Vous êtes sur la page 1sur 13

FPT University

Personal Development Program – Spring 2014

SỔ TAY TRANH BIỆN


THE HANDBOOK OF DEBATE
Tài liệu tham khảo này được tổng hợp từ Viet Nam Youth to Debate (Y2D) với sự cho phép của
ban quản trị
1. Tranh biện là gì?

[Phản ánh của tôi] Câu hỏi bắt đầu không dễ trả lời. Chúng tôi trẻ và biết ước mơ, những người
đầu tiên bắt tay xây dựng nền tảng cho một lĩnh vực giáo dục mang tên “Tranh biện” cho những
người Việt (trẻ) khác, bền vững hơn khuôn khổ một khóa học, hay một game-show trên truyền
hình. (“Tranh biện” (Debate) là từ do chúng tôi đề xuất. Dịch giả Chu Trung Can đã nói với tôi
rằng: Nếu tiếng Việt mình không có từ tương đương, hoặc cháu chưa biết từ đó là gì, có thể cứ
sử dụng nguyên gốc tiếng nước ngoài cũng không sao. Đó là thực tế mà ta phải hiểu và thông
cảm cho nhau). Khi bắt đầu làm việc này, tôi nhìn thấy sự thú vị và tính học tập bao la mà nó gợi
mở. Đất nước tôi còn thiếu những thử thách như thế này: Ai lại muốn đấu tranh cho phương
pháp và phong cách tư duy? Chúng tôi chưa từng được dạy về vẻ đẹp của suy nghĩ, về cách mình
suy nghĩ. Chưa từng nghe về thái độ, quyền và trách nhiệm của một con người yêu mến tri thức
và học tập suốt đời. Chưa từng được định hướng để thích ứng với sự thay đổi, để cải tạo hoàn
cảnh. Chúng tôi còn thiếu những Đối thoại tôn trọng, công bằng và cởi mở. Thậm chí, số đông
còn chưa hiểu thực chất thế nào là sống và học tập – họ chỉ đơn giản tồn tại thôi.

Tranh biện là gì?

Hiểu theo nghĩa hẹp, tranh biện là một trong những loại hình giao tiếp bằng lời. Những đặc điểm
của tranh biện trong tương quan với các loại hình khác có thể được hiểu qua bảng sau:

Ứng dụng
Loại hình Mục đích Phương tiện Biến thể
Ví dụ Đặc điểm nổi bật chủ yếu
giao tiếp chính chủ yếu (nếu có)
trong
Mọi hình
Buôn chuyện Trao đổi Tự do, không hạn
Đối thoại thức của lời Giao tiếp
điện thoại thông tin định
nói
Giả thuyết Cần người dẫn dắt Giáo dục
Thống nhất Thương
Thảo luận Cuộc họp Cần chương trình
các ý kiến thuyết
Kết luận định trước Hội họp
Giáo dục
Chính xác cao độ
Các bài tranh Lập luận Cãi nhau
Tìm ra cái
Tranh luận luận trên tạp Luật pháp
gì đúng Phân biệt rạch ròi
chí khoa học Kết luận Phê phán
đúng sai
Khoa học
Nghệ thuật
Các bút Có một giải pháp
Tìm ra ai Tư tưởng
Tranh biện chiến trên Lập luận “tối ưu” hơn các
đúng
báo giải pháp khác
Các vấn đề xã
hội

Hiểu theo nghĩa rộng, tranh biện là quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử
lý thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để ra quyết định. Điều này quan trọng,
vì quyết định và việc thực hiện các quyết định giúp duy trì và phát triển xã hội con người. Tranh
biện có thể sử dụng ngôn ngữ (thông qua Nói, Viết) hoặc không sử dụng ngôn ngữ (tự tranh biện
– self-debate trong bản thân từng cá nhân). Tranh biện giúp Giải quyết vấn đề, bằng cách chỉ ra
những Xung đột/ Mâu thuẫn giữa các luận điểm (Crashes) do người học sử dụng Tư duy phản
biện để phản đối trực tiếp trên luận điểm của đối phương. Tranh biện còn nhằm Thuyết
phục chính bản thân mình, hoặc người khác rằng lựa chọn nào là tốt hơn, đặt trong những bối
cảnh và điều kiện cụ thể. Kết luận của tranh biện mang tính tương đối, không có đúng nhất mà
mang tính tạm thời tại thời điểm kết thúc cuộc tranh biện. Walter Lippman – một nhà báo có
tầm ảnh hưởng đã chỉ ra rằng, một trong những quyền cơ bản của con người – tự do ngôn luận -
có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra và khuyến khích tranh biện. Tranh biện là một quá
trình liên tục, bởi thế, Vietnam Youth to Debate cho rằng Tranh biện là một công cụ tuyệt vời để
thúc đẩy Học tập suốt đời.

Nguồn: Nguyễn Thiên Minh – Cán bộ trung tâm Ứng dụng Việt ngữ học, ĐH Khoa học xã hội
và Nhân văn, thienminh.vnu@gmail.com.

2. Giá trị của tranh biện

[Phản ánh của tôi] Chúng tôi trở về nhà trong cơn mưa mùa xuân, không gian rét và ẩm ướt.
Chuẩn bị bước sang năm thứ hai tôi gặp bạn và chúng tôi cùng có mặt với những nhóm người,
giới thiệu cho các bạn trẻ khác về Debate, cùng nhau trao đổi về những điều mới, để lại những
nụ cười và đôi mắt sáng lấp lánh. Tôi nói với bạn rằng không quan trọng những gì chúng ta
đang làm sẽ như thế nào khi được mở rộng về quy mô, đó có thể là câu chuyện của những chặng
đường chúng tôi chưa đi tới, nhưng tôi rất hạnh phúc trên quá trình, những thử thách đối diện
với ước mơ của mỗi người chúng ta, những tò mò về khả năng của bản thân và người khác, niềm
vui và tự hào khi được làm việc cùng nhau, sự hồi hộp trước những gì đối tượng giáo dục hồi
đáp giả thuyết và việc làm, những trò chuyện mà chúng tôi có sau mỗi lần trải nghiệm ấy. Cần
biết vui trước hết với những gì ta làm trong cuộc sống tự mình và với người khác, để giống như
nước cứ chảy theo đường nó phải chảy, và nó sẽ mài mòn đá ở những lúc của quá trình mà bản
thân nước cũng không định sẵn.

Trích tự dịch “The Debater’s Guide” cho vui

Tranh biện là một trong những hoạt động lâu đời nhất của nền văn minh. […] Trong xã hội dân
chủ hiện đại, quyền tranh biện có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó cho phép bất kỳ công dân nào
cũng có thể đề xuất một giải pháp khả thi, hiệu quả hơn những gì mà các thế lực và hệ thống sắp
đặt sẵn cho chúng ta. Nếu người trình bày có khả năng chứng minh cho đám đông công dân khác
rằng ý tưởng mới tốt hơn thì họ có thể thay đổi chính sách của một thành phố, một khu vực hoặc
một quốc gia.

[…]

Bạn có thể không thực sự để tâm nhận ra rằng tranh biện xuất hiện trong mọi mặt của đời sống
con người. Thật ra, mọi tình huống ở đó bạn ra quyết định thông qua so sánh các lựa chọn khác
nhau chính là lúc bạn phải cân nhắc và tranh biện về tính hợp lý của mỗi lựa chọn. Thi thoảng
bạn phải tự tranh biện với chính mình, khi bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học hoặc cao đẳng.
Đôi khi cuộc tranh biện lại xảy ra khi những người bán hàng xuất hiện trước mặt bạn và cố gắng
thuyết phục bạn mua hàng cho họ, khi đó bạn đóng vai trò trọng tài. […]

Những cuộc tranh biện trong cuộc sống hằng ngày như vậy có thể có ích cho bạn trong suốt cuộc
đời mình. Và bạn không cần phải là luật sư hay thành viên một hội đồng để sử dụng những kỹ
năng liên quan tới tranh biện.

Những lợi ích

Cuốn Hướng dẫn cho người tranh biện trả lời hai ý tưởng rất gần gũi với nhau: trước hết bạn
không thể làm tốt một công việc nếu bạn không biết rõ về nó; và thứ hai là bạn không thể hiểu
tường tận về một công việc trừ phi bạn có khả năng làm tốt nó. Vì thế, bạn có thể tìm thấy những
lợi ích mà tranh biện mang lại:

- Khả năng thu thập và sắp xếp ý tưởng. Một người tranh biện tốt là người có khả năng
làm việc trên một khối lượng rất lớn thông tin và lựa chọn những thứ có hiệu quả nhất trong mỗi
trường hợp cụ thể;

- Khả năng đơn giản hóa và nắm bắt các ý tưởng. Một người tranh biện có thể nghe
thấy trung bình từ bốn, năm trăm từ cho đến năm ngàn từ của đối phương trong một lượt tranh
biện điển hình. Cùng với đồng đội của mình, người này có thể nói thêm số lượng tương đương
từ. Do đó, chỉ có thể bằng cách nhặt ra những ý chính nhất, người tranh biện mới có thể làm cho
các lập luận hay ý tưởng rõ ràng từ một cơn lốc những từ ngữ như vậy;

- Khả năng đánh giá dẫn chứng. Người tranh biện thông minh cần phải hiểu rằng không
phải mọi nhận định, trích dẫn, con số đều có thể được đưa ra trong thế sẵn sàng phản biện của
đối phương;

- Khả năng tư duy và diễn đạt dưới dạng các từ khóa và khái niệm chính. Sự rõ ràng rất
quan trọng trong tranh biện, và trong mọi loại hình giao tiếp khác, bởi những xung đột nảy sinh
trong suốt cuộc tranh biện có thể làm cho khán giả mất phương hướng. Người tranh biện không
chỉ cần sắp xếp phần trình bày của mình một cách rõ ràng có tổ chức mà còn phải có khả năng
truyền đạt hiệu quả ý nghĩa của hệ thống lập luận đó cho người nghe;

- Khả năng truyền đạt một cách thuyết phục. Việc hiểu được những gì khán giả kỳ vọng
có ý nghĩa đáng kể trong việc thuyết phục họ, trong tranh biện hay bất kỳ hình thức trao đổi bằng
lời nói nào;

- Khả năng thích nghi. Vì tranh biện tạo ra những bối cảnh thường xuyên thay đổi bởi
những ý tưởng mới do những người tranh biện liên tục đưa ra, người tham gia cần chuẩn bị sẵn
sàng để phản hồi. Trên thực tế, sự sẵn sàng không chỉ có nghĩa bạn cần có cách tổ chức hệ thống
lập luận tốt, có tính logic, thuyết phục mà còn có khả năng ứng phó kịp với những ý tưởng mới.

Đó là những kỹ năng mà cuốn Hướng dẫn cho người tranh biện sẽ giúp bạn hình thành phương
pháp phát triển. Chúng sẽ có giá trị không chỉ trong các cuộc tranh biện ở trường học mà còn ở
từng lựa chọn cho cuộc đời của bạn, bởi bất kỳ một lựa chọn khôn ngoan nào cũng đòi hỏi sự
tranh biện tường tận.

Trong bối cảnh rộng hơn, khả năng thể hiện quan điểm của bạn rất quan trọng, cho cả những
quan tâm cá nhân hay mong muốn bảo vệ nền dân chủ.

[…] Rõ ràng là khả năng tranh biện có ý nghĩa cho bạn và xã hội mà bạn thuộc về.

3. Các khái niệm cơ bản trong Tranh biện

[Phản ánh của tôi] Đề xuất một chương trình đào tạo đầu tiên về tranh biện ở Việt Nam, tôi gặp
nhiều thách thức trong việc xây dựng tài liệu học tập tiếng Việt trong khi nguồn tham khảo chủ
yếu về lý thuyết và kinh nghiệm tranh biện thực tế là bằng tiếng Anh. Tôi dùng tài liệu tiếng Việt
cho hai mục đích: tham vấn ý kiến của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau (ngôn ngữ, tư
duy, phản biện xã hội, giáo dục, tâm lý..) và tham khảo cho những người đã tham gia lớp học –
nhưng chỉ sau khi đã trải nghiệm cùng nhau những hoạt động liên quan đến Tranh biện.

Có thể hình dung các khái niệm cơ sở của tranh biện thông qua đoạn mô tả dưới đây:

Một cuộc tranh biện (Debate) diễn ra giữa hai bên đối lập về quan điểm (Proposition and
Opposition), về một kiến nghị (motion) cụ thể, thuộc một chủ đề (hay lĩnh vực) (topic) nhất
định.

Mỗi bên/đội trình bày hệ thống các lập luận (Argument) trái chiều, được tổ chức sắp xếp một
cách hợp lý (có chiến thuật); trong đó mỗi lập luận đưa ra nên bao gồm:

 một luận đề hay tuyên bố (claim),


 những lý lẽ (reason) để lý giải (reasoning) và minh chứng sự đúng đắn cho tuyên bố của
mình,
 và sử dụng các luận chứng (evidence) để củng cố cho các lý lẽ.

Cả hai đội tham gia cần phải thể hiện tốt nhiệm vụ của mình (The Burden of Debater):

 trình bày lập luận và quan điểm của đội mình một cách rõ ràng và thuyết phục;
 phản biện được lập luận và hệ thống luận điểm của đối phương;
 đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

Tất cả nhằm thuyết phục trọng tài (judge) và khán giả (audience) rằng đội mình làm tốt nhiệm
vụ của mình hơn trong cuộc Tranh biện.
Mô tả các khái niệm và đưa ra ví dụ minh họa:

Nghĩa tiếng Việt


Thuật ngữ Cách hiểu trong tranh biện Ghi chú
(đề xuất dịch)
Topic Chủ đề Chủ đề là lĩnh vực bao hàm Chủ đề có thể rất rộng hoặc
vấn đề được đưa ra tranh biện. được thu hẹp nhưng có tính
khái quát hơn Kiến nghị. Ví
dụ: Giao thông đô thị, Cơ sở
hạ tầng, Tắc đường.
Motion/ Kiến nghị Kiến nghị là vấn đề được đưa Ví dụ: Nên thay đổi giờ làm
Resolution ra để tranh biện. Đó có thể là để hạn chế tắc đường ở Hà
một nhận định, một đề xuất, Nội.
hay một dự báo về một vấn đề
nào đó.
Argument Lập luận Luận điểm Luận điểm thể hiện cách Ví dụ: Chính quyền Hà Nội
người trình bày suy nghĩ như nên áp dụng chính sách thay
thế nào về một vấn đề cụ thể. đổi giờ làm để hạn chế tắc
Để trình bày một luận điểm, đường, vì một trong những
người ta thường sử dụng các nguyên nhân chính gây nên
lý lẽ và dẫn chứng để giải tắc đường ở đây là các đối
thích và minh họa. tượng tham gia giao thông,
bao gồm con người và
phương tiện, đổ ra đường
cùng một lúc vào những thời
gian nhất định. Theo ghi
nhận của camera và phóng
viên của đài phát thanh VOV
Giao thông, hàng ngày từ
7h00-8h30 và 16h30-18h00
rất nhiều ngả đường chính bị
ách tắc như Đội Cấn, Kim
Liên, Lê Duẩn…là do tập
trung nhiều cơ quan văn
phòng, trường học đến và về
cùng trong khoảng thời gian
đó.
Claim Luận đề Luận đề là lời khẳng định, Ở ví dụ trên, luận đề là
nhận định thể hiện quan điểm “Chính quyền Hà Nội nên áp
của người trình bày về một dụng chính sách thay đổi giờ
vấn đề cụ thể do Kiến nghị làm để hạn chếtắc
Tuyên bố, khẳng đưa ra. Luận đề cho thấy rõ đường”Luận đề có thể trùng
định thái độ và kết luận của người hoặc không trùng với Kiến
trình bày. nghị. VD 1 là trùng. Hãy
xem xét VD 2 dưới đây.Kiến
nghị: Nên chuyển các trường
đại học ra ngoại thành.Luận
đề của đội Ủng hộ: Việc
chuyển các trường đại học ra
ngoại thành làm thay đổi bộ
mặt kinh tế của khu vực ven
đô thị hoặc nông thôn.
Reason (R) Suy luận lý lẽ, lý giải Lý lẽ là lời giải thích mang Lý lẽ của VD 2 ở trên:Vì gia
tính logic, cho thấy rằng tại tăng cơ hội cho các dịch vụ
sao luận đề hợp lý/ đúng. phục vụ cho đối tượng liên
quan đến trường đại học như
giáo viên, sinh viên.
Evidence (E) Luận Bằng chứng, ví dụ Luận chứng là những sự vật, Luận chứng có thể là báo
chứng sự việc tồn tại trên thực tế, cáo, nghiên cứu, công trình
được sử dụng để minh họa khoa học, bài báo, câu
cho lý lẽ và tuyên bố của chuyện có thật…Cần lưu ý
người trình bày. về độ tin cậy của nguồn
thông tin. Bằng chứng càng
cho thấy nguồn đáng tin, cập
nhật, có khả năng thẩm định
cao (ví dụ, theo đánh giá mới
nhất của Tổ chức Y tế thế
giới, Bộ Tài nguyên Môi
trường…) thì càng mạnh.
Cần chú ý trích dẫn nguồn
khi trình bày.

Crashes (Xung đột, mâu thuẫn) được tạo ra khi một đội phản biện trực tiếp trên một luận điểm
mà đối phương đã trình bày. Đây vừa là trọng tâm cần giải quyết vừa là vẻ đẹp của một cuộc
tranh biện. Một cuộc tranh biện tồi hay thất bại là không tạo ra hoặc tạo ra những xung đột mờ
nhạt.

Cảm ơn Bùi Trần Hiếu, hieu.buitran@gmail.com đã đề xuất cơ sở lý thuyết cho tài liệu học tập
này. Đóng góp để hoàn thiện có lam.le52@goooglemail.com và thienminh.vnu@gmail.com

4. Các loại Kiến nghị và Ca tranh biện

Kiến nghị được chia làm ba loại chính: Chính sách, Thực tế và Giá trị. Mỗi loại kiến nghị sẽ tập
trung vào những đối tượng khác nhau, do đó đòi hỏi những chiến thuật tranh biện khác nhau.
Thông thường, cách để nhận biết kiến nghị dạng chính sách là từ “nên”, ví dụ: Nên cấm hút
thuốc lá ở nơi công cộng. Chúng ta thường xuyên bắt gặp cả ba loại kiến nghị này trong cuộc
sống, ví dụ: Google có làm chúng ta ngu đi (Giá trị) hay Tại Việt Nam, báo điện tử sẽ dần thay
thế hoàn toàn báo in (Thực tế).
Giá trị Thực tế Chính sách
(Value) (Fact) (Policy)

Chủ đề Những tiêu chí để đánh Các vấn đề tồn tại trong Đề xuất cho thay đổi
giá, phân loại một chuẩn cuộc sống, công việc, nào đó, có thể ở cấp
mực nào đó kinh tế, xã hội, môi quốc gia (Kinh tế,
trường, v.v.. Chính trị, Văn hóa, Xã
hội) hoặc cấp tổ chức,
nhóm (VD: Nên tăng
lương cho nhân viên
phòng kế hoạch trong
năm 2012)

Ví dụ: như thế nào là có Ví dụ: game online làm Ví dụ: nên cấm cung
hại? con cái ít có thời gian cấp dịch vụ game online
giao tiếp với cha mẹ

Điều gây Định nghĩa Vấn đề có thực sự tồn Kế hoạch cụ thể để giải
tranh cãi tại không quyết

Cấu trúc 1. Định nghĩa 1. Định nghĩa 1. Định nghĩa


phiên 2. Giả thuyết tại sao 2. Giả thuyết về sự tồn 2. Vấn đề (CRE)
tranh biện định nghĩa đúng (CRE) tại của vấn đề (CRE) 3. Kế hoạch đểgiải
(debate 3. Chứng mình giả 3. Chứng minh giả quyết vấn đề
case) cho thuyết đúng thuyết đúng a. Lợi thế 1 khi áp
phe ủng a. Luận cứ 1 (CRE) a. Luận cứ 1 (CRE) dụng chính sách (CRE)
hộ b. Luận cứ 2 (CRE) b. Luận cứ 2 (CRE) b. Lợi thế 2 (CRE)
c. Luận cứ 3 (CRE) c. Luận cứ 3 (CRE) c. Lợi thế 3 (CRE)

Chiến 1. Chấp nhận


thuật của 2. Không đồng ý
phe phản 1. Giá trị/ Thực tế: Giả thuyết này không đúng/ không có cơ sở/không phù
đối hợp (CRE)
2. Chính sách: Vấn đề – đây không phải là vấn đề (hoặc: kể cả nếu đây
đúng là vấn đề thì nó cũng không đủ lớn để ta quan tâm)/ nguyên nhân
gây ra vấn đề không đúng. Kế hoạch không khả thi.
3. Phản biện a, b, c
4. Đưa ra luận điểm của bên mình

Người đóng góp: Lama, lam.le52@googlemail.com và bạn Minh, thienminh.vnu@gmail.com đã


cùng tham gia thiết kế tài liệu học tập này.
5. Xây dựng Kiến nghị trong Tranh biện
[Phản ánh của tôi] Người học thường nhầm lẫn giữa Kiến nghị (Motion/Resolution) và Chủ đề
(Topic). Việc phân biệt hai khái niệm này và hiểu cách sử dụng của chúng giúp cho việc xác định
một chiến thuật tranh biện đúng và mạnh. Trong lớp học Tranh biện, chúng tôi không cung cấp
lý thuyết một chiều. Chúng tôi đưa ra vấn đề, đặt câu hỏi hoặc gợi ý người học đặt câu hỏi, sau
đó cùng nhau tìm câu trả lời. Kết quả là mỗi người học sẽ tự lựa chọn câu trả lời phù hợp với
mình, trong thái độ lắng nghe và cân nhắc những câu trả lời của người khác.
Ví dụ
Chủ đề:
 Sống thử
 Nghiện GameOnline
 Học sinh cấp 3 đi xe máy
Kiến nghị:
 Chấp nhận hay không việc sống thử trong sinh viên?
 Có nên cấm dịch vụ cung cấp trò chơi trực tuyến từ 22h-8h hàng ngày?
 Có nên cho phép học sinh cấp 3 đi xe máy để tăng khả năng đỗ đại học?
Bạn thấy chúng có gì khác nhau?
Những ví dụ trên chưa chỉ rõ thế nào là một Kiến nghị tốt. Không phải vấn đề nào cũng có thể
được sử dụng làm Kiến nghị để tranh biện. Hãy suy nghĩ về những thuộc tính sau để trả lời thế
nào là một Kiến nghị tốt trong Tranh biện:
 Tính công bằng cho hai phe Đồng ý/ Phản đối (Tính “tranh biện được” của Kiến nghị)
 Từ khóa
 Đối tượng
 Phạm vi
 Thái độ

Các bước xây dựng Kiến nghị


 Bước 1: Xác định chủ đề
Đối tương tham gia tranh biện – người chơi và khản giả – là ai?
- Mối quan tâm: ví dụ nghiện game online
- Trình độ/hiểu biết: ví dụ sinh viên đại học
 Bước 2: Xác định yếu tố gây tranh cãi trong chủ đề
Mục tiêu của bước 2 là xác định hai quan điểm trái chiều tồn tại liên quan đến chủ đề được lựa
chọn. Ví dụ: game online ảnh hưởng xấu đến người chơi nói riếng và xã hội nói chung
 Bước 3: Cân bằng hai phe
Xác định xem phe nào có nhiều luận cứ (arguments) mạnh hơn để tìm cách cân bằng hai phe.
Ví dụ: với game online, có nhiều quan điểm ủng hộ hơn (game online ảnh hưởng xấu) vì yếu tố
“gây nghiện” của nó, dẫn đến ý kiến ta cần phải kiểm soát thời gian chơi. Vậy, để cân bằng cho
phe phản đối, quan điểm nêu trong kiến nghị cần phải nghiêng 1 cách “quá đáng” về phía ủng
hộ. Vậy, cách kiểm soát quá đáng nhất là gì? – cấm
 Bước 4: Cụ thể hóa kiến nghị
Tỏ rõ quan điểm của hai phe
Chỉ ra phạm vi ranh giới: Ai/Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Bằng cách nào?
Trên thực tế, cần phải có một ban cố vấn, trong đó có chuyên gia về lĩnh vực và chủ đề liên quan,
thảo luận để xây dựng Kiến nghị cho một cuộc thi đấu Tranh biện. Những người này sẽ không
được tham gia vào Nhóm trọng tài.
Người đóng góp: lam.le52@googlemail.com và thienminh.vnu@gmail.com

6. Cách xây dựng lập luận

Luận điểm và mô hình tư duy C-R-E

[Phản ánh của tôi] Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm một số mô hình tư duy trong thiết
kế tài liệu học tập, chúng tôi đề xuất giới thiệu mô hình C-R-E trong thực hành luận điểm và
tranh biện, bởi tính đơn giản, khả năng áp dụng và nền tảng nâng cao khi người học đã thuần
thục phương pháp tư duy này.

Một phe tranh biện (a case) tốt thể hiện ở hệ thống các luận điểm hay lập luận (arguments) do
mỗi đội đưa ra một cách rõ ràng, thuyết phục, có tính tổ chức sắp xếp và có chiến thuật. Người
và nhóm tranh biện thành công cần biết cách xây dựng và trình bày luận điểm ra một cách hiệu
quả. Trong lớp học của tôi, việc thực hành bất cứ hình thức tranh biện nào cũng thường được bắt
đầu bằng cách hình thành từng đơn vị luận điểm và tìm cách để kết nối các luận điểm với nhau
thành một hệ thống có ý nghĩa.

Một luận điểm thường có 3 thành phần cơ bản: Luận đề, Lý lẽ và Luận chứng.

Mô hình C-R-E

CRE Luận đề (Claim) Lý lẽ (Reasons) Luận chứng (Evidence)


Cách Là một lời tuyên bố, lời Là sự giải thích sâu và rõ
Là những bằng chứng thực tế nhằm hỗ
hiểu khẳng định về một điều gì hơn lý do tại sao ngườitrợ cho lý lẽ và giúp chứng minh luận
đó, mà người nói muốn nói đưa ra tuyên bố củađề là đúng. Bằng chứng thường bao
thuyết phục người nghe tin mình. Lý lẽ thường bắt gồm: các dữ kiện thật, thông tin từ
và đồng ý với mình đầu bằng từ ‘vì’. nghiên cứu, những điều kiện được quan
sát khách quan.
Ví dụ 1 (Ủng hộ) Án phạt tử hình Vì khi tội phạm biết họ có Theo nghiên cứu của ĐH Virginia, tội
làm giảm số lượng tội phạm thể sẽ phải đối mặt với án phạm giết người ở Virginia giảm 25%
nguy hiểm tử hình thì khả năng họ vào năm sau khi hình phạt tử hình được
dám phạm tội sẽ giảm đi áp dụng tại bang này.
Ví dụ 2 (Phản đối) Hình phạt tử hình Vì các gia đình có người Theo các nhà tâm lý ĐH Harvard, các
giúp các nạn nhân của bọn thân bị chết trong các vụ gia đình của nạn nhân có nhu cầu tham
tội phạm thấy tin tưởng vào án đỡ đau buồn hơn. vấn và sử dụng thuốc ít hơn sau khi tử
công lí và xã hội hơn hình kẻ tội phạm.

Người tranh biện giỏi thường sử dụng nhiều luận điểm có kết nối với nhau để tạo thành một
phiên tranh biện hoàn chỉnh cho phía của mình. Ở ví dụ đưa ra trong bảng trên, phía ủng hộ án
phạt tử hình nên đưa ra ít nhất là hai luận điểm với đầy đủ 3 thành phần như đã phân tích.

Tóm lại, để tranh biện hiệu quả, người tranh biện cần đưa ra các luận điểm có tuyên bố (C) rõ
ràng, lý lẽ (R) hợp lý và logic, và chứng cứ (E) thuyết phục.

Người đóng góp: hieu.buitran@gmail.com

7. Cách phản biện luận điểm đối phương

[Phản ánh của tôi] Một cuộc tranh biện diễn ra rất nhanh, hãy hình dung mỗi người chỉ có 3-4
phút để trình bày luận điểm của mình, bảo vệ đồng đội hoặc phản biện đối phương. Hãy giúp
khán giả và trọng tài – những người sẽ quyết định ai giành phần thắng trong cuộc tranh biện –
họ sẽ không thể nghe và hiểu hết những gì bạn nói. Tranh biện khuyến khích việc luyện tập trình
bày những gì mình muốn nói một cách khoa học và đầy sự tôn trọng với người nghe (bao gồm cả
đối phương).

Luận điểm được trình bày như sau:

C: luận đề (Cái gì? Như thế nào?)

R: luận cứ (Vì sao?)

E: luận chứng (Cái gì trên thực tế cho thấy điều đó?)

4 bước Phản biện luận điểm đối phương:

 Họ nói rằng:
 Nhưng chúng tôi cho rằng:
 Chúng tôi đúng vì:
 Vì sao việc chúng tôi giành phần thắng ở luận điểm này lại quan trọng?

8. Những điều Nên và Không nên khi đặt Câu hỏi trong Tranh biện

[Phản ánh của tôi] Đặt câu hỏi là quan trọng. Quan trọng vì khi ta còn bé, ta đặt những câu hỏi
hay, làm nhiều người lớn thành công vì sự nghiệp cũng chưa chắc trả lời được. Nhưng điều đó
khó hơn khi ta lớn lên – ta trở nên bị ràng buộc bởi những điều có sẵn, càng khó hơn khi ta lười
nhác – tư duy chúng ta ít thử thách, ít vận động, kết quả là ta không còn thích chơi trò chơi với
các câu hỏi. Những câu hỏi khiến ta lớn lên. Với tôi, việc đặt câu hỏi giống như khi ta soi gương,
giúp cho mọi việc sáng tỏ và đi đến giải pháp. Xét cho cùng, cuộc sống là một chuỗi những quyết
định và giải pháp – mà câu hỏi giúp ta làm tốt quá trình đó đến 90%.

POIs (Points of Information) dùng để chỉ câu hỏi được đặt ra trong một cuộc tranh biện. Luật
đưa ra câu hỏi sẽ được trình bày kỹ hơn ở bài Format tranh biện 3-3. Ở đây lưu ý một số điều
Nên và Không nên khi sử dụng câu hỏi làm vũ khí trong tranh biện.

NÊN

 Nhìn giám khảo và khán giả chứ không phải đối phương của bạn

(Hãy nhớ rằng, việc của bạn là thuyết phục giám khảo và khán giả. Việc của đối phương dĩ nhiên
là không đồng tình với những gì bạn đưa ra!)

 Lịch sự nhưng cứng rắn


 Chuẩn bị kỹ câu hỏi
 Đưa ra câu hỏi một cách chiến lược, bằng cách:

- Dẫn dắt đối phương theo hướng có lợi cho mình

- Làm nổi bật sự mâu thuẫn trong lập luận của đối phương

- Đặt nền tảng cho luận điểm mới của mình

- Nhắc khán giả hình dung về luận điểm lớn mà đối phương không tập trung tới

 Hài hước một chút, nếu phù hợp và bạn có khả năng
 Khi trả lời POI, hãy lưu ý:

- Cân nhắc câu trả lời của mình tác động thế nào tới phần còn lại của cuộc tranh biện

- Đảm bảo rằng câu trả lời không trái ngược với những gì bạn hoặc đồng đội của bạn đã nói
trước đó

KHÔNG NÊN

 Hỏi những câu mang tính cá nhân hoặc thô lỗ


 Nhìn vào đối phương khi hỏi hoặc trả lời POIs
 Dùng câu hỏi dài một cách không cần thiết
 Đưa ra một nhận định dài và kết thúc bằng câu “Bạn nghĩ sao về điều đó?”
 Đứng dậy và đưa ra câu hỏi khi bạn chưa có sự chuẩn bị
 Quá nhiều hoặc qúa ít câu hỏi

- Hãy nhớ, phải kiểm soát thời gian


- Nhưng nếu không đưa ra câu hỏi nào, khán giả sẽ nghĩ bạn không tự tin với luận điểm của
mình

- Thông thường, con số hợp lý nằm trong khoảng từ 2 đến 4

Xin cám ơn các bạn!

Chương trình Phát triển Cá nhân – ĐH FPT

Mọi thắc mắc xin liên hệ: becritical.fu@gmail.com

Vous aimerez peut-être aussi