèn kích thước → cầu chì (Fuse Tail)
→ đến các đèn kích thước (trước, sau), soi sáng bảng tap-lô, đèn soi biển số →
mát → (-)ắc quy.
- Khi công tắc tổng ở vị trí HEAD:
Lúc này chân A2 vẫn nối với A11, đồng thời chân A13 nối với chân A11. Do đó các
đèn thuộc rơ le đèn kích thước vẫn sáng và có dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le
đèn pha cốt làm tiếp điểm của rơ le đèn pha cốt đóng. Dòng điện đó đi như sau:
(+)ắc quy → cầu chì AM1 → cuộn dây rơ le đèn pha cốt → A13 → A11 → mát
→ (-) ắc quy.
+ Nếu công tắc pha cốt ở vị trí chiếu gần (LOW): thì chân A3 được nối với chân
A9 (mát), hai đèn cốt sẽ sáng. Dòng điện qua bóng cốt đi như sau:
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 32
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu
chì 15A HEAD (RH) → 2 sợi tóc bóng đèn cốt bên trái và bên phải → (chân A3
và A9) của công tắc đèn pha cốt → mát → (-)ắc quy.
+ Nếu công tắc pha cốt ở vị trí chiếu xa (HIGH): thì chân A12 được nối với chân
A9 (mát), hai đèn pha sẽ sáng. Dòng điện qua bóng pha đi như sau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu
chì 15A HEAD (RH) → 2 sợi tóc bóng đèn pha bên trái và bên phải → (chân A12
và A9) của công tắc đèn pha cốt → mát → (-)ắc quy.
Đồng thời có dòng điện chạy qua đèn báo pha. Dòng điện đó đi như sau:
(+)ắc quy → tiếp điểm rơ le đèn pha cốt → cầu chì 15A HEAD (LH) và cầu
chì 15A HEAD (RH) → 2 sợi tóc bóng đèn pha bên trái và bên phải → đèn báo
pha → mát → (-) ắc quy.
- Khi công tắc pha cốt ở vị trí Flash (xin nhường đường):
Lúc này chân A14 được nối với chân A9 dẫn đến có dòng điện đi qua cuộn dây rơ
le đèn pha cốt, làm tiếp điểm rơ le đèn pha cốt đóng lại. Dòng điện đó đi như sau:
(+)ắc quy → cuộn dây rơ le đèn pha cốt → (chân A14 → chân A9) công tắc đèn
pha cốt → mát → (-)ắc quy.
Khi tiếp điểm của rơ le đóng thì hai bóng đèn pha sẽ sáng báo hiệu cho các
phương tiện giao thông khác biết tín hiệu xin nhường đường của mình.
III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TRA BẢO DƯỠNG.
1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
2. Phương pháp kiểm tra
3. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
- Tháo các công tắc, các hộp đèn ra khỏi xe:
+ Tháo các dây dẫn ra khỏi các công tắc và hộp đèn.
+ Tháo các vít bắt công tắc và hộp đèn với thân xe rồi mang xuống.
- Tháo rời các bộ phận của hộp đèn và công tắc.
- Bảo dưỡng:
+ Làm sạch tất cả các công tắc, hộp đèn và các đầu nối dây.
+ Kiểm tra thay thế các bóng đèn cháy.
- Lắp các công tắc, các hộp đèn lên xe :
+ Lắp các bộ phận của hộp đèn và công tắc.
+ Lắp các vít bắt công tắc và hộp đèn với thân xe.
+ Lắp các dây dẫn điện vào các công tắc và hộp đèn.
+ Điều chỉnh đèn pha cốt.
IV. THỰC HÀNH: Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng.
1. Tháo và nhận dạng: Đường dây diện, các công tắc, các hộp đèn và bóng đèn.
2. Bảo dưỡng:
+ Làm sạch, và lắp đường dây diện, các công tắc, các hộp đèn và bóng đèn
+ Điều chỉnh đèn pha, cốt.
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 33
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Bài 4: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TÍN HIỆU


(còi, đèn báo rẽ)
Thời gian:30 h (LT: 6h; TH: 24 h)

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU:


1. Nhiệm vụ: Phát ra tín hiệu bằng ánh sáng hoặc âm thanh để báo cho
người và phương tiện giao thông khác biết, đảm bảo an toàn giao thông.
2. Yêu cầu: Phải phát ra tín hiệu bằng ánh sáng hoặc âm thanh đủ để báo
cho người và phương tiện giao thông khác biết, đảm bảo an toàn giao thông.
II. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG:
1. Còi điện:
a. Sơ đồ cấu tạo.

1. loa còi. 6. trụ đứng. 11. ốc điều chỉnh. 17.trụ đứng của
tiếp điểm.
2. đĩa rung. 7. tấm thép lò xo. 13. trụ điều khiển. 18. đầu bắt dây.
3. màng thép. 8. lõi thép từ. 14. cần tiếp điểm tĩnh. 19. núm còi.
4. vỏ còi. 9. cuộn dây. 15. cần tiếp điểm động. 20. điện trở phụ.
5. khung 10,12. ốc hãm. 16. tụ điện. Aq. ắc quy
thép.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 34
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Nguyên tắc hoạt động.


- Trạng thái không làm việc thì tiếp điểm KK’ đóng.
- Khi ấn núm còi 19 sẽ có dòng điện qua cuộn dây của còi, dòng điện đi như sau:
(+)ắc quy → cuộn dây 9→ tiếp điểm KK’ → núm còi 19 → mát → (-)ắc quy.
Khi cuộn dây có điện chạy qua sẽ từ hoá khung thép 5 tạo thành lực hút lõi thép 8
đi xuống. Trụ điều khiển 13 đi xuống theo làm cho màng thép 3 võng xuống, tấm
thép lò xo 7 và cần tiếp điểm động 15 cũng bị uốn cong và tiếp điểm KK’ mở ra.
Khi tiếp điểm KK’ mở ra thì dòng điện trong cuộn dây mất đi, mất lực từ hoá và
do lực đàn hồi của lò xo 7 đưa lõi thép về vị trí ban đầu dẫn đến tiếp điểm KK’
đóng lại nối thông dòng điện qua cuộn dây 9.
Cứ như vậy tiếp điểm KK’ đóng mở với tần số 200 ÷ 400 lần /giây, màng thép 3
cũng bị rung với tần số như vậy và phát ra tiếng kêu.
2. Đèn báo rẽ:
a. Sơ dồ cấu tạo: mạch báo rẽ xe TOYOTA - CORONA
HAZ - HORN

Rơ le-signal
AM1 TURN 3
9 6 1
FLASHE
Đèn báo signal bên trái
2
Khoá điện

Đèn signal
bên trái
Công tắc
đèn signal
A5
A1 Đèn signal
MAIN ALT
Từ rơ le
A8
bên phải
đèn hậu
tới

+
Ắc quy 2 3 10 8 7 5 9 6
OFF Đèn báo signal bên phải
- ON

Công tắc đèn HAZ-HORN

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 35
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

b. Nguyên tắc hoạt động.


Khi bật khoá điện và công tắc đèn báo sự cố ở vị trí OFF (tắt) thì chân 10 và 7 của
công tắc đèn HAZ-HORN được nối thông.
- Nếu công tắc signal ở vị trí bên trái thì chân A1 và A5 của công tắc signal được
nối thông, do đó có dòng điện đi như sau:
cực (+)ắc quy → cầu chì ALT → cầu chì AM1→ khoá điện → cầu chì TURN →
cực 10, 7 của công tắc đèn HAZ-HORN → cực 2 của rơ le signal → cực 1 của rơ
le signal → chân A1, A5 của công tắc signal → 3 bóng đèn signal trước, sau, cạnh
bên trái và bóng đèn báo signal bên trái trong bảng táp lo → mát → (-)ắc quy.
Các đèn này sáng và nháy với tần số 70 ÷ 85 lần /phút.
- Nếu công tắc signal ở vị trí bên phải thì chân A1 và A8 của công tắc signal được
nối thông, do đó có dòng điện đi như sau:
cực (+)ắc quy → cầu chì ALT → cầu chì AM1→ khoá điện → cầu chì TURN →
cực 10, 7 của công tắc đèn HAZ-HORN → cực 2 của rơ le signal → cực 1 của rơ
le signal → chân A1, A8 của công tắc signal → 3 bóng đèn signal trước, sau, cạnh
bên phải và bóng đèn báo bên phải trong bảng táp lo → mát → (-)ắc quy.
Các đèn này sáng và nháy với tần số 70 ÷ 85 lần /phút.
- Chân 3 là chân tiếp mát cho rơ le signal. Trong rơ le có một IC tạo xung
vuôngvới tần số 70 ÷ 85 lần /phút điều khiển tranzito, tiếp đó tranzito điều khiển
rơ le điện từ và rơ le điện từ điều khiển các bóng đèn signal.
III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA BẢO DƯỠNG:
1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

2. Phương pháp kiểm tra.

3. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo
rẽ)
IV. THỰC HÀNH: Bảo dưỡng hệ thống hệ thống tín hiệu.
- Tháo và nhận dạng: còi điện, còi hơi, đèn báo rẽ, rơ le và công tắc
- Bảo dưỡng: + Làm sạch và lắp còi điện, còi hơi, đèn báo rẽ, rơ le và công tắc
+ Điều chỉnh còi điện và còi hơi

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 36
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Bài 12: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BỘ GẠT NƯỚC MƯA


Thời gian: 12 h (LT: 4h; TH: 8 h)

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU:


1. Nhiệm vụ:
Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được
rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa.
2. Yêu cầu: phải gạt được hết nước đọng và rửa sạch bụi bẩn trên kính chắn
gió để người lái xe nhìn rõ được đường đi và các vật cản trên đường trong khi trời
mưa đảm bảo an toàn.

II. SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ GẠT NƯỚC MƯA, RỬA
KÍNH.
1. Sơ đồ cấu tạo.

- Mô tơ dạng lõi sắt từ là nam châm vĩnh cửu được sử dụng làm mô tơ gạt nước.
Mô tơ gạt nước gồm có mô tơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của
mô tơ. Mô tơ lõi sắt từ gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi tốc độ thấp, chổi tốc
độ cao và một chổi dùng chung (để tiếp mát).
- Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố
định trong mọi thời điểm.
-Công tắc gạt nước:
Công tắc gạt nước được bố trí trên trục trụ lái, đó là vị trí mà người lái có thể điều
khiển bất kỳ lúc nào khi cần.Công tắc gạt nước có các vị trí OFF (dừng), LO (tốc
độ thấp) và HI (tốc độ cao) và các vị trí khác để điều khiển chuyển động của nó.
Một số xe có vị trí MIST (gạt nước chỉ hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí
MIST (sương mù), vị trí INT (gạt nước hoạt động ở chế độ gián đoạn trong một
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 37
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

khoảng thời gian nhất định) và một công tắc thay đổi để điều chỉnh khoảng thời
gian gạt nước.Trong nhiều trường hợp công tắc gạt nước và rửa kính được kết hợp
với công tắc điều khiển đèn. Vì vậy, đôi khi người ta gọi là công tắc tổ hợp. ở
những xe có trang bị gạt nước cho kính sau, thì công tắc gạt nước sau cũng nằm ở
công tắc gạt nước và được bật về giữa các vị trí ON và OFF. Một số xe có vị trí
INT cho gạt nước kính sau. ở những kiểu xe gần đây, ECU được đặt trong công
tắc tổ hợp cho MPX (hệ thống thông tin đa chiều).
- Rơle điều khiển gạt nước gián đoạn
Rơ le này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn.
Phần lớn các kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có rơle này được sử dụng rộng
rãi.Một rơle nhỏ và mạch tranzisto gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành rơ le
điều khiển gạt nước gián đoạn.Dòng điện tới mô tơ gạt nước được điều khiển bằng
rơ le này theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước
chạy gián đoạn.
2. Nguyên tắc hoạt động.
Một sức điện động ngược được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi mô tơ quay để
hạn chế tốc độ quay của mô tơ.

- Hoạt động ở tốc độ thấp:


Khi dòng điện đi vào cuộn
dây phần ứng từ chổi than
tốc độ thấp, một sức điện
động ngược lớn được tạo
ra. Kết quả là mô tơ quay
với vận tốc thấp.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 38
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

- Hoạt động ở tốc độ cao:


Khi dòng điện đi vào cuộn
dây phần ứng từ chổi tiếp
điện tốc độ cao, một sức
điện động ngược nhỏ được
tạo ra. Kết quả là mô tơ quay
với tốc độ cao.

- Công tắc dạng cam


Cơ cấu có chức năng dừng thanh gạt nước tại vị trí cố định. Do có chức năng này
thanh gạt nước luôn được bảo đảm dừng ở dưới cùng của kính chắn gió khi tắt
công tắc gạt nước. Công tắc dạng cam thực hiện chức năng này.
Công tắc này có đĩa cam sẻ rãnh chữ V và 3 điểm tiếp xúc. Khi công tắc gạt nước
ở vị trí LO/HI, điện áp ắc qui được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô tơ
gạt nước qua công tắc gạt nước làm cho mô tơ gạt nước quay. Tuy nhiên, ở thời
điểm công tắc gạt nước tắt, nếu tiếp điểm P2 ở vị trí tiếp xúc mà không phải ở vị
trí rãnh thì điện áp của ắc qui vẫn được đặt vào mạch điện và dòng điện đi vào mô
tơ gạt nước tới tiếp điểm P1 qua tiếp điểm P2 làm cho mô tơ tiếp tục quay. Sau đó
bằng việc quay đĩa cam làm cho tiếp điểm P2 ở vị trí rãnh do đó dòng điện không
đi vào mạch điện và mô tơ gạt nước bị dừng lại. Tuy nhiên, do quán tính của phần
ứng, mô tơ không dừng lại ngay lập tức và tiếp tục quay một ít. Kết quả là tiếp
điểm P3 vượt qua điểm dẫn điện của đĩa cam. Thực hiện việc đóng mạch như sau:
Phần ứng → Cực (+)1 của mô tơ → công tắc gạt nước → cực S của mô tơ gạt
nước→ tiếp điểm P1 → P3 → phần ứng.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 39
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Vì phần ứng tạo ra sức điện động ngược trong mạch đóng này, nên quá trình hãm
mô tơ bằng điện được tạo ra và mô tơ được dừng lại tại điểm cố định.

III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM


TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ GẠT NƯỚC MƯA.
1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

2. Phương pháp kiểm tra.

3. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.

IV. THỰC HÀNH: Bảo dưỡng và sửa chữa


1. Bảo dưỡng:
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và các cần dẫn động, gạt nước
+ Lắp: Tra mỡ và lắp bộ gạt nước mưa.
2. Sửa chữa:
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và các cần dẫn
động, cần gạt nước
+ Sửa chữa: Stato, rô to, các cần dẫn động và thay chổi than, cần gạt
+ Lắp: Tra mỡ và lắp bộ gạt nước mưa.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 40
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

Bài 6: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BỘ PHUN NƯỚC RỬA KÍNH


Thời gian: 6 h (LT: 2h; TH: 4 h)

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU:


1.Nhiệm vụ:
Hệ thống phun nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn
được rõ ràng bằng cách phun nước trên kính trước làm sạch bụi bẩn trên kính
chắn gió phía trước và kính sau. Vì vậy đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của
xe khi chạy.
2. Yêu cầu:
Đảm bảo cho kính chắn gió luôn sạch sẽ cho người lái quan sát trong quá trình vận
hành ô tô khi tham gia giao thông.
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG:
1. Cấu tạo.
Nước rửa kính vào bình chứa trong khoang động cơ. Bình chứa nước rửa kính
được làm từ bình nhựa mờ và nước rửa kính được phun nhờ mô tơ rửa kính đặt
trong bình chứa.
Mô tơ bộ rửa kính có dạng cánh quạt như được sử dụng trong bơm nhiên liệu. Có
hai loại hệ thống rửa kính đối với ô tô có rửa kính sau: Một loại có bình chứa
chung cho cả bộ phận rửa kính trước và sau, còn loại kia có hai bình chứa riêng
cho bộ phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau.
Ngoài ra, còn có một loại điều chỉnh vòi phun cho cả kính trước và kính sau nhờ
mô tơ rửa kính điều khiển các van và một loại khác có hai mô tơ riêng cho bộ
phận rửa kính trước và bộ phận rửa kính sau được đặt trong bình chứa.

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 41
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

2. Nguyên tắc hoạt động.


Công tắc bộ phận rửa kính được kết hợp với công tắc gạt nước. Mô tơ rửa kính
hoạt động và phun nước rửa kính khi bật công tắc này.
Loại này tự động điều khiển cơ cấu gạt nước khi phun nước rửa kính sau khi bật
công tắc rửa kính một thời gian nhất định đó là “sự vận hành kết hợp với bộ phận
rửa kính”.

III. HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM


TRA BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA.
1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.

2. Phương pháp kiểm tra.

3. Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa.

IV. THỰC HÀNH: Bảo dưỡng và sửa chữa


1. Bảo dưỡng:
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và bộ phận phun nước
Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 42
Đề cương sửa chữa và bảo dưỡng trang bị điện ô tô

+ Lắp: Tra mỡ và lắp bộ phận phun nước


2. Sửa chữa:
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Stato, rô to, chổi than và bộ phận phun nước
+ Sửa chữa: Stato, rô to và bộ phận phun nước
+ Lắp: Tra mỡ và lắp bộ phun nước rửa

Phạm Xuân Bình - Khoa Động lực - Thiết bị - Trường CĐN Cơ điện - Luyện kim-TN 43

Vous aimerez peut-être aussi