Vous êtes sur la page 1sur 51

BÀI TẬP

CHUƠNG 2: KẾ TOÁN TIỀN VÀ VẬT TƯ


Bài 1: Công ty H nộp thuế GTGT theo phuơng pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho
thep phuơng pháp kê khai thuờng xuyên, có tài liệu liên quan đến tiền mặt trong kỳ
như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000 (Phiếu thu số 001), trong đó thuế GTGT 10%
2. Đem tiền mặt gửi vào NH 30.000 (Phiếu chi số 002), chưa nhận được giấy báo
Có.
3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000 (Phiếu thu số 003), trong đó thuế
GTGT 3.150 (HĐGTGT số 01234). Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền
mặt 220, trong đó thuế GTGT 10% (Phiếu chi số 004).
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 1000 (Phiếu chi số 005).
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 20.000 (Phiếu chi số 006).
6. Chi tiền mặt thanh toán tiền thuê văn phòng 18.000(Phiếu chi số 007)
7. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gửi ở nghiệp vụ 2.
8. Vay ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000 (Phiếu thu số 008, đã nhận giấy
báo Nợ NH)
9. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000 (Phiếu nhập kho số 0115), thuế suất
thuế GTGT 10% (HĐGTGT 01235), thanh toán bằng TGNH (đã nhận giấy báo Nợ
của NH). Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440 trả bằng tiền mặt, trong
đó thuế GTGT 10%.
10. Thu tiền lãi tiền nợ cho vay 20.000 (Phiếu thu số 009)
11. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 1.200 (Phiếu chi số 010) .
12. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.
13. Chi tiền mặt để trả lãi vay NH 3.000 (Phiếu chi số 011) .
14. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000 (đã nhận giấy báo Nợ của NH), chi tiền
mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000 (Phiếu chi số 012).
15. Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa 1.250 chưa rõ nguyên nhân, đang chờ xử
lý.
Yêu cầu: Định khoản các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 2: Công ty H nộp thuế GTGT theo phuơng pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho
thep phuơng pháp kê khai thuờng xuyên, có tài liệu liên quan đến tiền gửi ngân
hàng trong kỳ như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Nhập kho một lô hàng trị giá 132.000 bao gồm 10% thuế GTGT (PNK số 0215),
HĐGTGT số 01236), thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận giấy báo Nợ của
NH). Chi phí vận chuyển 2.100 gồm 5% thuế GTGT, doanh nghiệp chi hộ cho
nguời bán bằng tiền mặt.
2. Khách hàng thanh toán nợ cho doanh nghiệp 200.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
3. Doanh nghiệp góp vốn liên doanh vào công ty T bằng tiền gửi ngân hàng (đã
nhận giấy báo Nợ của NH) là 300.000.
4. Bán một số chứng khoán với giá 150.000, biết rằng giá gốc 120.000, doanh
nghiệp thu bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận giấy báo Có của NH) .
5. Thanh lý một tài sản cố định hữu hình nguyên giá 600.000, thời gian sử dụng hữu
ích 10 năm, đã sử dụng được 9 năm 6 tháng; giá bán 40.000, 5% thuế GTGT, thu
bằng tiền gửi ngân hàng (đã nhận giấy báo Có của NH) .
6. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200.000 (đã nhận giấy báo Nợ của
NH, Phiếu thu số 013).
7. Thanh toán luơng cho cán bộ công nhân viên công ty 60.000 bằng tiền mặt
8. Nhận tiền lãi cho vay bằng tiền mặt 2.000.
9. Thanh toán tiền điện, nuớc cho phân xuởng sản xuất sản phẩm bằng tiền mặt là
22.000, gồm 10% thuế GTGT (HĐGTGT 01237).
10. Nhận lại tiền ký quỹ, ký cuợc bằng tiền gửi ngân hàng là 18.000(đã nhận giấy
báo Có của NH) .
11. Thanh toán nợ cho nguời bán bằng chuyển khoản 300.000.
12. Xuất bán một lô thành phẩm với trị giá xuất kho 200.000, giá bán 250.000,
10% thuế GTGT, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản cho doanh nghiệp (đã
nhận giấy báo Có của NH).
13. Bán một lô thành phẩm với trị giá xuất kho 400.000, giá bán 500.000, thuế
GTGT 10%, khách hàng đã chuyển khoản thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa
nhận được giấy báo có của ngân hàng.
14. Doanh nghiệp chuyển khoản 20.000 để ký quỹ mở L/C để nhập khẩu lô vật liệu
dùng cho sản xuất sản phẩm (đã nhận giấy báo Nợ của NH) .
15. Đối chiếu bảng sao kê ngân hàng với số dư tài khoản tiền gửi, doanh nghiệp
phát hiện thiếu 2.000, chưa rõ nguyên nhân đang chờ giải quyết.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 3: Công ty M hạch toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kê khai thuờng xuyên,
có tài liệu về tình hình nhập, xuất, tồn kho VLA như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
A. Tồn kho đầu tháng: Số luợng 1.000 kg, tổng giá vốn thực tế: 20.000
B. Nhập kho VLA trong tháng 8/N:
- Ngày 2/8: Nhập kho 500 kg VLA, đơn giá thực tế: 20,5
- Ngày 10/8: Nhập kho 1.000 kg VLA, đơn giá thực tế: 20
- Ngày 16/8: Nhập kho 300 kg VLA, đơn giá thực tế: 20,2
- Ngày 22/8: Nhập kho 800 kg VLA, đơn giá thực tế; 20,3
- Ngày 29/8: Nhập kho 500 kg VLA, đơn giá thực tế: 20,4
C. Xuất kho vật liệu A dùng cho sản xuất sản phẩm trong tháng 8/N:
- Ngày 5/8: Xuất kho 400 kg VLA
- Ngày 8/8: Xuất kho 800 kg VLA
- Ngày 12/8: Xuất kho 500 kg VLA
- Ngày 20/8: Xuất kho 800 kg VLA
- Ngày 28/8: Xuất kho 500 kg VLA
Yêu cầu: Tính giá vốn thực tế của VLA xuất kho và tồn kho cuối tháng 8 năm N
theo từng phuơng pháp tính trị giá vốn thực tế xuất kho: phuơng pháp bình quân gia
quyền, phuơng pháp Nhập truớc xuất truớc.
Bài 4: Theo các tài liệu của công ty M ở bài tập số 3, giả thiết công ty này hạch
toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kiểm kê định kỳ (Giả sử không có hao hụt, mất
mát VLA).
Yêu cầu: Tính giá vốn thực tế của VLA xuất kho và tồn kho cuối kỳ theo phuơng
pháp Nhập truớc xuất truớc.
Bài 5: Công ty M hạch toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kê khai thuờng xuyên,
nộp thuế GTGT theo phuơng pháp khấu trừ. Trong tháng 9/N có nghiệp vụ như sau:
(ĐVT: 1.000 đồng)
Ngày 5/9/N, mua lô vật liệu A của công ty Z theo hoá đơn GTGT số 003478
ngày 5/9/N với số luợng 1.100kg, đơn giá chưa thuế GTGT: 300/1kg, thuế suất thuế
GTGT: 10%.
Ngày 10/9/N, công ty làm thủ tục nhập kho vật liệu A phát hiện thiếu 100kg,
thực tế nhập kho 1.000kg theo phiếu nhập kho số 120 ngày 9/9/N. Tỷ lệ hao hụt
định mức ở khâu vận chuyển là 1%. Công ty M chưa thanh toán cho công ty Z.
Yêu cầu: Hãy tính toán, định khoản kế toán trong hai truờng hợp sau:
1. Hao hụt ngoài định mức chưa xác định được nguyên nhân.
2. Hao hụt ngoài định mức đã xác định được nguyên nhân, bắt nguời vận
chuyển phải bồi thuờng.
Bài 6: Theo các tài liệu của công ty M ở bài tập số 5, giả thiết công ty này hạch
toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.
Yêu cầu: Hãy tính toán, định khoản kế toán trong hai trường hợp sau:
1. Hao hụt ngoài định mức chưa xác định được nguyên nhân.
2. Hao hụt ngoài định mức bắt nhân viên mua hàng của doanh nghiệp phải bồi
thuờng.
Bài 7:Trong tháng 5/N, DN sản xuất TH có tài liệu sau (Đvt: 1000đ):
I. Số dư đầu tháng của một số TK như sau:
- TK 152: 250.000, trong đó: VLA: 200.000 (Số lượng: 1000kg); VLB: 50.000
(SL: 200 kg)
- TK 153: 100.000 - Dụng cụ X (SL: 500 cái), loại phân bổ 1 lần.
- TK 151: 250.000 (theo HĐ GTGT số 000332 ngày 20/4/N của công ty H về
số CCDC X đang đi đường. Số lượng: 1000 cái)
II. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. PNK số 60 ngày 02/5: Nhập kho số VLA mua ngày 01/5 (theo HĐ GTGT số
000231 của công ty K), Số lượng: 1.500kg, giá mua: 330.000 (thuế GTGT:
10 %). DN chưa thanh toán.
2. HĐ GTGT số 003460 ngày 02/5 của công ty L. Mua VLB. Số lượng:
1.000kg, giá mua: 300.000 (thuế GTGT: 10%). DN chưa thanh toán.
3. PNK số 81 ngày 05/5 (theo HĐ GTGT số 003460). Số lượng: 900 kg. Hao
hụt trong định mức 2%. Hao hụt ngoài định mức người vận chuyển phải bồi
thường.
4. PNK số 82 ngày 06/5: Nhập kho CCDC X (theo HĐ GTGT số 000332 ngày
20/4/N của công ty H), Số lượng: 1000 cái.
5. Phiếu xuất kho số 55 ngày 15/5: xuất kho 1.500 kg VL A và 500 kg VL B
dùng cho bộ phận sản xuất sản phẩm.
6. Phiếu xuất kho số 56 ngày 26/5: xuất kho 300 CCDC X dùng cho bộ phận
sản xuất sản phẩm và 250 CCDC X cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
7. Giấy báo nợ số A5372 ngày 30/5: thanh toán hết tiền hàng mua trong tháng
cho công ty K.
Yêu cầu:
1. Xác định giá trị vật tư xuất kho.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Ghi sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 152 tháng 5/N.
Biết rằng: Công ty tính trị giá vốn vật tư xuất kho theo phương pháp nhập trước
xuất trước, kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.
Bài 8: Trong tháng 5/N, DN sản xuất TH có tài liệu sau (Đvt: 1000đ):
I. Số dư đầu tháng của một số TK như sau:
- TK 152: 250.000, trong đó: VLA: 200.000 (Số lượng: 1000kg); VLB: 50.000
(SL: 200 kg)
- TK 153: 100.000 - Dụng cụ X (SL: 500 cái), loại phân bổ 1 lần.
- TK 151: 250.000 (theo HĐ GTGT số 000332 ngày 20/4/N của công ty H về
số CCDC X đang đi đường. Số lượng: 1000 cái)
II. Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

1. PNK số 60 ngày 02/5: Nhập kho số VLA mua ngày 01/5 (theo HĐ GTGT số
000231 của công ty K), Số lượng: 1.500kg, giá mua: 330.000 (thuế GTGT:
10 %). DN chưa thanh toán.
2. HĐ GTGT số 003460 ngày 02/5 của công ty L. Mua VLB. Số lượng:
1.000kg, giá mua: 300.000 (thuế GTGT: 10%). DN chưa thanh toán.
3. PNK số 81 ngày 05/5 (theo HĐ GTGT số 003460): nhập kho số lượng: 900
kg. Hao hụt trong định mức 2%. Hao hụt ngoài định mức người vận chuyển
phải bồi thường.
4. PNK số 82 ngày 06/5: Nhập kho CCDC X (theo HĐ GTGT số 000332 ngày
20/4/N của công ty H), Số lượng: 1000 cái.
5. Giấy báo nợ số A5372 ngày 30/5: thanh toán hết tiền hàng mua trong tháng
cho công ty K.
III. Kết quả kiểm kê cuối kỳ: VLA: 500 kg, VLB: 1000kg, CCDC X: 0.
Yêu cầu:

1. Xác định trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho.


2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Biết rằng: Công ty tính trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho theo phương pháp nhập
trước xuất trước, kế toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.
Bài 9:Tại công ty HC, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 12/N, có tài liệu
sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ một số tài khoản:
- TK 152: 570.000
+ Vật liệu A: 560.000 (SL: 8.000 kg, đơn giá: 70/kg)
+ Nhiên liệu B: 10.000 (SL: 500 lít, đơn giá: 20/lít)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 1/12, PXK số 290: xuất kho 5.000kg vật liệu A dùng để sản xuất sản phẩm.
2. Ngày 3/12, mua vật liệu A từ công ty TH theo hóa đơn GTGT số 001230 ngày
3/12, số lượng: 10.000kg, dơn giá: 68/kg, thuế GTGT thuế suất 10%. Công ty chưa
thanh toán tiền cho người bán. Vật liệu X nhập kho đủ theo PNK số 189.
3. Ngày 5/12, PXK số 295: xuất kho 400 lít nhiên liệu B phục vụ chạy thử dây
chuyền sản xuất mới được đầu tư tại doanh nghiệp.
4. Ngày 6/12, PXK số 296: xuất kho 6.500 kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm.
5. Ngày 10/12, mua nhiên liệu B từ công ty T theo hóa đơn GTGT số 001221, số
lượng: 800 lít, đơn giá: 21/lít, thuế suất thuế GTGT 10%, đã nhập kho đủ. Công ty
chưa thanh toán tiền cho công ty T.
6. Ngày 13/12, mua vật liệu X từ công ty TH theo hóa đơn GTGT số 001250 ngày
13/12, số lượng 8.000kg, đơn giá: 68,5/kg, thuế suất thuế GTGT 5%. Công ty kiểm
nhận hàng phát hiện 500kg vật liệu A không đúng quy cách, không nhập kho, lập
biên bản và thông báo cho công ty TH yêu cầu giảm giá 10% cho lượng hàng trên.
Nhập kho 7.500kg vật liệu X đủ điều kiện theo PNK số 199.
7. Ngày 15/12, PXK số 300: xuất kho 10.000kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm.
8. Ngày 16/12, công ty TH chấp nhận giảm giá 10% cho 500kg vật liệu A giao
không đúng quy cách, kèm theo hóa đơn điều chỉnh giá cho HĐ số 001250 ngày
13/12.
9. Ngày 20/12, mua vật liệu A từ công ty NB theo HĐ GTGT số 002225 ngày
20/12, số lượng: 5.000kg, đơn giá 70/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp
chưa thanh toán cho người bán. Vật liệu A được nhập kho đủ theo PNK số 203.
10. Doanh nghiệp được hưởng 2% chiết khấu thương mại cho số vật liệu mua từ
NB ngày 20/12.
11. Ngày 22/12, PXK số 303: xuất kho 3.500 kg vật liệu A để sản xuất sản phẩm.
12. Ngày 31/12, tổng hợp giá trị phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất ước tính
2.000.
Yêu cầu:
1. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
2. Ghi sổ Nhật ký Chung và Sổ cái tài khoản 152.
Biết rằng:Công ty tính trị giá vật tư xuất kho theo phương pháp Nhập trước xuất
trước.
Bài 10: Theo các tài liệu của công ty HC ở bài tập số 9, giả thiết công ty này hạch
toán hàng tồn kho theo phuơng pháp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp.
Yêu cầu:
1. Tự bổ sung các thông tin cần thiết, tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế
trên
2. Ghi Sổ cái tài khoản 611.
Biết rằng: Công ty tính trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho theo phương pháp Nhập
trước xuất trước.
BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

BÀI SỐ 1
Công ty Hoàng Hà trong tháng 1/N có tình hình tăng tài sản cố định như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
1. Biên bản giao nhận TSCĐ ngày 01/06/N bàn giao một thiết bị sản xuất cho phân
xưởng sản xuất. Thiết bị được mua ngoài: Giá mua chưa có thuế GTGT 500.000,
thuế GTGT 10% (chưa thanh toán); Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt 20.000;
Chi phí chạy thử thiết bị 25.000 (trong đó, trị giá vật liệu 15.000, tiền lương 6.000,
chi phí khác 4.000)
Thành phẩm thu được do chạy thử thiết bị nhập kho trị giá 16.000. Thiết bị mua
sắm bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
2. Biên bản giao nhận TSCĐ ngày 1/1/N: Bàn giao 01 nhà xưởng sản xuất cho đội sản
xuất thứ 2, trị giá 2.280.000. Bộ phận xây dựng ghi chung sổ kế toán và nhà xưởng
được đầu tư bởi quỹ Đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian sử dụng 18 năm.
3. Mua một thiết bị sản xuất phục vụ cho đội sản xuất số 1. Biên bản giao nhận số 02
ngày 3/1/N với các chứng từ kèm theo:
- Hóa đơn GTGT 002348 ngày 2/1//N của công ty Trường Hải:
Giá chưa thuế: 1.200.000
Thuế GTGT 10%: 120.000
Tổng giá thanh toán: 1.320.000
- Giấy báo Nợ số 10 ngày 2/1/N của ngân hàng Vietcombank: Thanh toán tiền vận
chuyển thiết bị: 21.000 (Theo hóa đơn GTGT số 006438 ngày 2/1/N của công ty
Vận tải Thành Hưng, thuế GTGT 5%)
- Bảng kê chi phí lắp đặt chạy thử thiết bị: 25.000
Thiết bị này được hình thành từ nguồn vốn vay Ngân hàng theo Khế ước vay tiền số
34 ngày 1/1/N. Thời gian sử dụng 15 năm.
4. Biên bản giao nhận số 03 ngày 6/1/N: Nhận vốn góp từ nhà đầu tư công ty Khánh
An 1 xe tải có giá trị theo biên bản đánh giá là 600.000. Xe tải này được sử dụng tại
bộ phận bán hàng. Thời gian sử dụng 10 năm
5. Biên bản giao nhận số 04 ngày 7/1/N: Mua một giàn máy vi tính cho phòng Giám
đốc theo Hóa đơn GTGT số 004793 ngày 7/1/N của công ty Trần Anh:
Giá chưa thuế: 48.000
Thuế GTGT 10%: 4.800
Tổng giá thanh toán: 52.800
Thời gian sử dụng 05 năm.
6. Theo quyết định số 01 ngày 8/1/N của Ban Giám đốc: chuyển một BĐS đầu tư
thành Văn phòng đại diện cho công ty ở khu vực phía Nam. Nguyên giá: 3.600.000,
đã khấu hao 1.200.000. Thời gian sử dụng 12 năm.
Yêu cầu:
1. Tính toán và lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
2. Ghi sổ chi tiết TSCĐ
3. Ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ trên
- Giả sử các TSCĐ này đều có giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý bằng 0
- Biết rằng công ty Hoàng Hà kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

BÀI SỐ 2
Công ty Hoàng Hà trong tháng 01/N có tình hình giảm TSCĐ như sau (ĐVT:
1000đ)
1. Nhượng bán một thiết bị bán hàng cho công ty Duy Tân theo Hóa đơn số 001734
ngày 01/01/N:
Giá chưa thuế: 180.000
Thuế GTGT: 18.000
Tổng giá thanh toán: 198.000
Thiết bị này có nguyên giá 360.000, đã khấu hao 120.000. Thời gian sử dụng 9
năm.
2. Thanh lý nhà xưởng của đội sản xuất số 2 theo Biên bản thanh lý số 01 ngày
03/01/N.
- Nguyên giá nhà xưởng: 1.200.000, đã khấu hao: 1.140.000. Thời gian sử dụng 10
năm
- Chi phí thanh lý chi bằng tiền mặt 10.000 theo phiếu chi 04 ngày 01/01/N
- Số tiền thu được từ thanh lý 65.000 theo phiếu thu 14 ngày 03/01/N
3. Thanh lý một thiết bị sản xuất thuộc đội sản xuất số 1 theo Biên bản thanh lý số 02
ngày 3/1/N. Nguyên giá 780.000, đã khấu hao 540.000. Thời gian sử dụng 13 năm.
Số tiền thu được từ thanh lý theo phiếu thu 03/01/N 200.000. Thiết bị này được đầu
tư từ nguồn vốn vay. Số tiền vay còn phải trả là 78.000.
4. Đem TSCĐ là quyền sử dụng đất góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
Nguyên giá: 3.120.000, đã khấu hao: 1.200.000, giá trị do Hội đồng liên doanh đánh
giá theo Biên bản đánh giá TSCĐ là 1.400.000. Quyền sử dụng đất có thời gian sử
dụng là 20 năm, do đội sản xuất số 1 quản lý và sử dụng.
5. Quyết định số 05 ngày 12/1/N của Ban Giám đốc, chuyển một thiết bị quản lý thành
CCDC. Nguyên giá 78.000, đã khấu hao 74.100. Thời gian sử dụng 10 năm.
6. Biên bản bàn giao số 30 ngày 19/1/N, góp một xe chở hàng vào công ty liên kết
MK. Nguyên giá 840.000, đã khấu hao 120.000, giá do hội đồng liên kết đánh giá
700.000. Thời gian sử dụng 7 năm.
7. Biên bản kiểm kê số 02, ngày 31/1/N, phát hiện thiếu một thiết bị văn phòng chưa
rõ nguyên nhân đang chờ xử lý. Nguyên giá 54.000, đã khấu hao 7.500. Thời gian
sử dụng 9 năm.
Yêu cầu:
- Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
- Ghi sổ cái tài khoản 211 và tài khoản 214 các nghiệp vụ kinh tế trên theo hình thức
Nhật ký chung.

BÀI SỐ 3
Trích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ của công ty Hoàng Hà tháng 12/N-1:
(ĐVT:1000đ)
Số khấu hao phải trích tháng 12/N-1 toàn công ty: 350.000
Trong đó:
- Đội sản xuất số 01: 150.000
- Đội sản xuất số 2: 100.000
- Bộ phận bán hàng: 40.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 60.000
Yêu cầu:Căn cứ vào tài liệu trên và các tài liệu của bài tập 1 và 2, lập Bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 1/N của công ty Hoàng Hà.
Biết: Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, tính khấu hao
tròn tháng tính từ tháng phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ.
BÀI SỐ 4
(Đơn vị tính: 1.000đ)
Công ty Cổ phần SAGA, có một Phòng giải trí phục vụ cho hoạt động vui chơi của
nhân viên công ty ngoài giờ làm việc. Ngày 01/01/N, công ty mua ngoài một thiết bị
nghe nhìn lắp đặt vào Phòng giải trí trên
- Biên bản giao nhận TSCĐ ngày 01/01/N bàn giao một thiết bị nghe nhìn trên cho
Phòng giải trí. Thiết bị được mua ngoài: Giá mua chưa có thuế GTGT 200.000, thuế
GTGT 10% (chưa thanh toán); Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt 10.000; Chi phí
chạy thử thiết bị 2.000
- Thiết bị mua sắm bằng quỹ lợi của công ty
- Công ty dự kiến thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị trên là 8 năm, tính hao mòn
thiết bị theo phương pháp đường thẳng
Yêu cầu:
1. Tính toán xác định nguyên giá và định khoản nghiệp vụ trên
2. Ngày 31/12/N: Kế toán phản ánh hao mòn của Thiết bị nghe nhìn trên
3. Ngày 01/07/N+4, công ty nhượng bán thiết bị trên, với giá bán chưa có thuế
GTGT là 120.000, thuế GTGT 10%. Chi phí cho hoạt động nhượng bán chi
bằng tiền mặt 4.000. Kế toán phản ánh nghiệp vụ nhượng bán trên như thế nào?

BÀI SỐ 5
Công ty Hoàng Hà trong tháng 6/N có tình hình sửa chữa lớn TSCĐ như sau
(ĐVT: 1000đ)
1. Chi phí sửa chữa lớn đã trích trước theo kế hoạch từ đầu năm: 650.000
- Tính và chi phí sản xuất chung: 400.000
+ Đội sản xuất số 1: 250.000
+ Đội sản xuất số 2: 150.000
- Tính vào chi phí bán hàng: 100.000
- Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp: 150.000
2. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành số 60 của công ty Minh An
ngày 15/6/N về việc nâng cấp thiết bị động lực thuộc đội sản xuất số 1:
- Giá chưa có thuế GTGT: 150.000
- Thuế GTGT 10%: 15.000
- Tổng giá thanh toán : 165.000
Chi phí này được phép ghi tăng nguyên giá của thiết bị động lực.
3. Hóa đơn GTGT ngày 20/6/N của công ty Thành Phát về việc sơn lại văn phòng đại
diện:
- Giá chưa thuế: 60.000
- Thuế GTGT: 6.000
- Tổng giá thanh toán: 66.000
4. Hóa đơn GTGT ngày 25/6/N của công ty Phước Hưng về việc gia cố lại hệ thống tủ
trưng bày sản phẩm:
- Giá chưa thuế: 120.000
- Thuế GTGT: 12.000
- Tổng giá thanh toán: 132.000
Yêu cầu:
- Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
- Ghi sổ NKC và sổ cái TK 241

BÀI SỐ 6
Công ty Hoàng Hà trong tháng 12/N có một số nghiệp vụ khác liên quan đến TSCĐ
như sau (ĐVT: 1000đ)
1. Xuất phụ tùng thay thế phục vụ sửa chữa thường xuyên TSCĐ:
- Cho đội sản xuất số 1: 1.000
- Cho đội sản xuất số 2: 800
- Cho bộ phận bán hàng: 500
- Cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 200
2. Tiền lương công nhân chuyên sửa chữa thường xuyên TSCĐ: 12.000, các khoản
trích theo lương tính vào chi phí của doanh nghiệp: 2.880, khoản trích theo lương
trừ vào thu nhập của người lao động: 1.260
3. Theo Biên bản kiểm kê TSCĐ phát hiện một thiết bị sản xuất thuộc đội sản xuất
số 1 thừa do chưa ghi sổ. Thiết bị này có nguyên giá 150.000, thời gian sử dụng 5
năm, đã đưa vào sử dụng từ tháng 7/N.
4. Theo biên bản đánh giá lại TSCĐ:
Động cơ điện tại phân xưởng sản xuất số 2 có nguyên giá 270.000, đã khấu hao
157.500, thời gian sử dụng 6 năm. Nguyên giá đánh giá lại là 350.000, khấu hao
175.000, thời gian sử dụng 7 năm..
Yêu cầu:
- Tính toán và lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
- Ghi sổ NKC
- Ghi sổ cái TK 211 và TK 214

BÀI SỐ 7
Công ty T&T áp dụng thuế GTGT khấu trừ 10%, tháng 9/N, có một số tài liệu
sau: (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
• TK 211: 6.000.000
• TK 214: 1.870.000
Trong tháng 9/N, có một số nghiệp vụ phát sinh như sau :
1. Ngày 10, nhượng bán một thiết bị đo lường, nguyên giá 240.000, đã khấu hao
80.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%, giá bán (bao gồm thuế GTGT 10%)
của thiết bị này là 132.000, đã thu bằng tiền gửi ngân hàng
2. Ngày 11, nhận góp vốn liên doanh dài hạn của công ty CK một ôtô tải, trị giá
vốn góp do hội đồng liên doanh đánh giá là 360.000, thời gian khấu hao 10
năm, TSCĐ này được sử dụng cho bộ phận tiêu thụ
3. Ngày 13, góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát LD một thiết bị sản
xuất, nguyên giá 120.000, đã khấu hao 20.000, tỷ lệ khấu hao 10%/năm. Hội
đồng liên doanh đánh giá giá trị của TSCĐ này là 80.000
4. Ngày 15, doanh nghiệp mua một máy phát điện dùng ở phân xưởng sản xuất,
giá mua chưa có thuế GTGT là 180.000, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt chạy thử chi bằng tiền mặt 6.000. Tỷ lệ khấu
hao của máy là 15%/năm và được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.
5. Ngày 16, bộ phận XDCB hoàn thành bàn giao một toà nhà làm văn phòng quản
lý, đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển, giá thành xây dựng thực tế của toàn nhà là
9.984.000. Dự kiến sử dụng trong 20 năm
6. Ngày 17, công ty bàn giao một hệ thống máy tính Dell được tặng cho phòng kế
toán công ty theo giá thị hợp lý 180.000, thời gian tính khấu hao 5 năm
7. Ngày 23, thanh lý máy điều hòa National của bộ phận bán hàng, nguyên giá
30.600, khấu hao lũy kế 28.000, tỷ lệ khấu hao 10%/năm. Giá thanh lý chưa
tính thuế GTGT 10% là 2.100, đã thu bằng tiền mặt
Yêu cầu:
1. Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 9/N của công ty, biết công ty khấu
hao theo phương pháp đường thẳng, trong tháng 8/N không có biến động về
TSCĐ và mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 8/N như sau :
- Khấu hao TSCĐ của bộ phận sản xuất : 250.000
- Khấu hao TSCĐ của bộ phận QLDN : 110.000
- Khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng : 40.000
2. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên
3. Xác định các chỉ tiêu Nguyên giá, giá trị còn lại cuối tháng 9/N của TSCĐ hiện
có tại doanh nghiệp
4. Giả sử trong tháng 10/N không có biến động về TSCĐ, hãy xác định mức khấu
hao phải trích trong tháng 10/N và phân bổ cho các đối tượng sử dụng của công
ty

BÀI SỐ 8
Công ty MTN, mua sắm một máy móc sản xuất, các khoản chi phí phát sinh như sau:
(ĐVT: 1.000đ)
 Giá mua 2.500.000
 Chiết khấu thanh toán được hưởng: 10.000
 Chi phí vận chuyển máy móc là 20.000
 Chi phí chuẩn bị mặt bằng: 60.000
 Chi phí tư vấn trực tiếp khi mua máy: 100.000
 Chi phí bảo dưỡng ước tính sau 5 năm: 120.000
Biên bản giao nhận TSCĐ ngày 18/09/N bàn giao máy móc sản xuất trên cho bộ
phận sản xuất, TSCĐ được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá và định khoản nghiệp vụ mua máy móc sản xuất trên
2. Giả sử, ngày 11/06/(N+4) công ty nhượng bán thiết bị trên thu bằng TGNH (đã có
GB có) theo giá bán bao gồm thuế GTGT 10% là 440.000. Xác định giá trị còn lại
của thiết bị đến thời điểm bán và định khoản nghiệp vụ bán thiết bị sản xuất trên
Biết rằng: Thiết bị tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng dự
kiến 5 năm
Bài tập về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (Chương 4)

Phần tình huống:

Tình huống 1:

Khấu trừ vào tiền lương công nhân các khoản:

- Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

- Khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN:

- Khấu trừ tiền tạm ứng chi tiêu không hết:

- Khấu trừ các khoản phải thu khác của người lao động:

Tình huống 2:

Dùng quỹ khen thưởng để chi thưởng Tết dương lịch cho người lao động trong
doanh nghiệp 40.000.000 đồng (Kèm theo phiếu chi tiền mặt thanh toán đầy đủ
cho số tiền thưởng này).

Tình huống 3:

Tại công ty X kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ trả lương cho công nhân bằng sản
phẩm: giá vốn xuất kho là 10.000.000 đồng, giá bán nội bộ là 12.000.000 đồng,
thuế GTGT 10%. Kế toán phản ánh:
Phần bài tập:

Bài 4: Tại Công ty TNHH Hoa Hồng trong tháng 1/N có tình hình tiền lương và
các khoản trích theo lương cụ thể như sau: (Đơn vị tính: VNĐ)

1.Tính tiền lương phải trả T1/Ncho:

- Công nhân sản xuất trực tiếp: 40.000.000


- Nhân viên quản lý phân xưởng: 2.000.000
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 10.000.000

2. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.

3. Giấy báo nợ số 34 ngày 31/1/2016 nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội (kể
cả nộp thay cho công nhân viên)

4. Phiếu chi tiền mặt số 65 ngày 31/1/N Chi tiền mặt mua BHYT cho công nhân
viên

5. Khấu trừ lương về BHXH,BHYT, BHTN của công nhân viên

6. Giấy báo nợ số 35 ngày 31/1/N trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả
các khoản

Yêu cầu:

1) Hãy tính toán, định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên?
2) Ghi sổ Nhật ký chung tháng 1/N các nghiệp vụ kinh tế trên?

Biết rằng: Công ty tính các khoản trích theo lương theo tiền lương tính bảo hiểm;
giả thiết lương tính BHXH bằng tiền lương phải trả trong kỳ.

Tỷ lệ trích theo lương năm 2016 như sau:


- BHXH: 26% trong đó (DN chịu 18%, trừ vào thu nhập của người lao động 8%)

- BHYT: 4,5% trong đó (DN 3%, trừ vào thu nhập của người lao động 1,5%)

- BHTN:2% trong đó (DN 1%, trừ vào thu nhập của người lao động 1%)

- KPCĐ tính vào chi phí SXKD: 2%

Bài 5: Trong tháng 12/N tại Công ty TNHH Thành Minh có tài liệu về tiền lương
và các khoản trích theo lương như sau: (ĐVT: 1.000đ)

A.Tiền lương còn nợ người lao động tháng trước: 45.000

B. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

1. Giấy báo có số 34 ngày 1/12/N Rút tiền gửi ngân hàng về chuẩn bị trả lương:
45.000

2. Phiếu chi số 05, ngày 3/12/N Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động
42.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh

3. Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:

Bộ phận Lương Thưởng thi Cộng


đua
1. Phân xưởng 1 87.000 5.000 92.000
- Công nhân SXTT 81.500 4.000 85.500
- Nhân viên QLPX 5.500 1.000 6.500
2. Phân xưởng 2 110.000 8.000 118.000
- Công nhân SXTT 101.000 6.500 107.500
- Nhân viên QLPX 9.000 1.500 10.500
3. Bộ phận tiêu thụ 10.600 500 11.100
4. Bộ phận QLDN 9.400 1.000 10.400
Tổng cộng 217.000 14.500 231.500
4. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành

5. Các khoản khấu trừ vào lương của người lao đông bao gồm tạm ứng: 10.000 và
các khoản phải thu khác: 8.000

6. Giấy báo nợ số 45 ngày 31/12/N Nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan
quản lý quỹ

7. Giấy báo nợ số 46 ngày 31/12/N Thanh toán lương và các khoản khác cho người
lao động : Lương kỳ này, lường kỳ trước tạm giữ hộ, tiền thưởng

Yêu cầu:
1) Tính toán và lập bảng phân bổ tiền lương, trích BHXH tháng 12/N
2) Định khoản các nghiệp vụ trên
3) Ghi sổ cái TK 334,338 T12/N
4) Số dư TK 334,338 liên quan đến chỉ tiêu nào trên BCTC?

Biết rằng: Công ty tính các khoản trích theo lương theo tiền lương tính bảo
hiểm; giả thiết lương tính BHXH bằng tiền lương phải trả trong kỳ.

Tỷ lệ trích theo lương năm 2016 như sau:

- BHXH: 26% trong đó (DN chịu 18%, trừ vào thu nhập của người lao động 8%)

- BHYT: 4,5% trong đó (DN 3%, trừ vào thu nhập của người lao động 1,5%)

- BHTN:2% trong đó (DN 1%, trừ vào thu nhập của người lao động 1%)

- KPCĐ tính vào chi phí SXKD: 2%


Bài 6: Tại tháng 6/N có các tài liệu sau của DN Tuấn MinhI. Số dư đầu kỳ của một
số TK như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)

-TK 334 (dư có ): 30.000


-TK 338 ( dư có): 12.000
Trong đó 3382: 2.000 ; 3383: 6.000; 3384:2.000; 3386: 2.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Giấy báo nợ số 90 ngày 1/6/N nộp BHXH: 6.000 , BHYT: 2.000; BHTN:2.000
và nhập quỹ tiền mặt 30.000
2. Phiếu chi tiền mặt số 112 ngày 2/6/N Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao
động: 27.000, số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng:
- Lương công nhân trực tiếp sản suất sp: 600.000
-Lương trả công nhân quản lý xưởng sản xuất: trả theo tỷ lệ 5% trên tổng số tiền
lương công nhân trực tiếp sản suất.
-Lương nhân viên bán hàng: 20.000
-Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp trả theo tỷ lệ 3% trên tổng mức lương
công nhân trực tiếp sản xuất.
4. Trích KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành
5. Giấy báo nợ số 92 ngày 30/6/N nộp các khoản trích theo lương cho cơ quan
quản lý các quỹ
6. Tiền thưởng thi đua tính vào chi phí kinh doanh cho công nhân trực tiếp sản
xuất: 10.000; Nhân viên quản lý sản xuất: 4.000; Nhân viên bán hàng: 1.000 và
Nhân viên quản lý DN: 5.000
7. Các khoản trừ vào thu nhập của công nhân viên :
- Tạm ứng : 10.000

- Bồi thường vật chất : 5.000


- Thuế thu nhập cá nhân: 12.500
8. Phiếu thu số 103 ngày 30/6/N rút tiền gửi ngân hàng 700.000 về nhập quỹ để
chuẩn bị trả lương.
9. Phiếu chi số 08 ngày 30/6/N Thanh toán các khoản khác cho người lao động:
-Lương: trả 60% tiền lương trong tháng cho công nhân viên sau khi đã trừ đi các
khoản khấu trừ theo lương; trong đó có 10.000 do công nhân viên đi vắng chưa
lĩnh lương, doanh nghiệp tạm giữ hộ
-Trả tiền giữ hộ kỳ trước : 3.000
-Tiền thưởng thanh toán toàn bộ.
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản dạng chữ T

Biết rằng: Công ty tính các khoản trích theo lương theo tiền lương tính bảo hiểm;
giả thiết lương tính BHXH bằng tiền lương phải trả trong kỳ.

Tỷ lệ trích theo lương năm 2016 như sau:

- BHXH: 26% trong đó (DN chịu 18%, trừ vào thu nhập của người lao động 8%)

- BHYT: 4,5% trong đó (DN 3%, trừ vào thu nhập của người lao động 1,5%)

- BHTN:2% trong đó (DN 1%, trừ vào thu nhập của người lao động 1%)

- KPCĐ tính vào chi phí SXKD: 2%

Bài 7: Tại Công ty sản xuất Hưng Thịnh tháng 1/N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 5/1, công ty trả lương lần 1 cho người lao động theo phiếu chi số 10 ngày
5/1 số tiền 130.000
2. Bảnh tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng cho các bộ phận như sau:
Bộ phận Lương Các khoản tiền lương
tham gia Lương Lương Phụ cấp Phụ cấp Cộng
BHXH sản phẩm thời gian ăn trưa trách
nhiệm
Công nhân 167.500 167.500 23.790 192.830
TTSX
Quản lý SX 16.000 15.760 1.830 1.520 19.110
Bộ phận bán 11.000 15.640 1.650 990 18.280
hàng
Phòng hành 7.000 7.000 1.170 650 8.820
chính
Phòng kế 9.000 11.340 1.360 850 13.550
toán
Cộng 210.500 167.500 49.740 29.800 4.010 252.590

3. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành
4. Các khoản trừ vào lương tháng 1/N của công nhân viên như sau:
- Tiền bồi thường do làm hỏng thiết bị sản xuất của CNTTSX: 9.000
- Các khoản trích theo lương người lao động chịu
- Tiền thuế thu nhập cá nhân của các bộ phận: 18.000
5. Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt trả lương kỳ 2 cho công nhân viên theo
giấy báo nợ số 15 ngày 31/1/N
6. Phiếu chi số 24 ngày 31/1 chi lương kỳ 2 cho công nhân viên
7. Công ty chuyển TGNH theo ủy nhiệm chi số 16 ngày 31/1/N, nộp các khoản
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý số tiền 32.000
8. Chi tiền thưởng tết âm lịch từ quỹ khen thưởng phúc lợi, số tiền 150.000 theo
phiếu chi số 28 ngày 31/1/N
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ cái TK 334 theo
hình thức NKC
Bài 8: Tại công ty Hải Tiến, tháng 12/N có tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Ngày 10/12/N, Giấy báo nợ số 10 của BIDV Cầu giấy, tạm ứng lương kỳ 1 cho
cán bộ công nhân viên, số tiền 1.200.000.
2. Bảng tổng hợp lương , thưởng của cán bộ trong công ty tháng 12/N như sau:
Bộ Lương Phụ Cộng Các khoản khấu trừ vào lương Thu
phận cơ bản cấp ăn Các Thuế Tiền Cộng nhập
trưa khoản TNCN phạt được
BH lĩnh
Công 132.500 18.490 150.990 13.000 5.000 2.000 19.000 131.990
nhân
TTSX
Quản 13.000 1.800 14.800 1.360 1.000 500 2.860 11.940
lý SX
Bộ 15.000 1.980 16.980 1.540 500 2.040 14.940
phận
bán
hàng
Phòng 9.000 1.120 10.120 900 900 9.220
hành
chính
Phòng 17.000 2.070 19.070 1.750 500 2.250 16.820
kế toán
Cộng 186.500 25.460 211.960 18.550 6.500 3.000 28.050 183.910

3. Các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định, giả sử lương
đóng BHXH và các khoản theo lương bằng lương cơ bản
4. Thanh toán tiền lương T12/N bằng TGNH theo Giấy báo nợ số 36 ngày 31/12
sau khi đã khấu trừ các khoản
5. Ngày 31/12, chi quỹ công đoàn để tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm N,
số tiền 10.500.
Yêu cầu:
1. Lập các định khoản kế toán có liên quan
2. Ghi sổ cái TK 334 tháng 12/N
Biết rằng TK 334 đầu tháng 12 không có số dư
BÀI TẬP CHƯƠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bài 1:
Doanh nghiệp H chuyên sản xuất sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trích tài liệu tháng 2/N (đvt: 1.000đ):
Dở dang đầu Phát sinh trong Dở dang cuối
kỳ kỳ kỳ
1. CP nguyên vật liệu trực 150.000 2.500.000 180.000
tiếp
2. CP nhân công trực tiếp - 420.000 -
3. CP sản xuất chung - 380.000 -
Trong đó: - CP biến đổi 180.000
- CP cố định 200.000
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 100 sản phẩm A, toàn bộ sản
phẩm hoàn thành đã giao bán trực tiếp không qua kho, người mua đã thanh toán
qua tài khoản ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm A theo từng khoản mục chi phí
2. Ghi sổ cái TK 154 theo hình thức Nhật ký chung
Biết rằng: công suất sản xuất trong kỳ đạt 80% mức bình thường; Giá bán 1
đơn vị sản phẩm là 50.000, thuế suất thuế GTGT 10%.

Bài 2:
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trong tháng có tài liệu như sau (đvt: 1.000đ):
1. Sản phẩm làm dở đầu tháng tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
180.000.
2. Nguyên vật liệu mua ngoài về nhập kho, chưa thanh toán cho người bán
với giá mua chưa thuế GTGT 1.800.000; thuế suất thuế GTGT 10%.
3. Giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất chế tạo sản
phẩm là 2.100.000.
4. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng là 260.000.
5. Chi phí sản xuất chung trong tháng là 320.000 (trong đó chi phí sản xuất
chung biến đổi là 120.000; chi phí sản xuất chung cố định là 200.000).
6. Cuối tháng số nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm xuất ra sử dụng không
hết là 200.000, doanh nghiệp để tại phân xưởng.
7. Kết quản sản xuất hoàn thành trong tháng 1000 thành phẩm A, trong đó
700 thành phẩm nhập kho, số còn lại gửi bán cho công ty C.
8. Còn lại 200 sản phẩm dở với giá trị đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp là 300.000.
Yêu cầu:
1. Lập các định khoản kế toán liên quan?
2. Tính giá thành sản phẩm A theo khoản mục chi phí?
3. Ghi sổ cái TK 154 theo hình thức Nhật ký chung?
Biết rằng công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 80%
công suất bình thường.

Bài 3:
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trong tháng có tài liệu như sau(đvt: 1.000đ):
1. Sản phẩm làm dở đầu tháng tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
180.000.
2. Giá vốn nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng là 1.100.000.
3. Nguyên vật liệu mua ngoài về nhập kho, chưa thanh toán cho người bán
với giá mua chưa thuế GTGT 1.800.000; thuế suất thuế GTGT 10%.
4. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng là 260.000.
5. Chi phí sản xuất chung trong tháng là 320.000 (trong đó chi phí sản xuất
chung biến đổi là 120.000; chi phí sản xuất chung cố định là 200.000).
6. Cuối tháng kiểm kê xác định giá vốn thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối
tháng là 1.000.000.
7. Kết quản sản xuất hoàn thành trong tháng 1.000 thành phẩm A, trong đó
700 thành phẩm nhập kho, số còn lại gửi bán cho công ty C.
8. Còn lại 200 sản phẩm dở với giá trị đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp là 300.000.
Yêu cầu:
1. Lập các định khoản kế toán liên quan
2. Tính giá thành sản phẩm A theo khoản mục chi phí
3. Ghi sổ cái TK 631 theo hình thức Nhật ký chung
Biết rằng công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 80%
công suất bình thường.

Bài 4:
Doanh nghiệp sản xuất HP có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chỉ
sản xuất một loại sản phẩm, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, trong tháng 3/N có tài liệu như sau (đvt: 1.000đ):
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản:
- TK 151: 150.000
- TK 154: 200.000
II. Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
1. Nhập kho đủ toàn bộ số nguyên vật liệu đang đi đường kỳ trước.
2. Xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm là 1.200.000.
3. Tính tiền lương phải trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất là 300.000; bộ
phận quản lý sản xuất là 180.000.
4. Tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
5. Chi phí sản xuất chung khác phát sinh trong kỳ gồm:
- Chi phí vật liệu: 30.000
- Chi phí dụng cụ sản xuất: 70.000 (trong đó loại phân bổ dần 60.000; loại
phân bổ 1 lần 10.000)
- Chi phí khấu hao TSCĐ: 50.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài và bằng tiền khác 85.000
6. Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho 45.000
7. Trong kỳ hoàn thành 150 sản phẩm (nhập kho 100 sản phẩm, gửi bán
ngay 50 sản phẩm cho đại lý H), còn lại 30 sản phẩm dở trị giá 85.200.
Yêu cầu:
1. Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên?
2. Ghi sổ cái TK 627 theo hình thức Nhật ký chung?

Bài 5:
Tại công ty TH chỉ sản xuất sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp KKTX, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 9/N có tài
liệu liên quan (đvt: 1.000đ)
1. Trong tháng 9/N, trị giá NVL xuất kho để sản xuất sản phẩm A là:
2.200.000
2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tháng 9/N là
840.000
3. Các khoản trích theo lương tháng 9/N của công nhân trực tiếp sản xuất
tính theo tỷ lệ quy định hiện hành.
4. Chi phí sản xuất chung tâp hợp được trong tháng 9/N là 600.000, trong đó
chi phí sản xuất chung biến đổi chiếm 30%.
5. Cuối tháng 9/N phân xưởng sản xuất hoàn thành 800 sản phẩm giao bán
ngay 40%, số còn lại nhập kho.
Yêu cầu:
1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ liên quan ở trên trong tháng 9/N?
2. Lập bảng tính giá thành sản phẩm A theo từng khoản mục chi phí?
Biết rằng:
- Biết rằng công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 80%
công suất bình thường, chi phí nhân công vượt mức bình thường là 10%.
- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: 120.000; cuối tháng: 46.909 được tính
theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bài 6:
Với dữ liệu và yêu cầu của bài tập 5, giả thiết công ty TH kế toán hàng tồn
kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Bài 7:

Tại doanh nghiệp CHIKIEN, có tài liệu tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ như sau: (ĐVT: triệu đồng)

- Xuất kho vật liệu dùng để: sản xuất trực tiếp sản phẩm 3.000, dùng cho quản lý
phân xưởng 60, dùng ở bộ phận quản lý chung 20
- Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 1.200, bộ phận bán hàng 50, bộ phận
quản lý doanh nghiệp 40
- Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sản xuất sản
phẩm 110, cho quản lý phân xưởng 80, cho bộ phận bán hàng 67, cho bộ phận
QLDN 52, cho sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 25, tiền
lương phải trả cho công nhân nghỉ phép trong kỳ 15, trích trước tiền lương
nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ là 24
Yêu cầu: Hãy phân loại các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ
theo mục đích và công dụng của chi phí (theo khoản mục)

Bài 8:

Tại doanh nghiệp CHIKIEN, có tài liệu tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
như sau: (ĐVT: triệu đồng)

- Xuất kho vật liệu dùng để: sản xuất trực tiếp sản phẩm 3.000, dùng cho quản lý
phân xưởng 60, dùng ở bộ phận quản lý chung 20
- Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 1.200, bộ phận bán hàng 50, bộ phận
quản lý doanh nghiệp 40
- Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân sản xuất sản
phẩm 110, cho quản lý phân xưởng 80, cho bộ phận bán hàng 67, cho bộ phận
QLDN 52, cho sửa chữa thường xuyên TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 25, tiền
lương phải trả cho công nhân nghỉ phép trong kỳ 15, trích trước tiền lương
nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ là 24
Yêu cầu: Hãy phân loại các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ
theo nội dung và tính chất của chi phí (theo yếu tố)

Bài 9: Doanh nghiệp Kim Hương chỉ sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm A
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
10%, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, quý 1/N có các
tài liệu như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)
I. Số dư đầu quý: TK155: 106.000 (số lượng 20 sản phẩm)

II. Tổng hợp tài liệu liên quan tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A
trong quý 1/N như sau:

1. Xuất kho nguyên vật liệu để: sản xuất sản phẩm trị giá 620.000, phục vụ cho quản
lý phân xưởng trị giá 100.000

2. Xuất kho công cụ dụng cụ loại phân bổ 1 lần: dùng cho sản xuất trị giá vốn xuất
kho là 7.000, dùng cho bộ phận bán hàng trị giá vốn xuất kho là 5.000

3. Nhượng bán một TSCĐHH đang sử dụng ở bộ phận QLDN, nguyên giá 300.000,
giá trị hao mòn lũy kế 250.000, giá bán chưa có thuế GTGT là 30.000, thuế GTGT
10%, khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí nhượng bán TSCĐ
đã chi bằng tiền mặt là 2.000

4. Tổng số tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng là 740.000, trong đó:
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 500.000, nhân viên phân xưởng 100.000,
nhân viên bán hàng 60.000, nhân viên quản lý DN là 80.000

5. Trích khấu hao TSCĐ 360.000, trong đó: Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất:
240.000, khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng: 70.000, khấu hao TSCĐ
dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: 50.000

6. Tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài chi bằng tiền mặt 56.000, trong đó: ở bộ phận
sản xuất: 32.000, bộ phận bán hàng: 10.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp: 14.000

7. Sản xuất trong tháng hoàn thành 500 sản phẩm, trong đó: nhập kho 300 sản phẩm,
gửi bán ngay tới các đại lý 200 sản phẩm, hoa hồng đại lý thỏa thuận là 2% tính trên
doanh thu bán hàng

8. Xuất kho 150 sản phẩm bán trực tiếp thu ngay bằng tiền mặt

9. Cuối quý, 1/2 số sản phẩm gửi bán đại lý đã được xác định tiêu thụ, doanh nghiệp
đã nhận bằng tiền gửi ngân hàng sau khi trừ hoa hồng cho đại lý

10. Cuối quý có 10 sản phẩm bán trực tiếp bị trả lại doanh nghiệp đã nhập kho, doanh
nghiệp đã trả lại bằng tiền mặt

Yêu cầu:

1. Tính toán, xác định giá thành sản phẩm hoàn thành, lập các định khoản kế toán,
xác định kết quả kinh doanh trong quý 1/N

2. Hãy lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cột quý 1/N (Dạng đầy đủ)

Tài liệu bổ sung:


- - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn, chi phí sản xuất dở dang đầu
quý là 350.000, chi phí sản xuất dở dang cuối quý là 899.000

- Tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ

- Giá bán thống nhất sản phẩm A chưa có thuế GTGT 10% là 4.000/sản phẩm

- Giả thiết Lợi nhuận kế toán = Thu nhập chịu thuế, Thuế suất thuế TNDN hiện
hành 20%

Bài 10:

Doanh nghiệp NGỌC LAN sản xuất sản phẩm A, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, có tài liệu kế toán như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)

A. Số dư ngày 30/09/N:
TK154: 280.000

TK155: 600.000 (số lượng: 75 cái)

TK157: 0

B. Các tài liệu liên quan tới quý 4/N như sau:
Nội dung Số phát sinh trong
quý

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh (trong 2.400.000
định mức)

2. Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh (trong định 1.176.000
mức)

3. Chi phí sản xuất chung 590.000

Trong đó: - Biến phí sản xuất chung (trong định mức) 260.000

- Định phí sản xuất chung 330.000

4. Quý 4/N hoàn thành số lượng 500 sản phẩm, trong đó: Nhập kho số lượng 300 sản
phẩm và Gửi bán đại lý ngay không qua kho 200 sản phẩm

5. Xuất kho số lượng 322 sản phẩm, trong đó: Bán trực tiếp 302 sản phẩm (đã thanh
toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng) và dùng 20 sản phẩm vào hoạt động từ thiện của
doanh nghiệp

6. Đến cuối quý 70% số hàng gửi bán đại lý đã được tiêu thụ và đã thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng sau khi trừ hoa hồng đại lý 2% trên doanh thu bán hàng, thuế
GTGT của hoa hồng đại lý là 10%
7. Trong quý, nhập lại kho 5 sản phẩm từ số hàng bán trực tiếp do hàng không đạt
tiêu chuẩn bị trả lại. Doanh nghiệp đã trả lại tiền cho người mua bằng tiền mặt

8. Chi phí bán hàng khác phát sinh trong quý: 350.000

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong quý: 410.000

Yêu cầu:
a) Tính giá thành sản phẩm hoàn thành và lập các định khoản kế toán, xác định
kết quả kinh doanh của quý 4/N
b) Ghi số cái TK 155 theo hình thức Nhật ký chung
c) Lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 4/N (cột quý 4/N)
Tài liệu bổ sung:

- Tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ
- Khối lượng sản phẩm sản xuất theo thiết kế là 625 sản phẩm/quý
- Số lượng sản phẩm tồn kho cuối quý là 58 sản phẩm
- Số dư TK 154 cuối quý 4/N là: 255.000
- Giá bán đơn vị thống nhất của sản phẩm A: 13.000 (chưa bao gồm thuế
GTGT 10%)
- Giả định Lợi nhuận kế toán trước thuế bằng thu nhập chịu thuế, thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 25%
- Giả thiết các khoản doanh thu và chi phí khác không phát sinh trong kỳ
Bài số 1:
Tại công ty MK tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất
trước, kế toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ (thuế suất thuế GTGT 10%)
Trích tài liệu trong tháng 12/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
I.Số lượng thành phẩm A tồn kho đầu tháng 12/N: 100.000 thành phẩm A, đơn giá
100/1tpA
II.Trong tháng 12/N có các tài liệu sau:
1.Nhập kho 150.000 thành phẩm A từ sản xuất với tổng giá thành thực tế là
15.750.000
2. Xuất kho thành phẩm A bán trực tiếp cho công ty X: 50.000 thành phẩm A, công
ty đã nhận được GBC của ngân hàng, số tiền 6.600.000 (đã bao gồm thuế GTGT
10%)
3. Công ty xuất kho 40.000 thành phẩm A bán trực tiếp cho đơn vị K, công ty đã
nhận được GBC của ngân hàng, số tiền 5.280.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%)
4. Công ty xuất kho giao bán trực tiếp cho công ty Z 30.000 thành phẩm A. Công
ty Z đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu tiền (đơn giá bán chưa có thuế GTGT
120)
5. Công ty xuất kho giao bán trực tiếp cho công ty H 60.000 thành phẩm A với giá
bán chưa có thuế GTGT là 120. Công ty MK đã nhận được GBC của ngân hàng.
6. Công ty nhận được công văn của Công ty H thông báo có 5.000 sp A bị kém
chất lượng. công ty H chấp nhận 55.000 sp A, còn lại trả lại công ty MK
7. Công ty nhận lại số sản phẩm kém chất lượng do công ty H trả lại nhập kho và
chuyển tiền gửi ngân hàng trả lại cho công ty H.
8. Chi phí bán hàng trong tháng tập hợp được là 150.000
9. Chi phí QLDN tập hợp được là 200.000
10. Doanh thu tài chính tập hợp được là 300.000
11.Chi phí tài chính tập hợp được trong tháng là 150.000
12. Xác định kết quả kinh doanh tháng 12/N, biết rằng trong tháng không phát sinh
thu nhập khác và chi phí khác.
Yêu cầu: Tính toán và định khoản kế toán?
TLBS: Công ty áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%. Lợi nhuận kế toán
bằng thu nhập chịu thuế
Bài số 2:
Tại công ty Đức Minh chỉ SXKD một loại SP X, kế toán hàng tồn kho theo PP kê
khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 3/ N
có các tài liệu sau: (ĐVT: 1.000đ)
1.Số lượng sản phẩm X hoàn thành trong tháng 1.000sp, giá thành sản xuất đơn vị
500. Trong đó nhập kho 300sp, giao bán trực tiếp không qua kho 600 sp, đơn giá
bán chưa có thuế GTGT 1.000, thuế GTGT 10%, gửi bán ngay cho đại lý M 100sp,
đơn giá chưa có thuế 1.000, hoa hồng đại lý 2% trên giá bán chưa có thuế GTGT.
2. Tổng hợp số lượng xuất kho giao bán 400 sp cho khách hàng đơn giá bán chưa
có thuế GTGT 1.000, thuế suất thuế GTGT 10%, các khách hàng đã thanh toán
75% giá trị tiền hàng bằng chuyển khoản, số còn lại chưa trả tiền là của công ty
Hoàng Hà.
3. Đại lý M thanh toán toàn bộ tiền hàng (sau khi trừ hoa hồng đại lý) bằng tiền gửi
ngân hàng (đã nhận được GBC), hai bên đã phát hành hóa đơn GTGT cho nhau.
4. Công ty Hoàng Hà thanh toán toàn bộ tiền mua hàng trong tháng 3/N bằng
chuyển khoản (đã nhận GBC)
5. Trong tháng tổng hợp hàng xuất bán từ kho bị trả lại từ hàng bán của tháng 3/N,
số lượng :50sp, đồng thời xuất quỹ tiền mặt trả cho khách hàng về số sp kém chất
lượng này.
6. Chi phí bán hàng tập hợp trong tháng 10.000
7. Chi phí QLDN trong tháng tập hợp 100.000
8. Chi phí tài chính trong tháng tập hợp 30.000
9. Doanh thu tài chính trong tháng tập hợp 50.000
10. Chi phí khác trong tháng tập hợp 15.000
11. Thu nhập khác trong tháng tập hợp 45.000
12. Xác định lợi nhuận trước thuế, chi phí thuế TNDN hiện hành và lợi nhuận sau
thuế tháng 3/N
Yêu cầu: 1/Tính toán và định khoản kế toán?
2/Tự cho thêm thông tin về số lượng thành phẩm X tồn cuối tháng và định khoản
lại các nghiệp vụ trong trường hợp công ty kế toán HTK theo phương pháp
KKĐK?
Biết số dư đầu kỳ của TK 155: 153.000 (SL: 300 SP X, đơn giá 510). Tính trị giá
thành phẩm xuất kho theo PP bình quân gia quyền cố định. Thuế suất thuế TNDN
là 20%. Lợi nhuận kế toán bằng thu nhập chịu thuế
Bài số 3:
Tại công ty HK chỉ sản xuất và tiêu thụ 1 loại sản phẩm A, kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, trong quý II năm N có các tài liệu như sau: (Đơn vị tính:1.000đ)
1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh: 500.000
2/ Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh: 220.000
3/ Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh: 300.000
4/ Kết quả sản xuất trong quý:
Số lượng sản phẩm đã sản xuất và hoàn thành: 1.900 sản phẩm, trong đó:
- Nhập kho: 800 SP
- Giao bán ngay không qua kho (bán trực tiếp) cho công ty T: 500 SP, giá bán chưa
có thuế GTGT: 1.000/SP, thuế suất thuế GTGT: 10%, công ty T chưa thanh toán
tiền.
- Gửi đi bán ngay không qua kho cho đại lý H: 600 SP.
5/ Xuất kho giao bán cho công ty K: 300 SP, giá bán chưa có thuế GTGT:
1.000/SP, thuế suất thuế GTGT: 10%, công ty K đã thanh toán bằng tiền gửi ngân
hàng (DN đã nhận được giấy báo có của ngân hàng).
6/ Chi phí bán hàng tập hợp được trong quý: 30.000
7/ Chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp được trong quý: 100.000
8/ Chi phí tài chính tập hợp được trong quý: 50.000
9/ Doanh thu tài chính phát sinh trong quý: 150.000
10/ Xác định kết quả kinh doanh, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và
lợi nhuận sau thuế quý II/N
Yêu cầu:
1/ Tính và định khoản các nghiệp vụ kinh tế quí II/năm N?
2/Ghi sổ Nhật ký chung quý II/N
3/Lập Báo cáo KQHĐKD quý II/N (dạng đầy đủ và dạng tóm lược)
Tài liệu bổ sung:
- Chi phí sản xuất dở dang đầu quý và cuối quý lần lượt là 130.000 và 161.000
- Sản phẩm A: SL tồn kho đầu quý: 200 SP, giá thực tế: 100.000
- Giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho theo PP bình quân gia quyền cố định. DN
hoạt động ở mức công suất bình thường. Chi phí nhân công vượt trên mức bình
thường 10%
- Giả thiết trong kỳ không phát sinh thu nhập khác và chi phí khác, lợi nhuận kế
toán trước thuế bằng lợi nhuận chịu thuế hiện hành, thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp 20%
4/ Giả sử DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, hãy sử
dụng tài liệu của bài 3, tính toán và định khoản các nghiệp vụ liên quan. Biết rằng:
Sản phẩm A tồn kho cuối quí: 700 SP, 500 SP A gửi bán cho đại lý H cuối quý vẫn
chưa bán được.
Bài số 4:
DN kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ. ( Đơn vị tính: 1.000 đồng)
A. Số dư đầu tháng của 1 số tài khoản như sau:
TK 155: 160.000 ( Số lượng: 100)
B. Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 5/N như sau:
1. Xuất kho nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất sản phẩm, trị giá vốn thực
tế: 150.000
2. Chi phí nhân công trực tiếp: 85.000
3. Chi phí sản xuất chung: 90.000 trong đó chi phí sản xuất chung cố định:
30.000, chi phí sản xuất chung biến đổi: 60.000
4. Trong tháng sản xuất hoàn thành: 200 sản phẩm. Nhập kho 100 sản phẩm,
gửi đại lý 50 sản phẩm, bán hàng trực tiếp không qua kho thu bằng tiền gửi
ngân hàng 50 sản phẩm.
5. Xuất kho 60 sản phẩm bán cho công ty AQ theo đơn hàng từ tháng trước.
Công ty AQ đã chuyển tiền thanh toán đủ qua ngân hàng và được hưởng
chiết khấu thanh toán 3% trên tổng giá thanh toán.
6. Đại lý thông báo đã bán hết được số hàng đã gửi và chuyển tiền gửi ngân
hàng thanh toán hết sau khi đã trừ đi hoa hồng được hưởng. Theo thỏa thuận
hoa hồng 10% tính trên tổng giá thanh toán.
7. Chi phí bán hàng khác tập hợp được: 20.000
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp được: 50.000
9. Chi phí tài chính tập hơp được: 40.000
10.Doanh thu hoạt động tài chính tập hợp được: 80.000
11.Xác định kết quả kinh doanh
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kế toán liên quan
2. Lập sổ cái TK 911 tháng 5/N theo hình thức Nhật ký chung.
Biết rằng:
- Sản phẩm dở dang đầu tháng, cuối tháng tính theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp: 30.000, 50.000
- Công ty tính giá vốn thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân cả
kỳ dự trữ
- Công suất thực tế của máy móc thiết bị trong tháng chỉ đạt 80% công suất
bình thường
- Giá bán sp đối với tất cả các lần bán là một mức giá bán chưa thuế GTGT:
2.400
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 20%. Lợi nhuận kế toán
bằng thu nhập chịu thuế
Bài số 5:
Tại công ty H nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp KKTX có một số tài liệu trong quý 1/N như sau: (ĐVT: 1.000
đồng)
A-Số dư ngày 1/1/N của một số tài khoản:
- TK 155: 500.000 (số lượng: 5.000 sản phẩm A)
B/Trích một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý 1/N:
1. Sản xuất hoàn thành 20.000 sản phẩm A, trong đó nhập kho 15.000 sản
phẩm, gửi bán ngay cho đại lý MINA 5.000 sản phẩm, giá thành sản xuất 1 đơn
vị sản phẩm là 110.
2. Xuất kho 7.000 sản phẩm A bán cho công ty Z, chưa thu tiền.
3. Đại lý M chuyển khoản tiền hàng về 4.000 sản phẩm nhận gửi bán, sau khi
giữ lại hoa hồng đại lý được hưởng.
4. Xuất kho 3.000 sản phẩm A bán cho công ty Y. Công ty Y đã chấp nhận
thanh toán
5. Nhập kho 500 sản phẩm A do công ty Z trả lại do hàng không đủ tiêu chuẩn
theo quy định.
6. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình sử dụng tại bộ phận bán hàng cho công ty
C, nguyên giá: 200.000, đã khấu hao: 50.000. Giá bán chưa có thuế GTGT:
180.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty C đã thanh toán bằng TGNH.
7. Chi phí bán hàng khác phát sinh trong quý là 50.000
8. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong quý là 250.000
9. Chi phí tài chính trong quý là 20.000
10. Doanh thu hoạt đông tài chính trong quý là 50.000
11. Xác định kết quả hoạt đông kinh doanh trong quý 1/N.
Yêu cầu: 1. Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế trong quý 1/N
2.Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ quý 1/N (dạng đầy
đủ).
Tài liệu bổ sung: - Công ty áp dụng đơn giá bán chung là 150/sản phẩm, thuế
suất thuế GTGT 10%.
- Hoa hồng trả cho đại lý là 2% trên giá bán, thuế suất thuế GTGT của hoa
hồng đại lý 10%, đại lý M nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Tính giá thành phẩm xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cố định.
- Trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp có khoản chi phí vượt mức quy định
của luật thuế TNDN là 20.000, các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí đều
không có chênh lệch giữa kế toán và thuế. Thuế suất thuế TNDN 22%.
Bài số 6:
Tại doanh nghiệp X hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, là doanh nghiệp thực hiện
đúng chế độ hóa đơn chứng từ theo quy định. (đơn vị tính: nghìn đồng),
Trong quý 1 có tình hình sau:
1. Kê khai và nộp thuế môn bài bậc 1: 3.000
2. Chi phí thuê bốc vác vận chuyển thành phẩm đi bán chưa thuế 15.000 thuế
GTGT 10% tiền chưa thanh toán.
3. Giấy báo Nợ …. Mua một số công cụ dụng cụ sử dụng ngay cho văn phòng
trị giá chưa thuế 65.000 thuế GTGT 10%. (HĐ GTGT …)
4. Mua một số vật liệu về để sửa chữa cửa hàng giới thiệu sản phẩm giá đã bao
gồm có thuế 45.000 đã thanh toán bằng tiền tạm ứng.
5. Nhận được giấy báo nợ của ngân hàng về tiền điện, nước, điện thoại:
a. Bộ phận bán hàng: 3.500, thuế GTGT 350
b. Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 2.500, thuế GTGT 250
6. Cán bộ đi công tác về thanh toán tiền tạm ứng:
a. Giá vé máy bay: 8.600, thuế GTGT 860 và phí sân bay 140
b. Tiền ăn ở: 5.400
c. Số tiền thừa nhập lại quỹ: 2.500
7. Chi phí tiếp khách ban giám đốc: 1.500 đã chi bằng tiền mặt
8. Mua văn phòng phẩm bằng tiền mặt về dùng ngay cho:
a. Bộ phận bán hàng: 800
b. Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 900
c. Bộ phận sản xuất: 400
(Không có HD tài chính)
9. Xuất một số bao bì (loại sử dụng 1 lần) dùng cho bộ phận tiêu thụ SP trị giá
xuất kho 4.500
10. Chi phí hội nghị khách hàng 18.000 chi bằng tiền mặt
11. Chi phí vệ sinh toàn doanh nghiệp: 2.000 chi bằng tiền mặt
12. Đơn vị nhận bán hàng đại lý cho DN thông báo đã bán hết hàng kèm theo
Bảng kê bán hàng đại lý và Hóa đơn dịch vụ HH đại lý
Sau đó đại lý chuyển tiền thành phẩm đã bán qua ngân hàng sau khi trừ tiền hoa
hồng đại lý. Biết tổng trị giá thanh toán 880.000 trong đó thuế GTGT 10%, Hoa
hồng đại lý 5% giá bán chưa thuế. Giá vốn của số thành phẩm là 600.000 (đơn vị
bán đại lý là DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
13. Tiền chi tiếp thị, quảng cáo trên truyền hình 30.000, thuế GTGT 10% bằng
tiền gửi ngân hàng.
14. Tính lương phải trả cán bộ công nhân viên
a. Bộ phận bán hàng: 300.000
b. Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 250.000
Đồng thời trích các quỹ theo tỷ lệ quy định.
15. Hao mòn TSCĐ trích trong tháng:
a. Bộ phận bán hàng: 1.500.000
b. Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 250.000
16. Chi tiền tiếp thanh tra của Bộ tài chính về làm việc với doanh nghiệp bằng
tiền mặt: 5.000

Yêu cầu: (1). Định khoản kế toán các nghiệp vụ trên


(2). Liệt kê những sổ sách cần thiết nào để theo dõi chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp theo các hình thức NKC, CTGS, NKCT
(3). Vào nhật ký chung và sổ cái tài khoản 641, 642
(4). Số liệu từ Sổ sách kế toán theo dõi chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp sẽ được trình bày trên các báo cáo tài chính nào?
(Ghi chú: Giả định ngày tháng phát sinh và ngày tháng ghi sổ, các chứng từ cần
thiết cho một nghiệp vụ sao cho hợp lý và hợp lệ)
Bài số 7:
Cũng tại doanh nghiệp X. Trong kỳ có một số nghiệp vụ phát sinh khác như sau
(đvt: nghìn đồng):
1. Trả lãi tiền vay ngân hàng trong kỳ bằng tiền gửi ngân hàng:
- Tổng nợ vay ngắn hạn: 2.400.000 lãi suất 9,5 %/ năm
- Tổng nợ vay dài hạn: 9.000.000 lãi suất 10% / năm
2. Người mua thanh toán tiền hàng nợ tháng trước 350.000 bằng tiền gửi ngân
hàng sau khi đã trừ chiết khấu, đã có giấy báo nợ. Theo thỏa thuận chiết
khấu1% trên tổng trị giá thanh toán
3. Nhượng bán 1.000 cổ phiếu với giá bán 2.000.000 đ/cp ngân hàng đã có báo
Có (Biết giá mua là 1.800.000 đ/cp). Chi phí môi giới bán cổ phiếu là 2.300
bằng tiền mặt.
4. Công ty E thông báo lỗ mà DN phải chịu 20.000 trong năm trừ vào vốn đầu

5. Công ty T (là đơn vị liên doanh đồng kiểm soát) thông báo lãi được chia
250.000, trong đó đầu tư tiếp 150.000 và số còn lại sẽ nhận bằng chuyển
khoản
6. Đơn vị chuyển khoản thanh toán 500.000 tiền hàng nợ tháng trước được
hưởng chiết khấu 1% (Biết đơn vị đã chuyển tiền sau khi trừ chiết khấu
thanh toán)
7. Bán 20.000$ tại quỹ thu bằng tiền gửi ngân hàng với giá bán 21.000 đ/USD
(tỷ giá ghi sổ 20.500 đ/USD)
8. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng số tiền khách hàng nợ kỳ trước
35.000 $ (tỷ giá ghi sổ nợ 21.200) tỷ giá thực tế lúc khách hàng chuyển
khoản 21.500 đ/USD
9. Nhận được giấy báo nợ về lãi tiền gửi ngân hàng 250
Yêu cầu:
- Định khoản trên Nhật ký chung
- Ghi sổ cái tài khoản 515, 635
(Ghi chú: Giả định ngày tháng phát sinh và ngày tháng ghi sổ, các chứng từ
cần thiết cho một nghiệp vụ sao cho hợp lý và hợp lệ)
Bài số 8:
Cũng với doanh nghiệp X trong kỳ có tình hình phát sinh một số nghiệp vụ
khác như sau:
1. Góp vốn liên doanh đồng kiểm soát với công ty M một số tài sản, cụ thể:
- Thành phẩm: Giá xuất kho 600.000, giá do hội đồng liên doanh đánh giá
là 650.000
- Tài sản cố định hữu hình nguyên giá 2.500.000, đã khấu hao 20% giá
được hội đồng liên doanh đánh giá là 1.900.000
2. Nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế với bên bán 10.000 bằng tiền
mặt
3. Nhận tiền phạt công ty A trả bằng chuyển khoản do vi phạm hợp đồng kinh
tế 12.000
4. Thanh lý tài sản cố định đã bị hư hỏng, nguyên giá 450.000, hao mòn đã
trích 80%. Chi phí thanh lý hết 2.500 bằng tiền mặt, giá bán thanh lý 80.000
thuế GTGT 10% tiền bên mua đã thanh toán bằng chuyển khoản
5. Xử lý một khoản tiền phải trả theo hóa đơn dịch vụ bảo trì thiết bị văn phòng
của năm trước mà kế toán bỏ xót chưa hạch toán vào chi phí của năm trước
500
6. Khoản tiền phải trả người bán không tìm được chủ được hạch toán vào thu
nhập 7.000
7. Nhận được một tài sản cố định trị giá 200.000 của công ty B tặng sử dụng
cho bộ phận bán hàng.
Yêu cầu:
- Định khoản trên Nhật ký chung
- Ghi sổ cái tài khoản 711, 811
(Ghi chú: Giả định ngày tháng phát sinh và ngày tháng ghi sổ, các chứng từ cần
thiết cho một nghiệp vụ sao cho hợp lý và hợp lệ)
Bài số 9:
Cũng tại doanh nghiệp X. Trong kỳ kinh doanh có một số nghiệp vụ phát sinh như
sau (đvt: nghìn đồng):
1. Đơn vị xuất bán cho công ty C một số thành phẩm, tổng giá thành thực tế :
500.000 giá bán chưa thuế là 750.000 thuế GTGT 10%. Người mua đã chấp
nhận thanh toán (theo thỏa thuận thời hạn thanh toán là 15 ngày)
2. Công ty C chuyển ½ giá trị tiền hàng cho số hàng ở trên bằng tiền gửi ngân
hàng.
3. Công ty C thanh toán nốt số hàng và theo thỏa thuận được được hưởng chiết
khấu. Doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Có số tiền sau khi bên C thanh
toán toàn bộ.
4. Doanh thu bán hàng tập hợp được: ….
5. Chi phí bán hàng khác phát sinh trong năm tập hợp được gồm:
- Chi phí nhân viên: 5.500.000
- Chi phí khấu hao: 20.000.000
6. Chi phí trả trước phân bổ
a. Cho bộ phận bán hàng; 20.000
b. Cho bộ phận quản lý DN 15.000 ( trong đó có 2.000 là chi phí không
được trừ khi tính thuế)
c. Cho bộ phận quản lý phân xưởng: 12.000
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập hợp được: 950.000
8. Chi phí hoạt động tài chính: 100.000
9. Doanh thu tài chính trong kỳ phát sinh: …..
10.Chi phí khác phát sinh:…..
11.Thu nhập khác phát sinh:…..
12.Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính phát sinh
trên.
Yêu cầu:
1. Định khoản trên Nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh trên
2. Các nghiệp vụ phát sinh trên được ghi nhận vào hệ thống sổ kế toán chi
tiết và tổng hợp nào để theo dõi các khoản chi phí kinh doanh.
(Tự cho số liệu cần thiết để thực hiện ghi sổ kế toán sao cho kết quả có lãi, Biết
thuế suất thuế TNDN là 22%)
Bài số 10:
Tại doanh nghiệp Hoàng Phát có tài liệu sau:
I. Tại thời điểm trước khi khóa sổ kế toán của quý 4 có tài liệu sau:
(ĐVT: 1000 đ)
Tài khoản Số tiền Tài khoản Số tiền
112 (1122) 240.000 511 10.800.000
Gốc 12.000 $ 5211 120.000
Ngoại tệ
131(dư nợ) 1.100.000 5212 80.000
2293 20.000 5213 40.000

331(vnd) 1.214.000 515 200.000


632 1.400.000
635 500.000
333 (3331) 20.000 711 200.000
412 (dư có) 69.000 811 150.000
4211 (dư có) 220.000

II. Các tài liệu xử lý và điều chỉnh ở cuối niên độ kế toán


1. Thu nhập liên doanh được chia 1.200.000 theo thông báo, trong đó bổ
sung vốn góp liên doanh dài hạn 500.000.
2. Lợi tức cổ phần sẽ nhận: 520.000
3. Thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng của khách hàng bằng tiền mặt
50.000
4. Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý của ông B đã xóa sổ nay ông B lại
mang trả bằng tiền mặt 150.000
5. Khoản nợ trên tài khoản nhà cung cấp không xác định chủ nợ xử lý
vào thu nhập khác: 30.000
6. Nhận được tiền bồi thường từ cơ quan bảo hiểm 1.570.000 bằng tiền
gửi ngân hàng, biết rằng doanh nghiệp mua bảo hiểm 100% cho lô
hàng bị cháy ở trong kho
7. Xử lý khoản chênh lệch đánh giá tài sản (theo Quyết định của NN)
vào vốn kinh doanh
8. Xử lý khoản tài sản thiếu không xác định được nguyên nhân vào chi
phí khác: 80.000
9. Bị phạt do vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ ngắn hạn 40.000
10.Xác định mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập là 65.000
11.Tỷ giá thực tế tại thời điểm cuối niên độ kế toán 21.500 đ/USD
12. Chi phí thuế TNDN phải nộp, thuế suất 22% lợi nhuận chịu thuế.
III. Báo cáo tài chính năm được duyệt, lợi nhuận sau thuế TNDN được phân
phối như sau:
- 50% lập quỹ đầu tư phát triển
- 10% lập quỹ khen thưởng và 10% lập quỹ phúc lợi
- Còn lại bổ sung vốn kinh doanh
Biết rằng:
- Trong năm đã tạm phân phối lợi nhuận
+ Tạm trích qũy đầu tư phát triển: 300.000
+ Tạm trích quỹ khen thưởng phúc lợi: 200.000 trong đó: quỹ khen
thưởng: 100.000 và quỹ phúc lợi: 100.000
Yêu cầu:
1. Khôi phục các định khoản xử lý, điều chỉnh các nghiệp vụ kinh tế
ở thời điểm kết thúc niên độ kế toán trên Nhật ký chung
2. Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
3. Quyết toán thu nhập của doanh nghiệp
Biết rằng lợi nhuận được duyệt quyết toán bằng lợi nhuận sau thuế
TNDN cả năm
4. Lập Báo cáo XĐKQKD
Bài tập về BCĐKT chương 7:

Bài 1: Tình hình thanh toán của doanh nghiệp A với khách hàng trong quý I/2016
như sau (đvt: 1.000đ).

A- Số dư TK 131 tại ngày 1/1/2016:


Dư Nợ: 700.000 (sct công ty X)
B- Tình hình phát sinh trong quý như sau:
- Ngày 15 tháng 1: Công ty HT mua hàng và nợ số tiền 200.000
- Ngày 20 tháng 1: Công ty X trả nợ tiền hàng từ năm trước 500.000
- Ngày 22 tháng 1: Công ty HT trả nợ tiền hàng 100.000
- Ngày 25 tháng 2: Công ty HT trả nợ tiền hàng 100.000 và ứng trước số tiền
300.000 cho lần mua hàng sau
- Ngày 18 tháng 3: công ty M mua hàng và nợ lại 200.000
- Ngày 27 tháng 3: công ty M trả nợ tiền hàng 100.000

Dựa vào các thông tin trên và thêm giả thiết nếu cần, hãy lập các chỉ tiêu liên quan
trên BCĐKT quý I/2016

Bài 2: Trong năm tài chính 2016, doanh nghiệp bỏ sót nghiệp vụ mua sắm tài sản
cố định. Giá chưa thuế là: 1.000.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí lắp
đặt, chạy thử: 25.000.000 (chạy thử không tải). Doanh nghiệp trả tiền ngay khi
thiết bị được bàn giao.Thiết bị đã được bàn giao và đi vào hoạt động vào ngày
1/7/2016.Định khoản bút toán nêu trên và nêu ảnh hưởng của nó lên BCĐKT và
BCKQKD như thế nào. Biết rằng DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Bài 3:

Mộtdoanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trích số liệu tháng
12/2015 (đvt: 1.000đ)

A- Số dư ngày 01/12/2015

TK 211: 5.000.000

TK 2141: 1.200.000

B- Trong tháng 12/2015 có một số nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như sau:
1. Mua một TSCĐ làm thiết bị sản xuất. Giá chưa thuế: 1.500.000, thuế suất
thuế GTGT 10%, chi phí lắp đặt: 20.000, chi phí chạy thử 10.000 (lương
nhân viên: 5.000, nhiên liệu: 1.000, vật liệu: 4.000), sản phẩm thu hồi từ quá
trình chạy thử: 5.000). Thiết bị đã hoàn thành lắp đặt chạy thử và đã bàn
giao.
2. Mua một TSCĐ trị giá 50.000, không qua lắp đặt chạy thử và đưa vào sử
dụng luôn.
3. Trích khấu hao TSCĐ tháng 12/2016:
Tổng khấu hao TSCĐ: 220.000. Trong đó:
- TSCĐ thuộc PXSX: 115.000
- TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng: 75.000
- TSCĐ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp: quản lý doanh nghiệp: 30

Yêu cầu: Hãy phản ánh các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐHH trên BCĐKT

Bài 4:

Tại công ty An Bình, nộp thuế thu nhập doanh ngiệp 22%. Ngày 1/1/N, công ty
cho thuê văn phòng có giá cho thuê chưa bao gồm thuế GTGT là 1.000trđ/ 1 năm,
thuế GTGT 10%.Thời gian ký hợp đồng cho thuê 5 năm. Công ty đã nhận tiền thuê
do bên thuê trả trước 2 năm bằng TGNH với số tiền 2.200trđ, kế toán đã hạch toán
toàn bộ vào doanh thu năm N.

a. Công ty hạch toán như vậy là đúng hay sai?


b. Nếu sai thì ảnh hưởng như thế nào tới các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N ?

Bài 5:

Tại công MK, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%. Năm N
công ty bỏ sót nghiệp vụ bán 1 lô hàng trong kho thành phẩm với giá vốn là 80
triệu đồng, giá bán chưa thuế GTGT 100 triệu đồng, thuế GTGT 10%, khách hàng
đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng trong năm. Việc bỏ sót nghiệp vụ này ảnh
hưởng như thế nào tới Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán năm N.

Vous aimerez peut-être aussi