Vous êtes sur la page 1sur 3

2) Lực lượng đại đoàn kết dân tộc

a) Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
 Đây là một luận điểm sáng tạo và đặc sắc của Hồ Chí Minh
 Vì sao phải đoàn kết toàn dân?
 Người đã kết hợp nhuần nhuyễn luận điểm của chủ nghĩa Mác
Lê nin: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Cách mạng là việc lớn, không thể một hai người mà làm được.
 Trong mỗi con người Việt Nam đều có ít nhiều lòng ái quốc.
 Đứng trên lập trường giai cấp công nhân, HCM đã đề cập vấn
đề dân và nhân dân một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết
phục. Khái niệm “dân” và “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí
Minh có biên độ rất rộng lớn. Đó là “mọi con dân nước Việt”,
“mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc
đa số hay thiểu số, có tín ngưỡng hay không, không phân biệt
“già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo, quý tiện”.
 Như vậy, dân và nhân dân trong tư tưởng HCM vừa được hiểu
với tư cách là mỗi con người VN cụ thể, vừa là một tập hợp
đông đảo quần chúng nhân dân, họ là chủ thể của khối đại
đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn
dân.
 Nói đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa là phải tập hợp được tất cả
mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.
 Người nói: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của
Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có
đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta
đoàn kết với họ”.
 Người nhắc nhở: Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì “lực lượng
chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc là khối liên minh công- nông,
cho nên liên minh công-nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống
nhất”. “Đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa
số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác”. Về sau, HCM mở rộng “liên minh công-nông và lao động
trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân”.
 Người chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài
hoà mối quan hệ giai cấp- dân tộc để tập hợp lực lượng, không được
phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung
thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc.
 Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Như
vậy, đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân
quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng mình, là sự
nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đảng có sứ mệnh
thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, biến những đòi hỏi khách quan, tự
phát của nhân dân thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì
độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân.
b) Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc
 Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống
yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được
hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và
giữ nước hàng ngàn năm của cả dân tộc, thấm sâu và tư tưởng, tình
cảm, tâm hồn mỗi con người Việt Nam, được lưu truyền qua các thế
hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc
chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch hoạ. Ví dụ: Nhiễu điều
phủ lấy giá gương/ người trong một nước phải thương nhau cùng,
Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Quan điểm này
của HCM đã kế thừa truyền thống nhân ái, khoan dung của dân tộc,
trên cơ sở xác định rõ vai trò, vị trí đặc biệt của nhân dân trong lịch
sử và trong sự nghiệp cách mạng.
 Người cho rằng: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này
thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên
ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận rằng đã
là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc.
Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình
thân ái mà cảm hoá họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại
đoàn kế thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”.
 Người viết: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa
được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì
một chút nước đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự
kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”.
 Để thực hành đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Bởi vì,
theo Bác:” dân là gốc rễ, là nền tảng của đại đoàn kết”, “chở thuyền
và làm lật thuyền cũng là dân”; yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống,
đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao. Luôn
đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện đại
đoàn kết với phương châm “nước lấy dân làm gốc”. Nền gốc của đại
đoàn kết là liên minh công- nông. Nhưng đã có nền gốc vững, còn
phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác.

Vous aimerez peut-être aussi