Vous êtes sur la page 1sur 48

Part 2

14.05.09

Hôm trƣớc nó rớt khoảng 120. Qua hôm sau lên lại 70. Hôm qua lại xuống 180. Bửa nay thì hiện tại là
55. Nói chung thì đây là một choppy market. That's not too bad. Cứ xuống từ từ nhẹ nhẹ thì ok. Đó có
vẻ là một market bình thƣờng hơn. Một correction thật sự. Đừng chơi cái tình ào xuống một cái, dể
làm bà con sợ. Còn chuyện oil thì nó rớt không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính là nó rớt ầm ầm
nhƣ lúc trƣớc mới đáng sợ. Chứ còn từ từ thì đâu có gì.

US Market Technical Update

Hình dƣới cho thấy US market đã break down khỏi cái rising wedge của nó hôm nay. Tuy nhiên, đó
chƣa hẳn là một selling signal chắc chắn, theo thiển ý của tôi. Nếu là tôi thì tôi đợi xem nó có về lại
lằn 8500 không? Nếu từ đây cho đến cuối tuần mà chỉ số Dow không về lại lằn mức tối thiểu là 8500
thì cái lằn rising support của nó trƣớc đây sẽ trở nên cái resistance. Quan trọng hơn nữa là nếu không
qua lại cái lằn đó trong thời gian ngắn sắp tới thì đó sẽ là a STRONG SELLING signal, cho dù giá có
lên cao hơn hiện tại. Đấy là phần TA.

65
Riêng về trading hôm nay thì market hôm nay rớt mạnh vì chỉ số retail sale và số lƣợng nhà
foreclosures tăng. Nhƣng nếu dựa vào để trade thì chắc không thành công bao nhiêu. Hiện tƣợng
market break down hôm nay đã có nét từ tuần trƣớc, đặt biệt là khi bond yield tăng mạnh. Khi market
lên vì HOPE của một economic recovery vào cuối năm nay, nhƣng cái recovery đó lại bị cái bond
yield càng mũi thì rất khó thành tựu. Nhƣ đã nói từ lâu tại đây. US bonds là điểm tựa cuối cùng của
một financial calamity. Ngƣời ta chạy vào đó lánh nạn, rồi từ đó chạy ra. Khi TẤT CẢ ngƣời ta cùng
chạy ra một lúc thì yield sẽ tăng. Yield tăng cao quá làm RISK tăng theo. Risk tăng thì stock drop.
Chuỗi xích này sẽ là lực dằn co trong market trong những ngày sắp đến. Điểm hy vọng hiện tại để tin
rằng market đang trong một correction mode nhiều hơn một break down là giá của oil. Khi Oil chƣa có
66
rớt nhiều, hay rớt mạnh thì có thể xem đấy là a correction. Ngƣợc lại, nếu nó bắt đầu rớt mạnh thì coi
chừng. Cái rally của 2 tháng qua có thể là a bear market rally.

Originally Posted by mami

nếu anh rành về bond market thì cho em hỏi luôn cái này, hiện nay thì quốc gia nào là mua bán
USbonds nhiều nhứt sau China.

Hồi trƣớc là Japan. Bây giờ là China. Kế đó là các chú Rệp bên Saudi Aribia. Tiền của mấy chú này
thƣờng đƣợc gọi tắt là PETRO DOLLAR, và nó đƣợc chôn kỹ trong US Treasury nhiều lém. Cũng nói
thêm rằng: Nền quân sự và sự ổn định của Trung Đông phần lớn đều do số tiền này mà ra. Sau đó là
các quốc gia rải rác trên thế giới, đặt biệt là các quốc gia mà kinh tế vừa phát triển sau này. Bao nhiêu
và ai là nhiều nhất thì tôi không rỏ.

anh có thể mô tả vài cách thức mà họ " điều khiển những chƣơng trình hầu hƣớng dẫn ngƣời ta
mua/bán bonds để tạo ra cái yield mà họ muốn " ko. Many thanks anh.

Khi nào thấy thì tôi sẽ nói. Chứ còn bi giờ ngồi nặng đầu bóp óc để nhớ chuyện xƣa mà kể lại thì làm
biếng lém. Tôi đang ngồi học cách xài cái camera mới mua về...nên hơi làm biếng bác ui. Hôm nào
bác thấy chính sách nào lạ lạ từ the FED thì bác hỏi. Họa mai tôi hiểu đƣợc thì sẽ giải thích cho bác
biết.

Originally Posted by VietCurrency

Cái lý do thứ hai mà sẽ làm market rớt, hay là correction, là BOND YIELD. US bond yield tăng khá
cao vào những ngày gần đây. Có người cho là kinh tế đang phuc hồi nên yield tăng. Ở đây tôi không
muốn đi vào bond market nên chỉ nó qua loa. Yield tăng cao có nghĩa là lạm phát trong tương lai. Đó
là định nghĩa căn bản. Riêng trong trường hợp hiện tại, nếu Yield còn tăng thêm vài bửa nữa thì
correction sẽ xảy ra. Bất kể có người buy on dips hay không. Lý do là thế này. US government cần tiền
để finance mấy cái chương trình TARP (tiền cứu nhà banks). Số tiền này được luân chuyển qua hình
thức US bonds. Khi bond yield tăng, có nghĩa là giá thành của bond thấp. Giá thành bond thấp có
nghĩa là bond mất giá, hay có nghĩa là US government MẤT TIỀN. Số tiền mất này bao nhiêu thì
không biết. NHƯNG NÓ ĐÁNH MỘT ĐÒN TÂM LÝ rất mạnh vào equity investors là ảnh hưởng hay
CREDIT RATING CỦA UNCLE SAM không còn mạnh/tốt như trước. Khi bác là kẻ đi mượn nợ như
Uncle Sam hiện tại thì CREDIT là một điều tối cần thiết. Mất credit là mất tất cả. US equity investors
có thể tin vào một sự phục hồi của kinh tế vào cuối năm nay. Nhưng sự phục hồi ấy cần phải có bàn
tay trợ giúp của Uncle Sam. Thiếu cái đó, hệ thống banking sẽ chít. Cái bánh xe xoay chuyển vòng
tiền trong kinh tế sẽ dừng quay như nó đã làm hồi tháng 10 năm ngoái. Sự phục hồi của kinh tế sẽ chết
trong trứng nước. Đó là điều US equity investors sợ nhất. Họ sợ còn hơn correction. The Obama
adminstration đã bỏ hàng trăm tỷ ra để tạo được một tí kết quả khả quan. Họ không thể để nó chết.
Nhưng Bond Market nằm ngoài tầm tay của the FED, của US Government. Thành ra, nếu bond yield
mà tăng thì all bets are off!!!

67
Vài lời chia sẻ...(sáng mai rảnh viết tiếp US market update...bi giờ buồn ngủ rùi...)

Đây là bài viết hôm trƣớc của tôi về hiện tƣợng yield spike trong Treasury. Anh có thể xem lại và so
sánh với cái bài link của anh. Nếu có gì không rỏ anh hỏi thêm. Basically, ý nghĩ cũng giống nhau
thui. Nhƣng bài viết của cái link anh đƣa thì đi vào chi tiết tí.

Originally Posted by mami

@VC: anh có thể mô tả người ta nói gì vậy theo giọng văn của anh được ko anh. Thanks.

Originally Posted by Devil

DJI gãy mức Support 8325 rồi, không biết là còn đi đến đâu nữa. Correction này có phải là bình
thường và là tín hiệu tốt cho thị trường khi xét trên khía cạnh lâu dài hay ko hả Anh VC?

Cái đó là giá closing đó bác. Intra-day không có tính. Tuy nhiên, selling kiểu này thì là thật rùi.
Support không phải là sẽ gảy hay không, nhƣng mà chừng nào sẽ gảy thui. Xuống bao xa, bao lâu thì
giờ chƣa thấy đƣợc trên chart. Tại vì bác cần xem market sentiment nó develop ra seo trƣớc cái đã.
Xong rùi cộng nó vào TA thì mới ra một đáp số chính xác hơn. Anyway, bi giờ bà con bắt đầu "trash
talk" tụi financials rùi. Thỉnh thoảng coi CNBC, Bloomberg thấy ngƣời ta đổi giọng seo mà nhanh
thía. . Market xuống hôm nay là vì techs và financials. Techs thì xuống vì IBM. Financials thì
xuống across the board.

Originally Posted by share_dealer

Cám ơn anh VC rất nhiều. Mong anh cho nhận định vào cuối phiên. Hôm 12 May, VN đi ngược xu

hướng với US, nếu US có correction, theo anh nó sẽ kéo dài khoảng bao lâu?

VN market và tất cả các emerging markets không thể đi ngƣợc với US market đâu bác. Nếu có thì
cũng là giai đoạn đoản kỳ thui. Hiện tại ngƣời ta nghĩ rằng emerging markets không có XẤU nhƣ US
market. Điều đó đúng. Nhƣng nếu nói rằng emerging markets, kể cả VN, có thể tách rời US market ra
để đi một mình thì không có đâu. Tôi không biết các bác còn nhớ không. Cách đây chừng 1 năm về
trƣớc khi US economy có nhiều dấu hiệu suy thoái. Trong lúc đó thì China econ và các quốc gia khác
vẫn chƣa có dấu hiệu gì thì nhan nhãn trên TV, có mấy lão lên hùng hồn tuyên bố rằng kinh tế thế giới
và US đã thật sự DECOUPLE rùi. Decouple tạm dich là đứt ra. Và họ còn tiên bố thêm ra ngôi vị số 1
của US sẽ mất vĩnh viễn từ đấy. China sẽ thay thế...blah...blah...lung tung. Đùng một cái bƣớc vào
tháng 10, ai te tua hơn ai? Và ai chạy theo ai sát nút? Ai nói gì nói....ngày nào đồng US$ còn là đồng
tiền của thế giới và khi ngƣời ta trao đổi hàng hóa với nhau bằng US$$ thì ngày đó world market vẫn
còn xài US market là đầu tàu của phát triển. World markets luôn nhìn xem US market trade nhƣ thế
nào để họ trade theo.

Trong currency market, tại sao ngƣời ta cứ chơi cái tình Risk appetite và Risk aversion? Có phải vì US
68
bonds là nơi trú ẩn cuối cùng không? US market mà rớt thêm vài ngày nữa thì bà con sẽ thổi kèn theo
điệu cũ thui. Đó là "kinh tế chƣa thật sự hồi phục"...."những gì market lên hiện tại chỉ là a bear market
rally thui..."v....và v....US econ chƣa phục hồi thì kinh tế của VN phục hồi? hay của China phục hồi?
Organic growth trong kinh tế của VN và China có đƣợc bao nhiêu? Lúc đó vấn đề tâm lý sẽ rất mạnh.
Emerging markets và VN market sẽ rớt theo liền. Hơn nữa, chỉ mới có 1 ngày mà. Chƣa nói gì đƣợc
đâu.

Originally Posted by everrich8386

E hỏi thêm a VC, vụ BUY ON DIPS có thể tương tự như tại VN, nhưng e ko có số liệu khẳng định việc
volume tại TT Mỹ trong thời gian gần đây nó có tăng mạnh lên ko a? Tại VN tuần vừa rồi với việc KL
gia tăng đột biến và làm nhiều bài phân tích cũng nghĩ việc các Tổ chức đang tích cực vào TT. Việc
tham gia của các tổ chức lại đang khiến cho NĐT đề nghĩ rằng đây sẽ là một lực hỗ trợ lớn, vì họ là tổ
chức mà họ còn mua vào mức này....
Chút lời ngây ngô, anh rảnh thì bình luận nhé....
Tks

Tôi không có để ý volume kỳ này nên không thể trả lời bác chính xác đƣợc. Nhƣng theo tôi biết thì cái
volume spike thƣờng xuất hiện trong bull market nhiều hơn là trong bear market. Lý do là ngƣời ta
vẫn còn sợ. Vì thế khi market lên nhƣ trong giai đoạn vừa qua, nhiều ngƣời nóng lòng lém. Mà lại
không dám vô. Volume, theo thiển ý của tôi, có lẽ từ trung bình đến thấp. Nếu là một classical
technician thì bác có thể dựa vào đấy để đánh dấu hỏi về khả năng con bull này còn tiếp tục chạy.
Ngƣợc lại, bác cũng có thể nói rằng vì thiên hạ còn chần chừ bên ngoài nên sát xuất market SẼ ĐI
LỀN vẫn còn cao. Wall Street có câu châm ngôn rằng: Bull market usually climbs a wall of worry.
Tạm dịch rằng khi ngƣời ta còn nghi ngại, còn lo sợ thì market vẫn lên. Nó sẽ correct khi nào mọi
ngƣời đều cảm thấy bình an. Đó là tại sao trong Wall Street có một giáo phái gọi là CONTRARIAN
INVESTING. Họ chuyên đi làm ngƣợc những gì số đông đang làm.

Originally Posted by phusys

Các anh cho em hỏi vì sao các định chế tài chính lớn ở Mỹ đang tìm cách repay bailout fund từ gói hỗ
trợ TARP, có những ràng buộc gì từ phía chính phủ Mỹ mà các intitutions này phải lo như vậy, chú
nào cũng phải lo raise capital nếu không thì phải nhận tiền bailout, chú nào nhận tiền rồi thì tìm cách
phát hành bond hoặc share để repay. Nhận tiền hỗ trợ có sung sướng gì ko ? Phải chăng là lo sợ
prefered-stock convert to common stock ?

Cái này có hai phần. Phần thứ nhất là khi anh nhận tiền cứu trợ từ chính phủ, nó luôn đi kèm các điều
kiện "vô lý." Ở Mỹ, QH là đại diện của dân. Trong QH có nhiều chú xuất thân từ các ngành nghề khác
nhau. Bây giờ vì cho các nhà banks mƣợn tiền cho nên nhiều chú đòi QH điều khiển các nhà banks
luôn theo ý nguyện của ngƣời dân. BAC, C, JPM là các đại công ty. Muốn điều khiển nó thì phải cần
một tay nhà nghề rất chuyên nghiệp. Bây giờ mấy chú QH lăm le ràng buộc nhiều quá nên các nhà
banks cảm thấy khó ngồi chung chiếu. Đó chƣa kể là nếu một công ty nhận tiền của chính phủ, theo
đạo luật mới thì họ rất khó cho tiền bonus hàng năm nhƣ lúc trƣớc. Vì thế, các chú bigwigs của mấy
nhà banks này không mấy ai thích. Và điều cuối cùng....đây là một vấn đề tâm lý nhiều hơn. Khi bác
oang oang cái miệng đòi trả tiền lại cho chính phủ thì đó là dấu hiệu nhà bank của bác KHÔNG CẦN
69
TIỀN, hay là nhà bank của bác rất mạnh. Bác muốn tạo một PERCEPTION cho ngƣời ta biết rằng bác
khá lém. Nếu bác làm đƣợc vậy thì stocks của bác sẽ lên cao. Stock mà lên thì coi nhƣ bác là một good
CEO rùi.

Originally Posted by thegambler

Thực ra thì thegambler vẫn còn thấy confuse quá, chắc lấy ví dụ cụ thể hỏi thì sẽ dễ hiểu hơn.

Giả sử một cái index, gọi là X index gồm 3 stock A, B và C, weighted như nhau. Giả sử value của X
được tính theo cách X = (A + B + C)/3. Rồi ta có X futures trade trước khi A, B và C thật sự được
trade. Giả sử sắp đến giờ market mở cửa, X futures đang được trade ở giá 3.0 chẳng hạn. Vậy thì khi
market thực sự mở cửa, giá của A, B và C phải được trade sao cho nó có average xấp xỉ là 3.0?

Không hẳn. Nhƣ tôi nói ở trên giá futures là giá mà ngƣời ta tiên đoán SP sẽ ra sao trong tƣơng lai. Nó
và cash tuy có liên hệ qua sự kiện settlement vào ngày cuối. Nhƣng nó và cash, không hẳn phải trade
song song. Sự khác biệt của nó và giá trong khoảng thời gian nào đó gọi là THE BASIS trong futures
trading. Thật ra trong futures trading, traders chỉ trade cái the basis này thôi. Vì đó là cái HY VỌNG
(EXPECTATION) của traders về giá đó. Nếu ngƣời ta nghĩ là giá của SP còn lên cao nữa trong tƣơng
lai thì cái SP futures sẽ tăng NHANH so với cái cash. The BASIS vì đó sẽ lớn theo. Anyway, bác tạm
hiểu vậy đi. Hay là bác tìm sách mà đọc thêm. Chứ tôi không biết giảng thế nào. Đây không phải là the
retail product. Nó là một cái bet thuần túy về MARKET EXPECTATION.

Rồi sau khi mở cửa nếu cash market lead futures market thì thegambler thấy ok, nhƣng bác lại bảo là
khi có sóng gió thì futures market sẽ lead cái cash market, bác cũng từng nói cash market mới là cái

real, chả lẽ cái real lại bị lead bởi cái khác? Vậy cái gì mới là cái real?

Cash market là real vì chỉ số SP lên xuống là vì stocks lên xuống. Nhƣng trong lúc sóng gió thì ngƣời
ta cần hai điều: Liquidity và Hedging. SP futures có cả hai, vì nó là một futures contracts đƣợc trade
nhiều và lớn nhất. Hegding cũng thế. Bác làm sao chạy đƣợc với 500 stocks khác nhau cùng một lúc
với số lƣợng thật lớn, ở một giá nhƣ ý trong lúc sóng gió? Thay vì chạy bác có thể vào short SP để có
một sự cân bằng trong portfolio.

Ngƣợc lại, mấy chú speculators nhƣ tôi khi thấy sóng gió là nhảy vào futures liền. Lý do? Tại vì lúc đó
"bắn không cần nhắm." Bắn không cần nhắm có nghĩa là lúc đó biết market xuống rùi. Nhƣng short
thằng nào đây? Trong khoảng thời gian tích tắc đó, làm gì có thời giờ đi kiếm stocks nào weak, strong
liquidity, dể mƣợn và quan trọng hơn là leverage để short? Chỉ có SP là cung cấp đầy đủ 3 điều kiện
đó. Và vì thế lúc sóng gió muốn biết gió thổi chiều nào trên Wall Street, việc đầu tiên là ngƣời ta kiếm
hƣớng đi của SP mà dò.

70
19.05.09

Hôm nay US market lên mạnh, gần nhƣ xóa đi số điểm rớt của tuần trƣớc. Mặc dầu đêm trƣớc,
Japanese market rớt khá đậm. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó thì Indian market lên gần 17% (no...this
isn't a typo). Indian market lên nhiều đến nổi, ngƣời ta phải halt trading. Lý do chính mà nó lên mạnh
là vì một trong những Đảng mà ngƣời dân ƣu thích thắng cử. Sự kiện này chỉ giúp offset cái rớt của
the Nikkei, chứ không làm US market lên mạnh nhƣ thế. Đã từ lâu ai cũng biết rằng thị trƣờng nhà tại
US là nguồn gốc của nhiều rối rắm trong kinh tế Hoa Kỳ. Vì thế mỗi khi mà có tin tức tốt từ nó ra thì
đó luôn là một động lực đẩy mạnh US market. Hôm nay cũng không ngoại lệ. Khi chỉ số home
building của Hiệp Hội Xây Dựng Nhà cửa ra công bố số lƣợng nhà xây tăng liền trong hai tháng vừa
qua làm nức lòng Wall Street. Càng nức lòng thêm là earnings của công ty Lowes (một công ty
chuyên bán đồ xây cất nhà tại Hoa Kỳ) lại tăng cao hơn dựa đoán. Hiện tƣợng này làm cho ngƣời ta
càng tin hơn rằng giá nhà tại Mỹ đã và đang bottoming out.

Market rớt khỏi cái gọi là wedge formation cách đây khoảng 3 hôm. Tuy nhiên, khi nó broke down
khỏi đó mặc dầu đó là một selling signal theo sách dạy. Nhƣng trading thƣờng không đơn giản nhƣ
thế. Cho nên hôm đó tôi không nghĩ rằng đó là một signal chắc chắn. Shorting thì không. Nhƣng nhảy
vào thì cũng không. Hai hôm sau đó thì bull bear ghìm nhau. Thông thƣờng thì selling không có
follow through ngay ngày sau thì cƣờng lực của chú bear giảm đi rất nhiều, đặt biệt là trong giai đoạn
hiện tai. Hay nói cách khác rằng khi có một signal khá mạnh nhƣ thế mà selling không tiếp tục thì nên
xem lại. Riêng hôm nay thì tuy market có lên nhiều. Nhƣng đó cũng giống nhƣ 3 hôm trƣớc. Đó là
market cần phải follow through on the upside để giữ momentum. Following through on the upside
hiện tại thì hơi khó trên phƣơng diện TA. Vì vùng đất phía trên của 8500 dầy đặc những resistant
lines. Nếu nó qua đƣợc đó với số lƣợng volume cao + thêm các tin cực tốt thì 9000 sẽ đến rât nhanh.
Ngƣợc lại, nếu nó trèo qua vùng đất đó một cách mệt nhọc thì chƣa hẳn nó sẽ đi luôn. Ai go long trong
market này thì nên chọn TECHS. Vì đó là sector mà smart $$ đang đổ vào. Họ đổ vào vì 1) balance
sheet quá tốt của các công ty và 2) viễn ảnh của một kinh tế đang hồi phục ngày càng hiện rỏ dần.

71
72
Originally Posted by porsche

The recovery in risky assets (stocks, commodities, JPY-crosses/carry trades) has stalled and reversed
in relatively short order and our cautious outlook for further gains looks to have been validated. The
steady flow of less negative news has given way to the realization that we are now entering a likely
extended period of global economic under-performance. The horizon has also become increasingly
cloudy, with consumer spending showing signs of ongoing retrenchment, continuing claims still rising
(accelerating even), and housing markets still highly vulnerable (see below). The announcement of
massive US auto dealership closures and the potential bankruptcy of the top US automaker will only
amplify slack in the labor markets, keeping the consumer outlook bleak, and further undermining the
outlook for corporate earnings. News that the German economy contracted by a larger than expected -
3.8% QoQ in the first quarter and that Russia's growth fell -9.5% highlight the depth of the hole that
the global economy fell into. About the best that can be said is that we may have found the bottom, but
that still leaves a steep climb out before we can expect anything resembling a real recovery.

Sự phục hồi của các RISKY assets nhƣ stocks, commodities, và carry trades trong đồng JPY đã dừng
lại và xoay chiều trong thời gian ngắn đúng nhƣ sự tiên đoán của chúng tôi. Những dòng tin tức xấu
liên tục đã từ từ giảm dần. Thay thế vào đó là một nhận thức về hiện tƣợng suy yếu của kinh tế trong
thời gian dài sắp đến. Nhìn về tƣơng lai thì chƣa thấy hy vọng gì khi mức tiêu thụ của ngƣời dân vẫn
còn nhiều dấu vết suy sụt. Chẵn hạn nhƣ việc xin tiền thất nghiệp (claims ở đây viết tắt cho chữ
unemployment benefit claim), và thị trƣờng nhà vẫn còn khá yếu.

Thêm vào đó là hiện tƣợng đóng cửa hàng loạt các dealer xe của công ty GM và sự việc công ty này sẽ
khai khánh tận sẽ càng làm tăng số lƣợng thất nghiệp trong công ăn việc làm. Điều này sẽ làm ngƣời
tiêu thụ chùn tay. Khi ngƣời tiêu thụ chùn tay thì viễn ảnh tiền lời của các công ty cũng không khá
hơn. Kinh tế của Germany đã rút lại ở một con số to hơn dự đoán -3.8% quarter over quarter (QoQ)
trong 1st quarter của năm, và sự phát triển kinh tế của Nga Sô lại giảm đi -9.5%. Hai dữ kiện này làm
sáng rỏ thêm cái hố sâu kinh tế mà cả thế giới đang lọt vào. Điều tốt nhất trong giai đoạn này là có thể
kinh tế đang ở mức tận cùng của suy thoái. Tuy nhiên, đó cũng có nghĩa là chúng ta cần phải leo
những bƣớc thang khá cao trƣớc khi có một kinh tế phục hồi thật sự.

Originally Posted by activetrader

Oài đúng thế thật. Em short mấy ngày này toàn lượm bạc cắc, nên không dám xuống tay. Hiện em chỉ
chiến SPX thôi, chưa nghiên cứu NDX. Ráng lết qua xem sao. Mà NDX là chỉ số N100 Tech nên đúng
là giai đoạn này cần coi nó thật. Thanks anh VC nhiều. Tuy nhiên em có thắc mắc là cái chỉ số này
gồm " computer hardware and software, telecommunications, retail/wholesale trade and
biotechnology" thế thì cái sector Technology cũng chính là nó hay sector này ảnh hưởng nhiều nhất
lên NDX?

Các chỉ số market index nhƣ SP, Nasdaq, Dow Jones v...vvv chỉ là các chỉ số phụ thui. Tuy rằng nó là
cây thƣớc đo market lên xuống nói chung. Nhƣng bên trong nó luôn có một chỉ số chính để dẫn đầu
market lên xuống. Nếu anh đọc cái thread này trong hai tháng qua, anh thấy tôi chú trọng đến tụi
financials nhiều nhất. Lúc đó financials là dẫn đầu. Bi giờ thì khác. Bi giờ thì tụi techs rùi. Cho nên tôi

73
xài NDX thay vì BKX nhƣ lúc trƣớc. Thành công trong trading là biết chú nào đang cầm cờ để mình
chạy theo.

@A.VC : Nhìn là biết anh xài IB, cái này pro nhƣng chart dở ẹc. chả hiểu sao!!!

Tôi chỉ xài nó để lấy FREE data quotes thui. Một tháng save cũng đƣợc vài trăm tiền mua quotes bên
ngoài. Nó execute nhanh lém. Tôi trade nó từ forex qua đến stocks. Cái gì nó cũng có hít. Commission
lại rẻ bạo. Chỉ có điều đây là một công ty chuyên cater to the pro or semi-pro traders nên nó không có
thì giờ đi trả lời mấy câu hỏi lỉnh khỉnh của newbies. Thành ra một số ngƣời ghét nó lém. They have
really really bad customer service.

Bây giờ thì chƣa thấy gì. Bác có thấy 3 ngày xếp hàng trên chart đó không? 3 ngày vừa qua đấy.
Traders đang "tố bài" nhau đấy. Xem thằng Q nào chớp mắt trƣớc là thua. Và sự kiện thằng Q nào
chớp mắt trƣớc không tùy thuộc vào chỉ số Dow, mà là chỉ số Nasdaq, đặt biệt là chỉ số NDX (Nasdaq
100). Vì đó mới thật sự là điểm quyết định của market trong giai đoạn hiện tại. Dựa theo intra-day
chart thì market cũng không có tệ lém đâu.

74
19.05.09

Quote:

Originally Posted by langthang08

Tin Permit ra tuy xấu nhưng chợ vẫn chạy lên v o v o, c ng lúc Oil cũng chạy đua theo.

Có lẽ market lên vì cái nì??

Chỉ số giấy phép xây ra nhà khá xấu (-12% vs -8%), nhƣng market không xuống nhiều. Lý do là
traders tiên đoán rằng muốn giá nhà lên, housing market xoay chiều thì KHÔNG NÊN XÂY THÊM
nữa. Đó là tại sao market lình bình hiện tại. Phản ứng nhất thời (knee-jerk reaction) của market khi chỉ
số này là Dow -32 pts. Intra-day weakness sẽ retest điểm này lại. Nếu cái low đó hold và market
recover thì coi chừng đấy. Giờ chót của ngày tụi short sẽ close out position, đem market lên lại. Cái
mà ngƣời ta đang sợ khi đứng bên ngoài là: Tôi đã miss the boat trong kỳ lên vừa qua. Đó là 30%. Ai
biết rằng đây có thể là the new up leg. Nếu lở miss chuyến này nữa thì sao? Đó là cái fear trong lòng
ngƣời ta hiện tại, chứ không phải là giá 8.5K hay là 8K mới là giá mua. Thật tình mà nói, giá stock
(stock prices) hiện tại (8.5K) và giá stock prices khi chỉ số Dow @ 8K sẽ là bao nhiêu khác biệt? Tùy
theo sector, số điểm khác biệt không bao nhiêu. Mà nếu anh là một fund manager, anh không thể nhảy
vào nguyên con đƣợc. All at the same price. Anh chỉ có nƣớc LEG IN từ từ, chấp nhận mua nhiều giá
75
khác nhau. Trung bình số giá đó lại thì cũng không thấp hơn giá stock hiện tại là bao nhiêu. Bởi thế,
câu hỏi chính không phải là 8.5 or 8K. Mà là có RETESTING hay không? Retesting là khoảng 7.5K
trở xuống, hay là chừng 1K pts down from here. Với market confidence hiện tại thì con số đó hơi xa
vời.

Originally Posted by mr.ACB

bác Vietcurrency ơi, bác cho em hỏi về cái mô hình Bearish Dark Cloud Cover, em thấy biểu đồ tuần
của gold nó có mô hình đấy, nhưng ko biết độ tin cậy nó có cao không???thanks bác nhiều

nếu bác chỉ nói về formation thui thì một formation đơn lẽ nhƣ thế thì sát xuất thành công khá thấp.
Trong một trend mạnh, ngƣời ta còn gọi đó là NOISE, hay chỉ là tiếng động trên chart. Formation còn
phải tùy lúc và tùy KHÖC. Lúc là timing; Khúc là ĐỊA ĐIỂM của nó trên chart. Đừng vội thấy nó rồi
thì cho đó là signal. Thí dụ của hiện tƣợng này là US market mấy hôm nay đó. Một cái trade thành
công gồm nhiều nguyên do hợp lại, chứ không phải chỉ có 1. Thành ra, bác muốn trade cho thành công
thì bác phải nhìn mọi vật cho rỏ. Chứ không thể nhìn một cái formation rồi đặt tiền.

Tại đây có cái thread riêng về candlestick. Bác vào đó trao đổi về formation Dark Cloud với mấy bác
khác. Hy vọng bác sẽ trao dồi thêm kiến thức.

22.05.09

Originally Posted by VietCurrency

..... Riêng hôm nay thì tuy market có lên nhiều. Nhưng đó cũng giống như 3 hôm trước. Đó là market
cần phải follow through on the upside để giữ momentum. Following through on the upside hiện tại
thì hơi khó trên phương diện TA. Vì vùng đất phía trên của 8500 dầy đặc những resistant lines.
Nếu nó qua được đó với số lượng volume cao + thêm các tin cực tốt thì 9000 sẽ đến rât nhanh. Ngược
lại, nếu nó tr o qua v ng đất đó một cách mệt nhọc thì chưa hẳn nó sẽ đi luôn. Ai go long trong
market này thì nên chọn TECHS. Vì đó là sector mà smart $$ đang đổ vào. Họ đổ vào vì 1) balance
sheet quá tốt của các công ty và 2) viễn ảnh của một kinh tế đang hồi phục ngày càng hiện rỏ dần.
...

Đây là lời nhận định của tôi vào thứ Hai đầu tuần khi market tăng mạnh. Hôm nay thì khác; market rớt
đậm. Tuy nhiên cũng nhƣ hôm đó tôi nghĩ market chỉ lăn quăn trong trong vùng đất từ 8200 đến 8500.
Phía trên vùng đất này là 3 lằn resistant lines khá quan trọng cùng tụ lại cho nên không dể gì qua đó
một cách dể dàng, nhất là sau khi nó đã có một cái jump hơn 30% vừa qua. Lên không dể, mà xuống
cũng không hẳn là dể. Phía sau market là một lƣợng tiền rất lớn. Họ là những ngƣời vừa trễ chuyến tàu
30% vừa qua. Họ đứng ngoài đang đợi signal của market. Signal đó có thể là một dấu hiệu kinh tế khả
quan, hay một cái gì đó. Đừng ngạc nhiên khi thấy một ngày nào đó market break out và lên bức qua
vùng resistance này thật nhanh sau một thời gian chờ đợi. Ngƣợc lại, trong thời gian hiện tại, viễn ảnh
của một STRONG SELLING khó có thể xảy ra. Cứ nhìn intra-day trading hôm nay thì sẽ thấy rỏ.
Short sellers rất muốn take down the market vào những lúc crucial nhất của ngày. Đó là khi nó xuống
gần 200 pts. Vào các giờ ấy khi momentum đang mạnh thì program trading rất dể kick in. Nhƣng hôm
76
nay lại không có. Đấy có nghĩa là các prop desks không tin rằng market sẽ xuống sâu. Khác với lúc
trƣớc. Nếu the tape action hôm nay đƣợc play vào thời điểm của 3 tháng về trƣớc thì 160 pts intra-day
low có thể trở thành 300 pts trong nháy mắt. Hôm nay thì khác, buyers stepped in. Họ nhảy vào những
sector SENSITIVE NHẤT của kinh tế. Đó là Energy và Techs. Nhảy vào Energy vì US$; nhảy vào
techs vì kinh tế. Họ nhảy vào không nhiều, nhƣng chỉ đủ để nâng market lên tí vào cuối ngày. Techs
trong giai đoạn hiện tại cũng là sector yếu nhất. Yếu vì lời comments của the FED về viễn ảnh kinh tế.

USD$ mấy hôm nay rớt te tua vì các lời tuyên bố của the FED. Riêng hôm nay thì vì sự kiện the FED
mua bonds khá yếu. Mua bonds có nghĩa là tăng SỐ LƢỢNG TIỀN trong kinh tế, hay nôm na là Print
$$$$. Nhƣng market không mấy niềm nở cho lắm. Có lẽ vì ngƣời ta vẫn còn nhớ lời nhận định hôm
qua. Fixed-income market mà không "niềm nở" thì có nghĩa yield tăng. Nhƣ đã có nói tại đây lúc
trƣớc, cái yield hiện tại là kỳ đà cản mủi con bull này. Khi ngƣời ta bớt sợ vì viễn ảnh số lƣợng tiền
kinh khiếp trong tƣơng lai, hay ngƣời ta trở nên hy vọng nhiều về kinh tế thì cái yield sẽ giảm. Khi
yield giảm thì chú bull sẽ chạy tiếp. Lƣợng tiền đang đứng bên ngoài hiện tại sẽ là động lực chính để
đẩy con bull này đi. Trên phƣơng diện TA thì chart cũng chƣa có gì thay đổi lớn lao. Xin miễn post
hôm nay.

27.05.09

US market lên gần 200 pts hôm nay, nhƣng vẫn chƣa ra khỏi vùng consolidation bắt đầu từ đầu tháng
5 cho đến nay. Overall formation nhìn khá bullish (flag and/or pennant) (*). Có hai sự việc chính đang
trì kéo market. Bullish cho market hiện tại là sự kiện các new BANKING ISSUES. Kể từ lúc cái
Stress Test chấm dứt cho đến nay, US market đã absorbed khoảng 50 tỷ tiền new issues từ các
financial stocks. Đây là một con số khá lớn cho một beaten down sector to take. Nhƣng market vẫn chỉ
lình bình. Đặc biệt hơn là các financial stocks cũng không bị rớt nhiều.

Tuy nhiên, market cũng đang lo ngại trƣớc một hiện tƣợng new foreclosure sắp diễn ra. Loại
foreclosure này xuất phát từ một loại loan gọi là OPTION ARMS. Đây là một loại loan của dân nhà
giàu. Loại subprime của dân nhà nghèo đã coi nhƣ xong. Loại option arms này, theo sự tiên đoán của
the FED, thì vào khoảng 1.5 TRILLION USD (1 trillion = 1K billions). Và WFC là công ty có nhiều
loại loan này nhất (**). Song song với cái này là viễn ảnh CREDIT CARD DEFAULT. Dân Mỹ sống
gần nhƣ 100% trên credit. Cứ "cà thẻ đi rồi tính sau" là thái độ của dân Mẽo. Nhiều khi có tiền mặt
trong túi, nhƣng ngƣời Mỹ vẫn thích móc thẻ ra trả. Vì thế nếu có default thì số tiền này chắc chắn
không nhỏ. Các công ty credit điển hình cho kỷ nghệ này là COF. Các bác nào trade US stocks cứ
canh thằng em này để đo lƣờng the sentiment toward credit card default. Đây là hai lực đang trì kéo
market. So far thì chƣa thấy dấu hiệu break down, mà cũng không thấy dấu hiệu break out. US market
thƣờng có thói quen vào những ngày lễ. Đó là nếu trƣớc khi lễ, market lình bình thì sau khi lễ nó lại
lên. Lý do chính xác thì không ai rỏ. Nhƣng giải thuyết cho hiện tƣợng này là ngƣời ta không muốn
exposed to UNEXPECTED NEWS over the holiday. Trên US market thông thƣờng ngƣời ta đợi ngày
lễ để loan tin. Nhƣ thế không chú nào chạy kịp. Yeah...that's life on the Street. Thí dụ nhƣ vụ mấy chú
Bắc Hàn bắn hỏa tiễn hay thử nguyên tử đó. Traders luôn sợ mấy cái tin kiểu này over the holiday.
Thêm một điều không mấy phấn khởi về cái rally hôm nay là volume khá thấp. Low-volume rally after
holiday thƣờng không đi xa. Hy vọng kỳ này sẽ khác. Khác vì nó đã có một thời gian dài consolidate.

Riêng về phần T/A thì không có gì đặt biệt. Tôi luôn nhấn mạnh vào hiện tƣợng follow through. Nếu
ngày mai mà market lên thêm phát nữa đẹp nhƣ hôm nay thì đó là dấu hiệu SOMETHING GOOD IS
77
COOKING. Bằng không thì nó cũng sẽ flare out nhƣ mấy lần trƣớc. Close But No Cigar!!!

Vài lời chia sẻ...

(*) Lần trƣớc tôi có chỉ cho các bác cái Flag Formation. Kỳ này bác nào xung phong vẽ thử xem sao

(**) WFC mua công ty Wachovia (một công ty ngang ngửa với Merrill Lynch). Wachovia lúc trƣớc
có một chi nhánh chuyên cho vay loan. Vào những ngày thị trƣờng loan lên đến điểm cực cao thì nó
lại đi mua một công ty tên là Golden Loan (please check). Thằng Q này chuyên nghề OPTION
ARMS. Số nợ nó cho vay khá lớn. Traders đồn rằng nếu WFC mà chết thì sẽ chết vì cái loan portfolio
của thằng Q này.

28.05.09

US market hôm nay rớt xuống 170 pts, trả lại gần hết số điểm lên của hôm qua. Lý do chính của sự
việc này là bond yield tăng. Nhƣ đã có nói tại đây vài lần, bond yield hiện tại là con kỳ đà cản mũi chú
bull trong US market hiện tại. Hôm nay sau kết quả của the FED auction (about 11:00 AM) thì market
bắt đầu slide. Số lƣợng bond đƣợc đấu giá không nhiệt tình lắm. Traders underbid. Lý do mà họ
underbid vì hiện tại ngƣời ta đang chạy ra khỏi USD. Ngày trƣớc khi market trong giai đoạn khói lửa
của subprime thì thiên hạ ùn ùn chạy vào USD để lánh nạn. Bây giờ sau khi thấy equity market có
nhiều triển vọng của tƣơng lai thì ngƣời ta lại ùn ùn chạy ra. Đại bàng của tôi ngày xƣa có nói một câu
mà tôi không bao giờ quên. Đó là: Trading is a story-telling business. Mỗi giai đoạn có một câu
chuyện "ăn khách" để trade. Ngày xƣa khi ngƣời ta ùn ùn chạy vào USD và ngay cả khi the FED tuyên
bố bỏ ra hàng ngàn tỷ để cứu the banking sector, the housing sector thì USD vẫn lên đều đều. Những
kẻ đã chạy vào USD ngày ấy chả lẽ không có cái acuteness of a trader để biết rằng đây là một chiếc
xuồng lũng đáy sao? Nhƣng họ vẫn chạy vào. Chạy vào vì USD là chốn lánh nạn. Ngày nay cũng số
ngƣời ấy bỏ chiếc thuyền lũng đó chạy ra. Họ vừa chạy vừa la làng.

USD đâu phải mới lũng đây. Nó đã lũng từ lâu. Từ khi the subprime chƣa bị hít. Khi giá dầu lên đến
150. But trading is a mind game. Phải biết khi nào the musical game chấm dứt. Anyway, câu chuyện
hiện tại là the USD. USD hiện giờ là tất cả. Nó nâng giá dầu, vàng, và dìm US bonds and stocks. Số
điểm 72 low cách đây chừng một năm sẽ đƣợc retest, và oil price sẽ hit 90 trong nay mai, nếu dựa vào
the price action của USD. Khi bỏ chạy khỏi USD hôm nay ngƣời ta đánh dấu hỏi về khả năng Uncle
Sam có thể mƣợn đƣợc thêm tiền từ market khoảng chừng 1K tỷ (a trillion) từ đây đến SEPTEMBER
(yeah...no typo here). The FED sẽ bán bond để kiếm tiền trả vô cái số nợ mà họ đã cho các nhà banks
mƣợn lúc trƣớc. Theo các quân sƣ trong the bond market thì rất có thể the FED sẽ không kiếm nổi 1K
tỷ từ đây cho đến tháng 9, mà nếu họ có kiếm đƣợc thì đó cũng chƣa xong. Trong vòng 5 năm tới đây,
the FED phải kiếm thêm 5 trillions nữa!!! (no...not a typo...you're reading the right number 5K
billions). Trung bình the FED phải đi xin thêm 1K tỷ mỗi năm nếu họ muốn chƣơng trình hiện tại
thành công. Và họ mƣợn ai số tiền này? China, Japan, Europe?

Ngày trƣớc là Japan. Hiện thời là China. Nhƣng chƣa chắc sẽ đƣợc một cách yên ổn. Ngƣời Tàu, vì
ảnh hƣởng của nền kinh tế thế giới, hiện đang trách cứ ngƣời Mỹ. Họ đổ tội hết lên Uncle Sam và đòi
chính phủ họ phải nghiên cứu lại việc tiếp tục cho Mỹ mƣợn tiền. Cách đây không lâu Bắc Kinh đã đòi
thay thế đồng USD trên thƣơng trƣờng thế giới bằng một cái gọi là basket currency. Chƣa hết, họ còn
78
đi xa hơn nữa bằng cách ký contracts với một số quốc gia nhƣ Brazil, Argentina để trao đổi hàng hóa
và settle w/ the Chinese Yuan. Những sự kiện này sẽ giảm đi khá nhiều uy tín của đồng USD. Chính vì
thế khi thấy equity market yên ổn tí là mấy chú bond investors bèn ca bài con cá sống vì nƣớc. Chú
nào cũng lăm le Jump Ship. Cánh cửa chỉ đủ lọt một vài ngƣời cùng một lúc, nhƣng cả chục chú đòi
nhảy ra thì sao mà lọt. Cũng nhƣ lúc họ nhảy vào thui. Bond yield của đầu năm và hiện tại là một
INVERSE MIRROR IMAGE.

Thế thì tại sao US market rớt?

US market lên vì một hy vọng (PERCEPTION) rằng kinh tế sẽ khá hơn trƣớc, và (cái này quan trọng
nhất) thị trƣờng nhà tại Mỹ đang hit bottom hay ít gì cũng sẽ hit nay mai. Nhƣng khi short-term yield
tăng nhƣ hiện tại thì cái long-term yield (market rate) lại còn tăng nhanh hơn nữa. Vì long term yield
là INFLATION. Inflation theo định nghĩa thông thƣờng thì không áp dụng cho hôm nay. Nhƣng high
yield hiện tại là một RESTRICTIVE RATE. Restrictive xin tạm dịch là buộc xiết. Nó là một sợi dây
thòng lòng buộc vào cái cổ của một nền kinh tế còn trong trứng nƣớc trên phƣơng diện hồi sinh. Đó là
tại sao equity traders run tay khi thấy the yield curve spike up. Yield lên cao mà NẰM HOÀI tại đó thì
cái hy vọng recovery của cuối năm sẽ tiêu theo mây khói. Tiêu là vi thị trƣờng nhà sẽ khó phục hồi.
Mortgage rate luôn đi chung w/ long term yield. Mortgage rate mà lên thì nhà sẽ không bán đƣợc. Và
thị trƣờng nhà hiện tại nhƣ kẽ mới bị bệnh nặng vừa có chút hy vọng hồi sinh. Nếu cái mortgage rate
mà tăng thì coi nhƣ nó chết chắc. Put everything altogther in a perspective thì mọi việc hiện tại vẫn
còn lờ mờ. Và có lẽ nó sẽ lờ mờ suốt mùa hè này. Điều an ủi cho the bulls là market tuy nó nhiều bad
news, nhƣng nó vẫn chƣa break down. Mà nếu nó có thể hang on cho đến cuối mùa hè thì the next
upleg sẽ dử dội hơn nhiều. Tuy nhiên, từ đây cho đến đó có lẽ là những chuỗi ngày up down nhƣ hiện
tại.

Originally Posted by kul

@ bang chủ và các cụ: tin Mỹ tối qua hầu như chả có gì xấu, trừ vụ GM, nhưng thị trường bị tác động
mạnh bởi lãi trái phiếu tăng

Bác cần phải nói thêm rằng trái phiếu tăng vì USD yếu. USD hiện giờ là đầu mối của mọi sự giao
động trên financial markets. Ngƣời ta bắt đầu UNWINDING the "USD trade" để chạy sang các high
yielding assesst class khác. Cho nên USD yếu. Khi USD yếu thì yield tăng. Đó là chuyện đƣơng nhiên.

Bang chủ hay ai có thể giải thích giúp cái bid-to-cover ratio là gì và tại sao mấy mortgage orgination
sellers bán trái phiếu dài hạn ra mạnh? bằng cách đó họ có thể lock đƣợc lãi vay dài hạn, hay họ bán

để mua TP 5 năm kia???

Bác passed CFA Level 1 rùi cho nên tôi không cần nói về cách thức FED auction với bác. Chỉ nói rằng
đó là một ratio để đo LỰC CUNG CẦU trong mỗi Fed Auction thui. Cái ratio càng cao thì lực CẦU
cho US bond cao. Ratio thấp thì lực đó yếu.

79
mortgage origination sellers là các tổ chức nhận thế chấp trực tiếp? hay là các t/c tạo ra các MBS??

Sự liên hệ của US Treasuries và mortgage là RATE. Khi một trader sell mortgage thì nó luôn HEDGE
bằng cách LONG Treasury. Tại vì nếu không hedge thì hóa ra nó đang make a DIRECTIONAL BET
in the Rate market sao? Cho nên nếu nó là một broker/dealer nhƣ Countrywide hay BAC thì nó luôn 1)
short Treasury and long Mortgage or vice versa là 2) Long Treasury and Short Mortgage. Để giữ a
Delta Neutral trong cái trading book của nó. This is Mortgage trading 101 đó bác.

Originally Posted by luxubuocbu

Đại ca VC ơi , "Close But No Cigar" có phải là "Gần nhau mà không có điếu Thuốc" phải ko zạ? Nếu
đúng vậy tức là ý đại ca nói nó yếu cái zụ kia hả?

Close = gần.
Cigar = điếu thuốc cigar. Nhƣng ở đây có nghĩa là thành công. Ngƣời ta thƣờng tự thƣởng cho mình
điếu cigar khi ƣng ý một việc gì.

Câu nói phía trên có nghĩa là: Gần đƣợc rùi, nhƣng chƣa đủ. Cần thêm tí nữa.

30.05.09

Originally Posted by AKho

VietCurrency,

Tôi đang đánh lớn vào thang FCL, kẹt tiền vào đó hết rồi

Nó không chịu chạy xuống, cứ nằm 28 - 30 hoài ..

Chờ thử vài bửa nửa xem sao

Tôi thấy theng COF cũng có lý lắm đó

G/Luck to you

Nó có formation khá đẹp. Nhìn xa xa cũng giống Ngungu sƣ muội của bác đóa.

80
Nếu tôi là bác tôi sẽ rất cẩn thận với thằng FCL. Stock popped, consolidated. Bƣớc đi sắp tới sẽ là pop
nữa đấy. Nó tuy có cái gap ở dƣới. Nhƣng nó đƣợc thằng oil đở. Thành ra, nó khó mà về fill lại cái gap
cho bác ra ngay liền đâu. USD đang bị oánh te tua mấy hôm nay. Hiện giờ thì khá tí. Nhƣng bảo đảm
với bác rằng, cái trading plan hiện giờ là LONG OIL. Easy $$ đó man. Financials stocks cũng đang
come back. Tụi techs thì đang take break. Hot $$ đang rotate qua bên commodity-related stocks nhƣ
Steel, Oil, Metals v...v.....
81
Originally Posted by AKho

Underdog bet mann

Cái nào mà chả là cờ bạc - Anh đi đánh theng JPM thì sẽ thắng chắc sao ?.

Bác hiểu lộn giữa cái gọi là CALCULATED RISK và UNDUE RISK. Sát xuất GM khai phá sản là
bao nhiêu so với sát xuất JPM khai phá sản? Đó chỉ nói về SỰ KIỆN sẽ xảy ra, chƣa nói về vấn đề
TIMING. Giá của options gồm có timing và giá. Nếu GM không khai phá sản trong thời gian ngắn hạn
(1-2 tuần) sắp đến thì cái call value của bác còn bao nhiêu? Đó là the best case scenario đấy. Còn the
worst case thì khỏi bàn. Time decay trong option cũng làm bác thua rùi, chứ không nói đến stock
gyration. Còn JPM option tôi mua 2 years out. Bác nghĩ SÁT XUẤT thắng của chú nào cao hơn.
Trong option sự liên hệ của time và implied volatiltiy is a LINEAR RELATIONSHIP. Trải những
factors này lên bàn rồi phân tích chính chắn. Bác sẽ thấy tại sao không thằng Pro nào vác tiền vô GM
cho dù dó là options. Sự kiện LIMITED LOSS (500 hay 1K) trong GM options mà bác đang chơi
KHÔNG CÓ NGHĨA là LIMITED RISK.

82
01.06.09

US market đóng cửa hôm thứ 6 kết thúc hai tháng đầy thú vị. Nhìn dƣới bất cứ lăng kính nào đi nữa
cùng khó có thể không nhìn nhận rằng đấy là một bull market đang hình thành. Ngƣời ta thƣờng nói
khoảng tối đen nhất của đêm đông là khởi đầu cho một bình mình sáng lạng. Bull market hay sự phát
triển của kinh tế thƣờng nẩy mầm trong điểm thấp tận cùng của tuyệt vọng. Khởi đầu đi ngƣời ta nhìn
market lên với rất nhiều e ngại. Bear rally, dead-cat bounce, retesting…vv…..Cái gì cũng có cả. Càng
mong muốn nó xảy ra thì lại càng không thấy. Professional $$$ managers hầu hết đều miss cái bottom
của tháng 3. Một số nhanh tay nhảy vào tháng 4 hay tháng 5, thì còn gở gạc đƣợc. Số còn đứng ngoài
thay vì bình tỉnh “phân tích” nhƣ lúc trƣớc thì giờ càng trở nên nóng đít hơn. Nói nhƣ Jim Cramer,
ngƣời run the Mad $$$ Show trên CNBC, “mỗi sáng thức dậy, các hedge fund managers nhìn đâu
cũng thấy các mũi tên xanh lè. Từ Âu sang Á. Quay qua quay lại, Nasdaq đã lên 10% cho tháng
5….trong khi mình chƣa kiếm đƣợc gì…” Cramer vốn là một hedge fund manager xuất thân nên hiểu
rất rỏ tâm trạng của những kẻ sống “on the edge,” những kẻ sống và chết vì quyết định của mình trên
thị trƣờng.

Nhƣng câu hỏi mà khá nhiều ngƣời hỏi là lý do gì market lên cao? Dĩ nhiên không ai ngây thơ để tin
rằng market lên vì một vài nhận định, hay chính xác hơn là vài lời tiên đoán của the FED. The FED uy
quyền thật đấy. But they’re no GOD. The FED has made mistakes in the past, and, no doubt, will
continue to do so in the future. Thành ra, nếu nói chỉ vì the FED’s outlook mà market tăng đến thế là
không có nghĩa nhiều. Ngoài ra, nếu nhìn vào các chỉ số kinh tế đã và đang ra hàng tháng, tuy một
phần nhỏ của các chỉ số đó có khá hơn trƣớc—chẵn hạn nhƣ chỉ số CONSUMER CONFIDENCE ra
tuần trƣớc—nhƣng bao nhiêu đó đủ để đẩy market lên hơn 30% từ đầu tháng 3? Ngƣời ta bắt đầu nhìn
ngƣợc về tháng 3 để tìm ra nguyên do, và hy vọng rằng xài nó để trade cho tháng 6. Khởi đầu đi của
tháng 3 là financial sector. Lúc ấy có thể nói rằng market lên vì BARGAIN HUNGTING. Cái này
nghĩ lại cũng đúng. C & BAC đƣợc bán giá rẻ hơn một tô phở thì không phải bargain hungting thì gọi
là gì? Sáng đến tháng 4 thì tech stocks lên thay. Một khởi đầu của chu ky phát triển kinh tế tại Hoa Kỳ
luôn đi chung với một bull market trong techstocks. Lịch sử đã chứng minh điều đó. 14 năm về trƣớc
khi chỉ số Dow còn tít mù dƣới 4K, và kinh tế Hoa Kỳ vẫn còn thoi thóp từ một cuộc suy thoái sau
cuộc chiến Desert Storm của Bush “cha.” Techstocks đã đem the Dow lên, bắt đầu cho một bull
market lớn nhất của lịch sử. Và lịch sử thƣờng đƣợc ví nhƣ cái bánh xe. Nghĩa là nó thƣờng lập lại.
Traders thuộc lịch sử thị trƣờng nhƣ lòng bàn tay ngƣời yêu . Vì thế một số big cap techs nhƣ
INTC, MSFT, EBAY, CSCO v.vv…tăng dần.

Sang đến tháng 5 thì dòng tiền bắt đầu chảy sang commodity-related stocks. Vàng và oil bắt đầu lên
giá. Hot $$$ vẫn chƣa quên cái thuở vàng son cách đây 1 năm về trƣớc khi oil hit 149. So với thời gian
trƣớc thì giá hiện tại quá rẻ. Thêm vào đó ngƣời ta đồn rằng China đang lợi dụng thời cơ để gom hàng.
“Hàng” ở đây là oil, và các chất khoáng sản cần thiết cho một nền kinh tế phát triển. Oil vì đó mà lên
nhanh. Oil trên thƣơng trƣờng thế giới đƣợc trả bằng USD. USD thì bị cột vào phân lời. Phân lời là
mặt trái của bond yield. Nếu oil lên thì USD phải xuống. Số ngƣời lúc trƣớc chạy vào USD để lánh
nạn nay lại bỏ USD để chạy sang oil. Chạy thì phải có lý do. Lý do lớn nhất là cái US bond. Uncle
Sam từ trƣớc đến giờ mƣợn tiền khỏi cần nói nhiều. Một tiếng nói của Uncle Sam là đủ. The FED chỉ
cần thông báo ngày giờ Uncle Sam cần mƣợn nợ là thiên hạ khắp nơi ùn ùn đến chờ. The FED cho
phân lời mình muốn và mọi việc xảy ra nhƣ ý. Chú nào làm eo đòi giá cao thì đi chỗ khác chơi. Muốn
đƣợc Uncle Sam mƣợn tiền bộ dể lắm sao? Cung cách của một đại bàng trên thị trƣờng tài chánh thế
giới xƣa và nay vẫn luôn nhƣ thế. Tuy nhiên, hôm nay lại khác. Đột nhiên the Fed bị các chủ nợ quay
lại đánh giá KHẢ NĂNG trả nợ của mình? Khi đã thành Đại Bàng trong giới giang hồ và sống chuyên
83
nghiệp bằng nghề mƣợn nợ, the FED biết là không bao giờ nên để cho thằng đàn em dám đánh dấu hỏi
về khả năng của mình. Nhƣng “đại ca” đã suy yếu. Đại ca đã dính một cái chƣởng 70 năm mới có một
lần, và đàn em đang lăm le chiếc ghế độc tôn hơn nữa thế kỷ nay. USD vì thế mà đang rớt đậm.

Vì thế cái trade hiện tại và tƣơng lai của tháng 6 là cái USD trade. Gọi là USD trade là vì USD là đầu
mối của mọi sự giao động trên market hiện tại. Khác với lúc trƣớc khi tin tức của các công ty tài chánh
nhƣ BAC, C, JPM là đầu mối, hôm nay là USD. Trƣớc hết cứ xem chỉ số CRB index. Đây là một chỉ
số đo giá của các mặt hàng quan trọng trong kinh tế. CRB vốn là một chỉ số rất ít giao động, vì những
components của nó là các mặt hàng ngƣời ta thƣờng dùng hằng ngày. Giá cả của các mặt hàng đó lên
xuống rất ít. Bác nào sống tại Mỹ, đi các chợ nhƣ Ralph, Safeway, Stater Bros. v..vv...đều thấy rằng
giá cả của các vật dụng hàng ngày tăng rất ít. Nhƣng hôm nay vì sự sụp đổ của USD cho nên chỉ trong
vòng 2 tháng, chỉ số này lên khoảng 25% tính từ điểm thấp nhất của tháng 3 cho đến hiện tại.

Đây là cái chart của USD. Trên phƣơng diện T/A thuần túy, nó sẽ retest điểm low nhất của năm ngoái,
khoảng 72. Tuy nhiên, đó chƣa hẳn là điểm dừng chân. Nó sẽ break cái low đó. Rất có thể sẽ hit the
mid 60's trƣớc khi có triển vọng xoay chiều. Tuy nhiên, đó KHÔNG PHẢI là một điều xấu nhƣ một số
ngƣời lầm tƣởng, tuy rằng lúc đó yield sẽ tăng cao hơn hiện tại vì bond traders arbitrage the trade.

84
Oil là một market hot nhất hiện tại. Hot không phải vì kinh tế Hoa Kỳ sẽ phát triển. Mà cũng không
phải vì China đang nhập hàng nhƣ một số ngƣời viết báo "phân tích." Hot vì đây là hiện tƣợng rất
thƣờng trong trading. Một bubble vì vừa tan vở, vẫn còn những ngƣời tiếc nuối. Vì thế viễn ảnh oil
break 100 sẽ rất cao. Ngƣời ta tiếc nuối và rất mong nó trở lại cái thời vàng son lúc trƣớc. Ngƣời chơi
oil hôm nay là những ngƣời đã chơi oil cách đây một năm trƣớc. Hình ảnh easy $$ trong đầu họ đang
lớn dần. Hedge fund managers nào đang chần chừ không nhảy vào stocks vì sợ correction nhƣng lại
tiếc nuối cái move 30% vừa qua SẼ DÙNG oil để make up the difference in performance %. Hay nói
cách khác rằng khi thấy oil rục rịch là họ sẽ nhảy vào liền. Nhìn trên chart, tuy giá tăng hơi cao so với
lúc trƣớc. Nhƣng cũng chƣa đƣợc gọi là TRENDING. Vì thế một mai oil mà "bốc lửa" thì giá 100 sẽ
không khó. Vùng đất từ đây lên đến 100 không có vật cản ngăn. Nói nhƣ thế không có nghĩa là nó sẽ
đi một lèo. Nhƣng đoạn đƣờng đây lên đó không khó lắm.

Chú này thì khác với oil. Gold đã đi hơi xa, hơi nhanh. Gold và USD là một INVERSE
RELATIONSHIP 1 to 1. Thậm chí có những chú traders trade gold/USD in LOCK STEPS. Có nghĩa
là khi USD xuống một tí là họ mua gold để balance out. Cho nên ngƣời trade gold không nên nhìn giá
gold nhiều bằng nhìn giá USD. Nếu nhìn vào USD để tiên đoán giá gold thì gold sẽ pull back nay mai
trƣớc khi take out the 1K mark. Câu hỏi nó có lên CAO hơn 1K không? Đó là điều chắc chắn. Nó
không break 1K đó mới là chuyện lạ.

85
23.06.09

US market hôm nay rớt khá nặng. Lý do chính là vì WorldBank tiên đoán kinh tế thế giới sẽ rút lại
khoảng 2.9% so với con số tiên đoán lúc trƣớc là 1.7%. Thêm vào đó đồng USD cũng tăng. USD
thƣờng đi ngƣợc với hƣớng đi của stocks vì hiện tại (chỉ hiện tại thui nhé) ngƣời ta xem nó nhƣ một
nơi để lánh nạn khi equity market giao động. Nói nôm na là một risk averse trade. Lý do mà USD lên
so với formation trên chart là vì khu Eurozone hiện giờ không khá mạnh. Eurozone là một vùng đất
gồm chừng 10 quốc gia (please check). Trong số các quốc gia này thì Germany là đầu tàu của Growth.
Nhƣng gần đây các diễn tiến về kinh tế của Germany nói riêng và của vùng Euro này không khá NHƢ
NGƢỜI TA TIÊN ĐOÁN. Lúc đầu ngƣời ta tƣởng rằng nó sẽ khá hơn US, nhƣng bây giờ sau nhiều
chƣơng trình stimulus của các chính phủ thành viên của nó, ngƣời ta mới thấy rằng nguyên cả khu vực
đó nói chung, và các quốc gia thành viên nói riêng không ai khá hơn US bao nhiêu. Khi hai vùng đất
lớn nhất thế giới trên phƣơng diện kinh tế cùng nắm tay nhau đi xuống thì con số 2.9% co rút của kinh
tế thế giới đƣợc Ngân Hàng Thế Giới tiên đoán cũng không lạ lắm.

Riêng về US market thì trong các tháng qua, các sectors cứ tuần tự mà thay phiên nhau đẩy các chỉ số
market index lên. Khởi đầu đi là banking, rồi đến techstocks, và cuối cùng là commodities. Mỗi sector
đều có câu chuyện riêng của nó. Riêng về commodity sector hiện tại, câu chuyện làm nó ăn khách nhất
vẫn là China. Nhƣng theo các bản tƣờng trình thì ngay cả China cũng không khá hơn ngƣời ta tiên
đoán là bao nhiêu, cho dù chính phủ của China vẫn duy trì con số kinh tế tăng trƣởng cho năm 2010 là
6% hay cao hơn. Điều mà các Wall Street Pros đang gãi đầu suy nghĩ là trong thời gian qua, China tuy
có lợi dụng giá rẻ để gom hàng. Tuy nhiên, số hàng đƣợc gom về hiện giờ vẫn nằm trong kho. Nếu
con số 6% GDP growth là một con số thật sự thì tại sao trong kho, hàng vẫn nằm ỳ? Nhƣ có nói ở đây
nhiều lần. Ngƣời Tàu chƣa có khả năng ORGANIC GROWTH cho kinh tế họ. Vì số lƣơng hàng năm
của ngƣời dân Tàu không có bao nhiêu (tôi không có con số). Ngƣời Tàu chỉ có thể phát triển kinh tế
khi Âu Châu và Mỹ khá hơn. Hiện tại thì chƣa thấy hy vọng gì ở hai vùng đất này. Cho nên mặc kệ

86
chú ba nặn con số GDP growth thế nào đi nữa, Wall Street Pros vẫn sell commodities or commodity-
related stocks để lock in the gain. Thêm vào đó, tháng 6 là tháng cuối của quarter. Quarter vừa qua là
một kỷ lục cho những ai lên tàu từ đầu. Traders cần bonus by the end of the year. Không sell bây giờ
để lock in profit; ngày mai chƣa chắc còn profit để lock in. Cuối tháng 6 cũng đồng nghĩa với mùa
PRE-ANNOUNCEMENT cho 2nd quarter 09. 1st quarter earnings vừa qua, investors không nhìn vào
con số lời lổ nhiều (profit margin). Họ chỉ mong đƣợc sống còn trong một kinh tế èo ọt 70 năm mới có
một lần. Sống đƣợc là một điều hạnh phúc. Mong lời trong 1st quarte là điều quá vô lý. Quarter này thì
khác. Ngƣời ta muốn xem profit nhƣ thế nào, đặt biệt là các công ty nhận đƣợc sự trợ giúp của chính
phủ. Vì thế, selling or lighten up a bit là chiến thuật hiện tại.

Technical picture của market nói chung thì chƣa có gì đáng ngại cho đến khi chỉ số down break dƣới
lằn support màu trắng. Selling sẽ pick up nên lằn ranh đó gảy. Wall Street hằng năm luôn có một cái
HUÔNG. Đó là hai tháng 9 & 10. Giông bảo thƣờng xảy ra vào thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu mùa hè
mà có sell off thì hai tháng đó tƣơng đối "bình yên." Tôi để hai chữ bình yên trong dấu ngoặc để nói
lên sự kiện nó không giông bảo nhƣ các năm trƣớc, chứ không phải nó bình yên thật sự. 15 năm trên
Wall Street tôi chỉ thấy nó bình yên đƣợc hai lần: 1995 (the Dow went up 35%) và 2002 (Bear market
của the tech bubble). Mùa hè năm ngoái tƣơng đối bình yên để rồi ai cũng biết tháng 9, 10 nhƣ thế
nào. Năm nay nếu mùa hè mà có correction thì hai tháng 9, 10 sẽ là hai tháng tốt. Hy vọng nhƣ thế.

87
Originally Posted by 3win

Theo em, nhi`n chung thi` VN index d-i theo trend chi'nh cu?a DJ, nhu*ng sa(p to*'i no' se~ up/dwn
nga('n ha.n theo ti`nh hi`nh rie^ng cu?a mo^~i tha(`ng...

Bác cẩn thận với nhận định trên. VN market thƣờng đi chung với cái Asian market group. Asian
market thì China là chính, đặt biệt trên phƣơng diện emerging markets. Tuy nhiên, muốn China lên thì
phải có ECONOMIC GROWTH. Mà hiện tại thì China's economic growth hoàn toàn dựa vào kinh tế
thế giới. Kinh tế thế giới thì dựa vào Mỹ và Âu Châu. Ngƣời dân Tàu với số tiền lƣơng hàng năm còn
quá thấp để quốc gia họ có đƣợc cái ORGANIC GROWTH. Organic growth là sự phát triển kinh tế từ
bên trong ra. Ngƣời Tàu chƣa có cái đó. VN cũng thế. Sự kiện VN + China lên mạnh trong 3 tháng
vừa qua không phải chỉ vì kinh tế phát triển, mà là vì họ không sa vào vũng lầy của financial markets
nhiều nhƣ các quốc gia Âu Châu và Mỹ. Nói cách khác là khi thị trƣờng thế giới đi xuống, ngƣời ta
đánh giá các quốc gia Á Châu nhƣ VN và China dƣới lăng kính "thằng nào KHÔNG TỆ hơn." Đó là
tại sao khi nhìn bản tƣờng trình số % các thị trƣờng trên thế giới phục hồi kể từ tháng 3 cho đến nay,
VN đƣợc đứng trong top ten. Đó là cái tốt của các quốc gia nhƣ VN. Cái xấu của nó là nền kinh tế của
nó chỉ sống nhờ vào xuất khẩu là chính. Khi một nền kinh tế dựa nhiều vào một lảnh vực nào đó, kinh
tế gia gọi là VERTICAL ECONOMY. Vertical là lên thẳng. Ở đây có nghĩa là HEP. Khi bác sống và
chết vào một nền kinh tế nhƣ thế thì bác sẽ rất dể bị SHOCKED từ những sự giao động về kinh tế thế
giới. Nhiều khi chỉ cần một vài sự kiện gì đó là ngƣời ta sell bác te tua.

88
Originally Posted by stockin

Anh VC chơi vầy mấy expert công ty chứng khoán cũng tịt luôn không biết lấy bài ở đâu mà copy và
paste để phân tích với bà con ,cuối tháng thế nào cũng bị khiển trách ,khách hàng bỏ đi hết bây giờ

Nhưng mà luận văn tiến sỹ còn copy và paste thì bệnh gì cử công lao chất xám của người khác nhan
nhản trên web
Tiếc thương cho 1 thế hệ trí thức VN

Các bác nào muốn có kiến thức tổng quát thì cứ kiếm các bài RESEARCH của các kinh tế gia, phân
tích gia về chính trị của the FED mà đọc. Dần dần nó sẽ thấm. Khi thấm rồi thì mới có cái nhìn bao
quát hơn. Financial markets thật ra là gì? Là nơi ngƣời ta biến tin tức thành tiền. Đó là tại sao đại bàng
của tôi thƣờng nói: We're in a story-telling business, not investment!!!

Originally Posted by ATHLON

@Bang chủ: khoãng 02 tuần nay (1/6-11/6) DJIA đang tạo một parallelogram củng cố cho uptrend
trước đó.
Tuy vậy cái gap (8500-8600) vẫn chực chờ 01 khả năng được fill lại được thể hiện qua các chân
candle ngày 3/6, 8/6, 10/6.
Theo quan điểm của em cái gap đó chắc sẽ được fill ở một thời điểm nào đó trong ngày chứ không
phải là close price

Tốt nhất là DJIA "thò cái chân xuống" để fill cái gap đó intra-day thì khi đi lên nó mới vững hơn. Chứ
để cái lổ hổng đó thì market thế nào cũng phải retest nó thui. Bây giờ thì giá oil tăng mạnh. USD lại
bắt đầu yếu. Nếu thằng Q này chơi cái tình lao xuống nhƣ chiếc xe không thắng thì yield sẽ spike lên
bạo. Stocks sẽ rớt. Ngƣợc lại, điều khá bullish trong những ngày qua là intra-day market rớt mạnh (-
100 pts) để rồi cuối cùng lại recover gần hết số điểm thua. Nếu hiện tƣợng này kéo dài đến cuối tuần
thì sang tuần sau market sẽ có biến. The FED sẽ họp vào cuối tháng 6 này. Traders sẽ juggle for
position going into the meeting. Điều các anh nên lƣu ý là các chỉ số kinh tế quan trọng trong tháng
nhƣ CPI v..vv...sẽ làm giao động bond yield, thereby, affecting the equity market. Traders hiện tại
đang cân nhắc cái high yield và the economic recovery. Vì thế các sectors nhƣ techs và commodities
lên khá cao. Techs lên là vì kinh tế phát triển. Thêm vào đấy nó không có sensitive với rate nhiều bằng
các sector khác nhƣ financials. Còn commodities thì là inflation trade + China economic recovery.

Originally Posted by activetrader

Anh VC có thể giải thích giúp em cái này được không. Em đọc trên MW có bình luận thế này "...The
dollar's reserve status is at risk with central banks from the world talking about diversifying out of
U.S. dollars .... Gold offers one of the few respites..." (http://www.marketwatch.com/story/gol...-the-
us-dollar)
Tuy nhiên em xem dữ liệu của USD Index (DXY) hiện giờ đang up 1% (và đã tăng mấy ngày rồi)
Theo thiển ý của e có phải là thế này không, mặc dù các central bank muốn phân tán rủi ro ngoài việc

89
dựa vào đồng đô la, tuy nhiên việc này không dễ dàng chút nào vì USD vẫn là đông tiền dữ trữ mạnh
của thế giới, mặc d giá Gold có lên nhưng giá USD cũng nhảy lên theo vì viễn cảnh phục hồi của
kinh tế Mỹ.
Nói chung em chỉ nghĩ được đến thế, không rành cho lắm mấy cái vụ phân tích fundamental này (just
play with TA).
BTW Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.

trình độ newbies nhƣ các bác, khả năng đọc và lƣợc news để biết cái nào nên trade cái nào không, rất
khó. Nó đòi hỏi thời gian trui rèn lâu lém. Tôi không biết làm cách nào hơn. Đó là cho những ngƣời
BIẾT TIẾNG ANH. Một số các bác tại VN, English vẫn là một khó khăn. Financial English còn làm
cho nó khó gấp bội. Thành ra, chỉ có thời gian từ từ các bác mới hiểu đƣợc thôi.

Riêng về câu nói phía trên, bác khỏi lo. Đừng đọc mất thì giờ. Cứ nhìn vào chart đi. Hôm trƣớc tôi đã
có nói rồi về việc USD sẽ rebound in THE SHORT-TERM (trong cái gold thread đó). Nhƣng sau đó
nó sẽ đi xuống sâu thêm tí nữa trƣớc khi có một STRONG REBOUND vào cuối năm nay. Trust me on
this!!! Lúc đó bác sẽ thấy một loạt bài tung ra để "phân tích" khả năng vô địch của USD. Trading là
phải biết cái dòng sông của thị trƣờng vốn có nhiều giòng nƣớc khác nhau trong đó. Giòng nƣớc nào
hiện đang chạy mạnh và TẠI SAO là đối mối của mọi việc. USD sẽ set A NEW LOW < 72. Nhƣng
sau đó sẽ lên mạnh. Sau khi nó complete cái BEARISH move

90
91
Originally Posted by Nhóc_quậy

Hi Bang chủ,
Vui lòng giải thích dùm em cái thuật ngữ rolling correction (tiếng dziệt gọi là điều chỉnh ngầm).

Rolling formation là một formation CỰC KỲ bearish và rất khó nhận ra. Lý do là nó correct từ từ. Giá
khởi đầu đi lên và NGHIÊN TỪ TỪ qua bên phải. Thoáng nhìn qua, nó giống nhƣ là một correction.
Nhƣng giá cứ xuống đều và từ từ. Formation này xuất phát từ the Big Bear Crash market của thập niên
30. Gần đây nhất là nó xuất hiện lúc the Tech stock bubble của 2000. Theo kinh nghiệm riêng của tôi
thì thời gian cái formation này thành hình và kéo dài thì ít gì cũng từ 3 tháng trở lên. Cái mà nó làm
cho ngƣời ta không thấy, MẶC DẦU NÓ RẤT LỚN, là tốc độ nó rớt. Nó rớt rất là chậm, chỉ nghiên
nghiên và đi xuống từ từ. Trên chart nó xuất hiện nhƣ một cái đồi nho nhỏ.

92
93
Originally Posted by porsche

To anh VC : Thật là , Chẳng lẽ cứ flood market bằng $$$ thì sẽ thoát khủng hoảng sao ^^ Mọi chuyện
đơm giản thế sao anh ?

Khi trước the Fed tính toán bán bond để thực hiện các chi tiêu chính phủ , kích thích kinh tế , nhưng
có lẽ họ ko ngờ răng Bond của mình mất giá đến vậy. Cùng số tiền đó , lúc mới tuyên bố , đến lúc thực
thi giá trị đã khác hẳn nhau roài ^^

Anh đừng quên rằng không phải chỉ có Mỹ in tiền, mà rất nhiều quốc gia khác nữa. Điển hình là Anh
Quốc và các quốc gia thuộc khối Euro. Cái mà ngƣời ta gọi là Stimulus package đó hầu hết quốc gia
nào cũng có. Vấn đề là ít nhiều thôi. Ngay cả VN của các anh cũng có cái stimulus package nữa mà.
Nhƣ thế thì có thể nói chung là ai cũng vậy. Nƣớc lớn thì in nhiều. Nƣớc nhỏ in ít. Cho nên khó có thể
nói là ảnh hƣởng của TỪNG đồng tiền vào USD nhƣ thế nào. Trading lâu rồi thì anh sẽ thấy rằng mọi
sự việc đều RELATIVE. Không gì là chắc chắn. Market hôm nay nghĩ thế này vì một lý do gì đó.
Sang hôm sau nó đổi khác. Chạy theo nó, hay chính xác hơn là TIN NÓ thì sẽ chết vì nó. Ngƣời biết
trade không phải là tin vào câu chuyện đang "ăn khách" nhất thời mà là BIẾT câu chuyện nào đang ăn
khách để trade theo thui. Còn chuyện trúng trật thì thời gian sẽ trả lời. Hóa trình tiến hóa của một
newbies nhƣ anh đến giai đoạn biết gạn lọc news để rồi trade theo nó là một hóa trình rất dài. Vì nó
đòi hỏi một lối suy luận rất kỳ quái. Cách đây chừng 13 năm, trên Internet có một đại sƣ phụ vốn xuất
thân từ một specialist của NYSE. Ông ta về già, buồn tình lên Net tung ra một quyển sách rất hay dƣới
danh hiệu PHANTOM OF THE PIT. Trong quyển sách đó ông ta nhấn mạnh cái gọi là
BEHAVORIAL MODIFICATION. Tạm dịch là thay đổi tánh tình. Tánh tình ở đây không phải là cái
cá nhân tánh, mà là cái tính suy luận về thị trƣờng của từng cá nhân. Các anh có thể google ra quyển
sách đó. Hy vọng nó còn lẫn quẩn đâu đó. Tôi nói trƣớc. Sách rất khó đọc. Sách đó không phải cho
newbies. Mà cũng không phải cho ngƣời mới học tiếng Anh. Rất nặng về phần tâm lý cá nhân của
ngƣời trade. Ngoài ra, nó đòi hỏi anh phải có kinh nghiệm trading khá lâu mới hiểu đƣợc ý chính. Lý
do là khi con ngƣời đã thua/thắng nhiều lần. Họ trở nên chai đá trong cảm giác. Họ bắt đầu tìm hiểu về
CÁ NHÂN họ và lý do tại sao thắng/thua v...v...lúc đó đọc quyển đó mới thấm. Sách đƣợc tặng free
trong một forum của dân chuyên trade futures. Nhƣng phần lớn vẫn có ngƣời không hiểu. Nếu anh có
kiên nhẫn thì đọc đi.

Originally Posted by blueday

quan trọng nhất vẫn là lòng tin. Uncle Sam trước sống dựa vào "niềm tin" theo đúng nghĩa, giờ nó tạo
ra cái cuộc suy thoái này thì các nước không tin vào nó là điều đương nhiên. Các nước lớn như Nga,
China.. đồng loạt giảm dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD. Nga mới đầu tư thêm $10 bil vào SDR bond
của IMF, China thì lúc nào cũng nhăm nhăm đòi thành lập một đồng tiền quốc tế dựa trên giỏ tiền tệ
của các nước lớn nhất. Có thể nói chiêu "mượn gió bẻ măng" này của Trung Cộng rất là thâm độc.
Nếu ngài Sam không củng cố được vị thế của đồng USD trên thị trường tài chính thế giới thì tương lai
không xa kỷ nguyên của Mỹ quốc sẽ dần l i vào dĩ vãng.
Cám ơn anh VC, các bài viết của anh luôn là ngọn đ n hải đăng cho mọi người!

Ngƣời Á Châu, đặt biệt là Tàu và VN, thƣờng không biết bài học nhún nhƣờng. Lên một tí tƣởng mình
là trung tâm của vũ trụ. Ngƣời Mỹ thì khác. Họ rất thực tế. Họ biết rỏ ý của ngƣời Tàu hết. Nhƣng họ
94
thấy vẫn còn lợi dụng đƣợc thì họ cứ phơ. Chừng nào hết xài đƣợc thì anh sẽ thấy Uncle Sam lộ cái
điếm của nó ra. Bài học Việt Nam Cộng Hòa 35 năm về trƣớc cho ngƣời ta thấy rỏ cái điếm của Mỹ.
Khi cần thì vo ve lém. Đến khi hết cần là buông tay thui. Bây giờ mặc cho mấy chú 3 la um sùm. Câu
hỏi chính là nếu US bond mất giá ai là ngƣời lổ nhiều nhất? Tiền của Mỹ là tấm giấy lộn. 40 năm về
trƣớc Nixon đã tuyên bố USD chỉ có giá trị vì lời nói của US government, chứ không phải đƣơc bảo
đảm bằng vàng. Nói chính xác ra là đó là tờ giấy lộn. Nhƣng tại sao ngƣời ta trên thế giới luôn tìm nó
khi có biến? Cái hay của ngƣời Mỹ là chỗ đó. Giá trị của USD không nằm trong lời nói của chính phủ,
không nằm trong đống vàng của USD đƣợc giữ tại Fort Knox, Tennessee. Mà nó đƣợc dựa vào cái
PERCEPTION về sự ổn định của chính phủ Mỹ. Anh thấy ngƣời Mỹ trao quyền lảnh đạo lại cho nhau
bình yên nhƣ thế nào rồi chứ? Từ Bush qua Obama và nhiều ngƣời khác nữa. Tất cả là một buổi lễ thật
bình yên. Giá trị của USD nằm trong chỗ đó đó, chứ không phải nó nằm trong một cái gì đặt biệt.
Ngƣời Tàu có dám bảo đảm rằng khi một chủ tịch chết, kẻ thay thế có lên bình yên nhƣ thế không?
Chừng nào ngƣời Tàu tạo đƣợc một bề mặt nhƣ thế thì lúc đó đồng tiền mới có giá trị. Tiền của một
quốc gia là gì? Là CHỮ TÍN của quốc gia đấy. Đó là tại sao khi trade forex market, các quốc gia có
những nền chính trị lộn xộn đồng tiền luôn mất giá. Đồng tiền mất giá vì chính trị lộn xộn. Thế thì tiền
giao động mạnh (volatile) thì là gì? Có bác nào nghĩ ra không? It's the same coin w/ difference face
thui.

23.06.09

Originally Posted by 3win

Số tiền TARP này sẽ trả lại cho ngân sách thui, túm lại là thằng bank nào ngáp ngáp gần chết mới
đáng cứu, còn vì sĩ diện hay sợ bonus laws thì cứ trả tiền đóng thuế lại, dzậy thui... mấy câu chuyện lẻ
tẻ này chắc không có vấn đề so với những gì đã làm

Wall Street traders không có sĩ diện nhiều đâu bác. Nếu thật sự cần tiền thì bác có chửi vô mặt, tụi nó
vẫn cƣời và lấy nhƣ thƣờng. Vấn đề là survivability thui. Nhƣng hiện thời thì ngƣời ta rất khó chịu về
những chuyện "chƣởi bới" vô cớ từ các chính trị gia vốn chỉ muốn kiếm phiếu, và những chú vô công
rổi nghề thừa gió bẻ măng. Thấy ngƣời ta chửi cũng bắt chƣớc chửi theo. Nhìn vụ AIG bonus thấy mà
buồn cƣời. Cha TNS gì đó (quên tên rồi) phỏng vấn trên TV nói chuyện nghe thấy ngu bạo. Lão nói là:
Đâu cần trả tiền bonus cho mấy thằng traders đó. Chỉ cần một ngƣời bình thƣờng (master or PhD) là
ok rùi. Mƣớn vào trả 200K/yr là đủ.. Nghe lão "phân tích" ngƣời phóng viên đài Bloomberg phải giải
thích rằng không phải ai cũng có thể manage một derivative portfolio đƣợc đâu bác. Lão nhất quyết
không nghe. Cuối cùng vì phép lịch sự, ngƣời ta phải cám ơn rồi mời lão đi chỗ khác. Điều tôi muốn
nói là thế này. Nghề nào nó cũng có chuyên môn. Ngay cả nghề thợ tay chân cho đến một highly
specialized trader của AIG. AIG chuyên về Insurance, nhƣng chết vì CDS. 180 tỷ chính phủ bỏ ra để
cứu vì KHÔNG THẾ UNWINDING NHỮNG CDS POSITIONS của AIG. Nếu unwinding đƣợc thì
không ai bỏ ra 180 tỷ làm gì. Trƣớc khi chính phủ bỏ số tiền đó ra, họ đã consult rất nhiều specialized
firms on the Street. Nhƣng không ai cứu nổi AIG nên đành phải chi thôi. Ngoài ra, họ đã thấy cái ảnh
hƣởng của LEH để lại cho đến ngày nay. AIG lớn gấp trăm lần LEH trên phƣơng diện CDS. (AIG chỉ
thua JPM về số lƣợng CDS on their book thui).

Ngƣời VN có câu: "Hổ xuống bình nguyên; chó cũng vờn" thiệt là chí lý. Con cọp AIG ngày xƣa giờ
lọt xuống ruộng bị chó mèo đến vuốt râu. Thậm chí, cách đây mấy hôm có một đám ngƣời rảnh đến
nổi mƣớn xe bus đi đến từng nhà của mấy CEO để "đòi tiền bonus" dùm chính phủ. Tát nƣớc theo
mƣa....có mấy gã TNS trên QH bày đặt đề nghị đạo luật tăng thuế trên tiền bonus đến 90%. Đó là
95
Federal tax. Cộng thêm State Tax vô nữa là thàng 100%.

Những sự kiện trên làm Wall Street Bankers bất bình. Ở Mỹ không bao giờ có vụ Free Lunch. Khi một
ngƣời làm tiền cả chục triệu hàng năm nhƣ họ, họ là những ngƣời rất rất specialized trong nghề. Và họ
đã bỏ gần suốt cuộc đời vào trong đó. Các CDS traders hay bất cứ một traders nào on the Street, phần
lớn chỉ biết một điều trong đời: MÓN HÀNG HỌ TRADE. Chỉ thế thôi. Ngồi nói chuyện với họ,
ngoài chuyện trai giá bình thƣờng ra, họ chỉ biết financial markets. Đẩy ra khỏi lãnh vực đó, chả chú
nào biết cái gì khác. Vì đó là đời sống của họ. Rất nhiều ngƣời tôi biết, chỉ biết đƣờng đi từ sở đến nhà
trong vòng gần 10 năm liền. Họ là những ngƣời cần leo bƣớc thang Corporate Ladder, và cũng là
những ngƣời rất tha thiết với nghề. Trong lãnh vực này, họ là số 1. Đó tại sao lƣơng họ cực cao. Bây
giờ nghe theo mấy cha TNS nữa mùa, hay mấy bà Mỹ Đen vùng southern state, để đi đánh thuế cái
kiểu 100% thì đó là phƣơng cách phá Wall Street Structure. Cách đây mấy hôm, Obama cũng hung
hăng lắm. Chê bai tiền bonus um sùm. Mấy hôm nay dịu giọng rùi. Chắc có lẽ chú nào rỉ vào tai
Obama rùi đấy. Đại bàng calm down tí đi. Nói nhiều quá trật đƣờng rầy đấy.

Wall Street banks vì thế chán cái TARP $$$ đến tận cổ. Chú nào có tiền (JPM, GS) là sẵn sàng trả lại.
Ngay cả BAC còn chán. Kenneth Lewis nói thẳng mà. "Hồi đó BAC đâu có cần tiền TARP, nhƣng
Chính Phủ bắt buộc chúng tôi phải lấy." JPM CEO Jamie Dimon cũng nói vậy. Trừ một số nhà banks
nhỏ cần tiền TARP thôi. Big $$ center banks, trừ chú C ra, không mấy ai cần đâu. Hiện tƣợng "không
cần tiền TARP" của các big banks là một trong những lý do chính mà các financial stocks lên mạnh
mấy hôm nay. Chú nào càng lớn miệng đòi trả tiền lại thì stocks đó càng lên cao.

Riêng về market hôm nay và tuần sau, tôi nghĩ cái viễn ảnh correction đang hiện ra từ từ. Các chỉ số
kinh tế ra khá tốt, nhƣng financials nói riêng đang có dấu hiệu mệt, đặt biệt là mấy chú hot nhƣ GS,
BAC, C, JPM, WFC. Bác nào ôm mấy chú đó, ăn đậm gần 2 tuần nay, và nếu là short-term traders, thì
coi chừng mà lui quân.

29.06.09

Nhƣ có nói trong bài viết của hôm 6/23 là khi nào chỉ số DJIA gãy lằn support màu trắng (~8.2k) trên
chart thì mới đáng lo. Từ đó đến hôm nay và có lẽ cho đến hết tuần này (a shortening week due to the
4th of July holiday) market có thể không đi đâu xa. Recent high of 8.8k có lẽ sẽ là lằn resistance cho
tuần này. Tôi lấy chủ đề của tháng 6 là USD index vì tôi nghĩ rằng chỉ số currency này là đầu mối của
mọi chuyện. Cách đây chừng 1 tuần nó khá mạnh tuy rằng trên phƣơng diện T/A thì nó rất yếu.
Overall formation hôm đó và cho tới hôm nay vẫn là a bearish one. Tôi vẫn nghĩ rằng nó sẽ retest
điểm low của tháng 8 năm ngoái (roughly 74). Nếu xui thì nó có thể VIOLATE điểm thấp đó tí xíu.
Gọi là Violate thay vì là break down luôn có nghĩa rằng nó sẽ dip below đó một tí trƣớc khi xoay
chiều. Sự xoay chiều của nó sau này, nếu có, sẽ rất mạnh. Mốc thời gian cho sự kiện này có lẽ vào
khoảng đầu năm 2010 (early spring). Vì đấy là lúc the FED sẽ bắt đầu thay đổi chính sách Monetary
Policy của họ (*). Đây là bài học kinh nghiệm mà tôi đã học đƣợc vào tháng 4/95. Khi chỉ số USD lên
thật cao sau khi một recession kết quả cuộc chiến Iraq Desert Storm của Bush "cha."

Tuy nhiên, hiện tại thì hƣớng đi của USD và equity market ngƣợc nhau. Traders trên mọi market VẪN
CÕN nhìn USD nhƣ một risk aversion trade. Gọi là risk aversion là khi USD mà xuống thì stock lên.
Nói nôm na là nhƣ thế. Chart của USD hôm nay đã có a clear break down, giống nhƣ cái formation đã
96
nói từ trƣớc. Câu hỏi hiện giờ là CƢỜNG ĐỘ break down của nó. Nếu vì một lý do gì đó mà nó
accelerate to the down side thì giá stocks sẽ tăng lên rất cao. Trong T/A có một hiện tƣợng mà ít sách
nào nói đến. Đó là SYMMETRY. Có nghĩa rằng cái gì đã xảy ra bên TRÁI của chart thì nó THƢỜNG
LẬP LẠI Ở BÊN PHẢI với sát xuất chính xác khá cao (**). Vì thế nếu lịch sử thật là cái bánh xe thì
sau khi market break out khỏi giai đoạn consolidation hiện tại thì the upside sẽ rất lớn và RẤT
NHANH. Mức độ chính xác của nhận định này còn tùy theo giai đoạn nào của năm. Nếu hiện giờ là
tháng 9, 10 thì có thể nói rằng cái set up này rất chắc. Nhƣng nhƣ có nói tại đây một vài lần, US
market thƣờng rất kỵ hai tháng 9, 10 hàng năm. Cứ vào mùa đó là có sóng gió. Không ít thì nhiều cho
nên mặc dầu hiện tại US market có một set up thật đẹp. Sát xuất thành công không cao lắm nếu đem
so với thời điểm của cuối năm. Nói nhƣ thế không có nghĩa rằng nó sẽ không xảy ra. Nhƣng nói để
biết rằng mình nên giữ cái này trong tâm. Để khi nó xảy ra thì mình nhảy vào khỏi phải chùn tay. Và
cũng tự nhắc với bản thân rằng, signal tuy có nhƣng nên thật cẩn thận.

97
98
Riêng về bức tranh T/A của US market thì hiện thời cái breadth (tạm gọi là chiều sâu của market) đang
ở mức phân vân. Hình dƣới cho thấy số lƣợng stocks lên so với số lƣợng stocks xuống. Tôi dùng hai
sets data này trộn chung lại để ra một con số oscillator để tìm sức mạnh ẩn của nó. Sau đó, vẽ nó trên
chart với nguyên lý trend line căn bản thì thấy rằng dòng tiền ngầm đang chảy vào từ từ. Trên phƣơng
diện này thì hiện tại và thời điểm của tháng 3 gần giống giống nhau. Cái low của nó hiện tại ngang với
cái low của tháng 3. Ý tôi muốn nói rằng nếu bỏ giá (price) qua một bên. Đừng nhìn vào nó. Chỉ trade
bằng chỉ số này thui thì cái low của tháng 3 đã đƣợc retest trên phƣơng diện MARKET BREADTH.
Market Breadth thƣờng đƣợc ví nhƣ công lực của một cao thủ. Price actions (giá) thì đƣợc gọi là chiêu
thức. Chiêu thức có ảo diệu đến đâu (nice formations v.v...) mà thiếu công lực thì có trúng cũng chả
chết thằng Ma nào. Thành ra khi thấy market đang set up a nice formation nhƣ đã nói ở trên thì tôi
nhìn sang phần "công lực" của market. Và nó có nhiều triển vọng, tuy chƣa đẹp bằng cái formation.
Nhƣng cho thêm hết tuần này để xem nó có qua đƣợc cái lằn resistance đó không. Nếu đƣợc thì càng
tốt.

99
Vài lời chia sẻ...

(*) Monetary policy sẽ đƣợc nói sau. Khi mà the FED signal thì lúc đó...."fun" lém.
(**) Chiêu thức này gồm có hai thế. Tôi chỉ nói một thui. Nói hết 2 cái thì thế nào vài bửa sau sẽ có
100
thằng Q google để tìm hiểu. Hiểu đƣợc tí là lên "làm thầy" tại nơi khác liền...giống y nhƣ cái chiêu
Head & Shoulder bi giờ lan tràn khắp các VN forum. Chả thằng Ma nào nói học đƣợc từ VC.com hít. .
Đọc sách TA nhƣ vịt nghe sấm. Đọc mà không nhận đƣợc formation khi thấy. Đợi ngƣời khác vẽ xong
rùi mới nhảy vào làm thầy.

Originally Posted by mr.ACB

nếu đúng như nhưng gì anh nói thì em nghĩ đây mới là giai đoạn equity market đang đổ xăng, chuẩn

bị cho 1 cuộc bứt phá mạnh mẽ.

Nhƣng đoạn đƣờng trƣớc mặt không có dể ăn nhƣ cái của tháng 3. Tháng 3 vừa qua vì không ai ngờ
nên ngƣời ta bị market blindsided. Từ blindsided ngƣời ta đâm ra nghi ngờ. Từ nghi ngờ trở thành
chậm trễ, và phải play catch up trong suốt hai tháng 4, 5. Hôm nay thì khác. Hôm nay có nhiều ngƣời
sẵn sàng cho the next up leg rùi. Bảo đảm với anh rằng khi thấy market break out khỏi cái
consolidation hiện tại thì ngƣời ta sẽ nhảy vào rất nhanh.

Originally Posted by porsche

thank anh VC , cái indicator VC ^^ có phải là Vietcurrency ko ah ^^

Trên chart thì tôi rename nó thành VC indicator. Trên thực tế nó là một indicator rất gạo cội trong
T/A. Tôi chỉ modify nó tí xíu thui. Chứ tôi tài cán gì mà biết chế biến ra nguyên một indicator mới.
Với gần 150 indicators hiện tại. Phần lớn là overlap với nhau, anh có thể modify nó tí xíu rồi đem nó
so sánh với cái cũ. Anh sẽ thấy nhiều điều khá hay trong sự lên xuống của giá hằng ngày.

Originally Posted by thefool

Cám ơn anh VC. Vừa mới thấy tin "Oracle profit beats forecast, margin at record", Reuters đưa tin
lúc 7:31 pm EDT. Oracle có được coi là đại diện tiêu biểu cho Tech sector của US chưa hả anh? Nếu
yes, thì Oracle tốt có thể coi là tech sector có tốt hay market còn phải đợi thêm một số công ty khác?
Mà nếu tech sector tốt thì nó có tác động gì tới market trong giai đoạn hiện nay?

US market có chừng 20K stocks khác nhau nằm trên hai exchanges: NYSE & NASDAQ. Chƣa kể
+10K (estimate) stocks khác nằm trên bulletin board và pink sheet cho nên ngƣời ta chia nó ra rất
nhiều loại khác nhau. Tech sector thƣờng đƣợc xem là SUPER SECTOR. Tại vì bên trong tech sector
có ít gì cũng 50 sectors khác nhau. ORCL là công ty HÀNG ĐẦU của thế giới chứ không phải của Mỹ
thôi về DATABASE MANAGEMENT. Database của ORCL rất mạnh, và rất mắc. Hầu nhƣ chỉ xài
cho big corporations mà thui. Nếu MSFT mà nắm 90% OS của PC desktop thì có thể nói là ORCL
nắm 90% database của thế giới. Tuy nhiên, con số 90% này có hai mặt. Một mặt ngƣời ta cho rằng với
90% market share thì có nghĩa rằng Oracle là vua của big database management. Nhƣng cùng lúc nó
cũng có rất nhiều risk. Tại vì khi một công ty nào chỉ chuyên về 1 kỹ nghệ nào đó thì nếu kỹ nghệ đó
bốc, nó sẽ đi rất xa, rất nhanh. Ngƣợc lại, khi kỹ nghệ đó xuống thì nó xuống cũng rất bạo. Đây là hiện
101
tƣợng rất thông thƣờng của các công ty đƣợc gọi là VERTICALLY INTEGRATED. Đây là cái nhìn
của một F/A analysis. Traders thì khác. Họ không nhìn Oracle nhƣ thế. Họ lấy cái VỊ THẾ của Oracle
(90%) để đo mức độ PHÁT TRIỂN trong kinh tế hiện tại. Trong phần software của tất cả công ty,
database luôn là hàng đầu. Database management/security là một điều không thể thiếu. CTO (chief
technology officer = ngƣời đứng thứ 3 or 4 trong bƣớc thang quyền lực tại công ty) thà bỏ tiền ra để
beef up cái database security TRƢỚC khi họ upgrade đồ chơi mới. Và công ty chỉ chi tiền khi họ có
một ROSY OUTLOOK về kinh tế. Cho nên khi nhìn vào ORCL earnings, ngƣời ta không cần biết nó
lời lổ bao nhiêu trong quarter vừa qua, mà ngƣời ta chỉ nhìn vào nhận định của nó. Nếu nhận định
càng đẹp thì tƣơng lai của CORPORATE SPENDING càng tăng. Corporate spending cao thì SÁT
XUẤT của một kinh tế phát triển tăng. Đó là phƣơng cách traders dùng earnings để trade, chứ không
phải nhìn con số lời lổ của công ty rùi trade on that. Đây là chiêu cơ bản của US market trading 101.

Nếu Q2 earning của Oracle thực sự là 1 "hint" rằng Q2 earning của các công ty cũng có khả năng tốt,
thì market sẽ chạy lên? rồi đợi lúc Q2 earning ra đầy đủ, sẽ chạy xuống vì lúc đó cũng là câu chuyện
"What have you done for me lately"?

No....muốn xài cái câu nói phía trên, bác phải có một HOLISTIC APPROACH (tạm gọi là cái nhìn
toàn diện trên tất cả markets) để biết khi nào market runs out of juice mà phán câu nói đó. Earnings
của một công ty, no matter how big, không bao giờ là động lực CHÍNH để đẩy thị trƣờng đi về một
hƣớng nào. Nó có thể là LÝ DO mà traders dựa vào đó để move market. Gọi là lý do là thế này. Khi
tất cả các động lực của thị trƣờng tài chánh (bonds, currency, gold, fed policy, government spending)
cùng chỉ về một hƣớng và equity market sẵn sàng đi theo. Tuy nhiên, trong thời gian hiện tại đó nó
chƣa đi liền vì một lý do nào đó. Nếu lúc đó có một earnings thật tốt từ một big coroporation thì ngƣời
ta sẽ dựa vào cái đó mà trade. Họ trade vì những sự kiện macro-econ đã LINE UP. Bác hiểu không?
Chứ không có chú nào quăng tiền vào market vì một earnings. Earnings come and go. Quarter này
ORCL có thể là tốt. Còn quarter sau thi sao? Nếu kinh tế không tốt thì ai dám bảo đảm rằng Q3 nó sẽ
tốt hơn. Đó là chƣa kể các chú CFO chơi cái tình sandbag earnings hay smooth out earning. Cisco
Networks (CSCO) là vua của cái chiêu này. Traders gọi đó là MASSAGING THE EARNINGS
GAME. Anyway, bác tạm hiểu vậy đi. Kiến thức trong trò chơi khói lửa này phải đƣợc trả bằng mồ
hôi, nƣớc mắt, nổi đam mê và những thú đau thƣơng khác. Nó không dể thu thập trong một khoảng
thời gian ngắn đƣợc đâu. Tôi có dịp làm đệ tử của những tay thật ngầu nghì trong bond market, những
ngƣời mà khi xuất chiêu thì tôi có nhiệm vụ thông báo với the SEC trong vòng 15 phút. Nếu không thì
sẽ bị phạt 70K cho mỗi tiếng thông báo chậm. Lý do? Vì cái trading size quá lớn, the SEC cần phải
biết liền để tránh market manipulation. Muốn trade lớn nhƣ thế bác phải có một cái nhìn bao quát cho
tất cả market. Ngƣời ta gọi là holistic approach. Bác có thể ngồi nói chuyện hàng giờ về những market
khác nhau. Bác phải có khả năng kéo sợi dây liên hệ từ market này sang market khác. Làm đƣợc nhƣ
thế thì bác sẽ thấy cái bức tranh toàn diện hiện ra trƣớc mắt. Và sau đó là bác lay down the bets. Ngƣời
ta không dạy tôi đâu. Tôi chỉ học lén thui. Vừa làm đệ tử vừa nhìn lén ông thầy luyện vỏ, rùi về nhà tự
múa một mình...

102
Originally Posted by dh01

Anh Vietcurrency cho em hỏi với ạ:

- Trong diễn đàn mọi người hay nói đến cụm từ "dead cat bounce", ý nghĩa là như thế nào ạ. Khi hiện
tượng này diễn ra thì sau đó thị trường sẽ như thế nào?
- Khi giá cổ phiếu vẫn tăng nhưng histogram của MACD bắt đầu giảm thì có thể coi là phân kỳ âm
đang bắt đầu hình thành không ạ>
- Em rất muốn học về Fibonnaci và sóng Elliot, anh có biết đường link nào có tài liệu hay không thì
cho em xin với ạ.

Cảm ơn Anh nhiều.

Dead cat bounce là hiện tƣợng một stock/market rớt xuống thật nhiều và nhồi lên một tí để RỚT TIẾP
TỤC. Còn hai câu hỏi chót của bác, bác có thể xài cái SEARCH function trong forum mà kiếm. Hai
cái này đã đƣợc nói rất nhiều lần tại đây. Bi giờ ngồi gõ lại oải lém.

Originally Posted by thefool

Neu 1 trong 2 hoac ca 2 viec duoi day xay ra:

1. If policymakers are NOT optimistic about the economy

Nếu the FED mà không optimistic về tƣơng lai của kinh tế thì CHẮC CHẮN sell off sẽ xảy ra. Từ
tháng 3 đến giờ market lên vì HOPE, lên vì nhận định của the FED. Và từ 3 tháng nay the FED luôn
feed market những hy vọng về kinh tế. Trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng có nhiều tin tốt về
kinh tế ra. Sự kiện này đã làm cho market lên hơn 30% nếu tính từ điểm thấp nhất của tháng 3. Bây
giờ market dừng lại. Ngƣời ta chỉ CHƢA MUA thêm thôi, chứ không ai nói đến chuyện BÁN. Tất cả
đang đợi những hy vọng từ trƣớc đến giờ DẦN DẦN trở thành sự thật. Bây giờ đột nhiên the FED
tuyên bố ngƣợc với những nhận định của họ từ 3 tháng qua. Market không rớt mới là lạ. Nhƣng cái
chuyện đó chắc khó xảy ra. Cái cách trade trong vòng 24 tiếng đồng hồ sắp đến là dò xem CƢỜNG
ĐỘ BULLISHNESS về NHẬN ĐINH VIỄN ẢNH KINH TẾ từ đây đến cuối năm. Anh phải nhớ rằng
trừ khi the FED đƣa ra một nhận định CỰC KỲ BULLISH thì market mới xoay chiều. Chứ còn giữ ở
mức cũ thì hóa ra chả có gì đặt biệt. Market đã trả giá 30% cho cái nhận định hiện tại. Muốn traders trả
giá cao hơn thì phải có một SENTIMENT KHÁC. Wall Street và TRADING là thế đấy: WHAT
HAVE YOU DONE FOR ME LATELY? là cái châm ngôn trong trading. Cá nhân tôi thì không nghĩ
the FED sẽ wildly bullish, và market có lẽ đang trong giai đoạn correction. Cho nên ngày mai, nếu có
tin tốt từ the FED, market sẽ có cái gọi là knee-jerk reaction rồi sau đó sẽ lịm dần. Nhƣ tôi có nói ở
phía trên 2nd Quarter earnings đang ở phía trƣớc. Chiều mai sau giờ đóng cửa, ORCL (Oracle = công
ty software thứ 2 sau MSFT) sẽ ra earning, bắt đầu cho mùa earings của Q2. Không chú traders nào
dại dột make a directional bet going into the earning season--trừ khi nào nó biết chắc chắn. Và "chắc
chắn" là hai chữ không bao giờ có trong tự điển của trading.

103
2. FED will consider raising rates later this year when it is neccessary

thi market se co the phan ung nhu the nao? co the co nhung kich ban (scenarios) nao? xac suat xay ra
cua nhung kich ban do the nao?

Điều này actually RẤT TỐT cho market. Vì đấy là dấu hiệu kinh tế đang phục hồi MẠNH. Xin lƣu ý
chữ MẠNH. The FED từ lâu (kể từ năm ngoái đến nay) đang cố gắng fight the DEFLATION trong
kinh tế. Họ mong INFLATION nhƣ hạn hán trong mƣa. Bây giờ mà có inflation thì họ mừng hết lớn.
Một điều mà các anh cần lƣu ý khi tôi nói về INFLATION ở đây. Đó là khi các chỉ số đặt thù của kinh
tế nhƣ CPI, PPI, EMPLOYMENT COST...v...v... tăng. Đó mới thật sự là inflation. Chứ không phải cái
loại mà mấy chú bond traders jack up the yield curve để tạo nên một MARKET RATE tăng cao nhƣ
hiện thời. Đó chỉ là một EXPECTING INFLATION đang đƣợc mấy chú currency/bond traders BET
vào sự kiện inflation sẽ tăng trong tƣơng lai. Hai cái này hoàn toàn khác biệt.

Originally Posted by GLD

BC em nhớ có lần BC nói cứ mỗi lần Fed họp thì Market down sau khi họp xong thì up gấp đôi số lần
down trước đó. Không biết lần này có như vậy ko (ko biết em có nhớ nhầm ko ???) .

Thƣờng thƣờng là vậy. Kỳ này thì không biết có không. Tại vì từ đây cho đến cuối năm nay, các cuộc
họp của the FED sẽ không có kết quả khác biệt bao nhiêu. Bất quá là lời nhận định về kinh tế của cuối
buổi họp sẽ làm market giao động ít nhiều. Chứ vấn đề phân lời thì đã quá rỏ rùi. Đâu còn gì để trade.

Originally Posted by Golden butterfly

Như vậy thì theo em hiểu Trader sẽ sell vào cuối Q2 để bảo toàn lực lượng, đồng thời chốt lãi trong
thời buổi khó khăn này.

Tôi không hiểu rỏ ý của bác. Sell vào cuối Q2 và chốt lãi. Hai hành động này có khác biệt gì không?
Theo tôi hiểu thì sell có nghĩa là chốt lãi rùi.

Nhƣ vậy thì kết quả kinh doanh của Q2 của các công ty chứng khoán, trader sẽ tốt.
Sau khi có thông tin về kết quả kinh doanh Q2 thì DJI sẽ hồi phục trở lại?
Và rất có thể vài ngày cuối Q2 một số ổ chức sẽ buy dần lại?

Không biết đƣợc. Bác phải đợi thị trƣờng NÓI CHO BÁC BIẾT, chứ bác không thể nói thị trƣờng sẽ
làm gì. Cầm đèn chạy trƣớc ô tô không phải là trade. Đó là nghề rờ mu rùa của mấy thầy bói.

104
07.07.09

US market hôm nay là một NON-EVENT day. Gọi là non-event là vì số điểm lên của market index
không phải là dấu hiệu xoay chiều của cái rớt hôm thứ 6. Điều đáng ngại rằng con số 44 pts của chỉ số
Dow và con số 3 pts của chỉ số SP 500 đƣợc trả giá bằng một cái tin cực tốt của kinh tế. Chỉ số ISM
non-manufacturing là một số kinh tế quan trọng hàng thứ 2 của tháng. ISM có hai chỉ số chính: Non-
manufacturing và Manufacturing. Trong hai chỉ số này thì cái non-manufacturing quan trọng hơn. Đây
là chỉ số rất nhạy cảm với phân lời (market rate). Hôm nay ISM non-manufacturing ra rất tốt. Tốt ở
đây không phải vì nó lên. Nhƣng vì mức độ suy giảm của nó thấp so với dự đoán. Khi phân tích econ
news để trade, traders không nhìn nó trên sự kiện +/-, mà họ nhìn trên phƣơng diện RELATIVE. Xấu
ít, xấu nhiều và tốt nhiều tốt ít. The Functional Word here is: ÍT & NHIỀU. Hôm nay thì con số ISM
là xấu ít. Thông thƣờng đó là một tin rất tốt. Nhƣng the mood is changing on Wall Street. Chỉ số này
chỉ mang về cho market index một số điểm rất khiêm nhƣờng. Thông thƣờng với con số điểm rớt
mạnh nhƣ thế của thứ 6 thì ngày sau market thƣờng lên lại ít gì cũng 30% trở lên TRƢỚC KHI rớt
tiếp. Hôm nay thì tệ hơn thế. Đấy là dấu hiệu selling của những ngày tới sẽ còn nhiều. Trên chart tôi
có vẻ lằn support khoảng 8.3K của chỉ số Dow (xin xem lại chart ở tháng 6). Đây là lần thứ 3 mà nó
chạm lằn này. Support/Resistance thƣờng có hiện tƣợng là khi nó chịu bounce vòng vòng ở đó thì
ngƣời ta xem đó là strong support. Tuy nhiên, strong support này mà bị gãy thì selling sẽ rất mạnh.
Mạnh vì phần lớn sell orders thƣờng đƣợc đặt PHÍA DƢỚI của nó một tí để tránh hiện tƣợng
GUNNING SUPPORTS của mấy thằng market makers mất dạy (*). Cho nên khi nó gãy và chạm các
điểm này thì selling sẽ accelerate to the down side rất nhanh. Rất nhanh vì cùng lúc đó nó cũng trigger
các OPENING SHORT POSITIONS vào, đặt biệt là từ tụi SP futures traders.

Vì thế trong giai đoạn hiện tại market đang đi trên một sợi dây căng cứng. Các chú bears đang đợi
signal. Và signals sẽ tới trong vòng tuần này, hay trễ lắm là tuần sau. Ngƣời ta đang đợi một bad news
để take down the market. Bài học đầu tiên về market trading 101 là ngƣời traders phải biết khi nào gió
đang đổi chiều trên Wall Street. Hiện tại thì gió đã đổi chiều. Và nó đã đổi chiều khi các sectors mạnh
của tháng 3 bắt đầu có những dấu hiệu rạn nứt. Chẳng hạn nhƣ Oil vẫn dậm chân tại lằn ranh 70's và
các big banking stocks nhƣ JPM, BAC, WFC không có đủ momentum để test các điểm reactionary
highs của tháng 4.

Vài lời chia sẻ...

AKHO:

(*) Forex market makers của các retail firms hiện tại phần lớn xuất thân từ các Nasdaq market-maker
firms nhƣ Merrill, UBS, GS, MS, Smith Barney (former Salomon Bros) cho nên các chiêu stop
huntings đều đƣợc chiết từ các mánh gunning stops của chú equity market makers mà ra.

Here you gâu - Coi theng VIX nah anh trai - Nó đang one .. two .. three lấy trớn chạy lên mà. Thì sao
thang US Gmart không thể không xuống để breakdown Slevel hiện tại đƣợc

Just wait and see

105
Originally Posted by langthang08

Thank a VC rất nhìu. A cho e hỏi về vấn đề $ index, hiện thời nó đi ngược với equity market nhưng
đến 'khi nào' hay là 'sự kiện gì' sẽ làm trader,investor thay đổi cách nhìn đối với đồng $ và khi đó $
index và equity market ít nhìu sẽ ko còn mối liên hệ trái chiều như hiện nay nữa? Cám ơn a nhìu.

Tôi không thể trả lời đƣợc câu hỏi của anh. Vì nó thuộc về tƣơng lai. Tuy nhiên, nếu anh nhìn cái hình
ở dƣới thì anh có thể thấy rằng trò chơi risk aversion của Wall St. có thể sắp chấm dứt. Traders đang đi
kiếm một cái theme mới để move $$ around. Đây là tài liệu phân tích của riêng tôi. Tôi thƣờng nhìn
lƣớt qua các loại charts nhƣ thế mỗi khi cần update US market. Mỗi ngày tôi run chừng 26 các loại
charts nhƣ thế này từ futures qua đến currency, về lại US market index. Cho nên khi market xoay
chiều thì tôi thấy nó hiện ra khá rỏ và rất sớm.

Nếu anh hay bác nào xem xong có câu hỏi thì sáng mai tôi mởi trả lời. Bi giờ buồn ngủ rùi....

106
107
09.07.09

Originally Posted by quietman76

Anh VC có thể bình luận về cái 10 year T-note auction hôm qua không?
Theo em hiểu thì mặc dù Alcoa công bố 2Q loss và G8 leader thì believe the world economy still faces
significant risks nhưng cái đấu giá này succeayful nên đã support cho thị trường vì 10-year yield
giảm?

Yeah..cuộc đấu giá hôm nay không tệ. Nó giúp thị trƣờng hôm nay một phần. Nhƣng hôm nay nếu cái
auction này đừng quá tệ thì market cũng sẽ không rớt nhiều nhƣ mấy hôm trƣớc. Kể từ thứ 6 tuần
trƣớc đến nay, market có 4 trading days. 2 trong 4 ngày đó đều là big sell off. Cái số điểm rớt của hôm
thứ 3 tuy không nhiều cho lém (-166). Nhƣng nếu anh nhìn LỰC SELL thì rất mạnh. Selling across
the board. Sectors nào cũng bị dính. Dĩ nhiên, dính nhiều nhất là tụi techs và commodity-related, chẵn
hạn nhƣ oil. Cho nên hôm nay market dừng lại nghĩ chân. Sell off, nếu có, thì phải có một cái tin gì đặt
biệt lém thì mới xảy ra. Thêm vào nữa, trên phƣơng diện T/A kh anh vừa broke down xuống khỏi một
support khá cứng, anh không đi một lèo liền đâu. Luôn có những chú chơi tình bottom fishing kiếm
vài đồng tiền lẻ, nhảy vào support the rebound. Thêm vào đó nếu anh là mấy chú nhảy vào short
TRƢỚC khi support gãy vì anh ĐOÁN là nó sẽ gãy, theo danh từ nhà nghề traders gọi là JUMP THE
GUN, thì cái maximum profit của anh là hôm nay, chứ không phải là các ngày sau. Hai loại ngƣời này
hợp lại support market hôm nay. Market có thể lên hay move sideway vài ngày nữa. Nhƣng đó chỉ là
đoản kỳ thui. Selling sẽ tiếp tục trễ lắm là tuần sau, nếu không phải là chiều thứ 6 trƣớc giờ đóng cửa.

Originally Posted by Lyly_mat_out

Originally Posted by quietman76

1) Cái 3Yr Auction hôm trước ko thành công lắm vì low demand và yield cao hơn expected => Vì vậy
người ta ko mặn mà gì cho lắm với bond ngắn hạn.

2) Tuy nhiên, cái 10yr lại khá thành công => Về dài hạn thì người ta vẫn tin là kinh tế sẽ hồi phục.

3) => (1)+(2) = Về TA, rõ ràng H&S đã hình thành nhưng nó chưa gãy ngay, thậm chí có thể pull
back về neckline vì investors' remorse. Nhưng H&S là high reliability nên khả năng thị trường Mỹ
drop là cao.

4) Những assets an toàn hơn stocks?

@ BBVC: em sắp lại thế có ổn không anh nếu ổn anh trả lời dùm câu số 4 nhé

108
Thƣờng là stocks lên. Nhƣng không phải stocks nào cũng lên. Chỉ có tụi gọi là HIGH DIVIDEND
PAYING stocks thui. Ở Mỹ thì các công ty điện nƣớc, điện thoại (lined line, chứ không phải wireless).
Tuy nhiên, bond nó khác với stocks nhiều lém. Khi bác đi mua stocks, bác là một ngƣời ĐẦU TƢ
ĐƠN GIẢN thuần túy. Gọi là đầu tƣ đơn giản vì là bác đang đầu tƣ vào sự phát triển của công ty. Trên
thế giới của bond thì khác. Bonds ít đƣợc xem là đầu tƣ nhiều hơn là nơi lánh nạn. Khi một ngƣời chạy
vào stocks, bác hiểu liền ý nghĩ của họ. Khi một ngƣời ôm tiền chạy vào bonds, bác HOÀN TOÀN
không biết nó đang suy nghĩ cái gì. US bonds là một tấm khiên che chở nhiều thứ lắm. Rất có thể
thằng Q nào vừa chạy vào bonds đang short mortgage big time. Nó nhảy vào bonds để hedge. Hay là
chú nào vừa chơi Swap trên interbank currency, giờ nhảy vào bond để hedge cái yield spread vì nó sợ
spread bung rộng. Nói chung thì bond vừa là một vũ khí để tự vệ vừa là vũ khí để tấn công. Cho nên
khi thấy yield lên xuống việc đầu tiên là ngƣời ta xem ĐỘNG LỰC nào đƣa đến sự kiện đó. Khi thấy
rỏ động lực đó rùi thì traders mới binh bài đƣợc. Chứ không phải là thấy bond yield giao động thì cứ
nhắm mắt nhảy vào high yield dividend stocks.

Originally Posted by quietman76

Bác hỏi anh VC về các assets ít rủi ro hơn stocks?

Còn tôi vẫn muốn hỏi là liệu cái đấu giá thành công của 10yr kia có phải vì mặc dù yield thấp nhưng
người ta vẫn mua vì nó ít rủi ro, thay vì đầu tư vào stocks ở thời điểm này?

Rất ít khi nào một small market nhƣ US market có thể làm một bigger market (ít gì cũng lớn hơn 10
lần) nhƣ US bond đi theo nó. Ngƣời trade bond thƣờng trade theo KINH TẾ, và trade trƣớc những sự
kiện sẽ diễn ra trong kinh tế từ 3 cho đến 6 tháng. Cho nên khi thấy cái auction đó went well thì vấn đề
chính là lá bài kinh tế của 4th quarter 09 và 1st quarter of 10. Chứ không phải vì hiện tình US stocks
đâu. Vì khi bức tranh kinh tế mà họ (bond traders) đang phác họa cho cuối năm nay, đầu năm tới đang
đƣợc thành hình qua cái yield curve thì stocks sẽ đi theo. Thêm một điều nữa. Thế giới của bond land
toàn là cá mập với nội công thâm hậu lém. Nhất là trong thời điểm auction (primary market). Có thể
nói rằng đây là một market THUẦN TÚY của khủng long chơi với nhau. US market có 9 PRIMARY
BOND DEALERS. Gọi là primary vì 9 chú này chơi thẳng với the US Treasury khi họ auction. Nhiều
khi họ đại diện cho FOREIGN CENTRAL BANKS để auction. Và foreign central bankers không nhảy
vào bonds vì US market đang có cái H&S formation. Họ vào vì một lý do macro-econ của thế giới,
của quốc gia họ, hay của giá trị đồng tiền đang đƣợc họ manipulate để giành lợi thế trong việc trading
hàng hóa trên thế giới.

109
14.07.09

Originally Posted by GLD

@ BC Dj retest neckline rồi , lực mua khá mạnh nhưng Volume lại ít nghĩa là sao BC nhỉ .

Whitney là "tài tử" đang hot của Wall Street hiện thời. Cô nàng thành danh nhờ vụ Citibank meltdown
của 08. Trong suốt từ tháng 3 cho đến nay, em đứng bên ngoài không dám đụng vào market (going
long), chứ đừng nói chi là dám nhảy vào tụi financials, tuy rằng financials là cái nghề của em. Sáng
hôm qua tự nhiên em nổi hứng upgrade GS làm market khoái quá Trùi. Tôi gọi là "khoái" vì tự nhiên
có một con BEAR thật bự biến thành con bull nhỏ (bull nhỏ là vì Whitney chỉ có thích GS thui).
Financials as a sector đã consolidate gần hai tháng nay. Bác cứ xem chart của BAC, JPM, C v...v...thì
sẽ thấy. Thành ra khi financials đƣợc upgrade thì rất nhiều ngƣời trở nên hy vọng tràn trề. Tràn trề vì
1) nó quá rẻ và 2) một con bear lớn tự nhiên biến thành con bull. Có nghĩa là MOMENTUM bi giờ
mạnh lém. Bác đừng jump the gun. Cứ đợi ngày mai GS's earnings ra sao cái đã. Đợi GS ra, bác kiểm
chứng đƣợc hai việc: Hào quang của Whitney một sẽ lịm dần, nếu sai. OR sẽ tăng thêm. Nếu nó tăng
(có nghĩa là Whitney đúng về GS) thì bác còn thằng JPM, BAC, C earnings để bác trade on the LONG
SIDE. Bằng nếu em Whitney chỉ đoán mò về GS thì coi nhƣ em sẽ tịt, sẽ "xong một đời hoa" cho em
và cho market. Lúc ấy thì bác cắt cổ con bull này cũng không muộn. It's all about timing thui. Đó là 1
trong những cách bác trade in US market earning season.

15.07.09

Originally Posted by vnis

Thanks anh VC
Vậy là em an tâm mua bán ở bên Việt Nam rồi
Bên này mấy công ty chứng khoán nó dựa vào mô hình SHS nó nói thị trường Mỹ sẽ giảm sâu làm ai
cũng sợ không dám mua bán
Nay đã rỏ em chơi tới bến ít nhất trong tuần này

Nếu nhìn vào SP thì quả là H&S đó. Nhƣng tôi phân tích chỉ số Dow thƣờng tại đây cho nên không
nói nhiều về SP và cái H&S này. Tuy nhiên, bác cũng không trách đƣợc chú nào nói về H&S khi trƣớc
vì quả ra là thật vậy. Nếu không có Goldman's earnings và sự đổi chiều của Whitney thì có lẽ cái bear
trap này không xảy ra. Nhiều khi hay không bằng hên mà. Chiều nay, INTC's earnings ra còn bạo nữa.
INTC là cột trụ của tụi techs. Nó lại là thành viên nặng ký trong hầu hết tất cả các chỉ số market index.
After hour trading, INTC lên hơn 1 pts. Nếu không có gì thay đổi, sáng mai Nasdaq sẽ lên mạnh.
Semiconductor index (SOX) sẽ bốc lửa. Gần 10 năm rồi INTC mới có một quarter sáng lạng nhƣ thế
đấy. Cho nên bác mà có xâm mình nhảy vô VNI mà có chết thì cũng chết trong vinh quang chói sáng
của INTC đấy....

110
Originally Posted by quietman76

Hôm trước có thông tin này: "Trong 9 tháng đầu tiên của năm tài khóa bắt đầu vào tháng 10 năm
ngoái, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã lên tới 1.009 tỷ USD, so với mức 285,9 tỷ USD cùng kỳ của năm
tài khóa trước. Trong cả năm tài khóa trước, Chính phủ Mỹ bội chi 454,8 tỷ USD". Ko hiểu sắp tới có
ảnh hưởng tới Bond Yield ko? Anh VC cho xin vài nhận định nhé. Thanks in advance.
Về TA, S&P500 đã deny cái H&S khi nó về trên cái neckline. Tuy nhiên, vẫn đang trong downward
channel. Căn theo Volume at price thì có vẻ nó sẽ gặp resistance around 920. Just wait&see.

Hôm nay chỉ số PPI ra hơi cao so với dự đoán. Đó là dấu hiệu của lạm phát đang nẩy mầm, vì PPI là
của manufactures. Nếu nhà sản xuất mà tăng giá thì lạm phát sẽ xuất hiện trong CPI (ra tuần sau). Lúc
đó the FED mới thật sự ở vị trí khó xử. Tuy nhiên, bond yield không lên nhiều trong hiện tại vì traders
vẫn biết là the FED thật sự khó tăng phân lời trong giai đoạn này. Con số ngƣời thất nghiệp hiện đang
vẫn còn tăng, và ngƣời ta tiên đoán rằng nó sẽ còn tăng cho đến cuối năm nay. Khi nào chỉ số này
giảm thì sát xuất the FED tăng phân lời mới cao. Riêng về market hôm nay, nếu không có cái PPI đó
thì hôm nay đã có a follow through cho hôm qua. Điều mà các bác nên lƣu ý rằng từ đây cho đến ngày
thứ sáu khi các đại bàng trong US bankings ra earnings thì market khó lòng xuống sâu cho lém. Đó là
nói nó có xuống. Nhƣng có lẽ không xuống đâu. Lý do? Ngƣời ta học bài học earnings của WFC
quarter trƣớc. Đó là một BIG SURPRISE trong banking sector của Q1/09. Quarter này thì có GS. GS
thì lớn hơn WFC nhiều lém. Cho nên bi giờ traders đang bet on the LONG SIDE của market. Thêm
vào đó, cái gọi là H&S của tuần trƣớc, bi giờ đƣợc xem là A BIG BEAR TRAP. Bà con đang hối hả
getting out of the bear trade. Cá nhân tôi thì không bearish nhƣ ngƣời ta hồi tuần trƣớc. Tôi chỉ Neutral
thui. Tuy nhiên, tuần này thì tôi bullish in the banking stocks. Có thể sẽ Unload trƣớc khi Earnings của
BAC, C vào thứ 6, nếu market có nét Shaky.

Originally Posted by vnis

Thanks anh VC
Vậy là em an tâm mua bán ở bên Việt Nam rồi
Bên này mấy công ty chứng khoán nó dựa vào mô hình SHS nó nói thị trường Mỹ sẽ giảm sâu làm ai

cũng sợ không dám mua bán


Nay đã rỏ em chơi tới bến ít nhất trong tuần này

Nếu nhìn vào SP thì quả là H&S đó. Nhƣng tôi phân tích chỉ số Dow thƣờng tại đây cho nên không
nói nhiều về SP và cái H&S này. Tuy nhiên, bác cũng không trách đƣợc chú nào nói về H&S khi trƣớc
vì quả ra là thật vậy. Nếu không có Goldman's earnings và sự đổi chiều của Whitney thì có lẽ cái bear
trap này không xảy ra. Nhiều khi hay không bằng hên mà. Chiều nay, INTC's earnings ra còn bạo nữa.
INTC là cột trụ của tụi techs. Nó lại là thành viên nặng ký trong hầu hết tất cả các chỉ số market index.
After hour trading, INTC lên hơn 1 pts. Nếu không có gì thay đổi, sáng mai Nasdaq sẽ lên mạnh.
Semiconductor index (SOX) sẽ bốc lửa. Gần 10 năm rồi INTC mới có một quarter sáng lạng nhƣ thế
đấy. Cho nên bác mà có xâm mình nhảy vô VNI mà có chết thì cũng chết trong vinh quang chói sáng
của INTC đấy....

111
Originally Posted by GLD

Sao BC vẫn neutral nhỉ . Có dấu hiệu của Lạm phát , GS' earning tốt hứa hẹn thằng BAC, JPM
... tốt ??? .

Tôi stayed neutral hồi tuần trƣớc bác ui. Nhảy vô lại sau khi Whitney upgraded GS và market pop 185
pts vào thứ hai. GS's earnings khá cũng mang lại nhiều hy vọng cho các stocks thuộc cùng ngàng của
nó. Bác bán phở; tôi bán mì. Phở bác bán chạy thì mì tôi cũng có nhiều hy vọng chứ. Traders gọi cái
này là GUILT BY ASSOCIATION. Có nghĩa là "bà con dính líu" với nhau. Vấn đề quan trọng là
earnings của các chú còn lại sẽ tốt ít nhiều thui.

Originally Posted by phusys

Em có câu hỏi về cái chart của anh VC ở page 1, em ko hiểu lắm việc tại sao khi SP 500 và EUR/USD
có high correlation thì thị trường lại quan tâm đến risk aversion. 1 thằng là equity, 1 thằng là

currency, giữa 2 cái asset này, cái nào risk hơn

Cái phần này không dể hiểu và tôi cũng không viết nhiều. Tôi hy vọng các bác hiểu, nhƣng có lẽ bác
là ngƣời mới và chƣa trade forex cho nên bác hơi lộn xộn tí. Để tôi nói lại cho rỏ. Cái trading theme
mà world financial markets bắt đầu 09 cho đến hiện tại là RISK AVERSION/APPETITE. Khi market
lên thì ngƣời ta chạy ra khỏi US dollar. Khi market xuống thì họ chạy ngƣợc vào. Đó là ý chính.
Nhƣng nói thì dể, chứng minh nó bằng data mới chính xác. Chỉ số USD đƣợc cấu tạo bới 7 đồng tiền
khác nhau. Trong đó đồng EUR chiếm phần % lớn nhất, hình nhƣ là gần 50%. Cho nên bác cứ nhìn
đồng EURUSD để đoán mức độ risk aversion/appetite của market. Cái chart mà tôi post phía trên
tƣợng trƣng cho EURUSD và USD. Trƣớc hết tôi vẽ hai cái charts trên một trục (axis) chung cho dể
thấy. Sau đó tôi xài chỉ số LINEAR REGRESSION để smooth out the data. Lý do mà bác cần smooth
out the data là vì các market data nhƣ Eurusd là các loại số mà statisticians gọi là independent.
Independent data tend to mean-reverse. Anyway, bác tạm hiểu vậy đi nhé. Sau đó là tôi run cái
correlation test trong phần dƣới của chart. Cái correlation này chứng minh cho bác biết dòng tiền
không chạy ra ngoài, mà chỉ chạy từ asset này sang asset khác. Khi chứng minh đƣợc điều này thì lúc
đó bác có thể parlay và trade theo dòng tiền này. Đơn giản thế thui. (xem hình bài post ngày 07.07.09).

112

Vous aimerez peut-être aussi