Vous êtes sur la page 1sur 3

Nguồn gốc :

Theo CNN, phong trào “anti-vaccine” bắt nguồn từ năm 1974 khi một báo cáo được công bố
tại Anh cho rằng, 22 trẻ sau khi tiêm vaccine ho gà có triệu chứng chậm phát triển và có
triệu chứng động kinh. Dù không hề được xác thực, thông tin này làm tỷ lệ tiêm chủng ho gà
ở Anh giảm mạnh từ 81% xuống 31% trong nhiều năm sau đó, khiến khoảng 100.000 trẻ
mắc bệnh ho gà, trong đó có 31 trẻ tử vong Các chuyên gia cho rằng những người theo
phong trào “anti-vaccine” thường vin vào những trường hợp tai biến sau khi tiêm vaccine.
Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ mang tính cá thể, chiếm chưa đến 1% trong tất cả
trường hợp đã tiêm vaccine. Ngoài ra, xu hướng này cũng thường phát triển mạnh do sự
thiếu thông tin, hiểu biết và bảo thủ của người dân. Chỉ cần một thông tin chưa được xác
thực, có quan điểm đi ngược lại thành tựu của khoa học xuất hiện trên mạng xã hội cũng
khiến họ bị dao động
Nguyên nhân:
+) Bị đánh tráo khái niệm
+) Nghi ngờ về khả năng phòng bênhh của vaccine: Khả năng phòng bệnh của vaccine
không phải là 100% nên chắc chắn sẽ có những trường hợp đã tiêm phòng vaccine nhưng
vẫn bị nhiễm hoặc cũng có thể không tiêm phòng vaccine nhưng không bị lây nhiễm
+) Lo sợ ảnh hưởng từ biến chứng của vaccine: Vaccine là phương pháp tương đối an toàn
và hiệu quả để phòng tránh nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như viêm gan, ho gà, uốn ván,
sởi, v...v... Tất nhiên không có thứ gì là tuyệt đối an toàn cả, vậy nên việc sử dụng vaccine
vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn - nhưng xác suất để điều này xảy ra
vô cùng nhỏ, trong khi những nguy hại đến từ việc không tiêm phòng thì lớn hơn nhiều lần.
Thế nhưng rất nhiều người đã dựa vào những tác dụng không mong muốn khi sử dụng
vaccine để tạo nên một làn sóng anti-vaccine cũng như tẩy chay việc tiêm phòng dịch bệnh
cho trẻ nhỏ.
+) Bị lợi dụng bởi mục đích xấu: Trang tin Guardian cũng đã có dịp thâm nhập vào được
trong một vài Group kín đó để điều tra và theo dõi, phát hiện ra rất nhiều giả thuyết mơ hồ
được lan truyền trong này. Có nơi tự nhận và nói rằng "đây không phải một group anti-
vaccine, vẫn đang có quan trung lập." Tuy nhiên, hàng tá những bài đăng trong này lại chỉ
nói về những thông tin nghi ngờ ích lợi từ vaccine và phản biện nó, khuyên dùng các
phương pháp thay thế khác chưa được kiểm chứng, hoặc còn có tác dụng ngược lại.
Được biết, chủ nhân của group đó là một CEO của thương hiệu đang kinh doanh các liều
thuốc vitamin C. Trong các bài đăng của Group, một nút "Shop Now" luôn luôn được đính
kèm để các thành viên có thể dễ thấy và khuyến khích click mua hàng ngay trong một nốt
nhạc. Thương hiệu này bán vitamin C theo dạng số lượng lớn, với các liều uống cho trẻ em
lên tới 3g/ngày - trong khi đó, liều lượng tối đa được nghiên cứu là phù hợp chỉ là...
15mg/ngày
+) Do yếu tố chủ quan của con người trong việc bảo quản và tiêm phòng vaccine: Việc bảo
quản và tiêm phòng vaccine đã có qui trình rất rõ ràng, chặt chẽ, thế nhưng sau vụ 3 cháu
bé tử vong sau tiêm vaccine viêm gan B ở Quảng Trị, ngành y tế mới phát hiện ra rằng,
nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã bảo quản vaccine sai quy trình như tủ lạnh bảo quản
vaccine hay nhiệt kế theo dõi hỏng, nhân viên chưa nắm vững cấp cứu khi có sốc phản vệ...
Hay như những vụ việc động trời như ăn bớt vaccine ở Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội,
những vụ tiêm vaccine quá hạn, rồi vụ 3 trẻ chết, 7 tháng đã qua mà chưa rõ nguyên nhân
và ứng xử sau đó của ngành y tế, thì quý vị sẽ hiểu vì sao người dân lại sợ vaccine đến vậy.
+) Những người có tư tưởng antivaccine cho rằng việc bắt buộc tiêm chủng là mất tự do
dân chủ :

Hậu quả:
Xuất hiện trở lại những dịch bệnh từng được coi là đã bị xóa sổ: The New York Times cho
biết, kể từ năm 2014, dịch sởi bắt đầu bùng phát trở lại tại Mỹ với 644 ca mắc bệnh ở 27
bang, nhất là ở các khu “ổ chuột”. Khoảng 90% số người nhiễm bệnh là do không tiêm
vaccine phòng bệnh
Ước tính, chỉ trong tháng 1-2017, 559 ca nhiễm sởi đã được phát hiện tại châu Âu, trong đó
Pháp, Đức, Italia, Romania, Ba Lan, Thụy Điển là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất, với 474 ca nhiễm. Sau đó Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết mọi nguyên nhân
khiến dịch sởi bùng phát tại đây là do phong trào “anti-vaccine”.
Làm mất miễn dịch cộng đồng:

Miễn dịch cộng đồng không phải là cách có thể áp dụng cho tất cả các bệnh,
mà thường nó chỉ có hiệu quả với những bệnh có tính lây truyền cao, có
nghĩa là các bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Có những
bệnh lây nhiễm, ví dụ như bệnh uốn ván, nhưng không phải là bệnh truyền
nhiễm nên miễn dịch cộng đồng không có ý nghĩa.
Từ năm 2014, CDC Hoa Kỳ (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ) đã công bố nguy cơ
mất miễn dịch cộng đồng tại đất nước này do làn sóng của những người phản đối việc tiêm
chủng. Đến cuối năm 2018, tình trạng này được công bố đã lan sang 18 bang khác nhau
của Hoa Kỳ với những bang có tỉ lệ tiêm chủng chỉ 44%.
Một số bố mẹ nghĩ rằng ai không tiêm vaccine cho con thì mặc kệ họ, còn mình tiêm cho
con mình là được, như thế là con mình phòng bệnh được rồi. Nhưng xin hãy loại bỏ suy
nghĩ đó, thay vào đó hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng miễn dịch để số trẻ được bảo
vệ là tối đa. Hãy nhớ, khi không đủ 85% dân số tiêm chủng, dịch bệnh sẽ quay lại. Và số
phận của những bé có bố mẹ không chống vaccine nhưng chưa đủ tuổi tiêm chủng thì sao?
Các bé đó có thể bị sởi ngay cả khi chưa đủ 9 tháng tuổi để chích mũi sởi đơn, và rất có thể
kéo theo những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tử vong
Hành động để chống lại antivaccine:
Tại Đức, Quốc hội đã thông qua một đạo luật về việc bắt buộc tiêm vaccine cho trẻ, áp dụng
kể từ ngày 1-6 vừa qua. Theo đó, các trường mầm non, mẫu giáo sẽ buộc phải báo cáo cho
các cơ quan chức năng về các trường hợp bố mẹ không chứng minh được là đã tiêm
vaccine hoặc từ chối tiêm chủng cho con. Những phụ huynh không tuân thủ lịch tiêm chủng
phải chấp nhận mức phạt lên tới 2.800 USD.

Trong khi đó, Chính phủ Italia và Pháp - hai nước có dịch sởi bùng phát mạnh mẽ nhất thời
gian qua cũng bắt buộc các bậc phụ huynh và những người nuôi dưỡng trẻ em phải cho trẻ
đi tiêm vaccine phòng 12 loại dịch bệnh cơ bản kể từ năm 2018. Nếu không có giấy chứng
nhận tiêm chủng, trẻ em sẽ không được nhận vào trường học. Quy định này áp dụng cho
trẻ em từ 6 đến 16 tuổi.

Vous aimerez peut-être aussi