Vous êtes sur la page 1sur 335

23 Chương 23: ĐIỆN TRƯỜNG

Trong chương này, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu về thuyết điện từ trường. Mối liên kết đầu
tiên mà ta có với các kiến thức cũ là khái niệm về lực. Lực điện từ giữa các hạt mang điện
là một trong những lực cơ bản của tự nhiên. Ta bắt đầu bằng việc mô tả một số tính chất
cơ bản của biểu hiện đầu tiên của lực điện từ là lực tĩnh điện. Sau đó ta sẽ nghiên cứu định
luật Coulomb, một định luật chi phối tương tác điện giữa hai điện tích bất kỳ. Từ đây, ta
sẽ giới thiệu khái niệm về điện trường, gắn liền với một phân bố điện tích và mô tả ảnh
hưởng của nó lên các hạt mang điện khác. Ta sẽ dùng định luật Coulomb để tìm cường độ
điện trường của một phân bố điện cho trước. Ngoài ra, ta cũng sẽ tìm hiểu chuyển động
của một hạt mang điện trong điện trường đều.
Liên hệ thứ hai giữa thuyết điện từ với các nội dung trước đây là khái niệm về năng lượng.
Nội dung này sẽ được trình bày trong chương 25

Các tính chất của điện tích


Nhiều thí nghiệm đơn giản đã minh họa cho sự tồn tại của các lực điện. Ví dụ như
khi dùng tay cọ xát một quả bóng cao su trong một ngày khô ráo thì ta có thể thấy rằng
quả bóng có thể hút các mẩu giấy nhỏ. Lực hút thường là đủ lớn để làm các mẩu giấy treo
lơ lửng bên dưới quả bóng.
Khi vật chất hành xử theo cách này, ta nói chúng bị nhiễm điện hay đã tích điện.
Trong một loạt thí nghiệm đơn giản, người ta tìm thấy rằng có hai loại điện tích mà
Benjamin Franklin (1706–1790) gọi là điện tích dương và điện tích âm. Các electron được
xem là mang điện tích âm và các proton mang điện tích dương. Để kiểm chứng sự tồn tại
của hai loại điện tích, giả sử ta cọ xát một thanh cứng bằng cao su vào lông thú rồi treo nó
lên trên một sợi dây như trong hình 23.1. Nếu đưa một thanh thủy tinh (đã được cọ xát
vào lụa) lại gần thanh cao su thì chúng sẽ hút nhau (hình 23.1a). Mặt khác, nếu để hai
thanh cao su (hoặc thủy tinh) đã nhiễm điện lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau
(hình23.1b). Trên cơ sở các quan sát này, ta Biện luận rằng các điện tích cùng dấu thì đẩy
nhau và các điện tích trái dấu thì hút nhau.
Theo qui ước của Franklin thì điện tích trên thanh
thủy tinh nói trên được gọi là điện tích dương và điện
tích trên thanh cao su được gọi là điện tích âm. Vì vậy,
vật tích điện nào bị hút vào thanh cao su tích điện (hoặc
bị đẩy ra xa thanh thủy tinh tích điện) sẽ phải có điện
tích dương.
Một khía cạnh quan trong khác về điện được rút
ra từ các quan sát thực nghiệm là trong một hệ cô lập
thì điện tích luôn được bảo toàn. Nghĩa là khi cọ xát
vật này vào vật khác thì điện tích không được sinh ra
trong quá trình này. Trạng thái nhiễm điện là do có điện tích Hình 23.1

1
chuyển từ vật này sang vật kia. Một vật nhận một lượng điện tích
âm thì vật kia nhận một lượng điện tích dương tương ứng. Ví dụ
như khi cọ xát thanh thủy tinh vào lụa thì lụa nhận một lượng điện
tích âm có độ lớn bằng lượng điện tích dương mà thanh thủy tinh có
được. Vận dụng hiểu biết về cấu tạo của nguyên tử thì ta có thể nói
rằng trong quá trình này một số electron đã được chuyển từ thanh
thủy tinh sang lụa. Tương tự như vậy, khi cọ xát cao su vào lông thú
thì electron được chuyển từ lông thú sang cho cao su. Sở dĩ như vậy
là do bình thường thì vật chất trung hòa về điện.
Vào năm 1909, Robert Millikan (1868–1953) khám phá ra
rằng các hạt mang điện luôn luôn xuất hiện như là bội của một đện
lượng e. Theo cách nói hiện đại, điện tích q (ký hiệu chuẩn dùng
Hình 23.2
cho điện tích) được xem là bị lượng tử hóa. Nghĩa là hạt mang điện
tồn tại như là các “gói” rời rạc và ta có thể viết q = ±Ne với N là một số nguyên bất kỳ.
Một số thí nghiệm khác vào thời gian này đã cho thấy là electron có điện tích −e và proton
có điện tích +e. Một số hạt khác, neutron chẳng hạn, thì không mang điện.
Trắc nghiệm nhanh 23.1: Ba vật được đưa lại gần nhau từng đôi một. Vật A và vật B đẩy
nhau. Vật B và vật C cũng đẩy nhau. Phát biểu nào sau đây có thể đúng? (a) Các vật A và
C có điện tích cùng dấu. (b) Các vật A và C có điện tích trái dấu. (c) Cả ba vật này mang
điện cùng dấu. (d) Một trong ba vật trung hòa về điện. (e) Cần làm thêm một vài thí nghiệm
khác để xác định dấu của các điện tích.
Nhiễm điện do cảm ứng
Việc phân loại vật chất theo khả năng di chuyển của electron trong vật chất là một
cách làm thuận tiện.
Khi đó, chất dẫn điện là các vật liệu mà electron là electron tự do, không bị liên kết
với các nguyên tử và có thể di chuyển tương đối tự do trong vật liệu; chất cách điện là
các vật liệu mà mọi electron bị liên kết với nguyên tử và không thể di chuyển tục do trong
vật liệu. Các vật liệu như thủy tinh, cao su và gỗ khô được xếp vào nhóm chất cách điện.
Khi các vật liệu này bị nhiễm điện do cọ xát thì chỉ vùng bị cọ xát bị nhiễm điện và các
điện tích không dịch chuyển sang các vùng khác. Ngược lại, các vật liệu như đồng, nhôm
và bạc là các vật dẫn điện tốt. Khi một vùng nhỏ của các vật liệu này bị nhiễm điện thì
điện tích sẽ tự phân bố trên toàn bộ bề mặt của vật chất.
Chất bán dẫn là loại vật chất thứ ba. Tính dẫn điện của nó nằm giữa chất dẫn điện
và chất cách điện. Silic (Si) và germani (Ge) là những ví dụ rõ ràng về chất bán dẫn,
thường dùng để sản xuất các loại vi mạch (chíp) trong máy tính, điện thoại di động và các
hệ thống giải trí tại nhà. Các tính chất điện của chất bán dẫn có thể thay đổi nhiều lần bằng
cách thêm vào một lượng nguyên tử của một chất khác.
Để hiểu cách làm nhiễm điện một chất dẫn điện bằng quá trình cảm ứng, ta dùng một
quả cầu kim loại rỗng đặt cách điện với mặt đất như hình 23.3. Nếu điện tích của quả cầu
đúng bằng 0 thì nó có một số lượng proton và electron như nhau. Khi đưa một thanh cao
su nhiễm điện lại gần quả cầu, các electron ở vùng gần thanh nhất sẽ bị đẩy sang phía đối
diện của quả cầu. Sự dịch chuyển này để lại một vùng mang điện dương trên quả cầu.

2
Hình 23.3: Hiện tượng tích điện do cảm ứng.
a: Quả cầu có số điện tích dương và điện tích âm bằng nhau.
b: Một thanh cao su nhiễm điện được đặt gần quả cầu, không tiếp xúc với quả cầu.
Các electron trong quả cầu trung hòa điện sẽ được phân bố lại.
c: Quả cầu được nối với mặt đất. Một số electron có thể rời quả cầu thông qua dây tiếp
đất.
d: Bỏ dây tiếp đất. Bây giờ quả cầu sẽ có nhiều điện tích dương hơn. Điện tích không
được phân bố đồng đều. Điện tích dương đã bị cảm ứng bởi quả cầu.
e: Bỏ thanh cao su. Các electron tự phân bố lại trên quả cầu. Vẫn có một tập hợp các
điện tích dương trên quả cầu. Điện tích bây giờ được phân bố đồng đều trên quả cầu. Chú
ý rằng thanh không mất điện tích âm trong quá trình này.
Để làm nhiễm điện một vật dẫn điện bằng cảm ứng không cần phải có sự tiếp xúc
với vật cảm ứng. Điều này khác với cách làm nhiễm điện do cọ xát là cách mà cần phải có
sự tiếp xúc giữa hai vật.
Một quá trình tương tự với sự cảm ứng có thể xảy ra trong vật cách điện. Trong hầu
hết các phân tử trung hòa thì tâm điện âm trùng với tâm điện dương. Khi đến gần một vật
mang điện, các tâm này rời xa nhau một khoảng nhỏ và làm xuất hiện điện tích âm ở một
phía và điện tích dương ở phía kia. Sự sắp xếp diễn ra bên trong các phân tử này tạo ra
một lớp điện tích trên bề mặt của chất cách điện như trong hình 23.4a. Từ đó làm xuất
hiện lực hút giữa vật tích điện và vật cách điện. Nhờ đó ta giải thích được tại sao một thanh
nhiễm điện lại có thể hút các mẩu giấy trung hòa về điện như trong hình 23.4b.

3
Hình 23.4

Trắc nghiệm nhanh 23.2: Ba vật được đưa lại gần nhau, từng đôi một. Khi vật A và vật
B ở gần nhau thì chúng hút nhau. Khi vật B và vật C ở gần nhau thì chúng đẩy nhau. Phát
biểu nào sau đây là chắc chắn đúng? a) Vật A và C có điện tích cùng dấu. b) Vật A và C
có điện tích trái dấu. c) Cả ba vật đều tích điện cùng dấu. d) Một trong ba vật trung hoà về
điện. e) Cần làm thêm một vài thí nghiệm để xác định thông tin về điện tích của các vật.

Định luật Coulomb


Charles Coulomb đã đo độ lớn của các lực điện giữa các vật tích điện bằng cân xoắn
do ông chế tạo. Nguyên tắc hoạt động của cân xoắn cũng giống như thiết bị do Cavendish
dùng để đo khối lượng riêng của Trái đất, trong đó, quả cầu trung hòa về điện được thay
bằng một quả cầu tích điện. Lực điện giữa các quả cầu tích điện A và B trong hình 23.5
làm cho chúng hút vào nhau hoặc tách xa nhau ra. Do đó, dây treo bị xoắn lại. Vì lực xoắn
của dây tỉ lệ với góc mà thanh treo quay được nên số đo góc này sẽ cho biết độ lớn của
lực hút hoặc đẩy giữa các quả cầu. Lực điện có độ lớn lớn hơn nhiều so với lực hấp dẫn
giữa chúng, do đó có thể bỏ qua lực hấp dẫn.
Từ các thí nghiệm của Coulomb, ta có thể tổng quát hóa tính chất của lực điện (đôi
khi còn được gọi là lực tĩnh điện) giữa hai hạt mang điện đứng yên. Ta sẽ dùng khái niệm
điện tích điểm (hạt mang điện có kích thước rất nhỏ, không đáng kể). Hành vi của các
electron và proton có thể được mô tả rất tốt khi xem chúng như là các điện tích điểm. Lực
tương tác điện giữa hai điện tích điểm được xác định bởi định luật Coulomb:
q1 q2
Fe = ke (23.1)
r2
với ke là hằng số Coulomb. ke = 8,9876  109 N.m2/C2 = 1/(4πε0); ε0 là hằng số điện
trong chân không, ε0 = 8,8542  10−2 C2/N.m2

4
Charles Coulomb (1736 – 1806)
Hình 23.5: Cân xoắn Nhà vật lý người Pháp.
Charles Coulomb đã đo cường độ lực điện Ông có những đóng góp lớn liên
giữa 2 quả cầu nhỏ tích điện. Lực này tỉ lệ nghịch quan đến lĩnh vực tĩnh điện và
với bình phương khoảng cách r giữa các điện tích từ tính.
và hướng dọc theo đường nối giữa chúng, tỉ lệ thuận Các lĩnh vực nghiên cứu khác
với tích của các điện tích q1 và q2. Các điện tích trái
•Sức bền vật liệu
dấu thì hút nhau (lực hút). Các điện tích cùng dấu
thì đẩy nhau (lực đẩy). •Cơ học kết cấu
Trong SI, đơn vị của điện tích coulomb (C). •Công thái học (Ergonomics)
Trong tự nhiên giá trị điện tích nhỏ nhất là
e = 1,60218  10−19 C. Một điện tích có độ lớn là 1 C tương ứng với
6,2460218  1018 electron hoặc proton. Các điện tích thường gặp có giá trị khoảng vài
µC.
Electron và proton giống nhau về độ lớn điện tích nhưng khác nhau về khối lượng.
Proton và neutron giống nhau về khối lượng nhưng khác nhau về điện tích.
Bài toán mẫu 23.1:
Trong nguyên tử Hydro, electron và proton cách nhau một khoảng bằng
5,30  10−11 m. Hãy tìm độ lớn của lực điện và lực hấp dẫn giữa hai hạt này.
Giải
Khái niệm hóa: Hãy nghĩ về hai hạt cách nhau một khoảng rất nhỏ cho trong đề
bài. Trong chương 13, ta đã lưu ý rằng lực hấp dẫn giữa một electron và một proton
là rất nhỏ so với lực điện. Do đó, ta mong đợi kết quả của bài toán này sẽ chứng tỏ
như vậy.
Phân loại: Lực điện và lực hấp dẫn được tính từ các định luật phổ quát, nên bài
toán này thuộc dạng bài toán thay thế (chỉ cần thay số vào các công thức đã có).
Lời giải: Dùng định luật Coulomb để tìm độ lớn của lực điện:
5
(1, 60 ×10 )
2
−19
e −e
Fe = ke = 8,988×109 = 3, 20 ×10−8 N
( 5,30 ×10 )
2 2
r −11

Dùng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton:


me m p −11 9,11×10−31 ×1, 67 ×10−27
Fe = G = 6, 674×10 = 3, 60×10−47 N
(5,30×10 )
2 2
r −11

So sánh 2 kết quả thì ta thấy lực hấp dẫn nhỏ hơn lực điện rất nhiều. Do đó, khi xét
tương tác giữa electron và proton trong nguyên tử Hydro, ta thường bỏ qua lực hấp
dẫn giữa chúng.

Khi sử dụng định luật Coulomb, cần nhớ rằng lực là một đại lượng vec-tơ và phải
xem xét nó một cách phù hợp. Nếu biểu diễn định luật Coulomb dưới dạng vec-tơ, ta sẽ
có:
q1q2
F12 = ke rˆ12 (23.2)
r2

Hình 23.6: Lực điện tác dụng giữa các hạt mang điện
Trong đó: r̂12 là vec-tơ đơn vị, hướng từ điện tích q1 đến điện tích q2 như trong hình
23.6. F12 là lực điện mà điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2, bằng độ lớn của lực F21
(do q2 tác dụng lên điện tích q1).
Lưu ý về hướng của lực: Dấu của tích q1q2 sẽ cho biết hướng của lực điện tác dụng
giữa q1 và q2. Trong hình 23.6a, hai điện tích là dùng dấu nên lực là lực đẩy, hướng ra
phía ngoài hai điện tích. Trong hình 23.6b, hai điện tích trái dấu nên lực là lực đẩy, hướng
vào phía trong 2 điện tích.
Nếu có nhiều hơn 2 điện tích thì lực tác dụng giữa mỗi cặp điện tích được tính bởi
(23.2). Lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bất kỳ sẽ bằng tổng vec-tơ của các lực tác

6
dụng lên điện tích đó từ các điện tích còn lại. Ví dụ, nếu có 4 điện tích thì lực tổng hợp tác
dụng lên điện tích thứ nhất sẽ là:
F1 = F21 + F31 + F41
Trắc nghiệm nhanh 23.3:
Vật A có điện tích 12 C và vật B có điện tích 16 C. Phát biểu nào dưới đây về lực
điện tác dụng lên các điện tích này là đúng?
a) FAB = −3FBA b) FAB = −FBA c) 3FAB = −FBA d) FAB = 3FBA
e) FAB = FBA f) 3FAB = FBA BA

Bài toán mẫu 23.2:


Xét 3 điện tích điểm nằm ở 3 góc của một tam
giác vuông như trong hình 23.7. Biết
q1 = q3 = 5,00 C, q2 = −2,00 C và
a = 0,100 m. Tìm lực tổng hợp tác dụng lên điện
tích q3.
Khái niệm hóa: Xét điện tích q3. Vì nó nằm gần
2 điện tích còn lại nên sẽ chịu tác dụng của hai
lực điện. Các lực này tác dụng theo hai hướng
khác nhau (hình 23.7). Dựa vào các lực này, ta
ước lượng được vec-tơ lực tổng hợp. Hình 23.7
Phân loại: Bài toán này thuộc dạng tính tổng vec-tơ.

Phân tích: Lực F23 do điện tích q2 tác dụng lên q3 là lực hút vì hai điện tích này trái
dấu. Lực F13 do điện tích q1 tác dụng lên q3 là lực đẩy vì hai điện tích này cùng dấu.
Ta sẽ tìm lực tổng hợp F3 = F13 + F23 bằng cách dùng các thành phần tọa độ của
các vec-tơ lực theo các trục x và y.
Trước tiên, tìm độ lớn của các lực:

F13 = ke
q1 q3
= 8,988×10 9 ( 5, 00 ×10 )(5, 00 ×10 ) = 11, 2 N
-6 -6

( ) ( )
2 2
2a 2 × 0,100

F23 = ke
q2 q3
= 8,988×10
9 ( 2, 00×10 )(5, 00×10 ) = 8,99 N
-6 -6

a2 0,1002

Các thành phần tọa độ của lực F13

F13 x = F13cos(45,0°) = 7,94 N ; F13 y = F13cos(45, 0°) = 7,94 N

Các thành phần tọa độ của lực F23

7
F23 x = − F23cos(180°) = −8,99 N .

Từ đó tính được các thành phần của lực F3 :

F3 x = F13 x + F23 x = 7,94 + (−8,99) = −1,05 N


F3 y = F13 y + F23 y = 7,94 + 0 = 7,94 N .

Tức là: F3 = ( −1, 04ˆi + 7,94ˆj) N


Biện luận: Lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q3 hướng chéo lên phía trên, sang
trái.

Bài toán mẫu 23.3: Ở đâu thì lực tổng hợp bằng không?
Xét 3 điện tích điểm nằm thẳng hàng như trong
hình 23.8. Điện tích dương q1 = 15,0 C nằm ở
vị trí x = 2,00 m. Điện tích dương q2 = 6,00 C
nằm tại gốc tọa độ. Lực tổng hợp tác dụng lên
điện tích q3 bằng 0. Tọa độ x của q3 là bao
nhiêu?
Khái niệm hóa: q3 nằm gần hai điện tích còn
lại nên nó chịu lực tác dụng từ các điện tích
này. Với cách sắp đặt các điện tích trong đề bài
toán thì các lực tác dụng lên q3 là cùng phương Hình 23.8
và ngược chiều. Vì q2 < q1 nên điện tích q3 sẽ
nằm gần q2 hơn.
Phân loại: Do lực tổng hợp tác dụng lên q3 bằng 0 nên bài toán này là bài toán chất
điểm ở trạng thái cân bằng.
Lực điện tác dụng lên q3:
q1 q3 q2 q3
F3 = F13 + F23 = ke ˆi − k ˆi = 0
( 2, 00 − x )
2 e 2
x

q1 q2
= . Tức là: ( 2, 00 − x ) q2 = x q1
2 2
Nên:
( 2, 00 − x )
2 2
x

2, 00 6, 00 ×10−6
Giải phương trình này, tìm được x = −6 −6
= 0, 775 m
6, 00 ×10 + 15, 0 ×10
Biện luận: Về mặt toán học, phương trình nói trên có thể có một nghiệm khác là
x = −3,44 m nhưng không phù hợp với bài toán. Ở tọa độ này, hai lực tác dụng lên
q3 cùng chiều nên không thể triệt tiêu lẫn nhau.

8
Bài toán mẫu 23.4: Tìm điện tích trên các quả cầu
Hai quả cầu tích điện giống nhau có
khối lượng 3,00  10−2 kg được treo
cân bằng như trong hình 23.9.
Chiều dài L của mỗi sợi dây là
0,150 m và góc  là 5,00. Tìm độ
lớn điện tích của mỗi quả cầu.
Khái niệm hóa: Hai quả cầu tác
dụng lực đẩy lên nhau. Nếu ban đầu
chúng được giữ gần nhau rồi thả ra
thì chúng sẽ bị đẩy ra xa nhau và
dao động qua lại một lúc rồi đứng
yên cân bằng do có lực cản của Hình 23.9: Bài toán cân bằng
không khí. của quả cầu tích điện
Phân loại: Từ khóa “cân bằng” giúp ta hình dung mỗi quả cầu là một hạt ở trạng
thái cân bằng.
Phân tích: Trong hình 23.9b là sơ đồ lực của quả cầu bên trái. Quả cầu nằm cân
bằng dưới tác dụng của căng dây và lực tĩnh điện. Từ sơ đồ lực gồm các thành
phần lực căng, lực điện và trọng lực ta có thể tìm được độ lớn q.
Cho thành phần của lực tổng hợp bằng 0 theo hai trục x và y, ta được:

F x = T sin θ − Fe = 0 → T sin θ = Fe
→ Fe = mg tan θ
F y = T cos θ − mg = 0 → Tcos θ = mg

q2 q2
Từ định luật Coulomb: Fe = ke 2 = ke ta tìm được độ lớn điện tích q
r (2a) 2

mg tan θ mg tan θ 0, 03× 9,80 × tan5°


q= 2a = 2 L sin θ = 2  0,15  sin5°
ke ke 8,988×109
= 3, 78×10−8 C
Biện luận: Nếu không cho biết dấu của điện tích của các quả cầu thì ta không thể
xác định dấu của q. Trên thực tế, dấu của điện tích là không quan trọng, chỉ cần
biết hai quả cầu tích điện cùng dấu.

Hạt trong điện trường


Trong trường hợp các lực điện, Faraday đã phát
triển khái niệm về trường. Theo hướng tiếp cận này, một
điện trường được cho là tồn tại trong vùng không gian
xung quanh các vật tích điện, điện tích nguồn. Có thể phát
hiện ra sự tồn tại của điện trường bằng cách đặt một điện Hình 23.10: Điện tích thử
tích thử vào trong trường đó và xem xét lực điện tác dụng đặt gần điện tích nguồn.
lên nó. Ví dụ, trong hình 23.10 là một điện tích thử dương
9
khá nhỏ ở gần một vật tích điện thứ 2 (có điện tích lớn hơn nhiều so với điện tích thử). Ta
định nghĩa điện trường tạo bởi vật mang điện tại vị trí có điện tích thử như là lực điện tác
dụng lên điện tích thử (có độ lớn điện tích là 1 đơn vị) hay cụ thể hơn: vec-tơ điện trường
E tại vị trí đặt điện tích thử được định nghĩa là:

F
E (23.3)
q

Vec-tơ E có đơn vị trong SI là N/C. Hướng của E là hướng của lực điện tác dụng
lên điện tích thử dương (hình 23.10)
Cần lưu ý rằng E là trường được tạo bởi một số điện tích hoặc phân bố điện khác với
điện tích thử. Sự tồn tại của điện trường là thuộc tính của nguồn tạo ra nó, không phụ
thuộc vào sự tồn tại của điện tích thử. Điện tích thử đóng vai trò như một đầu dò trong
điện trường, nếu ở một vị trí nào đó có điện trường thì điện tích thử đặt vào đó sẽ chịu tác
dụng bởi một lực điện.
Nếu đặt một điện tích q bất kỳ vào điện trường thì nó sẽ chịu một lực điện cho bởi:

F = qE (23.4)
Nếu q dương, lực điện và điện trường cùng chiều nhau. Nếu q âm, lực điện và điện
trường ngược chiều nhau.
Công thức (23.4) có sự tương tự với công thức của vật trong trường trọng lực
F = mg . Công thức này được dùng để tìm lực điện tác dụng lên một điện tích bất kỳ tại
một vị trí mà ở đó đã biết điện trường.
Áp dụng định luật Coulomb ta tìm được lực điện tác dụng bởi điện tích điểm q lên
điện tích thử q0 đặt gần nó:
qq0
F = ke rˆ
r2
Từ đó, điện trường tại điểm đặt điện tích thử q0 sẽ là:

q
E = ke rˆ (23.5)
r2
Nếu điện tích q dương, lực hướng ra xa q. Điện trường hướng ra xa điện tích nguồn
dương. Nếu q âm, lực hướng lại gần q. Điện trường hướng lại gần điện tích nguồn âm.

10
Hình 23.11: Lực điện và điện trường do các điện tích khác nhau tạo ra
Để tính điện trường tại một điểm P do một số hữu hạn điện tích điểm gây ra thì ta
lần lượt áp dụng công thức (23.5) cho mỗi điện tích điểm qi rồi lấy tổng vec-tơ các điện
trường thành phần này:
qi
E = ke  rˆi (23.6)
i ri 2

Trắc nghiệm nhanh 23.4:


Một điện tích +3 C được đặt tại điểm P thì nó chịu tác dụng bởi một lực điện từ bên
ngoài, hướng sang phải và có độ lớn 4  106 N/C. Nếu thay điện tích này bằng một điện
tích −3 C thì lực điện tác dụng lên điện tích này sẽ thế nào? (a) Không bị ảnh hưởng gì;
(b) Đổi hướng; (c) Lực bị thay đổi theo một cách không thể xác định được.

Bài toán mẫu 23.5: Một giọt nước nhỏ có khối lượng 3,00  10−12 kg nằm gần mặt
đất, trong không khí vào một ngày mưa bão. Một điện trường trong khí quyển có
hướng thẳng đứng từ trên xuống và có độ lớn là 6,00  103 N/C trong vùng có giọt
nước. Giọt nước nằm lơ lửng trong không khí. Hỏi điện tích của giọt nước là bao
nhiêu?
Khái niệm hóa: Hình ảnh một giọt nước nằm lơ lửng trong không khí là không
bình thường. Vậy phải có cái gì đó kéo giọt nước lên để nó không rơi xuống.
Phân loại: Bài toán này thuộc dạng bài toán cân bằng của hạt trong điện trường và
trong trường hấp dẫn.
Phân tích: Từ điều kiện cân bằng của giọt nước ta có lực điện tác dụng vào giọt
nước cùng phương, ngược chiều với trọng lực tác dụng lên nó: Fe = mg . Từ đó,
mg
ta tìm được độ lớn của điện tích là: q = . Do điện trường hướng thẳng đứng
E
xuống dưới và lực điện hướng lên trên nên điện tích của giọt nước là âm.
11
Đáp số: q = −4,90  10−15 C

Bài toán mẫu 23.6: Điện trường do hai hạt mang điện tạo ra
Hai điện tích q1 và q2 được đặt trên trục x và lần lượt cách trục
một khoảng là a và b. (A) Tìm các thành phần của điện trường
tổng hợp tại điểm P nằm tại vị trí (0, y).
(B) Xét trường hợp đặc biệt khi các điện tích này cùng độ lớn
và a = b.
(C) Xét trường hợp P nằm rất xa gốc tọa độ, tức là y >> a.
Giải:
Khái niệm hóa: Trong bài toán này, điện trường tổng hợp do
hai điện tích điểm tạo ra ở P là tổng vec-tơ của điện trường do
Hình 23.12
mỗi điện tích tạo ra.
Phân loại: Đây là bài toán mà ta sử dụng công thức (23.6) để giải.
Phân tích:
a) Điện trường do q1 và q2 gây ra tại P được chỉ ra trong hình 23.12. Độ lớn của
chúng lần lượt là:
q1 q1 q2 q2
E1 = ke = ke ; E2 = ke = ke
r1
2
a +y
2 2
r 2
2
b + x2
2

Biểu diễn các điện trường này dưới dạng vec-tơ:


q1 q1
E1 = ke cos ˆi + ke sin ˆj ;
a +y
2 2
a +y
2 2

q2 q2
E 2 = ke cosθ ˆi − ke sinθ ˆj
b2 + y 2 b2 + y 2
Từ đó tìm được các thành phần của điện trường tổng hợp:
q1 q2
E x = ke cos + ke cosθ
a2 + y2 b2 + y 2
q1 q2
E y = ke sin − ke sinθ
a2 + y 2
b2 + y 2
b) Trong trường hợp hai điện tích bằng nhau về độ lớn và a = b thì các kết quả trên
sẽ trở thành:
2q 2a q
E x = ke cosθ = ke và E y = 0
a2 + y ( )
2 3/2
a2 + y2

12
2a q
c) Nếu y >> a thì kết quả trên sẽ là: Ex  ke
y3

Điện trường gây ra bởi phân bố điện tích liên tục


Công thức (23.6) được sử dụng trong trường hợp có một
hệ gồm các điện tích riêng biệt. Nó sẽ không áp dụng được nếu
ta có một phân bố điện tích liên tục (hay một vất tích điện bất
kỳ) như ở hình 23.13: Điện trường gây ra bởi phân bố điện tích
liên tục: trên một sợi dây (một đường), một mặt, hoặc một khối.
Giả sử có một phân bố điện tích như hình bên cạnh.
Ta có thể áp dụng công thức (23.6) bằng cách chia nhỏ
phân bố này thành các điện tích qi nhỏ. Ta có:
qi
E  ke  rˆi trong đó chỉ số i được dùng để chỉ phần
i ri 2
tử thứ i trong phân bố. Do số phần tử sẽ rất lớn và phân bố điện
là liên tục nên giới hạn của điện trường khi qi → 0 sẽ là Hình 23.13
qi dq
E = ke lim
qi → 0
r
i
2
rˆi = ke 
r2
rˆ (23.7)
i

trong đó tích phân được lấy trên toàn bộ phân bố điện. Tích phân này là một phép
toán vec-tơ nên phải có cách tính phù hợp. Ta phải tính theo các thành phần tọa độ của hệ
trục tọa độ không gian tương ứng với phân bố điện.
Các phân bố điện thường gặp là phân bố theo một đường, phân bố theo mặt và phân
bố theo khối. Để thuận tiện trong tính toán, ta thường sử dụng khái niệm mật độ điện tích.
Giả sử điện tích được phân bố đều (đồng nhất) thì:
Q
- Đối với phân bố theo khối: ρ  ; tỉ số giữa tổng điện tích và thể tích của vật.
V
Đơn vị của  là C/m3.
Q
- Đối với phân bố theo mặt: σ  ; tỉ số giữa tổng điện tích và diện tích của vật.
A
Đơn vị của  là C/m2.
Q
- Đối với phân bố theo đường: λ  ; tỉ số giữa tổng điện tích và độ dài của vật
Đơn vị của  là C/m.
Nếu phân bố điện không đều (đồng nhất) thì điện lượng của một vi phân thể tích, diện tích
và độ dài sẽ lần lượt là:
dq = ρdV dq = σdA dq = λd

13
Bài toán mẫu 23.7
Một thanh dài tích điện đều với
mật độ điện tích  và điện tích toàn
phần là Q. Hãy tính điện trường tại
một điểm P nằm trên trục của
thanh và cách một đầu thanh một
khoảng a. (Hình 23.14)
Giải: Hình 23.14

Khái niệm hóa: Điện trường d E do mỗi phần tử mang điện trên thanh tạo ra tại
điểm P sẽ hướng theo chiều âm của trục x do thanh tích điện dương. Trong kết quả
mong đợi, điện trường sẽ bé đi nếu khoảng cách a lớn lên (tức là P càng xa thanh).
Phân loại: Vì thanh là liên tục nên ta sẽ đánh giá điện trường như là một phân bố
điện tích liên tục hơn là một nhóm các điện tích riêng biệt. Vì mọi đoạn nhỏ của
dây đều gây ra điện trường hướng theo chiều âm của trục x nên có thể tính điện
trường tổng hợp mà không cần phải làm phép cộng vec-tơ.
Phân tích: Giả sử thanh nằm dọc theo trục x và dx là một đoạn nhỏ ứng với điện
tích dq. Do thanh có mật độ điện tích  nên điện tích dq =  dx.
dq λdx
Độ lớn điện trường do dq gây ra tại P là: dE = ke 2
= ke 2
x x
a+ λdx
Điện trường tổng hợp được tính bởi công thức (23.7): E = ke  a x2
Chú ý rằng ke và λ = Q / là hằng số, ta tìm được:
a+
a+ λdx  1 ke Q
E = ke λ  = ke λ  −  =
a x 2
 x a a (a + )
Biện luận: Ta thấy rằng dự đoán của ta là đúng, khi a tăng lên mẫu số của kết quả
tăng lên làm cho điện trường E giảm đi. Nếu a → 0 (tức là ta dời thanh về phía
gốc tọa độ O) thì E → .

Bài toán mẫu 23.8


Một cái vòng có bán kính a tích điện đều Q. Hãy tính điện trường tại một điểm P
nằm trên trục của vòng và cách tâm vòng một khoảng x. (Hình 23.15a).
Giải:

14
Khái niệm hóa: Hình 23.15a cho thấy điện trường d E do một đoạn dây nằm ở
đỉnh của vòng tạo ra tại P. Có thể phân tích vec-tơ này thành thành phần dEx song
song với trục của vòng và dE⊥ vuông góc với trục này. Hình 23.14b cho thấy điện
trường tạo ra bởi 2 đoạn dây đối xứng nhau. Do tính đối xứng của vòng dây, thành
phần vuông góc với trục của các điện trường sẽ bị triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy, ta chỉ
cần tìm thành phần dọc theo trục x của điện trường.

Hình 23.15: Tìm điện trường do một vòng dây sinh ra


Phân loại: Vì vòng dây là một vật liên tục nên đây là bài toán tìm điện trường của
một phân bố điện liên tục. Phân bố điện ở đây là phân bố theo một đường cong.
Phân tích: Tìm thành phần song song với trục của vòng của điện trường tạo bởi
đoạn dq của vòng:
dq dq
dEx = ke cos θ = k cos θ .
a2 + x2
e
r2
x x
Từ hình 23.14a, ta có: cos θ = = nên
r a2 + x2
dq x x
dEx = ke = ke dq .
a + x2 (a )
2 3/2
a2 + x2 2
+x 2

Mọi đoạn nhỏ có cùng độ dài trên vòng đều tạo ra tại P một điện trường có độ lớn
tương tự như vậy nên điện trường tổng hợp tại P là:
ke x ke x ke x
E= dq =  dq = Q
(a ) (a ) (a )
3/2 3/2 3/2
2
+x 2 2
+x 2 2
+x 2

Biện luận: Kết quả tìm được cho thấy điện trường bằng 0 tại vị trí x = 0. Điều đó
có phù hợp với tính đối xứng trong bài toán hay không? Ngoài ra, biểu thức cuối
của E sẽ dẫn đến kết quả keQ/x2 nếu x >> a. Tức là vòng dây có tác dụng như là một
điện tích điểm đối với các vị trí nằm rất xa nó.

15
Chiến lược giải toán
1. Khái niệm hóa: Thiết lập một hình ảnh trong đầu về bài toán: suy nghĩ về các điện
tích riêng biệt hoặc một phân bố điện và tưởng tượng về dạng điện trường mà chúng có
thể tạo ra. Xem xét tính đối xứng của các hệ điện tích để hình dung về điện trường.
2. Phân loại: Bài toán đề cập đến hệ điện tích điểm rời rạc hay một phân bố điện
liên tục? Tìm được câu trả lời cho câu hỏi này thì ta sẽ biết cách làm tiếp theo trong phần
phân tích.
3. Phân tích
(a) Nếu là một nhóm các điện tích riêng lẻ: Sử dụng nguyên lý chồng chất, tìm các
điện trường do những điện tích riêng gây ra tại điểm khảo sát, rồi cộng chúng lại như các
vec-tơ để tìm ra điện trường tổng hợp. Chú ý số lượng các vec-tơ.
(b) Nếu là một phân bố điện tích liên tục: Tổng vec-tơ để đánh giá điện trường tổng
hợp tại một điểm phải được thay thế bằng tích phân vec-tơ. Chia phân bố điện tích thành
nhiều phần tử nhỏ, tính vec-tơ tổng bằng cách lấy tích phân trên toàn bộ miền phân bố
điện tích đó.
Lưu ý về tính đối xứng của hệ điện tích để đơn giản hóa tính toán. Sự khử của các
thành phần điện trường trong bài toán mẫu 23.8 là một minh họa cho việc áp dụng tính
đối xứng.
4. Biện luận
- Kiểm tra xem biểu thức của điện trường có phù hợp với hình dung ban đầu hay
không và có phản ánh tính đối xứng mà ta đã lưu ý trước đó không.
- Hình dung sự thay đổi các thông số để xem kết quả tính toán có thay đổi một cách
hợp lý hay không.

Bài toán mẫu 23.9: Điện trường của một đĩa


tròn tích điện đều
Một đĩa tròn bán kính R với mật độ điện tích s.
Hãy tính điện trường tại một điểm P nằm trên trục của
đĩa và cách tâm đĩa một khoảng x (hình 23.16).
Giải:
Khái niệm hóa: Nếu xem đĩa như là một tập
hợp các vòng tròn xếp kề nhau thì ta có thể sử
dụng kết quả của bài toán mẫu 23.8 – điện
Hình 23.16
trường do một vòng tròn bán kính a tạo ra – và
tính tổng đối với tất cả các vòng tạo nên đĩa.
Phân loại: Vì đĩa là một vật liên tục nên ta phải tìm điện trường đối với một phân
bố liên tục.
Phân tích: Trước tiên, cần tìm điện tích dq của một phần diện tích có dạng một
vành tròn có bán kính trong là r và bề rộng dr như trong hình 23.16:
dq = σ dA = σ ( 2 π r dr ) = 2 π σ r dr .
16
Dùng k kết quả của bài toán 23.8; thành phần theo trục x của điện trường do vành
này tạo ra tại P là:
ke x
dEx = ( 2 π σ r dr )
(r )
3/2
2
+x 2

Để tìm điện trường của toàn bộ đĩa, ta lấy tích phân biểu thức trên trong khoảng từ
r = 0 đến r = R:

( ) ( )
R
d r 2  r 2 + x 2 −1/2 
2 r dr
= ke x π σ  
R R
E x = ke x π σ  = ke x π σ 
(r ) (r + x )  −1 / 2 
3/2 3/2
+ x2
0 2 0 2 2
 0
 
x
= 2ke π σ 1 − 

( ) 
1/2
R2 + x2
 
Biện luận: Kết quả này là đúng với mọi giá trị x > 0. Với các giá trị lớn của x thì
có thể đánh giá kết quả bằng một loạt cách mở rộng bài toán và lúc đó có thể xem
đĩa như là một điện tích điểm. Nếu xét các điểm rất gần đĩa tròn (x << R) thì biểu
thức của Ex sẽ trở thành
σ
Ex = 2ke π σ =
2ε0
Với ε0 là hằng số điện môi trong chân không.
Câu hỏi mở rộng: Điều gì sẽ xảy ra nếu ta cho bán kính của đĩa tăng đến mức có
thể xem đĩa là một mặt phẳng tích điện vô hạn?
Trả lời: Khi cho R →  thì biểu thức của điện trường cũng trở thành biểu thức nêu
trên. Tức là điện trường do một mặt phẳng tích điện tạo ra tại một điểm trong không
gian sẽ có phương vuông góc với mặt phẳng và có độ lớn là: E = σ / 2ε0 .

ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG


Trong các phần trước ta đã định nghĩa điện trường bằng biểu diễn toán học với
phương trình (23.3). Bây giờ ta sẽ tìm cách trực quan hóa điện trường bởi một biểu diễn
bằng hình ảnh. Một cách thuận tiện để trực quan hóa các mẫu điện trường là vẽ các đường
gọi là đường sức điện trường (được Faraday giới thiệu đầu tiên). Đường sức điện trường
có một số tính chất sau:
+ Vec-tơ điện trường tiếp tuyến với đường sức điện trường tại mỗi điểm. Hướng của
đường sức cùng hướng với vec-tơ điện trường.

17
+ Số đường sức đi qua một đơn vị diện tích bề mặt
vuông góc với các đường sức tỉ lệ thuận với độ lớn của
điện trường trong khu vực đó. Nếu các đường sức nằm sát
nhau thì ở đó điện trường mạnh, nếu các đường sức nằm
xa nhau thì điện trường ở đó yếu.
Các tính chất này được thể hiện trên hình 23.17. Mật
độ của các đường sức đi qua mặt A lớn hơn mật độ của
các đường sức đi qua mặt B. Do đó, điện trường ở mặt A
lớn hơn ở mặt B. Ngoài ra, vì các đường sức ở các vị trí
khác nhau có hướng khác nhau nên điện trường này là
không đều.
Ta có thể kiểm chứng được rằng mối quan hệ giữa Hình 23.17
cường độ điện trường với mật độ của đường sức là phù
hợp với công thức (23.5) (công thức tìm điện trường từ định luật Coulomb).
Hình 23.18 cho thấy các đường sức biểu diễn cho điện trường của điện tích điểm
trong không gian 2 chiều. Các đường sức này là các đường xuyên tâm, xuất phát từ điện
tích điểm. Nếu điện tích là dương thì các đường sức hướng ra xa điện tích. Nếu điện tích
là âm thì các đường sức hướng ra xa điện tích. Trong cả hai trường hợp, đường sức là dài
vô hạn.

Hình 23.18
Dưới đây là một số qui tắc để vẽ đường sức:
+ Đường sức phải xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. Trong
trường hợp số điện tích âm và dương khác nhau thì một số đường có thể xuất phát hoặc
kết thúc ở rất xa.
+ Số đường sức đi vào hoặc ra khỏi một điện tích tỉ lệ với độ lớn của điện tích đó.
+ Các đường sức không được cắt nhau.
Hình 23.19 cho thấy các đường sức đối với hệ hai điện tích điểm cùng độ lớn nhưng
trái dấu (a); hai điện tích điểm dương, cùng độ lớn (b) và hệ gồm hai điện tích 2q và –q

18
(c). Hệ gồm hai điện tích điểm cùng độ lớn nhưng trái dấu được gọi là một lưỡng cực điện.
.

Hình 23.19: Đường sức điện trường của các hệ điện tích điểm khác nhau

Trắc nghiệm nhanh 23.5: Trong hình 23.19, hãy xếp hạng độ lớn điện trường tại các điểm
A, B và C theo thứ tự giảm dần.
Chuyển động của hạt mang điện trong điện trường đều
Khi một hạt mang điện được đặt trong một điện trường, nó sẽ chịu một lực điện. Nếu
đây là lực duy nhất đặt trên hạt mang điện thì nó chính là lực tổng hợp. Lực này sẽ gây ra
gia tốc cho hạt theo định luật II Newton. Do đó
Fe = q E = m a , tức là:

qE
a= (23.8)
m
Nếu điện trường là đều (có độ lớn và hướng không đổi) và hạt chuyển động tự do thì
lực tác dụng lên hạt là không đổi. Ta có thể áp dụng mô hình hạt chuyển động với gia tốc
không đổi đối với chuyển động của hạt mang điện. Nghĩa là trong trường hợp này, có thể
dùng 3 mô hình cho chuyển động của hạt trong điện trường đều: hạt chuyển động trong
một trường lực, hạt chuyển động dưới tác dụng của lực tổng hợp và hạt chuyển động với
gia tốc không đổi.
Nếu hạt mang điện tích dương, gia tốc của nó hướng theo điện trường. Nếu hạt mang
điện tích âm, gia tốc của nó ngược chiều với điện trường.
Bài toán mẫu 23.10: Electron trong điện trường đều
Một điện trường đều E giữa hai bản tích điện đặt song song cách nhau một khoảng
d có hướng dọc theo trục x như trong hình 23.20. Một hạt mang điện dương q và
có khối lượng m được thả không vận tốc đầu tại điểm A gần bản dương và chuyển
động nhanh dần về điểm B gần bản âm.
A) Hãy tìm tốc độ của hạt tại B bằng cách xem hạt mang điện như là một hạt chuyển
động với gia tốc không đổi.

19
Giải:
Khái niệm hóa: Khi hạt mang điện dương ở tại điểm A, nó
chịu tác dụng của lực điện hướng sang phải (cùng chiều với
điện trường). Kết quả là nó sẽ chuyển động nhanh dần về
B.
Phân loại: Có thể mô hình hóa chuyển động của hạt như là
hạt chuyển động với gia tốc không đổi.
Phân tích: Dùng phương trình của hạt chuyển động với gia
tốc không đổi thể hiện quan hệ giữa tốc độ, gia tốc và vị trí
của hạt:

( )
v 2f = v 2f + 2a x f − xi = 2 a d
Ta tìm được
Hình 23.20
qE 2qEd
vf = 2a d = 2 d =
m m
B) Tìm tốc độ của hạt mang điện tại B bằng cách xem hạt như là một hệ không cô
lập theo phương pháp năng lượng
Phân loại: Phát biểu của bài toán cho ta biết rằng hạt mang điện là một hệ không
cô lập về năng lượng. Lực điện sẽ thực hiện công lên hệ. Năng lượng được truyền
vào hệ bởi công do lực điện tác dụng lên hạt. Cấu hình ban đầu của hệ là khi hạt ở
trạng thái đứng yên tại A và cấu hình cuối của hệ là khi hạt có tốc độ nào đó tại B.
Phân tích: Viết phương trình của định lý công – động năng: W = K
Thay biểu thức của công và động năng ứng với các vị trí A và B:
1 2
Fe d = mv f . Từ đó tìm ra kết quả đã có ở phần A).
2

Bài toán mẫu 23.11: Một electron được tăng tốc


Một electron đi vào một vùng có
điện trường đều như trong hình
23.21. Tốc độ của electron khi
vào điện trường là
vi = 3,00  10 m/s. Điện trường
6

E = 200 N/C. Độ dài theo


phương ngang của bản là
= 0, 001 m.

Hình 23.21
A) Tìm gia tốc của electron khi nó còn ở trong điện
trường

20
Giải:
Khái niệm hóa: Vận tốc ban đầu của electron vuông góc với điện trường. Quỹ đạo
của electron trong điện trường là một phần của đường cong như trong hình 23.21.
Chuyển động của electron giống với chuyển động của một vật được ném ngang
trong trường trọng lực ở gần mặt đất.
Phân loại: Electron là một hạt trong điện trường. Do điện trường là đều nên lực
điện tác dụng lên electron là không đổi. Để tìm gia tốc của electron, ta có thể mô
hình hóa nó như là hạt chuyển động dưới tác dụng của lực tổng hợp.
Phân tích: Do lực điện thẳng đứng từ trên xuống nên gia tốc của electron chỉ có
thành phần thẳng đứng.
Áp dụng bài toán vật chuyển động dưới tác dụng của tổng hợp lực, bỏ qua trọng
eE
lực của electron: a y = − ;
me

=−
(1, 6 ×10 −19
)
C ( 200 N / C )
= −3,51×1013 m / s 2
thay số từ đề bài ta có: a y −31
1, 6 ×10 kg
B) Giả sử electron đi vào điện trường vào lúc t = 0; hãy tìm thời điểm electron đi
ra khỏi điện trường.
Giải:
Phân loại: Do lực điện tác dụng lên electron là không đổi và thẳng đứng nên theo
trục x thì electron chuyển động với vận tốc không đổi.
Phân tích: Dùng phương trình xác định vị trí của vật chuyển động với vận tốc
không đổi tại thời điểm t bất kỳ: x f = xi + vxt ta tìm được thời điểm electron rời
x f − xi −0
khỏi vùng có điện trường: t = = . Thay số, ta tìm được:
vx vx
t = 3,33×10−8 s .
C) Giả sử vị trí electron đi vào điện trường có tọa độ yi = 0; hãy tìm vị trí electron
đi ra khỏi điện trường.
Phân loại: Do lực điện tác dụng lên electron là không đổi và thẳng đứng nên theo
trục y thì electron chuyển động với gia tốc không đổi.
Phân tích: Dùng phương trình xác định vị trí của vật chuyển động với gia tốc không
1 2
đổi tại thời điểm t bất kỳ: y f = yi + v yi t + a y t ta tìm tọa độ yf của electron
2
1
y f = 0 + 0 + (−3,51×1013 m / s 2 )(3,33×10 −8 s) = −1,95 cm
2
Biện luận: Nếu electron vào điện trường sát với phía dưới của bản tích điện âm và
khoảng cách giữa hai bản nhỏ hơn giá trị tính được ở câu C) thì electron bị va vào
bản dương.
21
Lưu ý rằng ta đã dùng 4 mô hình để giải bài toán và bỏ qua trọng lực tác dụng lên
electron. Với độ lớn điện trường đã cho thì tỉ số giữa độ lớn lực điện và trọng lực
vào cỡ 1012, còn đối với proton thì vào cỡ 109.

Tóm tắt chương 23


Định nghĩa:

Điện trường E tại một điểm trong không gian được nghĩa là tỉ số của lực điện Fe tác dụng
lên điện tích thử dương, nhỏ với điện tích q0 của điện tích thử.
Fe
E
q0

Khái niệm và nguyên lý:


Điện tích có các tính chất quan trọng sau:
+ Các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
+ Tổng điện tích của một hệ kín là bảo toàn.
+ Điện tích bị lượng tử hóa.

Vật dẫn là các vật liệu có các electron có thể chuyển động tự do trong nó. Vật cách điện
là vật liệu mà trong đó các electron không chuyển động tự do.

Định luật Coulomb phát biểu rằng lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm trong không
gian cho bởi:
q1q2
F12 = ke rˆ12 (23.2)
r2
Trong đó, r̂12 là vec-tơ đơn vị hướng từ q1 đến q2; ke là hằng số Coulomb:
ke = 8,9876  109 N.m2/C2

Tại một điểm khoảng cách r so với điện tích điểm q, điện trường tạo bởi điện tích này là:
q
E = ke rˆ (23.5)
r2
Trong đó r̂ là vec-tơ đơn vị hướng từ điện tích đến điểm xét. Với điện tích điểm thì điện
trường có phương xuyên tâm (đi qua điện tích điểm); hướng ra xa điện tích điểm nếu
điện tích là dương và hướng vào điện tích điểm nếu điện tích là âm.

Điện trường tổng hợp do hệ điện tích điểm rời rạc tạo ra trong không gian được tính
bằng cách chồng chập các điện trường do mỗi điện tích riêng lẻ tạo ra:

22
qi
E = ke  rˆi (23.6)
i ri 2

Điện trường tạo bởi một phân bố điện liên tục được cho bởi:
dq
E= rˆ (23.7)
r2

Các mô hình phân tích và giải toán:


Hạt trong điện trường: Một hạt mang điện sẽ tạo ra trong không gian xung quanh một
điện trường. Khi đặt một điện tích q trong điện trường thì nó sẽ chịu tác dụng bởi một lực
điện cho bởi:
F = qE (23.4)

Câu hỏi lý thuyết chương 23:


1. Một cái lược tích điện thường hút các mẩu giấy khô nhưng khi các mẩu giấy chạm
vào lược thì chúng lại bay ra xa. Hãy giải thích tại sao có hiện tượng này.
2. Nếu một vật A được treo trên một sợi dây bị hút bởi một vật tích điện B, ta có thể
Biện luận rằng vật A bị tích điện hay không ? Hãy giải thích.
3. Trong điều kiện thời tiết tốt thì có một điện trường bao quanh bề mặt Trái đất. Điện
trường này hướng xuống đất. Trong trường hợp này, điện tích trên mặt đất có dấu
như thế nào?
4. Tại sao các nhân viên bện viện phải mang loại giày dẫn điện đặc biệt khi làm việc
gần các bình oxy trong các phòng mổ? Điều gì có thể xảy ra nếu các nhân viên
mang giày có đế cao su?
5. Một vật bằng thủy tinh nhận một điện tích dương bằng cách cho nó cọ xát với vải
lụa. Trong quá trình cọ xát, các proton được tích thêm vào vật hay là các electron
được lấy đi khỏi vật?

Bài tập chương 23:


1. (a) Hãy tìm số electron trong một cái kim nhỏ bằng bạc trung hòa về điện. Biết khối
lượng của kim này là 10,0 g. Mỗi nguyên tử bạc có 47 electron và khối lượng mol của
bạc là 107,87 g/mol. (b) Tưởng tượng rằng ta tích thêm electron vào cho cái kim này
sao cho nó có một điện tích là 1,00 mC. Có bao nhiêu electron được tích thêm vào cho
mỗi 109 electron có sẵn trong kim?
Đáp số: a) 2,62  1024 b) 2,38
2. Trong một đám mây giông, có thể có điện tích +40.0 C ở bên trên và −40.0 C ở bên
dưới. Các điện tích này cách nhau 2,00 km. Tìm lực điện tác dụng lên điện tích phía

23
trên.
Đáp số: 3,60 × 106 N, hướng xuống dưới
3. Richard Feynman (1918–1988), một người đã nhận giải Nobel, đã từng nói rằng
nếu có hai người đứng cách nhau một cánh tay và mỗi người có 1% electron nhiều
hơn so với số proton thì lực đẩy giữa họ sẽ đủ lớn để nhất một vật có khối lượng
bằng khối lượng Trái đất. Hãy thực hiện phép tính theo bậc của độ lớn để chứng
minh khẳng định này.
Hướng dẫn: Khối lượng của Trái đất là 6 × 1024 kg. Lực hút giữa hai người tương
đương với trọng lượng của Trái đất.
4. Ba điện tích điểm nằm dọc theo một đường
thẳng như trong hình bên cạnh. Điện tích
q1 = 6,00 C, q2 = 1,50 C, và q3 = 22,0 C.
Khoảng cách d1 = 3,00 cm và d2 = 2,00 cm.
Hãy tìm độ lớn và chiều của các lực tác dụng
lên (a) q1, (b) q2, và (c) q3.
Đáp số: a) 46,7 N; hướng sang trái. b) 157 N; hướng sang phải. c) 111 N; hướng sang
trái
5. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại, mỗi quả có khối lượng là
m = 0,200 kg, được treo bằng các dây nhẹ có độ dài L như trong
hình vẽ. Các quả cầu được tích một điện lượng giống nhau là
7,20 nC. Ở trạng thái cân bằng, các dây treo hợp với phương thẳng
đừng một góc  = 5,00. Tìm độ dài của các sợi dây.
Đáp số: 0,299 m
6. Một vật nhỏ có khối lượng 3,80 g và điện tích −18,0 C nằm lơ lửng trên mặt đất
trong một điện trường đều có phương vuông góc với mặt đất. Hãy xác định chiều
và độ lớn của điện trường này.
Đáp số: Điện trường hướng xuống dưới, có độ lớn là 2,07 × 103 N/C
7. Bốn điện tích điểm được đặt ở các đỉnh của một hình vuông
cạnh a như hình vẽ. Hãy xác định: (a) điện trường tại vị trí của
điện tích điểm q và (b) lực điện tổng hợp tác dụng lên q.
Đáp số: keq

a) E = ke
q
a2
(
3, 06 ˆi + 5, 06 ˆj )
b) F = ke
q2
a2
(
3, 06 ˆi + 5, 06 ˆj )

24
8. Một quả cầu nhựa 2,00 g được treo bằng một sợi dây
dài 20,0 cm trong một điện trường đều như trong hình
vẽ. Nếu quả cầu ở trạng thái cân bằng thì sợi dây lập
một góc 15,0° so với phương thẳng đứng. Tìm độ lớn
điện tích của quả cầu.
Đáp số: 5,25 C
9. Một thanh dài 14,0 cm tích điện đều với tổng điện tích
−22,0 C. Hãy xác định (a) độ lớn và (b) hướng của điện trường tại một điểm trên
trục của thanh và cách điểm giữa của thanh 36 cm.
Đáp số: a) 1,59 × 106 N/C b) Hướng về phía thanh tích điện
10. Một đĩa tròn bán kính 35,0 cm tích điện đều với mật độ 7,90  10−3 C/m2. Tính điện
trường tại một điểm nằm trên trục của đĩa và cách tâm đĩa một khoảng: (a) 5,00 cm;
(b) 10,0 cm ; (c) 50,0 cm và (d) 200 cm.
Đáp số: a) 383 MN/C b) 324 MN/C c) 80,7 MN/C d) 6,68 MN/C
11. Một cái vòng tích điện đều có bán kính 10,0 cm và tổng điện tích 75,0 C. Tìm
điện trường tại một điểm trên trục của vòng và cách tâm vòng một khoảng (a) 1,00
cm ; (b) 5,00 cm ; (c) 30,0 cm ; và (d) 100 cm.
Đáp số: Chọn trục x là trục của vòng. Các điểm cần tính nằm ở phần dương của
trục. a) 6, 64 ˆi MN/C b) 24,1iˆ MN/C c) 6, 40 ˆi MN/C d) 0, 664 ˆi MN/C
12. Hình vẽ bên cạnh cho thấy các đường sức điện trường của một hệ
gồm hai điện tích q1 và q2 nằm cách nhau một khoảng nhỏ.
a) Hãy xác định tỉ số q1/q2
b) Dấu của các điện tích q1 và q2.
Đáp số : a) 1/3 b) q1 âm ; q2 dương
13. Một khối nhỏ có khối lượng m và điện tích Q được đặt trên một tấm
phẳng cách điện, không có ma sát và nghiêng một góc  so
với phương ngang (hình vẽ bên). Hệ được đặt trong một
điện trường song song với mặt nghiêng. (a) Tìm biểu thức
độ lớn của điện trường, biết rằng vật nhỏ đứng yên. (b) Cho
m = 5,40 g ; Q = −7,00 C và  = 25,0. Tìm chiều và độ
lớn của điện trường này.
mg sin( )
Đáp số : a) E = ; b) 3,19 × 103 N/C ; hướng xuống dưới
Q

25
14. Hai hình khối giống nhau nằm yên trên một mặt
ngang nhẵn, được nối với nhau bằng một lò xo nhẹ
có độ cứng k và chiều dài tự nhiên Li như trong hình
vẽ. Một điện tích Q được tích từ từ vào mỗi khối,
làm cho lò xo bị giãn ra đến chiều dài L khi hệ cân
bằng. Hãy tìm độ lớn của điện tích Q. Xem các khối
là điện tích điểm.
k ( L - Li )
Đáp số : Q = L
ke

15. Một hạt mang điện có điện tích −q được đặt ở tâm của
một vòng tròn tích điện đều Q như trong hình vẽ. Giả sử
dịch hạt mang điện này một đoạn nhỏ x dọc theo trục x
(x << a) rồi thả ra. Hãy chứng tỏ rằng hạt này dao động
1 ke qQ
điều hòa với tần số f = .
2 ma 3
16. Một dây thẳng, dài l = 14 cm, phân bố đều với mật độ λ, mang tổng
điện tích –7,5 µC được uốn thành nửa hình tròn như hình vẽ. Xác định
vec-tơ điện trường tại tâm O.
Đáp số : 2,16 × 107 N/C ;phương ngang, hướng từ phải qua trái
17. Một dây mang tổng điện tích 12 µC, được uốn thành
nửa đường tròn bán kính R = 60 cm, phân bố với mật độ
λ = λocosθ, góc θ như hình vẽ. Xác định lực điện tác
dụng vào điện tích 3µC đạt tại tâm P của vòng dây.
Đáp số : 0,71 N ; phương thẳng đứng, hướng xuống.
18. Một điện trường đều 𝐸⃗ có độ lớn 200 N/C được định
hướng dọc theo trục giữa hai bản cực tích điện song
song, chiều dài bản cực l = 0,1 m. Bắn một electron với vận tốc ban đầu vi = 3.106
m/s vuông góc với điện trường như hình vẽ.

(a) Chứng tỏ quỹ đạo electron là parapol.


(b) Giả sử tọa độ ban đầu của electron là (0, 0) như trên hình, tính thời điểm electron
rời khỏi điện trường và tọa độ y của nó lúc đó.
Đáp số: 3,33 × 10−8 s; –1,95 cm

26
19. Bắn một chùm hạt proton với tốc độ ban đầu vi = 9,5 km/s từ vùng không có điện
trường đến vùng có điện trường E = −720 ˆj N/C. Vận tốc ban đầu có phương hợp
với phương ngang một góc
θ. Đích ngắm nằm cách vị
trí mà chùm proton đi vào
vùng có điện trường một
khoảng R = 1,27 mm.
(a) Chứng tỏ quỹ đạo của
chùm proton là quỹ đạo
parabol.
(b) Giá trị góc θ là bao nhiêu
để chùm proton bắn trúng
đích.

27
Chương 24: Định luật Gauss

T
rong chương 23, chúng ta đã chỉ ra cách thức để xác định cường độ điện trường gây ra
bởi một phân bố điện tích cho trước bằng cách lấy tích phân trên toàn bộ phân bố này.
Trong chương này chúng ta sẽ xem xét định luật Gauss và một cách thức khác để xác
định cường độ điện trường nhờ định luật này. Mặc dù định luật Gauss là hệ quả của
định luật Coulomb, nhưng định luật này rất thuận tiện để xác định cường độ điện trường gây
ra bởi các phân bố điện tích có tính đối xứng cao. Định luật Gauss cũng giúp chúng ta hiểu
và kiểm tra các tính chất của vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện.

24.1 Thông lượng điện trường


Trong một điện trường đều, các đường sức điện trường là
Mặt phẳng
những đường thẳng song song nhau. Trong điện trường này lấy
hình chữ nhật
một mặt là hình chữ nhật sao cho các đường sức điện trường
vuông góc với diện tích này (hình 24.1). Vì số đường sức qua
một đơn vị diện tích tỷ lệ thuận với độ lớn của cường độ điện
trường nên tổng số đường sức xuyên qua mặt này tỷ lệ thuận với
tích số 𝐸𝐴. Tích số 𝐸𝐴 được gọi là thông lượng điện trường qua
mặt đang xét. Thông lượng điện trường tỷ lệ thuận với số đường
sức xuyên qua mặt khảo sát.
ΦE = 𝐸𝐴 (24.1)
Trong hệ SI ΦE có đơn vị là 𝑁. 𝑚2 /𝐶. Hình 24.1
Nếu mặt khảo sát không vuông góc với các đường sức,
Pháp tuyến
thông lượng điện trường có giá trị nhỏ hơn 𝐸𝐴. Trong hình
24.2 pháp tuyến của mặt có diện tích A hợp với đường sức
một góc θ. Gọi 𝐴⊥ là hình chiếu của diện tích A lên mặt
phẳng vuông góc với các đường sức và ta có 𝐴⊥ = 𝐴. 𝑐𝑜𝑠𝜃.
Có thể nhận thấy rằng số đường sức xuyên qua diện tích A
bằng với số đường sức xuyên qua diện tích 𝐴⊥ . Do đó thông
lượng điện trường qua 𝐴 bằng: Hình 24.2
ΦE = E𝐴⊥ = 𝐸𝐴. 𝑐𝑜𝑠𝜃 (24.2)
Trong trường hợp tổng quát, điện trường là không đều thì các công thức trên chỉ đúng
cho những mặt rất nhỏ với diện tích 𝑑𝐴. Nghĩa là để tính thông lượng điện trường qua một
mặt, cần chia mặt này thành những phần rất nhỏ có diện tích 𝑑𝐴. Vectơ diện tích 𝑑𝐴⃗ tương
ứng với một phần nhỏ 𝑑𝐴 được định nghĩa là vectơ có độ dài bằng 𝑑𝐴 và có phương vuông
góc với diện tích 𝑑𝐴. Thông lượng điện trường qua mỗi phần dA bằng

1
𝑑Φ𝐸 = 𝐸. 𝑑𝐴. 𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗
𝑑𝐴⃗
Thông lượng điện trường qua cả mặt khảo sát có diện tích 𝐴
bằng

ΦE = ∫ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ (24.3)


(𝑀ặ𝑡 𝑘ℎả𝑜 𝑠á𝑡)
Hình 24.3
Giá trị của ΦE theo công thức trên phụ thuộc vào cả mặt khảo
sát và cả tính chất của điện trường.
Trong trường hợp cần tính thông lượng điện trường qua một mặt kín thì hướng của vectơ
diện tích 𝑑𝐴⃗ được chọn hướng ra phía ngoài của mặt kín. Thông lượng điện trường qua mặt
kín lúc này tỷ lệ với hiệu số của số đường sức đi ra mặt kín và số đường sức đi vào mặt kín.
Thông lượng điện trường qua một mặt kín được ký hiệu là:

ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ (24.4)

Câu hỏi 24.1: Giả sử có một điện tích điểm đặt ở tâm của một mặt cầu có bán kính xác định.
Độ lớn của cường độ điện trường ở mặt cầu và thông lượng điện trường qua mặt cầu sẽ thay
đổi như thế nào khi bán kính mặt cầu giảm còn một nửa? (a) cả thông lượng và cường độ điện
trường đều tăng. (b) cả thông lượng và cường độ điện trường đều giảm. (c) Thông lượng tăng
còn cường độ điện trường giảm. (d) Thông lượng giảm còn cường độ điện trường tăng. (e)
Thông lượng giảm còn cường độ điện trường giữ nguyên.

24.2 Định luật Gauss


Trong nội dung này, chúng ta sẽ thiết lập mối liên hệ tổng quát giữa thông lượng điện
trường qua mặt kín (thường gọi là mặt Gauss) và điện tích chứa bên trong mặt kín này. Định
luật xác định mối liên hệ này là định luật Gauss.
Xét một điện tích điểm dương đặt tại tâm của một mặt cầu
bán kính r. Độ lớn của cường độ điện trường ở mọi vị trí của mặt
cầu bằng nhau và bằng 𝐸 = 𝑘𝑒 𝑞/𝑟 2 . Các đường sức điện trường
vuông góc với mặt cầu tại mọi điểm và hướng ra tâm mặt cầu. 𝑑𝐴⃗
Vì vậy thông lượng điện trường qua mặt cầu bằng
𝑞
ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ = ∮ 𝐸𝑑𝐴 = 𝐸 ∮ 𝑑𝐴 = 𝑘𝑒 2 . 4𝜋𝑟 2
𝑟
= 4𝜋𝑘𝑒 . 𝑞
Hay
𝑞
ΦE = (24.5) Hình 24.4
𝜀0

2
Khi có nhiều mặt kín bao quanh điện tích q như hình bên thì thông lượng điện trường qua
các mặt S1, S2 và S3 đều bằng nhau. Do đó thông lượng điện trường qua một mặt kín bất kỳ
bao quanh điện tích điểm q đều bằng 𝑞/𝜀0 và không phụ thuộc hình dáng của mặt này.

Đường sức đi Đường sức đi


vào mặt ra mặt

Hình 24.5 Hình 24.6


Khi điện tích điểm q ở bên ngoài mặt kín với hình dạng tùy ý thì số đường sức đi vào mặt
kín cũng bằng số đường sức đi ra. Do đó thông lượng điện trường qua một mặt kín không
chứa điện tích bên trong sẽ bằng không.
Trong trường hợp có nhiều điện tích điểm thì chúng ta sử dụng nguyên lý chồng chất điện
trường để khai triển thông lượng điện trường qua mặt kín bất kỳ như sau:

ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ = ∮(𝐸⃗⃗1 + 𝐸⃗⃗2 + ⋯ ). 𝑑𝐴⃗

Kết quả thu được là:


𝑞𝑖𝑛
ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ = (24.6)
𝜀0
trong đó 𝑞𝑖𝑛 là tổng điện tích chứa trong mặt kín.
Phương trình 24.6 cũng đúng cho trường hợp điện tích phân bố liên tục.
Phương trình 24.6 là phương trình toán của định luật Gauss cho một mặt kín bất kỳ, trong
đó 𝐸⃗⃗ là điện trường tại các điểm khác nhau trên mặt kín và 𝑞𝑖𝑛 là tổng điện tích chứa trong
mặt kín này.
Câu hỏi 24.2: Nếu thông lượng điện trường qua một mặt gauss bằng không thì bốn phát biểu
sau đây có thể đúng. Những phát biểu nào luôn luôn đúng? (a) Không có điện tích trong mặt
Gauss. (b) Tổng điện tích trong mặt Gauss bằng không. (c) Cường độ điện trường bằng không
ở mọi điểm trên mặt Gauss bằng không. (d) Số đường sức đi vào mặt Gauss bằng số đường
sức đi ra mặt Gauss.

3
24.3 Áp dụng của định luật Gauss đối với các phân bố điện tích khác nhau.
Định luật Gauss được áp dụng để xác định cường độ điện trường gây ra bởi các phân bố
điện tích có tính đối xứng cao qua những tính toán khá đơn giản. Hình dạng của mặt kín được
chọn phụ thuộc vào tính đối xứng của phân bố điện tích sao cho E có thể mang ra ngoài tích
phân. Mặt kín nên được chọn sao cho mỗi phần của mặt thỏa ít nhất một trong các điều kiện
sau:
1. Giá trị của cường độ điện trường được phán đoán dựa vào tính đối xứng của phân bố
điện tích là không đổi trên một phần của mặt.
2. Tích vô hướng 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ bằng 𝐸. 𝑑𝐴 hoặc −𝐸. 𝑑𝐴 do hai vecto 𝐸⃗⃗ và 𝑑𝐴⃗ song song nhau.
3. Tích vô hướng 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ bằng không do hai vecto 𝐸⃗⃗ và 𝑑𝐴⃗ vuông góc.
4. Giá trị của cường độ điện trường bằng không trên một phần của mặt.
Các phần khác nhau của mặt Gauss có thể thỏa mãn các điều kiện khác. Với một phân
bố điện tích không đủ tính đối xứng thì định luật Gauss không thuận tiện để xác định cường
độ điện trường gây ra bởi các phân bố điện tích này.
Bài tập mẫu 24.1: Phân bố điện tích có tính đối xứng cầu.
Một quả cầu đặc bán kính a có tổng điện tích Q dương phân bố đều trong thể tích với
mật độ điện khối ρ.
(A) Xác định cường độ điện trường ở một điểm bên ngoài quả cầu có khoảng cách tới
tâm là r.
Giải:

Mặt Gauss

Mặt Gauss
Hình 24.7a Hình 24.7b
Chọn mặt Gauss là mặt cầu bán kính r, có tâm là tâm của quả cầu (hình 24.7a). Do
tính đối xứng của phân bố điện tích, cường độ điện trường do quả cầu gây ra có độ lớn
như nhau tại mọi điểm trên mặt Gauss và có chiều hướng từ tâm ra (nghĩa là hai vecto
𝐸⃗⃗ và 𝑑𝐴⃗ cùng chiều).
Thông lượng điện trường qua mặt Gauss:

ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ = ∮ 𝐸. 𝑑𝐴 = 𝐸. ∮ 𝑑𝐴 = 𝐸. 4𝜋𝑟 2

Theo định luật Gauss:


4
Q
ΦE =
ε0
Suy ra:
𝑄 𝑄
𝐸= = 𝑘 𝑒 (𝑟 > 𝑎)
4𝜋ε0 𝑟 2 𝑟2

(B) Xác định cường độ điện trường ở một điểm bên trong quả cầu có khoảng cách tới
tâm là r.
Giải:
Chọn mặt Gauss là mặt cầu bán kính r, có tâm là tâm của quả cầu (hình 24.7b).
Thông lượng điện trường qua mặt Gauss:

ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ = ∮ 𝐸. 𝑑𝐴 = 𝐸. ∮ 𝑑𝐴 = 𝐸. 4𝜋𝑟 2

Lượng điện tích chứa bên trong mặt Gauss có thể


tích 𝑉 ′:
4
𝑞𝑖𝑛 = 𝜌𝑉 ′ = 𝜌. 𝜋𝑟 3
3
Theo định luật Gauss:
Q
ΦE =
ε0
Suy ra:
𝜌 𝑄 Hình 24.8
𝐸= 𝑟 = 𝑘𝑒 3 𝑟 (𝑟 < 𝑎)
3ε0 𝑎
Hình 24.8 là đồ thị của E đối với r.

5
Bài tập mẫu 24.2: Phân bố
điện tích có tính đối xứng trụ.
Xác định cường độ điện trường Mặt Gauss
tại điểm có khoảng cách r tới
một dây thẳng dài vô hạn tích
điện đều với mật độ điện dài λ
(với λ> 0).
Giải:
Do tính đối xứng của phân bố
điện tích, cường độ điện trường
do dây gây ra vuông góc với
dây và có chiều hướng từ dây
ra. Chọn mặt Gauss là mặt trụ Hình 24.9
bán kính r và chiều cao ℓ (hình
24.9). Trên mặt xung quanh của mặt Gauss 𝐸⃗⃗ có độ lớn như nhau và vuông góc với
mặt này tại mọi điểm (nghĩa là hai vecto 𝐸⃗⃗ và 𝑑𝐴⃗ cùng chiều). Ngoài ra 𝐸⃗⃗ song song
với hai mặt đáy của mặt Gauss nên thông lượng điện trường qua hai mặt này bằng
không.
Thông lượng điện trường qua mặt Gauss:

ΦE = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ = ∫ 𝐸. 𝑑𝐴 = 𝐸. ∫ 𝑑𝐴 = 𝐸. 2𝜋𝑟. ℓ


(𝑀ặ𝑡𝑥𝑢𝑛𝑔𝑞𝑢𝑎𝑛ℎ)

Tổng điện tích chứa trong mặt Gauss: 𝑞𝑖𝑛 = 𝜆ℓ.


Theo định luật Gauss:
Q
ΦE =
ε0
Suy ra:
𝜆 𝜆
𝐸= = 2𝑘𝑒
2𝜋𝜀0 𝑟 𝑟
Nếu dây tích điện không dài vô hạn thì kết quả trên là gần đúng đối với các điểm khá
gần dây và ở xa hai đầu của dây.

Bài tập mẫu 24.3: Mặt phẳng tích điện.

6
Tìm cường độ điện trường gây ra bởi một mặt phẳng rộng vô hạn tích đều với mật độ
điện mặt σ (σ> 0).
Giải:
Do tính đối xứng, 𝐸⃗⃗ vuông góc với mặt phẳng tại mọi
điểm và có chiều hướng ra khỏi mặt phẳng. Chọn
mặt Gauss là mặt trụ có trục vuông góc với mặt
phẳng và hai đáy với diện tích A cách đều mặt phẳng
(hình 24.10).
Thông lượng điện trường qua mặt Gauss bằng ΦE =
2𝐸𝐴. Mặt Gauss
Lượng điện tích chứa bên trong mặt Gauss bằng: Hình 24.10
𝑞𝑖𝑛 = 𝜎𝐴
Theo định luật Gauss, cường độ điện trường có độ lớn bằng:
𝜎
𝐸=
2𝜀0
Kết quả trên cho thấy E không phụ thuộc khoảng tử mỗi đáy của mặt Gauss tới mặt
phẳng nên điện trường gây ra bởi một mặt phẳng tích điện đều rộng vô hạn là một điện
trường đều.
Dựa vào kết quả này chúng ta cũng
suy ra được điện trường gây ra bởi
hai mặt phẳng tích điện trái dấu và
đặt song song nhau với mật độ điện
mặt của hai mặt phẳng này có cùng
độ lớn là σ (σ> 0) là:
- Ở ngoài hai mặt phẳng, cường độ
điện trường bằng không.
- Trong khoảng giữa hai mặt phẳng,
điện trường là đều với độ lớn 𝐸 =
𝜎/𝜀0. Hình 24.11
Hình 24.11là hình ảnh đường sức
điện trường gây bởi một mặt phẳng và hai mặt phẳng.

24.4 Vật dẫn điện ở trạng thái cân bằng tĩnh điện.
Môt vật dẫn điện chứa trong nó các điện tích có thể chuyển động tự do toàn khối chất.
Khi các điện tích này không thực hiện chuyển động theo một hướng xác định trong khối chất
thì vật dẫn điện ở trạng thái cân bằng tĩnh điện. Một vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện
có các tính chất sau:

7
1. Trong toàn bộ khối vật dẫn, cường độ điện trường bằng không, cho dù vật dẫn là đặc
hay rỗng.
2. Nếu vật dẫn được cô lập và được tích điện thì điện tích của vật chỉ phân bố ở bề mặt
ngoài của vật.
3. Cường độ điện trường ở một điểm bên ngoài sát bề mặt của vật dẫn tích điện thì vuông
góc với mặt vật dẫn và có độ lớn 𝜎/𝜀0 , trong đó 𝜎 là mật độ điện
mặt tại điểm đó.
4. Với một vật dẫn có hình dạng không đối xứng, mật độ điện
mặt là lớn nhất ở những vị trí có bán kính cong của bề mặt là nhỏ
nhất.
Tính chất đầu tiên có thể chứng minh bằng cách đặt một tấm
vật dẫn trong một điện trường ngoài. Khi trạng thái cân bằng tĩnh
điện được thiết lập thì điện trường trong vật dẫn phải bằng không. Hình 24.12
Vì nếu điện trường này không bằng không thì các điện tích tự do
trong vật sẽ chịu tác dụng của lực điện (𝐹⃗ = 𝑞𝐸⃗⃗ ) và sẽ bị gia tốc bởi lực này, nghĩa là vật dẫn
không ở trạng thái cân bằng tĩnh điện. Trước khi có điện trường ngoài, các điện tích tự do
phân bố đều khắp trong vật dẫn. Khi có điện trường ngoài, các điện tích tự do được gia tốc
về phía hai mặt vật dẫn. Các điện tích này gây ra một điện trường riêng bên trong vật dẫn
ngược chiều với điện trường ngoài. Các điện tích tự do tiếp tục chuyển động về hai mặt vật
dẫn cho đến khi cường độ điện trường gây bởi các điện tích này bằng về độ lớn với điện
trường ngoài thì điện trường bên trong vật dẫn bằng không. Với chất dẫn điện tốt, quá trình
này chỉ diễn ra trong thời gian khoảng 10−16 𝑠.
Tính chất thứ hai có thể chứng minh nhờ định luật Gauss. Mặt
Mặt Gauss
Gauss được vẽ trong vật dẫn sao cho rất sát với mặt của vật (hình
24.13). Vì không có điện trường trong vật dẫn nên thông lượng
điện trường qua mặt Gauss bằng không. Định lý Gauss cho phép
kết luận tổng điện tích trong mặt Gauss phải bằng không, nghĩa là
điện tích của vật dẫn nếu có chỉ phân bố ở bề mặt của vật dẫn.
Với tính chất thứ ba, nếu vectơ 𝐸⃗⃗ có thành phần song song
với mặt vật dẫn thì lực điện gây bởi thành phần này sẽ làm các
điện tích tự do chuyển động trên mặt của vật, nghĩa là vật dẫn Hình 24.13
không ở trạng thái cân bằng tĩnh điện.

8
Để xác định cường độ điện trường ở sát bề mặt của vật, chúng Mặt Gauss
ta chọn mặt Gauss là mặt trụ nhỏ có hai đáy với diện tích A ở sát
và song song với mặt vật dẫn (hình 24.14). Thông lượng điện
trường qua mặt Gauss chỉ là thông lượng qua mặt đáy ở ngoài vật
dẫn và thông lượng này bằng Φe = 𝐸𝐴. Áp dụng định luật Gauss:
𝑞𝑖𝑛 𝜎𝐴
Φ𝑒 = ∮ 𝐸𝑑𝐴 = 𝐸𝐴 = =
𝜀0 𝜀0
Suy ra:
𝜎 Hình 24.14
𝐸=
𝜀0
Bài tập mẫu 24.4:
Một quả cầu đặc bằng chất cách điện với bán kính a mang
điện tích dương là Q phân bố đều trong thể tích của quả
cầu. Một vỏ cầu làm bằng chất dẫn điện, với bán kính
trong là b và bán kính ngoài là c, mang một lượng điện
tích là −2𝑄. Vỏ cầu có tâm trùng với tâm của quả cầu.
Hãy dùng định luật Gauss để tìm cường độ điện trường ở
các vùng 1, 2, 3 và 4 trong hình vẽ 24.15 và sự phân bố
điện tích trên vỏ cầu khi toàn bộ hệ thống ở trạng thái cân
bằng tĩnh điện.
Giải: Hình 24.15
Vỏ cầu là vật dẫn nên điện tích của vỏ cầu phân bố đều ở
các bề mặt của nó. Do đó hệ có tính đối xứng cầu.
Ở vùng 1, chúng ta chọn mặt Gauss là mặt cầu bán kính r với 𝑟 < 𝑎 . Ta thu được kết
quả:
4
𝜌 𝜋𝑟 3 𝑄
3
Φ𝑒 = 𝐸. 4𝜋𝑟 2 = => 𝐸 = 𝑘𝑒 𝑟 (𝑟 < 𝑎)
𝜀0 𝑎3
Ở vùng 2, mặt Gauss là mặt cầu bán kính r với 𝑎 < 𝑟 < 𝑏 và ta thu được kết quả:
𝑄 𝑄
Φ𝑒 = 𝐸. 4𝜋𝑟 2 = => 𝐸 = 𝑘𝑒 2 (𝑎 < 𝑟 < 𝑏)
𝜀0 𝑟
Ở vùng 4, mặt Gauss là mặt cầu bán kính r với 𝑟 > 𝑐 và ta thu được kết quả:
[𝑄 + (−2𝑄)] 𝑄
Φ𝑒 = 𝐸. 4𝜋𝑟 2 = => 𝐸 = −𝑘𝑒 (𝑟 > 𝑐)
𝜀0 𝑟2
Ở vùng 3, nghĩa là trong vật dẫn, nên 𝐸 = 0.
Vẽ trong vùng 3 mặt Gauss là mặt cầu bán kính r với 𝑏 < 𝑟 < 𝑐 và thì tổng điện tích
trong mặt Gauss phải bằng không, nên:
9
𝑄 + 𝑞1 = 0 => 𝑞1 = −𝑄
trong đó 𝑞1 là điện tích ở mặt trong của vỏ cầu.
Gọi 𝑞2 là điện tích ở mặt ngoài của vỏ cầu thì
𝑞1 + 𝑞2 = −2𝑄 => 𝑞2 = −𝑄

Tóm tắt chương 24


Thông lượng điện trường qua một mặt tỷ lệ thuận với số đường sức xuyên qua mặt đó. Nếu
điện trường là đều và mặt là phẳng diện tích A thì thông lượng điện trường qua mặt này bằng
Φ𝑒 = 𝐸𝐴. 𝑐𝑜𝑠𝜃
trong đó 𝜃 là góc hợp bởi 𝐸⃗⃗ và pháp tuyến của mặt.
Trong trường hợp tổng quát, thông lượng điện trường qua một mặt bằng

Φ𝑒 = ∫ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗
𝑀ặ𝑡

Định luật Gauss được phát biểu như sau: thông lượng điện trường qua một mặt kín bất kỳ
bằng tổng điện tích chứa trong mặt kín đó chia cho 𝜀0 :
𝑞𝑖𝑛
Φ𝑒 = ∮ 𝐸⃗⃗ . 𝑑𝐴⃗ =
𝜀0
Sử dụng định luật Gauss chúng ta có thể tính được cường độ điện trường gây bởi các phân bố
điện tích có tính đối xứng.

Một vật dẫn ở trạng thái cân bằng tĩnh điện có các tính chất sau:
1. Trong toàn bộ khối vật dẫn cường độ điện trường bằng không, cho dù vật dẫn là đặc hay
rỗng.
2. Nếu vật dẫn được cô lập và được tích điện thì điện tích của vật chỉ phân bố ở bề mặt ngoài
của vật.
3. Cường độ điện trường ở một điểm sát bề mặt của vật dẫn tích điện thì vuông góc với mặt
vật dẫn và có độ lớn 𝜎/𝜀0 , trong đó 𝜎 là mật độ điện mặt tại điểm đó.
4. Với một vật dẫn có hình dạng không đối xứng, mật độ điện mặt là lớn nhất ở những vị trí
có bán kính cong của bế mặt là nhỏ nhất.

Câu hỏi lý thuyết chương 24


1. Một người ở trong một quả cầu rỗng rất lớn bằng kim loại được cách điện với mặt đất.
(a) Nếu một lượng điện tích lớn được truyền cho quả cầu thì người có bị nguy hiểm không
khi chạm tay vào mặt bên trong của quả cầu?
10
(b) Điều gì sẽ xảy ra khi ban đầu người có một lượng điện tích trái dấu với điện tích của
quả cầu.
2. Nếu số đường sức đi ra khỏi mặt Gauss nhiều hơn số đường sức đi vào mặt Gauss thì có
thể kết luận gì về tổng điện tích chứa bên trong mặt Gauss?

Bài tập chương 24


1. Một điện trường không đều có cường độ điện trường cho bởi biểu thức
𝐸⃗⃗ = 𝑎𝑦𝑖⃗ + 𝑏𝑧𝑗⃗ + 𝑐𝑥𝑘⃗⃗
trong đó a, b, và c là các hằng số. Xác định thông lượng điện trường qua một mặt hình
chữ nhật trong mặt phẳng xy được giới hạn bởi phạm vi từ 𝑥 = 0 đến 𝑥 = 𝑤 và từ 𝑦 = 0
đến 𝑦 = ℎ.
1
ĐS: Φ𝑒 = 𝑐ℎ𝑤 2
2
2. Một điện tích điểm 𝑄 = 5,00 𝜇𝐶 được đặt ở tâm của một
hình lập phương có cạnh 𝐿 = 0,100 𝑚. Ngoài ra trong
hình lập phương còn có sáu điện tích điểm 𝑞 = −1,00𝜇𝐶
được đặt tại các vị trí đối xứng nhau quanh điện tích Q như
hình vẽ. Hãy xác định thông lượng điện trường qua một
mặt của hình lập phương.
ĐS: −18,8 𝑘𝑁. 𝑚2 /𝐶
3. Một dây thẳng dài vô hạn tích điện đều với mật độ điện dài
λ. O là điểm cách dây một đoạn d. Xác định thông lượng điện
trường qua mặt cầu tâm O, bán kính R trong hai trường hợp:
R < d và R > d.
ĐS: Φ = 0 𝑣à Φ = 2𝜆√𝑅2 − 𝑑 2 /𝜀0

4. Một tấm plastic phẳng rất rộng nằm ngang được tích điện đều trên bề mặt. Một miếng
Styrofoam nặng 10,0 g mang một điện tích −0,700 𝜇𝐶 lơ lửng ở ngay phía trên tâm của
tấm plastic. Tìm mật độ điện mặt của tấm plastic.
ĐS: 𝜎 = 2,48 𝜇𝐶/𝑚2
5. Một vật hình trụ rỗng có bán kính 7,00cm và chiều dài 2,40 m tích điện đều trên bề mặt.
Cường độ điện trường ở vị trí cách trục của hình trụ 19,0 cm (đo từ trung điểm của hình
trụ) có chiều hướng ra khỏi trục và có độ lớn 36,0 kN/C. Tìm
(a) tổng điện tích của hình trụ
(b) cường độ điện trường ở ở vị trí cách trục của hình trụ 4,0 cm (đo từ trung điểm của
hình trụ).
ĐS: (a) 𝑄 = 913 𝑛𝐶 ; (b) E = 0
11
6. Một khối trụ dài bằng kim loại có bán kính 5,00 cm được tích điện đều sao cho điện tích
ứng với một đơn vị chiều dài bằng 30,0 nC/m. Tìm cường độ điện trường ở các vị trí cách
trục của khối trụ 3,00 cm và 10,0 cm.
ĐS: 𝐸⃗⃗ = 0 𝑣à 𝐸 = 5400 𝑁/𝐶 và hướng ra ngoài.
7. Một quả cầu bằng đồng có bán kính 15,0 cm mang điện tích
40,0 nC đang ở trạng thái cân bằng tĩnh điện. Đồ thị của độ
lớn cường độ điện trường theo khoảng cách r tính từ tâm quả
cầu cho bởi hình bên có phù hợp với cường độ điện trường
gây bởi quả cầu này không?
ĐS: Không vì ở khoảng cách 15,0 cm quả cầu gây ra một
cường độ điện trường bằng 16,0 kN/C chứ không bằng
khoảng 6,5 kN/C như đồ thị.
8. Người ta tạo ra trong một vùng không gian một điện trường đều với cường độ điện trường
có độ lớn bằng 80,0 kN/C. Một tấm đồng phẳng hình vuông có cạnh bằng 50,0 cm không
tích điện được đặt trong điện trường này sao cho đường sức điện trường vuông góc với
tấm đồng.
(a) Tìm mật độ điện mặt ở mỗi mặt của tấm đồng
(b) tổng điện tích trên mỗi mặt của tấm.
ĐS: 𝜎 = 708 𝑛𝐶/𝑚2 và 𝑄 = 177 𝑛𝐶.
9. Một sợi dây thẳng, dài, được đặt trùng với trục của một vỏ hình trụ kim loại. Mật độ điện
dài trên dây và trên vỏ trụ lần lượt là λ (λ> 0) và 2λ. Hãy dùng định luật Gauss để tìm
(a) mật độ điện dài ở mặt trong của vỏ trụ,
(b) mật độ điện dài ở mặt ngoài của vỏ trụ
(c) cường độ điện trường ở một điểm bên trong vỏ trụ và có khoảng cách tới trục là r.
ĐS: (a) – λ ; (b) 3λ và (c) 𝐸 = 6𝑘𝜆/𝑟 , chiều hướng ra ngoài.
10. Một quả cầu đặc bằng chất cách điện có bán kính 𝑎 = 5,00 𝑐𝑚 tích
điện đều trong thể tích. Một vỏ cầu bằng chất dẫn điện đồng tâm với
quả cầu có các bán kính 𝑏 = 20,00 𝑐𝑚 và 𝑐 = 25,00 𝑐𝑚 như ở hình
vẽ. Cho biết cường độ điện trường tại điểm A cách tâm chung 10,00
cm có độ lớn 3,60 × 103 𝑁/𝐶 và chiều hướng từ về tâm; tại điểm B
cách tâm chung 50,00 cm có độ lớn 200 𝑁/𝐶 và chiều hướng từ tâm
ra. Hãy xác định
(a) điện tích của quả cầu đặc;
(b) tổng điện tích của vỏ cầu;
(c) điện tích ở mặt trong và điện tích ở mặt ngoài của vỏ cầu.
ĐS: (a) −4,00 𝑛𝐶 ; (b) 9,56 𝑛𝐶 ;(c) 4,00 𝑛𝐶 và 5,56 𝑛𝐶
12
Chương 25: Điện thế
iện trường đã được nghiên cứu về phương diện tác dụng lực trong các chương trước.

Đ Trong chương này, điện trường sẽ được khảo sát ở khía cạnh năng lượng. Bằng cách
tiếp cận theo hướng năng lượng, các bài toán có thể được giải theo hướng không cần
đến việc sử dụng lực. Khái niệm về thế năng có giá trị lớn trong các nghiên cứu về
điện. Do lực tĩnh điện là lực bảo toàn, hiện tượng tĩnh điện có thể được mô tả một cách dễ
dàng dưới dạng năng lượng điện thế.

Điện thế và hiệu điện thế


Khi một điện tích q đặt trong điện trường E , nó sẽ chịu tác dụng một lực bằng F = qE.
Đây là lực bảo toàn bởi vì theo bản chất, các tương tác đều tuân theo định luật Coulomb. Hãy
xem xét dưới góc độ một hệ kín các điện tích, khi điện tích q chuyển động chỉ dưới tác dụng
của các điện tích còn lại. Với một chuyển dời vô cùng bé ds, trường lực thế Coulomb sinh
một công bằng F  ds. Trong cơ học ta biết rằng, công do trường lực thế sinh ra bằng đúng độ
suy giảm thế năng, cho nên:
−dU = F  ds
Khi điện tích q di chuyển từ vị trí A đến vị trí B trong điện trường, độ biến thiên thế năng
bằng:
(B) (B)

U = −  F  ds = − q  E  ds (25.1)
( A) ( A)

Ở đây tích phân đường tính dọc theo quỹ đạo di chuyển của điện tích q từ A đến B. Tuy
nhiên vì trường lực bảo toàn nên dù đi theo con đường nào, giá trị của tích phân này cũng
không thay đổi.
Khi đã có biểu thức tính độ biến thiên thế năng, chỉ cần chọn một điểm O nào đó làm gốc
thế năng ( U = 0 ), ta đã có thể tính thế năng của điện tích đặt trong điện trường:
(P) (O)

U = − q  E  ds = q  E  ds
(O) (P)

Thế năng của điện tích q tại vị trí P bất kì trong điện trường có trị số bằng công của lực điện
trường làm di chuyển điện tích q đó từ P về gốc thế năng.
Thế năng tại vị trí P của một đơn vị điện tích trong điện trường E được gọi là điện thế
tại điểm đó:

1
(P) (O)
U
V = = −  E  ds =  E  ds (25.2)
q (O) (P)

Điện thế tại vị trí P bất kì trong điện trường có trị số bằng công của lực điện trường làm di
chuyển điện tích 1 Coulomb từ P về gốc điện thế (gốc thế năng).
Tương tự như độ biến thiên thế năng U ta cũng có khái niệm hiệu điện thế giữa hai
điểm B và A:
(B)

V = VB − VA = −  E  ds (25.3)
( A)

Từ (25.1) và (25.3), ta có mối liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và hiệu điện thế:
U = qV (25.4)
Theo định luật bảo toàn năng lượng: U + K = 0, suy ra động năng mà điện tích q thu
được khi di chuyển từ điểm A đến điểm B nói trên bằng độ suy giảm của thế năng:
K = −U = −qV = q(VA − VB )
Điện thế và hiệu điện thế có thứ nguyên của năng lượng trên một đơn vị điện tích, được
gán cho một đơn vị đặc biệt trong hệ SI – Volt: 1V = 1J/C.
Mối liên hệ (25.2), (25.3) cũng cho ta một đơn vị khác của cường độ điện trường là V/m:
1N/C = 1V/m.
Khi một electron mang điện tích nguyên tố −e chuyển động
dưới tác dụng của điện trường, đi qua đoạn đường có hiệu điện
thế bằng 1V, ta nói rằng electron đã thu được thêm động năng
bằng 1 electron-volt:
1eV = 1,6 10−19 C 1V = 1,6 10−19 J (25.5)

Câu hỏi 25.1: Hai điểm A và B nằm trong một điện trường như
hình 25.1. (i) Hiệu điện thế V = VB − VA có giá trị như thế nào?
(a) dương (b) âm (c) bằng không. (ii) Một điện tích âm ban đầu
nằm tại A, sau đó di chuyển đến vị trí B. Sự biến thiên của thế
năng U có giá trị như thế nào? Lựa chọn trong các khả năng Hình 25.1: Hai điện tích
như phần trước. điểm trong điện trường

Hiệu điện thế trong điện trường đều


Ta tiến hành khảo sát một điện trường đều, theo đó các đường sức điện trường hướng
song song và đều đặn như miêu tả trên hình 25.2a. Từ phương trình (25.3) suy ra được hiệu
điện thế giữa hai điểm A và B nằm trên cùng một đường sức điện trường:

2
Hình 25.2: (a) Hạt mang điện tích q chuyển động dọc theo
đường sức điện trường đều (b) Hạt khối lượng m rơi trong
trường trọng lực đều.
(B) (B) (B)

V = VB − VA = −  E  ds = −  E  ds  cos(0 ) = −
0
 E  ds
( A) ( A) ( A)

Trong điện trường đều E có độ lớn không đổi nên có thể đưa ra ngoài dấu tích phân:
(B)

V = − E  ds
( A)

V = − Ed (25.6)
Dấu “–“ ở đây nói rằng, điện thế tại B thấp hơn điện thế tại A: VB  VA . Như vậy, các đường
sức điện trường luôn hướng theo chiều suy giảm của điện thế.
Khi một điện tích q di chuyển từ A đến B, thế năng của hạt trong điện trường thay đổi
một lượng bằng
U = qV = − qEd (25.7)
Có nghĩa nếu hạt mang điện tích dương: q  0, thế năng sẽ giảm: U  0. Nói cách khác,
khi một điện tích dương di chuyển xuôi theo chiều của đường sức điện trường, thế năng của
nó sẽ giảm. Như hình 25.2a miêu tả, nếu ban đầu hạt mang điện tích dương q thả tự do từ
trạng thái đứng yên, nó sẽ chịu tác dụng một lực F = qE hướng xuống dưới, bắt đầu đi xuống
và tăng tốc. Hạt dần thu động năng từ chính sự suy giảm của thế năng. Đó là minh chứng rõ
ràng cho định luật bảo toàn năng lượng.
Hình 25.2b miêu tả hình ảnh tương tự, khi một hạt khối lượng m rơi tự do trong trường
hấp dẫn gần mặt đất. Hạt cũng chịu tác dụng của trọng lực hướng xuống và tăng tốc. Động
năng tích luỹ tự sự suy giảm của thế năng trọng trường.
Phép so sánh nói trên giữa hạt mang điện tích dương trong điện trường với hạt chuyển
động dưới trường trọng lực rất hữu ích cho việc hình dung về các hiện tượng tĩnh điện. Chỉ
3
một điểm lưu ý rằng: khối lượng thì luôn dương, nhưng điện tích có thể dương, cũng có thể
âm.
Với trường hợp điện tích âm, khi hạt di chuyển theo chiều của đường sức điện trường,
thế năng của hạt sẽ tăng, thay vì giảm. Nếu ban đầu hạt đứng yên, nó sẽ tăng tốc về phía
ngược chiều của đường sức.
Ta khảo sát trường hợp tổng quát hơn, khi hạt mang điện
tích di chuyển từ vị trí A đến vị trí B trong điện trường đều,
nhưng không nằm trên cùng một đường sức như hình 25.3.
Lúc này hiệu điện thế giữa A và B bằng:
(B) (B)

V = VB − VA = −  E  ds = − E   ds = − E  s (25.8)
( A) ( A)

Ở đây vector E của điện trường đều có thể đưa ra ngoài dấu
tích phân. Độ biến thiên của thế năng:
U = qV = −qE  s (25.9)
Tích vô hướng (25.8) có thể tính qua hình học:
V = VB − VA = − Ed
Mặt khác hiệu điện thế giữa hai điểm A và C nằm trên cùng Hình 25.3: Hạt mang điện
một đường sức: tích chuyển động không
VC − VA = − Ed song song với đường sức
của điện trường đều
Từ đây suy ra rằng VB = VC . Tổng quát lên có thể thấy rằng,
mọi điểm nằm trên cùng một mặt phẳng vuông góc với đường sức điện trường đều có cùng
một điện thế. Ta gọi mặt phẳng chứa tất cả các điểm có cùng điện thế như vậy là một mặt
đẳng thế. Đối với điện trường đều, họ các mặt đẳng thế cấu thành từ những mặt phẳng song
song với nhau và cùng vuông góc với các đường sức điện trường.

Hình 25.4: Các mặt đẳng thế

Câu hỏi 25.2: Các điểm được đánh dấu trên hình 25.4 nằm trên các mặt đẳng thế. Hãy sắp
xếp công thực hiện của điện trường lên một điện tích dương theo thứ tự giảm dần, khi điện
tích này di chuyển từ A sang B, từ B sang C, từ C sang D và từ D sang E.

4
Bài tập mẫu 25.1: Điện trường giữa hai bản phẳng
song song tích điện trái dấu
Một ắc-quy hiệu điện thế 12V mắc vào hai bản phẳng
đặt song song như hình 25.5. Khoảng cách giữa hai
bản d = 0,3 cm, đủ nhỏ để xem rằng điện trường giữa
hai bản là đều. Tính cường độ điện trường giữa hai
bản phẳng.
Giải: Hình 25.5: Hai bản phẳng
Dùng công thức (25.6), có thể tính cường độ điện song song nối vào nguồn điện
trường giữa hai bản phẳng song song:
VB − VA 12V
E= = −2
= 4 103V / m
d 0,3 10 m
Bài tập mẫu 25.2: Chuyển động của hạt proton trong điện trường đều
Một proton được thả ra từ trạng thái đứng yên tại
vị trí A trong một điện trường đều có độ lớn
8,0 104 V/m (hình 25.6). Proton di chuyển đến
điểm B cách đó một đoạn d = 0,50 m dọc theo
hướng của điện trường E . Tìm tốc độ của proton
sau đoạn đường đó.
Giải:
Khái niệm. Hình dung rằng hạt proton rơi xuống
tựa như đang ở trong một trường trọng lực. Trong
bài tập này, hạt cũng chịu tác dụng một gia tốc
không đổi bởi lực điện trường. Hình 25.6: Proton tăng tốc theo
Phân loại. Do hệ không tương tác với bên ngoài hướng của điện trường
nên ta có thể quy vấn đề về chủ đề bảo toàn năng
lượng.
Phân tích. Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho điểm A và điểm B:
K + U = 0
Thế biểu thức của động năng và thế năng tại A và B tương ứng:
1 2 
 mv − 0  + eV = 0
2 
Từ đó suy ra vận tốc v đồng thời tính V theo công thức (25.6):

5
−2eV −2e(− Ed ) 2eEd
v= = =
m m m
2(1,6  10−19 C )(8,0  104 V)(0,50m)
=
1,67  1027 kg
= 2,8  106 m / s
Nhận định. Điện thế giảm theo chiều chuyển động của proton, V  0, kéo theo sự
suy giảm của thế năng: U  0. Để cân bằng sự suy giảm này, proton lại tích luỹ động
năng trong chuyển động có gia tốc, tuân theo định luật bảo toàn năng lượng.

Điện thế và thế năng tạo bởi điện tích điểm


Từ trình bày ở chương 23, ta đã biết rằng một điện
tích điểm q  0 tạo ra trong không gian xung quanh một
điện trường đối xứng xuyên tâm với những đường sức
hướng ra ngoài. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B bất kì
(hình 25.7) có thể tính theo công thức (25.3):
(B)

VB − VA = −  E  ds
( A)

Vector cường độ điện trường E đối với điện trường của


điện tích điểm có dạng
ke q
E= r
r3
Thế vào thu được Hình 25.7: Tính hiệu điện
(B) thế giữa hai điểm bất kì
ke q
VB − VA = −  3
r  ds trong điện trường đối xứng
( A)
r xuyên tâm

Từ hình 25.7 có thể thấy tích vô hướng r  ds = r  dr , nên:


(B) (B) r
ke q dr 1 B
VB − VA = −  3 r  dr = − ke q  2 = ke q
( A)
r ( A)
r r rA

rA và rB lần lượt là khoảng cách từ A và từ B đến điện tích điểm, thế vào thu được:

1 1
VB − VA = ke q  −  (25.10)
 rB rA 
Phương trình (25.10) cho thấy, hiệu điện thế giữa hai điểm bất kì của điện trường đối
xứng xuyên tâm chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối, không phụ thuộc vào đường lấy

6
tích phân. Khẳng định này lại càng củng cố rằng, trường lực tĩnh điện luôn là một trường bảo
toàn, bởi trường lực tĩnh điện về bản chất là sự chồng chập điện trường của rất nhiều điện tích
điểm.
Nếu chọn gốc điện thế V = 0 tại r = , điện thế tại một điểm P bất kì nằm cách điện tích
q một khoảng r được tính bằng công thức (25.2):
   
kq dr 1
V =  E  ds =  e3 r  dr = ke q  2 = − ke q
(P) r
r r
r rr

Hay:
q
V = ke (25.11)
r
Khi cần tính điện thế tại một điểm bất kì trong điện trường do nhiều điện tích điểm tạo
ra, ta sử dụng phép chồng chập:
qi
V = ke  (25.12)
ri

Hình 25.8: Hệ hai điện tích điểm


Hình 25.8a miêu tả điện tích điểm q1 tạo ra một điện trường cũng như điện thế tại mọi
điểm xung quanh nó. Điện thế tại vị trí P bằng:
q1
V1 = ke
r12
Bây giờ nếu đặt tại vị trí P một điện tích điểm q2 khác (hình 25.8b), hệ hai điện tích điểm sẽ
có thế năng bằng:
q1q2
U = q2V1 = ke (25.13)
r12

7
Lưu ý rằng gốc thế năng lấy ở trạng thái hai điện tích cách xa nhau vô cùng. Nếu q1 , q2 cùng
dấu, chúng có sức mạnh đẩy nhau ra xa nhất có thể, chứng tỏ hệ có mang năng lượng U  0.
Ngược lại nếu q1 , q2 trái dấu, cần phải bổ sung một năng lượng nhờ một lực bên ngoài mới
tách chúng ra xa được, chứng tỏ hệ mang năng lượng âm. Nếu biện luận theo hướng cho rằng
điện tích q1 nằm trong điện trường do q2 tạo ra, ta cũng đi đến kết quả như (25.13).
Nếu hệ cấu thành từ nhiều điện tích điểm, như ví dụ hình
25.9, thế năng của hệ có thể tính bằng cách cộng hợp theo
từng đôi một:
qq q q q q 
U = ke  1 2 + 2 3 + 3 1  (25.14)
 r12 r23 r31 

Câu hỏi 25.3: Trên hình 25.8b, cho điện tích điểm q2 mang
giá trị âm, còn điện tích điểm q1 có thể thay đổi dấu. Ban đầu
q1 mang điện tích dương, sau đó chuyển sang tích điện âm Hình 25.9: Hệ cấu thành từ 3
với cùng độ lớn. (i) Điện thế do điện tích q2 tạo ra tại vị trí điện tích điểm
của q1 sẽ: (a) tăng (b) giảm (c) giữ nguyên? (ii) Thế năng của
hệ hai điện tích nói trên sẽ: (a) tăng (b) giảm (c) giữ nguyên?
Bài tập mẫu 25.3: Điện thế tạo bởi hai điện tích điểm
Hai điện tích điểm q1 = 2,00C đặt tại gốc toạ độ xOy và q2 = −6,00C đặt tại vị trí
(0;3,00)m như hình 25.10a miêu tả.
(A) Tính tổng thế năng tạo bởi hai điện tích này tại điểm P có toạ độ (4,00;0).

Hình 25.10: Tính điện thế tạo bởi hai điện tích điểm
Giải:
Cần hiểu rằng, hai điện tích điểm nói trên đã tạo ra điện trường cũng như điện thế tại
mọi điểm trong không gian, trong đó có điểm P.
Dùng công thức (25.12) cho hệ hai điện tích điểm:

8
q q 
VP = ke  1 + 2 
 r1 r2 
 2,00  10−6 C −6,00  10−6 C 
= (8,988  10 N  m / C ) 
9 2 2
+ 
 4,00m 5,00m 
= −6, 29  10 V
3

(B) Tính sự thay đổi thế năng của hệ 3 điện tích điểm, gồm hai điện tích q1 , q2 nói
trên và điện tích điểm q3 = 3,00C khi q3 di chuyển từ xa vô cùng về P.
Giải:
Mức biến đổi thế năng có thể tính theo công thức (25.2):
U = q3VP
= (3,00  10−6 C)(−6, 29  103V )
= −1,89  10−2 J
Giá trị âm thu được có nghĩa rằng, cần sinh một công dương bởi ngoại lực thì mới có
thể kéo điện tích q3 ra xa vô cùng.

Mối liên hệ giữa điện trường và điện thế


Công thức (25.3) viết lại dưới dạng vi phân
dV = − E  ds (25.15)
cho ta giá trị của hiệu điện thế nếu biết trước điện trường E tại các điểm trong không gian.
Câu hỏi đặt ra: nếu biết điện thế V tại các điểm trong không gian, liệu có thể suy ngược ra
vector cường độ điện trường E ?
Để trả lời câu hỏi trên, ta viết lại tích vô hướng E  ds giữa E = Ex i + E y j + Ez k và
ds = dxi + dy j + dzk dưới dạng:
E  ds = Ex  dx + E y  dy + E z  dz
(25.15) viết lại thành
−dV = Ex  dx + E y  dy + Ez  dz
Khi xem xét theo hướng của trục x, những biến thiên dy và dz bằng không, nên:
V
Ex = −
x

9
Có nghĩa thành phần Ex của vector cường độ điện trường bằng đạo hàm riêng của điện thế
theo biến x đảo dấu. Ta cũng thu được kết luận tương tự đối với thành phần theo y và z ,
viết thành bộ đầy đủ:
V V V
Ex = − , Ey = − , Ez = − (25.16)
x y z
Hình chiếu của vector E theo hướng của vector l bất kì cũng được tính theo cách tương
tự như thế:
dV
El = −
dl
Xét hai điểm lân cận nằm trên cùng một mặt đẳng thế, hiệu điện thế giữa hai điểm này:
dV = 0. Do vậy, hình chiếu của vector E theo phương tiếp tuyến với mặt đẳng thế cũng bằng
không. Nói cách khác, vector cường độ điện trường E luôn hướng vuông góc với mặt đẳng
thế.
Hình 25.11 miêu tả họ các mặt đẳng thế trong các trường hợp khác nhau: điện trường
đều, điện trường sinh ra bởi điện tích điểm và điện trường tạo bởi lưỡng cực điện. Trong tất
cả các trường hợp, các mặt đẳng thế luôn vuông góc với những đường sức điện trường tại
giao điểm:
• Trên mục 25.2 ta đã phân tích được rằng, họ các mặt đẳng thế trong điện trường đều
là những mặt phẳng song song, cố nhiên vuông góc với đường sức điện trường.
• Ở mục 25.3 ta cũng làm sáng tỏ rằng, điện thế tạo bởi điện tích điểm chỉ phụ thuộc
vào khoảng cách đến điện tích điểm, nên họ các mặt đẳng thế là những mặt cầu, giao
nhau vuông góc với đường sức đối xứng xuyên tâm.

Hình 25.11: Họ các mặt đẳng thế trong các trường hợp: (a) điện trường đều (b) điện
trường của điện tích điểm (c) điện trường tạo bởi lưỡng cực điện

Hãy thử suy vector E của điện trường tạo bởi điện tích điểm từ biểu thức của điện thế
(25.11):

10
q
V = ke
r
Các mặt đẳng thế có dạng cầu nên vector E phải hướng vuông góc theo hướng xuyên tâm.
Nói cách khác E chỉ có thành phần:
V
Er = − (25.17)
r
Thế biểu thức của điện thế V vào (25.17) suy ra:
  q q
E = Er = −  ke  = ke 2
r  r  r
Kết quả thu được hoàn toàn quen thuộc!

Điện thế sinh ra bởi sự phân bố điện tích liên tục


Ở mục 25.3, chúng ta tính được điện thế sinh ra bởi tập hợp
các điện tích điểm rời rạc. Mục này trình bày phương pháp tính
điện thế sinh ra bởi sự phân bố điện tích liên tục, tức vật tích
điện có kích thước đáng kể. Có hai phương pháp tiến hành:
phương pháp chia nhỏ và phương pháp dùng định lý Gauss.
Phương pháp chia nhỏ
Ta chia vật tích điện có kích thước lớn nói trên thành những
phần rất nhỏ, nhỏ đến mức có thể xem mỗi phần như thế là một
điện tích điểm. Đối với mỗi điện tích điểm vừa cắt ra ấy, ta đã
có thể áp dụng công thức (25.11) để tính điện thế dV do nó tạo Hình 25.12: Tính điện thế
ra tại điểm P cần khảo sát: sinh ra bởi sự phân bố
dq điện tích liên tục
dV = ke (25.18)
r
trong đó r là khoảng cách từ phần nhỏ đang xét đến điểm P. Điện thế do vật sinh ra tại điểm
P là sự tổng hợp của tất cả các phần nhỏ trên toàn bộ vật tích điện:
dq
V =  dV =  dV =ke  (25.19)
r
Cần lưu ý ở phương pháp này rằng: gốc lấy điện thế (V = 0) nằm ở xa vô cùng ( ).
Phương pháp dùng định lý Gauss
Đối với những hệ tích điện mang tính đối xứng, ta có thể dùng định lý Gauss để tính điện
trường E trước. Sau đó dùng công thức () để tính điện thế:

11
(O)

V=  E  ds
(P)

trong đó gốc lấy điện thế (V = 0) có thể quy ước tại một điểm O nào đó.
Bài tập mẫu 25.4: Điện thế tạo bởi vành tròn
tích điện đều
(A) Tìm biểu thức của điện thế tại điểm P nằm trên
trục đối xứng của một vành tròn bán kính a với
điện tích Q phân bố đều, cách tâm vành tròn một
đoạn x.
Giải:
Chia vành tròn ra rất nhiều phần nhỏ, mỗi phần có
Hình 25.13: Tính điện thế tại
điện tích dq nhỏ đến mức có thể xem như điện tích
điểm nằm trên trục của vành
điểm. Áp dụng công thức (20.20), ta có thể tính tròn tích điện đều
điện thế tại điểm P:
dq
V = ke 
r
Để ý rằng điểm P nằm cách đều tất cả các phần của vành tròn, do vậy tích phân trên
dễ dàng chuyển thành:
ke
r 
V= dq

Tích phân trên thể hiện tổng toàn bộ điện tích chứa trên vành. Còn khoảng cách r có
thể biểu diễn thành r = a 2 + x 2
ke Q
V=
a2 + x2

(B) Tìm biểu thức của cường độ điện trường tại P.


Giải:
Do tính chất đối xứng, có thể kết luận rằng vector cường độ điện trường E tại điểm P
phải hướng dọc theo trục x. Nói cách khác E chỉ có thành phần theo x. Từ mối liên hệ
(25.16) giữa cường độ điện trường và thế năng:
dV d  1  ke x
Ex = − = − ke Q  = 2 Q
dx dx  a 2 + x 2  (a + x )
2 3/2

12
Bài tập mẫu 25.5: Điện thế tạo bởi thanh tích điện đều
Một thanh có chiều dài l đặt dọc theo trục x như hình vẽ.
Thanh có điện tích Q phân bố đều với mật độ dài  . Tính
điện thế tại điểm P nằm trên trục y cách đầu thanh một
đoạn bằng a.
Giải:
Điện thế tại P được tạo bởi các phần điện tích phân bố khắp
chiều dài thanh. Xét một đoạn dx rất nhỏ trên thanh, mang
điện tích dq =  dx đủ nhỏ để có thể xem như điện tích
điểm. Hình 25.14: Tính điện
Điện thế do điện tích điểm dq nói trên tạo ra tại P: thế tạo bởi thanh tích
dq  dx điện đều
dV = ke = ke
r a2 + x2
Điện thế do rất nhiều điện tích điểm như thế trên toàn bộ thanh tạo ra tại P là tích phân:
l
 dx
V =  ke
0 a2 + x2
Theo đó cận tích phân lấy từ x = 0 cho đến x = l.
Để ý rằng ke và  = Q / l là những số không đổi, có thể cho ra ngoài dấu tích phân:
l l
dx Q
V = ke   = ke ln(x + a 2 + x 2 )
0 a2 + x2 l 0

Q  l + a2 + l 2 
= ke ln  
l  a 

Điện thế tạo bởi vật dẫn tích điện


Từ chương 24, ta biết rằng đối với vật dẫn điện ở trạng thái cân bằng, điện tích chỉ phân
bố trên bề mặt vật dẫn. Ngoài ra ta cũng biết rằng, điện trường chỉ tồn tại bên ngoài vật dẫn
và vuông góc với bề mặt vật dẫn. Bên trong vật dẫn điện trường hoàn toàn bị triệt tiêu.
Chương này ta tiếp tục bàn đến vật dẫn điện về phương diện điện thế. Áp dụng công thức
(25.3) cho hai điểm A và B bất kì nằm trong hoặc trên bề mặt vật dẫn, ta có:
(B)

VB − VA = −  E  ds = 0
( A)

Như vậy mọi điểm thuộc vật dẫn đều có điện thế bằng nhau.

13
Hình 25.15 miêu tả điện thế tại các điểm bên trong và bên
ngoài quả cầu làm bằng vật liệu dẫn điện. Theo trình bày ở chương
24, việc áp dụng định lý Gauss cho ra kết quả rằng: điện trường
bên ngoài quả cầu tích điện có dạng y hệt như điện trường tạo bởi
điện tích điểm:
q
E = ke
r2
Do đó điện thế tại một điểm bất kì nằm ngoài quả cầu cũng sẽ có
dạng như điện thế sinh ra bởi điện tích điểm đặt tại tâm quả cầu:
q
V = ke
r
Từ đó suy ra điện thế ngay trên bề mặt quả cầu tích điện:
q
V = ke (25.20)
R
với R là bán kính quả cầu. Trong trường hợp quả cầu làm bằng Hình 25.15: (a) vật dẫn
vật liệu dẫn điện, biểu thức (25.20) cũng chính là điện thế tại mọi hình cầu (b) điện thế (c)
điểm thuộc quả cầu. Hình 25.15b diễn tả điều đó bằng đoạn nằm điện trường
ngang tương ứng với các điểm bên trong quả cầu.
Bài tập mẫu 25.6: Hai quả cầu tích điện nối nhau
Hai vật dẫn hình cầu có bán kính lần lượt bằng r1 và r2 ban đầu
đặt cách xa nhau. Sau đó chúng được nối với nhau nhờ sợi dây
dẫn điện như hình 25.16. Khi hệ cân bằng, điện tích trên mỗi quả
cầu lần lượt bằng q1 và q2 , phân bố đều trên mỗi bề mặt. Tìm tỉ
số của cường độ điện trường trên bề mặt của hai quả cầu này.
Giải:
Do hai quả cầu đặt cách nhau đủ xa, sự ảnh hưởng lẫn nhau về
điện trường là không đáng kể, dẫn đến điện tích mỗi bên vẫn phân
bố đều trên mỗi bề mặt và điện trường trên mỗi quả cầu vẫn giữ
được nguyên tính đối xứng.
Việc nối hai quả cầu bằng dây dẫn làm cho điện thế cả hai bằng Hình 25.16: Hai
nhau: quả cầu dẫn điện
q1 q nối với nhau
V = ke = ke 2
r1 r2
hay:

14
q1 r1
= (1)
q2 r2
Cường độ điện trường trên bề mặt mỗi quả cầu có độ lớn:
q1 q
E1 = ke 2
, E2 = ke 22
r1 r2
Lấy tỉ số của cường độ điện trường:
E1 q1 r22
=
E2 q2 r12
Thế (1) vào thu được:
E1 r1 r22 r2
= =
E2 r2 r12 r1
Từ kết quả thu được có thể thấy rằng, khi hai quả cầu nối nhau bằng dây dẫn điện, điện
trường trên bề mặt của quả cầu nhỏ thì lớn hơn điện trường trên bề mặt quả cầu lớn.

Vật dẫn rỗng ruột


Vật dẫn rỗng ruột có thể miêu tả như hình 25.17. Với
loại vật dẫn hết sức đặc biệt này, ta sẽ chứng minh rằng
điện trường bên trong phần rỗng của vật dẫn phải luôn
luôn bằng không, dù điện trường bên ngoài có thay đổi thế
nào đi nữa! Thực vậy, xét hai điểm A và B bất kì thuộc
thành bên trong sát phần rỗng, theo (25.3) ta có:
(B)

VB − VA = −  E  ds
( A)

Nhưng đối với vật dẫn bất kì ta cũng đã chứng minh rằng
điện thế tại mọi điểm trong nó đều bằng nhau: VA = VB .
Nên vector cường độ điện trường E buộc phải bằng
không.
Hình 25.17: Vật dẫn rỗng ruột
Vật dẫn rỗng ruột dưới dạng những hộp có vỏ bằng
kim loại có nhiều ứng dụng trong việc cách ly các vật bên
trong khỏi ảnh hưởng của điện trường ngoài.
Tia lửa điện
Tia lửa điện thường quan sát thấy ở gần vật dẫn điện cao thế. Khi điện trường gần vật
dẫn đủ lớn, các electron tự do, vốn phát sinh do sự ion hoá ngẫu nhiên của phân tử khí, sẽ
được gia tốc và bị đẩy xa khỏi phân tử mẹ. Chúng chuyển động nhanh và va chạm với nhiều

15
phân tử khí xung quanh, làm phát sinh thêm rất nhiều sự ion hoá thứ cấp, kéo theo sự xuất
hiện càng lúc càng nhiều electron tự do khác. Các electron này sau đó tái kết hợp với những
ion phân tử, di chuyển từ trạng thái tự do sang trạng thái liên kết ở mức năng lượng thấp hơn
làm phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Đó chính là tia lửa điện.
Ở những phần nhọn của vật dẫn, điện tích tập trung nhiều hơn và sinh ra điện trường lớn
hơn so với những phần khác. Do đó tia lửa điện thường hay xuất hiện ở những điểm nhọn
này.
Tia lửa điện có thể được quan sát rõ hơn nhờ máy quay tử ngoại

Thí nghiệm giọt dầu Millikan

Hình 25.18: Thí nghiệm giọt dầu Millikan


Trong giai đoạn 1909-1913, Robert Millikan đã tiến hành phép đo điện tích của electron,
xác định giá trị của điện tích nguyên tố e. Thiết bị thí nghiệm được mô tả như hình 25.18. Bộ
phận chính của thiết bị gồm hai đĩa kim loại đặt song song, đấu vào hai cực của ắc quy để tạo
ra điện trường giữa chúng. Millikan dùng bình phun sương phun những giọt dầu li ti vào
khoảng trống giữa hai đĩa, đồng thời rọi x-quang làm ion hoá không khí, khiến cho các
electron được giải phóng và dính vào những giọt dầu. Những giọt dầu được chiếu sáng, hiện
giữa ống kính quan sát như những ngôi sao hiện giữa trời đêm.

16
Khi ngắt nguồn điện ra khỏi đĩa kim loại, giọt dầu rơi
dưới tác dụng của trọng lực mg , nhưng nhanh chóng đạt
đến tốc độ tới hạn do tác dụng của ma sát nhớt
FD = 6 r  v1 tỉ lệ thuận với tốc độ, với r là bán kính
giọt dầu,  là độ nhớt của không khí (hình 25.19a). Do
giọt dầu rơi đều nên hai lực này cân bằng nhau:
mg = 6 rv1 (25.21)

Khi nguồn bật, giữa hai đĩa kim loại xuất hiện một
hiệu điện thế và tạo ra điện trường hướng từ trên xuống
dưới (hình 25.19b). Giọt dầu bị nhiễm các electron nên
tích điện âm, cho nên chịu tác dụng bởi lực điện trường
qE hướng lên trên. Lực này lớn đến mức giọt dầu bị kéo
đi lên, tăng tốc và đạt tốc độ tới hạn v2 . Khi ấy:
qE − mg = 6 rv2 (25.22)

Ở đây cường độ điện trường được tính qua hiệu điện thế
giữa hai bản kim loại và khoảng cách giữa chúng:
V
E=
d Hình 25.19: Giọt dầu khi không
Từ những phương trình trên có thể suy ra điện tích có điện trường (a) và khi có điện
của giọt dầu: trường (b)

mg  v2 
q= 1 + 
E  v1 
Khối lượng m của giọt dầu chỉ có thể biết được sau khi tính được bán kính r theo (25.21):
4
 g   r 3 = 6 rv1
3
Kết quả cuối cùng thu được:
 2v13 1  v2 
q = 9 2 1 + 
 g E  v1 
Như vậy để xác định được điện tích của giọt dầu, bên cạnh độ nhớt của không khí và khối
lượng riêng  của dầu, cần đo các tốc độ v1 khi rơi không có điện trường, v2 hướng lên khi
có điện trường.
Kết quả thí nghiệm của Millikan cho thấy, điện tích q tạo ra trên những giọt dầu khác
nhau luôn có giá trị là bội nguyên của con số −1,6 10−19 C. Millikan khẳng định rằng, hiện
tượng này xảy ra do giọt dầu bị bám bởi một số nguyên electron cùng lúc. Nói cách khác,
17
−1,6 10−19 C là điện tích của một electron riêng rẽ. Nhờ phát hiện này, Robert Millikan đã
được trao giải Nobel vật lý vào năm 1923.

Một số ứng dụng các hiện tượng tĩnh điện


Các hiện tượng tĩnh điện có nhiều ứng dụng dân dụng trong việc thu lôi, khử bụi, in ấn,
sơn bề mặt. Trong khoa học, có những thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện như
máy phát tĩnh điện, kính hiển vi trường-ion, động cơ tên lửa ion… Dưới đây ta sẽ bàn đến hai
trong số đó.
Máy phát tĩnh điện Van de Graaff
Thực nghiệm đã chỉ ra rằng, khi một vật dẫn tích điện tiếp xúc
với mặt rỗng bên trong của một vật dẫn rỗng, toàn bộ điện tích sẽ
chạy sang vật dẫn rỗng và chạy hết ra phía bề mặt ngoài. Lợi dụng
hiện tượng này, người ta đã tạo ra những thiết bị cho phép tích luỹ
điện tích và điện áp gần như không giới hạn.
Máy phát tĩnh điện do Van de Graaff phát minh năm 1929 có
sơ đồ nguyên lý thể hiện hình 25.20. Bên trong máy phát có một
dây đai có thể cuộn tuần hoàn trên hai trục. Dây đai luôn được tích
điện tại vị trí gần điểm A ở điện thế khoảng 104 V. Điện tích theo
“băng chuyền” di chuyển đến gần điểm B, lúc này hoàn toàn nằm
bên trong quả cầu kim loại rỗng, sẽ đi theo những đầu kim tiếp
xúc rồi ra ngoài bề mặt của quả cầu kim loại. Quá trình có thể lặp
đi lặp lại cho đến khi quả cầu tích điện đủ nhiều. Trên thực tế, nó
có thể tích điện đến hàng triệu volt, với điện trường đủ mạnh để
gia tốc cho các proton trong các phản ứng hạt nhân.
Bộ lọc bụi tĩnh điện
Hiện tượng phóng điện trong không khí có vai trò quan trọng
trong việc khử bụi nơi công xưởng. Thiết bị dựa trên sự phóng
điện này có thể giúp khử các sản phẩm cháy như khói tạo ra từ
việc đốt than và nhiều hoạt động công nghiệp khác.
Sơ đồ nguyên lý của thiết bị lọc bụi được miêu tả trên hình
25.21. Theo đó, một hiệu điện thế rất lớn, tầm 40-100 kV, được
tạo ra giữa vỏ thiết bị và sợi dây treo giữa bình lọc. Sợi dây mang
điện thế âm so với vỏ. Điện thế âm cực lớn từ sợi dây tạo ra những Hình 25.20: Máy phát
tia lửa điện, làm ion hoá không khí xung quanh, tạo ra các electron tĩnh điện
tự do, ion dương và ion âm. Các ion âm sẽ bị đẩy về phía những
vỏ bình lọc, va chạm với những hạt bụi li ti. Phần đa những hạt bụi này bị tích điện âm và
cũng bị đẩy về phía những vỏ bình lọc, làm không khí sạch bớt.

18
Hình 25.21: Bộ lọc bụi tĩnh điện

Tóm tắt chương 25


Định nghĩa

Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B trong điện trường E được định nghĩa qua công thức:
U
(B)

V  = −  E  ds
q ( A)

trong đó U - độ chênh lệch thế năng. Điện thế V = U / q là một đại lượng vô hướng, có đơn
vị Volt (V): 1V = 1J/C

19
Khái niệm và nguyên lý

Khi một điện tích dương q di chuyển từ vị trí A sang vị trí B trong điện trường E , thế năng
thay đổi một lượng bằng:
(B)

U = − q  E  ds
( A)

Hiệu điện thế giữa hai điểm nằm trên cùng một đường sức của điện trường đều và cách nhau
một đoạn d bằng
V = − Ed

Nếu chọn V = 0 tại r = , điện thế tạo ra bởi một điện tích điểm tại vị trí cách nó đoạn r
bằng
q
V = ke
r
Điện thế do nhiều điện tích điểm tạo thành là sự tổng hợp các thế năng của từng điện tích
điểm riêng rẽ.

Thế năng của hệ tạo bởi hai điện tích điểm nằm cách nhau một khoảng r12
qq
U = ke 1 2
r12
Thế năng của hệ cấu thành từ nhiều điện tích điểm có thể tính được bằng cách lấy tổng thế
năng từ mỗi cặp trong hệ theo cách như trên.

Nếu điện thế được cho dưới dạng một hàm số phụ thuộc vào toạ độ V = V ( x, y, z ), các thành
phần của vector cường độ điện trường E có thể tính được bằng cách lấy đạo hàm của điện
thế theo toạ độ:
dV dV dV
Ex = − , Ey = − , Ez = −
dx dy dz

Điện thế tạo ra bởi sự phân bố liên tục các điện tích được tính bằng
dq
V = ke 
r
Đối với vật dẫn điện ở trạng thái cân bằng, mọi điểm nằm trong vật dẫn và trên bề mặt vật
dẫn đều có cùng một điện thế.

20
Câu hỏi lý thuyết chương 25
1. Phân biệt hai khái niệm điện thế và thế năng.
2. Hãy mô tả mặt đẳng thế trong điện trường tạo bởi một dây tích điện dài vô hạn và của
một mặt cầu tích điện đều.
3. Khi hai hạt mang điện tích điểm đặt xa nhau vô cùng, thế năng của hệ được quy ước bằng
không. Khi đưa các hạt tiến lại gần nhau, thế năng của hệ mang giá trị dương nếu hai
điện tích cùng dấu, mang giá trị âm nếu hai điện tích trái dấu. Hãy giải thích tại sao như
vậy.

Bài tập chương 25


1. Hai bản phẳng đặt song song cách nhau 5,33 mm, đặt dưới hiệu điện thế 600 V.
(a) Tính cường độ điện trường giữa hai bản phẳng.
(b) Tìm lực tác dụng lên một electron đang nằm trong điện trường này.
(c) Để di chuyển một electron từ vị trí cách bản dương 2,90 mm đến bản âm cần thực
hiện một công bằng bao nhiêu?
ĐS: (a) 1,13 105 N/C (b) 1,8 10−14 N (c) 4,37 10−17 J
2. Một proton được gia tốc từ trạng thái đứng yên bằng hiệu điện thế 120 V. Tính tốc độ mà
nó thu được sau khi gia tốc.
ĐS: 1,52 105 m/s
3. Một điện trường đều có cường độ 325 V/m hướng theo
chiều âm của trục y như hình vẽ. Tính hiệu điện thế VB − VA
giữa hai điểm A(-0,2 ;-0,3) và B(0,4 ;0,5). Gợi ý: lấy tích
phân đường theo đường đứt nét như hình vẽ.
ĐS: +260 V
4. Khi một electron chuyển động song song theo trục x từ vị
trí x = 0 đến vị trí x = 2 cm, tốc độ của nó suy giảm từ
3,7 106 m/s xuống còn 1, 4 105 m/s.
(a) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm nói trên
Hình bài 3
(b) Điểm nào có điện thế lớn hơn?
ĐS: (a) -38,9 V

21
5. Hai điện tích điểm được bố trí cách nhau d = 2 cm như hình vẽ. Tính điện thế tại điểm A
cách đều các điện tích một khoảng d và tại điểm B nằm chính giữa hai điện tích.
ĐS: VA = 5,39 kV, VA = 10,8 kV

Hình bài 5
6. Ba điện tích điểm có giá trị lần lượt bằng 20 nC, 10 nC và -
20 nC được gắn cố định trên một trục thẳng đứng như hình
vẽ.
(a) Tính thế năng của hệ ba điện tích gắn cố định nói trên.
(b) Đặt thêm hạt có điện tích 40 nC và khối lượng 2  10 −13
kg vào vị trí như hình vẽ. Hạt này bị đẩy và chuyển động
ra xa do tương tác với ba điện tích cố định. Tính vận tốc
của hạt khi nó bị đẩy tới xa vô cùng.
ĐS: (a) −4,5  10−5 J (b) 3, 46 104 m/s
7. Hai điện tích điểm đặt cách nhau d = 2 cm như hình vẽ. Cho
biết Q = 5 nC. Hãy tính:
(a) Điện thế tại A.
(b) Điện thế tại B.
(c) Hiệu điện thế giữa B và A. Hình bài 6

Hình bài 7
ĐS: (a) VA = 5,43 kV (b) VB = 6,08 kV (c) V = 658 V

22
8. Tại một vị trí P nào đó gần điện tích điểm có cường độ điện trường bằng 500 V/m và
điện thế -3 kV. Hãy tính :
(a) Khoảng cách giữa điểm P và điện tích điểm.
(b) Độ lớn của điện tích điểm.
ĐS: (a) 6 m (b) -2 µC
9. Bốn hạt có cùng điện tích Q đặt trên bốn góc của hình vuông có cạnh bằng a. Hãy tính:
(a) Điện thế ở tâm của hình vuông.
(b) Công cần thực hiện để đưa một hạt điện tích q từ xa vô cùng về tâm của hình vuông.
Q qQ
ĐS: (a) 4 2ke (b) 4 2ke
a a
10. Năm 1911, Rutherford cùng hai trợ lý Geiger và Marsden đã tiến hành thí nghiệm tán xạ
tia alpha trên nguyên tử vàng. Mỗi hạt alpha có điện tích bằng +2e và khối lượng
6,64 10−27 kg. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng, hầu hết khối lượng của nguyên tử gần
như tập trung vào hạt nhân với kích thước rất nhỏ, được bao quanh bởi các quỹ đạo
electron.
Bắn một hạt alpha từ khoảng cách xa hướng thẳng tới hạt nhân vàng với điện tích +79e.
Tốc độ ban đầu của alpha bằng 2,00 107 m/s. Hạt alpha có khả năng tiến lại gần nhất so
với hạt nhân vàng một khoảng bằng bao nhiêu? Cho rằng hạt nhân vàng luôn nằm cố
định.
ĐS: 2,74 10−14 m
11. Dựa vào độ thị sự phụ thuộc của điện thế vào toạ độ V ( x), hãy vẽ đồ thị sự phụ thuộc
của thành phần x của cường độ điện trường theo toạ độ Ex ( x).

Hình bài 11
12. Trong phạm vi từ x = 0 đến x = 6,00 m, điện thế có dạng hàm số V = a + bx, với
a = 10,0 V và b = 7,00 V/m. Hãy xác định :
(a) Điện thế tại x = 0, x = 3,00 và x = 6,00 m.
(b) Độ lớn và hướng của điện trường tại x = 0, x = 3,00 và x = 6,00 m.
ĐS: (a) 10V, -11V và -32V (b) 7 N/C tại mọi điểm x  0

23
13. Trên một vùng không gian nhất định nào đó, điện thế có dạng hàm số
V = 5 x − 3x 2 y + 2 yz 2 .
(a) Tìm hàm số biểu diễn các thành phần Ex , E y , Ez của vector cường độ
điện trường E.
(b) Tính cường độ điện trường tại điểm P có toạ độ (1,00;0; −2,00) m.

ĐS: (a) E = (−5 + 6 xy )  i + (3x 2 − 2 z 2 )  j − 4 yz  k (b) 7,07 N/C


14. Một thanh tích điện đều dài 14 cm được uốn cong thành nửa cung tròn Hình bài 14
như hình vẽ. Tổng điện tích trên thanh bằng -7,5 µC. Tính điện thế tại
tâm O của cung tròn.
ĐS: −1,51106 V
15. Một dây tích điện đều với mật độ điện dài  được uốn thành dạng như hình vẽ. Hãy tính
điện thế tại điểm O.

Hình bài 15
ĐS: ke ( + 2ln 3)
16. Một vật dẫn hình cầu có bán kính 14 cm và điện tích 26 µC. Tính cường độ điện trường
và điện thế tại điểm cách tâm vật dẫn:
(a) r = 10 cm
(b) r = 20 cm
(c) r = 14 cm
ĐS: (a) 1,67 106 V (b) 1,17 106 V (c) 1,67 106 V
17. Ống Geiger-Mueller có cấu tạo gồm anode và cathode
từ hai ống kim loại hình trụ lồng vào nhau như hình vẽ.
Anode có bán kính rB và tích điện với mật độ dài  .
Cathode có bán kính rA và tích điện với mật độ dài −.
(a) Chứng tỏ rằng hiệu điện thế giữa anode và cathode
có dạng:
r 
V = 2ke  ln  A 
 rB 

Hình bài 17
24
(b) Chứng tỏ rằng cường độ điện trường phụ thuộc vào khoảng cách r đến trục đối xứng
theo biểu thức:
V 1
E=
ln( rA / rB ) r

25
Chương 26

ĐIỆN DUNG VÀ CHẤT ĐIỆN MÔI


hương này sẽ giới thiệu về một trong ba thiết bị cơ bản nhất của mạch điện:

C tụ điện. Mạch điện là cơ sở cho phần lớn các thiết bị sử dụng trong cuộc
sống. Chúng ta sẽ thảo luận về tụ điện, một linh kiện nhằm để lưu trữ điện
tích. Phần thảo luận này tiếp nối chương 27 về điện trở, và sau này là chương 32 về
cuộn dây. Tụ điện được sử dụng trong nhiều thiết bị phục vụ cho cuộc sống như: thu
thanh vô tuyến, các bộ lọc trong cung cấp điện, thiết bị để loại bỏ tia lửa trong hệ
thống đánh lửa ô tô, các thiết bị lưu trữ năng lượng trong bộ đếm điện tử….

ĐỊNH NGHĨA ĐIỆN DUNG


26.1.1 Cấu tạo của tụ điện
Một tụ điện (capacitor) gồm có 2 vật dẫn như hình vẽ.
Các vật dẫn này được gọi là các bản tụ (plate). Khi vật dẫn
được tích điện, các bản tụ sẽ mang điện tích bằng nhau về
độ lớn nhưng ngược dấu. Hiệu điện thế tồn tại giữa các bản
tụ gây ra bởi các điện tích.
26.1.2 Khái niệm điện dung
Điện dung (capacitance), C, của một tụ điện được định
nghĩa là tỉ số độ lớn của điện tích trên vật dẫn với hiệu điện
thế giữa các vật dẫn.
Q
C (26.1)
V
Trong hệ SI, đơn vị của điện dung là fara (F).Điện dung 1 Fara
là rất lớn, vì vậy, thông thường sử dụng đơn vị microfara (µF)
và picofara (pF).
Hình 26.1: Tụ điện
Điện dung luôn là một số dương. Điện dung của một tụ
điện nhất định luôn là hằng số. Điện dung là một thước đo khả năng lưu trữ điện tích của tụ
điện. Điện dung của một tụ điện là lượng điện tích mà tụ có thể lưu trên một đơn vị hiệu
điện thế.

1
26.1.3 Tụ điện phẳng
Mỗi bản tụ được nối với một cực của nguồn
điện. Nguồn điện tạo ra một hiệu điện thế giữa 2 cực.
Nếu tụ điện không được tích điện ban đầu, nguồn
điện sẽ tạo ra một điện trường trong các dây nối.
Điện trường này sẽ tác dụng lực lên các electron
trong dây. Lực điện làm các electron chuyển động về
bản tụ mang điện âm. Quá trình này tiếp tục cho đến
khi đạt trạng thái cân bằng điện, lúc đó, bản tụ, dây
dẫn và điện cực, tất cả có cùng điện thế. Tại thời
điểm này, không có điện trường hiện diện trong dây
và chuyển động của các electron sẽ chấm dứt.
Một quá trình tương tự xảy ra ở bản kia, các
electron di chuyển ra khỏi bản tụ và để lại điện tích
dương trên nó. Ở trạng thái cuối cùng, hiệu điện thế
trên các bản tụ bằng hiệu điện thế giữa các cực của
nguồn.

Hình 26.2: Tụ điện phẳng

Câu hỏi 26.1: Một tụ điện đang tích trữ một điện tích Q tại hiệu điện thế V. Hỏi điều gì sẽ
xảy ra nếu điện thế giữa 2 bản tụ tăng lên gấp đôi?
a. Điện dung giảm một nửa so với ban đầu còn điện tích không đổi.
b. Cả điện dung và điện tích đều giảm bằng nửa giá trị ban đầu.
c. Điện dung và điện tích tăng gấp đôi.
d. Điện dung không đổi còn điện tích tăng gấp đôi.

TÍNH TOÁN ĐIỆN DUNG


26.2.1 Điện dung của một quả cầu cách điện
Xét một vật dẫn hình cầu tích điện có bánh kính a. Quả cầu sẽ có cùng điện dung với
một quả cầu dẫn điện bán kính vô hạn, đồng tâm với quả cầu đang xét.
Gỉả sử V = 0 đối với vỏ cầu vô cùng lớn.
Q Q R
C= = = = 4πεo a (26.2)
V keQ / a ke
Lưu ý, điều này không phụ thuộc vào điện tích trên mặt cầu và điện thế của nó.
26.2.2 Điện dung của tụ điện phẳng

2
Điện dung tỉ lệ thuận với tiết diện của mỗi bản và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa
chúng.
Q Q Q ε A
C= = = = o (26.3)
V Ed Qd / εo A d
26.2.3 Điện dung của tụ điện trụ
Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ:
V = -2keln (b/a)
với  = Q/l
Do đó, điện dung của tụ trụ:
Q
C= = (26.4) Hình 26.3: Tụ điện trụ
V 2ke ln ( b / a )

26.2.4 Điện dung của tụ điện cầu


Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ:
 1 1
V = keQ  − 
b a
Điện dung của tụ cầu:
Q ab
C= = (26.5)
V ke ( b − a ) Hình 26.4: Tụ điện cầu

ĐIỆN DUNG CỦA MẠCH ĐIỆN

Hình 26.5: Ký hiệu mạch

3
26.3.1 Ký hiệu mạch điện điện
Một sơ đồ mạch là một biểu diễn đơn giản của một
mạch điện thực tế. Các ký hiệu mạch được sử dụng để biểu
diễn các yếu tố mạch khác nhau.
Đường (đoạn) thẳng được sử dụng để biểu thị dây điện.
Cực dương của nguồn (pin) được ký hiệu bằng gạch dài
hơn.
26.3.2 Tụ điện mắc song song (parallel combination)
Khi các tụ điện lần đầu tiên được kết nối trong mạch, các electron sẽ được chuyển từ
bản bên trái qua nguồn đến bản bên phải, để lại bản bên trái tích điện dương và bản bên phải
tích điện âm (hình 26.6).
Dòng điện tích sẽ chấm dứt (ngưng) khi điện thế trên các bản tụ bằng với điện thế của
nguồn. Do đó, hiệu điện thế giữa các tụ thì bằng nhau và bằng hiệu điện thế của nguồn.
V1 = V2 = V
V là hiệu điện thế của nguồn. Các tụ điện sẽ tích điện cực đại khi dòng điện chấm dứt.
Điện tích tổng cộng bằng tổng điện tích trên các tụ.
Qtot = Q1 + Q2 (26.7)
Các tụ điện có thể được thay thế bằng một tụ điện với một điện dung tương đương Ceq.
Tụ điện tương đương phải có cùng hiệu ứng bên ngoài lên mạch điện như các tụ điện ban
đầu.
Ceq = C1 + C2 + C3 + … (26.8)
Điện dung tương đương của một hệ các tụ mắc song song có giá trị lớn hơn điện dung
của các tụ thành phần.

4
b. sơ đồ mạch điện c. Sơ đồ tương
a. Hình minh họa
đương
Hình 26.6: 2 tụ mắc song song

26.3.3 Tụ điện mắc nối tiếp (series combination)


Khi một nguồn được nối với mạch, các electron sẽ được chuyển từ bản bên trái có điện
dung C1 sang bản bên phải có điện dung C2 (hình 26.7). Vì điện tích âm này tích tụ trên bản
bên phải C2 nên một lượng tương đương của điện tích âm sẽ bị lấy ra từ bản bên trái C2 để
lại trên nó các điện tích dương. Tất cả các bản bên phải mang điện tích –Q và các bản bên
trái mang điện tích +Q.

a. Hình minh họa b. Sơ đồ mạch điện c. Sơ đồ tương đương

5
Hình 26.7: 2 tụ mắc nối tiếp với pin
Một tụ tương đương hoạt động như một hệ các tụ mắc nối tiếp. Các điện tích trên các tụ
bằng nhau.
Q1 = Q 2 = Q
Tổng hiệu điện thế bằng hiệu điện thế của nguồn.
ΔVtot = V1 + V2 + … (26.9)
Điện dung tương đương là:
1 1 1 1
= + + + (26.10)
Ceq C1 C2 C3

Điện dung tương đương của hệ mắc nối tiếp luôn nhỏ hơn điện dung của tụ thành phần.

Hình 26.8: ví dụ điện dung tương đương


Ví dụ điện dung tương đương: Các tụ 1.0-F và 3.0-F mắc song song với các tụ
6.0-F và 2.0-F. Hệ tụ điện mắc song song này nối tiếp với các tụ kế bên chúng.
Các hệ tụ mắc nối tiếp thì song song và điện dung tương đương của hệ có thể
tìm được như hình 26.8.
Câu hỏi 26.2: Hai tụ điện giống nhau được nối với nhau hoặc nối tiếp hoặc song song. Nếu
muốn nhận được hệ có điện dung nhỏ nhất, hỏi hai tụ điện đó được nối với nhau theo cách
nào?
a. Mắc nối tiếp
b. Mắc song song
c. Cách nào cũng được vì cả 2 cách mắc có cùng điện dung.

26.3.4 Năng lượng của tụ điện – Tổng quan


Xét mạch điện trên hình 26.9. Trước khi đóng công tắc, năng lượng được lưu trữ dưới
dạng năng lượng hóa học trong nguồn. Khi công tắc đóng, năng lượng được chuyển đổi từ
hóa năng sang điện năng. Điện năng liên quan đến việc tách các điện tích dương và âm tích
trên các bản tụ.

6
Một tụ điện có thể được mô tả như một thiết bị lưu trữ năng lượng cũng như tích trữ
điện tích.

Hình 26.9: Năng lượng của tụ điện

Câu hỏi 26.3: Bạn có 3 tụ điện và một nguồn điện. Hỏi cách mắc
nào để cho 3 tụ điện có năng lượng tích trữ là lớn nhất khi nối
chúng với nguồn.
a. Mắc nối tiếp
b. Mắc song song
c. Không có sự khác nhau do cả 2 cách mắc trên đều có cùng năng
lượng.

26.3.5 Năng lượng lưu trữ trong một tụ điện


Giả sử tụ điện đang được tích điện q dưới hiệu điện thế V của
nguồn. Lúc này, công cần thiết để chuyển một điện tích dq từ bản
tụ này đến bản tụ kia cho bởi công thức:
q
dW = Vdq = dq (26.11)
C
Công dW ở công thức trên bằng diện tích của hình chữ nhật trên
đồ thị 26.10.
Do đó, tổng công để tích điện cho một tụ điện:
Q q Q2 Hình 26.10: Công di
W = dq = (26.12)
0 C 2C chuyển điện tích

7
Công thực hiện trong việc nạp tụ bằng thế năng U:
Q2 1 1
U= = QV = C( V )2 (26.13)
2C 2 2
Công thức này áp dụng cho tụ điện có hình dạng bất kỳ.
Năng lượng lưu trữ tăng lên khi điện tích tăng và hiệu điện thế tăng. Trong thực tế, có
một điện áp tối đa trước khi tụ xảy ra hiện tượng đánh thủng tụ.
Năng lượng tích trữ trên tụ có thể được xem như đã lưu trữ trong điện trường.
Đối với một tụ phẳng với các bản mắc song song, năng lượng có thể được biểu diễn
dưới dạng như sau:
U = ½ (εoAd)E2 (26.14)
Do đó, mật độ năng lượng của điện trường (năng lượng trên một đơn vị thể tích):
uE = ½ oE2 (26.15)
26.3.6 Một số công dụng của tụ
Máy khử rung tim: Khi rung tim xảy ra, tim sẽ tạo ra một kiểu đập nhanh và không đều.
Một sự xả nhanh chóng của điện năng qua tim có thể trả lại nhịp đập bình thường.
Nói chung, tụ điện hoạt động như bộ dự trữ năng lượng có thể được sạc từ từ và rồi xả
một cách nhanh chóng để cung cấp một lượng lớn năng lượng trong một thời gian cực ngắn.

TỤ ĐIỆN VỚI CHẤT ĐIỆN MÔI


Điện môi là các vật liệu không dẫn điện, khi được đặt giữa hai bản của một tụ điện, sẽ
làm tăng điện dung. Các điện môi bao gồm cao su, thủy tinh, và giấy sáp...
Khi có điện môi giữa 2 bản của tụ điện, điện dung của tụ sẽ trở thành:
C = κCo (26.16)
với κ là hằng số điện môi của vật liệu. Điện dung tăng bởi thừa số κ khi điện môi hoàn toàn
lấp đầy không gian giữa các bản. Nếu tụ vẫn còn kết nối với nguồn, điện áp trên tụ vẫn giữ
nguyên. Nếu tụ bị ngắt kết nối với nguồn, tụ là một hệ cô lập và điện tích vẫn giữ nguyên.
Do đó, đối với một tụ điện phẳng, công thức tính điện dung tổng quát là:
C = κ (εoA) / d (26.17)
Về lý thuyết, d có thể rất nhỏ để tạo ra một điện dung rất lớn. Nhưng trong thực tế, d bị giới
hạn bởi hiện tượng đánh thủng tụ.
Mặc dù điện môi làm 2 bản tụ tách biệt nhưng với mỗi giá trị nhất định của d có một
điện áp tối đa có thể được áp vào một tụ điện mà không gây ra sự phóng điện tùy thuộc vào
sức bền điện môi (điện trường tối đa mà điện môi còn chịu được) của vật liệu.
Ưu điểm của điện môi là:
❖ Tăng điện dung.
8
❖ Tăng điện áp hoạt động tối đa.
❖ Có thể nâng đỡ cơ học giữa các bản. Điều này cho phép các bản gần nhau mà
không đụng nhau, làm giảm d và tăng C.

Bảng 26.1: Một số hằng số điện môi và sức bền điện môi

Các loại tụ điện sử dụng điện môi


26.5.1 Tụ điện hình ống (tubular capacitor)
Lá kim loại có thể được kết hợp (xen kẽ) với tờ giấy mỏng được tẩm parafin hoặc
mylar. Các lớp này được cuộn lại thành một hình trụ để tạo thành một cuộn nhỏ tạo thành tụ
điện (hình 26.11 a).
26.5.2 Tụ điện dầu (oil capacitor)
Phổ biến cho các tụ điện cao áp. Một số tấm kim loại đan xen được nhúng chìm trong
dầu silicon (hình 26.11 b)

9
a. Tụ điện hình ống b. Tụ điện cao áp
c. Tụ điện điện phân
Hình 26.11: Các loại tụ điện

26.5.3 Tụ điện điện phân (electrolytic capacitor)


Được sử dụng để lưu trữ một lượng lớn điện tích ở các điện
áp tương đối thấp. Chất điện phân là một giải pháp dẫn điện nhờ
chuyển động của các ion có trong dung dịch. Khi một điện áp
được áp vào giữa lá kim loại và chất điện phân, một lớp mỏng
oxit kim loại được hình thành trên lá. Lớp này đóng vai trò như
một chất điện môi. Các giá trị lớn của điện dung có thể đạt được
do lớp điện môi rất mỏng và khoảng cách giữa các bản tụ rất nhỏ
(hình 16.11 c).
26.5.4 Tụ biến dung (Variable capacitors)
Hình 26.12: Tụ biến
Tụ biến dung bao gồm hai bộ đan xen của các bản kim loại dung
chứa không khí như điện môi, một bản cố định và bản khác có
thể di chuyển. Những tụ này thường dao động từ 10 đến 500 pF, được sử dụng trong các
mạch điều chỉnh radio (phát thanh) (hình 26.12).

10
LƯỠNG CỰC ĐIỆN TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
Một lưỡng cực điện gồm hai điện tích có độ lớn bằng
nhau và ngược dấu (hình 26.13). Các điện tích cách nhau
một khoảng 2a. Moment lưỡng cực điện (electric dipole

moment) p hướng dọc theo đường nối các điện tích từ -q
đến +q.
Momen lưỡng cực điện có độ lớn bằng p ≡ 2aq.
Giả sử lưỡng

cực điện được đặt trong một điện trường
ngoài đều E . E ở ngoài lưỡng cực; nó không phải là điện
trường tạo ra bởi lưỡng cực. Gỉa sử

lưỡng cực tạo một góc
θ so với phương của điện trường E (hình 26.14). Mỗi điện
tích sẽ chịu một lực F = Eq tác động lên nó. Lực tổng hợp Hình 26.13: Lưỡng cực điện
lên lưỡng cực điện bằng 0. Các lực tạo ra một mômen lực
(torque) lên lưỡng cực điện.
Độ lớn của mômen lực là:
= 2Fa sin θ=pE sin θ
Mômen lực cũng có thể được biểu diễn như tích hữu
hướng của mômen lưỡng cực và điện trường:
 = p E (26.18)
Hệ lưỡng cực điện và điện trường ngoài có thể được
mô hình hóa như một hệ cô lập về năng lượng. Thế năng
có thể được biểu diễn như một hàm của hướng lưỡng cực
với điện trường:
Hình 26.14: Mômen lưỡng cực
Uf – Ui = pE(cos θi – cos θf)→U = - pE cos θ
Biểu thức này có thể được viết như một tích hữu
hướng dưới dạng:
U = p E (26.19)
26.6.1 Phân tử phân cực và phân tử không phân cực
Các phân tử được cho là phân cực (polarized) khi tồn
tại một khoảng cách giữa vị trí trung bình của các điện
tích âm và vị trí trung bình của các điện tích dương. Các
phân tử phân cực là những phân tử thỏa mãn điều kiện
trên. Các phân tử mà sự phân cực không vĩnh viễn được Hình 26.15: Phân tử nước
gọi là các phân tử không phân cực.

11
Phân tử nước là ví dụ của một phân tử phân cực (hình
26.15). Tâm của điện tích âm nằm gần tâm của nguyên tử
oxygen. Điểm X là tâm của phân bố điện tích dương. Các vị
trí trung bình của các điện tích dương và âm đóng vai trò
như các điện tích điểm.
Do đó, các phân tử phân cực có thể được mô hình hóa
như các lưỡng cực điện.
26.6.2 Phân cực cảm ứng
Một phân tử đối xứng không có sự phân cực cố định
như hình 26.16a, nhưng phân tử đó có thể phân cực cảm Hình 26.16: Phân tử phân
ứng bằng cách đặt phân tử trong một điện trường (hình
cực cảm ứng
26.16b). Phân cực cảm ứng là hiệu ứng chiếm ưu thế trong
hầu hết các vật liệu được sử dụng làm chất điện môi trong
các tụ điện.

MÔ TẢ ĐIỆN MÔI DƯỚI GÓC ĐỘ NGUYÊN TỬ


Các phân tử tạo nên điện môi được mô hình hóa như các lưỡng cực điện (hình 26.17a).
Các phân tử sẽ hướng ngẫu nhiên khi không có điện trường.

a. Khi chưa có b. Khi có điện trường c. Điện trường nội


điện trường ngoài trong điện môi
ngoài
Hình 26.17: Điện môi
Áp lên điện môi một điện trường ngoài. Điều này sẽ tạo ra một mômen lực lên các phân
tử (hình 26.17b). Từng phần các phân tử xoay theo hướng điện trường. Mức độ điều chỉnh
này tùy thuộc vào nhiệt độ và độ lớn của điện trường. Nói chung, sự điều chỉnh này tăng khi
nhiệt độ giảm và điện trường tăng.

12
Nếu các phân tử của điện môi là các phân tử không
phân cực, điện trường sẽ tạo ra một số phân ly điện tích.
Điều này sẽ sinh ra một mômen lưỡng cực cảm ứng. Hiệu
ứng sẽ giống nhau nếu các phân tử phân cực.
Một điện trường ngoài có thể phân cực điện môi cho
dù các phân tử phân cực hay không phân cực. Các mép
(tích điện) của điện môi hoạt động như một cặp bản tụ thứ
2 sẽ sản sinh một điện trường cảm ứng theo hướng ngược
với điện trường ngoài. Do đó, tổng điện trường trên điện
môi có độ lớn:
E = E0 - Eind (26.20)
Đối với tụ phẳng như hình 26.18, điện trường ngoài E0
được tạo ra bởi mật độ điện tích σ trên bản tụ. Còn điện
trường cảm ứng Eind tạo ra bởi mật độ điện tích cảm ứng
σind. Do đó, từ công thức 26.20, ta có: Hình 26.18: Điện tích cảm
𝜎 𝜎 𝜎𝑖𝑛𝑑 ứng trên điện môi giữa 2 bản
= − của tụ phẳng
κ𝜖0 𝜖0 𝜖0
κ−1
Suy ra: 𝜎𝑖𝑛𝑑 = ( )𝜎 (26.21)
κ
Vì κ lớn hơn 1, nên σind luôn nhỏ hơn σ. Nếu không có chất điện môi, nghĩa là κ=1, thì mật
độ điện tích cảm ứng σind=0.
Điện trường do các bản tụ hướng sang phải và nó làm phân cực điện môi (hình 26.17c).
Hiệu ứng tổng hợp lên điện môi là một điện tích bề mặt cảm ứng. Điều này sẽ dẫn đến một
điện trường cảm ứng. Nếu điện môi được thay thế bằng một vật dẫn, điện trường tổng hợp
giữa các bản sẽ bằng 0.

Tóm tắt chương 26


Điện dung C của tụ điện là tỉ số giữa điện tích trên bản tụ và hiệu điện thế giữa 2 bản tụ :
Q
C
V

Điện dung của hệ tụ điện mắc nối tiếp:


1 1 1 1
= + + +
Ceq C1 C2 C3
Điện dung của hệ tụ điện mắc song song:
Ceq = C1 + C2 + C3 + …

13
2
Năng lượng tích trữ giữa 2 bản tụ: U = Q = 1 QV = 1 C(V )2
2C 2 2

Điện dung của tụ điện khi chất điện môi có hằng số điện môi κ giữa 2 bản tụ:
C = κCo

Mômen lưỡng cực: p ≡ 2aq


Mômen lực tác dụng lên một lưỡng cực điện:  = p  E
Thế năng của một lưỡng cực điện trong điện trường: U = p  E

Câu hỏi lý thuyết chương 26:


1. a. Tại sao lại nguy hiểm khi chạm vào một tụ điện cao thế sau khi tụ điện đã được ngắt
khỏi nguồn?
b. Làm gì để có thể an toàn khi chạm tay vào một tụ điện cao thế đã ngắt khỏi nguồn?
2. Hãy giải thích lý do vì sao điện môi làm tăng hiệu điện thế tối đa của tụ điện khi mà
kích thước của tụ không hề thay đổi.
3. Nếu bạn muốn chế tạo một tụ điện có kích thước nhỏ mà điện dung lại lớn, thì theo bạn
hai yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế của bạn là gì ?
4. Chúng ta thấy rằng, tổng điện tích trên 2 tụ điện bằng 0. Vậy tụ điện tích trữ cái gì ?
Giải thích.

Bài tập chương 26:


1. (a) Khi nối một nguồn điện vào một tụ điện phẳng có điện dung 3mF thì tụ điện sẽ tích
trữ một điện tích là 27,0 mC. Hãy tính hiệu điện thế của nguồn.
(b) Nếu cũng tụ điện ở trên nối vào một nguồn điện khác và điện tích được tích trữ
trong tụ lúc này là 36,0 mC. Hãy tính hiệu điện thế của nguồn điện này ?
ĐS: (a) 9,0 V; (b) 12,0 V

2. (a) Hỏi điện tích trên mỗi bản tụ bằng bao nhiêu nếu nối một tụ điện có điện dung 4,00
mF vào một nguồn điện có hiệu điện thế 12,0 V.
(b) Cũng với tụ điện đó, khi nối với nguồn có hiệu điện thế 1,50 V thì điện tích được
tích trên bản tụ là bao nhiêu ?
ĐS: (a) 48 µC; (b) 6 µC

14
3. (a) Giả sử rằng mặt đất và một đám mây cách mặt đất 800m tạo thành một tụ điện
“phẳng”, hãy tính điện dung của tụ mặt đất – đám mây này. Biết rằng đám mây có diện
tích 1,00 km2 và giữa mặt đất và đám mây là không khí sạch và khô.
(b) Biết rằng khi điện tích được tích trên đám mây và mặt đất tạo thành một điện trường
có độ lớn 3.106 N/C thì không khí sẽ bị đánh thủng và tạo thành tia sét. Hỏi điện tích tối
đa có thế tích trên đám mây là bao nhiêu ?
ĐS: (a) 11,1nF; (b) 26,6C.

4. Một quả cầu làm bằng chất dẫn điện có bán 12,0 cm được tích điện sao cho điện trường
do quả cầu tạo ra tại một điểm cách tâm quả cầu 21,0 cm có độ lớn 4,90.104 N/C.
(a) Hỏi mật độ điện mặt trên quả cầu bằng bao nhiêu ?
(b) Tính điện dung của quả cầu này?
ĐS: (a) 1,33µC/m2; (b) 13,33pF

5. Hãy tính điện dung tương đương của hệ gồm 2 tụ điện có điện dung lần lượt là 4,20 mF
và 8,50 mF khi hệ 2 tụ điện này mắc:
(a) Mắc nối tiếp.
(b) Mắc song song.
ĐS: (a) 2,81mF; (b) 12,7mF

6. Cho một tụ điện có điện dung 2,50 mF, một tụ điện có điện dung 6,25 mF được mặc
vào một nguồn điện có hiệu điện thế 6,00V. Hãy tính điện tích trên mỗi tụ nếu hay tụ
này được mắc:
(a) Mắc nối tiếp.
(b) Mắc song song.
ĐS: (a) 10,7 µF; (b) 15 µF; 37,5 µF

7. Hãy tính điện dung tương đương giữa 2 điểm a và b


của hệ tụ điện được mắc như hình vẽ bên.

ĐS: 12,9 µC

8. (a) Hãy tính điện dung tương đương giữa 2 điểm a và b của hệ tụ điện được mắc như
hình vẽ bên. Biết rằng C1=5,00mF; C2=10,00mF; và C3=2,00mF.

15
(b) Hãy tính điện tích của tụ điện C3 khi mắc vào giữa 2 điểm a và
b một hiệu điện thế 60,0V
ĐS: (a) 6,05 µF; (b) 83,7 µC

9. Một nguồn điện 12,0 V được nối vào một tụ điện làm tụ điện tích
trên tụ điện tích điện tích là 54,0 mC. Tính năng lượng được tích
trữ trên tụ điện này.
ĐS: 3,24.10-4J

10. Khi một người di chuyển trong môi trường khô ráo thì người đó sẽ bị tích điện trên cơ
thể. Khi tạo được thành hiệu điện thế lớn, hoặc âm hoặc dương, thì cơ thể sẽ giải phóng
điện tích bằng cách phóng tia lửa điện hoặc người đó bị giật nhẹ khi truyền điện tích
qua các vật khác. Giả sử rằng một người được cách điện với mặt đất và có điện dung
trung bình cỡ 150pF.
(a) Tính điện tích được tích trên cơ thể để có thể tạo ra hiệu điện thế 10,0kV.
(b) Các thiết bị điện tử nhạy cảm có thể bị phá hủy bởi điện tích trên cơ thể người. Một
thiết bị điện tử có thể bị hỏng khi có một lượng điện tích truyền qua mang năng
lượng 250mJ. Tính hiệu điện thế trên cơ thể người trong trường hợp đó.
ĐS: (a) 1,5 µC; (b) 1,83 kV

11. Hai tụ điện C1=25,00mF và C2=5,00mF được nối song song và gắn vào một nguồn điện
có hiệu điện thế 100V.
(a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện.
(b) Hãy tính tổng năng lượng được tích trữ trên 2 tụ.
(c) Nếu 2 tụ ở trên được mắc nối tiếp thì cần một nguồn điện có hiệu điện thế bằng bao
nhiêu để tổng năng lượng trên 2 tụ có cùng giá trị như câu b.
(d) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện ở câu c.
ĐS: (b) 0,150 J; (c) 268 V

12. (a) Hỏi điện tích tối đa có thể tích trữ trên một tụ phẳng có điện môi là không khí để nó
chưa bị đánh thủng, nếu diện tích mỗi bản tụ là 5,00 cm2.
(b) Nếu thay chất điện môi là polystyrene thì điện tích tối đa của tụ có thể là bao
nhiêu ?
ĐS: (a) 13,3 nC; (b) 272 nC.

16
13. Cho mạch điện gồm các tụ điện như hình vẽ dưới đây. Biết rằng hiệu điện thế đánh
thủng của mỗi tụ đều là 15,0V. Tính hiệu điện thế tối đa có thể mắc vào 2 đầu của mạch
điện.

ĐS: 22,5 V

14. Một vật rắn nhỏ mang cả điện tích dương và âm với độ lớn là 3,50 nC. Điện tích dương
nằm ở tọa độ (21,20mm; 1,10mm), còn điện tích âm ở tọa độ (1,40mm; 21,30mm).
(a) Hãy tính mômen lưỡng cực của vật này.
(b) Vật này được đặt vào một điện trường ⃗𝑬 = (7,80. 103 𝒊̂ − 4,90. 103 𝒋̂) N/C. Hãy tính
mômen lực tác dụng vào vật.
(c) Tính thế năng của hệ vât – điện trường khi vật nằm theo hướng này.
(d) Giả sử rằng vật có thể đổi hướng, hãy tính sự khác nhau giữa thế năng lớn nhất và
nhỏ nhất của hệ.
⃗ = (−9,10. 1012 𝒊̂ + 8,40. 1012 𝒋̂) C.m
ĐS: (a) 𝒑 ̂ N.m
⃗ = −2,09. 10−8 𝒌
(b) 𝝉
(c) U=112 nJ (d) U max-Umin=228 nJ
15. Một tụ điện phẳng có điện dung 2 nF được tích điện nhờ hiệu điện thế 100V, sau đó,
được cách điện. Chất điện môi giữa 2 bạn tụ của tụ điện trên là mica, có hằng số điện
môi là 5,00.
(a) Tính công để có thể lấy khối mica giữa 2 bản tụ ra.
(b) Hỏi sau khi lấy khối mica ra thì hiệu điện thế giữa 2 bản tụ lúc này bằng bao nhiêu ?
ĐS: (a) 40,0 µJ; (b) 500 V.

17
CHƯƠNG 27

DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TRỞ

T rong chương này, chúng ta sẽ xem xét đến dịch chuyển của điện tích trong một vùng
không gian được gọi là dòng điện. Rất nhiều những ứng dụng thực tế liên quan đến dòng
điện. Thông thường thì dòng điện tồn tại trong vật dẫn chẳng hạn như sợi dây đồng. Cũng
có khi bên ngoài vật dẫn, đó là dòng electron trong máy gia tốc. Chương này chúng ta sẽ
mô tả dòng điện ở mức độ vi mô, mô tả những yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển của điện tích.
Một mô hình cổ điển được sử dụng để mô tả sự dẫn điện trong kim loại và bàn về những giới hạn
của mô hình này.

DÒNG ĐIỆN
Dòng điện tích di chuyển trong một khối vật liệu phụ thuộc
vào bản chất vật liệu đó và điện áp giữa hai đầu khối vật liệu.
Chúng ta định nghĩa cường độ dòng điện I tại một điểm là số
lượng điện tích trên một đơn vị thời gian qua bề mặt cắt ngang tại
điểm đó.
Nếu có một lượng điện tích ∆Q di chuyển qua một mặt cắt Hình 27. 1 Chiều
ngang trong khoảng thời gian ∆t thì chúng ta có cường độ dòng của dòng điện là chiều
di chuyển của các hạt
điện trung bình Iavg như sau:
mang điện tích dương
∆𝑄
𝐼𝑎𝑣𝑔 = (27.1)
∆𝑡
Nếu số lượng điện tích trên một đơn vị thời gian của dòng điện tích thay đổi theo thời
gian thì cường độ dòng điện thay đổi theo thời gian, ta định nghĩa cường độ dòng điện tức
thời I là giới hạn của cường độ dòng điện trung bình khi ∆t → 0:
𝑑𝑄
𝐼= (27.2)
𝑑𝑡
Trong hệ SI đơn vị của cường độ dòng điện là ampere (A) – dòng điện 1 A tương
đương với điện tích 1 C chạy qua một tiết diện trong 1 s:
1 A = 1 C/s
Điện tích chạy qua tiết diện có thể là âm, hoặc dương, hoặc cả điện tích âm và dương.
Quy ước chiều của dòng điện là chiều di chuyển của các hạt mang điện tích dương. Đối
với dây dẫn kim loại như đồng, nhôm thì hạt mang điện là electron có điện tích âm. Do vậy
chiều dòng điện thì ngược với chiều di chuyển của electron. Nhưng trong một số trường hợp
như trong chất khí và dung dịch điện ly thì dòng điện bao gồm dòng di chuyển của điện tích
âm và điện tích dương.
Mô hình dòng điện vi mô
1
Xét chuyển động của hạt mang điện trong một đoạn dây dẫn vô cùng bé ∆x như hình
27.2. Nếu n là mật độ hạt mang điện thì điện tích trong đoạn dây là ∆Q = (nA∆x)q, với q là
điện tích của một hạt mang điện.

Hình 27. 3 Sơ đồ chuyển động của


Hình 27. 2 Một đoạn dây hai hạt mang điện trong dây dẫn khi (a)
dẫn vô cùng bé ∆x có diện tích không có điện trường ngoài và (b) có điện
mặt cắt ngang là A trường ngoài.
Giả sử vận tốc di chuyển của hạt mang điện là vd theo phương song song với trục của
đoạn dây thì quãng đường hạt đi được ∆x = vd∆t, nên ∆Q = (nAvd∆t)q. Do vậy:
∆𝑄
𝐼𝑎𝑣𝑔 = = nqvd A (27.3)
∆𝑡
Thật vậy vận tốc vd của hạt mang điện có được khi áp vào hai đầu đoạn dây một điện
trường, còn gọi là vận tốc trôi. Nếu không có điện trường này thì các hạt mang điện chuyển
động ngẫu nhiên và zigzag do va chạm liên tục vào nhau (hình 27.3a). Khi có điện trường
ngoài áp vào, hạt mang điện thay đổi như hình 27.3b với vận tốc trôi ngược chiều điện
trường.
Câu hỏi 27.1: Giả sử các điện tích âm và điện tích
dương chuyển động theo phương ngang ở 4 vùng
không gian như hình 27.4. Hãy sắp xếp giá trị
cường độ dòng điện theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
Hình 27. 4 Câu hỏi 27.1

Bài tập mẫu 27.1:


Một dây đồng dùng trong một tòa nhà chung cư có diện tích mặt cắt 3,31.10-6 m2 có
dòng điện không đổi 10 A chạy qua. Giả sử mỗi nguyên tử đồng chứa một electron
tự do. Khối lượng riêng của đồng là 8,92 g/cm3, phân tử gam của đồng là 63,5 g/mol.
Tính vận tốc trôi của các electron trong dây.
Giải :
Ta có 1 mol lượng chất chứa NA = 6,02.1023 nguyên tử và 1 mol đồng có khối lượng
𝑀
M = 63,5g. Như vậy, 1 mol đồng sẽ có thể tích: 𝑉 =
𝜌

Từ giả thuyết mỗi nguyên tử đồng chứa một electron tự do ta tìm được mật độ
𝑁 𝑁 𝜌
electron trong dây đồng: 𝑛 = 𝐴 = 𝐴
𝑉 𝑀

2
Vậy ta tính được vận tốc trôi (với Iavg = I do dòng điện là dòng không đổi):
𝐼𝑎𝑣𝑔 𝐼𝑀 10.63,5
𝑣𝑑 = = = = 𝟐, 𝟐𝟑. 𝟏𝟎−𝟒 𝑚/𝑠
𝑛𝑞𝐴 𝑁𝐴 𝜌𝑞𝐴 6,02. 1023 . 8920.1,6. 10−19 . 3,31. 10−6

ĐIỆN TRỞ
Mật độ dòng điện J được định nghĩa là cường độ dòng điện trên một đơn vị diện tích.
𝐼
𝐽 = = 𝑛𝑞𝑣𝑑 (27.4)
𝐴
Đối với một số loại vật liệu, mật độ dòng điện tỷ lệ với cường độ điện trường ngoài áp
vào dây dẫn:
𝐽 = 𝜎𝐸 (27.5)
Trong đó 𝜎 được gọi là độ dẫn điện của vật dẫn, phương trình (27.5) được gọi là định
luật Ohm. Đối với hầu hết vật liệu dẫn điện thì 𝜎 là hằng số, tức là không phụ thuộc vào
điện trường E áp vào dây dẫn.
Ngoài ra ta có thể xây dựng công thức định luật Ohm sử dụng phổ biến là:
∆𝑉
𝑅= (27.6)
𝐼
𝑙
Với 𝑅 = là điện trở của đoạn dây.
𝜎𝐴
Điện trở được định nghĩa là tỷ số của hiệu điện thế ở hai đầu dây và cường độ dòng
1𝑉
điện trong đoạn dây. Trong hệ đơn vị SI, điện trở có đơn vị là ohm (Ω): 1 𝛺 =
1𝐴
Hầu hết các mạch điện đều sử dụng điện trở để điều chỉnh
dòng điện ở các phần khác nhau trong mạch điện. Điện trở có
hai loại phổ biến là điện trở lõi carbon và điện trở lõi kim loại.
Giá trị của điện trở được quy ước bằng mã màu như trong bảng
27.1. Hai màu đầu tiên trên điện trở cho ta hai số đầu trong giá
trị điện trở, màu thứ ba biểu diễn số mũ và màu cuối cùng cho
biết dung sai của giá trị điện trở. Ví dụ dãi màu trên điện trở ở
hình 27.5 là vàng (yellow), tím, đen và vàng (gold), tra trong
bảng 27.1 ta đọc được giá trị của điện trở là : vàng (= 4), tím Hình 27. 5 Một điện
(= 7), đen (= 10o), sai số 5%, tức là 47.10o Ω = 47 Ω – sai số 2 trở gắn trong một mạch
Ω. điện tích hợp.

3
Bảng 27.1 : Bảng mã màu quy ước cho điện trở

Điện trở suất là nghịch đảo của độ dẫn điện σ, ký hiệu là ρ, có đơn vị là Ωm:
1
𝜌= (27.8)
𝜎
Như vậy, điện trở qua một đoạn dây chiều dài l là:
𝑙
𝑅=𝜌 (27.9)
𝐴
Bảng 27.2 cho ta giá trị điện trở suất ở các vật liệu khác nhau đo ở 20oC. Trong bảng
này ta thấy giá trị điện trở suất rất thấp của những chất dẫn điện tốt như bạc, đồng; ngược
lại giá trị rất cao của những chất cách điện tốt như thủy tinh, cao su.

4
Bảng 27.2: Bảng giá trị điện trở suất và hệ số nhiệt độ của các vật liệu khác nhau

Vật liệu Ohmic và non-Ohmic (Ohmic & non-Ohmic


material): Vật liệu thỏa mãn định luật Ohm được gọi là vật liệu
Ohmic, tức là trong mạch điện, dòng điện đi qua vật đó và hiệu điện
thế giữa hai đầu vật đó tỷ lệ tuyến tính với nhau như hình (27.6 a).
Ví dụ điển hình của chất dẫn điện Ohmic đó là điện trở. Ngược lại,
vật liệu không thỏa mãn định luật Ohm gọi là vật liệu non-Ohmic.
Ví dụ điển hình cho linh kiện điện tử non-Ohmic đó là các linh kiện
Hình 27. 6 (a) (b)
rất cơ bản trong mạch điện như diode bán dẫn (mối liên hệ giữa
dòng điện và hiệu điện thế như trên hình 27.6 b), transitor.
Câu hỏi 27.2: Một dây dẫn hình trụ bán kính r, chiều dài l. Nếu cả r và l tăng gấp đôi thì
điện trở của dây (a) tăng, (b) giảm và (c) không đổi?
Câu hỏi 27.3: Trong hình 27.6 b, nếu ta tăng điện thế áp vào diode thì điện trở của nó (a)
tăng, (b) giảm hay (c) không đổi?

Bài tập mẫu 27.2:


Bán kính của một dây Nichrome 22-gauge là 0,32 mm. (a) Tính điện trở trên một
đơn vị chiều dài của dây này. (b) Nếu hiệu điện thế giữa hai điểm trên dây cách nhau
1 m thì dòng điện trên dây là bao nhiêu? (AWG – American Wire Gauge là chỉ số chỉ
độ lớn của dây điện theo tiêu chuẩn Mỹ. Chỉ số AWG có tỷ lệ nghịch với độ lớn của
dây điện)
Giải
Ta có thể mô hình hóa dân dẫn này dạng hình trụ. Áp dụng biểu thức (27.9) và dùng
bảng 27.2 để có giá trị điện trở suất của Nichrome, ta tính được điện trở trên một đơn
vị chiều dài của dây này:
5
𝑅 𝜌 𝜌 1. 10−6
= = 2= = 3,1 Ω/𝑚
𝑙 𝐴 𝜋𝑟 3,14. (0,32. 10−3 )2
Áp dụng phương trình 27.6 ta tính được dòng điện chạy trong dây:
Δ𝑉 Δ𝑉 10
𝐼= = = = 3,2 𝐴
𝑅 𝑅
( ) . 𝑙 3,1.1
𝑙
Bài tập mẫu 27.3:
Cáp đồng trục là loại cáp sử dụng rộng rãi cho truyền hình cáp
và những ứng dụng điện tử khác. Một cáp đồng trục bao gồm
hai dây dẫn hình trụ đồng trục. Vùng giữa các dây dẫn là chất
dẻo polyetylen như trong hình 27.7a. Có một dòng rò rỉ qua lớp
chất dẻo này. (Cáp được thiết kế để dẫn dòng điện dọc theo
chiều dài của nó, nhưng đó không phải là dòng điện đang được
xem xét ở đây). Bán kính của dây dẫn bên trong a = 0,5 cm, bán
kính của dây dẫn ngoài b = 1,75 cm và chiều dài dây dẫn là L =
15 cm. Điện trở suất của lớp chất dẻo là 1.1013Ω.m. Hãy tính
điện trở của lớp chất dẻo ở giữa hai dây.
Giải
Chia nhỏ phần chất dẻo ra thành những lớp vỏ hình trụ đồng tâm Hình 27. 7 Bài tập
vô cùng nhỏ có bề dày dr như hình 27.7 b. Bất kỳ hạt mang điện mẫu 27.3
nào di chuyển từ phần dẫn điện bên trong đến bên ngoài đều
phải đi qua lớp vỏ này.
Từ phương trình 27.9 ta tính được điện trở của lớp vỏ bề dày dr, diện tích A:
𝑑𝑟 𝜌
𝑑𝑅 = 𝜌 = 𝑑𝑟
𝐴 2𝜋𝑟𝐿
Lấy tích phân biểu thức trên với r thay đổi từ a đến b, ta tính được điện trở của lớp
chất dẻo:
𝑏
𝜌 𝑑𝑟 𝜌 𝑏 1013 1,75
𝑅 = ∫ 𝑑𝑅 = ∫ = 𝑙𝑛 = 𝑙𝑛 = 1,33. 1013 Ω
2𝜋𝐿 𝑎 𝑟 2𝜋𝐿 𝑎 2.3,14.0,15 0,5
Phân tích: Nếu phần dây dẫn trong 15 cm cáp đồng trục này sử dụng dây đồng thì điện
trở của dây dẫn hình trụ bên trong là:
𝑙 0,15
𝑅𝐶𝑢 = 𝜌𝐶𝑢 = 1,7. 10−8 = 3,2. 10−5 𝛺
𝐴 𝜋(5. 10−3 )2
Ta thấy điện trở của phần dẫn nhỏ hơn phần chất dẻo khoảng 1018 lần nên chủ yếu các
hạt mang điện sẽ di chuyển dọc theo chiều dài dây dẫn, chỉ một phần rất rất nhỏ hạt mang
điện di chuyển theo hướng xuyên tâm.

6
MỘT MÔ HÌNH DẪN ĐIỆN
Mô hình dẫn điện trong kim loại của Paul Drude được trình bày năm 1900. Trong
kim loại luôn tồn tại electron tự do (còn gọi là electron dẫn) chuyển động theo phương bất
kỳ và va chạm vào các nút mạng nguyên tử. Khi có điện trường áp vào thì electron chuyển
động theo phương ngược chiều điện trường với vận tốc trôi vd (có giá trị thông thường là
10-4 m/s) nhỏ hơn nhiều so với vận tốc electron chuyển động tự do (106 m/s).
Một số giả thiết của mô hình này:
- Chuyển động của electron sau va chạm không phụ thuộc vào chuyển động của nó
trước va chạm.
- Năng lượng electron có được dưới tác dụng của điện trường được truyền cho các
nguyên tử trong quá trình va chạm.
Chính vì truyền năng lượng cho các nguyên tử mà nhiệt độ của vật dẫn tăng lên.
Khi một electron tự do có khối lượng (me) và điện tích (q = -e) trong điện trường E thì
chịu tác dụng một lực điện 𝐹⃗ = 𝑞𝐸⃗⃗ , theo định luật II Newton thì 𝐹⃗ = 𝑚𝑎⃗ , nên:
𝑞𝐸⃗⃗
𝑎⃗ = (27.10)
𝑚𝑒
Do vậy vận tốc trôi là:
𝑞𝐸⃗⃗
𝑣𝑑 =
⃗⃗⃗⃗⃗ 𝜏 (27.11)
𝑚𝑒
Với τ là khoảng thời gian trung bình giữa hai va chạm liên tiếp. Từ đây suy ra mật độ
dòng điện là:
𝑛𝑞 2 𝐸
𝐽 = 𝑛𝑞𝑣𝑑 = 𝜏 (27.12)
𝑚𝑒
So sánh với biểu thức định luật Ohm J = σE thì ta có độ dẫn điện và điện trở suất của
dây dẫn là:
𝑛𝑞 2
𝜎= 𝜏 (27.13)
𝑚𝑒
𝑚𝑒
𝜌= 2 (27.14)
𝑛𝑞 𝜏
Ta thấy rằng cả hai đại lượng trên đều không phụ thuộc vào điện trường ngoài áp vào.

ĐIỆN TRỞ VÀ NHIỆT ĐỘ


Trong khoảng nhiệt độ giới hạn, điện trở suất của dây dẫn phụ thuộc gần như tuyến tính
vào nhiệt độ theo phương trình sau:
𝜌 = 𝜌0 [1 + 𝛼(𝑇 − 𝑇0 )] (27.15)
7
Trong đó ρ là điện trở suất tại nhiệt độ T, ρ0 là điện trở suất của dây dẫn tại nhiệt độ
chuẩn T0 (thường là 20 ºC), và α là hệ số nhiệt độ điện trở suất, được xác định theo hệ
thức:
1 ∆𝜌
𝛼= (27.16)
𝜌0 ∆𝑇
Với ∆ρ = ρ – ρ0 là độ thay đổi điện trở suất trong khoảng chênh lệch nhiệt độ ∆T = T –
T0.
Hệ số nhiệt độ điện trở suất của những vật liệu khác nhau được cho trong bảng 27.2.
Chú ý đơn vị của α là (oC)-1.
Do điện trở tỉ lệ với điện trở suất (phương trình 27.9) nên sự thay đổi điện trở của dây
dẫn theo nhiệt độ sẽ là:
𝑅 = 𝑅0 [1 + 𝛼(𝑇 − 𝑇0 )] (27.17)
Với R0 là điện trở dây dẫn tại nhiệt độ T0.
Đối với kim loại, chẳng hạn như đồng, điện trở tỉ lệ gần như
tuyến tính với nhiệt độ được biểu diễn như hình 27.8. Tuy nhiên,
tồn tại một vùng phi tuyến ở nhiệt độ thấp, tức là tồn tại giá trị
điện trở suất xác định khi nhiệt độ tiệm cận 0 độ tuyệt đối (hình
ảnh phóng to vùng này bên dưới). Có thể giải thích về giá trị điện
trở suất dư ở 0 độ tuyệt đối này là do va chạm giữa các electron
với tạp chất và sự không hoàn hảo bên trong kim loại. Ngược lại,
ở vùng nhiệt độ cao hơn (vùng tuyến tính), điện trở suất có được
do sự va chạm giữa các electron với nhau và với nguyên tử kim
loại.
Lưu ý rằng ba trong số các giá trị trong bảng 27.2 là âm, cho
thấy điện trở suất của các vật liệu này giảm khi nhiệt độ tăng. Nó
biểu hiện một loại vật liệu gọi là chất bán dẫn (đã được giới thiệu Hình 27. 8 Điệ trở suất
trong phần 23.2). Có thể giải thích là do sự gia tăng mật độ của thay đổi theo nhiệt độ
các hạt mang điện ở nhiệt độ cao hơn. Do các hạt mang điện trong trong kim loại.
chất bán dẫn thường liên quan đến các nguyên tử tạp chất (chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn
trong chương 43), nên điện trở suất của các vật liệu này rất nhạy cảm với các tạp chất đó.
Câu hỏi 27.4: Khi nào một bóng đèn sợi đốt mang nhiều dòng điện hơn? (a) ngay sau khi
được bật và độ phát sáng của dây tóc kim loại đang tăng hoặc (b) sau khi nó được bật trong
vài mili giây và ánh sáng đã ổn đinh?

SIÊU DẪN
Vật liệu siêu dẫn là kim loại và hợp chất của nó có điện trở gần như bằng 0 khi ở dưới
một nhiệt độ tới hạn TC. Hiện tượng siêu dẫn được nhà vật lý Hà Lan Heike Kamerlingh-
Onnes phát hiện năm 1911 khi tiến hành thí nghiệm với thủy ngân với nhiệt độ tới hạn TC =
4,2 K (hình 27.9). Các phép đo thực nghiệm cho thấy giá trị điện trở suất của các chất siêu
8
dẫn dưới nhiệt độ TC thấp hơn 4.10-25 Ω.m, tức là nhỏ hơn khoảng 1017 lần so với đồng.
Thực tế có thể coi nó gần như bằng 0.

Hình 27. 9 Điện trở thay đổi theo nhiệt độ của một mẫu thủy
ngân.
Ngày nay người ta đã tìm ra hàng ngàn vật liệu siêu dẫn với nhiệt độ tới hạn cao hơn,
trong đó có cả vật liệu vô cơ. Bảng 27.3 cho ta một số ví dụ về chất siêu dẫn và nhiệt độ tới
hạn của nó.
Bảng 27.3: Nhiệt độ tới hạn của một số vật liệu siêu dẫn

Giá trị của nhiệt độ tới hạn rất phụ thuộc vào thành phần hóa học, áp suất và cấu trúc
phân tử của vật liệu. Mặc dù đồng, bạc và vàng dẫn điện rất tốt nhưng lại không thể hiện
tính siêu dẫn.
Một ứng dụng quan trọng và hữu ích của vật liệu siêu dẫn là nam châm siêu dẫn mà
trong đó từ trường của nó lớn gấp 10 lần so với nam châm thông thường ở điều kiện tốt
nhất. Do vậy, nó có khả năng dự trữ năng lượng lớn. Nam châm siêu dẫn được dùng trong
kỹ thuật y khoa chụp ảnh cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging, MRI) để tạo ra hình
ảnh chụp các cơ quan trong cơ thể có chất lượng cao mà không cần dùng năng lượng bức xạ
từ X-ray.

ĐIỆN NĂNG

9
Xét một mạch điện như hình 27.10. Giả sử có một lượng điện
tích Q di chuyển trong mạch tạo thành dòng điện có cường độ I, từ
hóa năng trong pin đã tạo thành lượng điện năng U = Q∆V. Khi
điện tích di chuyển đến điện trở thì nó va chạm với các phân tử vật
chất và truyền năng lượng cho các phân tử này làm cho điện trở
nóng lên, ở đây ta bỏ qua lượng điện năng mất mát trên dây dẫn.
Độ giảm điện năng của hệ khi điện tích Q di chuyển qua điện
trở R là:
𝑑𝑈 𝑑 𝑑𝑄 Hình 27. 10 Mạch
= (𝑄∆𝑉 ) = ∆𝑉 = 𝐼∆𝑉
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 điện gồm một điện trở R
Trong đó I là cường độ dòng điện qua điện trở. Năng lượng hệ và nguồn điện pin có
được thu lại khi điện tích di chuyển về pin. điện thế ∆V

Công suất mạch điện:


𝑃 = 𝐼∆𝑉 (27.18)
Mà ∆V = IR nên:

2
(∆𝑉)2
𝑃=𝐼 𝑅= (27.19)
𝑅
Biểu thức (27.19) chính là nội dung của định luật Joule – Lenz (hay còn gọi là định luật
Joule thứ I). Phát biểu định luật Joule thứ I: công suất của nguồn nhiệt được tạo ra bởi
một vật dẫn điện tỷ lệ thuận với điện trở của nó và với bình phương cường độ dòng điện qua
vật dẫn.
Như vậy, trong mạch điện trên đã có sự chuyển hóa điện năng từ nguồn là do pin thành
nội năng của vật liệu làm điện trở. Và khi nội năng của điện trở tăng sẽ làm nó nóng lên.
Năng lượng này còn gọi là nhiệt Joule (Joule heating).
Nhiệt Joule còn được gọi là Nhiệt Ohm hoặc trở nhiệt vì mối quan hệ của định luật
Joule–Lenz với định luật Ohm. Lý thuyết này là cơ sở cho phần lớn các ứng dụng thực tế liên
quan đến sưởi ấm bằng điện. Tuy nhiên, trong các ứng dụng mà nhiệt là một sản phẩm không
mong muốn khi sử dụng, các hao phí năng lượng này thường được gọi chung là tổn thất
điện trở (resistive loss). Quá trình truyền tải điện năng đi xa là một ví dụ
điển hình. Các đường dây điện truyền đi xa không thể xem như điện trở
của dây bằng 0. Mà công suất thực của một đường dây 𝑃 = 𝐼 2 𝑅 = 𝐼. ∆𝑉.
Như vậy, để giảm thiểu hao phí, người ta đa chọn phương án là truyền đi
một dòng điện nhỏ, tương ứng hiệu điện thế giữa 2 điểm rất cao.
Nhiệt Joule ảnh hưởng đến toàn bộ dây dẫn điện nhưng nhiệt Joule
không xuất hiện trong các vật liệu siêu dẫn, vì vật liệu này có điện trở
bằng 0.
Câu hỏi 27.5 : Cho hai bóng đèn dây tóc như trên hình 27.11, hãy sắp Hình 27. 11
xếp từ lớn nhất đến nhỏ nhất giá trị dòng điện tại các vị trí a → f. Câu hỏi 27.5

10
Bài tập mẫu 27.4 :
Dây Nichrome có điện trở suất cao và thường được dùng làm bộ phận làm nóng
trong lò nướng bánh, bàn là và lò sưởi điện. Một lò sưởi điện dùng dây Nichrome có
tổng trở 8 Ω. Áp một hiệu điện thế 120 V vào cho nó hoạt động. Tính dòng điện đi
qua dây và công suất của lò sưởi.
Giải :
Áp dụng biểu thức (27.6) để tính dòng điện chạy trong dây :
∆𝑉 120
𝐼= = = 15𝐴
𝑅 8
Áp dụng biểu thức (17.19) để tính công suất của lò sưởi :
𝑃 = 𝐼2 𝑅 = 152 . 8 = 1800 𝑊

Bài tập mẫu 27.5 :


Một dây điện trở đun nước cần phải tăng nhiệt độ của 1,5 kg nước từ 10oC lên 50oC
trong 10 phút, với điện áp hoạt động là 110 V. (A) Điện trở cần thiết của dây điện trở
là bao nhiêu ? (B) Hãy ước đoán giá thành của việc đun nước trên.
Giải :
Tính điện trở của dây điện trở:
Nhiệt lượng cần thiết để 1,5 kg nước tăng nhiệt độ từ 10oC lên 50oC là : 𝑄 = 𝑚𝑐∆𝑇
Công suất của dây điện trở là tỷ số nhiệt lượng cần thiết và thời gian thực hiện : 𝑃 =
𝑄
∆𝑡
Theo đề bài ta có Δt = 10 phút = 600 giây.
(∆𝑉)2
Mà ta có : 𝑃 =
𝑅
Từ đó ta tính được điện trở cần thiết của dây điện trở là :
(∆𝑉)2 ∆𝑡 1102 . 600
𝑅= = = 28,9 Ω
𝑚𝑐∆𝑇 1,5.4186. (50 − 10)
Ước đoán giá thành của việc đun nước:
Năng lượng truyền cho dây điện trở trong 10 phút đó là :
(∆𝑉)2 1102 1
𝑇𝐸𝑇 = 𝑃. Δ𝑡 = Δ𝑡 = . 10. = 69,8 𝑊ℎ = 0,0698 𝑘𝑊ℎ
𝑅 28,9 60
Giả sử tính theo giá điện hiện nay là 2570 VNĐ, ước đoán giá thành của việc đun
nước này sẽ mất 0,0698.2570 = 179 VNĐ.

11
Câu hỏi trắc nghiệm (Objective question)
1. (OQ2) Hai dây A và B có tiết diện tròn được làm bằng cùng một kim loại và có độ dài
bằng nhau, nhưng điện trở của dây A lớn hơn ba lần so với dây B.
(i) Tỷ lệ diện tích mặt cắt ngang của A so với B là bao nhiêu? (a) 3, (b) √3, (c) 1, (d)
1/√3 và (e) 1/3.
(ii) Tỉ số bán kính của A so với B là bao nhiêu? (a) 3, (b) √3, (c) 1, (d) 1/√3 và (e) 1/3.
2. (OQ6) Ba dây được làm bằng đồng có tiết diện tròn. Dây 1 có chiều dài L và bán kính r.
Dây 2 có chiều dài L và bán kính 2r. Dây 3 có chiều dài 2L và bán kính 3r. Dây nào có
điện trở nhỏ nhất? (a) dây 1 (b) dây 2 (c) dây 3 (d) Tất cả đều có cùng điện trở. (e)
Không đủ thông tin được đưa ra để trả lời câu hỏi.
3. (OQ8) Một dây kim loại có điện trở 10 Ω ở nhiệt độ 20°C. Nếu cùng một dây có điện trở
10,6 Ω ở 90°C, điện trở của dây này là bao nhiêu khi nhiệt độ của nó là -20,0°C? (a) 0,7
V, (b) 9,66 V, (c) 10,3 V, (d) 13,8 V và (e) 6,59 V.
4. (OQ11) Hai dây dẫn A và B có cùng chiều dài và bán kính được kết nối với cùng một
hiệu điện thế. Dây dẫn A có điện trở suất gấp đôi dây dẫn B. Tỷ lệ công suất của dây A
so với dây B là bao nhiêu? (a) 2, (b) √2, (c) 1, (d) 1/√2 và (e) ½ .
Câu hỏi khái niệm
1. (CQ3) Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây tăng gấp đôi, dòng điện được quan sát là tăng
gấp 3. Bạn có thể kết luận gì về dây dẫn?
2. (CQ5) Điện trở của dây đồng và silic thay đổi theo nhiệt độ như thế nào? Tại sao chúng
lại có biểu hiện khác nhau?
3. (CQ8) Tiêu đề một bài báo có dòng “Điện thế 10000 V xuyên qua cơ thể nạn nhân”.
Hãy chỉ ra tiêu đề này sai chỗ nào?
Bài tập
1. (P3) Một dây nhôm có diện tích mặt cắt ngang bằng 4.10-6 m2 mang dòng điện 5 A. Mật
độ của nhôm là 2,7 g/cm3. Giả sử mỗi nguyên tử nhôm cung cấp một electron. Tìm tốc
độ trôi của các electron trong dây.
ĐS: 0,13 mm/s
2. (P10) Deuteri, hay còn gọi là hydro nặng, là một đồng vị bền của hydro có mặt phổ biến
trong các đại dương của Trái Đất với tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trong 6400 nguyên tử
hydro. Một máy phát Van de Graaff bắn ra một dòng deuteri mang năng lượng 2 MeV.
Biết mỗi hạt nhân nguyên tử deuteri chứa 1 proton và 1 neutron. Cho dòng điện của
chùm deuteri là 10 µA, hãy xác định khoảng cách trung bình giữa các nguyên tử deuteri.
ĐS : 2,21.10-7 m
3. (P13) Một ấm trà có diện tích bề mặt 700 cm2 sẽ được mạ bạc. Nó được gắn vào điện
cực âm của một bình điện phân có chứa bạc nitrat. Bình điện phân được cung cấp năng
lượng bởi pin 12 V và có điện trở 1,8 Ω. Mật độ bạc là 10,5.103 kg/m3, hỏi sau bao lâu
thì mạ được lớp bạc dày 0,133 mm lên ấm trà (giả sử lớp bạc dày đều trên ấm trà)?

12
ĐS: 3,64 giờ
4. (P21) Một phần của dây Nichrom có bán kính 2,5 mm được dùng để tạo thành một cuộn
dây đốt nóng. Cho dòng điện 9,25 A đi vào cuộn dây phải khi điện áp 120 V được đặt
trên hai đầu của nó, hãy tìm (a) điện trở của cuộn dây và (b) chiều dài dây bạn phải sử
dụng để tao thành cuộn dây.
ĐS: (a) 13 Ω, (b) 170 m
5. (P25) Nếu độ lớn của vận tốc trôi của các electron tự do trong dây đồng là 7,84.10-4 m/s
thì điện trường trong dây dẫn là bao nhiêu?
ĐS: 0,18 V/m
6. (P24) Một dây sắt có diện tích mặt cắt ngang bằng 5.10-6 m2, mang dòng điện 30 A. (a)
Có bao nhiêu kilogam sắt trong 1 mol sắt? (b) Tính mật độ mol của sắt (số mol sắt trên
một mét khối). (c) Tính mật độ số nguyên tử sắt bằng số Avogadro. (d) Tính mật độ hạt
mang điện biết mỗi nguyên tử sắt có hai electron tự do. (e) Tính tốc độ trôi của các
electron dẫn trong dây này.
ĐS: (e) 2,21.10-4 m/s
7. (P31) Một sợi dây đồng dài 34,5 m ở 20°C có bán kính 0,25 mm. Hiệu điện thế giữa 2
đầu dây là 9 V. (a) Hãy xác định dòng điện trong dây. (b) Nếu dây được làm nóng đến
30°C trong khi hiệu điện thế vẫn là 9 V, dòng điện trong dây là bao nhiêu?
ĐS: 3,01 A; 2,90 A
8. (P32) Một kỹ sư cần một điện trở có hệ
số nhiệt bằng không ở 20°C. Cô thiết kế
một cặp hình trụ tròn gồm một đoạn
carbon và một đoạn Nichrome như hình bên. Thiết bị có tổng trở R1 + R2 = 10 V, không
phụ thuộc nhiệt độ và bán kính đồng nhất r = 1,5 mm. Bỏ qua sự giãn nở nhiệt của các
vật và giả sử cả hai luôn ở cùng nhiệt độ. (a) Cô ấy có thể đáp ứng mục tiêu thiết kế với
phương pháp này không? (b) Nếu có, hãy xác định độ dài l1 và l2 của mỗi phân đoạn.
Nếu không, giải thích.
ĐS: l1 = 0,898 m, l2 = 26,2 m
9. (P33) Một dây nhôm có đường kính 0,1 mm có điện trường đều 0,2 V/m đặt dọc theo
toàn bộ chiều dài của nó. Nhiệt độ của dây là 50°C. Giả sử mỗi nguyên tử nhôm có một
electron tự do. (a) Sử dụng thông tin trong Bảng 27.2 để xác định điện trở suất của nhôm
ở nhiệt độ này. Tính (b) mật độ dòng trong dây, (c) dòng điện trong dây, (d) tốc độ trôi
của các electron dẫn và (e) hiệu điện thế giữa hai điểm cách nhau 2 m trên dây.
ĐS: 3,15.10-8 Ω.m; 6,35.106 A/m2; 49,9 mA; 6,59.10-4 m/s; 0,4 V
10. (P42) Một máy nấu nước cách nhiệt tốt đang làm nóng 109 kg nước từ 20°C đến 49°C
trong 25 phút. Tìm điện trở của bộ phận làm nóng của nó, biết hiệu điện thế áp vào là
240 V.
ĐS: 6,53 Ω
11. (P49) Một cuộn dây Nichrome dài 25 m. Dây có đường kính 0,4 mm và ở 20°C. Nếu nó
mang dòng điện 0,5 A, thì (a) cường độ của điện trường trong dây và (b) công suất của

13
nó là bao nhiêu? (c) Nếu nhiệt độ tăng lên 340°C và hiệu điện thế không đổi, công suất
phát nhiệt của nó là bao nhiêu?
ĐS: 5,97 V/m; 74,6 W; 66,1 W.
12. (P50) Một Pin sạc có khối lượng 15 g cung cấp dòng điện trung bình 18 mA cho đầu
DVD di động ở mức 1,6 V trong 2,4 h trước khi phải sạc lại pin. Bộ sạc duy trì mức điện
áp 2,3 V trên pin và mang lại dòng sạc 13,5 mA trong 4,2 h. (a) Hiệu suất của pin (như
một thiết bị lưu trữ năng lượng) là bao nhiêu? (b) Tính nội năng được tạo ra trong pin
trong một chu kỳ nạp-xả? (c) Nếu pin được bao quanh bởi lớp cách nhiệt lý tưởng và có
nhiệt dung riêng là 975 J/kg.°C, nhiệt độ của nó sẽ tăng bao nhiêu trong chu kỳ?
ĐS: 0,53; 221 J; 15,1oC
13. (P52) Ước tính dưới đây có gì sai? Một chính trị gia đang chê bai việc sử dụng năng
lượng một cách lãng phí và quyết định tập trung vào năng lượng được sử dụng để vận
hành đồng hồ điện đặt ở Hoa Kỳ. Ông ước tính có 270 triệu đồng hồ, xấp xỉ một đồng
hồ cho mỗi người dân. Đồng hồ sử dụng năng lượng ở mức trung bình 2,50 W. Chính trị
gia này có một bài phát biểu trong đó ông phàn nàn rằng, với mức giá điện ngày nay,
quốc gia này đang mất 100 triệu đô la mỗi năm để vận hành những chiếc đồng hồ này.
Biết giá điện ở Mỹ trung bình khoảng 0,11 $/1 kWh.
14. (P56) Một motor 120 V có công suất 2,5 hp. Nó có hiệu suất 90% trong việc chuyển đổi
điện năng thành cơ năng. (a) Hỏi cường độ dòng điện chạy trong động cơ? (b) Tìm năng
lượng cung cấp cho động cơ bằng cách truyền điện trong 3h hoạt động. (c) Nếu công ty
điện tính phí 0,11$/1 kWh thì chi phí để chạy động cơ trong 3h là bao nhiêu?
ĐS: 17,3 A; 22,4 MJ; 0,684$
15. (P60) Trên bóng đèn A có ghi “25 W-120 V” và bóng đèn B có ghi “100 W-120 V” có
nghĩa là mỗi bóng đèn có công suất tương ứng được truyền tới nó khi được kết nối với
nguồn 120 V không đổi. (a) Tìm điện trở của mỗi bóng đèn. (b) 1 C điện tích truyền vào
bóng đèn A trong bao lâu? (c) Điện tích này có khác khi thoát ra so với khi đi vào bóng
đèn không? Giải thích. (d) Năng lượng 1 J truyền vào bóng đèn A trong bao lâu? (e)
Theo cơ chế nào năng lượng này đi vào và thoát khỏi bóng đèn? Giải thích. (f) Tìm chi
phí vận hành bóng đèn A liên tục trong 30 ngày, giả sử công ty điện bán sản phẩm của
mình với giá 0,1$ mỗi kWh.
ĐS: (a) 576 – 144 Ω; (b) 4,8 s; (c) Như nhau; (d) 0,04 s; (f) 1,98$
16. (P66) Một chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện được thiết kế để chạy pin 12 V với tổng
năng lượng dự trữ là 2.107 J. Nếu động cơ điện đạt công suất 8 kW khi xe di chuyển với
tốc độ ổn định 20 m/s, thì (a) cường độ dòng điện được truyền tới động cơ là bao nhiêu?
(b) Xe có thể đi được bao xa trước khi hết pin?
ĐS: 667 A; 50 km
17. (P67) Một dây thẳng, hình trụ nằm dọc theo trục x có chiều dài 0,5 m và đường kính 0,2
mm. Nó được làm bằng vật liệu Ohmic, với điện trở suất là ρ = 4.10-8 Ω.m. Giả sử điện
thế 4 V được duy trì ở đầu bên trái của dây ở x = 0, điện thế V = 0 ở x = 0,5 m. Tìm (a)

14
độ lớn và hướng của điện trường trong dây, (b) điện trở của dây, (c) độ lớn và hướng của
dòng điện trong dây và (d) mật độ dòng điện trong dây. (e) Chứng tỏ E = ρJ.
ĐS: (a) 8 V/m theo chiều dương trục x, (b) 0,637 Ω, (c) 6,28 A, (d) 200 MA/m2
18. Công ty điện lực cung cấp cho một nhà khách hàng các đường dây điện chính (120 V)
với hai dây đồng, mỗi dây dài 50 m và có điện trở 0,185 Ω trên 300 m dây. (a) Tìm hiệu
điện thế tại nhà của khách hàng với dòng tải 110 A. Đối với dòng tải này, hãy tìm (b)
công suất cung cấp cho khách hàng và (c) công suất hao phí do biến thành nội năng
trong dây đồng.
ĐS: 116 V; 12,8 kW; 436 W

15
Chương 28: DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU
Trong chương này, chúng ta phân tích những mạch điện đơn giản chỉ gồm nguồn
điện, điện trở và tụ điện với nhiều cách mắc khác nhau. Ta sẽ đơn giản hóa việc phân tích
các mạch điện phức tạp bằng cách dùng các qui tắc Kirchhoff, là kết quả của việc ứng
dụng định luật bảo toàn năng lượng và điện tích trong mạch điện. Hầu hết các mạch điện
được phân tích được xem là ở trạng thái dừng (steady state), tức là dòng điện trong mạch
có độ lớn và chiều không đổi, còn gọi là dòng một chiều (Direct Current – DC). Dòng điện
xoay chiều (Alternating Current – AC) sẽ được phân tích trong chương 33.

Sức điện động


Trong phần 27.8, chúng ta đã thảo luận về một mạch điện mà dòng điện được cung
cấp bởi một nguồn điện. Một cách tổng quát, nguồn điện là một nguồn năng lượng đối với
các mạch điện mà ta sẽ khảo sát. Vì rằng trong một phần của mạch điện thì độ chênh lệch
điện thế giữa các cực của nguồn điện là hằng số nên dòng điện trong mạch không đổi về
độ lớn và chiều. Nó được gọi là dòng điện một chiều (DC). Nguồn điện còn được gọi là
một nguồn của sức điện động (viết tắt là emf trong tiếng Anh)
Suất điện động ε của nguồn điện là điện áp (voltage) lớn nhất khả dĩ mà nguồn điện
có thể cung cấp giữa hai cực của nó. Ta có thể xem nguồn cả sức điện động như là cái
“bơm điện tích”. Khi có sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm thì nguồn sẽ di chuyển điện
tích từ nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao.
Thông thường ta bỏ qua điện trở của các dây nối trong mạch điện. Cực dương của
nguồn có điện thế cao hơn cực âm nguồn. Bởi vì nguồn điện được làm từ các vật liệu nên
nó sẽ có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong r . Với một nguồn điện được lý
tưởng hóa, điện trở trong xem là bằng 0 thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đúng
bằng sức điện động của nguồn. Đối với các nguồn thực thì hiệu điện thế giữa hai cực của
nguồn điện sẽ không bằng sức điện động của nguồn. Để hiểu tại sao, ta xét mạch điện cho
trong hình 28.1. Mạch gồm một nguồn điện có sức điện động  và điện trở trong r. Ta xe,
nguồn điện này như là gồm một nguồn điện lý tưởng mắc nối tiếp với một điện trở r. Một
điện trở R được mắc vào hai cực của nguồn điện. Tử đi theo mạch từ a đến d và đo điện
thế tại các điểm khác nhau trên mạch. Từ cực âm đi đến cực dương của nguồn điện, điện
thế tăng lên một lượng đúng bằng . Khi đi qua điện trở r thì điện thế bị giảm một lượng
Ir (I là dòng điện đi qua mạch). Khi đó, điện áp giữa hai cực của nguồn là

1
Hình 28.1: a. Sơ đồ mạch điện của nguồn điện có điện trở
trong mắc với một điện trở bên ngoài, b. Đồ thị biểu diễn sự thay
đổi điện thế của mạch điện trong hình a.

∆𝑉 = 𝜀 − 𝐼𝑟 (28.1)
Từ biểu thức này, lưu ý rằng ε là tương đương với điện áp mạch hở, tức là điện áp
của nguồn khi dòng điện trong mạch bằng 0. Điện áp ∆V phải bằng với điện thế giữa hai
đầu điện trở ngoài (điện trở tải) ∆𝑉 = 𝐼𝑅. Kết hợp với biểu thức (28.1) ta được:
ε = IR + Ir (28.2)
Từ đó suy ra:
ε
I= (28.3)
R+r
Phương trình (28.3) cho thấy rằng cường độ dòng điện trong mạch phụ thuộc vào
điện trở ngoài R và điện trở trong r. Trong thực tế thì R lớn hơn nhiều so với r nên có thể
bỏ qua giá trị của r.
Nhân hai vế của phương trình (28.2) với cường độ dòng điện I, ta được:
Iε = I 2 R + I 2 r (28.4)
Phương trình (28.4) cho thấy rằng công suất Iε của nguồn điện được phân phối cho
điện trở ngoài một lượng I2R và điện trở trong một lượng I2r.

Trắc nghiệm nhanh 28.1: Để cực đại hóa phần trăm công suất của sức điện động của
nguồn cung cấp cho một thiết bị bên ngoài, điện trở trong của nguồn cần phải như thế nào?
resistance of the battery be? (a) Càng nhỏ càng tốt. (b) Càng lớn càng tốt. (c) Tỉ lệ này
không phụ thuộc vào điện trở trong của nguồn.

Bài toán mẫu 28.1: Điện áp giữa hai cực của nguồn điện
Một nguồn điện có sức điện động 12,0 V và điện trở trong 0,0500 . Hai cực của
nguồn được mắc với một điện trở tải 3,00 .
(A) Hãy tìm cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa các cực của nguồn điện
Giải
Khái niệm hóa: Nghiên cứu hình 28.1 về mạch điện tương tự như bài toán. Nguồn
điện cung cấp năng lượng cho điện trở tải.
Phân loại: Bài toán này yêu cầu các phép tính đơn giản đã nêu trong phần này nên
ta phân nó vào dạng bài toán chỉ cần thay số vào công thức.
ε 12, 0 V
Dùng phương trình (28.3): I = = = 3,93 A .
R + r 3, 00  + 0, 0500 
Dùng phương trình (28.1), ta tìm được điện áp giữa hai cực:
V = ε − Ir = 12, 0 V − (3,93 A)(0, 0500 ) = 11,8 V
(B) Hãy tìm công suất cung cấp cho điện trở tải, cho điện trở trong của nguồn và công
suất của nguồn
Giải
Áp dụng các công thức thích hợp, ta được:
2
PR = I 2 R = (3,93 A)2 (3,00 ) = 46,3 W

Pr = I 2 r = (3,93 A)2 (0,0500 ) = 0,772 W


P = PR + Pr = 47,1 W
Tình huống mở rộng: Sau một thời gian sử dụng thì nguồn điện sẽ bị cũ, điện trở
trong tăng lên đến 2,00  ở giai đoạn cuối của thời gian sử dụng. Điều đó làm thay đổi
khả năng cung cấp năng lượng của nguồn như thế nào?
Trả lời: Dùng các công thức tương tự như ở trên, ta tìm được:
ε 12, 0 V
I= = = 2, 40 A
R + r 3, 00  + 2, 00 
V = ε − Ir = 12, 0 V − (2, 40 A)(2, 00 ) = 7, 20 V
PR = I 2 R = (2, 40 A)2 (3,00 ) = 17,3 W

Pr = I 2 r = (2, 40 A)2 (2,00 ) = 11,5 W


Ta thấy điện áp hai cực nguồn điện chỉ còn bằng 60% của sức điện động. 40% công
suất của nguồn bị hao hụt trên điện trở trong. Với trường hợp (B) thì chỉ có 1,6%
công suất là hao phí cho điện trở trong. Như vậy, cho dù sức điện động của nguồn
được giữ nguyên thì sự gia tăng của điện trở trong làm giảm đáng kể khả năng cung
cấp năng lượng cho mạch ngoài của nguồn điện.

Bài toán mẫu 28.2: Phối hợp điện trở


Hãy tìm điện trở tải R để công suất cung cấp cho nó là lớn nhất.
Giải
Khái niệm hóa: Hãy nghĩ về sự biến thiên của điện trở tải R trong hình 28.1a và
ảnh hưởng của nó lên công suất cung ấp cho điện trở tải. Nếu R rất lớn thì dòng
điện sẽ rất bé, nên công suât I2R sẽ nhỏ. Ngược lại, nếu R rất nhỏ thì công suất tiêu
thụ trên R sẽ nhỏ hơn nhiều so với công suất tiêu thụ trên điện trở trong r của nguồn.
Với một giá trị phù hợp của R thì công suất trên điện trở tải sẽ lớn nhất.
Phân loại: Bài toán này yêu cầu tìm giá trị cực đại của công suất. Giá trị R bây giờ
là một biến số.
Phân tích: Công suất tiêu thụ trên điện trở tải
ε2R
là: PR = I 2 R =
(R + r)
2

Lấy đạo hàm biểu thức này theo R và cho đạo


hàm này bằng 0 thì ta sẽ tìm được giá trị của
R:
d  ε2R  ε (r − R)
2
dPR
=  = =0
dR dR  ( R + r )2  ( R + r )3
 

3
Ta được R = r.
Biện luận: Để kiểm nghiệm kết quả nêu trên, hãy vẽ đồ Hình 28.2
thị sự phụ thuộc của công suất tiêu thụ trên điện trở tải
theo R. Ta được đồ thị như hình 28.2. Đồ thị cho thấy rằng P đạt cực đại tại R = r.
ε2
Giá trị cực đại của công suất này là PRmax =
4r

Điện trở mắc nối tiếp và mắc song song


Nếu mắc hai hoặc nhiều điện trở với nhau như các bóng đèn trong hình 28.3a, ta nói
các điện trở này được mắc nối tiếp. Ở hình 28.3b là mạch điện đối với mạch gồm các
bóng đèn và nguồn điện. Nếu ta muốn thay thế bộ điện trở R1 và R2 chỉ bằng một điện trở
mà dòng điện qua mạch vẫn không như cũ như ở hình 28.2c thì giá trị của điện trở đó sẽ
là bao nhiêu?

Hình 28.2: Hai bóng đèn có điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp
Do các điện trở được mắc nối tiếp nên nếu có một điện lượng Q đi qua điện trở R1
thì cũng có một lượng điện tích Q đi qua điện trở R2. Nghĩa là dòng điện đi qua 2 điện trở
sẽ bằng nhau và bằng dòng điện đi qua nguồn.
I = I1 = I2
Độ chênh lệch điện thế ở hai đầu của bộ điện trở sẽ là:
V = V1 + V2 = I1R1 + I 2 R2
Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở tương đương Rtd sẽ là: V = IRtd
Dễ dàng thấy rằng: Rtd = R1 + R2 (28.5)
Nếu có nhiều điện trở mắc nối tiếp với nhau thì điện trở tương đương của cả bộ sẽ
là:
Rtd = R1 + R2 + R3 + (28.6)

4
Điện trở tương đương của nhiều điện trở mắc nối tiếp bằng tổng giá trị của từng điện
trở trong bộ. Trở lại với phương trình (28.3), ta thấy ở mẫu số của vế bên phải là tổng của
điện trở tải và điện trở trong của nguồn điện. Điều này là thích hợp vì điện trở tải và điện
trở trong của nguồn được mắc nối tiếp
với nhau.
Nếu dây tóc của một bóng đèn nào
đó trong hình 28.2 bị đứt (tạo thành
mạch hở) thì mạch bị đứt và sẽ không
có dòng điện qua mạch. Đối với mạch
mắc nối tiếp, một phần tử của mạch bị
hở thì toàn bộ mạch sẽ không hoạt động.
Trắc nghiệm nhanh 28.2. Với công-tắc Hình 28.4
trong mạch điện ở hình 28.4a đóng,

không có dòng điện đi qua điện trở R2 vì điện trở của công-tắc bằng không. Nếu mở công-
tắc thì sẽ có dòng của R2. Điều gì sẽ xảy ra với số chỉ của am-pe kế trong mạch? (a) Tăng
lên; (b) Giảm đi; (c) không thay đổi.
Hình 28.5: Hai bóng đèn với điện trở R1 và R2 mắc song song
Xét hai điện trở mắc song song như trong hình 28.5. Làm tương tự như với điện trở
mắc nối tiếp, lưu ý rằng hiệu điện thế trên mỗi điện trở là bằng nhau nên:
V = V1 = V2

Với V là hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.


Khi các điện tích đi đến điểm a của mạch điện thì chúng sẽ phân ra làm hai nhánh,
một số đi qua R1 và số còn lại đi qua R2. Một nút mạch là một điểm trên mạch mà ở đó
dòng điện bị chia ra. Kết quả là dòng điện qua mỗi điện trở sẽ nhỏ hơn dòng điện đi qua
nguồn điện. Do điện tích được bảo toàn nên tại điểm a thì ta có:
V1 V2
I = I1 + I 2 = +
R1 R2

5
Trong đó I1 là dòng điện chạy qua R1 và I2 là dòng điện chạy qua R2. Dòng điện qua
V
bộ điện trở được tính bởi: I = . Từ các phương trình trên, ta tìm được:
Rtd
1 1 1
= + (28.7)
Rtd R1 R2
Trường hợp có nhiều hơn 2 điện trở mắc song song với nhau thì:
1 1 1 1
= + + + (28.8)
Rtd R1 R2 R3
Từ biểu thức (28.8) có thể nhận thấy rằng đối với mạch gồm nhiều điện trở mắc song
song thì giá trị của điện trở tương đương là bé hơn giá trị của bất kỳ điện trở nào trong
mạch.
Với các mạch điện dân dụng thì các thiết bị luôn
là được mắc song song với nhau. Mỗi thiết bị hoạt động
độc lập với các thiết bị khác nên khi tắt một thiết bị thì
các thiết bị khác vẫn hoạt động. Ngoài ra, với cách mắc
này thì mọi thiết bị đều hoạt động với cùng một điện áp.
Dưới đây là một vài ứng dụng thực tế của mạch
mắc nối tiếp và song song. Hình 28.6 minh họa một
mạch điện mà bóng đèn hoạt động theo 3 chế độ sáng.
Phích cắm của đèn được nối với một công-tắc 3 chế độ
đối với các cường độ sáng khác nhau của đèn. Bóng đèn
có 2 dây tóc với công suất khác nhau. Khi cắm đèn vào
ổ cắm điện thì ta có thể bật công-tắc sao cho từng dây tóc sáng lên riêng rẽ hoặc sáng đồng
thời. Nếu bật công-tắc S1 thì dòng điện chỉ qua dây tóc phía dưới và công suất của đèn là
50 W. Nếu bật công-tắc S2 thì dòng điện chỉ qua dây tóc
phía trên và công suất của đèn là 100 W. Nếu bật cả hai Hình 28.6
công-tắc thì dòng điện sẽ qua cả hai dây tóc và công suất
của đèn là 150 W.
Ví dụ thứ hai, xét một dây đèn điện để trang trí vào dịp lễ hội. Qua nhiều năm, cả hai
cách mắc nối tiếp và song song đều được sử dụng trong các dây đèn này. Nếu mắc các đèn
nối tiếp với nhau thì công suất tiêu thụ sẽ giảm đi và đèn hoạt động với nhiệt độ thấp hơn,
do đó sẽ an toàn hơn so với mạch mắc song song khi trang trí trong nhà. Tuy nhiên, nếu
bóng đèn bị cháy hoặc bị gỡ ra khỏi mạch thì tất cả các đèn còn lại sẽ bị tắt. Sự phổ dụng
của mạch mắc nối tiếp ngày càng giảm vì việc tìm ra một bóng đèn hỏng trong cả dây đèn
là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

6
Với các mạch mắc song song thì mỗi bóng đèn hoạt động với hiệu điện thế 120 V.
Theo thiết kế, đèn sẽ sáng hơn và nóng hơn so với khi mắc
nối tiếp. Do đó, nó ẩn chứa hiểm họa nhiều hơn (ví dụ như
gây cháy). Tuy nhiên, nếu một bóng nào đó bị hỏng thì các
bóng còn lại vẫn hoạt động.
Để tránh ảnh hưởng của một bóng đèn bị hỏng đối
với toàn bộ dây đèn mắc theo kiểu nối tiếp, các bóng đèn
được kiểu thiết kế theo một kiểu đặc biệt. Bên trong bóng
đèn, ngoài dây tóc thì còn có một đoạn dây nhảy (jumper)
được bọc chất cách điện (hình 28.7). Khi dây tóc bị đứt thì
sẽ xuất hiện một tia hồ quang làm chảy lớp cách điện đi
và dây nhảy sẽ nối hai chân dây tóc lại với nhau. Dòng
điện vẫn chạy qua bóng đèn hỏng này nên các bóng đèn
khác của dây đèn vẫn hoạt động. Do đoạn dây nhảy có
điện trở nhỏ nên độ sụt áp giữa hai đầu bóng đèn hỏng sẽ
rất nhỏ, làm cho các bóng còn lại sáng hơn bình thường.
Dòng điện qua dây đèn tăng lên. Nếu càng có nhiều bóng
bị hỏng thì tuổi thọ của các bóng đèn sẽ giảm đi. Do đó
nếu có bóng hỏng thì phải thay thế ngay khi có thể để kéo Hình 28.7
dài tuổi thọ của bóng đèn trong dây.
Trắc nghiệm nhanh 28.3: Khi công-tắc
trong mạch điện ở hình 28.8a được mở ra thì
không có dòng điện qua R2. Dòng điện qua
mạch được đo bằng một ampe kế. Số chỉ của
ampe kế sẽ như thế nào nếu đóng công-tắc
lại? (a) tăng lên, (b) giảm đi, (c) không thay
đổi.

Hình 28.8

Trắc nghiệm nhanh 28.4: Có ba phương án lựa chọn (a) tăng lên, (b) giảm đi và (c) không
thay đổi. Hãy chọn phương án đúng cho các tình huống sau đây:
Trong hình 28.3, mắc thêm một điện trở thứ ba nối tiếp với hai điện trở đã có. (i) Dòng
điện qua nguồn điện sẽ thế nào? (ii) Điều gì sẽ xảy ra với điện áp giữa hai cực của nguồn
điện?
Trong hình 28.5, mắc thêm một điện trở thứ ba song song với hai điện trở đã có. (iii) Dòng
điện qua nguồn điện sẽ thế nào? (iv) Điều gì sẽ xảy ra với điện áp hai đầu nguồn điện?

Bài toán mẫu 28.3


Một người muốn lắp đặt một hệ thống chiếu sáng trong vườn nhà. Để tiết kiệm chi phí,
anh ta mua dây dẫn điện loại 1,02 mm có điện trở trên một đơn vị chiều dài khá lớn. Dây
này có hai sợi bọc cách điện chạy song song với nhau. Anh ta rải 60,0 mét dây từ nguồn
điện đến điểm xa nhất mà anh định lắp đèn. Sau đó anh mắc các bóng đèn vào dây sao cho
khoảng cách giữa hai đèn gần nhau nhất là 3,00 m và các bóng đèn mắc song song với

7
nhau. Do có điện trở của dây dẫn nên độ sáng của các bóng đèn không được như mong
muốn. Người này gặp phải trở ngại nào sau đây? (a) Tất cả các bóng đèn đều không sáng
như là khi sử dụng dây dẫn với điện trở nhỏ hơn; (b) Càng ở xa nguồn điện thì độ sáng
của các bóng đèn càng giảm.
Giải:
Sơ đồ mạch điện của
hệ thống đèn là như
hình 28.9. Các điện trở
nằm ngang đại diện
cho điện trở của các
đoạn dây dẫn, các điện
trở nằm thẳng đứng là
đại diện cho các điện
trở của các bóng đèn. Hình 28.9
Một phần điện áp của
nguồn điện bị giảm đi trên điện trở RA và RB nên điện áp trên đèn R1 sẽ nhỏ hơn
điện áp của hai cực nguồn điện. Tương tự, sẽ có độ sụt áp trên RC và RD nên điện
áp trên R2 lại nhỏ hơn điện áp trên R1 Hiện tượng sẽ tiếp diễn cho đến cuối mạch
điện. Do đó, câu trả lời đúng là phương án (b). Đèn sau lại sáng ít hơn đèn trước
một ít.

Bài toán mẫu 28.4 Tìm điện trở tương đương


Có 4 điện trở được mắc với nhau như trong hình
28.10a
(A) Hãy tìm điện trở tương đương giữa hai điểm a và
c.
Giải:
Khái niệm hóa: Tưởng tượng rằng dòng điện đi qua
bộ điện trở từ trái sang phải. Tất cả điện tích phải đi
đến b qua hai điện trở đầu tiên. Nhưng tại b thì chúng
sẽ tách ra và đi theo hai đường khác nhau rồi gặp
nhau tại c.
Phân loại: Vì bản chất đơn giản của bộ điện trở, ta
phân loại bài toán này vào dạng ta có thể dùng các
qui tắc điện trở mắc nối tiếp và song song.
Phân tích: Bộ điện trở có thể được rút gọn qua các
bước như trong hình 28.10.
Tìm điện trở tương đương cho đoạn ab: Hình 28.10
Rab = 8,00  + 4,00  = 12,0 
Tìm điện trở tương đương cho đoạn bc:

8
1 1 1 3
= + =  Rbc = 2, 00 
Rbc 6, 00  3, 00  6, 00 
Điện trở tương đượng của đoạn ac: Rac = 12,00  + 2,00  = 14,0 
(B) Tìm dòng điện chạy qua mỗi điện trở nếu giữa a và c có một hiệu điện thế
42,0 V
Giải: Dòng điện qua điện trở 8,00  và 4,00  là bằng nhau do chúng được
mắc nối tiếp. Dòng điện này cũng là dòng điện qua điện trở tương đương giữa
hai điểm a và c:
Vac 42 V
I= = = 3, 00 A
Rac 14, 0 
Hai điện trở giữa b và c mắc song song nên:
V1 = V2 → (6,00Ω) I1 = (3,00Ω) I 2 → I 2 = 2I1
Mà I = I1 + I 2 = 3,00A → I1 = 1,00A; I 2 = 2,00A
Bài toán mẫu 28.5 Ba điện trở mắc song song
Cho mạch điện gồm một nguồn điện và 3 điện trở mắc song song với nhau như
hình 28.11. Hiệu điện thế giữa hai điểm a và b là 18,0 V.
(A) Hãy tìm điện trở tương đương của bộ 3 điện trở mắc song song
Giải:
Khái niệm hóa: Hình
28.11a cho thấy ta đang
xử lý mạch điện có 3
điện trở mắc song song
đơn giản. Chú ý rằng
dòng điện I được chia
thành I1 , I2 và I3 trong
các điện trở.
Phân loại: Có thể giải
bài toán này với các qui
tắc mà ta đã xây dựng
trong phần này. Do đó ta Hình 28.11
xem bài toán này là bài
toán điền số. Do ba điện trở mắc song song nên chỉ cần dùng qui tắc tìm điện trở
tương đương của các điện trở mắc song song để tìm điện trở tương đương.
1 1 1 1 11
Sử dụng công thức (22.8): = + + =  Rtd = 1, 64 
Rtd 3, 00  6, 00  9, 00  18, 0 
(B) Tìm dòng điện qua từng điện trở.
Giải:
Áp dụng công thức: V = IR ta tìm được dòng điện qua các điện trở:
9
V 18, 0 V
I1 = = = 6, 00 A
R1 3, 00 Ω
V 18, 0 V
I2 = = = 3, 00 A
R2 6, 00 Ω
V 18, 0 V
I3 = = = 2, 00 A
R3 9, 00 Ω
(C) Tính công suất tiêu thụ trên mỗi điện trở
Áp dụng công thức: P = I 2 R ta tìm được công suất tiêu thụ trên các điện trở:
P1 = I12 R1 = (6,00 A)2 (3,00 Ω) = 108 W

P2 = I 22 R2 = (3,00 A)2 (6,00 Ω) = 54,0 W

P3 = I32 R3 = (2,00 A)2 (9,00 Ω) = 36,0 W


Ta có thể kiểm chứng công suất tiêu thụ của toàn mạch là
P = V 2 / Rtd = (18,0 V)2 / (1,64 Ω) = 198 W
Các định luật Kirchhoff

Như đã xét ở phần trước, có thể giản lược một tổ hợp điện trở bằng cách sử dụng
biểu thức V = IR và các qui tắc biến đổi tương đương cho mạch mắc nối tiếp và song
song. Tuy nhiên, thường thì khó giản lược các mạch điện thành một mạch chỉ có một vòng
đơn bằng cách dùng các qui tắc này. Ta có thể phân tích các mạch phức tạp hơn bằng cách
sử dụng 2 định luật Kirchhoff như sau:
+ Định luật cho nút mạch: tại một nút bất kỳ, tổng của các dòng điện phải bằng 0.
I = 0
nut
(28.9)

Định luật vòng kín: tổng hiệu điện thế ở hai đầu của các phần tử trong một vòng
mạch điện kín thì bằng 0.
 V = 0
vong
(28.10)
Định luật Kirchhoff thứ nhất là một cách phát biểu của định luật bảo toàn điện tích.
Tổng điện tích ra khỏi một nút mạch phải bằng với tổng điện tích đi đến nút đó do điện
tích không được sinh ra hoặc mất đi tại đó. Các dòng điện đi vào một nút được tính là
dương (+) và dòng điện đi ra khỏi nút được tính là âm (−).

10
Hình 28.12: a. Định luật nút, b. Mô hình tương đương

Với nút mạch như trong hình 28.12a thì định luật thứ nhất được viết là: I1 − I 2 − I3 = 0
Hình 28.12b cho thấy một sự tương tự trong cơ học đối với tình huống này. Dòng
nước chảy qua một ống phân nhánh không bị hao hụt đi. Vì
rằng nước không được sinh ra hoặc mất đi trong ống nên
dòng chảy ở ống bên trái bằng tổng các dòng chảy ở hai ống
bên phải.
Định luật Kirchhoff thứ haivề vòng kín chính là định
luật bảo toàn năng lượng trong hệ cô lập. Hãy xét việc dịch
chuyển một điện tích theo một vòng khép kín trong mạch.
Khi điện tích này trở về vị trí ban đầu thì hệ điện tích – mạch
điện phải có tổng năng lượng bằng với tổng năng lượng
trước khi điện tích dịch chuyển. Tổng của phần năng lượng
được gia tăng hụt khi điện tích đi qua một số phần tử của
mạch phải đúng bằng tổng của phần năng lượng bị hao hụt
khi nó đi qua các phần tử khác của mạch. Thế năng của hệ
sẽ giảm mỗi khi điện tích di quyển qua một độ giảm thế −IR
trên một điện trở hoặc đi qua một nguồn điện từ cực dương
đến cực âm. Thế năng của hệ sẽ tăng khi đi qua một nguồn
điện từ cực âm đến cực dương.
Khi áp dụng định luật Kirchhoff thứ 2, hãy hình dùng
về sự di chuyển quanh vòng mạch và để ý đến điện thế thay
vì sự thay đổi của thế năng như vừa đề cập. Ví dụ như trong hình 28.13, giả sử rằng chiều
của vòng mạch là từ trái sang phải (không nhất thiết phải là chiều thực của dòng điện) và
hiệu điện thế sẽ được tính là V = Vb − Va
Các qui ước về dấu khi áp dụng định luật Kirchhoff thứ 2: Hình 28.13
+ Hạt mang điện chuyển động từ nơi có điện thế cao về nơi có
điện thế thấp. Nên nếu đi từ đầu này đến đầu kia của điện trở thuận theo chiều dòng điện
thì V = − IR (hình 28.13a) và nếu ngược với chiều dòng điện thì V = + IR (hình 28.13b)
+ Nếu đi từ cực âm sang cực dương của một nguồn điện (không có điện trở trong)
thì hiệu điện thế là V = +ε (hình 28.13c)
+ Nếu đi từ cực dương sang cực âm của một nguồn điện (không có điện trở trong)
thì hiệu điện thế là V = −ε (hình 28.13d).

Bài tập mẫu 28.6: Một mạch điện có 1 vòng gồm 2 điện
trở và 2 nguồn điện như hình 28.14. Bỏ qua điện trở trong của
các nguồn điện. Hãy tìm cường độ dòng điện trong mạch.
Giải:
Khái niệm hóa: Hình vẽ cho thấy cực của các nguồn
điện và một dự đoán về chiều của dòng điện trong
mạch. Nguồn điện 12 V là mạnh hơn nguồn còn lại.
Do đó, có thể chiều dòng điện dự đoán là sai so với
thực tế. Nhưng ta vẫn tiếp tục để xem dự đoán sai này Hình 28.14
thể hiện như thế nào trong kết quả cuối cùng.

11
Phân loại: Có thể không cần dùng định luật Kirchhoff đối với mạch đơn giản này
nhưng ta vẫn dùng để minh họa cho việc áp dụng định luật. Do không có nút mạch
nào nên dòng điện qua các điện trở là như nhau.
Phân tích: Giả sử dòng điện là cùng chiều kim đồng hồ như trong hình 28.14. Chọn
chiều đi trong mạch vòng này theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ a. Áp dụng các
qui tắc về dấu của hiệu điện thế đã nêu ta có:
 V = 0 → ε 1 − IR1 − ε2 − IR2 = 0

Từ đó, ta tìm được cường độ dòng điện qua mạch:

ε1 − ε2 6, 00 V − 12, 00 V
I= = = −0,33 A
R1 + R2 8, 00 Ω +10, 00 Ω
Biện luận: Dấu âm trong kết quả phép tính cho thấy chiều dòng điện trong thực tế
ngược với chiều đã chọn. Các sức điện động trong mạch ngược chiều nhau nên xuất
hiện dấu trừ trong biểu thức cường độ dòng điện. Trong mẫu số, các điện trở được
cộng với nhau do chúng được mắc nối tiếp.
Tình huống mở rộng: Nếu nguồn điện 12,0 V có chiều ngược lại thì sẽ ảnh hưởng
thế nào đến mạch điện.
Trả lời: Lúc này, dấu của các nguồn điện là như nhau nên phương trình cuối ở phần
trên trở thành
ε1 + ε2 6, 00 V +12, 00 V
I= = = 1, 00 A
R1 + R2 8, 00 Ω +10, 00 Ω

Bài tập mẫu 28.7: Một mạch điện có 2 vòng gồm 3 điện
trở và 2 nguồn điện như hình 28.15. Bỏ qua điện trở trong của
các nguồn điện. Hãy tìm cường độ dòng điện I1, I2 và I3.
Khái niệm hóa: Hãy thử vẽ lại mạch điện bằng cách
dùng các bộ điện trở mắc song song hoặc nối tiếp. Ta sẽ
thấy là không thể làm như vậy.
Phân loại: Do không thể tối giản hóa mạch điện nên ta
phải dùng các định luật Kirchhoff để giải bài toán này.
Phân tích: Áp dụng định luật Kirchhoff cho nút mạch c ta có Hình 28.15

I1 + I 2 − I3 = 0 .
Tức là ta có một phương trình với 3 ẩn số. Từ hình vẽ thì ta có thể sử dụng ba vòng
mạch abcda, befcb và aefda. Tuy nhiên, ta chỉ cần thêm 2 phương trình là đủ để
giải 3 ẩn này nên chỉ cần dùng 2 vòng mạch. Chọn chiều cho các vòng mạch là theo
chiều kim đồng hồ.
Với vòng abcda ta có: 10,0 V − (6,0 )I1 − (2,0 )I3 = 0
Với vòng befcb ta có: −(4,0 )I 2 − 14,0 V + (6,0 )I1 − 10,0 V = 0 hay:

12
−24,0 V + (6,0 )I1 − (4,0 )I 2 = 0
Giải hệ 3 phương trình này, ta tìm được I1 = 3,0 A; I 2 = −2,0 A; I3 = −1,0 A
Biện luận: Trong kết quả nêu trên, ta thấy có hai cường độ dòng điện nhận giá trị
âm. Điều đó cho thấy rằng trong thực tế thì dòng điện I2, I3 có chiều ngược với
chiều giả định trong hình 28.15. Lưu ý rằng khi giải phương trình mà thu được một
giá trị âm cho cường độ dòng điện thì vẫn sử dụng nó cho các phép tính tiếp theo.
Chỉ điều chỉnh chiều của các dòng điện sau khi đã có kết quả của tất cả các giá trị
cường độ dòng điện

Mạch điện RC
Nếu trong mạch điện một chiều có chứa các điện trở thì dòng điện luôn có chiều
không đổi như cường độ dòng điện có thể thay đổi theo thời gian. Mạch điện có chưa một
tổ hợp gồm điện trở và tụ điện được gọi là mạch điện RC.

Hình 28.16

28.4.1 Nạp điện cho một tụ điện


Hình 28.16 là một mạch RC đơn giản, giả sử ban đầu tụ không được tích điện. Trong
mạch không có dòng điện khi khóa ở vị trí a (hình 28.16a). Khi khóa được đóng sang vị
trí b thì tụ điện bắt đầu được tích điện. Các điện tích không thể xuyên qua khoảng không
giữa hai bản của tụ điện. Các điện tích chỉ được trao đổi từ các bản tụ và dây nối do có
điện trường tạo bởi các nguồn điện.
Trong quá trình tích điện thì điện thế giữa hai bản cực của tụ điện tăng dần lên. Giá
trị điện thế cực đại trên các bản tụ phụ thuộc vào điện áp của nguồn điện. Khi đạt được
giá trị lớn nhất này thì dòng điện trong mạch sẽ bằng không do hiệu điện thế giữa hai bản
tụ bằng điện áp cung cấp bởi nguồn điện.
Áp dụng định luật Kirchhoff cho vòng kín (hình 28.16b) theo chiều kim đồng hồ, ta
có:
q
ε− − iR = 0 (28.11)
C
Trong đó q/C là hiệu điện thế hai đầu tụ điện và iR là hiệu điện thế trên điện trở. Các
dấu + hoặc − trong phương trình này là do áp dụng qui tắc của định luật Kirchhoff. Và vì
rằng điện tích và cường độ dòng điện biến thiên theo thời gian nên ta dùng các chữ thường
q và i để nhấn mạnh tính tức thời của các giá trị này.
Ta có thể dùng phương trình (28.11) để tìm giá trị ban đầu của cưởng độ dòng điện
cũng như giá trị cực đại của điện tích trên hai bản của tụ điện. Tại thời điểm ban đầu (t =
0), điện tích ở tụ điện bằng 0 nên dòng điện có cường độ lớn nhất,

13
ε
Ii = (28.12)
R
Cường độ dòng điện giảm dần trong quá trình tích điện cho tụ điện và bằng 0 khi tụ
được tích điện tối đa,
Qmax = Cε (tích điện tối đa) (28.13)

Để tìm được sự phụ thuộc của điện tích tụ điện và cường độ dòng điện theo thời gian,
dq
ta thay i = vào phương trình (28.11), ta được:
dt
dq ε q q − Cε
= − =−
dt R RC RC
Biến đổi phương trình này, ta được
dq 1
=− dt
q − Cε RC
Lấy tích phân phương trình này với chú ý là q = 0 lúc t = 0, ta được:
q dq 1 t
0 q − Cε
=−
RC 0
dt

 q − Cε  t
ln   =−
 −Cε  RC
Suy ra:
( ) (
q (t ) = Cε 1 − e − t / RC = Qmax 1 − e − t / RC ) (28.14)
Ta tìm được biểu thức của cường độ dòng điện bằng cách lấy đạo hàm phương
trình (28.14) theo thời gian:

14
Hình 28.16 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của tụ
điện và cường độ dòng điện trong mạch theo thời gian.
ε − t / RC
i (t ) = e (28.15)
R
Hình 28.17 cho thấy sự phụ thuộc thời gian của điện tích tụ điện (hình 28.17a) và
cường độ dòng điện trong mạch (hình 28.17b). Tại thời điểm ban đầu (t = 0) điện tích trên
tụ bằng 0 và tăng dần đến giá trị lớn nhất Cε khi t → ∞. Còn cường độ dòng điện trong
mạch có giá trị lớn nhất Ii = ε/R tại thời điểm ban đầu và giảm theo hàm số mũ khi t → ∞.
Đại lượng RC trong các phương trình nêu trên được gọi là hằng số thời gian  của mạch
điện:
τ = RC (28.16)
Có thể kiểm chứng được ra rằng đại lượng  có thứ nguyên thời gian.
28.4.2 Quá trình phóng điện của tụ điện
Giả sử tụ điện ở hình 28.16 được tích đầy điện. Lúc này, hiệu điện thế trên hai bản
tụ là Qi/C, còn điện thế hai đầu điện trở bằng 0 vì dòng điện i = 0. Bây giờ bật khóa sang
vị trí (b) (coi là thời điểm ban đầu t = 0) như hình 28.16c, khi đó tụ điện bắt đầu phóng
điện tích qua điện trở. Giả sử tại thời điểm t, dòng điện trong mạch là i, điện tích của tụ là
q, áp dụng định luật Kirchhoff cho vòng kín, ta được:
q
− − IR = 0 (28.17)
C
dq q dq dt
Thay i = dq/dt vào biểu thức này, ta được: − R = →− = . Lấy tích phân biểu
dt C q RC
thức này với chú ý là lúc t = 0 thì q = Qi

15
q dq 1 t  q  t
Qi q
=− 
RC 0
dt → ln 
 Qi
=−
 RC
q ( t ) = Qi e−t / RC (28.18)
Đạo hàm biểu thức này theo thời gian, ta được biểu thức của cường độ dòng điện:
Qi − t / RC
i (t ) = − e (28.19)
RC

Trong đó Qi /RC = Ii là cường độ dòng điện tại thời điểm ban đầu (t = 0, lúc bật khóa
sang vị trí b), Dấu (−) cho thấy tụ đang phóng điện. Trong cả hai
trường hợp tích và phóng điện tích của tụ thì cường độ dòng điện
trong mạch đều giảm theo hàm số mũ với tốc độ giảm là hằng số
thời gian τ =RC.
Câu hỏi nhanh 28.5 Xét mạch điện trong hình 28.18, giả sử
nguồn điện không có điện trở trong. (i) Ngay sau khi đóng công-
tắc điện, dòng điện qua nguồn điện là bao nhiêu?
(a) 0; (b) ε/2R; (c) 2ε/R; (d) ε/R (e) không thể xác định được. (ii)
Sau một thời gian rất dài, cường độ dòng điện qua nguồn điện sẽ
Hình 28.18
là bao nhiêu? Chọn trong các phương án đã nêu trên.

Bài tập mẫu 28.8 Cần gạt nước ngắt quãng


Nhiều xe ô-tô được trang bị cần gạt nước ở kính lái. Cần gạt nước hoạt động ngắt
quãng khi có mưa nhẹ. Hoạt động của cần gạt này phụ thuộc như thế nào vào sự nạp điện
và phóng điện của một tụ điện?
Giải: Cần gạt là một phần của mạch điện RC mà hằng số thời gian của mạch này
có thể thay đổi tùy theo giá trị được chọn của R bởi một công-tắc có nhiều điểm
tiếp xúc. Khi điệp áp trên tụ tăng lên thì tụ điện sẽ đạt đến một điểm mà nó phóng
điện và kích hoạt cần gạt. Mạch điện lại khởi đầu một chu trình nạp điện mới.
Khoảng thời gian giữa hai lần quét của cần gạt được xác định từ giá trị của hằng số
thời gian của mạch điện.

Bài tập mẫu 28.9 Nạp điện cho tụ điện trong mạch điện RC
Một tụ điện chưa được nạp điện và một điện trở được măc nối tiếp với một nguồn
điện như trong hình 28.16. Cho ε = 12,0 V; C = 5,00 mF và R = 8,00  105 . Bật công-
tắc qua vị trí a. Hãy tìm hằng số thời gian của mạch điện, điện tích lớn nhất trên tụ, dòng
điện cực đại và điện tích và dòng điện như là các hàm theo thời gian.
Giải:
Khái niệm hóa: Xem xét hình 28.16 và hình dung là công-tắc đóng về vị trí a. Tụ
điện sẽ được nạp điện.
Phân loại: Bài toán này thuộc loại áp dụng công thức:
Hằng số thời gian của mạch điện: τ = RC = ( 8, 00×105 Ω )( 5, 00×10−5 F ) = 4, 00S

Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được: Qmax = Cε = ( 5, 00μF)(12, 0 V ) = 60, 0μC

16
ε 12,0 V
Cường độ dòng điện cực đại: Ii = = = 15,0μA .
R 8,00×105 Ω
Thay các kết quả này vào phương trình của q và i ta được:
( )
q ( t ) = 60, 0 1 − e − t / 4,00 μC và i ( t ) = 15, 0e−t / 4,00μA

Bài tập mẫu 28.10 Sự phóng điện của tụ điện trong mạch điện RC
Xét tụ điện có điện dung C phóng điện qua một điện trở R như trong hình 28.16c
(A) Sau bao nhiêu lần của hằng số thời gian thì điện tích trên tụ còn ¼ giá trị ban
đầu?
Khái niệm hóa: Xem xét hình 28.16 và hình dung là công-tắc đóng về vị trí b. Tụ
điện sẽ phóng điện.
Phân loại: Bài toán này thuộc loại áp dụng công thức
Phân tích: Thay giá trị của điện tích q ( t ) = 1 4 Qi vào phương trình (28.18)
Qi 1 t
= Qi e − t / RC → = e − t / RC → −ln 4 = − → t = RC ln 4 = 1,39 τ
4 4 RC
(B) Năng lượng của tụ điện giảm đi khi tụ điện phóng điện. Sau bao nhiêu lần của
hằng số thời gian thì năng lượng trên tụ còn ¼ giá trị ban đầu?
Giải: Dùng các phương trình 26.11 và 28.18 để tìm năng lượng lưu trữ trong tụ
điện
q 2 Qi2 −2t / RC
U (t ) = = e
2C 2C
1 Qi2
Thay U (t ) = vào phương trình này, ta được
4 2C
1 Qi2 Qi2 −t / RC 2t 1
= e → −ln 4 = − → t = RC ln 4 = 0,693 τ .
4 2C 2C RC 2
Tình huống mở rộng: Nếu muốn biểu diễn mạch điện theo khoảng thời gian cần
thiết để điện tích của tụ điện giảm còn ½ giá trị ban đầu – thường gọi là chu kỳ bán
rã t½ thì chu kỳ bán rã này bằng bao nhiêu?
Trả lời: Trong một chu kỳ bán rã thì điện tích của tụ điện giảm một nửa
Qi 1 t
= Qi e − t1/ 2 / RC → = e −t1/ 2 / RC → −ln 2 = − 1/2 → t1/2 = RC ln 2 = 0, 693 τ .
2 2 RC
Khái niệm chu kỳ bán rã là một khái niệm quan trong trong nghiên cứu về phân rã
hạt nhân trong chương 44. Về toán học, sự phân rã phóng xạ của một mẫu vật không
bền diễn ra tương tự như sự phóng điện của tụ điện trong mạch điện RC.

Bài tập mẫu 28.11 Năng lượng cung cấp cho một điện trở
Một tụ điện 5,00 F được tích điện đến hiệu điện thế 800 V và sau đó phóng điện
qua một điện trở. Năng lượng được cung cấp cho điện trở cho đến khi tụ phóng hết điện
là bao nhiêu?

17
Giải:
Khái niệm hóa: Trong ví dụ 28.10, ta đã xét trường hợp năng lượng của tụ điện
giảm do phóng một phần điện tích của nó. Trong bài này, ta xét trường hợp tụ điện
phóng hết điện.
Phân loại: Ta sẽ giải bài toán theo hai cách: cách thứ nhất là xem mạch điện như
là một hệ cô lập về năng lượng. Vì năng lượng của một hệ cô lập được bảo toàn
nên toàn bộ năng lượng điện ban đầu trên tụ được cung cấp cho điện trở. Cách thứ
hai là xem điện trở là một hệ không cô lập về năng lượng. Năng lượng đi vào điện
trở bởi sự truyền điện từ tụ điện sẽ trở thành nội năng của điện trở.
Phân tích: Ta sẽ bắt đầu theo cách thứ nhất: Năng lượng của hệ bảo toàn nên:
U + Eint = 0
Thay các giá trị năng lượng ở trạng thái đầu và cuối của hệ:
( 0 − U E ) + ( Eint − 0 ) = 0 → ER = U E
1
Thay công thức năng lượng của tụ điện vào, ra được: ER = Cε 2 . Thay số, ta được:
2

ER =
1
2
( )
5.00  10−6 F ( 800 F ) = 1, 60 J
2

Theo cách thứ hai, khó hơn nhiều nhưng có lẽ là có tính kiến tạo hơn, là lưu ý rằng
tụ điện phóng điện qua điện trở với tốc độ cung cấp năng lượng là i2R, trong đó i là
cường độ dòng điện tức thời, cho bởi phương trình 28.19.
dE 
P= → ER =  Pdt
dt 0


Thay biểu thức của công suất vào, ta được: ER =  i 2 Rdt .
0

Sử dụng phương trình 28.19, ta có:


2
  Qi −t / RC  Qi2  ε2  ε 2 RC 1 2
ER =   − RC e  Rdt = RC 2  e −2t / RC
dt =  e −2t / RC
dt = = Cε
0
  0 R 0 R 2 2
Biện luận: Kết quả thu được từ hai cách làm là giống nhau. Ta có thể dùng cách
thứ hai để tìm tổng năng lượng đã cung cấp cho điện trở tại một thời điểm bất kỳ
sau khi công-tắc đóng mạch bằng cách thay cận trên của tích phân bới giá trị cụ thể
của t.

18
LẮP MẠCH ĐIỆN GIA ĐÌNH VÀ AN TOÀN ĐIỆN
28.5.1 Lắp mạch điện gia đình
Theo cách lắp đặt thông thường, công ty điện lực
sẽ cung cấp điện năng cho các gia đình bằng một đôi
dây, mỗi nhà được mắc song song với các nhà khác.
Một sợi dây được gọi là dây nóng (live wire) và một
dây trung tính (neutral wire). Hiệu điện thế giữa hai
dây vào khoảng 120 V hoặc 220 V tùy theo quốc gia.
Điện áp này biến thiên theo thời gian và điện thế của
dây nóng dao động tương đối so với chỗ tiếp đất.
(Dòng điện xoay chiều sẽ được đề cập đến trong
chương 33).
Để đo điện năng tiêu thụ của hộ gia đình thì một
điện kế sẽ được mắc nối tiếp với dây nóng đi vào nhà.
Phía sau điện kế, dây sẽ được chia thành nhiều nhánh
riêng để tạo thành các mạch điện mắc song song với
nhau, phân bố trong toàn bộ ngôi nhà. Mỗi mạch điện
sẽ có một bộ ngắt điện (trong kiểu mắc cũ thì là cầu
chì). Bộ ngắt điện là một công-tắc đặc biệt sẽ tự ngắt
mạch điện khi dòng điện qua nó vượt quá giá trị cài Hình 28.19
đặt. Phải chọn bộ ngắt điện phù hợp với tổng công suất của mạch điện mà nó bảo vệ. Nếu
chỉ là mạch điện thắp sáng thì chỉ cần bộ ngắt điện với dòng điện tối đa khoảng 20 A. Nếu
mạch điện có lò nướng, lò vi ba, máy pha cà phê chẳng hạn (như trên hình 28.19), coi R1,
R2, R3 là các thiết bị sử dụng điện. Ta có thể tính được dòng điện hoạt động trong mỗi thiết
bị qua công thức P = I ∆V, giả sử lò nướng có công suất P = 1000 W, với điện áp nguồn
là 120 V thì dòng điện khi nó hoạt động là I = 1000/120 = 8,33 A, giả sử đối với lò viba
là 1300/120 = 10.8 A, và đối với máy pha cà phê là I = 800/120 = 6,67 A. Khi cả ba thiết
bị này cùng hoạt động một lúc thì chúng cần dòng điện tới 25,8 A. Như vậy, ta cần một
bộ ngắt điện khoảng 30 A.

28.5.2 An toàn điện


Khi dây nóng của một ổ cắm bị nối trực tiếp với đất thì hiện tượng đoản mạch sẽ xảy
ra. Một đoạn mạch bị nối tắt như vậy có điện trở gần như bằng không giữa hai điểm có
điện áp lớn, kết quả là dòng điện sẽ rất lớn. Nếu điều này xảy ra một cách tình cờ thì một
bộ ngắt điện hoạt động tốt sẽ ngắt mạch và không có thiệt hại nào xảy ra. Tuy nhiên, nếu
một người nào đó đang tiếp xúc với đất (mang giày dép ướt hoặc chạm vào ống dẫn nước
bằng kim loại) mà chạm vào dây nóng không được bọc cách điện hoặc một vật dẫn điện
bị hở thì sẽ bị giật điện. Phải tránh tình huống bằng mọi giá.

19
Hiện tượng giật điện có thể gây
bỏng nghiêm trọng hoặc làm tổn hại nội
tạng như tim chẳng hạn. Mức độ tổn hại
phụ thuộc vào cường độ dòng điện và
thời gian dòng điện chạy qua cơ thể cũng
như bộ phận tiếp xúc với dây nóng và bộ
phận có dòng điện chạy qua. Nếu dòng
điện lớn hơn 10 mA thì cơ sẽ bị co lại và
có khả năng là người đó bị dính vào dòng
điện. Nếu dòng điện khoảng 100 mA
chạy qua trong vài giây thì hậu quả sẽ
nghiêm trọng. Dòng điện như vậy sẽ làm
tê liệt các cơ hô hấp làm cho người không
thở được. Trong một vài trường hợp,
dòng điện khoảng 1 A sẽ gây cháy
nghiêm trọng. Trên thực tế, không có sự
tiếp xúc với điện nào là an toàn nếu điện
áp lớn hơn 24 V. Hình 28.21: An toàn điện
Nhiều ổ cắm 120 V được thiết kế để
dùng đầu dây điện 3 chân. Một trong các chân này được nối với dây nóng với điện thế
thông thường 120 V. Chân thứ hai nối với dây trung tính. Chân thứ 3 là chân nối đất. Đây
là dây nối đất an toàn và thường là không có dòng điện chạy qua. Dây này nối vỏ của thiết
bị điện với đất. Nếu bị rò điện từ dây nóng thì dòng điện sẽ chạy qua dây này xuống đất
(hình 28.21b).

Tóm tắt chương 28


Định nghĩa:
Sức điện động (emf) của một nguồn điện bằng điện áp giữa hai cực của nguồn khi dòng
điện qua nguồn bằng không. Tức là sức điện động bằng điện áp mạch hở của một nguồn
điện.

Khái niệm và nguyên lý:


Điện trở tương đương của một bộ điện trở mắc nối tiếp
Rtd = R1 + R2 + R3 + (28.6)
Điện trở tương đương của một bộ điện trở mắc song song
1 1 1 1
= + + + (28.8)
Rtd R1 R2 R3

Các định luật Kirchhoff được dùng để giải toán mạch điện có nhiều vòng mạch.
Định luật nút mạch  V = 0 (28.9)
vong

Định luật vòng mạch  V = 0 (28.10)


vong

20
Nếu đi từ đầu này đến đầu kia của điện trở thuận theo chiều dòng điện thì V = − IR và
nếu ngược với chiều dòng điện thì V = + IR
+ Nếu đi từ cực âm sang cực dương của một nguồn điện (không có điện trở trong) thì hiệu
điện thế là V = +ε .
+ Nếu đi từ cực dương sang cực âm của một nguồn điện (không có điện trở trong) thì hiệu
điện thế là V = −ε .

Nếu một tụ điện được tích điện bởi một nguồn điện thông qua một điện trở R thì điện tích
của tụ được xác định bởi:
q (t ) = Qmax (1 − e − t / RC ) (23.14)
Dòng điện nạp cho tụ biến thiên theo thời gian theo qui luật:
ε − t / RC
i (t ) = e (23.15)
R

Nếu một tụ điện có điện dụng C phóng điện qua một điện trở R thì điện tích của tụ cũng
như dòng điện qua điện trở giảm theo thời gian theo các biểu thức sau:
q ( t ) = Qi e−t / RC (23.19)
Qi − t / RC
i (t ) = − e (23.19)
RC

Bài tập chương 28:


1. Một nguồn điện có sức điện động là 15,0 V. Điện áp giữa hai cực của nguồn là
11.6 V khi nó cung cấp công suất 20,0 W cho một điện trở R. (a) Giá trị của R là
bao nhiêu? (b) Điện trở trong của nguồn điện là bao nhiêu?
Đáp số: a) 6,73  b) 1,97 
2. Một nguồn điện của ô-tô có sức điện động 12,6 V và điện trở trong là 0,0800 .
Các bóng đèn pha của xe có điện trở tương đương là 5,00  (giả sử là không đổi).
Hiệu điện thế ở hai cực của đèn là bao nhiêu (a) nếu chúng là tải duy nhất đối với
nguồn điện và (b) khi động cơ khởi động của xe hoạt động và có dòng điện 35,0 A
chạy qua động cơ?

Đáp số: a) 12,4 V b) 9,65 V


3. Ba điện trở 100  được mắc với nhau như hình
vẽ. Công suất cực đại có thể cung cấp cho một
điện trở là 25,0 W. (a) Hiệu điện thế cực đại có
thể đặt vào hai điểm a và b là bao nhiêu? (b) Với
điện áp tìm được ở câu (a) thì công suất cung cấp

21
cho mỗi điện trở là bao nhiêu? (c) Công suất tổng cung cấp cho bộ điện trở là bao
nhiêu?
Đáp số:
a) 75,0 V
b) 25,0 W cho điện trở thứ nhất và 6,25 W cho mỗi điện trở trong 2 điện trở mắc song
song
c) 37,5 W.
4. Xét mạch điện như hình vẽ bên. Hãy tìm
(a) dòng điện đi qua điện trở 20,0  và (b)
hiệu điện thế giữa hai điểm a và b.
Đáp số: a) 227 mA; b) 5,68 V
5. (a) Khi đóng khóa S trong hình bên thì điện trở
tương đương giữa hai điểm a và b tăng lên hay
giảm đi? Tại sao? (b) Giả sử điện trở tương đương
giảm 50,0 % khi S đóng. Hãy tìm giá trị của R
Đáp số: a) Giảm đi. Lập công thức tính điện trở
tương đương trong 2 trường hợp và so sánh với
nhau.
b) R = 14,0 
6. Hãy chỉ ra cách mắc vừa đủ các ampe kế và vôn
kế để đo cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
và hiệu điện thế ở hai đầu của chúng.

7. Số chỉ của ampe kế trong mạch điện dưới đây là 2,00 A. Hãy tìm (a) I1 (b) I2 và
(c)  .
Đáp số:
a) I1 = 0,714 A b) I2 = 1,29 A c)  =12,6 V
8. Có thể biến đổi mạch điện ở hình bên cạnh thành một
mạch chỉ gồm 1 điện trở mắc với 1 nguồn điện hay
không? Tại sao? Hãy tìm (a) I1 (b) I2 và (c) I3.
Đáp số:

22
a) I1 = 3,50 A b) I2 = 2,50 A
c) I3 = 1,00 A
9. Một tụ đã tích điện được nối với một điện trở và một
khóa S như hình bên. Mạch điện có hằng số thời gian
là 1,50 s. Sau khi đóng khóa S, điện tích trên tụ chỉ
còn 75% so với ban đầu. (a) Hãy tìm thời gian cần
để tụ có giá trị điện tích nói trên. (b) Nếu R = 250 k
thì C có giá trị là bao nhiêu?
Đáp số: a) 0,432 s b) 6,00 F
10. Một máy sưởi điện có công suất 1,50  103 W, một máy nướng bánh mì lát có công
suất 750 W và một lò nướng điện có công suất 1,00  103 W. Ba thiết bị này hoạt
động với điện áp thông thường là 120 V của hộ gia đình. (a) Dòng điện qua mỗi
thiết bị này là bao nhiêu? (b) Nếu mạch điện được bảo vệ bằng bộ ngắt điện 25,0
A thì bộ ngắt điện có hoạt động không? Giải thích.
Đáp số: a) 12,5 A ; 6,25 A và 8,33 A
b) Cường độ dòng điện tổng cộng lớn hơn giá trị cho phép của bộ ngắt điện nên
mạch điện sẽ bị ngắt.
11. Bộ phận sưởi của một lò nướng được thiết kế đê nhận 3000 W khi mắc vào nguồn
điện 240 V. Giả sử giá trị của điện trở là không đổi, hãy tính cường độ dòng điện qua
bộ phận sưởi nếu mắc lò nướng vào hiệu điện thế 120 V. b) Tính công suất tiêu thụ
của lò với điện áp này.
Đáp số: a) 6,25 A b) 750 W

23
Chương 29:

TỪ TRƯỜNG
Nhiều nhà lịch sử khoa học tin rằng la bàn mà thực chất là kim nam châm được sử dụng
ở Trung Quốc từ thế kỷ 13 TCN là phát minh của người Ả Rập hoặc người Ấn Độ. Người Hy
Lạp biết đến từ tính từ 800 TCN do việc phát hiện ra những viên đá từ (Fe3O4) hút vụn sắt.
Năm 1269, Pierre de Maricourt nhận thấy rằng nam châm với bất kỳ hình dạng nào đều có
hai cực, được gọi là cực bắc và cực nam. Hai nam châm cùng cực thì đẩy nhau, trái cực thì
hút nhau. Tên gọi cực bắc và cực nam được đặt xuất phát từ định hướng của kim la bàn (thanh
nam châm) theo hướng bắc nam của Trái đất do tồn tại từ trường Trái đất. Năm 1600, William
Gilbert mở rộng thí nghiệm của Maricourt cho nhiều loại vật liệu khác nhau, đồng thời nhận
thấy rằng kim nam châm luôn định hướng theo một phương nhất định, từ đó ông đưa ra giả
thiết rằng Trái đất là một nam châm vĩnh cửu khổng lồ. Năm 1819, mối liên hệ giữa hiện
tượng điện và từ được phát hiện bởi Hans Christian Oersted. Và mối liên hệ mật thiết hơn
giữa chúng được thực hiện bởi Faraday và Joseph Henry một cách độc lập với nhau vào những
năm 1820. Kết quả cho thấy dòng điện có thể được tạo ra trong vòng dây dẫn kín khi cho một
thanh nam châm ở gần chuyển động hoặc là đặt một dòng điện biến thiên gần nó. Chương
này khảo sát lực tác động lên các điện tích chuyển động và lên các dây dẫn có dòng điện khi
có sự xuất hiện của từ trường trong không gian.
29.1. TỪ TRƯỜNG VÀ LỰC TỪ
Vùng không gian xung quanh điện tích đứng yên
tồn một điện trường, nhưng khi điện tích chuyển động
thì không gian đó còn có thêm cả từ trường. Ngoài ra,
từ trường còn tồn tại xung quanh vật chất có từ tính,
đó là loại vật liệu tạo nên nam châm.
Từ trường được đặc trưng bởi vectơ cảm ứng từ 𝐵⃗,
kim nam châm sẽ chỉ theo phương của vectơ cảm ứng
⃗ khi được đặt trong từ trường. Người ta thường vẽ
từ 𝐵
những đường sức từ để mô tả một từ trường.

1
Trái đất có từ trường và được coi như là thanh
nam châm khổng lồ. Kim nam châm có cực bắc chỉ
về hướng cực bắc địa lý của Trái đất, tức là cực nam
từ trường Trái đất và ngược lại cực nam của nam
châm hướng về cực nam địa lý mà đó chính là cực
bắc từ trường Trái đất. Ở vùng xích đạo thì kim nam
châm có phương song song với bề mặt Trái đất.
Nhưng càng đi lên về hướng bắc địa lý thì kim nam
châm chúi dần xuống bề mặt Trái đất cho đến khi lên
tới điểm gần cực bắc tại vùng vịnh Hudson của
Cannada thì kim nam châm có phương thẳng đứng
hướng xuống mặt đất. Điểm này chính là cực nam từ trường Trái đất, được tìm thấy đầu tiên
năm 1832, và vị trí này thay đổi dần theo thời gian do sự biến đổi cấu tạo bên trong lõi của
Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng từ trường Trái đất được hình thành do những dòng đối
lưu trong lõi Trái đất. Các ion hoặc electron theo các dòng này và tạo ra từ trường. Ngoài ra
cường độ từ trường của một hành tình cũng liên hệ với tốc độ quay của hành tinh. Chúng ta
có thể xác định vectơ cảm ứng từ ⃗B bằng cách dùng mô hình hạt trong trường. Sự tồn tại của
từ trường ở một điểm trong không gian được xác định bằng cách đo lực từ
⃗⃗⃗⃗
FB tác dụng lên một điện tích thử đặt tại đó.Thí nghiệm trên nhiều hạt điện tích cho kết quả
là:
- Độ lớn FB thì tỷ lệ với điện tích q và vận tốc v của hạt.
- Khi điện tích chuyển động song song với phương của vectơ cảm ứng từ ⃗B thì lực tác
dụng lên điện tích bằng 0.
- Khi điện tích chuyển động theo phương không song song với phương của vectơ ⃗B (θ ≠
0, là góc giữa ⃗B và v
⃗ ) thì lực tác dụng lên điện tích có phương vuông góc với cả phương của
⃗ và v
B ⃗ (hình 29.3a).
- Lực từ tác dụng lên hạt mang điện tích dương có chiều ngược với lực từ tác dụng lên
hạt mang điện tích âm khi chúng chuyển động theo cùng một chiều (hình 29.3b).
- Độ lớn của lực từ thì tỷ lệ với sinθ.

2
Tổng hợp lại các kết quả trên cho ra lực từ có dạng:
⃗⃗⃗⃗ ⃗ x ⃗B
FB = qv (29.1)

⃗⃗⃗⃗
FB có phương vuông góc với mặt phẳng chứa v ⃗ , ⃗B. Theo quy tắc tam diện thuận (có
thể thay bằng quy tắc bàn tay), ⃗⃗⃗⃗
FB có chiều theo chiều ngón tay cái của bạn nếu q dương, và
⃗⃗⃗⃗
FB có chiều ngược chiều ngón tay cái của bạn nếu q âm.

3
Độ lớn của lực từ tác dụng lên điện tích bằng
𝐹𝐵 = |𝑞 |𝑣𝐵 𝑠𝑖𝑛𝜃 (29.2)
Câu hỏi nhanh 29.1: Một electron di chuyển hướng lên, trong mặt phẳng của trang giấy này.
Vectơ cảm ứng từ ⃗B của từ trường cũng nằm trong mặt phẳng của trang giấy và hướng về
phía bên phải. Phương, chiều của lực từ lên electron?
(a) nằm trong trang giấy, hướng lên trên
(b) nằm trong trang giấy, hướng xuống dưới
(c) nằm trong trang giấy, chiều từ trái sang phải
(d) nằm trong trang giấy, chiều từ phải sang trái
(e) vuông góc với trang giấy, chiều hướng ra
(f) vuông góc với trang giấy, chiều hướng vô

Bảng 29.1: Giá trị gần đúng của một số từ trường thông dụng
Nguồn từ trường Độ lớn từ trường (T)
Nam châm siêu dẫn (loại mạnh trong phòng thí nghiệm) 30
Nam châm thông thường (loại mạnh trong phòng thí nghiệm) 2
Máy MRI (trong y học) 1.5
Thanh nam châm 10-2
Bề mặt Mặt trời 10-2
Bề mặt Trái đất 0.5 x 10-4
Từ trường trong não người (do xung dây thần kinh tạo ra) 10-13
Lực điện và lực từ có một số điểm khác biệt quan trọng sau:
- Vectơ lực điện thì cùng phương với vectơ điện trường ⃗E, trong khi đó lực từ thì có
⃗.
phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ B
- Điện trường thì tác dụng lực lên điện tích đứng yên hoặc chuyển động, còn từ trường
chỉ tác dụng lực lên điện tích đang chuyển động.
- Lực điện thì sinh công làm cho điện tích chuyển động, còn lực từ tác dụng lên điện tích
chuyển động trong một từ trường dừng thì không sinh công.
Như vậy lực điện thì làm tăng vận tốc của hạt, lực từ thì không làm tăng vận tốc hạt mà
chỉ thay đổi phương chuyển động của hạt.
Đơn vị của vectơ cảm ứng từ ⃗B theo hệ SI là Tesla (T)
N N
1T=1 =1
C. m/s A. m

4
Ví dụ 29.1: Electron di chuyển trong từ trường
Ống tia âm cực là một đèn điện tử chân không chứa một
hoặc nhiều súng điện tử, và một màn hình lân
quang được sử dụng để đẩy nhanh và làm chệch hướng
các chùm electron vào màn hình để tạo ra các hình
ảnh.
Cho một electron trong một ống tia âm cực di chuyển
về phía trước của ống với tốc độ 𝟖 × 𝟏𝟎𝟔 m / s dọc theo
trục x (Hình 29.4). Bao quanh ống là những cuộn dây
tạo ra từ trường có độ lớn 0,025 T, hợp với trục x một
góc 600 và nằm trong mặt phẳng xOy. Tính lực từ tác dụng lên electron.
Bài giải:
Theo quy tắc tam diện thuận, ta xác định được phương, chiều của lực từ ⃗⃗⃗⃗
𝐅𝐁 như
hình 29.4.
Độ lớn lực từ:
𝐅𝐁 = |𝐪| 𝐯𝐁𝐬𝐢𝐧𝛉 = (𝟏, 𝟔 × 𝟏𝟎−𝟏𝟗 𝐂)(𝟖 × 𝟏𝟎𝟔 𝐦⁄𝐬)(𝟎, 𝟎𝟐𝟓𝐓)(𝐬𝐢𝐧𝟔𝟎𝟎 )
= 𝟐, 𝟖 × 𝟏𝟎−𝟏𝟒𝐍

29.2. CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT MANG ĐIỆN TRONG TỪ TRƯỜNG ĐỀU
Thông thường quy ước phương chiều của vectơ cảm ứng từ ⃗B như hình 29.6, nghĩa là
vectơ cảm ứng từ có phương vuông góc mặt phẳng hình vẽ, nếu là dấu chấm (hình 29.6a) thì
⃗B có chiều hướng ra và ký hiệu là ⃗Bout, còn là dấu nhân (hình 29.6b) thì ⃗B có chiều hướng
⃗ in .
vào và ký hiệu là B

5
Trong phần 29.1, chúng ta thấy rằng có lực (gọi là
lực từ) tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong
từ trường. Lực này có phương vuông góc với phương
vận tốc của hạt điện nên lực từ không sinh công. Xét
một hạt điện tích dương chuyển động trong từ trường
đều với vectơ vận tốc ban đầu vuông góc với vectơ cảm
ứng từ ⃗B, trong đó cảm ứng từ ⃗B có chiều hướng vào
mặt phẳng hình vẽ (hình 29.7).
Ta thấy điện tích chuyển động theo quỹ đạo tròn vì
lực tác dụng có phương vuông góc với vận tốc. Theo
định luật II Newton thì ⃗⃗⃗⃗
FB = ma⃗, ở đây chỉ có lực theo Hình 29.7: Lực từ tác dụng
mv2 lên điện tích chuyển động trong
phương hướng tâm nên FB = qvB = . Từ đây dẫn từ trường đều.
r
đến bán kính quỹ đạo của hạt mang điện tích là:
mv
r= (29.3)
qB

Từ phương trình cho thấy bán kính quỹ đạo thì tỷ lệ thuận với động lượng của hạt và tỷ
lệ nghịch với độ lớn từ trường và điện tích của hạt. Vận tốc góc của hạt là:
v qB
ω= = (29.4)
r m
Chu kỳ chuyển động là:
2πr 2π 2πm
T= = = (29.5)
v ω qB

Những kết quả này cho thấy rằng vận tốc góc của hạt và chu kỳ chuyển động của nó thì
không phụ thuộc vào vận tốc hạt và bán kính quỹ đạo. Vận tốc góc ω còn được gọi là tần số
cyclotron bởi vì hạt điện chuyển động tròn với tần số này trong máy gia tốc cyclotron.
Trường hợp hạt điện chuyển động trong từ trường đều với vận tốc đầu có phương hợp
với vectơ cảm ứng từ trường B⃗ một góc bất kỳ thì quỹ đạo của hạt điện là đường xoắn ốc
(helix) dọc theo phương của vectơ cảm ứng từ ⃗B như hình 29.8.

Trường hợp hạt điện chuyển động trong từ trường không đều, chuyển động của điện tích
khá phức tạp.
6
Câu hỏi nhanh 29.2: Một hạt điện tích chuyển động vuông góc với từ trường theo một đường
⃗ vuông góc với ⃗B, nhưng
tròn, bán kính r. Một hạt tương tự, đi vào từ trường, với vận tốc v
tốc độ cao hơn hạt đầu tiên. Bán kính vòng tròn của hạt thứ nhất so với bán kính vòng tròn
của hạt thứ hai
(a) nhỏ hơn
(b) lớn hơn
(c) bằng nhau
Ví dụ 29.2: Proton di chuyển vuông góc trong từ trường đều
Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn, bán kính 14cm trong một từ
trường đều mà cảm ứng từ B có độ lớn 0,35T và vận tốc proton vuông góc với từ
trường. Tính tốc độ proton.
Bài giải:
Theo phương trình 29.3:
𝐪𝐁𝐫 (𝟏, 𝟔 × 𝟏𝟎−𝟏𝟗𝐂)(𝟎, 𝟑𝟓𝐓)(𝟎, 𝟏𝟒𝐦)
𝐯= = −𝟐𝟕
= 𝟒, 𝟕 × 𝟏𝟎𝟔 𝐦⁄𝐬
𝐦𝐩 𝟏, 𝟔𝟕 × 𝟏𝟎 𝐤𝐠
Ví dụ 29.3: Chùm electron bị uốn cong
Trong một thí nghiệm được thiết kế để đo cường độ của từ
trường đều, các electron ở trạng thái nghỉ, được gia tốc nhờ
hiệu điện thế 350 V và sau đó đi vào từ trường đều có
phương vuông góc với vectơ vận tốc của electron. Dưới tác
dụng của lực từ, các electron di chuyển dọc theo một đường
cong với bán kính được đo là 7,5 cm (Hình 29.9). Tính độ
lớn cảm ứng từ?
Bài giải:
∆𝑲 + ∆𝑼 = 𝟎
𝟏
( 𝒎𝒆 𝒗𝟐 − 𝟎) + (𝒒∆𝑽) = 𝟎
𝟐
−𝟐𝒒∆𝑽 √−𝟐(−𝟏, 𝟔 × 𝟏𝟎−𝟏𝟗 𝑪)(𝟑𝟓𝟎𝑽)
𝒗=√ = = 𝟏, 𝟏𝟏 × 𝟏𝟎𝟕 𝒎/𝒔
𝒎𝒆 𝟗, 𝟏𝟏 × 𝟏𝟎−𝟑𝟏𝒌𝒈

𝒎𝒆 𝒗 (𝟗, 𝟏𝟏 × 𝟏𝟎−𝟑𝟏)(𝟏, 𝟏𝟏 × 𝟏𝟎𝟕 𝒎/𝒔)


𝑩= = = 𝟖, 𝟒 × 𝟏𝟎−𝟒𝑻
𝒆𝒓 ( −𝟏𝟗 )(
𝟏, 𝟔 × 𝟏𝟎 𝑪 𝟎, 𝟎𝟕𝟓𝒎 )
29.3. CÁC ỨNG DỤNG LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT MANG
ĐIỆN TRONG TỪ TRƯỜNG

7
Khi một điện tích chuyển động với vận tốc 𝑣 trong cả
điện trường 𝐸⃗ lẫn từ trường 𝐵
⃗ thì lực tác dụng lên điện tích
(còn gọi là lực Lorentz) là:
⃗F = qE
⃗ + qv
⃗ × ⃗B (29.6)
29.3.1 Bộ lọc vận tốc
Trong nhiều thí nghiệm liên quan đến hạt mang điện
chuyển động thì điều quan trọng là tất cả các hạt phải có
cùng vận tốc. Để làm được điều này, chúng ta cho chùm
điện tích chuyển động qua bộ lọc vận tốc được thiết kế như
hình 29.10.
Bộ lọc vận tốc có một điện trường đều hướng từ trái
sang phải trong mặt phẳng hình vẽ và một từ trường đều
vuông góc và chiều hướng vào mặt phẳng như hình 29.10.

Nếu q là điện tích dương có vận tốc là v


⃗ hướng lên thì lực từ tác dụng lên q sẽ có chiều
hướng sang trái với độ lớn qvB, lực điện tác dụng lên q có chiều hướng sang phải với độ lớn
qE (hình 29.10).
Do đó, khi ta chọn điện trường và từ trường sao cho qE = qvB thì điện tích q sẽ chuyển
động theo đường thẳng ra khỏi bộ lọc. Ta thấy rằng:
E
v= (29.7)
B
Như vậy, chỉ có những hạt có vận tốc như trên thì mới đi ra khỏi bộ lọc, còn lại các hạt
có vận tốc khác sẽ bị cuốn về bản cực và không thoát ra ngoài được.
29.3.2 Khối phổ kế (mass spectrometer)
Khối phổ kế dùng để phân tách các ion dựa vào
tỷ số khối lượng trên điện tích của nó, với thiết bị
đời đầu có tên gọi Bainbridge.
Một chùm ion cho đi qua bộ lọc vận tốc và sau
đó đi vào vùng từ trường đều ⃗⃗⃗⃗
𝐵0 có cùng chiều với
⃗ trong bộ lọc vận tốc (hình 29.11).
từ trường 𝐵
Khi đi vào vùng từ trường thứ hai thì ion chuyển
động theo quỹ đạo là nửa vòng tròn bán kính r rồi
đập vào một dãy các đầu dò tại vị trí P. Nếu là ion
dương thì lệch về phía trái như hình 29.11, còn nếu
là ion âm thì lệch về phía phải. Từ phương trình 29.3,
ta có:

8
m rB0
=
q v

Sử dụng phương trình 29.7 ta được:


m rB0 B
= (29.8)
q E
Do vậy, chúng ta có thể xác định được m/q bằng việc đo bán kính cong quỹ đạo và biết
độ lớn của B, B0, và E.
Trong thực tế, người ta đo khối lượng của nhiều đồng vị của ion nào đó có cùng điện tích
q. Theo cách này thì có thể xác định được tỷ số khối lượng ngay cả khi không biết giá trị của
q.
Một chút thay đổi của kỹ thuật này được sử dụng bởi J.J. Thomson (1856-1940) vào năm
1897 để xác định giá trị e/me của electron. Hình 29.12 mô tả sơ đồ thí nghiệm.
Electron được gia tốc từ cathode và chuyển động qua hai khe rồi đi vào vùng không gian
có điện trường và từ trường vuông góc như hình vẽ. Điện trường và từ trường được điều chỉnh
sao cho dòng electron chuyển động thẳng. Khi từ trường bị tắt đi, điện trường làm cho electron
lệch đi và độ lệch này được ghi nhận bằng màn hình huỳnh quang. Từ độ lệch này và giá trị
của E và B mà ta có thể xác định được tỷ số điện tích trên khối lượng của electron. Những
kết quả của thí nghiệm này dẫn đến sự khám phá ra electron là một hạt cơ bản trong tự nhiên.

29.3.3 Máy gia tốc


Là thiết bị để tăng vận tốc của hạt lên rất lớn. Năng lượng của hạt được dùng để bắn phá
các hạt nhân nguyên tử và do vậy tạo ra các phản ứng hạt nhân cho nghiên cứu. Rất nhiều
bệnh viện sử dụng máy gia tốc để tạo ra chất phóng xạ dùng cho việc chuẩn đoán và điều trị.
Cả điện trường lẫn từ trường đều có vai trò quan trọng trong máy gia tốc như hình 29.13.
Điện tích chuyển động bên trong hai hình bán nguyệt D1 và D2 ( gọi là dee). Một nguồn điện
xoay chiều tần số cao được áp vào D1 và D2. Từ trường đều vuông góc với điện trường. Ion
9
dương được phóng ra từ nguồn P gần tâm của nam châm trong một dee, và di chuyển theo
đường dẫn được biểu thị bằng đường màu đen nét đứt như trong hình. Sau mỗi vòng chuyển
động hoàn chỉnh, hạt nhận được năng lượng tăng thêm là K.

𝑞𝐵𝑅
Từ phương trình 29.3, ta có 𝑣 = . Do đó, ta có thể thu được động năng của ion khi nó
𝑚
thoát ra máy gia tốc có hình bán nguyệt bán kính R.
1 (𝑞𝐵𝑅)2
K= m𝑣 2 = (29.9)
2 2m

29.4. LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÂY DẦN CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
Ta biết rằng từ trường tác dụng lực lên điện tích chuyển động trong nó, mà dòng điện thì
gồm những điện tích chuyển động nên từ trường cũng tác dụng lên dòng điện đặt trong nó.
Hình 29.14 mô tả sự lệch của sợi dây mang điện trong từ trường.
Khi chưa có dòng điện, sợi dây chưa bị lệch (hình b), khi có dòng điện từ dưới lên thì sợi
dây bị lệch sang trái (hình c), và khi đổi chiều dòng điện thì dây bị lệch sang phải (hình d).

10
Xét một đoạn dây điện có chiều dài L, diện tích mặt cắt

ngang là A có cường độ dòng điện I đặt trong từ trường đều B
như hình 29.15.
Lực từ tác dụng lên hạt điện chuyển động với vận tốc ⃗⃗⃗⃗vd có
⃗⃗⃗⃗d x ⃗B. Tổng số hạt mang điện trong sợi dây là
điện tích q là qv
nAL với n là mật độ hạt mang điện tích trong sợi dây.
Vậy tổng lực tác dụng lên sợi dây điện là:
⃗ B = (qv
F ⃗ )nAL
⃗⃗⃗⃗d x B
Mà I = nqvdA theo phương trình 27.4. Do vậy:
⃗FB = (IL
⃗ x ⃗B) (29.10)
⃗ là vectơ có phương chiều của dòng điện và độ lớn là L. Công thức trên áp dụng
Với L
cho đoạn dây thẳng đặt trong từ trường đều.
Trường hợp tổng quát cho dây điện bất kỳ thì ta chia sợi dây điện thành những vi phân
chiều dài ds như hình 29.16, khi đó lực tác dụng lên ds là:
dF ⃗⃗⃗⃗ x B
⃗ B = (Ids ⃗) (29.11)
Vậy lực tác dụng cho cả đoạn dây ab là:
⃗FB = I ∫b ⃗⃗⃗⃗
ds x ⃗B (29.12)
a

Hình 29.16: Một đoạn dây có hình dạng bất kỳ trong từ trường
Câu hỏi nhanh 29.3: Một sợi dây điện nằm trong mặt phẳng của trang+ giấy này, chiều dòng
⃗ có phương,
điện hướng lên trên. Lực từ hướng từ trái sang phải trang giấy. Vectơ cảm ứng từ B
chiều
(a) nằm trong mặt phẳng của trang, chiều từ phải sang trái
(b) nằm trong mặt phẳng của trang, chiều hướng xuống dưới,
(c) vuông góc, hướng ra khỏi trang
(d) vuông góc, hướng vào trang

11
Ví dụ 29.4:Lực tác dụng lên một dây dẫn hình bán
nguyệt
Một dây được uốn thành hình bán nguyệt bán
kính R tạo thành một mạch kín và mang dòng
điện I. Dây nằm trong mặt phẳng xy và từ trường
đều có cảm ứng từ 𝑩⃗⃗ hướng theo chiều dương của
trục y như trong hình 29.17. Tìm độ lớn và hướng
của lực từ tác dụng lên phần thẳng và phần cong
của dây.
Bài giải:
⃗⃗⃗⃗𝟏 có phương
Theo quy tắc bàn tay phải, lực từ tác dụng lên phần thẳng của dây𝑭
vuông góc mặt phẳng xy, chiều hướng ra, lực từ tác dụng lên phần dây cong ⃗⃗⃗⃗𝑭𝟐
có phương vuông góc mặt phẳng xy, chiều hướng vô.
̂ : vectơ đơn vị theo phương z.
Gọi 𝒌
Lực từ tác dụng lên đoạn dây thẳng:
𝒃 𝑹
⃗⃗⃗⃗ ⃗ × ⃗𝑩
𝑭𝟏 = 𝑰 ∫ 𝒅𝒔 ̂ = 𝟐𝑰𝑹𝑩𝒌
⃗ = 𝑰 ∫ 𝑩𝒅𝒙𝒌 ̂
𝒂 −𝑹

Lực từ tác dụng lên phần dây cong:


⃗⃗⃗⃗𝟐 = 𝑰 𝒅𝒔
𝒅𝑭 ̂
⃗⃗ = −𝑰𝑩𝒔𝒊𝒏𝜽𝒅𝒔𝒌
⃗ ×𝑩
Với 𝒅𝒔 = 𝑹𝒅𝜽
𝝅
Suy ra ⃗⃗⃗⃗ ̂ = −𝑰𝑹𝑩 ∫𝝅 𝒔𝒊𝒏𝜽𝒅𝜽𝒌
𝑭𝟐 = − ∫𝟎 𝑰𝑹𝑩𝒔𝒊𝒏𝜽𝒅𝜽𝒌 ̂ = −𝟐𝑰𝑹𝑩 𝒌
̂
𝟎

29.5. MÔ MEN LỰC TÁC DỤNG LÊN MỘT DÒNG ĐIỆN KÍN ĐẶT TRONG TỪ
TRƯỜNG ĐỀU
Trong mục 29.4 chúng ta thấy rằng khi dây dẫn có dòng điện
chạy qua được đặt trong từ trường thì có lực từ tác dụng lên nó.
Xét vòng dây điện kín hình chữ nhật có cường độ dòng điện
I đặt trong từ trường đều có phương song song với mặt phẳng
vòng dây như hình 29.18.
Ta thấy rằng không có lực từ tác dụng lên đoạn 1 và đoạn 3
vì đoạn dây điện này có phương song song với từ trường B ⃗ nên
⃗L × ⃗B = 0.
Lực từ tác dụng lên đoạn 2 và đoạn 4 theo phương trình 29.10
là:
F2 = F4 = IaB

12
Lực từ tác dụng lên đoạn 2 là F ⃗ 2 , có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng khung dây, trong
khi đó lực từ tác dụng lên đoạn 4 là ⃗F4 , có chiều hướng vào mặt phẳng khung dây.
Nếu ta nhìn khung dây từ đoạn 3 dọc theo đoạn 2 và đoạn
⃗ 2 và F
4 thì lực từ F ⃗ 4 được biểu diễn như hình 29.19 và hai lực
này tạo ra moment τmax làm cho khung dây quay:

𝑏 𝑏 𝑏 𝑏
𝜏𝑚𝑎𝑥 = 𝐹2 + 𝐹4 = (𝐼𝑎𝑏 ) + (𝐼𝑎𝑏 ) = 𝐼𝑎𝑏𝐵
2 2 2 2
𝜏𝑚𝑎𝑥 = 𝐼𝐴𝐵 (29.13)
Với A = ab, diện tích của
khung dây.
Giờ xét trường hợp từ trường đều 𝐵 ⃗ tạo với phương vuông
góc mặt phẳng khung dây một góc θ<90º như hình 29.20. Để
đơn giản ta xét trường hợp 𝐵⃗ vuông góc với đoạn 2 và đoạn 4.
Lực từ tác dụng lên đoạn 1 và đoạn 3 triệt tiêu với nhau và không
tạo ra moment lực. Lực từ tác dụng lên đoạn 2 và đoạn 4 tạo ra
một moment lực bằng:
𝑏 𝑏
𝜏 = 𝐹2 𝑠𝑖𝑛𝜃 + 𝐹4 𝑠𝑖𝑛𝜃
2 2
𝑏 𝑏
= (𝐼𝑎𝑏) 𝑠𝑖𝑛𝜃 + (𝐼𝑎𝑏 ) 𝑠𝑖𝑛𝜃 = 𝐼𝑎𝑏𝐵𝑠𝑖𝑛𝜃 = 𝐼𝐴𝐵𝑠𝑖𝑛𝜃
2 2
Kết quả trên cho thấy moment lực có giá trị lớn nhất bằng IAB khi từ trường vuông góc
với pháp tuyến khung dây (θ = 90º) như trình bày trong hình 29.19 và bằng 0 khi từ trường
song song với pháp tuyến khung dây (θ = 0).
Moment lực tác dụng lên khung dây điện kín
được biểu diễn dưới dạng vectơ như sau:

𝜏 = 𝐼𝐴 × 𝐵 (29.14)
Trong đó vectơ 𝐴 có phương trùng với pháp
tuyến khung dây, độ lớn bằng diện tích khung dây
và chiều được xác định bằng quy tắc bàn tay phải
như hình 29.21.
Moment lưỡng cực từ ⃗μ (gọi tắt là moment từ) của khung dây là:

⃗μ ≡ IA (29.15)
Nếu có một cuộn dây được cuốn N vòng thì moment từ của cuộn dây là:
μ
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗
coil = NIA (29.16)

13
Vậy từ phương trình 29.15, có thể biểu diễn moment lực tác dụng lên khung dây điện kín
đặt trong từ trường ⃗B là:
⃗τ = ⃗μ × ⃗B (29.17)
Phương trình 29.17 tương tự như phương trình 26.18, ⃗τ = ⃗p × ⃗E, mômen lực tác động
vào một lưỡng cực điện với sự có mặt của điện trường E, ⃗p: momen lưỡng cực điện.
Phương trình 29.16 và 29.17 còn áp dụng cho cả khung dây hình chữ nhật.
Phương trình 29.17 áp dụng cho tất cả các khung dây có hình dạng khác nhau đặt trong
từ trường.
⃗⃗⃗ 𝐸⃗. Tương tự như
Với lưỡng cực điện, thế năng điện trường của lưỡng cực điện 𝑈𝐸 = −𝑝.
vậy, thế năng từ trường của lưỡng cực từ bằng
𝑈𝐵 = −𝜇. ⃗.
⃗⃗⃗ 𝐵 (29.18)

Ví dụ 29.5: Moment lưỡng cực từ của cuộn dây


Cho cuộn dây hình chữ nhật 𝟓, 𝟒 𝒄𝒎 × 𝟖, 𝟓 𝒄𝒎, chứa 25 vòng và có dòng điện
15mA chạy qua. Người ta tạo ra một từ trường 0,35 T song song mặt phẳng vòng
dây.
a. Tính độ lớn mo ment lưỡng cực từ của cuộn dây
b. Tính độ lớn moment lực tác dụng lên cuộn dây
Bài giải:
a. Từ phương trình 29.16
𝛍𝐜𝐨𝐢𝐥 = 𝐍𝐈𝐀 = (𝟐𝟓)(𝟏𝟓 × 𝟏𝟎−𝟑𝐀)(𝟎, 𝟎𝟓𝟒𝐦)(𝟎, 𝟎𝟖𝟓𝐦) = 𝟏, 𝟕𝟐 × 𝟏𝟎−𝟑𝐀. 𝐦𝟐
b. Từ phương trình 29.17
𝝉 = 𝝁𝒄𝒐𝒊𝒍 𝑩 = (𝟏, 𝟕𝟐 × 𝟏𝟎−𝟑 𝐀. 𝐦𝟐 )(𝟎, 𝟑𝟓𝑻) = 𝟔, 𝟎𝟐 × 𝟏𝟎−𝟒𝑵𝒎

29.6. HIỆU ỨNG HALL

14
Hiệu ứng Hall là một hiệu ứng vật lý được thực hiện
khi áp dụng một từ trường vuông góc lên một bản làm
bằng kim loại hay chất bán dẫn hay chất dẫn điện nói
chung (thanh Hall) đang có dòng điện chạy qua. Lúc đó
người ta nhận được hiệu điện thế (hiệu thế Hall) sinh ra tại
hai mặt đối diện của thanh Hall. Tỷ số giữa hiệu thế Hall
và dòng điện chạy qua thanh Hall gọi là điện trở Hall, đặc
trưng cho vật liệu làm nên thanh Hall
Hiệu ứng Hall được quan sát đầu tiên vào năm 1879
bởi Edwin Hall. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như hình
29.22.
Hình 29.22: Sơ đồ thí
Một tấm vật dẫn có cường độ dòng điện theo phương
nghiệm quan sát hiệu ứng Hall
x được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 𝐵 ⃗ theo
phương y.
Giả sử trong vật dẫn dòng điện là dòng dịch chuyển của electron mang điện tích âm, dòng
điện I theo chiều dương trục x thì electron dịch chuyển theo chiều ngược lại với vận tốc trôi
vd. Khi đó electron sẽ bị lực từ tác dụng làm chúng lệch lên trên và tập trung về phía cạnh
trên của tấm, và để lại điện tích dương tập trung về phía cạnh dưới. Sự tập trung điện tích ở
các cạnh của tấm vật dẫn tạo ra một điện trường ⃗⃗⃗⃗
𝐸𝐻 có chiều từ dưới lên trên theo phương z.
Sự tồn tại của điện trường này tạo ra lực điện tác dụng lên electron làm cho nó di chuyển
xuống cạnh dưới. Trong trường hợp dòng điện có các hạt mang điện tích dương thì điện
trường ⃗⃗⃗⃗
𝐸𝐻 sẽ có chiều ngược lại, tức là hướng từ trên xuống dưới. Khi lực điện và lực từ tác
dụng lên electron bằng nhau thì điều kiện cân bằng đạt được, tức là electron không còn di
chuyển theo phương z. Độ chênh lệch điện thế giữa cạnh trên và cạnh dưới được gọi là hiệu
điện thế hoặc điện áp Hall.
Từ điều kiện cân bằng, ta có:
𝑞𝑣𝑑 𝐵 = 𝑞𝐸𝐻
𝐸𝐻 = 𝑣𝑑 𝐵
Nếu d là chiều rộng của tấm vật dẫn thì điện áp Hall là:
∆𝑉𝐻 = 𝐸𝐻 𝑑 = 𝑣𝑑 𝐵d (29.19)
Theo phương trình trên, khi ta đo được điện thế Hall thì sẽ tính được vận tốc trôi của
dòng điện tích. Cũng từ đây ta xác định được mật độ điện tích nếu đo thêm cường độ dòng
điện I. Dựa vào phương trình 27.4, vận tốc trôi là:
𝐼
𝑣𝑑 = (29.20)
𝑛𝑞𝐴

Với A là diện tích mặt cắt ngang của tấm vật dẫn. Thay phương trình 29.20 vào phương
trình 29.19, ta được:
𝐼𝐵𝑑
∆𝑉𝐻 = (29.21)
𝑛𝑞𝐴
15
Do A= td, với t là chiều dày của tấm vật dẫn, phương trình 29.21 có thể viết lại:
𝐼𝐵 𝑅𝐻 𝐼𝐵
∆𝑉𝐻 = = (29.22)
𝑛𝑞𝑡 𝑡

Với RH = 1/nq được gọi là hệ số Hall. Như vậy, khi tính được hệ số Hall thì từ dấu và giá
trị của RH ta suy ra được mật độ hạt dẫn và dấu điện tích của nó.
Ví dụ 29.6:Hiệu ứng Hall lên miếng đồng
Một dải đồng hình chữ nhật rộng 1,5 cm và dày 0,1 cm mang dòng điện 5 A. Tìm
điện áp Hall khi từ trường 1,2 T tác dụng lên nó theo hướng vuông góc với dải.
Bài giải:
Giả sử mỗi electron trên mỗi phân tử đều dẫn điện, ta có mật độ phần tử mang
điện:
𝑵𝑨 𝑵𝑨 𝝆
𝒏= =
𝑽 𝑴
Từ phương trình 29.22
𝑰𝑩 𝑴𝑰𝑩
∆𝑽𝑯 = =
𝒏𝒒𝒕 𝑵𝑨 𝝆𝒒𝒕
(𝟎, 𝟎𝟔𝟑𝟓 𝒌𝒈⁄𝒎𝒐𝒍)(𝟓𝑨)(𝟏, 𝟐𝑻)
∆𝑽𝑯 =
(𝟔, 𝟎𝟐 × 𝟏𝟎𝟐𝟑 𝒎𝒐𝒍−𝟏 )(𝟖, 𝟗𝟐𝟎 𝒌𝒈⁄𝒎𝟑 )(𝟏, 𝟔 × 𝟏𝟎−𝟏𝟗 𝑪)(𝟎, 𝟎𝟎𝟏𝒎)
= 𝟎, 𝟒𝟒 𝝁𝑽
TÓM TẮT
Lực từ tác dụng lên hạt mang điện tích
⃗⃗⃗⃗ ⃗ x ⃗B
FB = qv

Phương của lực từ : vuông góc mặt phẳng chứa (v⃗ , ⃗B)
Chiều : theo quy tắc tam diện thuận
Độ lớn :FB = |q|vBsinθ
θ: góc giữa v ⃗
⃗ và B
Đơn vị của B là Tesla (T)
1T = 1 N⁄A. m

Điện tích chuyển động trong từ trường đều sao cho vận tốc ban đầu v
⃗ vuông góc với cảm ứng
từ ⃗B thì điện tích sẽ chuyển động tròn với bán kính:
mv
r=
qB
Vận tốc góc của hạt là:
v qB
ω= =
r m
Chu kỳ chuyển động là:

16
2πr 2π 2πm
T= = =
v ω qB
Lực từ tác dụng lên dây thẳng mang điện đặt trong từ trường đều là
⃗FB = (IL
⃗ x ⃗B)
Trường hợp tổng quát cho dây điện bất kỳ thì ta chia sợi dây điện thành những vi phân
chiều dài ds, khi đó lực tác dụng cho cả đoạn dây ab là:
b
⃗FB = I ∫ ⃗⃗⃗⃗
ds x ⃗B
a
Moment lưỡng cực từ ⃗μ (gọi tắt là moment từ) của khung dây là:
⃗μ ≡ IA ⃗
Nếu có một cuộn dây được cuốn N vòng thì moment từ của cuộn dây là:
μcoil = NIA
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗
Moment lực tác dụng lên khung dây điện kín đặt trong từ trường đều ⃗B:
⃗τ = ⃗μ × B ⃗

Điện thế Hall


𝐼𝐵𝑑 𝐼𝐵 𝑅𝐻 𝐼𝐵
∆𝑉𝐻 = 𝐸𝐻 𝑑 = 𝑣𝑑 𝐵𝑑 = = =
𝑛𝑞𝐴 𝑛𝑞𝑡 𝑡

Câu hỏi lý thuyết chương 29

1. Một từ trường đều không thể gây ra một lực từ lên một hạt trong trường hợp nào sau
đây? Có thể chọn nhiều đáp án.
(a) Hạt được tích điện.
(b) Hạt điện di chuyển vuông góc với từ trường.
(c) Hạt điện chuyển động song song với từ trường.
(d) Cường độ của từ trường thay đổi theo thời gian.
(e) Hạt điện tích đang đứng yên.
Đáp số : c và e
2. Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ cường độ của các lực tác dụng lên hạt điện
(a) Một electron di chuyển với tốc độ 1 Mm / s vuông góc với từ trường 1 mT
(b) Một electron chuyển động với tốc độ 1 Mm / s song song với từ trường 1 mT
(c) Một electron chuyển động với tốc độ 2 Mm / s vuông góc với từ trường 1 mT
(d) Một proton di chuyển với tốc độ 1 Mm / s vuông góc với từ trường 1 mT

17
(e) Một proton di chuyển với tốc độ 1 Mm / s , hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 450,
độ lớn từ trường 1 mT
Đáp số : (c) > (a) = (d) > (e) > (b)
3. Một thanh đồng mỏng dài 1 m có khối lượng 50g. Tính cường độ dòng điện tối thiểu
trong thanh để cho phép nó bay lên khỏi mặt đất trong một từ trường 0.1 T?
(a) 1,20 A
(b) 2,40 A
(c) 4,90 A
(d) 9,80 A
(e) Tất cả đều sai
Đáp số : c
4. Trả lời từng câu hỏi Có hay Không. Giả sử các chuyển động và chiều dòng điện dọc theo
trục x và chiều các trường hướng theo trục y.
(a) Điện trường có tác dụng một lực lên một vật nhiễm điện đứng yên không?
(b) Từ trường có tác dụng một lực lên một vật nhiễm điện đứng yên không?.
(c) Điện trường có gây ra một lực tác dụng lên vật nhiễm điện chuyển động không?
(d) Từ trường có gây ra một lực tác dụng lên vật nhiễm điện chuyển động không?
(e) Điện trường có tác dụng lực lên dây thẳng mang dòng điện không?
(f) Từ trường có tác dụng lực lên dây thẳng mang dòng điện không?
(g) Điện trường có tác dụng lực lên một chùm electron chuyển động không?
(h) Từ trường có tác dụng lực lên một chùm electron chuyển động không?
Đáp số : (a) Có, (b) Không, (c) Có, (d) Có, , (e) Không , (f) Có, (g) Có, (h) Có
5. Một từ trường đều có làm một electron chuyển động không nếu ban đầu electron đứng
yên thành? Giải thich câu trả lời của bạn.
6. Giải thích tại sao không thể xác định riêng rẽ điện tích và khối lượng của một hạt tích
điện bằng cách đo gia tốc được tạo ra bởi lực điện và lực từ tác dụng lên hạt.
7. Có thể định hướng một vòng dây điện trong từ trường đều sao cho vòng dây không có xu
hướng quay không?
8. Chuyển động của một hạt tích điện có thể được dùng để phân biệt từ trường và điện
trường tác dụng lên nó không? Hãy giải thích vì sao?
9. Làm cách nào một vòng dây điện có thể được sử dụng để xác định sự hiện diện của từ
trường trong một vùng không gian nhất định?

18
Bài tập chương 29

1. Ở xích đạo, gần bề mặt Trái đất, từ trường khoảng 50 mT, hướng về phía bắc và điện
trường khoảng 100 N / C hướng xuống trong điều kiện thời tiết tốt. Tìm lực hấp dẫn, lực
điện và lực từ tác dụng lên một electron đang chuyển động với vận tốc tức thời là
6 × 106 𝑚⁄𝑠 hướng về phía đông.
Đáp số : Lực hấp dẫn : 𝟖, 𝟗𝟑 × 𝟏𝟎−𝟑𝟎 𝑵 𝒉ướ𝒏𝒈 𝒙𝒖ố𝒏𝒈, Lực điện : 𝟏, 𝟔𝟎 ×
𝟏𝟎−𝟏𝟕 𝑵 𝒉ướ𝒏𝒈 𝒍ê𝒏, Lực từ : 𝟒, 𝟖𝟎 × 𝟏𝟎−𝟏𝟕𝑵 𝒉ướ𝒏𝒈 𝒙𝒖ố𝒏𝒈
2. Xác định hướng cong ban đầu của các hạt tích điện khi chúng đi vào từ trường thể hiện
trong hình P29.23.

Đáp số : (a) hướng lên, (b) hướng ra khỏi trang giấy, (c) không thay đổi hướng, (d)
hướng vào trang giấy
3. Tìm phương, chiều của từ trường tác dụng lên một hạt tích điện dương chuyển động trong
ba trường hợp mô tả ở hình 29.24

Đáp số : (a) hướng vào trang giấy, (b) hướng xuống dưới trang giấy

19
4. Một proton di chuyển trong một từ trường đều, vận tốc 1 × 107 𝑚⁄𝑠 theo chiều dương
⃗ . Hạt có gia tốc 2 × 1013 𝑚⁄𝑠 2 theo chiều dương trục
trục z, vuông góc với cảm ứng từ 𝐵
x. Xác định cảm ứng từ 𝐵⃗.
⃗⃗ = −𝟐𝟎, 𝟗𝒋̂ 𝒎𝑻
Đáp số :𝑩
5. Một electron di chuyển theo đường tròn vuông góc từ trường đều 2 mT. Nếu tốc độ của
electron là 1,5 × 107 𝑚⁄𝑠 , hãy xác định (a) bán kính của đường tròn và (b) khoảng thời
gian cần thiết để electron di chuyển hết vòng tròn.
Đáp số : (a) 4,27 cm , (b) 𝟏, 𝟕𝟗 × 𝟏𝟎−𝟖 𝒔
6. Một hạt có điện tích q và động năng K di chuyển trong một từ trường đều có độ lớn B.
Nếu hạt chuyển động theo đường tròn bán kính R, hãy tìm các biểu thức cho (a) tốc độ
của nó và (b) khối lượng của nó.
𝟐𝑲 𝒒𝟐 𝑩𝟐 𝑹𝟐
Đáp số : (a) 𝒗 = , (b) 𝒎 =
𝒒𝑩𝑹 𝟐𝑲

7. Một electron va chạm đàn hồi với electron thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, chúng
chuyển động với bán kính quỹ đạo của chúng lần lượt là 1cm và 2,4 cm. Các quỹ đạo
vuông góc với từ trường đều 0,044 T. Xác định năng lượng (tính bằng keV) của electron
đầu.
Đáp số : 115 keV
8. Một electron di chuyển theo đường tròn vuông góc với từ trường đều 1mT. Moment động
lượng của electron đối với tâm vòng tròn là 4 × 10−25 𝑘𝑔𝑚 2⁄𝑠. Xác định (a) bán kính
của đường tròn và (b) tốc độ của electron.
Đáp số : (a) 0,05 m , (b) 𝟖, 𝟕𝟖 × 𝟏𝟎𝟔 𝒎/𝒔
9. Một dây thẳng mang dòng điện 3A được đặt trong một từ trường đều 0,28 T vuông góc
với dây.
(a) Tìm độ lớn của lực từ lên một phần của dây có chiều dài 14cm.
(b) Giải thích lý do tại sao bạn không thể xác định được hướng của lực từ với thông tin
được đưa ra trong bài toán.
Đáp số : (a) 0,118N
10. Một dây dẫn mang dòng điện 𝐼 = 15 𝐴 hướng theo chiều dương trục x và vuông góc với
từ trường đều. Lực từ tác dụng trên mỗi đơn vị chiều dài của dây là 0,12 N / m và hướng
theo chiều âm của trục y. Xác định độ lớn, phương, chiều của từ trường này.
Đáp số : 𝟖 × 𝟏𝟎−𝟑 𝑻, 𝒉ướ𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒉𝒊ề𝒖 𝒅ươ𝒏𝒈 𝒕𝒓ụ𝒄 𝒛
11. Một sợi dây có chiều dài 2,8 m mang dòng điện 5A đặt trong từ trường đều 0,39 T. Tính
độ lớn của lực từ tác dụng lên dây khi góc giữa từ trường và dòng điện là (a) 600, (b)
900và (c) 1200.
Đáp số : (a) 4,73N , (b)5,46 N , (c)4,73N
20
12. Một cuộn dây gồm 50 vòng dây tròn, bán kính 5cm có thể được định hướng theo bất kỳ
hướng nào trong từ trường đều có cường độ 0,5T. Nếu cuộn dây mang dòng điện 25mA,
tìm độ lớn của moment lực cực đại tác dụng lên cuộn dây.
Đáp số : 𝟒, 𝟗𝟏 × 𝟏𝟎−𝟑 𝑵𝒎
13. Một dòng điện 5A chạy qua một vòng dây trònđường kính 10 cm và được đặt trong một
từ trường đều 3 mT. Tìm (a) moment lực cực đại tác dụng lên dây và (b) khoảng giá trị
của thế năng của hệ dây- từ trường cho nhiều hướng khác nhau của vòng dây.
Đáp số :(𝒂) 𝟏𝟏𝟖 × 𝟏𝟎−𝟔𝑵𝒎, (𝒃) 𝟏𝟏𝟖𝛍𝐉 ≤ 𝐔 ≤ 𝟏𝟏𝟖𝛍𝐉

14. Đầu dò hiệu ứng Hall hoạt động với dòng điện 120 mA. Khi đầu dò được đặt trong một
từ trường đều 0,08T, nó tạo ra điện áp Hall là 0,7 mV.
(a) Khi nó được dùng để đo một từ trường khác, điện áp Hall là 0,33 mV. Tính cường độ
của từ trường này?
⃗ là 2mm. Tìm mật độ của các hạt mang điện biết
(b) Độ dày của đầu dò theo hướng của 𝐵
mỗi hạt có độ lớn điện tích là e.
Đáp số :(𝒂) 𝟑𝟕, 𝟕 𝒎𝑻, (𝒃) 𝟒, 𝟐𝟗 × 𝟏𝟎𝟐𝟓 𝒎−𝟑
15. Trong mô hình nguyên tử hydro của Niels Bohr 1913, một electron đơn lẻ chuyển động
trên một quỹ đạo tròn bán kính 5,29 × 10−11 𝑚 , với tốc độ là 2,19 × 106 𝑚⁄𝑠.
(a) Tính độ lớn của moment từ gây bởi chuyển động của electron?
(b) Nếu electron di chuyển trên đường tròn trong mặt phẳng nằm ngang, ngược chiều
kim đồng hồ khi nhìn từ trên xuống, tìm hướng của vectơ moment từ ?
Đáp số :(𝒂)𝟗 , 𝟐𝟕 × 𝟏𝟎−𝟐𝟒 𝑨𝒎𝟐, (𝒃) 𝒉ướ𝒏𝒈 𝒙𝒖ố𝒏𝒈
16. Một hạt điện tích dương 𝑞 = 3,2 × 10−19 𝐶 di chuyển với vận tốc 𝑣 = (2𝑖̂ + 3𝑗̂ − 𝑘̂) m
/ s qua một khu vực có cả từ trường đều và điện trường đều.
⃗ =
(a) Tính tổng các lực tác dụng lên hạt điện tích này (theo ký hiệu vector đơn vị), với 𝐵
(2𝑖̂ + 4𝑗̂ + 𝑘̂) 𝑇 và 𝐸⃗ = (4𝑖̂ − 𝑗̂ − 2𝑘̂ ) 𝑉 ⁄𝑚.
(b) Góc hợp bởi vectơ lực với chiều dương trục x bằng bao nhiêu?
Đáp số
⃗ = (𝟑, 𝟓𝟐𝒊̂ − 𝟏, 𝟔𝟎𝑱̂) × 𝟏𝟎−𝟏𝟖 𝑵, (𝒃) 𝟐𝟒, 𝟒𝟎 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒄𝒉𝒊ề𝒖 𝒅ươ𝒏𝒈 𝒕𝒓ụ𝒄 𝒙
(𝒂) 𝑭
17. Một thanh kim loại nặng 0,2 kg mang dòng điện 10 A lướt trên hai thanh ray nằm cách
nhau 0,5 m. Nếu hệ số ma sát động giữa thanh và đường ray là 0,1 thì một từ trường theo
phương thẳng đứng bằng bao nhiêu để giữ cho thanh di chuyển với tốc độ không đổi?
Đáp số : 𝟑𝟗, 𝟐 𝒎𝑻

21
Chương 30

NGUỒN CỦA TỪ TRƯỜNG

T rong chương trước chúng ta chủ yếu khảo sát lực do từ trường tác dụng lên một điện
tích chuyển động hoặc lên vật dẫn có dòng điện chạy qua. Chương này sẽ xét tới
nguồn gốc của từ trường. Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến các quá trình phức
tạp xảy ra bên trong vật liệu từ. Mọi hiệu ứng từ bên trong vật liệu có thể được giải
thích trên cơ sở mômen từ nguyên tử, phát sinh từ cả hai chuyển động quỹ đạo của các electron
và tính chất của các điện tử được gọi là spin.
- Nguồn gốc của từ trường là do sự chuyển động của các hạt mang điện.
- Có thể tính toán cảm ứng từ do sự phân bố các dòng khác nhau.
- Định luật Ampere để tính toán cảm ứng từ của một cấu hình đối xứng cao mang dòng.
- Hiệu ứng từ trong vật liệu có thể được giải thích trên cơ sở của mômen từ nguyên tử.

ĐỊNH LUẬT BIOT-SAVART


Biot và Savart đã tiến hành thí nghiệm về lực tác dụng bởi một dòng điện lên một nam
châm đặt gần nó. Từ kết quả thí nghiệm, Biot và Savart đã đưa ra định luật nhằm tính vi phân
cảm ứng từ 𝑑𝐵 ⃗ tại một điểm P trong không gian gây bởi một vi
phân dòng điện 𝐼𝑑𝑠 có chiều dài ds của một sợi dây mang dòng
điện không đổi I.
⃗ được tạo bởi
Định luật Biot – Savart: Vi phân cảm ứng từ 𝑑𝐵
vi phân dòng điện 𝐼𝑑𝑠 có biểu thức như sau:
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠 × 𝑟̂
⃗ =
𝑑𝐵 (30.1)
4𝜋 𝑟 2 Hình 30. 1 Từ trường
Với 𝑟̂ là vec-tơ đơn vị có chiều từ phần tử vi phân dòng điện gây ra bởi vi phân dòng
đến điểm tính cảm ứng từ và |𝑟̂ | = 1; 𝜇𝑜 = 4𝜋. 10−7 𝑇. 𝑚/𝐴 là điện tại điểm P có chiều
hằng số từ thẩm đối với chân không (permeability of free space) hướng ra và tại điểm P’
hay thường gọi là hằng số từ. có chiều hường vào.
• Độ lớn của 𝑑𝐵 ⃗ được xác định bằng biểu thức :
𝜇𝑜 𝐼. 𝑑𝑠. sinθ
𝑑𝐵 = (30.2)
4𝜋 𝑟2
Với 𝜃 là góc hợp bởi 𝑑𝑠 và 𝑟
• Phương của 𝑑𝐵
⃗ : vuông góc với mặt phẳng chứa 𝑑𝑠 và 𝑟
• Chiều của 𝑑𝐵⃗ được xác định bằng quy tắc bàn tay phải (hay quy tắc vặn đinh ốc)
khi xác định chiều của tích hữu hướng (𝑑𝑠 × 𝑟) như trên hình 30.1.
1
Cảm ứng từ gây ra bởi cả dòng điện I: lấy tích phân biểu thức (30.1) dọc theo toàn bộ
dòng điện.
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠 × 𝑟
⃗ =
𝐵 ∫ (30.3)
4𝜋 𝑟2
Định luật này cũng phù hợp cho dòng điện là những hạt mang điện chạy trong không
gian, chẳng hạn như chùm tia trong máy gia tốc.
Câu hỏi 30.1: Cho một dòng điện như hình 30.2. Sắp xếp từ lớn đến
nhỏ độ lớn cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện vi phân I𝑑𝑠 tại điểm A,
B, C như trên hình.
Hình 30. 2 Câu hỏi
30.1
Bài tập mẫu 30.1:
Xét một sợi dây mỏng, thẳng có chiều
dài hữu hạn mang dòng I không đổi
và được đặt dọc theo trục x như hình
30.3. Xác định vec-tơ cảm ứng từ ⃗𝑩⃗
do dòng điện này gây ra tại điểm P
cách dây một đoạn a.
Giải
Xét một phần tử vi phân dòng điện Hình 30. 3 (a) Một dây mảnh dài mang dòng
𝐼𝑑𝑠 có chiều dài ds, cách điểm P một điện I và (b) Góc 1, 2 dùng để xác định từ
đoạn r như hình 30.3a. Chọn hệ tọa trường.
độ Oxy như hình vẽ. Ta có:
𝜋
𝑑𝑠 × 𝑟̂ = 𝑑𝑥. 𝑠𝑖𝑛 ( − 𝜃) . 𝑘̂ = 𝑑𝑥. 𝑐𝑜𝑠𝜃. 𝑘̂
2
(Do dây thẳng nên |𝑑𝑠| = 𝑑𝑥)
⃗ có phương vuông góc
Giả sử dòng điện và điểm P nằm trên mặt phẳng giấy thì 𝑑𝐵
với mặt phẳng giấy, chiều hướng ra.
Áp dụng định luật Biot – Savart ta tính được cảm ứng từ do phần tử vi phân dòng điện
gây ra ở P :
𝜇 𝐼𝑑𝑠 × 𝑟̂ 𝜇𝑜 𝐼 𝑑𝑥. 𝑐𝑜𝑠𝜃. 𝑘̂
⃗ = 𝑜
𝑑𝐵 = ( 1)
4𝜋 𝑟 2 4𝜋 𝑟2
Từ hình vẽ ta có:
𝑎 −𝑥
𝑐𝑜𝑠𝜃 = ; 𝑡𝑎𝑛𝜃 =
𝑟 𝑎
Từ đó suy ra :
𝑎 𝑑𝜃
𝑟= ; 𝑥 = −𝑎𝑡𝑎𝑛𝜃 ( 2) → 𝑑𝑥 = −𝑎 (3)
𝑐𝑜𝑠𝜃 (𝑐𝑜𝑠𝜃 )2
2
Thế (2) (3) vào độ lớn của dB ở (1) và lấy tích phân trên toàn bộ đoạn dây:
𝜃2
𝜇𝑜 𝐼
𝐵=− ∫ 𝑐𝑜𝑠𝜃. 𝑑𝜃
4𝜋𝑎
𝜃1

𝝁𝒐 𝑰
→ 𝑩= (𝒔𝒊𝒏𝜽𝟏 − 𝒔𝒊𝒏𝜽𝟐 ) (30.4)
𝟒𝝅𝒂
⃗⃗ do dây dẫn thẳng hữu hạn mang dòng điện I gây ra
Kết luận : vec-tơ cảm ứng từ 𝑩
tại điểm P ở trên (như hình 30.3) có phương vuông góc mặt phẳng giấy, chiều
hướng ra, độ lớn được tính bằng biểu thức (30.4).

Cuối cùng, ta có thể sử dụng biểu thức (30.4) cho một số trường hợp đặc biệt như sau:
- Dây dẫn thẳng dài vô hạn ở một đầu hoặc cả hai đầu. Ví dụ trường hợp dây dẫn thẳng
dài vô hạn hai đầu, lúc này tọa độ x thay đổi từ −∞ → +∞ nên 𝜃1 = 𝜋⁄2 ; 𝜃2 =
− 𝜋⁄2, thay vào biểu thức (30.4) ta được cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện thẳng
dài vô hạn hai đầu tại điểm cách dây một đoạn a là :
𝜇𝑜 𝐼
𝐵= (30.5)
2𝜋𝑎
- Trường hợp điểm P nằm trên phương của dây thì 𝜃1 = 𝜃2 = 0 hoặc 𝜃1 = 𝜃2 = 𝜋 nên
khi điểm tính cảm ứng từ nằm trên phương của dây dẫn thì B = 0.
Bài tập mẫu 30.2 :
Tính toán cảm ứng từ tại điểm O cho đoạn dây mang dòng điện
trong hình 30.4. Dây gồm hai phần thẳng và một cung tròn bán
kính a, góc ở tâm θ.
Giải
Do điểm O nằm trên phương của hai đoạn dây A’A và CC’ nên
theo kết quả bài trên B = 0. Vì vậy, ta chỉ cần tính cảm ứng từ
do dòng điện là cung tròn gây ra.
Hình 30. 4 Bài tập
Xét một phần tử vi phân dòng điện 𝐼𝑑𝑠 trên cung tròn có chiều mẫu 30.2
dài ds, cách điểm O một đoạn a như hình 30.4. Ở đây :
𝜋
𝑟̂ và 𝑑𝑠 luôn vuông góc với nhau nên |𝑑𝑠 × 𝑟̂ | = 𝑑𝑠. 𝑠𝑖𝑛 = 𝑑𝑠.
2

Nếu 𝑟̂ và 𝑑𝑠 nằm trên mặt phẳng giấy thì áp dụng quy tắc bàn tay phải, vec-tơ 𝑑𝑠 × 𝑟̂
có chiều hướng vào mặt phẳng giấy. Vì vậy, 𝑑𝐵⃗ cũng có chiều hướng vào. Suy ra, cảm
ứng từ điểm O có chiều hướng vào.
Áp dụng định luật Biot – Savart ta tính được độ lớn cảm ứng từ do phần tử vi phân
dòng điện gây ra tại O là:

3
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠
𝑑𝐵 =
4𝜋 𝑎2
Lấy tích phân biểu thức trên trên toàn bộ dòng điện ta sẽ thu được cảm ứng từ do dòng
điện là cung tròn gây ra tại tâm là:
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠 𝜇𝑜 𝐼 𝑎𝜃
𝐵 = ∫ 𝑑𝐵 = ∫ = ∫ 𝑑𝑠
4𝜋 𝑎2 4𝜋𝑎2 0
𝝁𝒐 𝑰
→ 𝑩= .𝜽 (30.6)
𝟒𝝅𝒂
Với 𝜃 tính theo radians
Kết luận: vec-tơ cảm ứng từ ⃗𝑩
⃗ do dòng điện là cung tròn, góc ở tâm là θ mang dòng
điện I gây ra tại tâm có phương vuông góc mặt phẳng giấy, chiều hướng vào, độ
lớn được tính bằng biểu thức (30.6).
Chú ý: nếu cung tròn là một đường tròn thì θ = 2π, từ biểu thức (30.6) ta có thể suy ra
cảm ứng từ tại tâm của một dòng điện tròn bán kính a như sau:
𝜇𝑜 𝐼 𝝁𝒐 𝑰
𝐵= . 2𝜋 → 𝑩= (30.7)
4𝜋𝑎 𝟐𝒂
Bài tập mẫu 30.3 :
Xét một vòng dây tròn có bán kính a nằm trong
mặt phẳng yz và mang dòng I ổn định như trong
hình 30.5. Tính cảm ứng từ tại một điểm P nằm
trên trục của vòng dây, cách tâm vòng dây một
khoảng x.
Giải
Hình 30. 5 Bài tập mẫu 30.3
Tương tự các bài trên, ta cũng xét phần tử vi phân
dòng điện 𝐼𝑑𝑠 trên vòng dây có chiều dài ds, cách điểm P một đoạn 𝑟 = √𝑎2 + 𝑥 2 .
Áp dụng định luật Biot – Savart ta tính được vec-tơ cảm ứng từ do phần tử dòng điện
gây ra tại O là :
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠 × 𝑟̂
⃗ =
𝑑𝐵
4𝜋 𝑟 2
Sử dụng quy tắc bàn tay phải ta xác định được phương, chiều của 𝑑𝐵 ⃗ như hình 30.5.
𝜋
Về độ lớn, do 𝑟̂ và 𝑑𝑠 luôn vuông góc với nhau nên |𝑑𝑠 × 𝑟̂ | = 𝑑𝑠. 𝑠𝑖𝑛 = 𝑑𝑠 suy ra
2
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠
𝑑𝐵 = (1)
4𝜋 𝑎2 +𝑥 2

Cảm ứng từ tổng hợp do vòng dây gây ra tại P :


⃗ = ∮ 𝑑𝐵
𝐵 ⃗ = ∮ 𝑑𝐵
⃗⃗⃗⃗⊥ + ∮ 𝑑𝐵
⃗⃗⃗⃗𝑥 = ∮ 𝑑𝐵
⃗⃗⃗⃗𝑥 = ∮ 𝑑𝐵. 𝑐𝑜𝑠𝜃. 𝑖̂ (2)

4
⃗⃗⃗⃗⊥ = 0)
(Do tính chất đối xứng nên khi lấy tích phân trên toàn bộ vòng dây thì ∮ 𝑑𝐵
Theo hình vẽ ta có :
𝑎 𝑎
𝑐𝑜𝑠𝜃 = = (3)
𝑟 √𝑎2 + 𝑥 2
Thế (1) và (3) vào (2) ta suy ra :
𝜇𝑜 𝐼𝑑𝑠 𝑎 𝜇𝑜 𝐼 𝑎
⃗ =∮
𝐵 . . 𝑖̂ = . 2𝜋𝑎. 𝑖̂
2 2
4𝜋 𝑎 + 𝑥 √𝑎2 + 𝑥 2 4𝜋 (𝑎 + 𝑥 2 )3/2
2

Kết luận : Vec-tơ cảm ứng từ do vòng dây bán kính


a, mang dòng điện I (có chiều như hình 30.5) gây ra
tại điểm nằm trên trục của vòng dây, cách tâm vòng
dây một đoạn x có phương vuông góc với mặt phẳng
vòng dây, chiều hướng ra xa vòng dây và có độ lớn
𝝁𝒐 𝑰𝒂𝟐
𝑩= 𝟑/𝟐 .
𝟐(𝒂𝟐 +𝒙𝟐 )

Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có


từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương, chiều
trùng với phương, chiều của vec-tơ cảm ứng từ tại điểm đó. Hình 30. 6 (a) Đường sức từ
Hình 30.6a cho ta thấy hình ảnh của đường sức từ quanh xung quanh một dòng điện
một dòng điện tròn. Chúng ta có thể quan sát hình dạng của tròn, (b) đường sức từ của một
nó bằng thí nghiệm từ phổ. nam châm.
Sự tương đồng về hình ảnh đường sức từ của một nam châm và một dòng điện tròn thể
hiện trên hình 30.6.

LỰC TỪ GIỮA HAI SỢI DÂY DẪN SONG SONG


Chương 29 đã đề cập đến lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi I khi nó nằm trong từ
⃗ là 𝐹 = 𝐼𝑙 × 𝐵
trường đều 𝐵 ⃗.
Ở đây, ta sẽ xem xét khi hai dây dẫn thẳng đặt gần nhau thì
tương tác giữa chúng sẽ như thế nào. Phần 30.1 đã cho chúng ta
thấy từ trường xuất hiện quanh một dòng điện. Từ các bài tập mẫu,
cho ta các biểu thức tính cảm ứng từ xung quanh một dòng điện
thẳng. Và khi ta đặt một dòng điện khác lại gần một dòng điện ban
đầu thì dòng điện khác đó sẽ chịu tác dụng của lực từ do dòng điện Hình 30. 7 Hai dây dẫn
ban đầu gây ra. mang dòng điện cùng
Xét hai sợi dây dẫn song song mỗi sợi mang một dòng điện chiều thì hút nhau
không đổi như hình 30.7. Dây 1 mang dòng điện I1 gây ra từ trường ⃗⃗⃗⃗
𝐵1 và dây 2 mang dòng
điện I2 gây ra từ trường ⃗⃗⃗⃗
𝐵2 . Hai dòng điện vào hai dây cùng chiều với nhau. Khi hai dòng
điện này đặt gần nhau, lực từ do dây 2 tác dụng lên dây 1 là :
⃗⃗⃗
𝐹1 = 𝐼1 𝑙 × ⃗⃗⃗⃗
𝐵2 → 𝐹1 = 𝐼1 𝑙𝐵2 (30.8)
5
Áp dụng quy tắc bàn tay phải, ta xác định được phương và chiều của lực ⃗⃗⃗
𝐹1 hướng về
phía dây 2 như hình 30.7
Tương tự, lực từ do dây 1 tác dụng lên dây 2 là :
⃗⃗⃗
𝐹2 = 𝐼2 𝑙 × ⃗⃗⃗⃗
𝐵1 → 𝐹2 = 𝐼2 𝑙𝐵1 (30.8)
Và chiều của lực ⃗⃗⃗
𝐹2 cũng hướng về phía dây 1.
Chính vì vậy, hai dây dẫn song song mang dòng điện cùng chiều thì hút nhau. Ngược
lại, hai dây dẫn song song mang dòng điện ngược chiều thì đẩy nhau.
Để tính toán độ lớn các lực từ ⃗⃗⃗
𝐹1 và ⃗⃗⃗
𝐹2 ta chỉ cần thế biểu thức tính cảm ứng từ của dây
thẳng dài vô hạn (30.5) vào. Kết quả thu được hai lực này có độ lớn như nhau, gọi nó là FB –
lực từ tương tác giữa hai dòng điện thẳng dài vô hạn. Chúng ta có thể viết lại độ lớn lực từ
này trên một đơn vị chiều dài :
𝐹𝐵 𝜇𝑜 𝐼1 𝐼2
= (30.9)
𝑙 2𝜋𝑎
Từ phương trình (30.9), nếu hai dòng điện đều có độ lớn 1A và hai dây đặt cách nhau 1
m thì lực tương tác giữa chúng trên 1 đơn vị chiều dài là 2.10-7 N/m. Đó chính là nội dung
của định lý Ampère về lực tương tác giữa hai dòng điện.
Câu hỏi 30.2 : Một lò xo xoắn không có dòng điện được treo trên trần nhà. Khi bật công tắc
để dòng điện chạy vào lò xo, hỏi các vòng xoắn của lò xo (a) di chuyển gần nhau hơn, (b) di
chuyển xa hơn, hoặc (c) không di chuyển chút nào?

Bài tập mẫu 30.4:


Hai dây song song dài vô hạn nằm trên mặt đất cách nhau một khoảng a = 1 cm như
trong hình 30.8a. Một dây thứ ba, có
chiều dài L = 10 m và khối lượng 400
g, mang dòng I1 = 100 A và được đặt
phía trên hai dây đầu tiên, ở vị trí nằm
ngang giữa chúng. Các dây dài vô hạn
mang dòng điện I2 bằng nhau, cùng
chiều với nhau, nhưng ngược chiều với
I1. Hỏi giá trị dòng I2 là bao nhiêu để 3 Hình 30. 8 Bài tập mẫu 30.4
sợi dây tạo thành một tam giác đều
(như hình vẽ 30.8b)?
Giải
Giả sử chiều dòng điện I1 và I2 như hình vẽ. Lực tác dụng vào dây thứ ba mang dòng
điện I1 bao gồm trọng lực ⃗⃗⃗
𝐹𝑔 và lực từ ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝐵𝐿 , ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝐵𝑅 lần lượt do dây dài vô hạn bên trái, bên
phải tác dụng lên (hình 30.8 b).
Ta có:
6
𝜇𝑜 𝐼1 𝐼2
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
|𝐹 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐿 | = |𝐹𝐵𝑅 | = 𝐿
2𝜋𝑎
Phương trình động lực học :
⃗⃗⃗
𝐹𝑔 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝐵𝐿 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹𝐵𝑅 = 0
Chiếu PTĐLH trên lên phương đứng, chọn chiều dương hướng lên ta được :
−𝐹𝑔 + 𝐹𝐵𝐿 𝑐𝑜𝑠𝜃 + 𝐹𝐵𝑅 𝑐𝑜𝑠𝜃 = 0
𝜇𝑜 𝐼1 𝐼2 𝜇𝑜 𝐼1 𝐼2
−𝑚𝑔 + 𝐿. 𝑐𝑜𝑠𝜃 + 𝐿. 𝑐𝑜𝑠𝜃 = 0
2𝜋𝑎 2𝜋𝑎
Theo bài ra ta có m = 0,4 kg, L = 10 m, I1 = 100 A, a = 0,01 m thế vào phương trình
trên ta tính được I2 = 113 A

ĐỊNH LUẬT AMPERE


Andre-Marie Ampère (1775 – 1836). Nhà vật lý người Pháp, nổi tiếng với sự khám phá
ra điện từ, mối quan hệ giữa dòng điện và cảm ứng từ. Ngoài ra, ông cũng có các công trình
toán học.
Từ trường của dây dẫn mang điện: các đường sức từ
trường là các đường tròn đồng tâm với dây. Các đường sức
nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây. Độ lớn của cảm
ứng từ là không đổi tại mọi điểm cách dây một khoảng a.
Dùng quy tắc bàn tay phải để xác định hướng của cảm ứng
từ như hình vẽ 30.9.
La bàn có thể được sử dụng để phát hiện ra từ trường.
- Khi không có dòng điện trong dây dẫn, không có từ
trường bởi dòng điện. Mọi kim la bàn luôn hướng về Hình 30. 9 Quy tắc bàn tay
cực bắc của trái đất (do từ trường của trái đất) như phải để xác định từ trường xung
hình 30.10 a. quanh một dây thẳng dài mang
dòng điện. Chú ý, đường sức từ là
- Khi dây dẫn mang dòng điện lớn, tức là xung quanh các vòng tròn xung quanh sợi dây.
dây dẫn có từ trường. Các kim la bàn lệch hướng
⃗ do dòng
theo phương tiếp xúc với vòng tròn, tức là theo chiều của vec-tơ cảm ứng từ 𝐵
điện gây ra tại điểm đặt la bàn (hình 30.10 b). Nếu dòng điện bị đảo chiều thì chiều
của các kim la bàn cũng đảo
Từ trường tròn xung quanh dây dẫn được kiểm chứng bằng thí nghiệm từ phổ, bằng cách
rắc mạt sắt xung quanh dây dẫn. Mạt sắt sẽ xếp trật tự thành những hình tròn đồng tâm xung
quanh dây dẫn khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn như hình 30.10 c.

7
Hình 30. 10 (a), (b) các kim la bàn cho thấy tác dụng của dòng
điện trong dây dẫn đặt gần đó, (c) Các đường sức từ xung quanh
dây dẫn mang dòng điện, được hiển thị với mạt sắt.
Phát biểu Định luật Ampère : Tích phân đường 𝐵 ⃗ 𝑑𝑠 quanh một đường cong kín bất kỳ
có giá trị bằng 𝜇𝑜 𝐼, ở đây I là tổng cường độ dòng điện không đổi xuyên qua diện tích giới
hạn bởi đường cong đó.
∮𝐵⃗ 𝑑𝑠 = 𝜇𝑜 𝐼 (30.10)
Định luật Ampère mô tả sự tạo ra từ trường của mọi cấu hình
dòng điện liên tục. Nhưng ở cấp độ toán học, nó chỉ hữu ích để tính
toán các dòng điện có cấu hình đối xứng cao. Việc sử dụng nó tương
tự như định luật Gauss trong việc tính toán điện trường cho các phân
bố điện tích đối xứng cao.
Chú ý: khi sử dụng luật Ampère, ta áp dụng quy tắc bàn tay phải
theo hướng của dòng điện (chọn là chiều dương) xuyên qua vòng Hình 30. 11 Câu hỏi
dây và các ngón tay cuộn theo chiều của vòng dây cần lấy tích phân 30.3
(còn gọi là vòng Ampère). Dòng điện ngược chiều lại có giá trị âm.
Câu hỏi 30.3 : Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất
⃗ 𝑑𝑠 quanh các đường cong kín a, b, c, d như hình
độ lớn của ∮ 𝐵
30.11.
Câu hỏi 30.4 : Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất
⃗ 𝑑𝑠 quanh các đường cong kín a, b, c, d như hình
độ lớn của ∮ 𝐵
30.12.

Hình 30. 12 Câu hỏi


Bài tập mẫu 30.5 :
30.4
Một dây dài, thẳng bán kính R mang dòng điện không đổi I, phân bố đều qua tiết diện
của dây (Hình 30.13). Tính cảm ứng từ tại điểm cách tâm một đoạn r trong các vùng
𝒓 ≥ 𝑹 và 𝒓 < 𝑹.
Giải

8
Dòng điện được phân bố đều xuyên qua mặt cắt của vòng
dây. Khi vòng dây có tính đối xứng cao, bài toán có thể áp
dụng định luật Ampère để giải.
Chọn vòng tròn Ampère là vòng tròn có bán kính r, chính
là vòng tròn 1 và 2 tương ứng với hai vùng 𝑟 ≥ 𝑅 và 𝑟 < 𝑅
như hình 30.13. Theo quy tắc bàn tay phải ứng với chiều
dòng điện như hình, ta xác định chiều của vòng tròn
Ampère. Ta có, cảm ứng từ 𝐵 ⃗ tại mọi điểm trên đường tròn Hình 30. 13 Một dây
này đều có độ lớn như nhau và đều cùng phương cùng chiều thẳng bán kính R, có dòng
với 𝑑𝑠. Vậy nên ta có : điện không đổi I

⃗ d𝑠 = ∮ 𝐵. 𝑑𝑠 = 𝐵 ∮ 𝑑𝑠 = 𝐵. 2𝜋𝑟
∮𝐵

Áp dụng định luật Ampère :


Xét vùng bên ngoài dây ≥ 𝑅 :
𝝁𝒐 𝑰
⃗ 𝑑𝑠 = 𝜇𝑜 𝐼
∮𝐵 → 𝐵. 2𝜋𝑟 = 𝜇𝑜 𝐼 → 𝑩= ( 𝑘ℎ𝑖 𝑟 ≥ 𝑅) (30.11)
𝟐𝝅𝒓
Kết quả (30.11) này giống với kết quả định luật Biot – Savart.
Xét vùng bên trong dây < 𝑅 :

⃗ 𝑑𝑠 = 𝜇𝑜 𝐼′
∮𝐵 → 𝐵. 2𝜋𝑟 = 𝜇𝑜 𝐼′ (1)

Với I’ là dòng điện ở bên trong vòng tròn Ampère (phần


dòng điện bên trong vòng tròn 2). Ta có dòng điện tỷ lệ với
𝜋𝑟 2 nên ta có thể lập tỷ lệ :
𝐼′ 𝜋𝑟 2
= (2)
𝐼 𝜋𝑅2
Thế (2) vào (1) ta suy ra :
𝝁𝒐 𝑰 Hình 30. 14 Độ lớn
𝑩= .𝒓 (𝑘ℎ𝑖 𝑟 < 𝑅) (30.12)
𝟐𝝅𝑹𝟐 của từ trường so với r
Nhận xét kết quả: Cảm ứng từ tỷ lệ thuận với r bên trong dây, tỷ lệ với 1/r bên ngoài
dây. Cả hai phương trình bằng nhau tại r = R (hình 30.14).

Bài tập mẫu 30.6:


Một thiết bị gọi là hình xuyến Toroid (Hình 30.15) thường được sử dụng để tạo ra từ
trường gần như đồng nhất trong một số khu vực kín. Thiết bị này bao gồm một dây

9
dẫn được quấn quanh một vòng (hình xuyến) làm bằng
vật liệu cách điện. Đối với một hình xuyến có N vòng
dây cách đều nhau, hãy tính cảm ứng từ tại một điểm
cách tâm vòng dây hình xuyến một khoảng r.
Giải
Tương tự bài trên, ta cũng vòng tròn Ampère là vòng
tròn có bán kính r (vòng 1 – Loop 1 trên hình 30.15). Áp
dụng định luật Ampère:
Hình 30. 15 Bài tập mẫu 30.6
⃗ d𝑠 = ∮ 𝐵. 𝑑𝑠 = 𝐵 ∮ 𝑑𝑠 = 𝐵. 2𝜋𝑟 = 𝜇𝑜 𝑁𝐼
∮𝐵

Suy ra :
𝝁𝒐 𝑵𝑰
𝑩= (30.13)
𝟐𝝅𝒓
Nhận xét thêm: Cuộn dây hình xuyến gồm nhiều vòng dây. Các vòng dây được quấn
chặt, cảm ứng từ bên trong cuộn dây tiếp tuyến với đường tròn nét đứt (vòng 1) và
thay đổi theo 1/r. Chiều dài a là mặt cắt ngang bán kính của ống dây. Cảm ứng từ ngoài
ống dây rất nhỏ và có thể được mô tả bằng cách sử dụng vòng ampere (vòng 2) bên
phải vuông góc với mặt phẳng giấy.

Từ trường của ống dây Solenoid


Dây solenoid là một cuộn dây dài quấn chặt hình xoắn. Một từ trường đều được tạo ra
trong không gian xung quanh bởi các vòng dây.
Hình 30.16 cho thấy ở phần bên trong của ống dây solenoid, đường sức bên trong ống
dây là gần như song song với nhau, phân bố đều, kín. Điều này cho thấy từ trường gần như
đồng nhất.

Hình 30. 16 Đường sức từ


của ống dây solenoid quấn Hình 30. 17 Đường sức từ của ống dây
không chặt (sít) solenoid được quấn chặt.

10
Nếu các vòng dây được quấn sít hơn, từ trường bên trong trở nên đều hơn và bên ngoài
trở nên yếu hơn. Sự phân bố từ trường lúc này tương tự một thanh nam châm như trên hình
30.17.
Một ống dây solenoid lý tưởng có đặc điểm: các vòng được quấn sít nhau và chiều dài
ống dây lớn hơn nhiều so với bán kính vòng dây.
Để tính toán cảm ứng từ bên trong ống dây solenoid, ta có thể sử dụng định luật Ampère.
Xét một vòng Ampère là hình chữ nhật với một cạnh có chiều dài
ℓ song song với cảm ứng từ bên trong và một cạnh w vuông góc với từ
trường. Đó là vòng 2 (loop 2) trong hình 30.18. Cạnh bên trong có
chiều dài ℓ đóng góp cho từ trường. Đó là cạnh 1 trong sơ đồ. Cạnh 2,
3 và 4 thì không đóng góp cho từ trường. Áp dụng của định luật
Ampère ta có:

⃗ d𝑠 =
∮𝐵 ⃗ d𝑠 =
∫ 𝐵 ∫ 𝐵𝑑𝑠 = 𝐵. 𝑙 = 𝜇𝑜 𝑁𝐼
𝑐ạ𝑛ℎ 1 𝑐ạ𝑛ℎ 1
Với N là số vòng dây ở trong vòng Ampère.
Vậy cảm ứng từ trong lòng ống dây solenoid được tính như sau: Hình 30. 18 Sơ đồ mặt
𝜇𝑜 𝑁𝐼 cắt ngang của một ống
𝐵= = 𝜇𝑜 𝑛𝐼 (30.14) selenoid lý tưởng.
𝑙
Với n = N/ℓ là mật độ quấn dây. Công thức (30.14) này chỉ đúng tại một điểm gần trung
tâm của một dây solenoid rất dài.
Câu hỏi 30.5: Xét một vòng dây solenoid rất dài so với bán kính của nó. Trong số các lựa
chọn sau đây, cách hiệu quả nhất để tăng từ trường trong phần bên trong của vòng dây
solenoid là gì? (a) nhân đôi chiều dài của nó, giữ cho số vòng quay trên một đơn vị chiều dài
không đổi, (b) giảm một nửa bán kính của nó, giữ cho số vòng quay trên một đơn vị chiều dài
không đổi (c) phủ lên toàn bộ vòng dây solenoid bằng một lớp dây mang dòng điện bổ sung.

ĐỊNH LUẬT GAUSS TRONG TỪ TRƯỜNG


Từ thông hay là thông lượng từ trường được xác định tương tự như
thông lượng điện trường. Xét một vi phân diện tích dA trên bề mặt có
hình dạng bất kỳ. Cảm ứng từ trong diện tích này là 𝐵 ⃗ , 𝑑𝐴 là vec-tơ
vuông góc với bề mặt và có độ lớn là diện tích dA (hình 30.19).
Từ thông qua một đơn vị diện tích dA là :
Hình 30. 19 Từ
⃗ 𝑑𝐴 = 𝐵𝑑𝐴𝑐𝑜𝑠𝜃
𝐵 thông qua một đơn
Từ thông Φ𝐵 xuyên qua diện tích A là : vị diện tích

11
⃗ 𝑑𝐴
Φ𝐵 = ∫ 𝐵 (30.14)

Đơn vị của từ thông là T.m2 = Wb (Wb:


Weber).
Như vậy, từ thông xuyên qua một mặt
⃗ có độ lớn là :
phẳng của từ trường đều 𝐵

Φ𝐵 = ∫ 𝐵𝑑𝐴𝑐𝑜𝑠𝜃 = 𝐵𝐴𝑐𝑜𝑠𝜃 (30.15)

- Trường hợp 𝜃 = 90𝑜 (hình 30.20 a): Hình 30. 20 Từ thông xuyên qua một phẳng
cảm ứng từ song song với mặt thì Φ𝐵 = 0.
- Trường hợp 𝜃 = 0𝑜 (hình 30.20 b), cảm ứng từ
vuông góc với mặt và Φ𝐵 = 𝐵𝐴. Đây là giá trị
cực đại của thông lượng.
Từ trường không có điểm đầu hay điểm cuối. Các
đường sức từ trường thì liên tục và là các đường cong
kín. Số đường sức đi vào bằng số đường sức đi ra của
một mặt kín, như ví dụ trên hình 30.21.
Định luật Gauss trong từ trường cho biết từ
thông xuyên qua mặt kín bất kỳ luôn luôn bằng không:
Hình 30. 21 Các đường từ trường
⃗ 𝑑𝐴 = 0
∮𝐵 (30.16) sức của một thanh nam châm và
của một lưỡng cực điện. Từ thông
Điều này chỉ ra rằng cực từ cô lâp (đơn cực từ) chưa xuyên qua một mặt kín của cả hai
bao giờ được phát hiện. Có lẽ chúng không tồn tại. đều bằng 0.
Bài tập mẫu 30.7:
Một vòng dây hình chữ nhật có chiều rộng a và chiều dài b nằm
gần một sợi dây dài mang dòng I (hình 30.22). Khoảng cách
giữa dây và cạnh gần nhất của vòng là c. Dây song song với
cạnh dài của vòng. Tìm tổng từ thông qua vòng dây do dòng
điện trong dây.
Giải
Giả sử chiều dòng điện hướng lên như hình 30.22, dựa vào quy
⃗ xuyên qua diện
tắc bàn tay phải ta xác định được cảm ứng từ 𝐵
tích vòng dây có phương vuông góc với mặt hình chữ nhật, Hình 30. 22 Bài tập
chiều hướng vào và độ lớn của nó thay đổi tùy thuộc vào vị trí mẫu 30.7
so với dòng điện I.

12
Xét một phần tử vi phân diện tích 𝑑𝐴 có diện tích 𝑑𝐴 = 𝑏. 𝑑𝑟, cách dòng điện I một
đoạn r như hình 30.22, vec-tơ 𝑑𝐴 có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây, chiều
hướng vào.
𝜇𝑜 𝐼
Cảm ứng từ tại phần tử dA có độ lớn: 𝐵 =
2𝜋𝑟

Từ thông qua vòng dây do dòng điện I gây ra là :


𝜇𝑜 𝐼
⃗ 𝑑𝐴 = ∫ 𝐵𝑑𝐴𝑐𝑜𝑠0 = ∫
Φ𝐵 = ∫ 𝐵 𝑏𝑑𝑟
2𝜋𝑟
Lấy tích phân hệ thức trên khi r thay đổi từ c đến (c + a) ta được :
𝑐+𝑎
𝜇𝑜 𝐼𝑏 𝑑𝑟 𝜇𝑜 𝐼𝑏 𝑎
Φ𝐵 = ∫ = 𝑙𝑛 (1 + )
2𝜋 𝑟 2𝜋 𝑐
𝑐

Nhận xét kết quả :


- Từ thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước của vòng.
- Càng ra xa dây (c tăng) thì từ thông càng giảm

TỪ TRƯỜNG TRONG VẬT LIỆU


30.6.1.Mômen từ
Nói chung, bất cứ một vòng dây điện nào cũng có một từ trường và do đó có một mômen
lưỡng cực từ. Điều này bao gồm các vòng dây ở cấp độ nguyên tử được mô tả trong một số
mô hình của nguyên tử. Nó cũng sẽ giúp giải thích tại sao một số vật liệu thể hiện đặc tính từ
mạnh.
30.6.2 Mômen từ - Nguyên tử cổ điển
Các electron chuyển động trong quỹ đạo tròn. Quỹ đạo electron tạo
thành một dòng điện tròn nhỏ. Mômen từ của electron có liên quan tới
chuyển động theo quỹ đạo này. Electron chuyển động theo hướng của mũi
tên bên phải trong quỹ đạo tròn bán kính r. Do electron mang điện tích âm
nên chiều của dòng điện sẽ theo chiều ngược lại (hình 30.23).
𝐿⃗ : là mômen động lượng, 𝜇: là mômen từ. Hình 30. 23 Mô
hình cổ điển giải
Mô hình này giả định electron di chuyển với vận tốc không đổi trên thích mômen từ.
quỹ đạo tròn, bán kính r, một vòng 2r trong khoảng thời gian T. Dòng
điện do electron chuyển động trên quỹ đạo này sinh ra là:
𝑒 𝑒𝑣
𝐼= (30.17)
𝑇 2𝜋𝑟
1
Mômen từ là: 𝜇 = 𝐼𝐴 = 𝑒𝑣𝑟 (30.18)
2

13
Mômen từ có thể được biểu diễn dưới dạng mômen động lượng:
𝑒
𝜇= 𝐿 (30.19)
2𝑚𝑒
Mômen từ của electron tỷ lệ với mômen động lượng quỹ đao của nó. Hai vector 𝐿⃗ và 𝜇
ngược chiều nhau vì electron mang điện tích âm. Vật lý lượng tử chỉ ra rằng mômen động
lượng bị lượng tử hóa.
30.6.3 Mômen từ của nhiều electron
Trong hầu hết các vật, mômen từ của một điện tử bị hủy bởi quỹ đạo chuyển động của
điện tử khác theo cùng một hướng. Kết quả cuối cùng là hiệu ứng từ được tạo ra bởi quỹ đạo
chuyển động của điện tử là bằng không hoặc rất nhỏ.
30.6.4 Spin của electron
Electron (và hầu hết các hạt mang điện khác) có một tính chất nội tại
gọi là spin, nó cũng góp phần tạo ra mômen từ. Bản thân electron thì
không quay. Nó có một mômen động lượng bên trong như là đang quay.
Mômen động lượng spin trên thực tế là hiệu ứng tương đối tính. Chúng
ta có thể chấp nhận mô hình cổ điển của spin electron này để cho thấy
eletron có một mômen động lượng (hình 30.24). Theo mô hình cổ điển,
electron quay trên trục của nó. Độ lớn của mômen động lượng spin là
√3
𝑆= ℏ, trong đó, ℏ là hằng số Planck. Hình 30. 24 Spin
2

30.6.5 Spin electron và mômen từ của electron.


Đặc trưng của mômen từ có liên quan đến spin electron có giá trị:
𝑒ℏ
𝜇𝑠𝑝𝑖𝑛 = (30.20)
2𝑚𝑒
Sự kết hợp các hằng số này được gọi là Magneton Bohr
𝑒ℏ 𝐽
𝜇𝐵 = = 9,27. 10−24 (30.21)
2𝑚𝑒 𝑇
Mômen từ tổng cộng của nguyên tử là tổng vec-tơ của môment từ quỹ đạo và mômen từ
spin. Vài ví dụ được đưa ra trong bảng bên dưới. Mômen từ của proton hoặc neutron thì nhỏ
hơn nhiều so với electron và thường được bỏ qua.
Bảng 30.1: Giá trị mômen từ của một vài nguyên tử và ion:

14
30.6.6 Sắt từ
Một số vật chất thể hiện hiệu ứng từ rất mạnh gọi là sắt từ. Một số ví dụ của vật liệu sắt
từ là: sắt, cobalt, nickel, gadolinium, dysprosium. Chúng chứa các mômen từ vĩnh cữu, các
mômen này có xu hướng sắp xếp thẳng hàng với nhau ngay cả trong từ trường yếu bên ngoài.
30.6.7 Domain
Tất cả vật liệu sắt từ được tạo thành từ nhiều miền rất nhỏ gọi là các domain. Domain là
một miền mà trong đó tất cả các mômen từ có cùng một hướng. Ranh giới giữa các domain
có sự định hướng khác nhau gọi là các vách domain.
Trong các domain vật liệu không từ tính, các mômen từ trong các domain được sắp xếp một
cách ngẫu nhiên. Tổng các mômen từ là bằng không (hình 30.25a).
Một mẫu được đặt trong
từ trường ngoài. Kích thước
của các domain có môment
từ cùng hướng với từ trường
ngoài tăng (kích thước
domain tăng). Mẫu là một
nam châm (hình 30.25b).
Khi vật liệu được đặt
trong từ trường mạnh, các
domain không cùng hướng
với từ trường trở nên rất
nhỏ. Khi từ trường bên Hình 30. 25 Hướng của lưỡng cực từ trước và sau khi từ
ngoài bị loại bỏ, vật liệu có trường được áp vào chất sắt từ.
thể giữ lại độ từ hóa tổng
cộng theo hướng của từ trường ban đầu (hình 30.25c).
30.6.8 Nhiệt độ Curie Curie:
Nhiệt độ Curie là nhiệt độ tới hạn trên mà vật liệu sắt từ mất đi từ tính còn lại của nó. Vật
liệu sẽ trở nên thuận từ. Trên nhiệt độ Curie, sự chuyển động nhiệt hỗn loạn đủ lớn để gây ra
sự định hướng ngẫu nhiên của các mômen. Bảng bên dưới cho biết nhiệt độ Curie của một số
chất.
Bảng 30.2: Nhiệt độ Curie của một số chất sắt từ

15
30.6.9 Thuận từ
Vật liệu thuận từ có độ từ hóa nhỏ nhưng dương. Đó là kết quả từ sự tồn tại của nguyên
tử có mômen từ vĩnh cữu. Các mônmen tương tác yếu với nhau. Khi được đặt trong từ trường
ngoài, các mômen từ nguyên tử có xu hướng dóng theo từ trường ngoài. Quá trình sắp xếp
thẳng hàng cạnh tranh với chuyển động nhiệt làm mômen định
hướng một cách ngẫu nhiên.
30.6.10 Nghịch từ
Khi từ trường ngoài được áp cho một chất nghịch từ, một
mômen từ yếu cảm ứng ngược hướng với từ trường ngoài. Chất
nghịch từ bị đẩy nhẹ bởi một nam châm. Hiện tượng nghịch từ
thường yếu, vì vậy chỉ hiện diện khi sắt từ hay thuận từ không
tồn tại.
30.6.11 Hiệu ứng Meissner
Một số loại chất siêu dẫn cũng thể hiện nghịch từ hoàn hảo
trong trạng thái siêu dẫn. Điều này gọi là hiệu ứng Meissner.
Nếu một thanh nam châm được đưa lại gần một chất siêu dẫn thì
chúng sẽ đẩy lẫn nhau như minh họa hình 30.26. Nam châm bị
treo lơ lửng trên một đĩa gốm siêu dẫn được làm lạnh. Siêu dẫn Hình 30. 26 Mô tả
là điện trở bằng không và là chìa khóa để sử dụng năng lượng hiệu ứng Meissner.
hiệu quả hơn.

Câu hỏi trắc nghiệm (Objective Questions)


1. Hai dây dài, song song mỗi dây đều mang dòng điện I, cùng
chiều (hình 1). Cảm ứng từ tổng hợp tại điểm P ở giữa các
dây (a) bằng 0, (b) hướng vào mặt phẳng giấy, (c) hướng ra
Hình 1
mặt phẳng giấy, (d) hướng sang trái, hoặc (e) hướng sang
phải?
2. Hai dây dài, thẳng cắt nhau đặt vuông góc nhau và mang dòng điện
I giống nhau (Hình 2). Phát biểu nào sau đây là đúng đối cảm ứng
từ tổng cộng do hai dây gây ra ở các điểm khác nhau trong hình?
Có thể có nhiều lựa chọn đúng. (a) Cảm ứng từ mạnh nhất tại các
điểm B và D. (b) Cảm ứng từ này mạnh nhất ở các điểm A và C. (c)
Cảm ứng từ hướng ra tại điểm B và hướng vào tại điểm D. (d) Cảm
ứng từ hướng ra tại điểm C và điểm D. (e) Cảm ứng từ có cùng độ
lớn ở cả bốn điểm. Hình 2

16
3. Hai dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện 20 A và 10 A ngược chiều nhau như hình 3. Phát
biểu nào sau đây là đúng về cảm ứng từ tổng hợp gây ra bởi hai
dòng điện? Có thể có nhiều lựa chọn đúng. (a) Ở vùng I, cảm ứng
từ hướng vào và không bao giờ bằng không. (b) Trong vùng II,
cảm ứng từ hướng vào và có thể bằng không. (c) Trong vùng III,
cảm ứng từ có thể bằng không. (d) Ở vùng I, cảm ứng từ hướng ra
và không bao giờ bằng không. (e) Không có điểm nào mà cảm Hình 3
ứng từ bằng 0.
4. Xếp hạng độ lớn cảm ứng từ từ lớn nhất đến nhỏ nhất, ghi rõ nếu bằng nhau. (a) cảm ứng
từ cách dây dài 2 cm mang dòng điện 3 A, (b) cảm ứng từ tại tâm của một cuộn dây tròn,
nhỏ gọn, bán kính 2 cm, có 10 vòng, mang dòng điện 0,3 A (c) cảm ứng từ ở tâm của một
cuộn dây solenoid có bán kính 2 cm và dài 200 cm, với 1000 vòng, mang dòng điện 0,3
A (d) cảm ứng từ tại tâm của một thanh kim loại dài, thẳng, bán kính 2 cm, mang dòng
điện 300 A (e) cảm ứng từ có độ lớn 1 mT.
5. Cuộn solenoid A có chiều dài L và N vòng dây, cuộn solenoid B có chiều dài 2L và N
vòng dây, và cuộn solenoid C có chiều dài lần lượt L/2 và 2N vòng dây. Các cuộn A, B,
C đều mang cùng một dòng điện. Hãy xếp hạng độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của các
cuộn từ lớn nhất đến nhỏ nhất.

Câu hỏi khái niệm (Conceptual Questions)


1. Một cực của nam châm hút một cái đinh. Cực còn lại của nam châm có hút cái đinh không?
Giải thích. Tương tự, giải thích làm thế nào một nam châm dính vào cửa tủ lạnh.
2. Hãy tưởng tượng bạn có một chiếc la bàn có kim có thể xoay theo
chiều dọc cũng như chiều ngang. Bằng cách nào kim la bàn sẽ chỉ
nếu bạn ở ngay điểm cực từ phía bắc Trái đất?
3. Hãy giải thích tại sao hai dây dẫn song song ngược chiều lại đẩy
nhau?
4. Hình 4 cho thấy bốn nam châm vĩnh cửu, mỗi nam châm có một lỗ
xuyên qua tâm của nó. Hai nam châm màu đỏ ở dưới, rồi đến nam
châm màu vàng, trên cùng là nam châm màu xanh. (a) Sự bay lên
của hai nam châm vàng xanh này xảy ra như thế nào? (b) Tác dụng
của thanh ở giữa là gì? (c) Bạn có thể nói gì về các cực của nam Hình 4
châm từ quan sát này? (d) Nếu nam châm màu xanh bị đảo ngược,
bạn cho rằng điều gì sẽ xảy ra?

Bài tập
1. (P1) Trong các nghiên cứu về khả năng di cư của các loài chim sử Hình 5
dụng từ trường Trái đất để điều hướng, các loài chim đã được gắn
các cuộn dây như các mũ và vòng cổ (hình 5). (a) Nếu các cuộn dây
giống hệt nhau có bán kính 1,2 cm và cách nhau 2,2 cm, với 50 vòng
dây, cả hai nên mang theo dòng điện nào để tạo ra cảm ứng từ 4,5.10-
5
T giữa chúng? (b) Nếu điện trở của mỗi cuộn dây là 210 Ω thì pin
mấy volt cung cấp cho mỗi cuộn dây? (c) Công suất cung cấp cho mỗi cuộn dây?
17
ĐS: 21,5 A; 4,51 V; 96,7 mW

2. (P2) Hãy xác định chiều của dòng điện gây ra cảm
ứng từ ở ba trường hợp trên hình 6.

3. (P5) Một vòng dây dẫn hình vuông có chiều dài


mỗi cạnh l = 0,4 m mang dòng I =
10.0 A như trong Hình 7. (a) Tính
độ lớn và hướng của cảm ứng từ
tại tâm hình vuông. (b) Nếu dây
dẫn này được định hình lại để tạo
thành một vòng tròn và mang
Hình 7 cùng dòng điện, giá trị của cảm Hình 6
ứng từ ở tâm là bao nhiêu?
ĐS: 28,3 µT hướng vào; 24,7 µT hướng vào

4. Một dây dẫn bao gồm một vòng tròn bán kính R = 15
cm và hai phần thẳng, dài vô hạn như trong hình 8.
Dây nằm trong mặt phẳng của tờ giấy và mang dòng
I = 1 A. Tìm vec-tơ cảm ứng từ ở tâm của vòng dây. Hình 8
ĐS: 5,52 µT hướng vào.

5. (P9) Hai dây dẫn thẳng, dài đặt vuông góc với mặt giấy như hình 9. Dây 1 mang dòng
điện I1 hướng vào mặt giấy và đi qua điểm có tọa
độ 𝑥 = +𝑎. Dây 2 mang dòng điện I2 chưa biết,
đi qua điểm có tọa độ 𝑥 = −2𝑎. Hãy xác định độ
Hình 9
lớn và chiều có thể có của dòng điện I2 trong dây
2𝜇 𝐼
2 để cảm ứng từ tổng hợp tại O có độ lớn 𝑜 1 .
2𝜋𝑎
ĐS: 2 I1 hướng ra và 6 I1 hướng vào.

6. (P15) Ba dây dẫn thẳng, dài, song song mỗi dây mang
dòng điện I = 2 A. Hình 10 là hình chiếu cuối của dây
dẫn, với mỗi chiều dòng điện hướng ra. Lấy a = 1 cm,
xác định độ lớn và hướng của cảm ứng từ tại (a) điểm
A, (b) điểm B và (c) điểm C.
ĐS: 5,53 µT hướng lên; 20 µT hướng lên; 0
Hình 10

18
7. (P17) Cho dây dẫn dài vô hạn được uốn như hình 11. Dây
dẫn mang dòng điện I có chiều như trên hình. Xác định
cảm ứng từ do dây gây ra tại O theo I, a, d.
𝝁 𝑰
ĐS: 𝒐 (√𝒂𝟐 + 𝒅𝟐 − 𝒅), hướng vào
𝟐𝝅𝒂𝒅

8. (P18) Một dây dẫn đặt trên mặt phẳng giấy mang dòng I
Hình 11
được uốn thành hình tam giác đều cạnh bên L. Dòng điện
chạy trong dây theo chiều thuận chiều kim đồng hồ. (a) Tìm độ lớn và hướng của cảm ứng
từ tại tâm của tam giác. (b) Tại một điểm nằm giữa tâm và bất kỳ đỉnh nào, trường mạnh
hơn hay yếu hơn ở tâm? Giải thích.
𝟒,𝟓𝝁𝒐 𝑰
ĐS: (a) , hướng vào; (b) mạnh hơn. Hình 12
𝝅𝑳

9. (P52) Một dây mang dòng điện 7 A dọc theo trục x và một dây khác
mang dòng điện 6 A dọc theo trục y, như trong hình 12. Xác định
vec-tơ cảm ứng từ tại điểm P, nằm ở x = 4 m, y = 3 m.
ĐS: 0,167 µT, hướng ra.

10. (P24) Hai dây dài treo thẳng đứng. Dây 1 mang dòng điện 1,5 A hướng lên. Dây 2 ở bên
phải dây 1 một đoạn 20 cm, mang dòng điện 4 A đi xuống. Dây 3 cũng được treo thẳng
đứng. Xác định (a) vị trí của dây 3 và (b) cường độ và hướng của dòng điện trong dây 3
để tổng hợp lực tác dụng lên các dây bằng 0.
ĐS: Dây 3 đặt bên trái dây 1, cách dây 1 một đoạn 12 cm có
độ lớn 2,4 A hướng xuống.

11. (P25) Trong hình 13, một dây thẳng, dài có dòng điện I1 = 5 A và
dây nằm trong mặt phẳng của vòng hình chữ nhật, mang dòng I2
= 10 A. Kích thước trong hình là c = 0,1 m, a = 0,15 m, và, l =
0,45 m. Tìm độ lớn và hướng của lực từ do dòng I1 tác dụng lên
vòng dây.
ĐS: 27 µN hướng từ phải sang trái. Hình 13

12. (P38) Một dây dẫn dài, hình trụ có bán kính R mang dòng I như
trong hình 14. Tuy nhiên, mật độ dòng điện J không đồng nhất
trên mặt cắt ngang của dây dẫn mà là một hàm của bán kính
J = br, trong đó b là một hằng số. Tìm biểu thức xác định độ
lớn cảm ứng từ B tại điểm cách tâm dây dẫn một đoạn (a) r1 < Hình 14
R và (b) r2 > R.

13. (P38) Một bó dây có 100 dây dẫn thẳng, dài cách điện với nhau xếp thành một hình trụ có
bán kính R = 0,5 cm. Mỗi dây mang dòng điện 2 A. (a) Xác định độ lớn và hướng của lực
từ trên một đơn vị chiều dài tác dụng lên một dây ở vị trí cách tâm của hình trụ 0,2 cm.

19
(b) Lực từ trên một đơn vị chiều dài tác dụng lên một dây ở mép ngoài của bó lớn hơn hay
nhỏ hơn giá trị được tính ở câu a? Giải thích.
ĐS: (a) 6,34.10-3 N/m, hướng vào tâm của bó; (b) lớn hơn.

14. (P48) Một cuộn solenoid có bán kính r = 1,25 cm và chiều dài l = 30 cm có 300 vòng và
mang dòng điện 12 A. (a) Tính từ thông qua một
mặt phẳng tròn bán kính R = 5 cm được đặt
vuông góc và có tâm nằm trên trục của cuộn
solenoid như trong hình 15 a. (b) Mặt cắt ngang
cuộn solenoid trên thể hiện trên hình 15b, lớp vỏ
màu nâu trên hình có bán kính trong a = 0,4 cm
và bán kính ngoài b = 0,8 cm. Tính từ thông qua Hình 15
lớp vỏ màu nâu.
ĐS: 7,4 µWb; 2,27 µWb

15. (P64) Hai dây dẫn tròn đồng tâm, cùng nằm trên một mặt phẳng
mang dòng điện I1 = 5 A, và I2 = 3 A ngược chiều nhau như trên
hình 16. Cho r1 = 12 cm. (a) Hãy xác định vec-tơ cảm ứng từ tổng
hợp tại tâm của hai vòng dây nếu r2 = 9 cm. (b) Giá trị r2 bằng
bao nhiêu để cảm ứng từ tổng hợp tại tâm của vòng dây bằng 0?
ĐS: (a) 5,24 µT, hướng vào; (b) 7,2 cm
Hình 16
16. (P71) Một thanh đồng mỏng, chiều dài l = 10 cm được giữ cho
nằm ngang bởi hai vật không có từ tính như trên
hình 17. Thanh đồng mang dòng điện I1 = 100
A cùng phương, ngược chiều Ox. Một dây
thẳng, dài mang dòng điện I2 = 200 A đặt phía
dưới thanh đồng một đoạn h = 0,5 cm cùng
phương, cùng chiều Oz. Xác định lực từ tác
dụng lên thanh đồng. Hình 17

̂ (𝑵)
ĐS: −𝟏, 𝟐. 𝟏𝟎−𝟐 . 𝒌
17. (P72) Hai dây dẫn mang đều mang dòng điện I = 8 A, cùng phương, ngược chiều Ox như
hình 18. Hai dây đặt cách nhau một đoạn 2a = 6 cm. (a)
Hãy phác họa cảm ứng từ do hai dây gây ra trên mặt
phẳng yz. Tính độ lớn cảm ứng từ (b) tại gốc tọa độ, (c)
tại điểm (𝑦 = 0, 𝑧 → ∞). (d) Xác định biểu thức tính độ
lớn cảm ứng từ tại những điểm nằm trên trục Oz, các
gốc một khoảng z. (e) Tại khoảng cách d dọc theo chiều
dương trục z nào thì cảm ứng từ đạt giá trị cực đại. (f)
Xác định giá trị cực đại đó.
𝟑𝟐.𝟏𝟎−𝟕 𝒛
ĐS: (b,c) 0; (d) . 𝒋̂ ; (e) 3 cm; (f) 53,3 µT Hình 18
𝟗.𝟏𝟎−𝟒 +𝒛𝟐

20
Chương 31: Định luật Faraday

T
rong các chương trước, các khảo sát của chúng ta về điện và từ tập trung vào điện trường
sinh ra bởi các điện tích đứng yên và từ trường sinh ra do các điện tích chuyển động.
Chương này sẽ tìm hiểu các hiệu ứng sinh ra bởi từ trường biến đổi theo thời gian.
Các thí nghiệm được thực hiện bởi Michael Faraday ở Anh năm 1831 và cũng được thực
hiện độc lập bởi Joseph Henry ở Mỹ trong cùng năm đó đã cho thấy một suất điện động
(electromotive force – emf) có thể được cảm ứng (sinh ra) trong một mạch điện khi từ trường thay
đổi. Kết quả của những thí nghiệm trên dẫn tới một định luật rất cơ bản và quan trọng của điện từ
được gọi là Định luật cảm ứng Faraday. Một suất điện động (và do đó một dòng điện) có thể được
sinh ra trong nhiều quá trình khác nhau trong đó có sự thay đổi của từ trường.

31.1 Định luật cảm ứng


Faraday

Hình 31. 1
.
31.1.1. Suất điện động được sinh ra khi từ trường thay đổiMột vòng dây được nối với
thiết bị nhạy để đo dòng điện (hình 31.1). Khi nam châm di chuyển hướng tới
vòng dây, ampere kế bị lệch. Giả sử chiều chiều được chọn là giá trị âm. Khi
nam châm đứng yên cố định, ampere kế không bị lệch. Do đó, không xuất hiện
dòng cảm ứng (induced current) cho dù nam châm ở trong vòng dây. Khi nam
châm di chuyển ra xa vòng dây thì ampere kế lệch theo chiều ngược lại.
Kim ampere kế lệch khi nam châm di chuyển hướng lại gần hoặc hướng ra xa vòng dây.
Ngược lại, ampere kế cũng lệch khi vòng dây di chuyển
lại gần hay hướng ra xa nam châm. Do đó, đối với vòng
dây ta nhận thấy rằng nam châm di chuyển cũng liên
quan tới nó. Điều này là do sự thay đổi của từ trường.
Dòng điện cảm ứng được sinh ra bởi suất điện động
cảm ứng.

Hình 31. 2
31.1.2 Thí nghiệm định luật Faraday
Cuộn dây sơ cấp (primary coil) được nối với 1 công tắc và 1 ắc quy (hình 31.2). Dây
được quấn quanh vòng sắt. Một cuộn dây thứ cấp (secondary coil) cũng được quấn quanh
vành đai thép. Không có ắc-quy nối với cuộn dây thứ cấp. Cuộn dây thứ cấp không nối trực
tiếp với cuộn dây sơ cấp.
Ngay khi khóa được đóng, ampere kế thay đổi từ 0 lệch theo một hướng và sau đó quay
trở về 0. Khi khóa mở, ampere kế thay đổi theo hướng ngược lại và quay về 0. Ampere kế
đọc là 0 khi có dòng ổn định hoặc không có dòng trong cuộn sơ cấp.
Kết luận: Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong vòng dây khi từ trường thay đổi.
Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ trường đi qua cuộn dây thay đổi. Việc tồn
tại từ thông không đủ để sinh ra suất điện động cảm ứng, cần phải có sự thay đổi của từ
thông.
31.1.3 Phát biểu định luật Faraday về cảm ứng
Suất điện động cảm ứng trong mạch tỉ lệ với lượng từ thông qua mạch biến thiên
theo thời gian.
Biểu thức toán học:
d B
 =− (31.1)
dt
 
Trong đó  B =  dA là từ thông xuyên qua vòng dây.
B

Nếu mạch bao gồm N vòng dây, có cùng diện tích, và nếu phi  B là từ thông qua một
vòng dây, mỗi vòng có một suất điện động cảm ứng thì định
luật Faraday trở thành:
d B
 = −N (31.2)
dt

Giả sử vòng dây có diện tích A, đặt trong từ trường B như
hình 31. từ thông qua vòng dây bằng BAcos  do đó suất điện
động cảm ứng có thể viết thành:

 =−
d
( BA cos  ) (31.3) Hình 31. 3 Định luật
dt Faraday.

Câu hỏi 31.1: Một vòng dây tròn được giữ trong từ trường đều với mặt phẳng vòng
dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Điều nào sau đây không gây ra dòng điện
cảm ứng trong vòng dây? (a) làm biến dạng vòng dây (b) xoay vòng dây quang trục
vuông góc với các đường sức từ (c) giữ hướng của vòng dây cố định và di chuyển
dọc theo đường sức từ (d) kéo vòng dây ra khỏi từ trường.

2
31.1.4 Cách tạo ra suất điện động cảm ứng

• Từ trường B có thể thay đổi theo thời gian.
• Diện tích vòng dây thay đổi theo thời gian.

• Góc  giữa B và pháp tuyến của vòng dây có thể thay đổi theo thời gian.
• Bất kỳ sự kết hợp nào của các điều kiện trên.
31.1.5 Ứng dụng của định luật Faraday- GFCI (Ground
Fault Circuit Interrupter)
GFCI (ngắt dòng rò nối đất) như hình 31.4 bảo vệ người
dùng các dụng cụ điện không bị điện giật. Khi dòng trong sợi
dây chạy theo hướng đối diện, cảm ứng từ là zero. Khi dòng đi
theo chiều ngược lại trong dây 2 thay đổi, cảm ứng từ không
còn là zero nữa. Kết quả là suất điện động cảm ứng có thể
dùng để khởi động cầu dao tự động.
Hình 31. 4 Các thành phần
31.1.6 Ứng dụng của định luật Faraday – cuộn bắt (Pickup
cơ bản của một thiết bị ngắt
Coil) mạch chống rò điện.
Một ứng dụng thú vị khác của định luật
Faraday là tạo ra âm thanh trong đàn ghi-ta điện
(hình 31.5). Cuộn dây trong trường hợp này được
gọi là cuộn bắt, được đặt gần dây đàn ghi-ta được
làm từ kim loại dễ nhiễm từ. Một thanh nam châm
vĩnh cửu trong cuộn dây từ hóa một phần sợi dây
gần nó. Khi dây đàn rung, phần từ hóa sinh ra
từ thông thay đổi trong cuộn dây. Từ thông
thay đổi sinh ra một suất điện động cảm ứng
cấp cho một bộ khuếch đại (amplifier). Đầu ra
của bộ khuếch đại đưa tín hiệu đến loa phát ra
âm thanh. Hình 31. 5 Dây đàn trong ghita điện
Bài tập mẫu 31.1:
Một cuộn dây chứa 200 vòng. Mỗi vòng hình vuông cạnh d = 18 cm, từ
trường đều vuông góc với mặt phẳng cuộn dây được bật lên. Nếu từ trường
thay đổi tuyến tính từ 0 đến 0,50T trong 0,8 giây. Tính độ lớn của suất điện
động cảm ứng trong cuộn dây khi từ trường thay đổi?
Giải
Khái niệm hóa: Từ mô tả trong đề bài, hãy tưởng tượng đường sức từ xuyên
qua cuộn dây. Vì từ trường thay đổi độ lớn, một suất điện động cảm ứng
được sinh ra trong cuộn dây.

3
Phân loại: Chúng ta sẽ tính suất điện động bằng cách dùng định Faraday từ mục
này, ta có thể xem ví dụ này như một bài toán thay thế.
Từ phương trình 31.2 lưu ý rằng từ trường thay đổi theo thời gian:
 B ( BA) B B j Bi
 =N =N = NA = Nd 2
t t t t
Thay số vào:
(0,50T − 0)
 = (200).(0,18m) 2 = = 4,0V
0,80s
Lưu ý: Nếu yêu cầu tính độ lớn của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây khi từ trường
thay đổi thì sao? Bạn có thể trả lời câu hỏi này không?
Trả lời: nếu cuộn dây không được nối vào mạch điện, câu trả lời đơn giản: dòng bằng
0!
Để có dòng trong cuộn dây đầu dây phải được nối với mạch ngoài. Chúng ta giả sử rằng
cuộn dây được nối với mạch ngoài và điện trở tổng cộng của mạch và cuộn dây là 2,0Ω.
Khi đó độ lớn của dòng điện cảm ứng trong cuộn dây là:
 4,0V
I= = = 2,0 A
R 2,0
Bài tập mẫu 31.2:
Một vòng dây điện tích A được đặt trong từ trường

vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Độ lớn của B
thay đổi theo hàm mũ B = B e − at , trong đó a là
max
hằng số. Tại t=0 từ trường là Bmax và tại t>0 từ trường
giảm như hình. 31.6 Tìm biểu thức suất điện động
cảm ứng trong cuộn dây theo thời gian?
Giải Hình 31. 6 Bài tập mẫu 31.2
Khái niệm hóa: Lời giải vật lý trong trường hợp này tương tự như bài tập mẫu 3.1
trừ hai thứ: chỉ có một vòng dây và từ trường thay đổi theo hàm mũ chứ không
phải tuyến tính.
Phân loại: Chúng ta sẽ tính giá trị của suất điện động cảm ứng bằng định luật Faraday
ta có thể xem bài toán này như một bài toán thay thế.
Phương trình 3.11 cho bài toán này được viết lại dưới dạng:
 B ( BA) B B j Bi
 =N =N = NA = Nd 2
t t t t
Thay số vào:

4
(0,50T − 0)
 = (200).(0,18m) 2 = = 4,0V
0,80s

Suất điện động do chuyển động


Chúng ta sẽ mô tả suất điện động chuyển động
(motional emf), suất điện động cảm ứng trong dây dẫn di
chuyển qua từ trường đều. Các điện tích trong dây dẫn chịu
  
tác dụng lực F = qv  B có hướng dọc theo chiều dài l . Dưới
tác dụng của lực từ, điện tích dương di chuyển lên đầu phía
trên của dây dẫn, còn điện tích âm di chuyển về đầu phía dưới
của dây dẫn. Kết quả là có sự phân cực do tích điện, điện
trường được sinh ra bên trong vật dẫn. Vùng tích lũy điện
tích tại hai đầu của dây dẫn cân bằng theo lực điện và từ.
Phương trình diễn tả sự cân bằng: qE = qvB
Hay: E = vB
Điện trường sinh ra trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa Hình 31. 7 Một dây điện
hai đầu dây dẫn theo biểu thức: V = El thẳng chuyển động với
Theo điều kiện cân bằng vận tốc trong từ trường
đều vuông góc với vận
V = El = Blv (31.4)
tốc
Do đó, một hiệu điện thế được duy trì giữa hai đầu dây dẫn khi dây vẫn còn di chuyển
trong từ trường đều (hình 31.7). Nếu chiều chuyển động của dây ngược lại, chiều của hiệu
điện thế cũng ngược lại.
31.2.1 Thanh dẫn trượt
Một mạch điện có một thanh dẫn chiều dài l di chuyển dọc theo hai thanh ray song song
cố định như hình 31.8 a. Giả sử thanh có điện trở bằng không và phần đứng yên của mạch
có điện trở R.
Từ thông gửi qua mạch là:  B = Blx
Áp dụng định luật Faraday, suất điện
động cảm ứng:
d B dx
 =− = − Bl = − Blv (31.5)
dt dt
Từ đó, điện trở trong mạch là R, dòng
điện là:
 Blv
I= = (31.6)
R R
Hình 31. 8 a. Một thanh trượt chuyển động với
vận tốc dọc theo hai thanh ray dưới tác động5
của một lực ,b. Sơ đồ mạch
31.2.2 Sự bảo toàn năng lượng
Do không có nguồn trong mạch, chúng ta sẽ thắc mắc về nguồn gốc của dòng điện cảm
ứng và nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở. Chúng ta có thể hiểu nguồn gốc của dòng điện này
và năng lượng bằng cách chú ý đến lực tác dụng đã thực hiện công lên thanh dẫn. Bởi vì
thanh di chuyển với vận tốc không đổi, nó xem như một chất điểm cân bằng và lực từ phải
bằng và ngược chiều với ngoại lực giữ thanh chuyển động, hay hướng về bên trái như hình

31.8a (nếu FB tác dụng theo chiều chuyển động, nó sẽ làm thanh có gia tốc, vi phạm định
luật bảo toàn năng lượng). Công suất của ngoại lực là:
B 2l 2 v  2
P = Fappv = ( IlB)v = = (31.7)
R R

Câu hỏi 31.2: Trong hình 31.8a, một lực có độ lớn Fapp gây ra vận tốc v và thực hiện công
suất P. Hãy hình dung lực tăng lên làm cho vận tốc của thanh tăng lên gấp đôi thành 2v.
Hãy tìm độ lớn của lực mới và công suất cung cấp? (a) 2F và 2P (b) 4F và 2P (c) 2F và 4P
(d) 4F và 4P.
Bài tập mẫu 31.3: Lực từ tác dụng lên thanh chuyển
động
Thanh dẫn minh họa trong hình 31.9 di chuyển không ma
sát trên hai ray trượt song song trong từ trường đều vuông
góc và hướng vào mặt giấy. Thanh có khối lượng m và
chiều dài l. Khi t = 0 thanh chuyển động qua phải với vận
tốc v.
(A) Dùng định luật Newton, tìm vận tốc của thanh theo thời Hình 31. 9 Thanh có
chiều dài l chuyển
gian.
động trên hai ray về
Giải bên phải với vận tốc
đầu 𝑣Ԧ
Khái niệm hóa: Khi thanh di chuyển qua phải như trong hình 31.9, một dòng điện
cùng chiều kim đồng hồ được sinh ra trên mạch có chứa thanh, hai ray và điện trở.
Dòng hướng lên trong thanh gây ra lực từ hướng về bên trái như hình. Do đó thanh
phải chuyển động chậm lại, lời giải toán học sẽ minh họa điều này.
Phân loại: Đề bài đã phân loại bài toán giải bằng cách sử dụng các định luật
Newton. Chúng ta xem thanh như một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của lực
tổng hợp.
Phân tích: Từ phượng trình 39.10, lực từ là FB = − IlB trong đó dấu trừ cho biết lực
hướng về bên trái. Lực từ là lực duy nhất trên phương ngang tác dụng lên thanh.
Áp dụng định luật hai Newton cho thanh trên phương ngang:

6
dv
Fx = ma → IlB = m
dt
Từ phương trình 3.6
dv B 2l 2
m =− v
dt R
dv  B 2l 2 
= − dt
v  mR 
Lấy tích phân hai vế theo vận tốc đầu và thời gian:
v t
dv B 2l 2
 v = − mR 0 dt
vi

v  B 2l 2 
 
ln   = − t
 i
v  mR 
Đặt hằng số:  = mR / B 2l 2 và giải tìm vận tốc:
(1) v = vi e −1/
Hoàn tất: Biểu thức của v chỉ ra rằng vận tốc của thanh giảm theo thời gian do tác
dụng của lực từ như dự đoán ban đầu của chúng ta về bài toán này.
(B) Ta cũng thu được kết quả tương tự bằng cách giải theo năng lượng.
Giải
Phân loại: Đề bài yêu cầu chúng ta dùng phương pháp năng lượng để giải. Chúng ta
minh họa mạch điện trong hình 31.9 như một mạch kín.
Phân tích: Xét thanh chuyển động như một thành phần động năng của hệ và đang
giảm vì năng lượng mất đi dưới dạng điện năng truyền qua hai ray. Điện trở là một
thành phần nội năng của hệ và đang tăng vì năng lượng được truyền vào điện trở. Vì
năng lượng không thoát ra khỏi hệ nên tốc độ mất năng lượng của thanh cũng bằng
tốc độ nhận năng lượng của điện trở.
Công suất trong điện trở bằng công suất trên thanh:
Presistor = − Pb
Thay công suất cung cấp cho điện trở và tốc độ thay đổi động năng của thanh:
d 1 2
I 2R = −  mv 
dt  2 
Dùng phương trình 31.6 và lấy đạo hàm:

7
B 2l 2 v 2 dv
= −mv
R dt
Biến đổi lại:
dv  B 2l 2 
= − dt
v  mR 
Hoàn tất: Kết quả này tương tự như phần (A).
Lưu ý: Giả sử ta muốn tăng quãng đường thanh di chuyển. Ta có thể thực hiện bằng
cách thay đổi một trong ba thông số v,R hoặc B tăng gấp đôi hay giảm một nửa. Thông số
nào sẽ tăng khoảng cách lớn nhất? Ta sẽ tăng nó gấp đôi hay giảm còn một nửa?
Trả lời:
Tăng v sẽ làm thanh di chuyển nhanh hơn. Tăng R sẽ làm giảm dòng do đó giảm lực từ
làm thanh đi xa hơn. Giảm B sẽ làm giảm lực từ và làm thanh đi xa hơn. Cách nào có hiệu
quả nhất, thử nghĩ xem?
Dùng phương trình (1) tìm khoảng cách thanh đi được bằng tích phân:
dx
v= = vi e −t /
dt

x =  vi e −t / dt
0

 mR 
= vi  2 2 
B l 
Biểu thức này cho thấy tăng gấp đôi v hoặc R sẽ tăng gấp đôi khoảng cách. Tuy nhiên
giảm B phân nửa có thể tăng khoảng cách lên 4 lần.
Bài tập mẫu 31.4: Suất điện động cảm ứng trong thanh
chuyển động quay
Một thanh dẫn chiều dài l quay với vận tốc góc không đổi 
quanh trục tại một đầu A. Từ trường đều B vuông góc với mặt
phẳng quay như hình 31.10. Tìm suất điện động cảm ứng giữa
hai đầu thanh.
Giải Hình 31. 10 Bài tập
Khái niệm hóa: Thanh quay có bản chất khác với thanh trượt mẫu 31.4
trong hình 31.8. Xét một đoạn nhỏ trên thanh. Đoạn này có chiều dài ngắn di chuyển
trong từ trường và có suất điện động ở hai đầu như thanh trượt. Bằng cách xem mỗi
đoạn như một nguồn suất điện động, chúng ta thấy rằng tất cả các đoạn mắc nối tiếp
và suất điện động sẽ cộng dồn lại.

8
Phân loại: Dựa trên định nghĩa của bài toán, chúng ta tiếp cận ví dụ này như ví dụ
31.3 thêm vào các đoạn ngắn chuyển động trên đường tròn.
Phân tích: Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng trong 1 đoạn của thanh có chiều

dài dr , vận tốc v từ phương trình 31.5:
d = Bvdr
Tìm suất điện động cảm ứng giữa hai đầu thanh bằng cách cộng suất điện động cảm
ứng trên các đoạn
 =  Bvdr

Vận tốc tiếp tuyến v của một đoạn có liên hệ với vận tốc góc  theo mối liên hệ
v = R Tích phân biểu thức trên:
l
1
 =  Bvdr = B  rdr = Bl 2
0
2

Hoàn tất: Trong phương trình 31.5 cho thanh trượt, chúng ta có thể tăng  bằng cách
tăng B, l hoặc v. Tăng bất kỳ một trong ba thông số trên bao nhiêu lần thì  cũng tăng
bấy nhiêu lần. Do đó ta có thể chọn thông số nào thuận tiện nhất để tăng. Đối với
thanh quay, tuy nhiên, tăng chiều dài của thanh để tăng suất điện động thuận lợi hơn
vì l là bình phương lên. Tăng gấp đôi chiều dài cho bạn suất điện động tăng 4 lần,
trong khi tăng vận tốc góc chỉ tăng lên 2 lần.
Lưu ý: Giả sử rằng sau khi đọc hết ví dụ, ta nảy ra một ý tưởng độc đáo. Một đu quay
có các nan kim loại nối giữa tâm và vành. Những nan này chuyển động trong từ trường của
trái đất, do đó mỗi nan chuyển động như các thanh trong hình 31.10. Ta dự định dùng
những thanh này cấp điện cho các bóng đèn trên đu quay. Ý tưởng này có thực hiện được
không?
Trả lời: Hãy tính suất điện động sinh ra trong trường hợp này.Ta biết từ trường của trái
đất từ bảng 29.1: B=0,5.10-4T. Một nan trên đu quay có thể có chiều dài cỡ 10m. Giả sử
rằng chu kỳ quay của đu quay là 10s.
2 2
Xác định vận tốc góc của nan:  = = = 0,36 s −1 ~ 1s −1
T 10 s
Giả sử rằng từ trường trái đất nằm ngang tại vị trí đu quay và vuông góc với các nan.
Tính suất điện động sinh ra:
1 1
= Bl 2 = (0,5.10 − 4 T )(1s −1 )(10m) 2
2 2
−5
= 2,5.10 V ~ 1mV
Suất điện động này có giá trị rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều để thắp sáng bóng đèn.

9
Một khó khăn nữa có liên quan đến năng lượng. Thậm chí giả sử bạn có thể tìm được
bóng đèn có thể hoạt động ở hiệu điện thế cỡ mV, một thanh phải là một phần của mạch
cung cấp thế cho bóng đèn, do đó thanh phải có dòng điện. Bởi vì các thanh mang dòng
điện này chuyển động trong từ trường, lực từ sẽ tác dụng lên thanh có chiều ngược chiều
chuyển động. Do đó, động cơ đu quay phải tốn nhiều năng lượng hơn để chống lại công cản
của lực từ. Động cơ cuối cùng vẫn phải cung cấp năn lượng cho các bòng đèn, ta không thể
thu được gì mà không phải tốn.

Định luật Lenz


Định luật Faraday chỉ ra rằng suất điện động cảm ứng và sự thay đổi từ thông ngược
dấu nhau. Điều này có ý nghĩa vật lý thực tế được biết đến như định luật Lenz:
Dòng điện cảm ứng trong vòng dây phải có chiều sao cho nó tạo ra một từ trường
chống lại sự thay đổi từ thông gửi qua diện tích giới hạn bởi vòng dây đó.
Dòng điện cảm ứng có khuynh hướng giữ cho lượng từ thông ban đầu xuyên qua mạch
không thay đổi.
31.3.1 Ví dụ định luật Lenz
Thanh dẫn trượt trên hai ray dẫn được giữ cố định. Từ thông do từ trường đi qua diện
tích giới hạn bởi mạch thay đổi theo thời gian. Dòng điện cảm ứng phải sinh ra từ trường
bên ngoài mặt phẳng. Dòng điện cảm ứng phải ngược chiều kim đồng hồ. Nếu thanh di
chuyển theo chiều ngược lại, chiều của dòng điện cảm ứng sẽ ngược lại.
Câu hỏi 31.3: Hình 31.11 cho thấy một vòng dây tròn rơi xuống một
dây mang dòng điện hướng về bên trái. Chiều của dòng cảm ứng trên
vòng dây? a) cùng chiều kim đồng hồ b) ngược chiều kim đồng hồ c) 0,
d) không xác định
31.3.2 Ví dụ dòng điện cảm ứng Hình 31. 11 Câu
hỏi 31.3
Một nam châm được đặt gần vòng kim loại. Xác định chiều của
dòng cảm ứng trong vòng kim loại khi nam châm được đẩy hướng về phía vòng kim loại
(như hình 31.12 a và b), và chiều của dòng cảm ứng khi nam châm được kéo ra xa khỏi
vòng dây (như hình 31.12 c và d).

Hình 31. 12 Sự di chuyển của thanh nam châm gây ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây
10
31.3.3 Dòng điện cảm ứng và điện trường
Điện trường được sinh ra trong vật dẫn là do từ thông biến thiên. Thậm chí không có
vòng dây dẫn, từ trường biến thiên cũng sẽ sinh ra điện trường trong không gian. Điện
trường cảm ứng này không bảo toàn. Không giống như điện trường tạo bởi điện tích đứng
yên. Suất điện động

đối với bất kì đường cong kín nào cũng có thể được biểu diễn như là
tích phân của EdS đi qua đường cong đó.
Điện trường cảm ứng:
1 d B r dB
E=− =− (31.8)
2R dt 2 dt
Định luật Faraday được viết ở dạng tổng quát:
  d
 ds = − dt B
E (31.9)

Điện trường cảm ứng là một trường không bảo toàn được sinh ra bởi từ trường biến
thiên. Trường không thể  
là một trường tĩnh điện vì nếu là trường tĩnh điện, và do đó bảo
toàn, thì tích phân của EdS trên toàn vòng dây kín sẽ là 0.
Bài tập mẫu 31.5: Điện trường cảm ứng bởi từ trường thay đổi trong cuộn dây
Solenoid
Một solenoid dài có bán kính R và n vòng dây trên một đơn vị
chiều dài mang 1 dòng thay đổi I = I max cost , trong đó Imax là
dòng lớn nhất và  là tần số góc của nguồn AC (hình 31.13).
(A) Xác định cường độ điện trường cảm ứng bên ngoài solenoid tại
khoảng cách r  R từ trục của nó.
Hình 31. 13 Bài
Giải tập mẫu 31.5

Khái niệm hóa: Hình 31.13 minh họa trường hợp vật lý. Khi dòng trong cuộn dây
thay đổi, hình dung sự thay đổi từ trường và điện trường tại mọi các điểm trong
không gian
Phân loại: Vì dòng thay đổi theo thời gian, từ trường thay đổi, sinh ra điện trường
cảm ứng trái với điện trường tĩnh do điện tích đứng yên
Phân tích: Đầu tiên, xét một điểm bên ngoài và cường cong tích phân đường là
đường tròn bán kính r có tâm trên solenoid như hình 31.13:
d B d dB
(1) - = − ( BR 2 ) = −R 2
dt dt dt

Tính vế phải của phương trình 31.9, chú ý rằng B vuông góc với đường tròn bao
quanh đường cong tích phân và từ trường chỉ tồn tại trong solenoid.

11
Tính từ trường trong solenoid:
(2) B = 0 nI = 0 nImax cost
Thay (1) vào (2):
d B d
(3) - = −R 2 0 nI max (cos t ) = R 2 0 nI max (sin t )
dt dt

Tính vế trái của phương trình 31.9, chú ý rằng độ lớn của E không đổi trên đường

cong tích phân và E là tiếp tuyến của đường cong:
 
(4)  Ed s = E (2r )

Thay phương trình (3) và (4) vào phương trình 31.9


E(2r ) = −R 2 0nImax sin t
Giải cho kết quả cường độ điện trường:
0 nI maxR 2
E= sin t (r  R)
2r
Hoàn tất: Kết quả này cho thấy độ lớn của điện trường bên ngoài solenoid giảm theo
1/r và thay đổi hình sin theo thời gian. Như ta sẽ học ở chương 34, điện trường thay
đổi theo thời gian tạo thêm một thành phần tăng cường từ trường. Từ trường khi đó
mạnh hơn chúng ta vừa đưa ra lúc đầu, cả bên trong và ngoài solenoid. Sự hiệu chỉnh
từ trường khá nhỏ nếu tần số góc  nhỏ. Với tần số cao, một hiện tượng khác ảnh
hưởng lớn hơn: điện trường và từ trường, chúng chuyển hóa qua lại lẫn nhau, chúng
ta sẽ khảo sát ở chương 34.
(B) Tính độ lớn của điện trường cảm ứng bên trong solenoid, khoảng cách r tính từ
trục:
Giải
Phân tích: Với mỗi điểm bên trong (r<R), từ thông qua một vòng được cho bởi:
 B = Br 2
Tính vế phải của phương trình 31.9:
d B d dB
(5) - = − ( Br 2 ) = −r 2
dt dt dt
Trừ phương trình (2) cho phương trình (5).
d B
= −r 2 0 nI max (cos t ) = r 2 0 nI max sin t
d
(6) -
dt dt
Giải cho kết quả cường độ điện trường:

12
0 nI maxR 2
E= r sin t (for r  R)
2
Hoàn tất: Kết quả này cho thấy độ lớn của điện trường cảm ứng trong solenoid bởi
sự biến thiên từ thông qua solenoid tăng tuyến tính với r và biến đổi hình sin theo
thời gian.

Máy phát điện và động cơ điện


Máy phát điện (generator) khi hoạt động sẽ dẫn
và truyền năng lượng vào bộ truyền dẫn điện. Máy
phát điện xoay chiều AC (Alternating-Current
Generator) bao gồm một vòng dây quay bởi một số
tác nhân bên ngoài và đặt trong từ trường (hình 31.4).
31.4.1. Khung dây quay
Giả sử một khung dây có N vòng và tất cả các Hình 31. 14 (a) Sơ đồ máy phát điện
vòng dây đều có cùng diện tích quay trong từ trường xoay chiều. (b) Suất điện động cảm
đều.Từ thông qua khung tại cùng thời điểm t là ứng như một hàm của thời gian.
 B = BA cos  = BA cos t . (31.10)
Mặt cắt vòng dây tiết diện A chứa N vòng, quay với vận
tốc không đổi  trong từ trường. Suất điện động cảm ứng trong
vòng dây thay đổi hình sin theo thời gian (hình 31.15).
31.4.2 Suất điện động cảm ứng trong khung dây quay
Suất điện động cảm ứng trong khung:
d B
 = −N = NAB sin t (31.11)
dt
Hình 31. 15 Khung dây quay
Đây là dạng hàm sin, với max = NABw (hình 31.6b).
 = max khi t = 90o hay 270o
Điều này xảy ra khi từ trường nằm trong mặt phẳng khung dây và tốc độ biến thiên theo
thời gian của từ thông là lớn nhất.
 = 0 khi t = 0o hay 180o
Điều này xảy ra khi từ trường trực giao với mặt phẳng của khung dây và tốc độ biến
thiên theo thời gian của từ thông là bằng không.
Câu hỏi 31.4: Trong một máy phát điện AC một cuộn dây với N vòng quay trong từ trường.
Trong các lựa chọn sau, điều nào không làm tăng suất điện động sinh ra trong cuộn dây? (a)
thay cuộn dây bằng cuộn có điện trở thấp hơn (b) quay cuộn dây nhanh hơn (c) tăng từ
trường (d) tăng số vòng trên cuộn dây.
13
31.4.3 Máy phát điện một chiều
Máy phát điện một chiều DC (Direct-
Current Generator) (hình 31.16 a) cũng cần
phải có các bộ phận như máy phát điện AC. Sự
khác biệt chính là chỗ tiếp xúc với khung quay
được làm bằng một vành đai tách rời thành hai
vành khuyên được gọi là bộ chuyển mạch.
Trong hình 31.16b, hiệu điện thế đầu ra Hình 31. 16 a. Sơ đồ máy phát điện DC, b.
luôn luôn có một chiều và cũng dao động theo Độ lớn của suất điện động cảm ứng thay đổi
thời gian. Một dòng DC dạng xung không phù theo thời gian nhưng các cực thì không thay
đổi. DC ổn định hơn, máy phát điện DC
hợp cho hầu hết các ứng dụng. Để thu được các dòng
thương mại dùng nhiều cuộn dây và chuyển mạch phân bố sao cho các xung hình sin của
các cuộn khác nhau sẽ khác pha nhau. Khi các xung này chồng chất, đầu ra DC hầu như
không nhấp nhô.
31.4.4 Động cơ điện (motor)
Môtơ là một thiết bị mà năng lượng được chuyển từ điện năng ra công. Nó thực chất là
cách vận hành máy phát điện đảo ngược. Thay vì sinh ra dòng điện bằng cách quay cuộn
dây, một dòng điện được cấp cho cuộn dây bởi một nguồn và mômen tác dụng lên cuộn dây
mang dòng điện làm nó quay.
Công cơ học có ích có thể thực hiện bằng cách gắn cuộn dây quay với các thiết bị bên
ngoài. Khi cuộn dây quay trong từ trường, tuy nhiên, sự thay đổi từ thông lại gây ra suất
điện động cảm ứng trong cuộn dây; suất điện động cảm ứng này luôn làm giảm dòng trong
cuộn dây. Nếu không có hiện tượng này định luật Lenz sẽ bị vi phạm. Suất điện động ngược
(back emf) tăng khi tốc độ quay của cuộn dây tăng. Vì hiệu điện thế gây ra dòng bằng sự
chênh lệch giữa hiệu điện thế của nguồn và suất điện động ngược, dòng trong cuộn dây
quay bị giới hạn bởi suất điện động ngược.
Khi động cơ chạy, ban đầu chưa có suất điện động ngược và dòng rất lớn vì nó chỉ bị
giới hạn bởi điện trở của cuộn dây. Khi cuộn dây bắt đầu quay, suất điện động cảm ứng
ngược chiều nguồn cung cấp và dòng trong cuộn dây giảm. Nếu tải cơ học tăng, động cơ sẽ
chậm lại, làm cho suất điện động ngược giảm. Sự giảm này làm tăng dòng trong cuộn dây
và do đó làm tăng công suất từ nguồn ngoài. Vì vậy, công suất cần cho động cơ hoạt động
với các tải lớn nhiều hơn tải nhỏ. Nếu động cơ chạy không tải, suất điện động ngược giảm
dòng đến giá trị vừa đủ thắng ma sát và mất mát năng lượng do tỏa nhiệt. Nếu tải quá nặng
làm động cơ không quay được, do không có suất điện động ngược có thể dẫn đến dòng quá
lớn gây hại đến dây của động cơ.

14
31.4.5 Hệ thống lái xăng và điện
Trong ngành ôtô với hệ thống điều khiển hỗn hợp (hybrid drive system), động cơ xăng
và động cơ điện được kết hợp để tăng hiệu quả về kinh tế và giảm khí thải của nó. Năng
lượng truyền tới các bánh xe không chỉ dùng động cơ xăng mà còn dùng động cơ điện. Khi
xe chạy bình thường, mô tơ điện tăng tốc từ lúc nghỉ đến lúc di chuyển ở tốc độ 15 dặm/h.
Trong suốt thời gian tăng tốc, động cơ không vận hành, vì thế xăng không sử dụng và
không có khí thải. Ở vận tốc cao, động cơ điện và xăng cùng hoạt động để động cơ xăng
luôn hoạt động ở tốc độ có hiệu suất cao nhất. Khi xe thắng lại, động cơ điện hoạt động như
máy phát điện và chuyển một phần động năng của xe thành điện năng trở lại acquy dự trữ.
Trong các xe thông thường, động năng này không thu lại được vì nó chuyển thành nội năng
cho thắng và mặt đường. Kết quả là tổng số quãng đường đi được của ô tô khi dùng xăng và
động cơ điện cao hơn một cách đáng kể khi dùng xăng theo cách truyền thống.
Bài tập mẫu 31.6: Dòng cảm ứng trong động cơ
Một động cơ có cuộn dây điện trở tổng cộng là 10 và được cung cấp thế 120V. Khi
động cơ hoạt động với vận tốc cực đại, suất điện động ngược là 70V.
(A) Tìm dòng trong cuộn dây ngay lúc động cơ được mở.
Giải
Khái niệm hóa: Xét động cơ ngay lúc vừa được khởi động. Động cơ chưa chuyển
động. Không có suất điện động ngược. Do đó, dòng trong động cơ tăng. Sau khi
động cơ bắt đầu hoạt động suất điện động ngược sinh ra và dòng giảm.
Phân loại: Chúng ta cần kết hợp kiến thức mới về động cơ với các hệ thức giữa
dòng, thế và điện trở.
Dòng trong cuộn dây không có suất điện động ngược:
 120V
I= = = 12 A
R 10
(B) Tìm dòng trong cuộn dây khi động cơ đạt vận tốc cực đại.
Giải
Tính dòng trong cuộn dây khi suất điện động ngược cực đại
 −  back 120V − 70V
I= = = 5,0 A
R 10
Dòng chạy trong đọng cơ khi vận hành ở vận tốc cực đại thấp hơn đáng kể so với
trước khi nó bắt đầu chạy.
Lưu ý: Giả sử động cơ này trong một cái cưa tròn. Khi chúng ta vận hành cưa, lưỡi cưa
bắt đầu kẹt trong miếng gỗ và động cơ không thể hoạt động. Có bao nhiêu phần trăm công
suất đưa vào động cơ khi nó bị kẹt?
Trả lời:
15
Bạn có thể có nhiều kinh nghiệm về việc động cơ trở nên nóng lên khi chúng bị cản.
Điều đó là do công suất vào động cơ tăng lên. Tốc độ truyền năng lượng vào động cơ cao
làm tăng nội năng trong cuộn dây và các hậu quả không mong muốn.
Lập tỉ số công suất cấp cho động cơ khi bị kẹt, sử dụng các tính toán trong phần (A), và
khi không bị kẹt phần (B).
Pjammed I 2A R I 2A
= =
Pnot jammed I B2 R I B2

Thay số vào:
Pjammed (12 A) 2
= = 5,76
Pnot jammed (50 A) 2

Kết quả cho thấy tăng 476% công suất. Công suất cao cung cấp
cho động cơ có thể làm cuộn dây quá nóng gây nguy hiểm.

DÒNG ĐIỆN XOÁY


Như chúng ta đã biết, suất điện động và dòng cảm ứng trong
mạch xuất hiện khi thay đổi từ thông. Với cùng cách đó, các dòng
điện kín (circulating current) được gọi là các dòng điện xoáy (eddy
current) cảm ứng trong mảnh kim loại dạng khối khi di chuyển trong
từ trường như trên hình 31.17. Các dòng điện xoáy hướng ngược lại
hướng di chuyển vào hay ra khỏi từ trường. Dòng điện xoáy thường
không có ích vì chúng là kết quả của sự biến đổi năng lượng cơ sang
nội năng.
Hình 31. 17 Cách tạo
Ví dụ dòng điện xoáy :
dòng điện xoay chiều
Từ trường song song với mặt phẳng của bản. Dòng điện xoáy
cảm ứng ngược chiều kim đồng hồ khi
bản kim loại đi vào từ trường.Và ngược
lại, theo chiều kim đồng hồ khi hướng
ra từ trường. Dòng xoáy cảm ứng sinh
ra một lực từ làm chậm lại và cuối cùng
làm cho bản kim loại chuyển động nhịp
nhàng đến lúc dừng.
Để giảm đi sự mất mát năng lượng,
người ta thay tấm kim loại liền khối
(hình 31.18 a) bằng tấm kim loại có
rãnh xẻ (hình 31.18 b). Lúc này, điện
trở tấm kim loại đối với dòng xoáy tăng
làm cho cường độ dòng điện xoáy

16
Hình 31. 18 Khi tấm kim loại di chuyển trong từ
trường, lực từ ngược chiều với vector vận tốc, và
nó chỉ chuyển động trong thời gian ngắn rồi dừng lại
giảm. Ngoài ra có thể dùng những lá thép mỏng phủ sơn cách điện ghép sát với nhau. Cấu
trúc lớp này chống lại các vòng lớn và giới hạn có hiệu quả dòng thành các vòng nhỏ trong
các lớp mỏng. Bằng cách này tuy không khử được triệt để dòng điện xoáy nhưng cũng làm
giảm cường độ của nó một cách đáng kể. Cấu trúc lớp này được sử dụng trong các lõi máy
biến thế và động cơ để làm giảm các dòng xoáy và do đó tăng hiệu suất của các thiết bị.

Tóm tắt chương 31


Khái niệm và nguyên lý:
Định luật cảm ứng Faraday phát biểu rằng suất điện động cảm ứng trong một vòng dây tỉ lệ
với tốc độ thay đổi từ thông qua vòng dây.
d B
 =− (31.1)
dt
 
Khi một thanh dẫn điện chiều dài l chuyển động với vận tốc v qua từ trường B , trong đó B

vuông góc với thanh và v , suất điện động chuyển động cảm ứng trong thanh là:
 = − Blv (31.5)

Định luật Lenz phát biểu rằng dòng điện và suất điện động cảm ứng có chiều sinh ra từ
trường sao cho chống lại nguyên nhân sinh ra chúng.
Dạng tổng quát của định luật cảm ứng Faraday là:
  d
 ds = − dt B
E (31.9)

Câu hỏi lý thuyết chương 23


1. Hình bên là đồ thị của từ thông qua một cuộn dây theo thời gian trong khoảng thời gian
theo thứ tự sau: bán kính cuộn dây tăng lên, cuộn dây quay
1.5 vòng và nguồn bên ngoài của từ trường được tắt đi. Sắp
xếp suất điện động cảm ứng trong cuộn dây tại các điểm từ
A → E theo tứ tự từ dương lớn nhất đến âm nhỏ nhất. Trong
đó, chú ý các trường hợp bằng nhau và các điểm suất điện
động có giá trị bằng 0.
2. Vòng dây dẫn chữ nhật đặt gần một dây dài mang dòng điện I
như hình. Nếu I giảm theo thời gian, có thể kết luận gì về dòng
điện cảm ứng trong vòng dây? a) chiều dòng điện phụ thuộc vào
kích thước vòng dây. b) Dòng điện cùng chiều kim đồng hồ. c)
Dòng điện ngược chiều kim đồng hồ. d)Dòng điện bằng 0. e)
Không thể kết luận gì về dòng điện trong vòng dây nếu không

17
có thêm thông tin.
3. Một thanh nam châm được giữ thẳng đứng ở trên vòng dây nằm trong mặt phẳng nằm
ngang như hình. Đầu nam của thanh nam châm hướng về vòng
dây. Sau khi thả thanh nam châm rơi, điều nào sau đây là đúng cho
dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn từ trên xuống? a) Nó
có chiều kim đồng hồ khi thanh nam châm rơi hướng xuống vòng
dây b) Nó ngược chiều kim đồng hồ khi thanh nam châm rơi
hướng xuống vòng dây c) Nó có chiều kim đồng hồ sau khi thanh
nam châm rơi khỏi vòng dây d) Nó luôn có chiều kim đồng hồ e)
Đầu tiên nó ngược chiều kim đồng hồ khi thanh nam châm đến vòng dây và sau đó theo
chiều kim đồng hồ khi thanh nam châm rơi khỏi vòng dây.
4. Một mạch điện có một thanh dẫn và một bóng đèn nối với hai ray dẫn như hình. Từ
trường ngoài vuông góc với mặt phẳng mạch điện. Điều nào
sau đây làm bòng đèn sáng? Có thể có nhiều câu đúng (a)
Thanh chạy qua trái b) Thanh chạy qua phải c) Độ lớn từ
trường tăng lên d) Độ lớn từ trường giảm xuống. e) thanh
nâng khỏi ray.
5. Một thanh nam châm được thả rơi hướng vào một chiếc nhẫn. Nó có thể rơi như vật rơi
tự do không? Giải thích.
6. Một phi thuyền vòng quanh trái đất có một cuộn dây trong nó. Phi hành gia đo được một
dòng điện nhỏ trong cuộn dây mặc dù không có nam châm trong phi thuyền. Điều gì gây
ra dòng điện?
7. Một miếng nhôm được thả rơi thẳng đứng xuống giữa hai cực của một nam châm điện.
Từ trường có làm ảnh hưởng đến vận tốc của miếng nhôm không?

Bài tập chương 31:


1. Một vòng dây thẳng có diện tích là 8,00cm2 đặt vuông góc với từ trường thay đổi đều từ
0,500T đến 2,50T trong 1s. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây là bao nhiêu nếu điện trở
của vòng dây là 2,00?
ĐS: 8,00mA.
2. Một cuộn dây tròn 25 vòng dây đường kính 1m được đặt sao cho trục cùa nó dọc theo
chiều của từ trường trái đất có giá trị 50,0µT và sau đó trong 0,200s nó được xoay lại
180o. Một suất điện động cảm ứng có độ lớn bao nhiêu được sinh ra trong cuộn dây?
ĐS: 9,82mV.
3. Một vòng dây uốn được trong hình có bán kính 12,0cm đặt trong
từ trường có độ lớn 0,15 T. Vòng dây được kéo tại điểm A và B và
kéo đến khi diện tích gần bằng 0. Nếu cần 0.200s để đóng vòng
dây, độ lớn trung bình của suất điện động cảm ứng trong vòng dây
trong khoảng thời gian này là bao nhiêu?
ĐS: 33,9mV.

18
4. Một vòng dây tròn bán kính 12,0cm được đặt trong từ trường đều vuông góc với mặt
phẳng vòng dây như hình bài 2. Nếu từ trường giảm với tốc độ 0.050T/s, tìm độ lớn của
suất điện động cảm ứng trong vòng dây.
ĐS: 2,26mV.
5. Để kiểm tra hô hấp của bệnh nhân trong bệnh viện, một đai mỏng được quấn quanh
ngực bệnh nhân. Đai là một cuộn dây có 200 vòng. Khi bệnh nhân hít vào, diện tích giới
hạn bởi cuộn dây tăng 39,0 cm2. Độ lớn từ trường trái đất là 50,0µT và tạo một góc
28,0o với mặt phẳng cuộn dây. Giả sử bệnh nhân cần 1,80s để hít vào, tìm suất điện
động cảm ứng trung bình trong cuộn dây.
ĐS: -10,2µV.
6. Một nam châm điện sinh ra từ trường đều 1,60T xuyên qua một tiết diện 0,200 m2. Một
cuộn dây có 200 vòng và điện trở tổng cộng 20,0 đặt vòng quanh nam châm. Dòng
điện trong nam châm được giảm đều về 0 trong 20,0ms. Tính suất điện động cảm ứng
trong cuộn dây.
ĐS: 160A.

7. Một vòng dây hình chữ nhật chiều rộng  và chiều dài L và
một dây thẳng dài có mang dòng điện I nằm trên mặt bàn như
hình. (a) Xác định từ thông qua vòng dây do dòng điện I. (b)
Giả sử dòng điện thay đổi theo thời gian theo công thức I = a
+ bt trong đó a, b là hằng số. Xác định suất điện động cảm ứng
trong vòng dây nếu b = 10,0A/s, h = 10.0cm,  = 10.0cm và L
= 1,00m. (c) Chiều của dòng điện cảm ứng trong hình chữ
nhật?
h +  IL dx  IL  h +  
ĐS: (a)  B =  0
= 0 ln   , (b) 4,80µV, (c) Ngược chiều kim đồng hồ.
h 2 x 2  2h 
8. Một cuộn dây 15 vòng có bán kính 10,0 cm được quấn
quanh một solenoid bán kính 2,00 cm và 1,00.103 vòng/mét
như hình. Dòng điện trong solenoid thay đổi theo thời gian
I = 5,00sin120t trong đó I có đơn vị là amperes và t là giây.
Tìm suất điện động cảm ứng trong cuộn dây 15 vòng theo
thời gian.
ĐS:  = (1,42.10-2)cos120t, trong đó t có đơn vị là giây và
 đơn vị là V.
9. Một vòng dây hình vuông cạnh l =1,00cm đặt trong một cuộn
solenoid có bán kính tiết diện tròn r = 3.00cm như hình. Solenoid
dài 20,0cm và được quấn 100 vòng. (a) Nếu dòng điện trong
solenoid là 3,00A, từ thông qua vòng hình vuông là bao nhiêu? (b)

19
Nếu dòng điện trong solenoid giảm về 0 trong 3,00s, độ lớn của suất điện động cảm ứng
trung bình trong vòng hình vuông là bao nhiêu?
ĐS: (a) 1,88.10-7T.m2, (b) 6,28.10-8V.
10. Một cuộn solenoid dài có n=400 vòng/m và mang một dòng điện I = 30,0.(1 − e−1,60t ) ,
trong đó I tính bằng ampe và t bằng s. Trong solenoid và
đồng trục với nó là cuộn dây có bán kính R = 6,00cm và
có tổng N = 250 vòng dây như hình. Suất điện động cảm
ứng trong cuộn dây khi dòng điện thay đổi là bao nhiêu?
ĐS:  = 68,2e-1,60t trong đó t tính bằng giây và  tính
bằng mV.
11. Dùng định luật Lenz để trả lời các câu hỏi có liên quan
đền chiều của dòng điện cảm ứng sau: Trình bày câu trả
lời bằng các ký tự a, b trong mỗi phần của hình (a)
Chiều của dòng điện cảm ứng trong điện trở R trong
hình a khi thanh nam châm chạy qua trái? (b) Chiều của
dòng điện cảm ứng trong điện trở R ngay sau khi công
tắc S hình b đóng. (c) Chiều của dòng điện cảm ứng
trong điện trở R khi dòng điện I trong hình c giảm đột
ngột về 0.
12. Một xe tải chở một xà thép chiều dài 15,0m trên đường
cao tốc. Tai nạn làm xà rơi khỏi xe và trượt ngang dọc
theo đường với vận tốc 25,0m/s. Vận tốc của khối tâm xà theo hướng bắc trong khi toàn
xà giữ nguyên phương đông-tây. Thành phần thẳng đứng của từ trường trái đất tại đó có
độ lớn 35,0µT. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng giữa 2 đầu xà.
ĐS:  = 13,1mV.
13. Một máy bay nhỏ với sải cánh 14,0m đang bay đúng hướng bắc với vận tốc 70,0m/s qua
một vùng thành phần thẳng đứng của từ trường trái đất là 1,20µT hướng xuống. (a) Tính
hiệu điện thế giữa hai đầu cánh. (b) Đầu nào có đện thế cao hơn? (c) Câu trả lời cho câu
a và b thay đổi như thế nào nếu máy bay chuyển hướng đúng hướng đông? (d) Suất điện
động cảm ứng có thể được dùng để thắp sáng bóng đèn trong khoang hành khách? Giải
thích câu trả lời.
ĐS: (a) 11,8mV, (b) Bên trái phi công có điện thế cao hơn, (c) Không thay đổi, (d)
Không thể.
14. Xét một hệ như hình. Giả sử R = 6,00Ω, l = 1,20m, từ
trường đều hướng vào có độ lớn là 2,50T. Hãy tính tốc
độ di chuyển của thanh để tạo ra một dòng điện 0,500A
trong điện trở.
ĐS: 1,00m/s
20
15. Một máy phát điện phát 24,0V khi quay với vận tốc 900v/p. Hỏi suất điện động máy
phát ra khi quay 5000 v/p?
ĐS: 2/1 = 2/1.

21
Chương 32: Độ tự cảm

T
rong chương 31 ta biết rằng suất điện động và dòng điện được sinh ra trong vòng dây
dẫn khi từ thông qua diện tích giới hạn bởi vòng dây đó biến thiên theo thời gian.
Trong chương này, trước tiên trình bày về hiện tượng tự cảm, là hiện tượng dòng
điện biến thiên theo thời gian trong mạch gây ra suất điện động cảm ứng chống lại
suất điện động ban đầu đã thiết lập nên dòng điện biến thiên theo thời gian. Sự tự cảm là cơ
sở của cuộn cảm. Sau đó là phần trình bày về năng lượng được tích trữ trong từ trường của
cuộn cảm và mật độ năng lượng từ trường.
Tiếp theo là phần trình bày về hiện tượng hỗ cảm, là hiện tượng suất điện động được
sinh ra trong một cuộn dây do sự thay đổi từ thông gây bởi một cuộn dây thứ hai. Cuối cùng
là phần khảo sát đặc trưng của các mạch điện có chứa cuộn cảm, điện trở, tụ điện theo các
cách tổ hợp khác nhau.

Hiện tượng tự cảm và độ tự cảm


Ta cần phân biệt suất điện động và dòng điện gây bởi
các nguồn như pin và ắc quy với suất điện động và dòng
điện gây bởi sự biến thiên của từ trường. Suất điện động và
dòng điện do từ trường biến thiên gây ra phải được thêm từ
cảm ứng, ví dụ suất điện động cảm ứng, dòng điện cảm ứng.
Xét mạch điện gồm khóa S, điện trở R và nguồn điện 
như trên hình 32.1. Khi khóa S được chuyển sang vị trí đóng
mạch, dòng điện trong mạch không nhảy lập tức từ 0 tới giá
trị cực đại  / R của nó. Định luật cảm ứng điện từ Faraday
(phương trình 31.1) được dùng để mô tả hiện tượng này như
sau. Khi xuất hiện dòng điện chạy trong mạch, các đường
sức từ của dòng điện này sẽ chảy xuyên qua diện tích giới
hạn bởi vòng dây tạo bởi mạch điện, gây ra một từ thông
qua vòng dây. Vì khi đóng mạch, dòng điện đang tăng từ 0
đến giá trị cực đại nên từ thông qua vòng dây cũng đang Hình 32.1: Hiện tượng tự
tăng, sinh ra một suất điện động cảm ứng trong mạch. cảm trong một mạch điện
Hướng của suất điện động cảm ứng là sao cho nó gây ra đơn giản.
dòng điện cảm ứng trong vòng dây, mà từ trường của dòng
điện cảm ứng này chống lại sự thay đổi của từ trường ban
đầu. Do đó chiều của suất điện động cảm ứng ngược với chiều của suất điện động của
nguồn điện, làm cho dòng điện trong mạch tăng từ từ chứ không phải tăng tức thời đến giá
trị cân bằng cuối cùng của nó. Do chiều của nó như vậy nên suất điện động cảm ứng được
gọi là suất điện động ngược, tương tự như suất điện động cảm ứng trong một động cơ đã
thảo luận trong chương 31. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tự cảm do sự thay đổi từ
thông qua mạch và suất điện động cảm ứng được sinh ra bởi chính mạch đó. Suất điện động
cảm ứng  L thiết lập trong trường hợp này được gọi là suất điện động tự cảm.

1
Theo định luật Faraday, suất điện động tự cảm bằng và trái dấu với tốc độ biến thiên
của từ thông. Từ thông tỉ lệ thuận với từ trường, từ trường lại tỉ lệ thuận với dòng điện trong
mạch. Do đó, suất điện động cảm ứng luôn tỉ lệ với tốc độ biến thiên theo thời gian của
dòng điện. Đối với một vòng dây bất kì, ta có thể viết sự tỉ lệ này là:

 L = − L di ( 32.1)
dt
Trong đó L là một hệ số tỉ lệ, được gọi là độ tự cảm của vòng dây, nó phụ thuộc vào hình
dạng của vòng dây và các đặc trưng vật lí khác. Nếu ta xét một cuộn dây gồm N vòng đặt
sát nhau (một toroid hoặc solenoid) mang dòng điện i, từ định luật Faraday ta có
 L = −LdB / dt . Kết hợp biểu thức này với phương trình 32.1 ta có:
N B
L= ( 32.2 )
i
Trong đó ta đã giả sử rằng từ thông qua các vòng dây là như nhau và L là độ tự cảm của cả
cuộn dây.
Từ phương trình (32.1) ta có thể viết độ tự cảm như là:
L
L=− ( 32.3)
di / dt
Nhắc lại rằng điện trở là một số đo của sự chống lại dòng điện như đã cho bởi phương
trình 27.6, R = V / I , so sánh ta thấy phương trình (32.3) có cùng dạng toán học như
phương trình 27.6, chỉ ra rằng độ tự cảm là số đo của sự chống lại sự biến thiên của dòng
điện.
Đơn vị trong hệ SI của độ tự cảm là Henry (H), từ phương trình (32.3) ta thấy
1H = 1 V.s/A.
Độ tự cảm của một cuộn dây phụ thuộc vào hình dạng của nó, tương tự như điện dung
của tụ điện phụ thuộc vào hình dạng các bản tụ như trong phương trình 26.3 và điện trở phụ
thuộc vào độ dài và tiết diện của vật dẫn như trong phương trình 27.9.
Tính toán độ tự cảm là khó thực hiện đối với các vật có hình dạng phức tạp. Trong các
ví dụ dưới đây chỉ xét các trường hợp đơn giản và độ tự cảm được tính dễ dàng.
Câu hỏi 32.1: Một cuộn dây không có điện trở, các đầu của cuộn dây được kí hiệu là a và b.
Điện thế ở đầu a cao hơn ở đầu b. Phát biểu nào sau đây phù hợp với trường hợp này? (a)
Dòng điện không đổi chạy từ a đến b. (b) Dòng điện không đổi chạy từ b đến a. (c) Dòng
điện đang tăng chạy từ a đến b. (d) Dòng điện đang giảm chạy từ a đến b. (e) Dòng điện
đang tăng chạy từ b đến a. (f) Dòng điện đang giảm chạy từ b đến a.

Bài tập mẫu 32.1: Độ tự cảm của solenoid


Xét một ống dây solenoid gồm N vòng và có chiều dài l. Giả sử l lớn hơn rất nhiều
so với bán kính của ống dây và bên trong ống dây là không khí.

2
(A) Hãy tìm độ tự cảm của ống dây solenoid
(B) Hãy tính độ tự cảm của ống dây solenoid, nếu nó gồm 300 vòng, chiều dài của
nó là 25 cm và tiết diện ngang của ống dây là 4 cm2.
(C) Hãy tính suất điện động tự cảm trong ống dây solenoid nếu như dòng điện chạy
trong ống dây đang suy giảm với tốc độ 50,0 A/s.
Giải:
(A) Khái niệm hoá: Các đường sức từ của mỗi vòng dây đi qua tất cả các vòng của
cuộn dây, nên suất điện động cảm ứng trong mỗi vòng dây chống lại sự biến thiên
của dòng điện.
Phân loại: Ta phân loại ví dụ này như là một bài tập thay thế. Do cuộn solenoid dài
nên ta có thể sử dụng các kết quả đối với một solenoid lí tưởng ở chương 30.
Tìm từ thông qua diện tích A của mỗi vòng dây, dùng công thức tính từ trường
30.14:
N
 B = BA = 0 niA = 0 iA
l
Thay biểu thức này vào phương trình 32.2:
N B N2
L= = 0 A ( 32.4)
i l
(B) Thay các giá trị số vào phươngtrình 32.4:
3002
L = ( 4 10 T  m / A)
−7
−2 ( 4, 00 10−4 m2 ) = 1,8110−4 T  m2 / A = 0,181 mH
25, 0 10 m
(C) Thay di/dt = -50,0 A/s và từ kết quả của phần B:

 L = − L di = − (1,8110−4 H ) ( −50, 0 A/ s ) = 9, 05 mV
dt
Kết quả ở phần A cho thấy L phụ thuộc vào hình dạng và tỉ lệ với số vòng của cuộn
dây. Vì N = n l ta có thể viết kết quả này dưới dạng:

(nl )
2

L = 0 A = 0 n 2 Al = 0 n 2V ( 32.5)
l
Trong đó V = Al là thể tích bên trong của solenoid.

3
Các mạch RL
Nếu mạch điện chứa cuộn dây thì độ tự cảm của cuộn dây ngăn không cho dòng điện
trong mạch tăng hoặc giảm một cách tức thời. Một phần tử mạch điện có độ tự cảm lớn
được gọi là một cuộn cảm và có kí hiệu là . Ta giả sử độ tự cảm của phần còn lại
của mạch điện có thể bỏ qua so với độ tự cảm của cuộn cảm. Tuy nhiên, ngay cả khi mạch
điện không có cuộn cảm, nó cũng có một độ tự
cảm có thể làm ảnh hưởng hoạt động của mạch
điện.
Vì độ tự cảm của cuộn cảm gây ra một suất
điện động ngược nên cuộn cảm trong mạch chống
lại các thay đổi của dòng điện trong mạch đó.
Cuộn cảm cố gắng giữ cho dòng điện ổn định như
nó vốn có trước khi xảy ra sự thay đổi. Nếu điện
áp của nguồn điện trong mạch tăng lên để cho
dòng điện tăng lên thì cuộn cảm chống lại sự thay
đổi này và sự tăng dòng điện không xảy ra ngay
lập tức. Nếu điện áp của nguồn giảm xuống thì
cuộn cảm gây ra một sự suy giảm chậm của dòng
điện chứ không phải là một sự suy giảm tức thì.
Do đó, cuộn cảm làm cho mạch điện trở nên
“chậm chạp” khi nó phản ứng lại các thay đổi điện
áp.
Xét mạch điện như hình 32.2, ta bỏ qua điện
trở nội của nguồn điện. Đây là một mạch RL.
Khóa S2 được đặt ở vị trí a hoặc b. (Nếu khóa S2 Hình 32.2: Mạch RL. Khi khóa S2 ở vị
không được nối với a hoặc b thì dòng điện trong trí a, nguồn điện ở trong mạch.
mạch sẽ dừng lại đột ngột). Giả sử S2 được đặt ở a
và S1 được mở đối với t < 0 và sau đó chuyển qua đóng lúc t = 0. Dòng điện trong mạch bắt
đầu tăng, và một suất điện động ngược (phương trình 32.1) chống lại sự tăng dòng điện
được sinh ra trong cuộn cảm.
Áp dụng quy tắc vòng Kirchhoff cho mạch này theo chiều kim đồng hồ ta có:

 − iR − L di = 0 ( 32.6 )
dt
Trong đó iR là điện áp qua điện trở. (Các quy tắc Kirchhoff đã được phát triển cho các
mạch có dòng điện ổn định, nhưng chúng cũng áp dụng được cho mạch điện có dòng điện
đang thay đổi nếu ta cho rằng chúng biểu thị mạch điện tại một thời điểm). Ta tìm nghiệm
của phương trình vi phân này, giống như trường hợp mạch RC (xem mục 28.4).
Nghiệm toán học của phương trình 32.6 biểu thị dòng điện trong mạch như một hàm số
của thời gian. Để tìm nghiệm này, ta đặt x = ( / R) − i , thì dx = −di . Phương trình 32.6 trở
thành:

4
L dx
x+ =0
R dt
Sắp xếp lại các số hạng và lấy tích phân biểu thức cuối cùng này ta có:
x t
dx R
x dx = − L 0 dt
0

x R
ln =− t
x0 L
Trong đó x0 là giá trị của x tại thời điểm t = 0. Lấy e mũ cả 2 vế ta được:
x = x0e− Rt / L

Vì i=0 tại t=0 , từ định nghĩa của x ta nhận thấy rằng x0 = ( / R) . Vậy ta có:
 − i =  e− Rt / L
R R hay

i=
 (1 − e− Rt / L )
R
Biểu thức này chỉ ra cách mà cuộn cảm ảnh hưởng lên dòng điện. Dòng điện không
tăng lập tức tới giá trị cân bằng cuối cùng của nó khi khóa được đóng mà nó tăng theo hàm
e mũ. Nếu độ tự cảm được loại bỏ khỏi mạch điện, tương ứng với việc cho L tiến tới 0, số
hạng e mũ trở thành 0 và dòng điện trong trường hợp này không phụ thuộc vào thời gian;
dòng điện tăng tức thì tới giá trị cực đại của nó khi không có độ tự cảm.
Ta có thể viết biểu thức này như là:
 (1 − e−t / )
i= ( 32.7 )
R
Trong đó hằng số τ là hằng số thời gian của mạch RL:
L
= ( 32.8)
R
Về mặt vật lý, τ là khoảng thời gian cần thiết để dòng điện trong mạch đạt tới
(1 − e−1 ) = 0, 632 = 63, 2 % của giá trị cực đại R/L của nó. Hằng số thời gian là một tham số
hữu ích để so sánh thời gian phản hồi của các mạch khác nhau.
Hình 32.3 là đồ thị của dòng điện theo thời gian trong mạch RL. Giá trị cân bằng của
mạch, xảy ra khi t tiến tới vô cùng, là
 . Điều này có thể thấy được bằng cách đặt di/dt = 0
R
trong phương trình 32.6 rồi giải đối với dòng điện i. (Khi cân bằng thì sự biến thiên của

5
dòng điện bằng 0). Do đó dòng điện ban đầu tăng rất nhanh sau đó tiến dần tới giá trị cân
bằng
 khi t tiến tới vô cùng.
R

Hình 32.3: Đồ thị dòng điện theo thời gian Hình 32.4: Đồ thị di/dt theo thời gian của
của mạch RL hình 32.2. Hằng số thời gian τ mạch RL hình 32.2. Tốc độ này giảm theo
là khoảng thời gian cần thiết để i đạt 63,2% hàm e mũ theo thời gian khi i tiến tới giá
giá trị cực đại của nó. trị cực đại của nó.
Ta sẽ khảo sát tốc độ biến thiên của dòng điện theo thời gian. Lấy đạo hàm bậc nhất
phương trình 32.7 theo thời gian, ta có:
di  − t /
= e ( 32.9 )
dt R

Kết quả này cho thấy tốc độ biến thiên theo thời gian của dòng điện là cực đại (bằng
 ) tại
R
t = 0 và giảm theo hàm mũ về không khi t tiến tới vô cùng (hình 32.4).
Bây giờ ta xét lại mạch RL trên hình 32.2. Giả sử khóa S2 đã được đặt tại vị trí a đủ lâu
(và khóa S1 vẫn còn đóng) để cho phép dòng điện đạt tới giá trị cân bằng
 của nó. Trong
R
trường hợp này, mạch điện được mô tả bởi vòng ngoài trên hình 32.2. Nếu S2 được chuyển
từ a sang b, mạch điện lúc này chỉ được mô tả bằng vòng bên phải trên hình 32.2. Do đó
nguồn điện đã được loại bỏ khỏi mạch. Đặt  = 0 trong phương trình 32.6 ta có:

6
di
iR + L =0
dt
Nghiệm của phương trình vi phân này là:
 e−t / = I e−t /
i= i ( 32.10 )
R
Trong đó  là suất điện động của nguồn và
Ii =
 là dòng điện ban đầu tại thời điểm
R
khóa S2 được đặt tại b.
Nếu mạch điện không chứa cuộn cảm,
dòng điện sẽ giảm lập tức về 0 khi nguồn
điện được ngắt ra. Khi có cuộn cảm, nó
chống lại sự giảm của dòng điện và làm cho
dòng điện giảm theo hàm mũ. Đồ thị của
dòng điện trong mạch theo thời gian (hình
Hình 32.5: Đồ thị dòng điện theo thời gian
32.5) cho thấy dòng điện giảm theo thời gian
đối với vòng bên tay phải của mạch điện
một cách liên tục.
hình 32.2. Lúc t < 0 khóa S2 ở tại vị trí a.

Câu hỏi 32.2: Xét mạch điện như trên hình 32.2 với khoá S1 mở và khoá S2 ở vị trí a. Bây
giờ đóng khoá S1. (i) Tại thời điểm đóng mạch thì điện áp qua phần tử dòng điện nào bằng
với suất điện động của nguồn điện ? (a) điện trở, (b) cuộn cảm, (c) cả cuộn cảm và điện trở.
(ii) Một thời dài sau khi đóng mạch thì điện áp qua phần tử dòng điện nào bằng với suất
điện động của nguồn điện ? (a) điện trở, (b) cuộn cảm, (c) cả cuộn cảm và điện trở.

Bài tập mẫu 32.2. Hằng số thời gian của mạch RL


Xét lại mạch điện trên hình 32.2. Giả sử các phần tử của mạch điện này có giá trị như
sau:  = 12V , R = 6 , L = 30 mH .
(A) Hãy tìm hằng số thời gian của mạch điện.
Giải:
Từ công thức 32.8 ta có hằng số thời gian là:
L 30, 0 10−3 H
= = = 5, 0 ms
R 6, 0 

(B) Tại thời điểm ban đầu t = 0, khoá S1 đóng, khoá S2 ở vị trí a. Hãy tính dòng điện
trong mạch tại thời điểm t = 2,0 ms.
Giải:
7
Dòng điện trong mạch tại thời điểm t = 2,0 ms được xác định từ công thức 32.7:

i=
 (1 − e−t / ) = 12, 0V (1 − e−2,0 ms/5,0 ms ) = 0, 659 A
R 6, 0 

(C) Hãy so sánh điện áp qua điện trở và điện áp qua cuộn cảm.
Giải:
Tại thời điểm đóng khoá S1 được đóng, dòng điện trong mạch bằng 0 và do đó điện
áp qua điện trở cũng bằng 0. Tại thời điểm này điện áp của ắc quy qua cuộn cảm
dưới dạng suất điện động ngược có độ lớn 12,0 V vì cuộn cảm đang cố gắng duy trì
trạng thái dòng điện bằng 0. Sau đó suất điện động qua cuộn cảm giảm còn điện áp
qua điện trở tăng. Tổng của hai điện áp này luôn bằng 12 V.
Năng lượng từ trường
Nguồn điện trong mạch điện chứa cuộn cảm phải cung cấp nhiều năng lượng hơn
nguồn điện trong mạch không có cuộn cảm. Xét hình 32.2 với khóa S2 ở vị trí a. Khi khóa
S1 được đóng, phần năng lượng do nguồn điện cung cấp xuất hiện như là nội năng của điện
trở trong mạch, và phần năng lượng còn lại được lưu trữ trong từ trường của cuộn cảm.
Nhân mỗi số hạng trong phương trình 32.6 với i và sắp xếp lại các số hạng, ta có:

i = i 2 R+Li
di
( 32.11)
dt
Biết rằng i là tốc độ cung cấp năng lượng của nguồn điện, và i 2 R là tốc độ cung cấp năng
di
lượng cho điện trở, ta thấy rằng Li phải biểu diễn tốc độ mà năng lượng được tích trữ
dt
trong cuộn cảm. Nếu U là năng lượng được tích trữ trong cuộn cảm tại thời điểm bất kì thì
tốc độ tích trữ năng lượng dU/dt là:
dU di
= Li
dt dt
Để tìm năng lượng toàn phần được tích trữ trong cuộn cảm tại thời điểm bất kì, ta bỏ dt
ở mẫu số của phương trình trên rồi lấy tích phân:
I I
U =  dU =  Lidi = L  idi
0 0

1 2
U= LI ( 32.12 )
2
là năng lượng được tích trữ trong cuộn cảm, trong đó L là hằng số và được đưa ra ngoài
dấu tích phân. Phương trình 32.12 biểu diễn năng lượng được tích trữ trong từ trường của
1
cuộn cảm khi dòng điện là I. Nó có dạng tương tự với phương trình U = C ( V ) đối với
2

2
năng lượng được tích trữ trong điện trường của tụ điện.
8
Ta hãy xác định mật độ năng lượng của một từ trường. Để đơn giản, ta xét một ống dây
solenoid có độ tự cảm được cho bởi phương trình 32.5. Từ trường của ống dây solenoid
được tính theo phương trình 30.14:
B = 0 ni
Thay biểu thức của L và i = B / 0 n vào phương trình 32.12 ta có:
2
1 1  B  B2
U B = Li 2 = 0 n 2V   = V ( 32.13)
2 2 
 0 
n 2  0

Mật độ năng lượng từ trường, hay năng lượng được tích trữ trong một đơn vị thể tích
UB
trong từ trường của một cuộn cảm là uB = , hoặc:
V
B2
uB = ( 32.14 )
2 0

là mật độ năng lượng từ trường.


Mặc dù biểu thức này được rút ra từ trường hợp đặc biệt của ống dây solenoid, nhưng
nó cũng đúng đối với vùng không gian bất kì có từ trường. Phương trình 32.14 có dạng
1
tương tự như phương trình uE =  0 E 2 đối với năng lượng điện trường được tích trữ trong
2
một đơn vị thể tích. Trong cả hai trường hợp, mật độ năng lượng tỉ lệ thuận với bình
phương độ lớn của trường.
Câu hỏi 32.3: Giả sử bạn đang thực hiện một thí nghiệm trong đó yêu cầu mật độ năng
lượng từ trường bên trong một solenoid càng lớn càng tốt. Solenoid rất dài và mang dòng
điện. Sự điều chỉnh nào sẽ làm tăng mật độ năng lượng từ trường? (Có thể có nhiều câu trả
lời đúng.) (a) Tăng số vòng trên một đơn vị độ dài của solenoid (b) tăng tiết diện của
solenoid (c) tăng chiều dài của solenoid trong khi giữ cố định số vòng dây trên một đơn vị
dài (d) tăng dòng điện chạy qua solenoid.

Bài tập mẫu 32.3 Điều gì xảy ra với năng lượng trong cuộn cảm?
Xét lại mạch điện RL trên hình 32.2, với khoá S2 ở vị trí a và dòng điện trong mạch
đã đạt tới giá trị cực đại ổn định. Khi S2 được chuyển qua vị trí b, dòng điện trong
vòng mạch bên phải giảm theo hàm mũ theo công thức i = Ii e−t / . Hãy chứng tỏ rằng
tất cả năng lượng lúc đầu được tích trữ trong từ trường của cuộn cảm được chuyển
thành nội năng của điện trở khi dòng điện giảm về 0.
Giải:
Khi khoá S2 ở vị trí a, năng lượng từ ắc quy được cung cấp cho điện trở với tốc độ
không đổi và một phần được tích trữ trong từ trường của cuộn cảm. Khi S2 được
chuyển qua vị trí b, ắc quy không còn cung cấp năng lượng cho điện trở mà chỉ còn
9
cuộn cảm cung cấp năng lượng cho điện trở. Ta xét hệ là mạch vòng bên phải, là hệ
cô lập nên năng lượng chỉ được trao đổi giữa các thành phần của hệ.
Năng lượng được cung cấp cho điện trở xuất hiện dưới dạng nội năng của điện trở.
Từ phương trình 27.19 và để ý rằng tốc độ biến thiên nội năng của điện trở chính là
công suất cung cấp cho điện trở:
dEint
= P = i2 R
dt
Thay công thức dòng điện (32.10) vào phương trình này ta được:

= P = ( I i e − Rt /L ) R = I i2 Re−2 Rt /L
dEint 2

dt
Tính dEint và tích phân nó từ t = 0 đến t →  ta được:
   L  1 2
Eint =  I i2 Re−2 Rt /L dt =I i2 R  e−2 Rt /L dt = I i2 R   = LI i
0 0
 2R  2

Năng lượng này bằng năng lượng ban đầu trong từ trường của cuộn cảm.

Bài tập mẫu 32.4 Cáp đồng trục


Cáp đồng trục thường được dùng để kết nối các thiết bị điện tử
và thu tín hiệu trong các hệ thống cáp tivi. Mô hình hoá dây
cáp đồng trục gồm 2 vật dẫn là vỏ hình trụ mỏng dẫn điện bán
kính b ghép đồng trục với một ruột hình trụ đặc bán kính a
như hình 32.7. Các vật dẫn này mang dòng điện cùng độ lớn I
nhưng ngược chiều nhau. Hãy tính độ tự cảm L của một đoạn
cáp có chiều dài l.
Giải:

Ta phải tính từ thông qua hình chữ nhật màu vàng nhạt
trên hình 32.7. Theo định luật Ampe, từ thông này chỉ do
Hình 32.7 Bài tập mẫu
từ trường B = 0 I / 2 r của vật dẫn bên trong gây ra. Ta
32.4
chia hình chữ nhật này thành các phần nhỏ hình chữ nhật
có bề rộng dr. Từ thông qua mỗi phần nhỏ này là:
d B = B dA = Bl dr
Thay vào biểu thức tính từ trường và tích phân trên toàn bộ diện tích hình chữ nhật
màu vàng nhạt ta được:
b 0 i  il b dr 0il  b 
B =  ldr = 0  = ln  
a 2 r 2 a r 2  a 
Sử dụng công thức 32.2 ta tính được độ tự cảm của dây cáp:
10
 B 0 l  b 
L= = ln  
i 2  a 

Hệ số hỗ cảm
Thông thường, từ thông qua diện tích giới hạn bởi
một vòng dây biến thiên theo thời gian do các dòng điện
biến thiên theo thời gian chạy trong các vòng dây bên
cạnh. Tình huống này gây ra một suất điện động thông
qua quá trình gọi là hiện tượng hỗ cảm, được đặt tên
như vậy vì nó phụ thuộc vào sự tương tác của hai dòng
điện.
Xét mặt cắt hai cuộn dây đặt gần nhau như trên hình
32.8. Dòng điện i1 trong cuộn 1, gồm có N1 vòng dây,
gây ra một từ trường. Một số đường sức từ đi qua cuộn
2 gồm có N2 vòng dây. Từ thông gây bởi dòng điện
trong cuộn 1 và đi qua cuộn 2 được biểu diễn bởi 12 .
Tương tự phương trình 32.2, ta có thể xem hệ số hỗ
cảm M12 của cuộn 2 liên quan tới cuộn 1 là:
Hình 32.8: Mặt cắt ngang của 2
N
M12 = 2 12 ( 32.15) cuộn dây đặt gần nhau.
i1
Hệ số hỗ cảm phụ thuộc vào hình dạng của cả hai cuộn dây và sự bố trí của chúng so
với nhau. Khi khoảng cách giữa hai cuộn dây tăng thì hệ số hỗ cảm giảm vì từ thông liên
kết giữa các cuộn dây giảm.
Nếu dòng điện i1 thay đổi theo thời gian thì từ định luật Faraday và phương trình 32.15
ta thấy rằng suất điện động cảm ứng gây bởi cuộn 1 trong cuộn 2 là:
d  M12i1 
 2 = − N2 d 12 = − N2   = − M12
di1
( 32.16 )
dt dt  N 2  dt

Trên đây ta đã giả sử dòng điện chạy trong cuộn 1. Bây giờ ta giả sử có dòng điện i2
chạy trong cuộn 2. Lập luận ở như trên ta thấy rằng có hệ số hỗ cảm M21. Nếu dòng điện i2
thay đổi theo thời gian, suất điện động gây bởi cuộn 2 trong cuộn 1 là:

1 = −M 21 di2 ( 32.17 )
dt
Trong hiện tượng hỗ cảm, suất điện động sinh ra trong một cuộn dây luôn tỉ lệ thuận
với tốc độ biến thiên của dòng điện trong cuộn dây kia. Mặc dù các hằng số tỉ lệ M12 và M21
được xem xét một cách riêng rẽ, nhưng có thể chỉ ra rằng chúng bằng nhau. Do đó, với
M12 = M21 = M, các phương trình 32.16 và 32.17 trở thành:

11
 2 = −M di1 và 1 = −M di2
dt dt
Hai phương trình này có dạng tương tự như phương trình 32.1 đối với suất điện động tự
cảm,  L = − L di . Đơn vị của hệ số hỗ cảm là Henry.
dt
Câu hỏi 32.4: Trên hình 32.8, di chuyển cuộn dây 1 lại gần cuộn 2. Sự định hướng của các
cuộn dây vẫn giữ như cũ. Sự di chuyển này sẽ làm cho hệ số tự cảm giữa 2 cuộn dây (a)
tăng (b) giảm và (c) không thay đổi.

Bài tập mẫu 32.5: Bộ sạc “không dây”


Bàn chải đánh răng điện có đế
được thiết kế để giữ cho cán bàn
chải đứng khi không sử dụng.
Như thấy trên hình 32.9a, cán có
một lỗ hình trụ để hình trụ trên
đế cắm vào. Khi cán bàn chải
được cắm vào đế thì dòng điện
biến thiên trong một solenoid
bên trong hình trụ ở đế sinh ra
một dòng điện bên trong cuộn
dây trong cán bàn chải. Dòng Hình 32.9: Bài tập 32.5. (a) Bàn chảy đánh
điện cảm ứng này sạc cho pin răng điện này sử dụng sự hỗ cảm giữa các ống
bên trong cán. Ta mô hình hoá dây solenoid để sạc pin cho nó. (b) Cuộn NH
cái đế như một cuộn solenoid có vòng dây quấn quanh tâm cuộn NB vòng.
chiều dài l gồm NB vòng (hình
32.9b) mang dòng điện I và có tiết diện A. Cuộn dây trong cán gồm NH vòng và bao
quanh cuộn ở đế như trên hình vẽ. Hãy tìm hệ số hỗ cảm của hệ.
Giải:
Từ trường bên trong ống dây solenoid trong phần đế tính theo công thức 30.14 là:
NB
B = 0 i
l
Hệ số hỗ cảm được tính theo công thức:
N H  BH N H BA N N
M= = = 0 B H A
i i l
trong đó  BH = B A là từ thông qua cuộn dây ở cán do từ trường của cuộn ở đế gây ra.
Sạc không dây được dùng trong một số thiết bị chẳng hạn như các nhà sản xuất xe
hơi điện, để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa xe và bộ sạc là các thiết bị kim loại.

12
Các dao động trong mạch LC

Hình 32.10: Mạch LC đơn giản. Tụ điện có điện


tích ban đầu bằng Qmax, khóa S được mở đối với
t < 0 và sau đó được đóng tại t = 0.
Khi tụ điện được nối với cuộn cảm như minh họa trên hình 32.10 thì tổ hợp này là một
mạch LC. Nếu ban đầu tụ điện được tích điện và sau đó khóa S được đóng, thì cả dòng điện
trong mạch và điện tích của tụ điện dao động giữa các giá trị âm và dương của giá trị cực
đại của chúng. Nếu điện trở của mạch bằng không thì không có năng lượng được chuyển
hóa thành nội năng. Trong các phân tích tiếp theo thì điện trở của mạch được bỏ qua. Ta
cũng lí tưởng hóa là năng lượng không bị bức xạ ra khỏi mạch. Cơ chế bức xạ này được
thảo luận trong chương 34.
Giả sử tụ điện có điện tích ban đầu là Qmax (điện tích cực đại), và khóa được mở đối với
t < 0 và sau đó được đóng tại thời điểm t = 0. Ta hãy khảo sát điều gì xảy ra theo quan điểm
năng lượng.
Khi tụ điện được nạp đầy, năng lượng U trong mạch được tích trữ trong điện trường của
tụ điện và bằng Qm2ax / 2C . Tại thời điểm này dòng điện trong mạch bằng không; do đó,
không có năng lượng nào được tích trữ trong cuộn cảm. Sau khi khóa S được đóng, tốc độ
điện tích rời khỏi hoặc đi vào các bản tụ (cũng là tốc độ thay đổi điện tích trên tụ) bằng
dòng điện trong mạch. Sau khi khóa được đóng và tụ điện bắt đầu phóng điện, năng lượng
được tích trữ trong điện trường của tụ suy giảm. Sự phóng điện của tụ điện tương ứng với
một dòng điện trong mạch, và lúc này một phần năng lượng được tích trữ trong từ trường
của cuộn cảm. Do đó năng lượng được chuyển từ điện trường của tụ điện sang từ trường
của cuộn cảm. Khi tụ phóng hết điện tích thì nó không tích trữ năng lượng. Lúc này dòng
điện đạt tới giá trị cực đại và tất cả năng lượng trong mạch được tích trữ trong cuộn cảm.
Dòng điện tiếp tục chạy theo chiều như cũ, nhưng giảm về độ lớn; tụ điện cuối cùng được
nạp đầy lại, nhưng sự phân cực của các bản tụ ngược với sự phân cực ban đầu. Quá trình
này được tiếp theo bởi sự phóng điện khác cho đến khi mạch trở lại tới trạng thái điện tích
cực đại Qmax ban đầu và phân cực bản tụ như được chỉ ra trên hình 32.10. Năng lượng tiếp
tục dao động giữa cuộn cảm và tụ điện.

13
Các dao động của mạch LC là dao động điện từ, tương tự như dao động cơ của chất
điểm chuyển động điều hòa đơn giản đã tìm hiểu ở chương 15. Phần lớn những điều đã thảo
luận ở đó có thể áp dụng được cho các dao động LC. Ví dụ, ta đã nghiên cứu tác động của
việc phát động dao động tử cơ học bằng một ngoại lực dẫn đến hiện tượng cộng hưởng.
Hiện tượng cộng hưởng cũng quan sát được trong mạch LC (xem mục 33.7).

Hình 32.11: Sự chuyển đổi năng lượng trong một mạch LC không có điện trở và không
bức xạ. Tụ điện có điện tích Qmax tại t = 0, tại thời điểm đó khóa S trên hình 32.10 được
đóng. Mạch này dao động tương tự như dao động điều hòa của chất điểm trong cơ học,
được biểu thị bằng hệ vật-lò xo ở bên phải của các hình vẽ (a)-(d). Tại các thời điểm đặc
biệt, tất cả năng lượng của mạch tập trung trong một trong các phần tử của mạch điện.
(e) Tại thời điểm bất kì, năng lượng được phân chia giữa tụ điện và cuộn cảm.

14
Sự truyền năng lượng trong mạch LC được mô tả trên hình 32.11. Hoạt động của mạch
này tương tự như hoạt động của chất điểm trong dao động điều hòa đã nghiên cứu ở chương
15. Ví dụ, xét hệ vật – lò xo với các dao động của hệ được biểu thị ở phần bên phải của hình
32.11. Thế năng ½kx2 được tích trữ trong lò xo bị kéo dãn tương tự như thế năng Qm2ax / 2C
tích trữ trong tụ điện trên hình 32.11. Động năng ½mv2 của vật chuyển động tương tự như
năng lượng từ trường ½Li2 tích trữ trong cuộn cảm, trong đó yêu cầu có các điện tích
chuyển động. Trên hình 32.11a, tất cả năng lượng được tích trữ dưới dạng thế năng điện
trường trong tụ điện tại t = 0 (vì i = 0), giống như tất cả năng lượng trong hệ vật – lò xo ban
đầu được tích trữ là thế năng của lò xo nếu nó bị kéo dãn và thả ra tại t = 0. Trên hình
1 2
32.11b, tất cả năng lượng được tích trữ là năng lượng từ trường LI max trong cuộn cảm,
2
trong đó Imax là dòng điện cực đại. Các hình 32.11c và 32.11d mô tả các tình huống xảy ra
sau ¼ chu kì trong đó năng lượng tất cả đều là năng lượng điện trường hoặc năng lượng từ
trường. Tại các điểm trung gian, một phần năng lượng là điện trường, một phần là từ
trường.
Xét thời điểm t bất kì sau khi khóa S được đóng sao cho tụ điện có điện tích q < Qmax và
dòng điện i < Imax. Tại thời điểm này cả tụ điện và cuộn cảm đều tích trữ năng lượng như chỉ
ra trên hình 32.11e, nhưng tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường phải
bằng năng lượng toàn phần U lúc đầu tích trữ trong tụ điện được nạp đầy tại t = 0:
q 2 1 2 Qm2 ax
U = UE +UB = + Li = ( 32.18)
2C 2 2C
là năng lượng toàn phần được tích trữ trong mạch LC
Vì ta giả sử điện trở của mạch bằng không và bỏ qua sự bức xạ điện từ nên không có
năng lượng nào được chuyển thành nội năng cũng như truyền ra khỏi hệ mạch điện. Do đó,
với các giả thiết này hệ mạch điện được cô lập: năng lượng toàn phần của hệ không đổi
theo thời gian. Ta mô tả năng lượng không thay đổi của hệ về mặt toán học bằng cách đặt
dU/dt = 0. Do đó, bằng cách lấy đạo hàm phương trình 32.18 theo thời gian với chú ý rằng
q và i thay đổi theo thời gian ta có:
dU d  q 2 1 2  q dq di
=  + Li  = + Li = 0 ( 32.19 )
dt dt  2C 2  C dt dt

Ta có thể viết phương trình này về phương trình vi phân một biến, vì dòng điện trong
di d 2 q
mạch bằng với tốc độ thay đổi điện tích trong tụ điện: i = dq/dt, nên = . Thay các mối
dt dt 2
liên hệ này vào phương trình 32.19 ta có:
q d 2q
+L 2 =0
C dt
d 2q 1
2
=− q ( 32.20 )
dt LC

15
Giải phương trình này đối với ẩn số q bằng cách lưu ý rằng phương trình này có cùng
dạng với các phương trình đối với chất điểm chuyển động điều hòa là:
d 2x k
2
= − x = − 2 x
dt m
Trong đó k là độ cứng của lò xo, m là khối lượng của vật và  = k / m . Nghiệm của
phương trình này có dạng tổng quát là:
x = Acos (t +  )

Trong đó A là biên độ của chuyển động điều hòa đơn giản (giá trị cực đại của x),  là tần số
góc của chuyển động này, và  là hằng số pha; các giá trị của A và  phụ thuộc vào các
điều kiện ban đầu. Vì phương trình 32.20 có cùng dạng toán học với phương trình vi phân
của dao động tử điều hòa đơn giản, nên nó có nghiệm:
q = Qmax cos (t +  ) ( 32.21)
Trong đó Qmax là điện tích cực đại của tụ điện, và tần số góc là:
1
= ( 32.22 )
LC
Chú ý rằng tần số góc của các dao động chỉ phụ thuộc vào độ tự cảm và điện dung của
mạch. Phương trình 32.22 cho ta tần số riêng của dao động của mạch LC.
Vì q thay đổi hình sin theo thời gian nên dòng điện trong mạch cũng thay đổi theo hình
sin. Ta có thể chỉ ra rằng bằng cách lấy vi phân phương trình 32.21 theo thời gian:
dq
i= = −Qmax sin (t +  ) ( 32.23)
dt
Để xác định giá trị của góc pha, ta kiểm tra các điều kiện ban đầu, trong đó đòi hỏi tại
t = 0, i = 0 và q = Qmax. Đặt i = 0 tại t = 0 trong phương trình 32.23 ta có:
0 = −Qmax sin
cho thấy  =0. Giá trị này của  cũng phù hợp với phương trình 32.21 và điều kiện q=Qmax
tại t=0. Do đó, trong trường hợp này các biểu thức của i và q là:
q = Qmax cost ( 32.24 )
i = −Qmax sint = − I max sint ( 32.25)
Các đồ thị của q theo t và i theo t được cho trên hình 32.12. Điện tích trên tụ điện dao
động giữa các cực trị Qmax và –Qmax, và dòng điện dao động giữa các cực trị Imax và –Imax.
Hơn nữa, dòng điện lệch pha 900 so với điện tích. Tức là khi điện tích cực đại thì dòng điện
bằng không, và khi điện tích bằng không thì dòng điện cực đại.
Trở lại sự thảo luận về năng lượng của mạch LC. Thay các phương trình 32.24 và 32.25
vào phương trình 32.18, ta thấy năng lượng toàn phần là:
16
Qm2 ax 1
U = UE +UB = cos 2t + LI m2 ax sin 2t ( 32.26 )
2C 2
Phương trình này chứa tất cả các đặc trưng được mô tả một cách định tính ở phần đầu
của mục này. Nó chỉ ra rằng năng lượng của mạch LC dao động một cách liên tục giữa năng
lượng được tích trữ trong điện trường của tụ điện và năng lượng được tích trữ trong từ
trường của cuộn cảm. Khi năng lượng được tích trữ trong tụ điện đạt giá trị cực đại
Qm2ax / 2C thì năng lượng được tích trữ trong cuộn cảm bằng không. Khi năng lượng được
1 2
tích trữ trong cuộn cảm đạt giá trị cực đại LI max thì năng lượng được tích trữ trong tụ điện
2
bằng không.

Hình 32.12: Các đồ thị của điện tích Hình 32.13: Các đồ thị của UE và UB
và dòng điện theo thời gian của một theo thời gian của một mạch LC không
mạch LC không có điện trở và không có điện trở và không bức xạ.
bức xạ.
Các đồ thị về sự biến thiên theo thời gian của UE và UB được cho trên hình 32.13. Tổng
1 2
UE + UB là một hằng số và bằng năng lượng toàn phần Qm2ax / 2C hoặc LI max . Việc kiểm tra
2
lại là không phức tạp. Các biên độ của hai đồ thị trên hình 32.13 phải bằng nhau vì năng
lượng cực đại tích trữ trong tụ điện (khi i=0) phải bằng năng lượng cực đại tích trữ trong
cuộn cảm (khi q=0). Sự cân bằng này được biểu diễn toán học như là:
17
Qm2 ax 1 2
= LI max
2C 2
Sử dụng biểu thức này trong phương trình 32.26 đối với năng lượng toàn phần ta có:
Qm2 ax Qm2 ax
U=
2C
( cos t + sin t ) = 2C
2 2
( 32.27 )
Trong trường hợp được lí tưởng hóa của ta, các dao động trong mạch tiếp tục một cách vô
hạn; tuy nhiên năng lượng toàn phần U của mạch không đổi chỉ khi sự bức xạ năng lượng ra ngoài
và sự chuyển hóa năng lượng thành nhiệt được bỏ qua. Các mạch thực tế luôn có một giá trị điện
trở nào đó và do đó một phần năng lượng bị chuyển hóa thành nội năng. Ta đã nói ở phần
đầu của mục này là có thể bỏ qua sự bức xạ từ mạch. Trong thực tế, sự bức xạ là không thể
tránh được trong kiểu mạch này, và năng lượng toàn phần trong mạch liên tục suy giảm do
quá trình bức xạ.
Câu hỏi 32.5: (i) Tại một thời điểm trong quá trình mạch LC dao động, dòng điện đạt giá trị
cực đại. Tại thời điểm này thì điều gì xảy ra với điện áp qua tụ điện? (a) Nó khác điện áp
qua cuộn cảm. (b) Nó bằng 0. (c) Nó đạt giá trị cực đại. (d) Không thể xác định được. (ii)
Bây giờ xét tại thời điểm mà dòng điện có giá trị tức thời bằng 0. Tại thời điểm này thì điều
gì xảy ra với độ lớn của điện áp qua tụ điện? (a) Nó khác điện áp qua cuộn cảm. (b) Nó
bằng 0. (c) Nó đạt giá trị cực đại. (d) Không thể xác định được.

Bài tập mẫu 32.6: Các dao động trong mạch LC


Trên hình 32.14, ắc quy có suất điện động 12
V, độ tự cảm của cuộn dây là 2,81 mH và điện
dung của tụ điện là 9,0 pF. Khoá S đã được đặt
ở vị trí a một thời gian dài để cho tụ điện được
nạp đầy. Bây giờ chuyển khoá S sang vị trí b,
ngắt ắc quy khỏi mạch điện và nối trực tiếp tụ
điện với cuộn cảm.
(A) Hãy tìm tần số dao động của mạch. Hình 32.14: Ban đầu tụ điện được
nạp đầy với khoá S ở vị trí a. Sau
(B) Hỏi giá trị cực đại của điện tích và của
đó khoá S được chuyển sang vị trí
dòng điện trong mạch?
b, ắc quy bị ngắt khỏi mạch.

Giải:
(A) Khi chuyển khoá S sang vị trí b phần hoạt động của mạch là vòng bên phải, là
một mạch LC. Tần số dao động của mạch được tính theo công thức 32.22:
 1
f = =
2 2 LC
Thay số ta được:

18
1
f = = 1, 0 106 Hz
2 ( 2,8110 H )( 9, 0 10 F ) 
12
−3 −12

(B) Điện tích cực đại chính bằng điện tích ban đầu trên tụ điện:
Qmax = C V = ( 9, 0 10−12 F ) (12V ) = 1, 08 10−10 C

Dòng điện cực đại được tính từ điện tích cực đại theo phương trình 32.25:
I max =  Qmax = 2 f Qmax = ( 2 106 s −1 )(1, 08 10−10 C ) = 6, 79 10−4 A

Mạch RLC

Hình 32.15: Mạch RLC nối tiếp.


Một mạch thực tế hơn gồm điện trở, cuộn cảm và tụ điện được mắc như trên hình
32.15. Giả sử điện trở của cái điện trở là điện trở của cả mạch. Giả sử khóa S ở vị trí a sao
cho điện tích lúc đầu của tụ điện bằng Qmax. Bây giờ khóa S được chuyển sang vị trí b. Lúc
này năng lượng toàn phần được tích trữ trong tụ điện và trong cuộn cảm là Qm2ax / 2C . Tuy
nhiên năng lượng toàn phần này không còn là hằng số như trong trường hợp mạch LC vì
điện trở gây ra sự chuyển năng lượng thành nội năng. (Ta tiếp tục bỏ qua sự bức xạ năng
lượng từ mạch trong trường hợp này). Do tốc độ chuyển hóa năng lượng thành nội năng bên
trong điện trở là i2R nên:
dU
= −i 2 R
dt
Dấu âm biểu thị năng lượng U của mạch giảm theo thời gian. Thay U = UE+UB ta có:
q dq di
+ Li = −i 2 R ( 32.28)
C dt dt

19
Để chuyển phương trình này về dạng cho phép so sánh được dao động điện với dao
động cơ, trước tiên ta dùng i = dq/dt và đưa tất cả các số hạng sang vế trái để thu được:
d 2q 2 q
Li 2
+i R+ i = 0
dt C
Bây giờ chia cho i:
d 2q q
L 2 + iR + = 0
dt C
d 2q dq q
L 2
+R + =0 ( 32.29 )
dt dt C
Mạch RLC tương tự như dao động tử điều hòa tắt dần đã thảo luận trong mục 15.6.
Phương trình chuyển động của hệ vật-lò xo dao động tắt dần là:
d 2x dx
m 2
+ b + kx = 0 ( 32.30)
dt dt
So sánh các phương trình 32.29 và 32.30 ta thấy rằng q tương ứng với vị trí x của vật tại
thời điểm bất kì, L tương ứng với khối lượng m của vật, R tương ứng với hệ số tắt dần b, C
tương ứng với 1/k, trong đó k là độ cứng của lò xo. Các mối liên hệ này và một số mối liên
hệ khác được liệt kê trong bảng 32.1.
Bảng 32.1: Sự tương tự giữa mạch RLC và chất điểm dao động điều hòa đơn giản
Mạch RLC Chất điểm dao động điều
hòa 1 chiều đơn giản
Điện tích qx Vị trí
Dòng điện i  vx Vận tốc

Hiệu điện thế V  Fx Lực

Điện trở R b Hệ số tắt dần nhớt


Điện dung C  1/ k k = độ cứng của lò xo
Độ tự cảm Lm Khối lượng
Dòng điện = dq dx Vận tốc = đạo hàm
đạo hàm theo thời i=  vx = theo thời gian của vị trí
dt dt
gian của điện tích Gia tốc = đạo hàm bậc
di d 2 q dv d 2x
Tốc độ thay đổi = 2  ax = x = 2 2 theo thời gian của vị trí
của dòng điện = đạo dt dt dt dt
hàm bậc 2 theo thời
gian của điện tích
Năng lượng 1 2 1 Động năng của vật
trong cuộn cảm UB = LI  K = mv 2 chuyển động
2 2

20
Năng lượng trong tụ 1 q2 1 Thế năng tích trữ trong lò xo
điện UE =  U = k x2
2C 2
Tốc độ mất năng i 2 R  bv 2 Tốc độ mất mát năng lượng
lượng do điện trở do ma sát
Mạch RLC d 2q dq q d 2x dx Vật-lò xo dao động tắt dần
L 2
+ R + = 0  m 2
+ b + kx = 0
dt dt C dt dt

Vì nghiệm giải tích của phương trình 32.29 rất cồng kềnh, nên ta chỉ đưa ra một sự mô
tả định tính về sự hoạt động của mạch. Trong trường hợp đơn giản nhất, khi R = 0, phương
trình 32.29 trở thành phương trình của mạch LC đơn giản, và điện tích và dòng điện dao
động hình sin theo thời gian. Trường hợp này tương đương với việc loại trừ tất cả các tắt
dần trong dao động tử cơ học.
Khi R nhỏ, trường hợp này tương tự như sự tắt dần chậm của dao động tử cơ học,
nghiệm của phương trình 32.29 là:
q = Qmax e− Rt /2 L cosd t ( 32.31)
Trong đó d là tần số góc dao dộng của mạch, được cho bởi:
1/2
 1  R 2 
d =  −   ( 32.32 )
 LC  2 L  
Tức là giá trị điện tích trên tụ điện dao động điều hòa tắt dần tương tự như hệ vật-lò xo
đang chuyển động trong một môi trường nhớt. Phương trình 32.32 chỉ ra rằng khi
R 4L / C (để số hạng thứ 2 trong dấu ngoặc vuông nhỏ hơn số hạng đầu) thì tần số d
của dao động tử tắt dần gần với tần số của dao động tử không tắt dần, 1/ LC . Vì i = dq/dt
nên dòng điện cũng chịu một dao động điều hòa tắt dần. Đồ thị của điện tích theo thời gian
đối với dao động tử tắt dần được cho trên hình 32.16a, và một hình chụp từ máy hiện sóng
đối với một mạch RLC thực tế được cho trên hình 32.16b. Giá trị cực đại của q giảm sau
mỗi dao động, giống như biên độ dao động của hệ vật-lò xo giảm theo thời gian.
Đối với các giá trị R lớn, các dao động suy giảm nhanh hơn; trên thực tế có tồn tại một
giá trị điện trở tới hạn RC = 4 L / C mà trên giá trị đó thì không xảy ra dao động. Một hệ có
R = RC thì được nói là tắt dần tới hạn. Khi R vượt quá RC, hệ được nói là quá tắt dần.

21
Tóm tắt chương 32
Các khái niệm và nguyên lý
Khi dòng điện trong một vòng dây thay đổi theo thời gian, một suất điện động được sinh ra
trong vòng dây theo định luật Faraday.
Suất điện động tự cảm là:
 L = − L di ( 32.1)
dt
trong đó L là độ tự cảm của cuộn dây.
Độ tự cảm là độ đo mức độ mà cuộn dây chống lại sự thay đổi của dòng điện trong cuộn
dây. Độ tự cảm có đơn vị trong hệ SI là Henry (H), trong đó: 1H=1 V . s/A

Độ tự cảm của cuộn dây bất kì là:


N B
L= ( 32.2 )
i
Trong đó N là tổng số vòng của cuộn dây, B là từ thông qua cuộn dây. Độ tự cảm của một
thiết bị phụ thuộc hình dạng của nó. Ví dụ, độ tự cảm của một ống dây solenoid bên trong
chứa không khí là:
N2
L = 0 A (32.4)
l
Trong đó l là chiều dài và A là tiết diện của ống dây.

Nếu một điện trở và một cuộn cảm được nối tiếp với một nguồn điện có suất điện động 
tại thời điểm t=0 thì dòng điện trong mạch thay đổi theo thời gian theo biểu thức:
 (1 − e−t / )
i= ( 32.7 )
R
Trong đó τ là hằng số thời gian của mạch RL. Nếu ta thay nguồn điện trong mạch bằng
một dây dẫn không có điện trở thì dòng điện suy giảm theo hàm mũ e theo thời gian theo
biểu thức:
i=
 e−t / (32.10)
R
Trong đó ε / R là dòng điện ban đầu trong mạch điện.

Năng lượng tích trữ trong từ trường của cuộn cảm mang dòng điện i là:

1 2
UB = LI (32.12)
2
Năng lượng này là năng lượng từ trường tương ứng với năng lượng tích trữ trong điện
trường của tụ điện đã được tích điện.

22
Mật độ năng lượng tại một điểm có từ trường B là:
B2
uB = (32.14)
2 0

Hệ số hỗ cảm của hệ gồm hai cuộn dây là:


N 2 12 N
M12 = = M 21 = 1 21 = M (32.15)
i1 i2
Hệ số hỗ cảm này cho phép liên hệ suất điện động cảm ứng trong một cuộn dây với sự thay
đổi dòng điện nguồn trong cuộn dây bên cạnh dùng các mối lien hệ:
 2 = − M12 di1 và 1 = − M 21 di2 ( 32.16,32.17 )
dt dt

Trong một mạch LC có điện trở bằng không và không bức xạ điện từ (một trường hợp lí
tưởng), các giá trị điện tích trên tụ điện và dòng điện trong mạch biến đổi hình sin theo thời
gian theo một tần số góc được cho bởi:
1
= ( 32.22 )
LC
Năng lượng trong mạch LC chuyển hóa liên tục giữa năng lượng tích trữ trong tụ điện và
năng lượng tích trữ trong từ trường.

Trong một mạch RLC có điện trở nhỏ, điện tích trên tụ điện thay đổi theo thời gian theo
công thức:

q = Qmax e− Rt /2 Lcosd t (32.31)

Trong đó:
1/2
 1  R 2 
d =  −   (32.32)
 LC  2 L  

23
Câu hỏi lý thuyết chương 32
1. Các thông số nào ảnh hưởng đến độ tự cảm của một cuộn dây? Độ tự cảm của một
cuộn dây có phụ thuộc vào dòng điện chạy trong cuộn dây đó không?
2. Một cuộn cảm không có điện trở lúc đầu mang dòng điện ổn định. Sau đó dòng điện
được tăng lên gấp đôi và giữ ổn định. Hỏi điều gì xảy ra với suất điện động trong cuộn
cảm? (a) Tăng 4 lần. (b) tăng 2 lần. (c) giữ nguyên không đổi. (d) bằng 0. (e) giảm so
với trước đó.
3. Giả sử dòng điện trong mạch gồm có nguồn điện, điện trở và cuộn cảm đã đạt giá trị
cực đại và ổn định. (a) Cuộn cảm có độ tự cảm không? (b) Cuộn cảm có ảnh hưởng đến
giá trị của dòng điện không?
4. Xét mạch điện LC như hình vẽ. Sau khi đóng khoá S, có
những thời điểm điện tích trên tụ điện bằng 0 và cũng có
những thời điểm điện tích trên tụ điện khác không. Hãy giải
thích tại sao lại như vậy?

5. Xét mạch điện như hình vẽ. Lúc đầu khoá S mở, tụ điện
chưa được tích điện và trong mạch không có dòng điện. Tại
thời điểm t = 0 khoá S được đóng. Hãy xác định các dòng
điện chạy qua cuộn cảm, tụ điện, điện trở; suất điện động
của cuộn cảm; hiệu điện thế của tụ điện và điện trở (a) ngay
sau khi khoá S được đóng (b) rất lâu sau khi khoá S được
đóng.

Bài tập chương 32


1. Một cuộn dây có độ tự cảm 3,0 mH, dòng điện trong cuộn dây thay đổi từ 0,2 A đến 1,5
A trong khoảng thời gian 0,2 s. Hãy tìm độ lớn của suất điện động cảm ứng trung bình
trong cuộn dây trong khoảng thời gian này.
ĐS: 19,5 mV
2. Một cuộn cảm có độ tự cảm 2,0 H mang dòng điện 0,5 A. Khi khoá trong mạch được
mở, dòng điện giảm về 0 sau 10,0 ms. Hỏi suất điện động cảm ứng trung bình trong
cuộn cảm trong khoảng thời gian này?
ĐS: 100 V
3. Một ống dây solenoid có bán kính 2,5 cm, dài 20,0 cm, gồm 400 vòng. Hãy tìm (a) độ
tự cảm của solenoid (b) tốc độ biến thiên của dòng điện trong solenoid để sinh ra một
suất điện động bằng 75,0 mV.
ĐS: 1,97 mH; 38 mA/s.
4. Một cuộn cảm có độ tự cảm 90,0 mH mang dòng điện đang biến thiên theo thời gian
theo công thức i = 1,0t2 – 6,0t trong đó i tính theo A và t tính theo giây. Hãy tìm độ lớn
24
của suất điện động cảmứng tại (a) t = 1,0 s và (b) t = 4,0 s. (c) Tại thời điểm nào thì suất
điện động bằng 0?
ĐS: 360 mV; 180 mV; 3,0 s.
5. Một ắc quy 12,0 V được mắc vào mạch điện gồm điện trở 10,0  nối tiếp với cuộn
cảm 2,0 H. Hỏi sau bao lâu thì dòng điện trong mạch đạt tới (a) 50,0 % và (b) 90,0 %
giá trị cuối cùng của nó?
ĐS: 0,139 s; 0,461 s.
6. Một mạch RL trong đó cuộn cảm có độ tự cảm L = 3,0 H và một mạch RC trong đó tụ
điện có điện dung C = 3,0 F. Hai mạch này có hằng số thời gian bằng nhau. Nếu điện
trở của 2 mạch này bằng nhau. (a) Hãy tính giá trị của điện trở và (b) hằng số thời gian
của mạch điện.
ĐS: 1000  ; 3 ms.
7. Xét mạch điện như hình vẽ dưới. (a) Khi khoá ở vị trí a điện trở phải có giá trị bằng bao
nhiêu để mạch có hằng số thời gian là 15,0 s. (b) Hỏi dòng điện trong cuộn cảm tại
thời điểm khoá được chuyển sang vị trí b?

Hình bài tập 7.

ĐS: 1290  ; 72 mA
8. Xét mạch điện như hình vẽ dưới. Cho L = 7,0 H, R = 9,0  và  =120,0 V. Hỏi suất
điện động tự cảm trong mạch sau 0,2 s kể từ khi đóng khoá S?

Hình bài tập 8 và bài tập 9.


9. Xét mạch điện như hình vẽ trên. Cho L = 8,0 mH, R = 4,0  và  = 6,0 V. (a) Hỏi
hằng số thời gian của mạch? (b) Hãy tính dòng điện sau 250  s kể từ khi đóng khoá S.

25
(c) Hãy tính giá trị dòng điện trong cực đại mạch khi ổn định. (d) Sau bao lâu thì dòng
điện trong mạch đạt 80% giá trị cực đại của nó?
ĐS: 2 ms; 0,176 A; 1,5 A; 3,22 ms.
10. Hãy tính năng lượng từ trường của một ống dây solenoid 200 vòng mang dòng điện
1,75 A và từ thông qua mỗi vòng dây là 3,7  10−4 T.m2 .
ĐS: 64,8 mJ.
11. Một ắc quy 24,0 V được mắc nối tiếp với một điện trở và một cuộn cảm. Biết R = 8  ,
L = 4,0 H. Hãy tìm năng lượng từ trường tích trữ trong cuộn cảm (a) khi dòng điện đạt
giá trị cực đại và (b) tại thời điểm bằng một hằng số thời gian của mạch kể từ khi đóng
mạch ( t =  ).
ĐS: 18 J; 7,19 J.
12. Từ trường bên trong một solenoid siêu dẫn là 4,5 T. Solenoid này có chiều dài 26,0 cm
và đường kính trong là 6,2 cm. Hãy xác định (a) mật độ năng lượng từ trường và (b)
năng lượng từ trường bên trong solenoid.
ĐS: 8,06 MJ; 6,32 kJ.
13. Một suất điện động bằng 96,0 mV được sinh ra bên trong một cuộn dây khi dòng điện
trong cuộn dây bên cạnh đang tăng với tốc độ 1,2 A/s. Hỏi hệ số hỗ cảm của 2 cuộn dây
này?
ĐS: 80 mH.
14. Hai cuộn dây đặt gần nhau. Cuộn thứ nhất mang dòng điện phụ thuộc thời gian theo
công thức i ( t ) = 5, 0e−0,025t sin120  t , trong đó i tính bằng Ampe và t tính bằng giây. Tại
thời điểm t = 0,80 s, suất điện động đo được ở cuộn dây thứ hai là -3,2 V. Hỏi hệ số hỗ
cảm của các cuộn dây này bằng bao nhiêu?
ĐS: 1,73 mH.
15. Cho mạch điện như hình vẽ. Suất điện động của ắc quy là 50,0 V, điện trở là 250,0  và
điện dung là 0,50  F . Khoá S được đóng trong một khoảng thời gian dài, và hiệu điện
thế của tụ điện bằng 0. Sau khi khoá S được mở, hiệu điện thế của tụ điện tăng tới giá
trị cực đại 150,0 V. Hãy tìm độ tự cảm của cuộn dây.

Hình bài tập 15. Hình bài tập 16.

26
16. Xét mạch điện như hình vẽ. Cho R = 7,6  , L = 2,2 mH, C= 1,8  F . (a) Hãy tính tần
số dao động tắt dần của mạch khi khoá S được chuyển sang vị trí b. (b) Hãy tìm giá trị
điện trở tới hạn đối với dao động tắt dần.
ĐS: 2510 Hz; 69,9  .
17. Cho mạch điện như hình vẽ. Khi dòng điện trong phần mạch điện có giá trị 2,0 A và
đang tăng với tốc độ 0,5 A/s thì điện áp đo được là Vab = 9,0 V. Khi dòng điện trong
phần mạch điện có giá trị 2,0 A và đang giảm với tốc độ 0,5 A/s thì điện áp đo được là
Vab = 5,0 V. Hãy tính các giá trị của (a) L và (b) R.

Hình bài tập 17.


ĐS: 4 H; 3,5  .
18. Cho mạch điện như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0 khoá S được đóng. Ta cần tìm một
công thức mô tả dòng điện trong cuộn cảm tại các thời điểm t > 0. Gọi dòng điện này là
i và trên hình vẽ nó chạy theo chiều từ trên xuống dưới. Gọi i1 là dòng điện chạy từ trái
sang phải qua R1, i2 là dòng điện chạy từ trên xuống qua R2. (a) Hãy sử dụng quy tắc
nút của Kirchhoff để tìm mối liên hệ giữa 3 dòng điện này. (b) Hãy viết biểu thức quy
tắc vòng của Kirchhoff cho vòng mạch bên trái. (c) Hãy viết biểu thức quy tắc vòng của
Kirchhoff cho vòng mạch ngoài. (d) hãy khử i1 và i2 từ 3 phương trình này để thu được
biểu thức chỉ chứa dòng điện i. (e) So sánh phương trình thu được ở phần (d) với
phương trình 32.6 trong phần lý thuyết. Từ sự so sánh này hãy viết lại phương trình
32.7 đối với tình huống trong bài tập này và chứng tỏ rằng:

i (t ) =
 (1 − e− R t / L ) trong đó R ' =
' R1 R2
.
R1 R1 + R2

Hình bài tập 18.

27
Chương 34: Sóng điện từ
óng cơ (mechanical waves) đòi hỏi sự hiện diện của một môi trường trong khi đó sóng

S điện từ (electromagnetic waves) có thể truyền qua chân không. Các phương trình của
Maxwell dựa vào lý thuyết sóng điện từ truyền trong không gian với vận tốc của ánh
sáng. Herzt xác nhận những tiên đoán của Maxwell là đúng khi ông đã tạo ra và phát hiện ra
sóng điện từ vào năm 1887. Sóng điện từ được tạo ra bằng cách dao động điện tích. Sóng phát
ra từ những điện tích có thể dò được tại những nơi rất xa. Sóng điện từ vừa mang năng lượng,
vừa mang động lượng.

35.1 Dòng điện dịch và dạng tổng quát của định luật Ampere
35.1.1 Sơ lược lịch sử
Nhà vật lý lý thuyết Scottish (1831−1879) đã phát
triển lý thuyết sóng điện từ của ánh sáng, lý thuyết về
động lực của khí và giải thích bản chất màu sắc tự nhiên
và chu kỳ của sao Thổ.
Ông đã xây dựng thành công hệ phương trình về
trường điện từ và được biết đến với tên gọi hệ phương
trình Maxwell. Maxwell là người đã làm được một việc
rất quan trọng là khái quát hóa định luật Ampere, đây là
một đóng góp rất quan trọng.
Khả năng toán học đáng gờm kết hợp với cái nhìn
sâu sắc tuyệt vời cho phép Maxwell dẫn đầu trong nghiên
James Clerk Maxwell
cứu về điện từ và lý thuyết động học. Ông chết vì ung thư
(1831–1879)
trước khi ông 50 tuổi.
35.1.2 Sự mở rộng định luật Ampere do Maxwell thực hiện
Trong chương 30, chúng ta đã sử dụng định luật Ampere để phân tích từ trường tạo bởi
dòng điện:

 B  ds =  I
0

Trong phương trình này, tích phân đường qua bất kỳ đường cong khép kín có dòng
điện chạy qua, dòng điện dẫn chạy qua vòng ampere được xác định: I = dq dt (Trong phần
này, chúng ta sử dụng thuật ngữ “dòng điện dẫn” để chỉ dòng điện được mang bởi các hạt
mang điện trong dây dẫn để phân biệt nó với một loại dòng điện khác sẽ được giới thiệu sau).
Biểu thức trên chỉ đúng nếu điện trường là tĩnh, tức không phụ thuộc vào thời gian. Maxwell
đã ghi nhận giới hạn của định luật Ampere và thay đổi biểu thức này trong trường hợp điện
trường thay đổi theo thời gian.
Xét một tụ điện được tích điện như hình 34.1.
Khi xuất hiện dòng điện dẫn thì điện tích trên bản
dương của tụ thay đổi nhưng không có dòng điện
nào tồn tại trong khe hỡ giữa hai bản tụ vì không
xuất hiện các hạt mang điện. Bây giờ hãy xét hai
mặt S1 và S2 được giới hạn bởi cùng một đường P,
định luật Ampere nói rằng  B  ds xung quanh
đường dẫn P này phải bằng 0 I, trong đó I là cường
độ dòng điện tổng cộng qua bất kỳ bề mặt nào được
bao bọc bởi đường P.
Khi đường dẫn P được coi là ranh giới của S1
thì  B  ds = 0 I, trong đó I là dòng điện dẫn qua
mặt S1. Khi đường dẫn P được coi là ranh giới của
S2 thì  B  ds = 0 , bởi vì không có dòng điện dẫn
qua mặt S2. Do đó, một trường hợp mâu thuẩn có
thể xảy ra từ sự gián đoạn của dòng điện. Maxwell Hình 34.1: Hai mặt phẳng S1 và S2
đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa ra một số gần một bản của tụ điện được giới
hạn bổ sung ở phía bên phải của định luật Ampere. hạn bởi đường P.
Số hạn cộng thêm được gọi là dòng điện dịch
(displacement current, Id).
d E
Id  0 (34.1)
dt
trong đó, 0 là hằng số điện môi và  E   E  dA là thông lượng electron xuyên qua bề mặt
được giới hạn bởi đường tích phân.
Khi tụ điện đang được tích điện (hoặc phóng điện), sự thay đổi điện trường giữa hai
bản cực của tụ được coi là tương đương với dòng điện dẫn trong dây. Do đó, biểu thức dòng
điện dịch (34.1) được thêm vào dòng điện dẫn trong định luật Ampere, để đi tới một định luật
dạng hoàn thiện hơn mà ở đó từ trường được tạo bởi dòng điện dẫn và điện trường thay đổi
theo thời gian (time-varying electric field). Biểu thức tổng quát của định luật Ampere (nhiều
người gọi là định luật Ampere−Maxwell.
d E
 B  ds =  ( I + I ) =  I +  
0 d 0 0 0
dt
(34.2)

Hình 34.2 mô tả sự thay đổi điện trường E tồn tại giữa các bản của tụ điện tạo ra một
thông lượng electron. Thông lượng electron qua bề mặt S được xác định:  E   E  dA = EA,
trong đó A là diện tích của các bản của tụ điện và E là độ lớn của điện trường đều giữa hai
bản tụ: E = q ( 0 A ) , trong đó q là điện tích trên bản
cực dương của tụ điện, A là diện tích bản cực. Khi đó,
thông lượng electron:
q
 E = EA =
0

Do đó, dòng điện dịch qua mặt S là:


d E dq
Id = 0 = (34.3)
dt dt
Phương trình (34.3) cho thấy dòng điện dịch
trong khe giữa các bản của tụ có cùng một giá trị. Bằng
cách xét bề mặt S, chúng ta có thể xác định dòng điện
dịch khi nguồn của từ trường trên bề mặt giới hạn.
Dòng điện dịch có nguồn gốc vật lý từ điện trường thay
Hình 34.2: Khi dòng điện dẫn tồn
đổi theo thời gian. Điểm chính của phần này là từ
tại trong các dây dẫn, sự thay đổi
trường được tạo ra bởi dòng điện dẫn và điện trường
thay đổi theo thời gian. điện trường tồn tại giữa các bản
của tụ điện.

Câu hỏi 34.1: Trong một mạch RC, tụ điện bắt đầu phóng điện.
(i) Trong quá trình phóng điện, khoảng không gian giữa hai bản của tụ điện. Xuất hiện:
(a) Dòng điện dẫn nhưng không có dòng điện dịch
(b) Dòng điện dịch nhưng không có dòng điện dẫn
(c) Cả hai dòng điện dẫn và dòng điện dịch
(d) Không xuất hiện dòng điện
(ii) Trong cùng một vùng không gian, xuất hiện:
(a) Điện trường nhưng không có từ trường
(b) Từ trường nhưng không có điện trường
(c) Cả hai điện và từ trường
(d) Không xuất hiện điện trường hay từ trường

Bài tập mẫu 34.1: Dòng điện dịch trong tụ điện

Một điện áp thay đổi hình sin được áp vào hai đầu một tụ điện như trong hình 34.3.
Điện dung của tụ điện là C = 8,00 F , tần số của điện áp là f = 3,00 kHz , biên độ điện
áp là Vmax = 30,0 V. Hãy xác định dòng điện dịch giữa hai bản của tụ điện.
Giải:

Khái niệm: Hình 34.3 biểu diễn sơ đồ mạch điện trong


trường hợp này. Hình 343 cho thấy chi tiết của tụ điện
và điện trường giữa hai bản tụ.
Phân loại: Chúng ta xác đinh kết quả bằng cách sử dụng
các phương trình được đưa ra trong phần này, vì vậy ví
dụ này được xem như điển hình.
Hình 34.3 (bài tập 34.1)
Tần số góc của nguồn:
 = 2f = 2. ( 3,00.103 ) = 1,88.104 s −1

Sự khác biệt về điện áp qua tụ điện như một hàm theo thời gian:
vc = Vmax sin t = 30,0sin (1,88.104 t )

Điện tích của tụ điện: q = Cvc

Từ phương trình (34.3) về định nghĩa dòng điện dịch:


dq d d
id = = ( CvC ) = C ( Vmax sin t ) = CV cos t
dt dt dt
Thay số:
i d = (1,88.104 s −1 )(8,00.10−6 C ) ( 30,0V ) cos (1,88.104 t ) = 4,51cos (1,88.104 t )

34.2 Phương trình Maxwell và phát minh của Hertz


Trong lý thuyết thống nhất của Maxwell về điện từ cho rằng, sóng điện từ là một hệ
quả tự nhiên của những định luật cơ bản của điện từ học giống như các định luật Newton về
chuyển động đối với cơ học. Tuy nhiên cũng có một sự khác nhau rất quan trọng. Einstein
đưa ra thuyết tương đối hẹp vào năm 1905, khoảng 200 năm sau thì xuất hiện các định luật
Newton và 40 năm sau thì xuất hiện các phương trình Maxwell. Sau khi có lý thuyết tương
đối, các định luật Newton phải thay đổi rất nhiều khi tốc độ tương đối đạt đến giá trị xấp xỉ
vận tốc ánh sáng. Tuy nhiên, đối với phương trình Maxwell thì không cần thay đổi gì, chúng
hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối hẹp.
Các phương trình Maxwell đại diện cho các định luật về điện và từ tính mà chúng ta
đã bàn luận, nhưng chúng có hệ quả rất quan trọng. Để đơn giản, các phương trình Maxwell
áp dụng cho không gian trống, tức là không có bất cứ vật liệu điện môi hoặc từ tính nào sẽ
được trình bày.
34.2.1 Phương trình Maxwell 1 − Định luật Gauss
Tổng thông lượng điện (electric flux) qua bề mặt kín bất kỳ bằng tổng điện tích bên
trong bề mặt kín chia cho 0 . Định luật này liên quan đến sự phân bố điện tích để tạo ra điện
trường.
q
 E  dA = 0
(34.4)

34.2.2 Phương trình Maxwell 2 − Định luật Gauss trong từ trường


Từ thông (magnetic flux) toàn phần qua một mặt kín bằng không, có nghĩa là số đường
sức từ đi vào phải bằng số đường sức từ đi ra khỏi một mặt kín. Điều này có nghĩa là các
đường sức từ không thể bắt đầu hoặc kết thúc tại bất kỳ điểm nào. Nếu điều này đúng thì
những đơn cực từ (isolated magnetic monopoles) sẽ được tìm thấy trong tự nhiên. Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được.

 B  dA = 0 (34.5)

34.2.3 Phương trình Maxwell 3 − Định luật Faraday về cảm ứng


Phương trình này dùng để mô tả việc tạo ra điện trường bằng cách làm cho từ trường
biến thiên theo thời gian. Theo điện động lực học, tích phân đường của điện trường dọc theo
một đường cong khép kín bằng tốc độ biến thiên của từ thông gửi qua diện tích bề mặt được
giới hạn bởi đường cong đó. Một hệ quả của định luật Faraday là tồn tại dòng điện dẫn trong
vòng dây dẫn đặt trong một từ trường biến thiên theo thời gian.
d B
 E  ds = − dt
(34.6)

34.2.4 Phương trình Maxwell 4 − Định luật Ampere-Maxwell


Định luật Ampere-Maxwell dùng để mô tả việc tạo ra từ trường bằng điện trường biến
thiên và dòng điện. Tích phân đường của từ trường dọc theo một đường cong khép kín bằng
tổng của 0 nhân với dòng điện và 00 nhân với tốc độ biến thiên từ thông gửi qua diện tích
bề mặt được giới hạn bởi đường cong đó:
d E
 B  ds =  I +  
0 0 0
dt
(34.7)

34.2.5 Lực Lorentz


Tại một điểm trong không gian tồn tại điện trường và từ trường, lực tác dụng lên một
hạt mang điện tích q có thể được tính toán từ điện và từ trường của hạt như sau:
F = qE + qv  B (34.8)
Những phương trình của Maxwell và lực Lorentz mô tả đầy đủ về tương tác điện từ
trước đó. Cần chú ý tính đối xứng của hệ bốn phương trình Maxwell. Các phương trình (34.4)
và (34.5) lần lượt là các tích phân mặt của E và B lấy trên một mặt kín. Phương trình (34.6)
và (34.7) lần lượt là các tích phân đường của E và B lấy dọc theo một chu vi kín. Phương
trình của Maxwell có tầm quan trọng cơ bản không chỉ đối với điện từ học nói riêng và ngành
khoa học nói chung.
34.2.6 Thí nghiệm của Hertz
Heinrich Rudolf Hertz (1857−1894) là nhà Vật lý
người Đức. Ông là người đầu tiên tạo ra sóng điện từ và phát
hiện ra sóng điện từ tại phòng thí nghiệm vào năm 1887. Ông
cũng chỉ ra một khía cạnh sóng khác của ánh sáng. Những tia
lửa điện được cảm ứng qua khoảng trống của hai điện cực
của mạch thu, khi hiệu chỉnh tần số của mạch thu trùng với
mạch phát. Trong một loạt các thí nghiệm khác, Herzt cũng
chỉ ra bức xạ được tạo ra bởi những thiết bị này có thể thể
hiện bản chất sóng. Giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ, khúc xạ và
phân cực. Ông cũng đo được vận tốc bức xạ gần đúng bằng
vận tốc của ánh sáng.
Heinrich Rudolf Hertz
Mô tả thí nghiệm: Một cuộn dây cảm ứng được nối
(1857–1894)
với mạch phát. Mạch phát gồm 2 cực dạng hình cầu đặt cách
nhau một khoảng rất nhỏ. Cuộn dây cung cấp một điện áp tăng vọt trong một khoảng thời gian
ngắn đến các điện cực. Khi đó, không khí ở khoảng giữa 2 điện cực bị oxy hóa và trở thành
một dây dẫn tốt hơn. Việc xả điện giữa các điện cực tạo thành một dao động có tần số rất cao,
điều này tương đương mạch LC.
Vận tốc của bức xạ điện từ trong chân không là rất quan trọng không những đối với lý
thuyết điện từ của Maxwell mà còn đối với cả lý thuyết của Einstein. Trong một không gian
trống rỗng ( q = 0 và I = 0 ), hai phương trình (34.6) và (34.7), Maxwell đã tiên đoán rằng ánh
sáng là một dạng bức xạ điện từ (electromagnetic radiation). Thí nghiệm của Hertz cho ta một
ví dụ về sự phát sóng điện từ (hình 34.4). Lõi của cuộn dây cung cấp một điện thế cho các
điện cực electron, một điện cực dương và một điện cực âm. Trong thí nghiệm đó rõ ràng rằng
là điện tích trên hai quả cầu biến thiên một cách tuần hoàn theo thời gian. Một tia lửa điện
được tạo ra giữa hai quả cầu khi điện trường của các điện cực lớn hơn cường độ điện trường
giữa hai quả cầu trong không khí (3.106 V/m). Các electron tự do trong điện trường mạnh
được gia tốc và tích đủ năng lượng để ion hóa các phân tử mà chúng va chạm. Sự ion hóa này
tạo ra nhiều electron để gia tốc và gây ra các quá trình ion hóa khác. Khi không khí trong khe
bị ion hóa trở thành một chất dẫn điện tốt và sự phóng điện giữa các điện cực làm xuất hiện
trạng thái dao động ở tần số rất cao. Theo quan điểm mạch điện, mô hình thí nghiệm của Hertz
tương đương với mạch LC, trong đó độ tự cảm của cuộn dây và điện dung của tụ điện được
tạo ra từ các điện cực hình cầu.
Bởi vì giá trị của L và C trong thí nghiệm
của Hertz là nhỏ và tần số dao động rất lớn,
khoảng 100 MHz (với  = 1 LC cho mạch dao
động LC). Sóng điện từ phát ra tại giá trị tần số
này là kết quả của các electron tự do di chuyển
trong mạch điện. Hertz đã ghi nhận các sóng này
bằng cách sử dụng một vòng dây đơn với khoảng
cách giữa các tia lửa điện (máy thu). Mạch nhận
sóng, có độ tự cảm L, điện dung C và tần số dao
động f, được đặt cách một vài mét từ máy phát.
Trong thí nghiệm của Hertz, các tia lửa điện được
tạo ra giữa khoảng không gian giữa hai điện cực
của máy thu khi tần số của máy thu được điều
chỉnh sao cho trùng với tần số của máy phát. Từ
thí nghiệm này, Hertz đã chứng minh được rằng
dòng điện trong máy thu được tạo ra bởi sóng điện
từ được phát ra từ máy phát.
Ngoài ra, Hertz đã thực hiện một loạt các
thí nghiệm liên quan đến bức xạ được tạo ra bởi
thiết bị tia lửa của mình nhằm thể hiện các tính
chất sóng của hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ,
phản xạ, khúc xạ và phân cực. Đó là tất cả các tính
chất của ánh sáng như chúng ta đã được biết. Sóng
vô tuyến mà Hertz đã tạo ra có các tính chất tương
tự như sóng ánh sáng, tuy nhiên chúng khác nhau
về tần số và bước sóng. Thí nghiệm thuyết phục Hình 34.4: Sơ đồ thí nghiệm của Hertz
nhất của ông là đo tốc độ của bức xạ này. Sóng có để tạo ra và ghi nhận sóng điện từ.
tần số đã biết được phản xạ từ một tấm kim loại và tạo ra mô hình giao thoa sóng. Bằng cách
đo khoảng cách giữa hai điểm nút cho phép xác định được giá trị bước sóng . Sử dụng mối
quan hệ v = f trong quá trình lan truyền sóng, Hertz đã tính được vận tốc của sóng điện từ
là v = 3.108 m s , giá trị này được biết đến như vận tốc của ánh sáng khả kiến.

34.3 Sóng điện từ phẳng


Giả sử rằng vector điện trường và từ trường của một sóng điện từ có quan hệ không −
thời gian đặc biệt, phù hợp với các phương trình của Maxwell. Giả sử một sóng điện từ truyền
theo phương x với E và B như được minh họa trong hình 34.5. Vector điện trường E hướng
theo phương y và từ trường B hướng theo phương z. Sóng mà trong đó điện trường E và từ
trường B bị hạn chế là song song với một cặp trục vuông góc được gọi là sóng phân cực tuyến
tính (linearly polarized waves). Giả sử rằng tại
bất kỳ mọi điểm trong không gian thì độ lớn của
E và B chỉ phụ thuộc vào tọa độ x và thời gian
t.
Giả sử nguồn phát sóng điện từ tại bất kỳ
vị trí nào trong mặt phẳng yz. Nếu chúng ta định
nghĩa tia (ray) là một đường thẳng mà sóng
truyền đi thì tất cả các tia của sóng phân cực
tuyến tính đều song song với nhau. Tập hợp của
các sóng này được gọi là sóng phẳng (plane
waves). Bề mặt nối những điểm cùng pha của tất
cả các sóng phẳng gọi là mặt sóng (wave front)
có dạng mặt phẳng. Tuy nhiên, khi một nguồn Hình 34.5: Điện trường và từ trường
điểm bức xạ phát sóng theo mọi hướng thì bề mặt của sóng điện từ truyền với vận tốc
nối những điểm cùng pha của những vị trí này có dọc theo chiều dương của trục x.
dạng hình cầu, sóng này được gọi là sóng cầu
(spherical wave).
34.3.1 Điện trường cảm ứng
Bây giờ chúng ta bắt đầu với định luật Faraday từ phương trình (34.6) để chứng minh
sự có mặt của sóng điện từ phẳng:
d B
 E  ds = − dt
Xét hình chữ nhật rất nhỏ có chiều rộng dx và chiều dài cố định tại một điểm trên
trục x (được biểu diễn trên hình 34.6). Để xác định tích phân đường E  ds ta lấy ngược chiều
kim đồng hồ vòng quanh hình chữ nhật của hình 34.6. Do E và ds vuông góc với nhau trên
cạnh đỉnh và cạnh đáy của hình chữ nhật nên tích phân trên hai cạnh này không cho đóng góp
gì. Tích phân do đó trở thành:
dE E
E ( x + dx )  E ( x ) + dx = E ( x ) + dx
dx t =h»ng sè x

trong đó, E ( x ) là điện trường ở phía bên trái của hình chữ nhật. Khi đó, tích phân  E  ds
được xác định:

 E 
 E  ds = E ( x + dx ) −  E ( x )    dx
 x 
(34.9)
Thông lượng từ trường xuyên qua hình chữ nhật ấy là B = B dx , trong đó B là độ lớn
(trung bình) của từ trường trong hình chữ nhật và dx là diện tích của hình chữ nhật. Lấy vi
phân của thông lượng từ trường theo thời gian ta có:
d B dB B
= dx = dx (34.10)
dt dt x =h»ng sè t

Nếu chúng ta thay phương trình (34.9) và (34.10) vào trong định luật cảm ứng Faraday
(phương trình 34.6), chúng ta tìm được:

 E  B
  dx = − dx
 x  t
E B
=− (34.11)
x t
34.3.2 Từ trường cảm ứng
Một cách tương tự, chúng ta có thể suy ra phương trình thứ hai để chứng minh sự tồn
tại của sóng điện từ phẳng bằng cách xuất phát từ phương trình thứ tư của Maxwell (phương
trình (34.7)).
d E
 B  ds =  I +  
0 0 0
dt
tích phân  B  ds lấy ngược chiều kim đồng hồ vòng quanh hình chữ nhật nằm trên mặt phẳng
xz, có chiều rộng dx và chiều dài như trên hình 34.7. Chú ý rằng độ lớn của từ trường thay
đổi từ B ( x ) đến B ( x + dx ) theo chiều rộng dx và hướng lấy tích phân đường ngược chiều
kim đồng hồ thì tích phân đường qua hình chữ nhật này có giá trị gần đúng:

 B 
 B  ds = B ( x ) −  B ( x + dx )   −   dx
 x 
(34.12)

Chúng ta thấy rằng sự thay đổi của thông lượng  E sẽ cảm ứng một từ trường với các
vector B ( x ) và B ( x + dx ) có hướng như được vẽ trong hình 34.7. Thông lượng electron
xuyên qua hình chữ nhật ấy là E = E dx , lấy vi phân của thông lượng electron theo thời gian
ta có:
 E E
= dx (34.13)
t t
Nếu chúng ta thay phương trình (34.12) và (34.13) vào phương trình (34.7), chúng ta
tìm được:
 B   E 
−   dx =  0 0 dx  
 x   t 
B E
= −00 (34.14)
x t

34.3.3 Sự truyền tải năng lượng


Bằng cách lấy đạo hàm phương trình (34.11) theo x sau đó kết hợp với phương trình
(34.14) ta có:

Hình 34.6: Khi sóng đi qua các hình chữ Hình 34.7: Khi sóng đi qua các hình chữ
nhật tại điểm P, sự thay đổi từ thông qua nhật tại điểm P, sự thay đổi điện thông qua
hình chữ nhật trong mặt phẳng xy cảm ứng hình chữ nhật trong mặt phẳng xz cảm ứng
một điện trường và dọc một từ trường và dọc theo
theo các cạnh của hình chữ nhật ấy. các cạnh của hình chữ nhật ấy.
 2E   B    B   E 
=−  =−   = −  − 0 0 
x 2
x  t  t  x  t  t 

 2E  2E
= 00 2 (34.15)
x 2 t
Tương tự, lấy đạo hàm phương trình (34.14) theo x sau đó kết hợp với phương trình
(34.11) ta có:
 2B  2B
=   (34.16)
x 2 t 2
0 0

Phối hợp phương trình (34.15) và (34.16) ta có kết quả cuối cùng:
1
c= (34.17)
00

Thay số vào ta được:


1 1
c= = = 2,997.108 m s
00 ( 4.10 −7
Tm A )( 8,854.10−12 C2 Nm 2 )

Chúng ta đã chứng minh rằng phương trình Maxwell (34.6) và (34.7) có nghiệm dạng
sóng, với hai thành phần E và B cùng thỏa mãn một phương trình sóng. Sóng điện từ truyền
đi với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
Nghiệm của phương trình (34.15) và (34.16) là sóng dạng hình sin, có độ lớn của vector
điện trường và từ trường thay đổi theo x và t theo các biểu thức:
E = E max cos ( kx − t ) (34.18)

B = Bmax cos ( kx − t ) (34.19)

trong đó: E max và Bmax là các giá trị cực đại của điện trường và từ trường. Số sóng k = 2  ,
với  là bước sóng. Tần số góc  = 2f , với f là tần số sóng (Hz). Trong quá trình truyền sóng
điện từ, tỷ số  k bằng tốc độ của sóng điện từ:

 2f
= = f = c
k 2 
Mối quan hệ giữa vận tốc, tần số và
bước sóng của một sóng hình sin được xác
định theo biểu thức: v = c = f . Do đó,
trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì
bước sóng và tần số có mối liên hệ với nhau
như sau:
c 3,00.108 m s
= = (34.20)
f f
Hình 34.8 biểu diễn sóng điện từ Hình 34.8: Sóng điện từ hình sin di chuyển
phân cực tuyến tính hình sin tại một thời theo chiều dương của trục x với vận tốc c.
điểm di chuyển theo chiều dương của trục x.
Bằng việc lấy đạo hàm phương trình (34.18) theo x và phương trình (34.19) theo t,
chúng ta có thể biểu diễn toán học quá trình di chuyển của sóng điện từ như sau:
E
= −kE max sin ( kx − t )
x
B
= Bmax sin ( kx − t )
t
Thay các kết quả đạo hàm vừa tìm được vào phương trình (34.11) ta được:
kEmax = Bmax

E max 
= =c
Bmax k

Kết hợp phương trình (34.18) và (34.19):


E max E
= =c (34.21)
Bmax B

Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, tỷ lệ giữa độ lớn cường độ điện trường và
cường độ từ trường bằng với tốc độ của ánh sáng. Cuối cùng, cần chú ý rằng sóng điện từ vẫn
tuân theo nguyên lý chồng chất như sóng cơ học, bởi vì các phương trình vi phân liên quan
đến E và B là các phương trình tuyến tính.
Người ta đã chứng minh được rằng đối với sóng điện từ phẳng đơn sắc:

1. Hai vector E và B luôn vuông góc với nhau.


2. Ba vector E , B và c , theo thứ tự đó, hợp thành một tam diện thuận ba mặt vuông
góc.

Câu hỏi 34.2: Một sóng điện từ lan truyền theo chiều âm của trục y. Điện trường tại một
điểm trong không gian được định hướng theo chiều dương của trục x. Từ trường tại điểm
đó hướng theo chiều nào?
(a) chiều âm của trục x
(b) chiều dương của trục y
(c) chiều dương của trục z
(d) chiều âm của trục z

Bài tập mẫu 34.2: Sóng điện từ

Một sóng điện từ hình sin có tần số 40,0 kHz truyền trong không gian tự do theo trục
x như hình 34.9.
(A) Hãy xác định bước sóng và chu kỳ của sóng.

Giải

Khái niệm: Hãy tưởng tượng sóng điện từ trong


hình 34.9 truyền theo chiều dương của trục x, với
điện trường và từ trường dao động cùng pha.
Phân loại: Chúng ta sử dụng biểu thức toán học
của mô hình truyền sóng cho song điện từ.
Phân tích: Sử dụng phương trình (34.20) để tìm
độ dài bước sóng:
c 3,00.108 m s
= = = 7,50 m
f 40,0.106 Hz
Hình 34.9: (bài tập 34.2)
Chu kỳ của sóng là nghịch đảo của tần số:
1 1
T= = 6
= 2,50.10−8 s
f 40,0.10 Hz

(B) Tại cùng một vị trí và cùng thời gian, điện trường có giá trị cực đại là 750 N/C
hướng theo chiều dương của trục y. Hãy xác định cường độ và hướng của từ trường tại
vị trí này.

Giải

Sử dụng phương trình (34.21) để xác định độ lớn của từ trường:


E max 750 N C
Bmax = = 8
= 2,50.10−6 T
c 3,00.10 m s

Bởi vì E và B phải vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng như
trên hình 34.9 nên từ trường phải hướng theo trục z.

34.4 Năng lượng sóng điện từ


Trong mô hình hệ không đồng nhất về năng lượng, chúng ta đã xác định bức xạ sóng
điện từ như là một phương pháp truyền năng lượng qua mặt giới hạn của một hệ. Phần năng
lượng sóng điện từ truyền qua được ký hiệu là TER . Tốc độ truyền năng lượng của sóng điện
từ được mô tả bởi vector S , gọi là vector Poynting, được xác định bởi biểu thức:
1
S EB (34.22)
0

Độ lớn của vector Poynting cho biết tốc


độ truyền năng lượng xuyên qua một đơn vị
diện tích vuông góc với phương truyền sóng. Do
đó, độ lớn của S đại diện cho năng lượng trên
một đơn vị diện tích. Hướng của vector này dọc
theo phương truyền sóng (hình 34.10). Đơn vị
của vector S trong hệ SI là J s.m2 = W m 2 .
Hình 34.10: Vector Poynting của sóng
Đối với sóng điện từ phẳng: E  B = EB
điện từ phẳng dọc theo phương truyền
khi đó độ lớn của S được xác định như sau: sóng.
EB
S= (34.23)
0

Bởi vì B = E c , khi đó biểu thức (34.23) được viết lại như sau:

E 2 cB2
S= =
0c 0

Biểu thức độ lớn của S áp dụng tại bất kỳ thời điểm nào và biểu thị cho tốc độ tức thời của
năng lượng xuyên qua một đơn vị diện tích ứng với giá trị tức thời của E và B. Đối với sóng
điện từ phẳng hình sin thì trung bình theo thời gian S qua một hoặc nhiều chu kỳ được gọi là
cường độ sóng I. (Cường độ của sóng âm đã được nhắc đến trong chương 17.) Khi thực hiện
tính giá trị trung bình này, chúng ta sẽ thu được một công thức miêu tả giá trị trung bình theo
thời gian của cos 2 ( kx − t ) và bằng 1 2 . Khi đó, giá trị trung bình của S (hay nói cách khác
là cường độ sóng) là:
2
E max Bmax E max cB2
I = Savg = = = max (34.24)
20 20c 20

Cường độ của sóng điện từ tỷ lệ với bình phương biên độ của cường độ điện trường
hay cường độ từ trường.
Cần nhắc lại rằng năng lượng trên một đơn vị thể tích gắn liền với điện trường, được
gọi là mật độ năng lượng tức thời:
1
u E = 0 E 2
2
và mật độ năng lượng tức thời gắn liền với từ trường:
B2
uB =
20

Do E và B thay đổi theo thời gian đối với sóng điện từ nên mật độ năng lượng cũng thay đổi
theo thời gian. Sử dụng mối liên hệ B = E c và c = 1  0 0 , biểu thức của u B được viết lại
như sau:

( E c)
2
00 2 1
uB = = E = 0 E 2
2 0 2 0 2

So sáng kết quả này với biểu thức của u E , ta có:

1 B2
u B = u E = 0 E =
2

2 20

Cuối cùng, mật độ năng lượng tức thời của sóng điện từ gắn liền với từ trường bằng với mật
độ năng lượng tức thời gắn liền với điện trường. Do đó, đối với một thể tích nhất định thì năng
lượng của sóng điện từ được chia đều cho hai thành phần điện trường và từ trường.
Tổng mật độ năng lượng tức thời u của sóng điện từ bằng tổng mật độ năng lượng của
điện trường và từ trường:
B2
u = u B + u E = 0 E 2 =
0

Khi giá trị mật độ năng lượng tức thời của sóng điện từ này được tính trung bình trong một
hoặc nhiều chu kỳ,
B2
u avg = 0 ( E 2 )
1
= 0 E 2max = max (34.25)
avg 2 20

So sáng kết quả này với biểu thức (34.24) ta có:


I = Savg = cu avg (34.26)

Nói cách khác, cường độ của sóng điện từ bằng mật độ năng lượng trung bình nhân với vận
tốc của ánh sáng.

Mở rộng:
3 2
Mặt trời cung cấp khoảng 10 W m năng lượng đến bề mặt Trái đất thông qua bức xạ
điện từ. Hãy tính toán tổng công suất chiếu lên mái nhà, kích thước mái nhà là 8,00m  20,0m.
Giả sử rằng độ lớn trung bình của vector Poynting đối với bức xạ mặt trời ở bề mặt Trái đất
là Savg = 1000 W m 2 . Giá trị trung bình này đại diện cho công suất trên một đơn vị diện tích,
còn được gọi là cường độ sáng. Khi đó, bức xạ đến mái nhà có công suất:
Pavg = Savg A = (1000 W m 2 ) (8,00 m  20,0 m ) = 1,60.105 W

Giá trị công suất trên là lớn hơn so với công suất yêu cầu của một ngôi nhà điển hình.
Nếu công suất này có thể được hấp thụ và cung cấp cho các thiết bị điện thì nó có thể cung
cấp nhiều hơn năng lượng trung bình cho một ngôi nhà. Tuy nhiên, năng lượng mặt trời không
dễ dàng khai thác để sản xuất điện và phát triển quy mô lớn như tính toán trong bài toán này.
Ví dụ, hiệu suất chuyển đổi của pin quang điện từ năng lượng Mặt trời vào khoảng 12 − 18%
nên công suất tiêu thụ giảm đáng kể. Mặt khác, phụ thuộc vào vị trí, bức xạ không thể chiếu
đến mái nhà cả ngày mà nó chỉ tồn tại trong thời gian nửa ngày. Không có năng lượng cung
cấp cho hệ thống vào ban đêm và những ngày nhiều mây, điều này làm giảm đi một phần năng
lượng được tích trữ trước đó. Cuối cùng, trong khi năng lượng đến với tốc độ lớn vào giữa
ngày thì chúng sẽ được lưu trữ lại để sử dụng dần, cần có pin hoặc các thiết bị lưu trữ khác.
Nhìn chung, sự vận hành năng lượng mặt trời trên mái nhà hiện tại không hiệu quả về chi phí
cho hầu hết các ngôi nhà.

Bài tập mẫu 34.3:

Hãy xác định độ lớn cực đại của điện trường và từ trường của ánh sáng khả kiến từ
chiếc đèn để bàn chiếu đến một mặt giấy. Coi bóng đèn như một nguồn bức xạ điện từ
có hiệu suất phát sáng là 5%.
Giải

Khái niệm: Dây tóc bóng đèn phát ra bức xạ điện từ. Ánh sáng càng mạnh thì cường
độ của điện trường và từ trường càng lớn.
Phân loại: Coi dây tóc bóng đèn như một nguồn sáng điểm phát ra theo mọi hướng.
Quá trình lan truyền bức xạ điện từ có thể được mô hình hóa như sóng cầu.
Phân tích: Cường độ sóng tại một điểm cách nguồn một khoảng r được xác định:
I = Pavg 4r 2 , trong đó Pavg là công suất trung bình của nguồn và 4r 2 là diện tích của
hình cầu bán kính r từ nguồn. Khi đó, cường độ của sóng điện từ được cho bởi công
thức (34.24):
Pavg E 2max
I= =
4r 2 20c

Giải phương trình trên để xác định cường độ điện trường cực đại:

0cPavg
E max =
2r 2
Giả sử công suất bức xạ của bóng đèn là 60 W, với hiệu suất là 5% là 3 W (phần năng
lượng hao phí do dẫn nhiệt và bức xạ không nhìn thấy). Khoảng cách từ bóng đèn đến
mặt cầu là 0,3 m. Thay số ta được:

E max =
( 4.10 −7
T.m A )( 3,00.108 m s ) ( 3,0W )
= 45V m
2 ( 0,30 m)
2

Sử dụng biểu thức (34.21) để xác định độ lớn của cường độ từ trường:
E max 45V m
Bmax = = 8
= 1,5.10−7 T
c 3,00.10 m s
Kết luận: Giá trị này của cường độ từ trường là nhỏ hơn hai bậc so với từ trường của
Trái đất.

34.5 Động lượng và áp suất bức xạ


Sóng điện từ vận chuyển động lượng cũng như năng lượng. Khi động lượng này hấp
thụ bởi những bề mặt thì áp lực sẽ tác dụng lên các bề mặt này. Giả sử sóng vận chuyển với
tổng năng lượng TER đến bề mặt trong một khoảng thời gian t thì tổng động lượng p
(trường hợp hấp thụ hoàn toàn) được xác định:
TER
p= (34.27)
c
trong đó c là vận tốc ánh sáng. Chiều của sự biến thiên động lượng là chiều của chùm tia tới.
Áp suất P gây ra trên một bề mặt được xác định bằng lực tác dụng trên một đơn vị diện tích:
F A , kết hợp với định luật II Newton, ta có:

F 1 dp
P= =
A A dt
Thay phương trình (34.27) vào biểu thức tính áp suất:

1 dp 1 d  TER  1 ( dTER dt )
P= =  =
A dt A dt  c  c A

( dTER dt ) A là tốc độ năng lượng đến bề mặt trên một đơn vị diện tích, được gọi là độ lớn
của vector Poynting. Do đó, áp suất bức xạ P gây ra trên bề mặt hấp thụ hoàn toàn được xác
định:
S
P= (34.28)
c
Nếu như bề mặt phản xạ toàn phần (như gương) và bức xạ được chiếu tới thẳng góc thì
độ lớn của sự biến thiên động lượng của vật dịch chuyển trong khoảng thời gian t sẽ có giá
trị lớn gấp hai lần giá trị động lượng trong công thức (34.27). Điều này có nghĩa, động lượng
được truyền trên một bề mặt bởi ánh sáng tới và ánh sáng phản xạ có giá trị bằng nhau là
p = TER c . Vì vậy,
2TER
p= (34.29)
c
Áp suất bức xạ gây ra trên một bề mặt phản xạ toàn phần khi bức xạ được chiếu tới
thẳng góc là:
2S
P= (34.30)
c
Đối với bề mặt xảy ra phản xạ một phần, sự thay đổi áp suất nằm giữa S c và 2S c .
Đối với ánh sáng mặt trời trực tiếp, áp suất bức xạ khoảng 5.10−6 N m 2 .

Bài tập mẫu 34.4: Quét ngang Hệ Mặt trời

Một lượng lớn bụi tồn tại trong không gian. Mặc dù trên lý thuyết những hạt bụi này
có thể thay đổi về kích thước từ kích thước phân tử tới kích thước lớn hơn, nhưng rất
ít bụi trong hệ mặt trời nhỏ hơn 0,2 μm. Giải thích tại sao?
Giải

Các hạt bụi chịu tác dụng của 2 lực chính: lực hấp dẫn kéo chúng về phía Mặt Trời và
lực áp suất-bức xạ đẩy chúng ra xa khỏi Mặt Trời. Lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với bậc 3
của bán kính của các hạt bụi hình cầu bởi vì nó tỷ lệ với khối lượng và vì vậy tỷ lệ với
thể tích của hạt 4r 3 3 . Áp suất bức xạ tỷ lệ thuận với bình phương bán kính bởi vì nó
phụ thuộc vào tiết diện cắt ngang của hạt. Đối với các hạt lớn, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn
lực áp suất bức xạ. Đối với các hạt có bán kính nhỏ hơn 0,2 μm lực gây ra từ áp suất-
bức xạ sẽ lớn hơn lực hấp dẫn. Do đó, các hạt bị quét ra khỏi hệ mặt trời bởi ánh sáng
mặt trời.

Bài tập mẫu 34.5: Áp suất của bút chiếu Lazer

Khi trình bày báo cáo, nhiều người sử dụng bút laser để hướng sự chú ý của người theo dõi
tới thông tin trên màn hình. Nếu một bút laser 3,0 mW tạo ra một điểm sáng trên màn hình có
đường kính 2,0 mm, xác định áp suất bức xạ trên màn hình phản xạ 70% ánh sáng đập vào nó.
Công suất 3,0 mW là giá trị được lấy trung bình theo thời gian.

Giải
Khái niệm: Tưởng tượng các sóng đập vào màn hình và truyền một áp suất bức xạ lên nó. Áp
suất này không quá lớn.
Phân loại: Bài tập này liên quan đến việc tính toán áp suất bức xạ sử dụng một cách tiếp cận
giống với cách tiếp cận được sử dụng để dẫn ra phương trình (34.28) hoặc (34.30), nhưng nó
phức tạp bởi sự phản xạ ngược trở lại 70%.
Phân tích: Chúng ta bắt đầu bằng việc xác định độ lớn của vector Poynting của chùm tia. Chia
công suất trung bình theo thời gian được truyền thông qua sóng điện từ cho tiết diện của chùm
tia:
Pavg Pavg 3,0.10−3 W
Savg = = = = 955 W m 2
A r 2
 2,0.10−3 m 
2

 
 2 
Bây giờ chúng ta hãy xác định áp suất bức xạ từ chùm laser. Phương trình (34.30) cho thấy
một chùm tia phản xạ hoàn toàn sẽ gây ra một áp suất trung bình Pavg = 2Savg c . Chúng ta có
thể mô hình hoá sự phản xạ thật sự như sau. Tưởng tượng rằng bề mặt hấp thụ chùm tia, gây
nên một áp suất Pavg = Savg c . Sau đó bề mặt phát chùm tia, gây ra thêm một áp suất
Pavg = Savg c . Nếu bề mặt chỉ phát một phần f của chùm tia (để f là một phần của chùm tia tới
bị phản xạ), áp suất gây bởi chùm tia được phát ra là Pavg = f Savg c .

Sử dụng mô hình này để tìm áp suất tổng cộng gây ra bởi sự hấp thụ và sự phản xạ trên bề
mặt:
Savg Savg Savg
Pavg = +f = (1 + f )
c c c
Sử dụng chùm tia có 70% bị phản xạ, áp suất này đạt giá trị:

955 W m2
Pavg = (1 + 0,70 ) 8
= 5, 4.10−6 N m 2
3,0.10 m s
Tổng kết: Áp suất gây ra có một giá trị rất nhỏ đúng như dự đoán. (Áp suất khí quyển vào
khoảng 10 N m ) Độ lớn của vector Poynting Savg = 955 W m 2 . Giá trị này gần bằng với
5 2

cường độ ánh sáng mặt trời tại bề mặt Trái Đất. Vì vậy, sẽ không an toàn khi chiếu một bút
laser vào mắt người, điều này có thể nguy hiểm hơn là nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
Mở rộng: Điều gì xảy ra nếu bút laser di chuyển ra xa, cách màn hình 2 lần khoảng cách ban
đầu? Điều đó có ảnh hưởng đến áp suất mà bức xạ gây ra trên màn hình?
Trả lời: Bởi vì chùm laser thường được xem như là một chùm ánh sáng với tiết diện không
đổi, có thể nghĩ rằng cường độ bức xạ, và vì vậy áp suất bức xạ độc lập với khoảng cách từ
màn hình. Tuy nhiên một chùm laser, không có tiết diện cố định tại mọi khoảng cách từ nguồn;
ngược lại, có một sự phân tán nhỏ nhưng có thể đo được. Nếu chùm tia laser di chuyển ra xa
hơn từ màn hình, vùng diện tích bị chiếu trên màn hình tăng lên làm cường độ giảm đi. Do đó,
áp suất bức xạ bị giảm đi. Bên cạnh đó, việc gia tăng khoảng cách từ màn hình lên gấp đôi sẽ
làm gia tăng sự mất mác năng lượng từ chùm tia do bởi sự tán xạ từ các phân tử khí và các hạt
bụi khi ánh sáng laser di chuyển từ nguồn tới màn hình. Sự mất năng lượng này sẽ làm giảm
áp suất bức xạ gây ra trên màn hình.

34.6 Cách tạo ra sóng điện từ bằng Ăng-ten


Các điện tích tĩnh và các dòng đều không thể
tạo thành sóng điện từ. Nếu dòng điện trong một sợi
dây thay đổi theo thời gian, sợi dây phát sóng điện
từ. Cơ chế cơ bản cho sự phát bức xạ này là sự tăng
tốc của các hạt mang điện. Khi các hạt mang điện
tăng tốc, năng lượng được truyền đi từ hạt mang
điện dưới dạng bức xạ điện từ.
Chúng ta hãy khảo sát sự tạo thành sóng điện
từ bởi một ăng-ten nửa sóng. Trong mô hình này,
hai thanh dẫn điện được nối với một nguồn điện có
điện thế thay đổi (ví dụ như máy dao động LC) được
minh hoạ trên hình 34.11. Độ dài của mỗi thanh
bằng 1 4 bước sóng của bức xạ được phát ra khi
máy phát hoạt động ở tần số f. Máy phát làm cho
các điện tích gia tốc qua lại giữa 2 thanh. Hình 34.11
miêu tả cấu hình của điện trường và từ trường tại
thời điểm khi dòng điện đi lên. Sự tách biệt của các
điện tích trong phần trên và phần dưới của ăng-ten
làm cho các đường sức của điện trường trông giống
như một lưỡng cực điện. (Vì vậy loại ăng-ten này
còn được gọi là ăng-ten lưỡng cực.) Bởi vì các điện Hình 34.11: Một ăng-ten nửa sóng
tích dao động liên tục giữa hai thanh nên ăng-ten có gồm hai thanh kim loại nối với một
thể được xem như một lưỡng cực điện dao động. nguồn điện áp xoay chiều. Hình ảnh
Dòng điện đại diện cho sự chuyển động của các điện này cho thấy hướng của và tại
tích giữa hai đầu của ăng-ten tạo ra các đường sức một điểm khi cường độ dòng điện
từ hình thành các vòng tròn đồng tâm xung quanh hướng lên trên.
ăng-ten, vuông góc với các đường sức điện tại tất cả
các điểm. Từ trường bằng 0 tại tất cả các điểm dọc
theo trục ăng-ten. Hơn nữa, E và B có pha sai khác
nhau 900.

Tại 2 điểm có từ trường được chỉ ra trên hình 34.11. Vector Poynting S được định
hướng từ trong ra ngoài cho thấy năng lượng truyền ra xa từ ăng-ten tại thời điểm đó. Sau đó,
điện trường, từ trường và vector Poynting đổi hướng vì dòng điện thay đổi. Vì E và B có
pha lệch nhau 900 tại các điểm gần lưỡng cực nên dòng năng lượng bằng 0. Từ điều này,
chúng ta có thể kết luận (một cách không chính xác) rằng không có năng lượng được phát ra
bởi lưỡng cực.
Tuy nhiên, năng lượng thật sự được phát ra.
Bởi vì các trường lưỡng cực giảm theo qui luật 1 r 3
(như đã thấy trong ví dụ 23.6 đối với điện trường
của một lưỡng cực tĩnh), chúng có thể bỏ qua ở các
khoảng cách lớn từ ăng-ten. Tại các khoảng cách
lớn này, một vài nguyên nhân khác gây ra một loại
bức xạ khác với bức xạ gần ăng-ten. Nguồn bức xạ
này là do sự tạo thành liên tục của điện trường bởi
từ trường thay đổi theo thời gian và sự tạo thành từ
trường bởi điện trường thay đổi theo thời gian, được
dự đoán bởi phương trình (34.6) và (34.7). Điện
trường và từ trường được tạo ra trong trạng thái này
đồng pha nhau và thay đổi theo qui luật 1 r . Kết
quả là có một dòng năng lượng đi ra tại mọi lúc.
Hình 34.12: Sự phụ thuộc của cường
Sự phụ thuộc vào góc của cường độ bức xạ độ bức xạ vào góc được tạo ra bởi
được tạo ra bởi ăng-ten lưỡng cực được thể hiện một lượng cực điện dao động.
trong hình 34.12. Chú ý rằng cường độ và công suất
được tạo ra đạt cực đại trong mặt phẳng vuông góc với ăng-ten và đi qua điểm giữa của nó.
Hơn nữa công suất phát ra bằng 0 dọc theo trục ăng-ten. Lời giải của phương trình Maxwell
cho trường hợp ăng-ten lưỡng cực cho thấy rằng cường độ của bức xạ thay đổi theo qui luật
( )
sin 2  r 2 , ở đây θ được xác định từ trục của ăng-ten.

Sóng điện từ cũng có thể tạo ra dòng điện trong một ăng-ten thu. Sự đáp ứng của một
ăng-ten thu lưỡng cực tại một vị trí được cho sẵn là cực đại khi trục ăng-ten song song với
điện trường tại điểm đó và bằng 0 khi trục vuông góc với điện trường.

Câu hỏi 34.3: Nếu ăng-ten trong hình 34.11 đại diện cho nguồn phát của một trạm radio ở
xa, hướng nào sẽ là tốt nhất cho một ăng-ten di động của bạn được đặt bên phải của hình?
(a) lên-xuống dọc theo trang giấy, (b) trái-phải dọc theo trang giấy, (c) vuông góc với trang
giấy.

34.7 Phổ sóng điện từ


Sóng điện từ đơn sắc là sóng điện từ phát ra từ một nguồn có tần số (chu kỳ) xác định.
Kết quả trong một môi trường nhất định, sóng điện từ đơn sắc có một bước sóng xác định.
Người ta phân loại các sóng điện từ (đơn sắc) theo độ lớn của tần số (tính ra đơn vị Hertz) hay
bước sóng trong chân không. Ta có thể lập một bảng giá trị trong đó ghi tên các loại sóng điện
từ ứng với những bước sóng điện từ lớn đến nhỏ gọi là thang sóng điện từ.

Tần số, Hz Bước sóng 

Tia gamma Miền phổ ánh


sáng nhìn thấy
được phóng to.

Tia X
Tím
Tia cực tím Lam
Lục
Ánh sáng Vàng
nhìn thấy Cam
Hồng ngoại
Đỏ

Các loại sóng liền


Sóng cực ngắn
kề chồng lắp tần
số.

Sóng vô tuyến

Sóng dài

Hình 34.13: Phổ sóng điện từ.


Lưu ý về phổ điện từ:
Sóng vô tuyến
• Bước sóng lớn hơn 1 km đến khoảng 0,1 m
• Sử dụng trong hệ thống truyền thông truyền hình và truyền thanh
Sóng cực ngắn
• Bước sóng từ khoảng 0,3 m đến 0,1 mm
• Phù hợp với hệ thống radar
• Lò vi sóng là một ứng dụng
Sóng hồng ngoại
• Bước sóng khoảng 10−3 m đến 7.10−7 m
• Còn được gọi là sóng nhiệt
• Được phát ra bởi những vật nóng và những phân tử
• Dễ bị hấp thụ bởi hầu hết các vật liệu
Ánh sáng nhìn thấy Bảng 34.1: Bảng giá trị bước sóng ánh sáng
• Một phần của phổ được mắt người nhìn thấy và màu sắc tương ứng.
nhìn thấy được Bước sóng (nm) Màu sắc
• Các bước sóng khác nhau tương
ứng với các màu khác nhau. Phạm 400 − 430 Màu tím
vi từ màu đỏ (  7.10−7 m ) đến 430 − 485 Màu lam
màu tím (  4.10−7 m ) . 485 − 560 Màu lục

Tia cực tím 560 − 590 Màu vàng


590 − 625 Màu cam
• Bước sóng khoảng 4.10−7 m đến
6.10−10 m 625 − 700 Màu đỏ
• Mặt trời là nguồn phát ra tia cực tím Chú ý: Khoảng giá trị bước sóng mang
• Hầu hết các tia cực tím từ mặt trời tính ước lượng.
bị hấp thụ trong tầng ôzon.
Tia X
• Bước sóng khoảng 10−8 m đến 10−12 m
• Hầu hết những nguồn này là khi gia tốc những hạt electron năng lượng cao để bắn vào
một bia kim loại
• Được sử dụng như là một công cụ chuẩn đoán y học
Tia gamma
• Bước sóng khoảng 10−10 m đến 10−14 m
• Phát xạ bởi các hạt nhân phóng xạ
• Tính đâm xuyên cao và gây hậu quả nghiêm trọng khi bị hấp thụ bởi các mô sống.
Tóm tắt chương 34
Định nghĩa

Ta định nghĩa dòng điện dịch do một điện trường biến thiên như sau:
d E
Id  0 (34.1)
dt
trong đó, 0 là hằng số điện môi và  E   E  dA là thông lượng electron.

Tốc độ truyền tải năng lượng trên một đơn vị diện tích được biểu diễn bằng vector S , gọi là
vector Poynting, được định nghĩa như sau:
1
S EB (34.22)
0

Khái niệm và nguyên lý

Khi sử dụng biểu thức định luật Lorentz, F = qE + qv  B , các phương trình của Maxwell mô
tả tất cả hiện tượng của điện từ trường:
q d B
 E  dA =  0
(34.4)  E  ds = − dt
(34.6)

d E
 B  dA = 0 (34.5)  B  ds =  I +  
0 0 0
dt
(34.7)

Sóng điện từ, được dự đoán bằng các phương trình của Maxwell, có các tính chất và được mô
tả bằng các phương trình toán học trong quá trình lan truyền sóng điện từ.
▪ Mỗi một điện trường và từ trường đều thỏa mãn một phương trình sóng. Hai phương
trình sóng này được suy ra từ phương trình thứ hai và thứ ba của Maxwell.
 2E  2E
= 00 2 (34.15)
x 2 t
 2B  2B
=   (34.16)
x 2 t 2
0 0

▪ Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng:

1
c= (34.17)
00
▪ Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là 3.108 m s .
▪ Bước sóng và tần số của sóng điện từ có mối quan hệ với nhau bởi:
c 3,00.108 m s
= = (34.20)
f f
▪ Vector điện trường và từ trường vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền
sóng.
▪ Độ lớn tức thời của E và B trong sóng điện từ có liên hệ với nhau bằng biểu thức:
E
=c (34.21)
B
▪ Sóng điện từ mang năng lượng.
▪ Sóng điện từ mang động lượng.
▪ Do sóng điện từ mang động lượng nên nó gây ra áp suất lên các bề mặt. Nếu sóng
điện từ có vector Poynting S bị hấp thụ hoàn toàn bởi mặt phẳng tới thì áp suất bức xạ lên bề
mặt đó được xác định như sau:
S
P= (34.28)
c
Nếu bề mặt phản xạ toàn phần với bước sóng chiếu tới theo phương vuông góc thì áp suất bức
xạ gây ra trên bề mặt đó lớn gấp hai lần.

Điện trường và từ trường của sóng điện từ phẳng hình sin truyền theo chiều dương của trục x
được biểu diễn như sau:
E = E max cos ( kx − t ) (34.18)
B = Bmax cos ( kx − t ) (34.19)
trong đó, k là số sóng và ω là tần số góc. Các phương trình trên là nghiệm đặc biệt của cho
các phương trình sóng của E và B.

Giá trị trung bình của vector Poynting cho sóng điện từ phẳng có độ lớn được xác định:
E max Bmax E 2max cB2max
Savg = = = (34.24)
20 20c 20
Cường độ của sóng điện từ phẳng hình sin bằng với giá trị trung bình của vector Poynting
trong một hoặc nhiều chu kỳ.

Phổ sóng điện từ bao gồm các sóng bao phủ một phạm vi bước sóng rộng, từ sóng vô tuyến
có bước sóng dài hơn 104 m đến tia gamma có bước sóng nhỏ hơn 10-14 m.
Bài tập chương 34
34.1. Xét một trường hợp trong hình 34.1. Điện trường 300 V/m được giới hạn trong một diện
tích hình tròn có đường kính d = 10,0 cm, có chiều hướng ra ngoài và vuông góc với mặt
phẳng hình vẽ. Nếu tăng cường độ điện trường lên 20,0 V/m thì hướng và độ lớn của từ trường
tại điểm P (cách tâm của đường trong một khoảng r = 15,0 cm) là bao nhiêu?

Hình 34.1
ĐS: Từ trường tại P có chiều đi lên, độ lớn: 1,85.10-18T
34.2. Một người quan sát ở cách một nguồn sáng điểm có công suất P bằng 250W là 1,8 m.
Tính các giá trị hiệu dụng của điện trường và từ trường do nguồn sáng gây ra tại vị trí của
người quan sát. Thừa nhận rằng nguồn bức xạ đều đặn theo mọi hướng.
V
ĐS: E = 48,1 , B = 1,6.10−7 T
m
34.3. Khi nạp điện vào một tụ điện phẳng song song bản cực tròn đường kính 20 cm, mật độ
dòng điện dịch trong miền giữa hai bản cực là đồng đều và bằng 20 A/m2.
(a) Tính độ lớn B của từ trường tại khoảng cách r = 50 mm so với trục đối xứng của miền này.
(b) Tính dE dt trong miền này.
ĐS: (a) 0,63 μT, (b) 2,3.1012 V/m.s

( )
34.4. Một electron di chuyển qua một điện trường không đều E = 2,50i + 5,00 j V m và một

từ trường không đều B = 0, 400k T . Hãy xác định gia tốc của electron khi nó di chuyển với
vận tốc v = 10,0i m s .

( )
ĐS: a = −4,39i − 1,76 j .10 m s
11 2

34.5. Giả sử bạn đang đứng ở vị trí cách trạm phát sóng vô tuyến là 180 m. (a) Bạn đứng cách
trạm phát bao nhiêu lần giá trị bước sóng khi chúng phát ra sóng vô tuyến với tần số 1150
AM? (Tần số băng tần AM được tính bằng kilohertz.) (b) Nếu trạm phát này có tần số là 98,1
FM thì giá trị này là bao nhiêu? (Tần số băng tần FM được tính bằng megahertz.)
ĐS: (a) 0,690 lần giá trị bước sóng, (b) 58,9 lần giá trị bước sóng.
34.6. Máy đo nhiệt độ được sử dụng trong vật lý trị liệu phát ra bức xạ điện từ mang lại hiệu
quả cao trong việc hấp thụ trong mô. Tần số của máy là 27,33 MHz. Giá trị bước sóng mà
máy phát ra là bao nhiêu?
ĐS: 11,0 m
34.7. Hình 34.7 biểu diễn quá trình lan truyền sóng điện từ phẳng theo phương x. Giả sử bước
sóng của sóng điện từ là 50,0 m và điện trường dao động trong mặt phẳng xy với biên độ 22,0
V/m. Hãy tính:
(a) Tần số của sóng.

(b) Từ trường B khi điện trường có giá trị cực đại hướng theo chiều âm của trục y.

(c) Viết biểu thức của B theo vector đơn vị, với các giá trị của Bmax , k và ω và độ lớn của B
dưới dạng biểu thức: B = Bmax cos ( kx − t )

Hình 34.7
ĐS: (a) 6,00.106 Hz, (b) 73,3 nT, hướng theo chiều âm của trục z,
(c) B = −73,3k cos ( 0,126x − 3,77.107 t ) nT

34.8. Ở khoảng cách nào so với Mặt trời thì cường độ ánh sáng mặt trời gấp ba lần giá trị so
với tại mặt đất. (Khoảng cách trung bình từ Mặt trời đến Trái đất là 1,496.1011 m.)
ĐS: 8,64.1010 m
34.9. Một tia laser có công suất cao được sử dụng trong bầu khí quyển của Trái đất, điện
trường của tia laser có thể làm ion hóa không khí, biến nó thành một dạng plasma dẫn phản
xạ ánh sáng laser. Trong không khí khô ở 0oC và 1 atm, sự cố về điện xảy ra khi điện trường
có biên độ trên khoảng 3,00 MV/m.
(a) Cường độ chùm tia laser là bao nhiêu để tạo ra một điện trường cực đại như trên?
(b) Ở cường độ cực đại này, giá trị công suất nào được cung cấp cho một chùm tia hình trụ
với đường kính 5,00 mm?
ĐS: (a) 1,19.1010 W/m2, (b) 2,34.105 W
34.10. Chùm tia laser công suất cao trong các nhà máy được sử dụng để cắt xuyên qua vải và
kim loại. Một tia laser như vậy có đường kính chùm tia là 1,00 mm và tạo ra điện trường có
biên độ 0,700 MV/m tại bia vật liệu. Hãy xác định:
(a) Biên độ từ trường được tạo ra.
(b) Cường độ của chùm tia laser.
(c) Công suất của chùm tia laser.
ĐS: (a) 2,33 mT, (b) 650 MW/m2, (c) 511 W
34.11. Một sóng vô tuyến lan truyền với công suất 25,0 W/m2. Mặt phẳng diện tích A vuông
góc với phương truyền sóng. Giả sử bề mặt là một chất hấp thụ sóng hoàn toàn, hãy xác định
áp suất bức xạ trên mặt phẳng đó.
ĐS: 83,3 nPa
34.12. Một đèn laser neon-helium có công suất 15,0 mW phát ra chùm tia tiết diện tròn có
đường kính 2,00 mm.
(a) Hãy tìm điện trường cực đại trong chùm tia.
(b) Tổng năng lượng chứa trong 1,00 m chiều dài của chùm tia là bao nhiêu?
(c) Tìm động lượng trên 1,00 m chiều dài của chùm tia.
ĐS: (a) 1,90 kN/C, (b) 50,0 pJ, (c) 1,67.10-19 kg.m/s
34.13. Sóng tần số cực thấp (ELF) có thể xuyên qua đại dương là phương tiện duy nhất được
dùng để liên lạc với các tàu ngầm ở xa. Hãy tính độ dài một phần tư bước sóng của ăng-ten
để tạo ra sóng ELF có tần số 75,0 Hz vào không khí.
ĐS: 4,00.106 m
34.14. Hãy xác định độ lớn của tần số và phân loại sóng điện từ có độ dài bước sóng bằng:
(a) Chiều cao của một người 1,7 m.
(b) Độ dày của một tờ giấy: 6.10-5 m.
ĐS: (a) ~ 108 Hz (sóng vô tuyến), (b) ~ 1013 Hz (hồng ngoại)
34.15. Hãy xác định giá trị bước sóng của sóng điện từ trong chân không tương ứng với các
tần số (a) 5,00.1019 Hz, (b) 4,00.109 Hz.
ĐS: (a) 6,00 pm, (b) 7,50 cm
34.16. Một thông báo tin tức quan trọng được phát ra từ sóng vô tuyến đến những người ngồi
cạnh đài phát thanh cách nhà ga 100 km và sóng âm được phát ra từ người ngồi bên trong
phòng phát tin tức cách đài phát thanh 3,00 m. Lấy tốc độ âm thanh trong không khí là 343
m/s, người nghe sẽ nhận được tin tức đầu tiên từ đâu? Giải thích.
ĐS: Người nghe sẽ nhận tin từ người ngồi trong phòng tin tức.
PHẦN 5

ÁNH SÁNG VÀ QUANG HỌC


Ánh sáng là cơ sở cho hầu như mọi sự sống trên trái đất. Ví dụ, thực vật chuyển đổi năng
lượng của ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học thông qua quá trình quang hợp. Ngoài
ra, ánh sáng là phương tiện chính mà chúng ta có thể truyền và nhận thông tin đến và đi từ
các vật thể xung quanh cũng như từ trong vũ trụ.
Ánh sáng là một dạng bức xạ điện từ, truyền năng lượng từ nguồn sáng tới người quan
sát. Nhiều hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta phụ thuộc vào tính chất của
ánh sáng. Khi bạn xem tivi hoặc xem ảnh trên màn hình máy tính, bạn sẽ thấy hàng triệu màu
được tạo thành từ sự kết hợp chỉ có ba màu là: đỏ, xanh dương và xanh lục. Màu xanh của
bầu trời ban ngày, màu đỏ và màu cam trên bầu trời lúc bình minh hay hoàng hôn là kết quả
của hiện tượng tán xạ ánh sáng bởi các phân tử không khí. Bạn thấy hình ảnh của mình trong
gương phòng tắm buổi sáng hoặc hình ảnh của những chiếc xe khác trong gương chiếu hậu
khi đang lái xe là kết quả từ sự phản xạ ánh sáng. Nếu bạn đeo kính để nhìn cho rõ thì bạn
đang nhờ vào hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Màu sắc của cầu vồng là do sự tán sắc ánh sáng
khi nó đi qua những hạt mưa lơ lửng trên bầu trời sau cơn mưa. Nếu bạn đã từng nhìn thấy
những vòng tròn màu của hào quang xung quanh cái bóng của chiếc máy bay bạn đang đi
trên những đám mây thì bạn đang thấy kết quả của hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Trong phần giới thiệu của chương 35, chúng ta sẽ thảo luận về lưỡng tính sóng-hạt của
ánh sáng. Trong một số trường hợp, ánh sáng được mô hình như một dòng hạt; ở những
trường hợp khác, mô hình sóng hoạt động tốt hơn. Chương 35 đến hết 38 tập trung vào các
khía cạnh của ánh sáng được hiểu rõ nhất thông qua mô hình sóng của ánh sáng. Trong phần
6, chúng ta sẽ tìm hiểu về bản chất hạt của ánh sáng.

1
Chương 35: Bản chất của ánh sáng và các định luật
quang hình học

C
hương này bắt đầu giới thiệu hai mô hình lịch sử của ánh sáng và thảo luận các phương
pháp đo tốc độ ánh sáng trước đây. Tiếp theo là những hiện tượng cơ bản của quang
hình học: sự phản xạ (reflection) của ánh sáng từ một bề mặt và sự khúc xạ (refraction)
khi ánh sáng đi qua biên giới giữa hai môi trường. Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu sự tán
sắc (dispersion) của ánh sáng khi nó khúc xạ qua vật liệu, dẫn đến hiện tượng xuất hiện cầu
vồng. Cuối cùng, chúng ta sẽ nghiên cứu hiện tượng phản xạ toàn phần (total internal
reflection), là cơ sở cho hoạt động của sợi quang và công nghệ sợi quang.

Bản chất của ánh sáng


Trong lịch sử có hai mô hình cơ bản về bản chất của ánh sáng. Trước thế kỷ thứ 19, ánh
sáng được xem như một dòng hạt. Các hạt này hoặc được phát ra từ các vật hoặc xuất phát từ
mắt người quan sát. Newton là người chủ xướng cho lý thuyết hạt ánh sáng. Ông cho rằng
các hạt ánh sáng xuất phát từ các vật và đi đến mắt để kích thích cảm giác sáng của người
quan sát.
Christian Huygens thì lại tin rằng ánh sáng có thể là một dạng sóng chuyển động nào đó.
Ông đã chỉ ra rằng các tia sáng giao thoa với nhau. Những nghiên cứu khác suốt thể kỷ thứ
19 đã dẫn đến một sự thừa nhận chung về lý thuyết sóng của ánh sáng. Thomas Young là
người cung cấp bằng chứng rõ ràng đầu tiên (năm 1801) về bản chất sóng của ánh sáng. Ông
đã giải thích hiện tượng giao thoa của ánh sáng dựa trên nguyên lý chồng chất. Hiện tượng
này không thể giải thích được bằng lý thuyết hạt ánh sáng. Maxwell đã khẳng định rằng ánh
sáng là một dạng sóng điện từ có tần số cao và Hertz đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm
cho lý thuyết của Maxwell vào năm 1887.
Mặc dù mô hình sóng và lý thuyết cổ điển về điện - từ có thể giải thích được hầu hết các
tính chất của ánh sáng, nhưng chúng không thể giải thích được một số kết quả thí nghiệm sau
đó. Nổi bật nhất là hiệu ứng quang điện được phát hiện bởi Hertz: Khi ánh sáng bắn vào một
bề mặt kim loại thì các electron có thể được thoát ra khỏi bề mặt. Các thí nghiệm cho thấy
động năng của một electron thoát ra độc lập với cường độ ánh sáng. Phát hiện này mâu thuẫn
với mô hình sóng. Einstein đã đề xuất một giải thích về hiệu ứng quang điện vào năm 1905
sử dụng mô hình dựa trên khái niệm lượng tử hóa được Max Planck phát triển vào năm 1900.
Mô hình lượng tử giả định năng lượng của sóng ánh sáng nằm trong các hạt gọi là photon và
do đó năng lượng được cho là bị lượng tử hóa. Theo lý thuyết của Einstein, năng lượng E của
một photon tỉ lệ thuận với tần số f của sóng điện từ :
E = hf
-34
h = 6,63. 10 J.s là hằng số Planck.

2
Như vậy, ánh sáng phải có lưỡng tính sóng hạt. Trong một số hoàn cảnh ánh sáng biểu
hiện các đặc trưng của sóng và trong một số hoàn cảnh khác ánh sáng lại biểu hiện các đặc
trưng của hạt.

Đo tốc độ ánh sáng


Vì ánh sáng di chuyển với tốc độ rất cao (c = 3,00.108 m/s) nên những cố gắng trước đây
để đo tốc độ của nó đều không thành công. Galileo đã cố gắng đo tốc độ ánh sáng bằng cách
cho hai người quan sát đứng cách nhau 10 km xác định thời gian ánh sáng truyền đi qua
khoảng cách giữa hai người và ông đã kết luận rằng vì thời gian phản ứng của người quan sát
lớn hơn nhiều thời gian chuyển động của ánh sáng nên không thể đo được tốc độ ánh sáng
bằng cách này.
35.2.1 Phương pháp Roemer
Năm 1675, Ole Roemer đã sử dụng các quan sát thiên văn để
ước lượng tốc độ ánh sáng. Ông đã sử dụng chu kỳ quay của Io,
một mặt trăng của sao Mộc, khi sao Mộc quay xung quanh Mặt
Trời. Góc quay của sao Mộc trong khoảng thời gian Trái Đất quay
quanh Mặt Trời một góc 900 có thể tính được.
Chu kỳ quay dài hơn khi Trái Đất lùi xa dần sao Mộc, ngắn
hơn khi Trái Đất tiến lại gần.
Sử dụng số liệu của Roemer, Huygens đã ước tính giới hạn
dưới của tốc độ ánh sáng là 2,3.108 m/s. Đây là một kết quả rất
quan trọng trong lịch sử vì nó đã cho thấy rằng ánh sáng có tốc độ
hữu hạn và đã cho một ước lượng về tốc độ đó.
Hình 35.1: Phương
35.2.2 Phương pháp Fizeau
pháp Roemer
Phương pháp thành công đầu tiên để đo tốc độ ánh sáng bằng
các kỹ thuật thuần túy trên mặt đất được phát triển vào năm 1849
bởi nhà vật lý người Pháp Armand H. L. Fizeau.
Hình 35.2 biểu diễn một sơ đồ đơn giản của thiết bị đo. Nếu
d là khoảng cách giữa nguồn sáng (được xem là vị trí của bánh
xe) và gương và t là thời gian ánh sáng di chuyển từ bánh xe đến
gương thì tốc độ của ánh sáng là c = 2d/t.
Để đo thời gian vận chuyển, Fizeau đã sử dụng một bánh xe Hình 35.2: Phương pháp
răng cưa, chuyển đổi một chùm ánh sáng liên tục thành một loạt Fizeau
các xung ánh sáng. Nếu một xung ánh sáng di chuyển về phía
gương và đi qua khe hở tại điểm A trong hình 35.2 và quay trở lại bánh xe tại răng B thì xung
phản xạ sẽ không tới được người quan sát. Với tốc độ quay lớn hơn, điểm C có thể di chuyển
vào vị trí để cho phép xung phản xạ đi tới người quan sát. Biết khoảng cách d, số răng của
bánh xe và tốc độ góc của bánh xe, Fizeau đã xác định được giá trị tốc độ ánh sáng là 3,1×108
m/s.

3
Các phép đo mang lại giá trị chính xác hơn được chấp nhận hiện tại là 2,997 924 58×108
m/s.

Gần đúng tia trong quang hình học (quang học tia)
Quang học tia (Ray Optics), còn gọi là quang hình học
(Geometric Optics), nghiên cứu sự lan truyền của ánh sáng. Nó sử
dụng giả thuyết rằng ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong một
môi trường đồng dạng và thay đổi hướng khi gặp bề mặt của một
môi trường khác hoặc nếu như tính chất quang học của môi trường
là không đồng dạng. Gần đúng tia (Ray approximation) được sử
dụng để biểu diễn các chùm sáng. Các tia sáng là những đường thẳng
vuông góc với mặt sóng (front wave). Với gần đúng tia, chúng ta giả
thiết rằng một sóng ánh sáng truyền đi trong môi trường trên một
đường thẳng theo hướng của các tia đó.
Nếu một sóng gặp một vật cản với bước sóng  << d thì sóng
đó sẽ xuất phát từ khoảng trống và tiếp tục di chuyển theo một Hình 35.3: Quang học
đường thẳng, d là đường kính của khoảng trống. Đây là một gần tia
đúng tốt để nghiên cứu gương, kính, lăng kính ...Các hiệu ứng xảy
ra đối với những khoảng trống có kích thước khác nhau.

Hình 35.4: Một sóng phẳng bước sóng  chiếu tới màn chắn có một lỗ trống đường kính d.

Sự phản xạ ánh sáng


Một tia sáng (tia tới) di chuyển trong một môi trường khi gặp biên giới với một môi
trường thứ hai thì một phần của tia tới sẽ bị phản xạ ngược lại môi trường đầu tiên, có nghĩa
là nó sẽ hướng ngược lại môi trường thứ nhất. Đối với các sóng ánh sáng truyền trong không
gian ba chiều thì hướng của các tia phản xạ khác với hướng của các tia tới.

4
Phản xạ gương (specular reflection) là sự phản xạ từ
một bề mặt nhẵn. Các tia phản xạ song song với nhau.
Tất cả hiện tượng phản xạ ánh sáng trong sách này đều
được giả thiết là phản xạ gương.
Sự phản xạ tràn lan (Diffuse reflection) là sự phản xạ
trên một bề mặt thô. Các tia phản xạ truyền đi theo nhiều
hướng khác nhau. Một bề mặt được coi là bề mặt thô nếu sự
biến đổi bề mặt nhỏ hơn nhiều bước sóng ánh sáng.
Định luật phản xạ (Law of reflection)
Pháp tuyến là một đường thẳng vuông góc với bề mặt.
Nó nằm tại vị trí tia tới đập lên bề mặt. Tia tới tạo với pháp
Hình 35.5: Sự phản xạ gương
tuyến một góc 1. Tia phản xạ tạo với tia tới một góc ’1.
Góc phản xạ bằng góc tới :
’1 = 1 (35.1)
Mối liên hệ này được gọi là định luật phản xạ.
Tia tới, tia phản xạ và pháp tuyến đều nằm trên một mặt
phẳng. Bởi vì sự phản xạ sóng là một hiện tượng phổ biến, thường
xảy ra nên chúng ta sẽ đưa ra một mô hình phân tích cho trường
hợp này được gọi là mô hình phân tích sóng bị phản xạ (the wave
under reflection model).

Câu hỏi 35.1: Trong phim, bạn có thể nhìn thấy diễn viên nhìn
vào một chiếc gương và thấy mặt mình trong đó. Có thể nói chắc Hình 35.6: Định luật
chắn rằng trong cảnh đó người diễn viên nhìn thấy trong gương a) phản xạ
mặt anh ta b) mặt bạn c) mặt đạo diễn d) camera quay cảnh e)
không thể xác định được.

Bài tập mẫu 35.1: Phản xạ nhiều lần


Hai gương hợp nhau một góc 120o như hình vẽ. Tia tới
chiếu lên gương M1 dưới góc 65o, tia phản xạ hướng đến
gương M2. Hãy xác định hướng của tia sáng sau khi phản
xạ trên gương M2.
Giải:
Theo định luật phản xạ, tia phản xạ trên M1 hợp với
gương một góc
 = 90o – 65o = 25o Hình 35.7: Sự phản xạ
nhiều lần
 = 180° - 25° - 120° = 35°

5
M2 = 90° - 35° = 55°
Tia phản xạ trên gương M2 hợp với pháp tuyến một góc
’M2 = M2 = 55°
Sự phản xạ ngược (retroreflection)
Giả sử góc hợp giữa hai gương là 90o thì chùm tia phản xạ sẽ quay trở về nguồn phát
song song với chùm tia tới ban đầu. Hiện tượng này được gọi là sự phản xạ ngược. Có nhiều
áp dụng của hiện tượng này như đo khoảng cách tới Mặt Trăng, gương chiếu hậu, tín hiệu
giao thông...

Hình 35.8: Ứng dụng hiện tượng phản xạ ngược


Vào năm 1969, một bảng gồm nhiều gương phản xạ nhỏ đã được các phi hành gia tàu
Apollo 11 đưa lên Mặt trăng (hình 35.8a). Một chùm tia laser từ Trái đất chiếu đến bảng
gương này sẽ được phản xạ trực tiếp trở lại chính nó và thời gian di chuyển của nó có thể đo
được. Từ đó có thể xác định được khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng với sai số 15 cm.

6
Một ứng dụng hàng ngày khác được tìm thấy trong đèn hậu ô tô. Một phần nhựa của đèn
hậu được tạo thành bởi nhiều góc hình khối nhỏ (hình 35.8b) để các chùm đèn pha từ ô tô
phía sau chiếu đến sẽ phản xạ lại người lái xe.
Thay vì các góc hình lập phương, các hình cầu nhỏ đôi khi được sử dụng (hình 35.8c).
Những quả cầu nhỏ trong suốt được sử dụng trong một vật liệu phủ trên nhiều biển báo đường
bộ. Do sự phản xạ ngược từ những quả cầu này, dấu hiệu dừng xe trong hình 35.8d sẽ sáng
hơn nhiều so với khi nó chỉ đơn giản là một bề mặt phẳng, sáng bóng. Sự phản xạ ngược cũng
được sử dụng cho các tấm phản quang trên giày chạy bộ và quần áo chạy để cho phép người
chạy bộ được nhìn thấy vào ban đêm.

Sự khúc xạ ánh sáng


Khi một tia sáng lan truyền trong một môi trường trong
suốt đến gặp mặt phân cách với một môi trường trong suốt
khác thì một phần tia tới bị phản xạ và một phần sẽ đi vào môi
trường thứ hai.
Tia sáng đi vào môi trường thứ hai này có hướng bị thay
đổi. Sự gãy tia sáng này được gọi là khúc xạ (refraction).
Tia tới, tia phản xạ, tia khúc xạ và pháp tuyến đều nằm
trong cùng một mặt phẳng. Góc khúc xạ (angle of refraction)
phụ thuộc vào vật liệu và góc tới (angle of incidence).
sin  2 v 2
= (35.2)
sin  1 v1
v1 là tốc độ ánh sáng trong môi trường thứ nhất và v2 là tốc độ
ánh sáng trong môi trường thứ hai. Đường đi của tia sáng qua
bề mặt khúc xạ là có thể đảo ngược. Ví dụ một tia sáng truyền
từ A đến B thì nếu có một tia xuất phát từ B sẽ đi theo con
đường AB để đến A.
Câu hỏi 35.2: Trên hình 35.9, tia tới tà tia (1), hãy chỉ ra các Hình 35.9: Sự khúc xạ ánh sáng
tia phản xạ và tia khúc xạ trong những tia sáng 2, 3, 4, 5.

Hình 35.10: (a) Sự khúc xạ ánh sáng khi đi vào. môi trường có tốc độ nhỏ hơn,
(b). môi trường có tốc độ lớn hơn
7
Ánh sáng có thể khúc xạ vào trong một vật liệu mà ở đó tốc
độ của nó nhỏ hơn. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Tia sáng bị gập
về phía pháp tuyến (hình 35.10.a).
Ánh sáng có thể khúc xạ vào trong một vật liệu mà ở đó tốc độ của
nó lớn hơn. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Tia sáng bị lệch xa khỏi
pháp tuyến (hình 35.10.b).
Trong một môi trường, ánh sáng có tốc độ nhỏ hơn trong chân
không. Điều đó có thể giải thích như sau. Ánh sáng đập vào một
electron. Electron đó có thể hấp thụ ánh sáng, dao động và bức xạ Hình 35.11: Sự giảm
ánh sáng. Sự hấp thụ và phát xạ có thể làm cho tốc độ di chuyển vận tốc của tia sáng khí
trung bình trong môi trường giảm xuống. đi vào môi trường
35.5.1 Chiết suất - Chỉ số khúc xạ
Tốc độ của ánh sáng trong một vật liệu bất kỳ đều nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong chân
không. Chiết suất n của một môi trường được xác định như sau:
c
n= (35.3)
v
Trong đó, c là tốc độ ánh sáng trong chân không, v là tốc độ ánh sáng trong môi trường.
Đối với chân không n = 1, đối với không khí n cũng được coi là bằng 1. Đối với các môi
trường khác, n > 1. Chiết suất n là một số không thứ nguyên lớn hơn 1.

Bảng 35.1: Chiết suất của một số môi trường

35.5.2 Tần số ánh sáng giữa hai môi trường


Khi ánh sáng truyền từ một môi trường sang môi trường khác, tần số (frequency) của nó
không thay đổi nhưng cả tốc độ và bước sóng đều thay đổi. Để hiểu tại sao như vậy thì hãy
8
xem hình 35.12. Một sóng ánh sáng truyền qua người quan sát
tại điểm A trong môi trường 1 với một tần số nào đó và đi tới
biên giới giữa môi trường 1 và môi trường 2. Tần số mà sóng
truyền qua người quan sát tại điểm B trong môi trường 2 phải
bằng tần số mà chúng truyền qua điểm A. Bởi vì nếu không
phải như vậy thì năng lượng sẽ tích lũy lại hoặc biến mất trên
biên giới giữa hai môi trường. Do không có cơ chế nào cho
điều đó xảy ra nên tần số phải không đổi khi một tia sáng
truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
Vì v = f. và f1 = f2 = f, nhưng v1  v2, suy ra 1  2
Tỉ số chiết suất của hai môi trường có thể được biểu diễn
bằng một công thức khác.
c
1 v1 n1 n 2
= = = (35.4)
2 v 2 c n1
n2 Hình 35.12: Tần số ánh
Chiết suất tỉ lệ nghịch với tốc độ ánh sáng. Khi tốc độ ánh sáng giữa hai môi trường
sáng giảm xuống, chiết suất tăng lên. Chiết suất càng cao thì
môi trường càng làm chậm tốc độ ánh sáng. Mối liên hệ này có thể được dùng để so sánh
bước sóng và chiết suất:
1n1 = 2n2
Vì trong chân không và không khí chiết suất bằng 1 nên chiết suất n của vật liệu có thể
được xác định theo bước sóng 𝜆 của ánh sáng trong chân không và bước sóng 𝜆𝑛 của ánh
sáng trong môi trường như sau :
𝑛=𝜆/𝜆𝑛 (35.5)
35.5.3 Định luật khúc xạ Snell
Trong phương trình (35.4) thay tỷ số n2/n1 bằng phương trình (35.2) ta thu được phương
trình
n1sin1 = n2sin2 (35.6)
1 là góc tới, 2 là góc khúc xạ.
Người khám phá ra mối liên hệ này bằng thực nghiệm là Willebrord Snell và vì vậy nó
được gọi là định luật khúc xạ Snell.
Khúc xạ là một hiện tượng rất phổ biến, vì vậy có một mô hình phân tích cho hiện tượng
này. Đó là mô hình sóng bị khúc xạ (the wave under refraction model).
Câu hỏi 35.3: Ánh sáng chiếu từ môi trường có chiết suất 1,3 sang môi trường có chiết suất
1,2. So với tia tới thì: (a) tia khúc xạ gập về phía pháp tuyến nhiều hơn (b) tia khúc xạ không
bị lệch (c) tia khúc xạ lệch xa khỏi pháp tuyến nhiều hơn.

9
Bài tập mẫu 35.2: Ánh sáng truyền qua một
bản song song
Một chùm sáng truyền từ môi trường 1 sang môi
trường 2 là một bản phẳng, dày, làm bằng vật liệu
có chiết suất n2. Hãy chứng tỏ rằng chùm sáng đi
vào môi trường 1 từ mặt khác của bản song song
với chùm sáng tới.
Giải:
Giả sử n2 > n1 thì tia sáng sẽ gập về phía pháp
tuyến khi đi vào bản phẳng và lệch ra xa pháp
tuyến khi đi ra khỏi bản phẳng.
Áp dụng định luật khúc xạ Snell đối với mặt trên,
Hình 35.13: Bài tập mẫu 35.2
ta có:
n1 sin 1
sin  2 =
n2
Áp dụng định luật khúc xạ Snell đối với mặt dưới, ta có:
n2 sin  2 n2  n1 sin 1 
sin 3 = =   = sin 1
n1 n1  n2 

Như vậy, 3 = 1. Do đó, hai tia sáng đi tới và đi ra khỏi bản phẳng song song với nhau.

Bài tập mẫu 35.3: Đo chiết suất bằng một lăng


kính
Góc lệch của tia sáng chiếu qua một lăng kính là
cực tiểu khi góc tới 1 có giá trị sao cho tia khúc
xạ bên trong lăng kính tạo với pháp tuyến của hai
mặt bên lăng kính cùng một góc như nhau như
hình vẽ. Hãy thiết lập biểu thức cho chiết suất n
của vật liệu lăng kính theo góc lệch tối thiểu min
và góc ở đỉnh .
Giải:
Từ hình vẽ, ta có:
Hình 35.14: Bài tập mẫu 35.2
2 = /2
min = 2
 +  min
1 = 2 +  = /2 + min/2 =
2
Áp dụng định luật khúc xạ:
10
sin1 = nsin2
Chiết suất của vật liệu lăng kính
  +  min 
sin  
sin 1  2 
n= =
sin  2  
sin  
2
Dựa vào công thức này, nếu biết được góc ở đỉnh  và đo được góc lệch cực tiểu min
ta có thể xác định được chiết suất n của vật liệu làm lăng kính. Một lăng kính rỗng có
thể được dùng để đo chiết suất của các chất lỏng.

Nguyên lý Huygens
Huygen đã cho rằng ánh sáng là một dạng chuyển động sóng chứ không phải là một dòng
hạt chuyển động. Nguyên lý Huygens (Huygens’s Principle) là một giải thích hình học để
xác định vị trí của một sóng mới tại một điểm dựa trên dữ liệu về mặt đầu sóng (wave front)
trước đó.
Tất cả các điểm trên một mặt đầu sóng đã biết được coi như là những nguồn điểm tạo ra
các sóng cầu thứ cấp, được gọi là wavelet, truyền về phía trước nó với một tốc độ đặc trưng
cho sóng trong môi trường đó. Sau một khoảng thời gian nào đó, vị trí mới của mặt đầu sóng
là mặt tiếp xúc với tất cả các sóng thứ cấp.
35.6.1 Giải thích Huygens đối với sóng phẳng
Tại thời điểm t = 0, mặt đầu sóng nằm tại mặt phẳng AA’. Các điểm chấm trên mặt phẳng
AA’ là các nguồn đại diện cho sóng thứ cấp. Sau khi các sóng thứ cấp di chuyển một khoảng
ct thì mặt đầu sóng mới BB’ là mặt được vẽ tiếp tuyến với các mặt sóng thứ cấp, trong đó c
là tốc độ ánh sáng trong chân không và t là khoảng thời gian sóng truyền đi.

Hình 35.15: Nguyên lý Huyghen


11
35.6.2 Giải thích Huygens đối với sóng cầu
Các vòng cung bên trong biểu diễn một phần của sóng cầu. Các chấm là những điểm đại
diện mà các sóng thứ cấp đã được lan truyền. Mặt đầu sóng mới tiếp tuyến với các sóng thứ
cấp tại mỗi điểm.
35.6.3 Nguyên lý Huygens và định luật phản xạ
Định luật phản xạ có thể được dẫn xuất từ nguyên lý
Huygens. AB là mặt đầu sóng phẳng của sóng ánh sáng tới khi
tia sáng 1 đập lên mặt phẳng tại điểm A (hình 35.16). Sóng tại
A gởi đi một sóng thứ cấp có tâm tại A về phía D. Sóng tại B
gởi đi một sóng thứ cấp có tâm tại B về phía C.
Vì AD = BC = ct, nên ABC = ADC, và
cos = BC/AC,
cos’ = AD/AC
vì vậy, cos = cos ’
suy ra  = ’
Hình 35.16: Nguyên lý
do đó 1 = 1’ Huyghen và định luật phản xạ
Đó chính là định luật phản xạ.
35.6.4 Nguyên lý Huygens và định luật khúc xạ
Định luật khúc xạ Snell cũng có thể được dẫn xuất từ
nguyên lý Huygens. Tia 1 đập lên bề mặt tại A và sau một
khoảng thời gian t, tia 2 đập lên bề mặt tại C (hình 35.17).
Trong khoảng thời gian này sóng tại A đã gửi đi một sóng cầu
tâm tại A hướng tới D. Sóng tại B gửi đi một sóng cầu tâm tại
B hướng tới C. Hai sóng cầu này di chuyển trong hai môi
trường khác nhau, vì vậy bán kính của chúng khác nhau. Bán
kính của sóng cầu xuất phát từ A là AD = v2t, trong đó v2 là
tốc độ sóng truyền đi trong môi trường thứ hai. Bán kính của
sóng cầu xuất phát từ B là BC = v1t, trong đó v1 là tốc độ
sóng truyền đi trong môi trường thứ nhất. Từ hai tam giác
ABC và ADC, ta có:
BC v1t Hình 35.17: Nguyên lý
sinθ1 = = Huyghen và định luật khúc xạ
AC AC


AD v 2 t
sinθ2 = =
AC AC

12
suy ra
sinθ1 v1 c n1 n2
= = =
sinθ2 v 2 c n2 n1
Do đó: n1sinθ1 = n2sinθ2

Đây chính là định luật khúc xạ Snell.

Sự tán sắc
Chiết suất của một vật liệu thay đổi theo bước sóng của ánh sáng truyền qua vật liệu đó
(hình 35.18). Sự phụ thuộc của n vào  được gọi là sự tán sắc ánh sáng (dispersion).

Hình 35.18: Sự thay đổi chiết suất theo Hình 35.19: Khúc xạ qua lăng kính
bước sóng

Theo định luật Snell, ánh sáng có bước sóng khác nhau sẽ bị gập những góc khác nhau
khi truyền qua vật liệu khúc xạ.
Chiết suất của một vật liệu nói chung giảm khi bước sóng tăng lên. Ánh sáng tím bị gập
nhiều hơn ánh sáng đỏ khi băng qua môi trường khúc xạ.
Giả sử có một chùm ánh sáng trắng chiếu tới một lăng kính như hình 35.19 thì vì các màu
có góc lệch khác nhau nên ánh sáng trắng sẽ trải ra thành một phổ ánh sáng nhìn thấy được.
Tia tím bị lệch nhiều nhất, tia đỏ bị lệch ít nhất, các màu còn lại nằm ở giữa.
Sự tán sắc ánh sáng trắng thành một phổ có thể được minh họa một cách rõ rệt nhất trong
tự nhiên thông qua sự tạo thành cầu vồng trên bầu trời lúc trời sắp mưa.

13
Hình 35.20: Tia sáng bị nhiễu xạ trên giọt Hình 35.21: Cầu vồng
nước
Một tia sáng chiếu lên một giọt nước trong không khí sẽ bị cả phản xạ và khúc xạ (hình
35.20). Khúc xạ đầu tiên ở mặt ánh sáng chiếu tới của giọt nước làm cho ánh sáng tím bị lệch
nhiều nhất còn ánh sáng đỏ bị lệch ít nhất.
Ở mặt sau của giọt nước, ánh sáng bị phản xạ, nó sẽ bị khúc xạ lần nữa khi đến mặt trước
của giọt nước rồi đi vào không khí. Các tia sáng đi ra khỏi giọt nước dưới những góc lệch
khác nhau: Góc giữa tia sáng trắng và tia tím mạnh nhất là 40o, góc giữa tia sáng trắng và tia
đỏ mạnh nhất là 42o.
Nếu một giọt mưa ở phía trên cao trên bầu trời được quan
sát thì tia đỏ được nhìn thấy, còn giọt nước ở độ cao thấp hơn
trên bầu trời sẽ chiếu tia tím tới người quan sát. Vì vậy, người
quan sát trên mặt đất sẽ nhìn thấy cầu vồng như trên hình 35.21.
Các màu khác của phổ ánh sáng nằm giữa màu đỏ và màu tím.
Hình 35.22 còn cho thấy sự xuất hiện của một cầu vồng đôi.
Cầu vồng thứ cấp nhạt hơn cầu vồng sơ cấp, màu thì ngược lại.
Cầu vồng thứ cấp tạo thành do ánh sáng bị phản xạ hai lần ở mặt
bên trong của giọt nước trước khi đi ra ngoài. Các cầu vồng cấp
cao hơn cũng có thể xuất hiện nhưng với cường độ rất yếu. Hình 35.22: Cầu vồng đôi
Câu hỏi 35.4: Trong nhiếp ảnh, các ống kính trong máy ảnh sử
dụng hiện tượng khúc xạ để tạo thành hình ảnh trên bề mặt nhạy sáng. Lý tưởng nhất là bạn
muốn tất cả các màu trong ánh sáng từ vật thể được chụp sẽ bị khúc xạ với cùng một lượng
như nhau. Trong số các vật liệu được hiển thị trên Hình 35.14, bạn sẽ chọn loại nào cho ống
kính máy ảnh một thành phần? (a) crown glass (b) acrylic (c) fused quartz (d) không thể xác
định.
14
Sự phản xạ toàn phần

Hình 35.23: Sự phản xạ toàn phần

Một hiện tượng được gọi là phản xạ toàn phần (total internal reflection) có thể xảy ra
khi ánh sáng chiếu từ một môi trường đến môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
Trên hình 35.23, một tia sáng chiếu từ môi trướng 1 đến mặt phân cách với môi trường
2. Các hướng khả dĩ của tia sáng được đánh số từ tia 1 đến tia 5. Các tia khúc xạ bị gập xa
khỏi pháp tuyến khi n1 > n2.
Có một góc tới làm cho tia khúc xạ bị lệch với góc khúc xạ bằng 90o, khi đó tia khúc xạ
nằm trên mặt phân cách. Góc tới đó được gọi là góc tới hạn C (critical angle). Sử dụng định
luật khúc xạ với 2 = 90o:
n1sinC = n2sin 2
n2
sinθC = (n1  n2 ) (35.6)
n1
Đối với góc tới lớn hơn góc tới hạn thì tia tới sẽ bị phản xạ hoàn toàn tại mặt phân cách
hai môi trường. Tia này tuân theo định luật phản xạ tại điểm tới. Hiện tượng phản xạ toàn
phần chỉ xảy ra khi ánh sáng được chiếu từ một môi trường tới môi trường có chiết suất thấp
hơn.
Góc tới hạn đối là nhỏ khi n1 lớn hơn n2 đáng kể. Ví dụ, góc tới hạn của một viên kim
cương trong không khí là 24°. Bất kỳ tia sáng nào bên trong viên kim cương tiếp cận bề mặt

15
ở góc lớn hơn 24 ° được phản xạ lại hoàn toàn trở lại tinh thể. Điền này khiến cho kim cương
trở nên lấp lánh. Các góc của các mặt được cắt sao cho ánh sáng bị phản xạ nhiều lần bên
trong viên kin cương. Nhiều phản xạ làm cho ánh sáng đi long vòng trên một con đường dài
trong môi trường và sự tán sắc đáng kể xảy ra. Vào thời điểm ánh
sáng đi qua bề mặt trên cùng của tinh thể, các tia với những màu
sắc khác nhau đã được tách khá rộng ra với nhau.
Câu hỏi 35.5: Trong hình 35.27, năm tia sáng đi vào lăng kính
thủy tinh từ bên trái.
(i) Có bao nhiêu trong số các tia này sẽ phản xạ toàn phần tại bề
mặt nghiêng của lăng kính? (a) một (b) hai (c) ba (d) bốn (e) năm?
(ii) Giả sử lăng kính trong hình 35.27 có thể được quay trong mặt
phẳng của tờ giấy. Để cho tất cả năm tia đều phản xạ toàn phần
từ bề mặt nghiêng thì lăng kính được quay (a) theo chiều kim
đồng hồ hay (b) ngược chiều kim đồng hồ? Hình 35.24: Câu hỏi 35.5
Quang học sợi (Fiber Optics)
Một ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là sử dụng
các thanh làm bằng chất dẻo hoặc thủy tinh để dẫn ánh sáng từ
nơi này đến nơi khác (hình 35.25). Các ứng dụng thực tế
thường gặp là nội soi trong xét nghiệm y tế hoặc truyền tin.
Một lõi trong suốt được bao quanh bởi một một lớp vật
liệu có chiết suất n nhỏ hơn chiết suất của lõi (hình 35.26).
Điều này làm cho ánh sáng truyền đi chỉ trong lõi do hiện tượng
phản xạ toàn phần. Bên ngoài là lớp vỏ bọc. Hình 35.25: Ánh sáng
truyền đi trong một thanh
Một ống ánh sáng mềm được gọi là một sợi quang. Một bó mềm, trong suốt do phản xạ
các sợi quang song song với nhau tạo thành một đường truyền toàn phần
quang như hình 35.27.

Hình 35.26: Cấu trúc một sợi quang học Hình 35.27: Một bó sợi quang học

16
Tóm tắt chương 35
Gần đúng tia (Ray approximation): Trong một môi trường đồng dạng, ánh sáng truyền đi
theo đường thẳng.

Hiện tượng phản xạ toàn phần (total internal reflection) có thể xảy ra khi ánh sáng chiếu từ
một môi trường có chiết suất cao đến môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

Góc tới hạn C (critical angle) là góc tới làm cho tia khúc xạ bị lệch với góc khúc xạ 2 =
90o. Từ định luật khúc xạ:
n2
sinθC = (n1  n2 ) (35.6)
n1

Định luật phản xạ (Law of reflection)


Khi một tia sáng (hay một sóng bất kỳ) chiếu lên một bề mặt nhẵn thì góc phản xạ ’1 bằng
góc tới 1:
’1 = 1 (35.1)
Sự gãy (sự đổi hướng) của tia sáng khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường được
gọi là sự khúc xạ (refraction). Tia tới, tia phản xạ, tia khúc xạ và pháp tuyến của mặt phân
cách đều nằm trong cùng một mặt phẳng.

Định luật khúc xạ Snell (Snell’s law of refraction)


Góc khúc xạ (angle of refraction) phụ thuộc vào vật liệu và góc tới (angle of incidence) theo
hệ thức
n1sin1 = n2sin2 (35.6)
1 là góc tới, 2 là góc khúc xạ.

17
Câu hỏi lý thuyết chương 35
1. Một sóng ánh sáng di chuyển giữa môi trường 1 và môi trường 2. Phát biểu nào sau đây
là đúng khi nói về tốc độ, tần số và bước sóng của nó trong hai môi trường, các chiết suất
của môi trường, góc tới và góc khúc xạ? Nhiều hơn một phát biểu có thể đúng.
(a) v1 / sin1 = v2 / sin2 (b) csc1 / n1 = csc2 / n2 (c) f1 / sin1 = f2 / sin2 (d) n1 / cos1
= n2 / cos2
(csc = 1/sin)
2. Điều gì xảy ra với sóng ánh sáng khi truyền từ không khí vào thủy tinh?
(a) Tốc độ của nó vẫn giữ nguyên.
(b) Tốc độ của nó tăng lên.
(c) Bước sóng của nó tăng.
(d) Bước sóng của nó vẫn giữ nguyên.
(e) Tần số của nó vẫn giữ nguyên.
3. Một tia sáng chứa cả bước sóng xanh và đỏ chiếu lên một tấm kính như hình vẽ. Những
phác thảo nào trong hình dưới thể hiện kết quả có thể xảy ra nhất? (a) A (b) B (c) C (d)
D (e) không cái nào.

4. Lõi của một sợi quang truyền ánh sáng với tổn thất năng lượng tối thiểu nếu nó bị bao
quanh bởi cái gì? (a) nước (b) kim cương (c) không khí (d) thủy tinh (e) thạch anh.
5. Ánh sáng màu nào khúc xạ nhiều nhất khi chiếu từ không khí vào thủy tinh dưới góc tới
  0? (a) tím (b) xanh lam (c) xanh (d) vàng (e) đỏ.
6. Tại sao một mẫu kim cương lấp lánh hơn một mẫu thủy tinh có cùng kích thước và hình
dạng ?
7. Một quảng cáo sản phẩm bán một vật liệu có chiết suất 0,85. Đó có phải là một sản phẩm
tốt để mua hay không? Tại sao mua hay tại sao không?

18
Bài tập chương 35
1. Tìm năng lượng của (a) một photon có tần số 5,00×1017 Hz
và (b) một photon có bước sóng 3,00×102nm. Kết quả tính
bằng electron vôn (eV), biết 1 eV = 1,60×1019 J.
2. Một tia sáng chiếu từ không khí qua một lớp dầu rồi đi vào
nước như hình BT-2. Biết chiết suất của dầu là n = 1,48, của
nước là 1,33 và của không khí là 1 ; góc  = 20,0o. Hãy tính
góc  và ’.
3. Một tia sáng chiếu vào một khối thủy tinh phẳng (n = 1,50)
có độ dày 2,00 cm dưới một góc 30,0° so với pháp tuyến. Tính Hình BT-2
các góc tới và khúc xạ ở mỗi bề mặt của tia sáng xuyên qua
khối thủy tinh.
4. Một tia sáng từ trong nước chiếu tới một môi trường trong
suốt dưới góc tới 37,0° và tia truyền qua bị khúc xạ một góc
25,0°. Tính tốc độ ánh sáng trong chất trong suốt đó.
5. Một lăng kính có góc ở đỉnh  = 50,0° được làm bằng khối
zirconia. Góc lệch tối thiểu min của nó bằng bao nhiêu?
6. Một tia sáng đi qua khối thủy tinh có chiết suất n = 1,50 bị
dịch chuyển ngang bởi một khoảng d như trong hình BT-6.
(a) Tìm giá trị của d.
(b) Tìm khoảng thời gian cần thiết để ánh sáng đi qua khối
thủy tinh. Hình BT-6
7. Ánh sáng có bước sóng 700nm chiếu lên mặt của lăng kính
thạch anh (n = 1,458 đối với ánh sáng 700nm) dưới góc tới
75,0 °. Góc đỉnh của lăng kính là 60,0°. Tính
(a) góc khúc xạ ở bề mặt thứ nhất,
(b) góc tới ở bề mặt thứ hai,
(c) góc khúc xạ ở bề mặt thứ hai và
(d) góc giữa tia tới và tia ló ra.
8. Một chùm ánh sáng vừa phản xạ vừa khúc xạ ở bề mặt giữa
không khí và thủy tinh như trên hình BT-8. Nếu chiết suất của
thủy tinh là ng, hãy tìm góc tới 1 trong không khí để tia phản
xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Hình BT-8
9. Một chùm ánh sáng chứa bước sóng đỏ và tím chiếu lên một phiến thạch anh dưới góc
tới 50,0°. Chiết suất của thạch anh là 1,455 đối với ánh sáng đỏ (bước sóng 600 nm) và
chiết suất của nó là 1,468 đối với ánh sáng tím (bước sóng 410 nm). Tìm độ tán sắc của
bản mỏng, được định nghĩa là sự khác biệt về góc khúc xạ cho hai bước sóng.

19
10. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng
tím là 1,66 và đối với ánh sáng đỏ là 1,62.
Một tia sáng trắng chiếu qua một lăng
kính có góc đỉnh là  = 60,0o. Góc tới của
tia sáng trên một mặt bên là 50,0o. Hãy
tính độ trải rộng (angular spread) của
chùm ánh sáng ló ra ở mặt bên kia (hình
BT-10).
11. Một sợi quang thủy tinh có chiết suất n =
1,5 được nhúng trong nước (n = 1,33).
Hình BT-10
Hãy xác định góc tới hạn đối với sự phản
xạ toàn phần bên trong sợi quang đó.
12. Một thanh trong suốt đường kính d = 2,00 mm có chiết suất
1,36. Xác định góc  lớn nhất để các tia sáng chiếu tới một
đầu thanh như trong hình BT-12 bị phản xạ toàn phần bên
trong dọc theo mặt ngoài của thanh.
13. Một chùm ánh sáng chiếu từ không khí lên bề mặt một chất
lỏng dưới góc tới là 30,0° thì góc khúc xạ là 22,0°. Hãy tìm
góc tới hạn để ánh sáng bị phản xạ toàn phần bên trong chất Hình BT-12
lỏng khi được bao quanh bởi không khí.
14. Một tia sáng đi vào bầu khí quyển của Trái đất và chiếu thẳng đứng xuống bề mặt Trái
đất bên dưới cách một khoảng h = 100 km. Chiết suất của không khí nơi ánh sáng đi vào
bầu khí quyển là 1,00 và nó tăng tuyến tính theo khoảng cách đến giá trị n = 1,000293
tại bề mặt của Trái Đất.
(a) Tia sáng đi hết quãng đường này hết bao lâu?
(b) Nếu không có bầu khí quyển Trái đất thì ánh sáng sẽ truyền đi trong khoảng thời gian
nhanh hơn bao nhiêu phần trăm?
15. Hình BT-15 cho thấy đường đi của chùm sáng
xuyên qua một số tấm phẳng với chiết suất khác
nhau.
(a) Nếu góc 1 = 30,0°, thì góc 2 của chùm tia ló
ra bằng bao nhiêu?
(b) Góc tới 1 phải bằng bao nhiêu để có phản xạ
toàn phần trên bề mặt với môi trường có chiết
suất n = 1,20 và n = 1,00?
Hình BT-15
16. Một chùm ánh sáng là sự cố từ không khí trên bề mặt chất lỏng. Nếu góc tới là 30,0 ° và
góc khúc xạ là 22,0 °, hãy tìm góc tới cho tổng phản xạ bên trong của chất lỏng khi được
bao quanh bởi không khí.

20
Chương 36: Sự tạo ảnh

N
ội dung của chương này đề cập đến các ảnh được tạo thành khi chùm tia sáng gặp
các bề mặt ngăn cách giữa hai môi trường. Các ảnh được tạo ra do sự phản xạ hoặc
khúc xạ gây bởi các bề mặt này. Chúng ta có thể thiết kế các gương và thấu kính để
tạo ra các ảnh có các đặc điểm như mong muốn. Trong chương này, ánh sáng được
thể hiện gần đúng như các tia và giả thiết rằng ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Đầu
tiên chúng ta xem xét quá trình tạo ảnh bởi các loại gương và thấu kính và xác định vị trí
cũng như kích thước của ảnh. Sau đó chúng ta sẽ kết hợp các gương và thấu kính để tạo ra
các thiết bị quang học hữu ích như kính hiển vi và kính thiên văn.

36.1 Ảnh tạo bởi gương phẳng


Xét một nguồn sáng điểm đặt ở O trước một gương phẳng và
cách gương một đoạn p như trong hình vẽ. Khoảng cách p được
gọi là khoảng cách vật. Chùm sáng phân kỳ từ nguồn đến gương
và bị phản xạ bởi gương tạo ra chùm tia phản xạ cũng là chùm tia
phân kỳ. Đường kéo dài (dường đứt nét trong hình) của chùm tia
phản xạ giao nhau ở điểm I. Chùm tia phản xạ dường như được V Ả
phát ra từ điểm I ở sau gương. Điểm I được gọi là ảnh của vật ở ật nh
O. Khoảng cách q từ I đến gương được gọi là khoảng cách ảnh.
Gương
Một ảnh tạo bởi giao điểm của các tia sáng gọi là ảnh thật và Hình 36.1
một ảnh tạo bởi đường kéo dài của các tia sáng gọi là ảnh ảo.
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn là ảnh ảo. Một ảnh thật có thể hứng được trên
màn ảnh, còn ảnh ảo thì không.
Để xác định ảnh của một vật có kích thước, ta cần xác định ảnh của tất cả các điểm trên
vật. Mặc dù có vô hạn tia sáng đi từ một điểm trên vật, nhưng chúng ta chỉ cần xét hai tia
sáng phát ra từ điểm này và vẽ các tia phản xạ tương ứng nhờ định luật phản xạ ánh sáng để
xác định vị trí ảnh. Trong hình 36.2, ảnh của điểm P trên vật được xác định nhờ hai tia: tia
PQ và PR. Do hai tam giác PQR và P'QR bằng nhau nên PQ = P'Q, vì vậy |𝑝| = |𝑞|. Do đó
ảnh tạo bởi gương phẳng của một vật đối xứng với vật qua gương.
Hình 36.2 cũng chỉ ra rằng chiều cao h của vật bằng với
chiều cao h’ của ảnh. Độ phóng đại ảnh của một vật được định
nghĩa như sau:
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 ả𝑛ℎ ℎ′
𝑀= = (36.1)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 𝑣ậ𝑡 ℎ V Ả
Định nghĩa này cũng sẽ được dùng cho tất cả các loại ật nh
gương và thấu kính. M sẽ có giá trị dương khi ảnh và vật cùng
chiều, M sẽ có giá trị âm khi ảnh và vật ngược chiều. Với gương Hình 36.2

1
phẳng 𝑀 = +1.
Bổ sung câu hỏi 36.1 vì tất cả các câu Quick Quiz đều có khả năng ra đề thi trắc
nghiệm.
Bài tập mẫu 36.1: Các ảnh tạo bởi hai gương.
Hai gương phẳng được đặt vuông góc nhau như Gương
hình 36.3 và vật được đặt ở O. Xác định các ảnh 2
được tạo ra.
Giải:
Ảnh của vật qua gương 1 là I1 và qua gương 2 là
I2. Ảnh I3 là ảnh của I1 qua gương 2 và cũng là
Gương
ảnh của I2 qua gương 1.
1
Hình 36.3

Bổ sung phần ứng dụng trong gương chiếu hậu của ô tô (như trong giáo trình gốc).

36.2 Ảnh tạo bởi gương cầu


Có nhiều loại gương cong khác nhau nhưng ở đây chúng ta
chỉ khảo sát gương có bề mặt là một phần của mặt cầu (thường Gương
là một chỏm cầu), gọi là gương cầu.
Trong hình 36.4, tâm C của mặt cầu chứa gương gọi là tâm
của gương, bán kính R của mặt cầu này gọi là bán kính của
gương. Đường thẳng qua C và V (V là điểm chính giữa của
gương gọi là đỉnh gương) gọi là trục chính của gương. Nếu mặt
phản xạ của gương là mặt lõm thì gọi là gương cầu lõm và nếu Hình 36.4
mặt phản xạ của gương là mặt lồi thì gọi là gương cầu lồi.
36.2.1 Gương cầu lõm Gương
Xét một nguồn sáng điểm đặt trước gương tại một điểm O tùy
ý trên trục chính (Hình 36.5). Hai tia sáng phân kỳ từ O tới gương
cho hai tia phản xạ giao nhau tại ảnh I, rồi chúng phân kỳ từ I như
thể có một nguồn sáng tại đó. Ảnh I này
là ảnh thật.
Các tia phản xạ giao
nhau ở các điểm khác Trong chương này chúng ta chỉ xét Hình 36.5
nhau trên trục chính. các tia sáng đi từ vật và tạo một góc nhỏ
với trục chính (điều kiện tương điểm). Tất các tia này đều cho tia
phản xạ qua một điểm duy nhất và làm cho ảnh của vật rõ nét.
Các tia xa trục chính cho các tia phản xạ hội tụ tại các điểm khác
nhau trên trục chính, tạo ra một ảnh mờ (Hình 36.6). Hiệu ứng
này gọi là cầu sai.
2

Hình 36.6
Hình 36.7 cho phép chúng ta tính được khoảng cách ảnh q khi biết khoảng cách vật p và
bán kính R của gương. Các khoảng cách p và q là đo từ điểm V. Các tia sáng trong hình xuất
phát từ đỉnh của vật: một tia qua C cho tia phản xạ truyền ngược lại và một tia tới gương tại
V cho tia phản xạ đối xứng tia tới qua trục chính.
Từ hình vẽ ta có: 𝑡𝑎𝑛𝜃 = ℎ/𝑝 và 𝑡𝑎𝑛𝜃 = Ảnh thật gây bởi
−ℎ′/𝑞 (ℎ′ < 0 vì ảnh ngược chiều với vật). các tia phản xạ.
Độ phóng đại ảnh
ℎ′ 𝑞
𝑀= =− (36.2)
ℎ 𝑝
Mặt khác ta cũng có:
−ℎ′ ℎ
𝑡𝑎𝑛𝛼 = 𝑣à 𝑡𝑎𝑛𝛼 =
𝑅−𝑞 𝑝−𝑅
Suy ra:
ℎ′ 𝑅−𝑞 Hình 36.7
=− (36.3)
ℎ 𝑝−𝑅
Từ 36.2 và 36.3 ta được:
𝑅−𝑞 𝑞
=
𝑝−𝑅 𝑝
Suy ra:
1 1 2
+ = (36.4)
𝑝 𝑞 𝑅
Phương trình 36.4 gọi là phương trình gương cầu.
Nếu vật ở rất xa gương, nghĩa là p rất lớn so với R thì 1/𝑝 ≈ 0 và
phương trình 36.4 cho 𝑞 ≈ 𝑅/2. Nghĩa là khi vật ở rất xa gương thì ảnh
ở vị trí trung điểm của đoạn CV như hình 36.8. Điểm ảnh đặc biệt này
gọi là tiêu điểm F và khoảng cách ảnh này gọi là tiêu cự f, trong đó
𝑅
𝑓= (36.5)
2
Tiêu cự f là một thông số đặc biệt của gương và được dùng để so
sánh gương này với gương khác. Dùng f phương trình 36.4 được viết lại
thành: Hình 36.8
1 1 1
+ = (36.6)
𝑝 𝑞 𝑓

3
36.2.2 Gương cầu lồi
Hình 36.9 cho thấy ảnh của vật ở trước gương là một ảnh ảo và luôn cùng chiều với vật
nhưng nhỏ hơn vật.
Các phương trình 36.2, 36.4 và 36.6 sử dụng được cho cả gương cầu lõm và gương cầu
lồi, nhưng cần tuân theo quy ước về dấu theo bảng 36.1.

Ảnh ảo

Hình 36.9
Bảng 36.1- Quy ước dấu cho gương cầu
Đại lượng Dương khi Âm khi
P Vật ở trước gương (vật thật) Vật ở sau gương (vật ảo)
Q Ảnh ở trước gương (ảnh thật) Ảnh ở sau gương (ảnh ảo)
h’ Ảnh cùng chiều với vật Ảnh ngược chiều với vật
f và R Gương là gương lõm Gương là gương lồi
M Ảnh cùng chiều với vật Ảnh ngược chiều với vật

36.2.3 Các tia sáng đặc biệt


Vị trí và kích thước của ảnh tạo bởi gương có thể được xác định bằng hình vẽ và có thể
dùng để kiểm tra các kết quả tính toán bằng các công thức. Việc vẽ hình trở nên đơn giản
bằng cách sử dụng hai trong ba tia sáng xuất phát từ một điểm trên vật (thường là đỉnh của
vật) theo các phương truyền đặc biệt theo từng loại gương như sau:
• Tia tới song song với trục chính cho tia phản xạ qua tiêu điểm F (hoặc có phương
qua tiêu điểm F).
• Tia tới qua tiêu điểm F (hoặc có phương qua tiêu điểm F) cho tia phản xạ song song
với trục chính.
• Tia tới gương tại tâm C(hoặc có phương qua tâm C) cho tia phản xạ truyền ngược
lại theo phương của tia tới.
Giao điểm của hai trong ba tia trên xác định vị trí ảnh.

4
Đối với gương cầu lõm, khi cho vật từ xa gương tiến đến F thì ảnh thật (ngược chiều
với vật) sẽ tiến ra xa gương và càng lớn dần. Khi vật ở tại F, ảnh ở xa vô cùng. Khi vật ở
giữa F và gương thì ảnh là ảo, cùng chiều với vật, lớn hơn vật và cứ lớn dần lên.
Đối với gương cầu lồi, ảnh luôn là ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. Khi vật tiến về phía
gương thì ảnh lớn dần và tiến về phía gương.
Bổ sung câu hỏi 36.2 và 36.3 vì tất cả các câu Quick Quiz đều có khả năng ra đề thi
trắc nghiệm.
Bài tập mẫu 36.2: Một gương cầu có tiêu cự 10,0 cm.
Một gương cầu có tiêu cự 10,0 cm .
(A) Xác định vị trí và mô tả ảnh của một vật đặt cách gương 25 cm.
(B)Xác định vị trí và mô tả ảnh của một vật đặt cách gương 10 cm.
Giải:
(A) Theo công thức gương cầu:
1 1 1 𝑝𝑓 25.10
+ = => 𝑞 = = = 16,7 𝑐𝑚
𝑝 𝑞 𝑓 𝑝 − 𝑓 25 − 10
Độ phóng đại ảnh:
𝑞
𝑀=− = −0,667
𝑝
Kết luận: Ảnh thu được là ảnh thật, nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
(B)
1 1 1 𝑝𝑓 10.10
+ = => 𝑞 = = → ∞
𝑝 𝑞 𝑓 𝑝 − 𝑓 10 − 10
Kết luận: Ảnh ở xa vô cực, nghĩa là chùm tia xuất phát từ vật đến gương cho chùm
tia phản xạ song song nhau.
Bổ sung thêm bài tập mẫu 36.4 như trong giáo trình gốc

36.3 Ảnh tạo bởi sự khúc xạ


Xét hai môi trường trong suốt có chiết suất 𝑛1 và 𝑛2 và
ngăn cách nhau bởi mặt cầu có bán kính R (Hình 36.16).
Giả sử nguồn sáng điểm đặt ở O trong môi trường có chiết
suất 𝑛1 . Một chùm sáng từ O khúc xạ ở mặt cầu và hội tụ ở
I, là ảnh của nguồn.
Với một tia sáng từ O khúc xạ qua I (Hình 36.17), định
luật Snell cho
𝑛1 𝑠𝑖𝑛𝜃1 = 𝑛2 𝑠𝑖𝑛𝜃2

Hình 36.16 5
Với các góc 𝜃 nhỏ sao cho có thể sử dung gần đúng 𝑠𝑖𝑛𝜃 ≈ 𝜃 (góc 𝜃 tính theo radian)
thì phương trình trên có thể viết lại thành

Hình 36.17
𝑛1 𝜃1 = 𝑛2 𝜃2
Theo hình vẽ ta cũng có
𝜃1 = 𝛼 + 𝛽 𝑣à 𝛽 = 𝜃2 + 𝛾
Kết hợp các phương trình trên để khử 𝜃1 và 𝜃2 thì thu được
𝑛1 𝛼 + 𝑛2 𝛾 = (𝑛2 − 𝑛1 )𝛽 (36.7)
Sử dụng các tam giác trong hình vẽ chúng ta cũng thu được các kết quả
𝑑 𝑑 𝑑
𝑡𝑎𝑛𝛼 ≈ 𝛼 = ; 𝑡𝑎𝑛𝛽 ≈ 𝛽 = 𝑣à 𝑡𝑎𝑛𝛾 ≈ 𝛾 =
𝑝 𝑅 𝑞
Thay các biểu thức này vào (36.7) rồi rút gọn thì được
𝑛1 𝑛2 𝑛2 − 𝑛1
+ = (36.8)
𝑝 𝑞 𝑅
Kết quả này không phụ thuộc 𝛼 (với 𝛼 nhỏ) nên tất cả các tia sáng đều hội tụ tại cùng
một điểm ảnh I.
Để cho thuận tiện khi xét các trường hợp khác nhau,
chúng ta gọi phía mặt ngăn cách chứa chùm sáng tới là
phía trước và phía bên kia gọi là phía sau. Ngược với ảnh
tạo bởi gương, ảnh thực tạo bởi các tia khúc xạ xuất hiện
ở phía sau mặt ngăn cách nên quy ước về dấu cho q và R
sẽ ngược với quy ước dấu cho gương.
Sự khúc xạ qua các bề mặt phẳng
Nếu bề mặt khúc xạ là phẳng thì 𝑅 → ∞ và phương
trình 36.8 trở thành
𝑛1 𝑛2
=− (36.9)
𝑝 𝑞
6
Hình 36.18
Phương trình (36.9) cho thấy q và p ngược dấu nhau nên ảnh và vật ở cùng phía so với
bề mặt khúc xạ như minh họa ở hình 36.18, nghĩa là ảnh thu được là ảnh ảo.
Bổ sung câu hỏi 36.4 và 36.5 vì tất cả các câu Quick Quiz đều có khả năng ra đề thi
trắc nghiệm.

Bài tập mẫu 36.7: Một con cá đang bơi ở độ sâu d so với mặt nước của một hồ
nước.
Một con cá đang bơi ở độ sâu d so với mặt nước của một hồ nước.
(A) Một người quan sát con cá theo hướng vuông góc với mặt nước sẽ thấy con cá ở
độ sâu biểu kiến bằng bao nhiêu?
Giải:
Từ phương trình (36.9), suy ra
𝑛2 1,00
𝑞=− 𝑝= − 𝑑 = −0,752 𝑑
𝑛1 1,33
𝑞 < 0 nên ảnh là ảo và người sẽ thấy con cá ở độ sâu biểu kiến khoảng bằng 3/4 độ
sâu thực sự (Hình 36.20a).

Hình 36.20

(B) Nếu mặt của người quan sát cách mặt nước một đoạn d thì con cá sẽ thấy mặt
người cách mặt nước một đoạn biểu kiến bằng bao nhiêu?
Giải:
Phương trình 36.9 cho
𝑛2 1,33
𝑞=− 𝑝= − 𝑑 = −1,33 𝑑
𝑛1 1,00

7
Ảnh của mặt người là ảo, nghĩa là ảnh trong môi trường không khí trên mặt nước
(Hình 36.20b).

(C) Nếu con cá có chiều cao thực sự là h (đo từ vây trên đến vây dưới của con cá) thì
chiều cao biểu kiến của con cá mà người quan sát nhìn thấy bằng bao nhiêu so với h?
Giải:
Ảnh của vây trên và vây dưới của con cá ở các vị trí
𝑞1 = −0,752 𝑑 𝑣à 𝑞2 = −0,752 (𝑑 + ℎ)
Chiều cao biểu kiến của con cá là
ℎ′ = 𝑞1 − 𝑞2 = 0,752 ℎ
Vì vậy chiều cao biểu kiến của con cá chỉ bằng khoảng 3/4 chiều cao thực của con
cá.

36.4 Ảnh tạo bởi thấu kính mỏng


Thấu kính thường được dùng để tạo ảnh bởi sự khúc xạ trong các hệ thống quang học
của các thiết bị như máy ảnh, kính hiển vi, kính viễn vọng. Với thấu kính, ánh sáng sẽ khúc
xạ ở cả hai bề mặt của thấu kính và ảnh do sự khúc xạ ở bề mặt thứ nhất của thấu kính sẽ
trở thành vật đối với mặt thứ hai. Chúng ta sẽ xem xét thấu kính dày trước rồi cho độ dày
của thấu kính xấp xỉ bằng không để có kết quả cho thấu kính mỏng.
Xét một thấu kính đặt trong không khí, thấu kính có chiết suất n và được giới hạn bởi
hai mặt cầu có bán kính là 𝑅1 và 𝑅2 như ở hình 36.21. Một vật được đặt ở O sẽ cho ảnh tạo
bởi bề mặt 1 ở I1 xác định bởi 𝑞1 thỏa phương trình
1 𝑛 𝑛−1
+ = (36.10)
𝑝1 𝑞1 𝑅1
Nếu ảnh là ảo (như trong hình 36.21a) thì 𝑞1 < 0 và nếu ảnh là thật (như trong hình
36.21b) thì 𝑞1 > 0.

8
Bề mặt 1 Bề mặt 2 Bề mặt 1 Bề mặt 2

Hình 36.21
Đối với bề mặt thứ hai, vật và ảnh xác định bởi 𝑝2 và 𝑞 2 thỏa phương trình
𝑛 1 1−𝑛
+ = (36.11)
𝑝2 𝑞2 𝑅2
Gọi t là độ dày của thấu kính thì 𝑝2 = −𝑞1 + 𝑡. Đối với thấu kính mỏng (bề dày rất nhỏ
so với các bán kính là 𝑅1 và 𝑅2 ) thì có thể bỏ qua t nên 𝑝2 = −𝑞1 . Phương trình 36.11 trở
thành
𝑛 1 1−𝑛
− + = (36.12)
𝑞1 𝑞2 𝑅2
Kết hợp hai phương trình 36.10 và 36.12 chúng ta thu được
1 1 1 1
+ = (𝑛 − 1) ( − ) (36.13)
𝑝1 𝑞2 𝑅1 𝑅2
Với thấu kính mỏng, gọi p và q lần lượt là khoảng cách ảnh
và khoảng cách vật như hình 36.22 thì phương trình 36.13 được
viết lại thành
1 1 1 1
+ = (𝑛 − 1) ( − ) (36.14)
𝑝 𝑞 𝑅1 𝑅2
Tiêu cự f của một thấu kính mỏng là khoảng cách ảnh của
vật ở xa vô cùng. Theo định nghĩa này chúng ta thu được công
thức để xác định f là Hình 36.22
1 1 1
= (𝑛 − 1) ( − ) (36.15)
𝑓 𝑅1 𝑅2
Chúng ta có thể viết phương trình 26.14 theo f như sau
1 1 1
+ = (36.16)
𝑝 𝑞 𝑓
Phương trình 36.16 được gọi là phương trình thấu kính mỏng.

9
Một thấu kính có hai tiêu điểm 𝐹1 , 𝐹 2 và hai tiêu điểm này có cùng khoảng cách tới
thấu kính. Có hai loại thấu kính: thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ. Hình 36.23 là một
số hình dạng của hai loại thấu kính này.

Hình 36.23. (a) Thấu kính hội tụ. (b) Thấu kính phân kỳ
Bảng 36.2 - Quy ước dấu cho thấu kính.
Đại lượng Dương khi Âm khi
p Vật ở trước thấu kính (vật thật) Vật ở sau thấu kính (vật ảo)
q Ảnh ở sau thấu kính (ảnh thật) Ảnh ở trước thấu kính (ảnh ảo)
h’ Ảnh cùng chiều với vật Ảnh ngược chiều với vật
R1và R2 Tâm của mặt cầu ở sau thấu kính Tâm của mặt cầu ở trước thấu kính
f Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kỳ

Độ phóng đại ảnh.


ℎ′ 𝑞
𝑀= =− (36.17)
ℎ 𝑝
• Khi 𝑀 > 0 thì ảnh cùng chiều với vật, ảnh và vật ở cùng phía so với thấu kính.
• Khi 𝑀 < 0 thì ảnh ngược chiều với vật, ảnh và vật ở hai phía so với thấu kính.
Các tia sáng đặc biệt
Để dựng ảnh của vật qua thấu kính cho thuận tiện, chúng ta vẽ hai trong ba tia sáng xuất
phát từ đỉnh của vật đến thấu theo các phương đặc biệt sau:
* Đối với thấu kính hội tụ
• Tia sáng tới thấu kính song song với trục chính, tia khúc xạ qua thấu kính đi qua tiêu
điểm ở sau thấu kính.
• Tia sáng tới qua tiêu điểm (hoặc có phương qua tiêu điểm) ở trước thấu kính, tia
khúc xạ qua thấu kính song song với trục chính.
• Tia sáng tới qua tâm của thấu kính cho tia khúc xạ truyền thẳng.
* Đối với thấu kính phân kỳ

10
• Tia sáng tới thấu kính song song với trục chính, tia khúc xạ qua thấu kính có phương
đi qua tiêu điểm ở trước thấu kính.
• Tia sáng tới có phương qua tiêu điểm ở sau thấu kính, tia khúc xạ qua thấu kính song
song với trục chính.
• Tia sáng tới qua tâm của thấu kính cho tia khúc xạ truyền thẳng.

Vật ở vị trí bất kỳ trước


Vật ở trước và ngoài tiêu Vật ở giữa tiêu điểm và
thấu kính phân kỳ. Ảnh
điểm của thấu kính hội tụ. thấu kính hội tụ. Ảnh là ảo,
luôn là ảo, cùng chiều với
Ảnh là thật, ngược chiều với cùng chiều với vật, lớn hơn
vật, nhỏ hơn vật và ở trước.
vật và ở sau thấu kính. vật và ở trước thấu kính.
thấu kính.

Hình 36.22. Ảnh của vật qua thấu kính mỏng


Chỉnh kích thước của hình lớn lên
Đánh số sai hình (không đúng thứ tự)
Bài tập mẫu 36.8: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10,0 cm.
(A) Một vật đặt cách thấu kính 30,0 cm. Tìm vị trí ảnh và mô tả ảnh. Vẽ hình.
Giải:
Từ phương trình thấu kính
1 1 1
+ =
𝑝 𝑞 𝑓
Suy ra:
𝑝. 𝑓 30.10
𝑞= = = 15 𝑐𝑚
𝑝 − 𝑓 30 − 10
Độ phóng đại ảnh:
𝑞 15 𝑐𝑚
𝑀=− =− = −0,5
𝑝 30 𝑐𝑚
Ảnh của vật là ảnh thật ở sau thấu kính, ngược chiều với vật, cao bằng 0,5 lần vật.

(B) Một vật đặt cách thấu kính 10,0 cm. Tìm vị trí ảnh và mô tả ảnh.
Giải:
Tương tự câu a,

11
𝑝. 𝑓 10.10
𝑞= = => 𝑞→ ∞
𝑝 − 𝑓 10 − 10
Ảnh ở xa vô cùng so với thấu kính

(C) Một vật đặt cách thấu kính 5,0 cm. Tìm vị trí ảnh và mô tả ảnh. Vẽ hình.
Giải:
Từ phương trình thấu kính, suy ra:
𝑝. 𝑓 5.10
𝑞= = = −10 𝑐𝑚
𝑝 − 𝑓 5 − 10
Độ phóng đại ảnh:
𝑞 −10 𝑐𝑚
𝑀=− =− = 2
𝑝 5 𝑐𝑚
Ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều với vật, cao bằng hai lần
vật.

Bổ sung bài tập mẫu 36.9 đối với thấu kính phân kỳ như trong giáo trình gốc
Hệ thấu kính mỏng.
Giả sử vật được đặt trước hệ gồm hai thấu kính. Ảnh của vật được xác định theo trình
tự sau:
• Xác định ảnh của vật tạo ra bởi thấu kính thứ nhất như là khi không có thấu kính thứ
hai.
• Ảnh tạo ra bởi thấu kính thứ nhất là vật của thấu kính thứ hai. Nếu vật này ở sau thấu
kính thứ hai thì vật này là vật ảo (nghĩa là 𝑝 < 0).
Ảnh tạo bởi thấu kính thứ hai là ảnh tạo bởi hệ thống hai thấu kính trên.
Độ phóng đại ảnh của hệ hai thấu kính:
𝑀 = 𝑀1 . 𝑀2 (36.18)
Cách thức xác định ảnh như trên cũng được sử dụng cho hệ gồm nhiều hơn hai thấu
kính.
Trong trường hợp hệ hai thấu kính được đặt sát nhau thì ảnh của vật tạo bởi hệ giống
như ảnh tạo bởi một thấu kính có tiêu cự f thỏa phương trình:
1 1 1
= + (36.19)
𝑓 𝑓1 𝑓2
trong đó 𝑓1 và 𝑓2 là tiêu cự của hai thấu kính.
Bài tập mẫu 36.10:

12
Hai thấu kính hội tụ mỏng có tiêu cự lần lượt là 𝑓1 = 10,0 𝑐𝑚 và 𝑓2 = 20,0 𝑐𝑚
được đặt cách nhau 20 cm. Một vật ở bên trái thấu kính thứ nhất và cách thấu kính
này 30 cm. Tìm vị trí và độ phóng đại của ảnh tạo ra bởi hệ hai thấu kính.
Giải:
Vị trí của ảnh tạo ra bởi thấu
kính thứ nhất: Thấu kính 1 Thấu kính 2
𝑝1 𝑓1 30.10
𝑞1 = =
𝑝1 − 𝑓1 30 − 10
= 15 𝑐𝑚
Độ phóng đại ảnh này bằng:
𝑞1
𝑀1 = − = −0,5
𝑝1
Vật của thấu kính thứ hai (là ảnh Hình 36.30. Ví dụ
trên) có khoảng cách vật là: 36.10
𝑝2 = 𝑡 − 𝑞1 = 20 𝑐𝑚 − 15 𝑐𝑚 = 5 𝑐𝑚
Vị trí của ảnh tạo ra bởi thấu kính thứ hai:
𝑝2 𝑓2 5.20
𝑞2 = = = −6,67 𝑐𝑚
𝑝2 − 𝑓2 5 − 20
Độ phóng đại ảnh này bằng:
𝑞2 6,67𝑐𝑚
𝑀2 = − =− = 1,33
𝑝2 5𝑐𝑚
Độ phóng đại của ảnh tạo ra bởi hệ hai thấu kính:
𝑀 = 𝑀1 . 𝑀2 = −0,667
Nghĩa là ảnh tạo ra bởi hệ ở trước thấu kính thứ hai, ngược chiều với vật và nhỏ hơn
vật.

36.5 Quang sai


Các kết quả phân tích của chúng ta về gương và thấu kính được thực hiện với điều kiện
các tia sáng tạo với trục chính một góc nhỏ (điều kiện tương điểm) và thấu kính là mỏng.
Dưới các điều kiện này, mọi tia sáng đi từ một nguồn điểm đều hội tụ tại một điểm nên ảnh
thu được sẽ sắc nét. Khi các điều kiện này không được thỏa, ảnh sẽ không hoàn hảo.
Để phân tích chính xác về ảnh, chúng ta cần dùng định luật Snell để xác định sự phản
xạ và khúc xạ cho mỗi tia sáng khi bị phản xạ hoặc khúc xạ ở các bề mặt. Theo cách thực
hiện này, một điểm trên vật sẽ không tương ứng một điểm ảnh duy nhất và như vậy ảnh bị
nhòe. Sự sai lệch của ảnh thực tế so với ảnh dự đoán (nhờ các kết quả thu được ở các nội
dung trước) được gọi là quang sai.

13
Các loại quang sai
Các tia khúc xạ giao nhau ở
Cầu sai các điểm khác nhau trên trục
Quang sai loại này xảy ra do tiêu điểm ứng với chùm chính.
tia sáng tới càng xa trục chính của thấu kính (hoặc gương)
sẽ khác với tiêu điểm ứng với chùm tia sáng tới đi gần
trục chính như hình minh họa 36.31 và 36.8. Nguyên nhân
gây ra cầu sai là do sử dụng các thấu kính(hoặc gương) có bề
mặt hình cầu.
Nhiều máy ảnh có khẩu độ điều chỉnh được để thay
đổi cường độ sáng và giảm bớt cầu sai. Bằng cách giảm
khẩu độ, ảnh thu được sẽ rõ nét nhưng cần tăng thời gian
phơi sáng. Hình 36.31

Đối với gương, để giảm cầu sai thì dùng gương parabol thay cho gương cầu.
Sắc sai
Các tia với bước sóng khác nhau
Sắc sai xảy do chiết suất của môi trường trong suốt hội tụ ở các điểm khác nhau.
phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng. Vì vậy khi sử dụng
ánh sáng trắng, tia màu tím bị khúc xạ mạnh hơn tia màu
đỏ. Điều này dẫn đến kết quả là tiêu cự thấu kính giảm
dần đối với ánh sáng có màu từ đỏ đến tím như hình
36.32.
Sắc sai làm mờ ảnh. Để giảm sắc sai, có thể dùng kết
hợp một thấu kính hội tụ và một thấu kính phân kỳ làm
bằng hai loại thủy tinh có chiết suất khác nhau. Hình 36.32

36.6 Máy ảnh


Máy ảnh là một thiết bị quang học đơn giản được
Màn trập
mô tả như hình 36.33. Máy ảnh gồm một buồng tối,
một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật và một bộ Thấu kính
phận nhạy sáng (để lưu ảnh) được điều chỉnh ở đúng Cảm biến
vị trí của ảnh. Ả
Máy ảnh sẽ lưu ảnh trên phim hoặc được số hóa nh
để lưu thông tin về ảnh vào một thẻ nhớ (máy ảnh kỹ Khẩu độ
thuật số). Bằng cách thay đổi khoảng cách từ thấu
kính đến bộ phận lưu ảnh cho phù hợp chúng ta sẽ Hình 36.33: Máy ảnh kỹ thuật số
thu được ảnh rõ nét của vật.
Chưa nhắc đến khẩu độ

36.7 Mắt

14
Giống như máy ảnh, mắt hội tụ áng sáng và tạo ra ảnh rõ nét. Mắt điều chỉnh lượng
sáng đi vào và tạo ảnh bằng một cơ chế rất phức tạp, chính xác và hiệu quả hơn rất nhiều so

Mạch mạc Võng mạc


Dịch thủy tinh
Hố thị giác
Cơ vòng
Điểm mù
Lòng đen
Con ngươi
Thủy tinh thể Thần kinh thị giác
Giác mạc

Thủy dịch

Hình 36.34: Các thành phần cơ bản của mắt

với một máy ảnh tinh vi. Mắt thực sự là một kỳ quan sinh lý học.Hình 36.34 trình bày các
thành phần cơ bản của mắt.
Giác mạc là một màng mỏng cứng và trong suốt cho phép ánh sáng đi vào mắt. Lòng
đen điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt bằng cách mở rộng ra khi gặp ánh sáng yếu hoặc
thu hẹp lại khi gặp ánh sáng mạnh. Hệ thống giác mạc và thủy tinh thể hội tụ ánh sáng vào
võng mạc, nơi đây gồm hàng triệu tế bào cảm thụ ánh sáng. Khi bị ánh sáng kích thích, các
tế bào này sẽ gửi các xung về não nhờ các dây thần kinh thị giác giúp chúng ta cảm nhận
được vật. Ảnh của vật được cảm nhận rõ khi ảnh này hiện ra ở võng mạc.
Khi cần nhìn một vật, hình dạng của thủy tinh thể được thay đổi (tiêu cự của thủy tinh
thể thay đổi theo) cho phù hợp nhờ cơ vòng. Quá trình này gọi là sự điều tiết. Do khả năng
điều tiết bị hạn chế nên mắt chỉ thấy rõ vật khi vật được đặt trong một khoảng giới hạn gọi
là giới hạn nhìn rõ của mắt. Điểm gần mắt nhất của giới hạn nhìn rõ gọi là điểm cực cận và
điểm xa mắt nhất gọi là điểm cực viễn. Người có mắt bình thường thì điểm cực cận cách
mắt trung bình khoảng 25 cm và điểm cực viễn ở xa vô cùng. Tuy nhiên khi người càng lớn
tuổi khoảng cách từ cực cận đến mắt sẽ tăng.
Có hai loại tế bào cảm thụ ánh sáng: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình
que rất nhạy cảm với ánh sáng giúp chúng ta nhìn trong tối nhưng không phân biệt được
màu sắc. Tế bào hình nón nhạy cảm với các bước sóng khác nhau của ánh sáng. Tế bào hình
nón được chia thành ba loại: đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Nếu hai loại tế bào hình nón đỏ
và xanh là cây kích thích đồng thời, bộ não sẽ hiểu là màu vàng. Nếu cả ba loại tế bào hình
nón đều bị kích thích đồng thời bởi các ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh dương thì bộ não
sẽ hiểu là màu trắng. cả ba loại tế bào hình nón đều bị kích thích đồng thời bởi các ánh sáng
với mọi màu sắc khác nhauthì bộ não cũng sẽ hiểu là màu trắng.
Các tật của mắt
Viễn thị

15
Người bị viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng không thể nhìn rõ các vật ở gần.
Điểm cực cận của mắt người bị viễn thị ở xa hơn so với người có mắt bình thường. Khi nhìn
các vật ở gần, khả năng khúc xạ của giác mạc và thủy tinh thể không đủ để hội tụ ánh sáng
trên võng mạc (Hình 36.37a). Tật này có thể khắc phục bằng cách đeo kính hội tụ (Hình
36.37b) để hội tụ ánh sáng trên võng mạc.
Kính hội tụ
Cực cận Cực cận

V V
ật ật

Hình 36.37

Cận thị

Kính phân kỳ
Cực viễn Cực viễn

V V
ật ật
Hình 36.38
Người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng không thể nhìn rõ các vật ở xa.
Điểm cực viễn của mắt người bị cận thị không ở xa vô cực (như mắt bình thường) và có thể
cách mắt nhỏ hơn 1m. Tiêu cự lớn nhất của mắt cận thị không đủ để tạo ra ảnh rõ nét của
vật ở xa trên võng mạc mà ở trước võng mạc nên mắt không nhìn rõ được vật (Hình
36.38a). Tật này có thể khắc phục bằng cách đeo kính phân kỳ (Hình 36.38b) giúp điểm hội
tụ ở trên võng mạc.

36.8 Kính lúp


Kính lúp là một thấu kính hội tụ, giúp chúng ta quan sát
các vật nhỏ bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật. Xét một
vật được nhìn ở khoảng cách p tới mắt như hình 36.39. Kích
thước của ảnh tạo ra trên võng mạc phụ thuộc vào góc trông
vật θ. Khi vật tiến tới gần mắt hơn, góc θ tăng và chúng ta thấy
vật lớn hơn. Góc trông θ lớn nhất khi vật ở điểm cực cận Hình 36.39
(Hình 36.40a). Chúng ta có thể làm tăng góc trông để nhìn rõ
các chi tiết của vật hơn bằng cách đặt một thấu kính hội tụ giữa vật và mắt sao cho vật ở
giữa tiêu điểm và thấu kính. Độ bội giác của kính lúp được định nghĩa là tỷ số giữa góc
trông ảnh của vật qua kính lúp và góc trông vật trực tiếp khi vật đặt ở cực cận của mắt
16
𝜃
𝑚= (36.22)
𝜃0
Độ bội giác lớn nhất khi ảnh ở cực cận của mắt, nghĩa
là 𝑞 = −25 𝑐𝑚. Khoảng cách vật tương ứng với ảnh này
bằng
25𝑓
𝑝=
25 + 𝑓
trong đó f là tiêu cự của kính lúp. Nếu các góc 𝜃 và 𝜃0 là
nhỏ thì
ℎ ℎ
𝑡𝑎𝑛𝜃0 ≈ 𝜃0 ≈ và 𝑡𝑎𝑛𝜃 ≈ 𝜃 ≈ (36.23) Hình 36.40
25 𝑝
Phương trình (36.22) trở thành
𝜃 25 𝑐𝑚
𝑚𝑚𝑎𝑥 = =1+ (36.24)
𝜃0 𝑓
Để quan sát mà mắt không phải điều tiết (đỡ mỏi mắt), cần điều chỉnh để vật ở tiêu
điểm của kính lúp nhằm tạo ảnh ở vô cùng. Trong trường hợp này, phương trình 26.23 trở
thành
ℎ ℎ
𝜃0 ≈ và 𝜃 ≈
25 𝑓
và độ bội giác là
𝜃 25 𝑐𝑚
𝑚𝑚𝑖𝑛 = = (36.25)
𝜃𝑜 𝑓
Độ bội giác của kính lúp có thể đạt giá trị cỡ bằng 4.

36.9 Kính hiển vi


Kính hiển vi là một hệ thống
quang học cho phép đạt được độ Vật kính Thị kính
bội giác lớn hơn rất nhiều so với
kính lúp. Kính hiển vi gồm hai thấu
kính hội tụ gọi là vật kính (có tiêu
cự rất ngắn 𝑓𝑜 < 1 𝑐𝑚) và thị kính
(có tiêu cự 𝑓𝑒 cỡ vài cm). Hai thấu
kính cách nhau một khoảng L lớn
hơn nhiều so với 𝑓𝑒 . Vật kính cho
ảnh thật của vật tại I1 ở ngay tiêu Hình 36.41
điểm của thị kính hoặc trong
khoảng tiêu điểm này và thị kính. Thị kính, như một kính lúp, tạo ra ảnh ảo tại I2 lớn hơn

17
ảnh tại I1. Vật cần quan sát được đặt rất gần tiêu điểm của vật kính nên 𝑝1 ≈ 𝑓𝑜 . Hơn nữa 𝑞1
xấp xỉ bằng Lnên độ phóng đại ảnh cho bởi vật kính là
𝑞1 𝐿
𝑀𝑜 = − ≈ −
𝑝1 𝑓0
Độ bội giác của thị kính khi vật (là ảnh ở I1) ở tiêu điểm của thị kính là
25 𝑐𝑚
𝑚𝑒 =
𝑓𝑒
Độ bội giác của kính hiển vi được định nghĩa bằng
𝐿 25 𝑐𝑚
𝑀 = 𝑀𝑜 . 𝑚𝑒 = − . (36.26)
𝑓0 𝑓𝑒
Kính hiển vi cho phép chúng ta nhìn rõ các chi tiết của các vật nhỏ đến mức khó tin và
khả năng này ngày càng được tăng lên. Tuy nhiên kính hiển vi quang học chỉ cho phép quan
sát mẫu có kích thước lớn hơn bước sóng ánh sáng sử dụng.

36.10 Kính thiên văn


Kính thiên văn dùng để quan sát các vật
Thị kính
ở xa chẳng hạn như các hành tinh trong hệ Vật kính
mặt trời. Có hai loại kính thiên văn: kính
thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ.
Kính thiên văn khúc xạ gồm hai thấu
kính hội tụ gọi là vật kính và thị kính như
hình 36.42. Hai thấu kính được sắp đặt sao
cho vật ở rất xa qua vật kính cho ảnh thật tại
I1 (tại tiêu điểm của vật kính) ở rất gần tiêu
điểm của thị kính. Thị kính sẽ tiếp tục tạo ra
ảnh tại I2 (của ảnh tại I1) lớn hơn nhiều so
với ảnh ở I1. Khi mắt quan sát ảnh ở vô cùng
thì ảnh tạo bởi vật kính (là vật đối với thị Hình 36.42
kính) phải ở đúng tiêu điểm của thị kính.
Lúc này khoảng cách giữa hai kính bằng 𝑓𝑜 + 𝑓𝑒 .
Độ bội giác của kính thiên văn được định nghĩa bằng 𝜃/𝜃𝑜 , trong đó 𝜃𝑜 là góc trông vật
khi không dùng kính và 𝜃 là góc trông ảnh cuối cùng ở vị trí mắt người quan sát. Theo hình
36.42 ta có:
ℎ′ ℎ′
𝑡𝑎𝑛𝜃𝑜 ≈ 𝜃𝑜 ≈ − và 𝑡𝑎𝑛𝜃 ≈ 𝜃 ≈
𝑓𝑜 𝑓𝑒
Suy ra độ bội giác của kính thiên văn bằng
𝜃 𝑓𝑜
𝑚= =− (36.27)
𝜃𝑜 𝑓𝑒
18
Loại kính thiên văn khác là kính thiên văn phản xạ với cấu tạo như ở hình 36.43. Với
kính thiên văn loại này, ảnh của vật được tạo ra ở A nhờ một gương parabol, người sẽ quan
sát ảnh này qua thị kính.

Thị kính

Gương
Hình 36.43

Tóm tắt chương 36


Độ phóng đại ảnh qua gương hoặc thấu kính được định nghĩa là
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 ả𝑛ℎ ℎ′ 𝑞
𝑀= = =−
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 𝑣ậ𝑡 ℎ 𝑝

Độ bội giác m là tỷ số giữa góc trông ảnh của vật qua thấu kính 𝜃 và góc trông vật trực tiếp
khi vật đặt ở cực cận của mắt 𝜃𝑜 .
𝜃
𝑚=
𝜃𝑜

Khi điều kiện tương điểm được thỏa, khoảng cách vật p và khoảng cách ảnh q cho bởi
gương cầu có bán kính R thỏa phương trình:
1 1 2 1
+ = = (36.4, 36.6)
𝑝 𝑞 𝑅 𝑓

Một mặt cầu bán kính R ngăn cách hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau sẽ tạo
ra ảnh của vật nhờ sự khúc xạ với khoảng cách vật p và khoảng cách ảnh q thỏa phương
trình:
𝑛1 𝑛2 𝑛2 − 𝑛1
+ = (36.8)
𝑝 𝑞 𝑅

19
trong đó 𝑛1 là chiết suất môi trường chứa tia tới và 𝑛2 là chiết suất môi trường chứa tia khúc
xạ.

Tiêu cự của một thấu kính liên hệ với bán kính của các bề mặt thầu kính theo phương trình:
1 1 1
= (𝑛 − 1) ( − ) (36.15)
𝑓 𝑅1 𝑅2
Với một thấu kính mỏng và điều kiện tương điểm được thỏa thì khoảng cách vật p và
khoảng cách ảnh q thỏa phương trình:
1 1 1
+ = (36.16)
𝑝 𝑞 𝑓

Độ bội giác lớn nhất của kính lúp


𝜃 25 𝑐𝑚
𝑚𝑚𝑎𝑥 = =1+ (36.24)
𝜃0 𝑓
Độ bội giác của kính hiển vi bằng
𝐿 25 𝑐𝑚
𝑀=− . (36.26)
𝑓0 𝑓𝑒
trong đó 𝑓0 và 𝑓𝑒 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính.
Độ bội giác của kính thiên văn khúc xạ bằng
𝑓𝑜
𝑚=− (36.27)
𝑓𝑒
trong đó 𝑓0 và 𝑓𝑒 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính.

Câu hỏi lý thuyết chương 36


1. Tại sao một số xe cứu thương lại in dòng chữ ở trước xe ?
2. Tại sao sắc sai không xảy ra đối với gương?
3. Một thấu kínhhội tụ có thể trở thành một thấu kính phân kỳ không khi đặt thấu kính này
vào trong một chất lỏng?
4. Một nhóm người đi cắm trại vào ban ngày muốn đốt lửa nhưng quên không mang diêm.
Trong nhóm có người bị cận thị và có người bị viễn thị. Hỏi có thể dùng kính của người
nào nhằm hội tụ ánh sáng mặt trời để đốt lửa?

Bài tập chương 36


1. Kính tiềm vọng rất hữu ích để quan sát các vật mà
không thể nhìn một cách trực tiếp. Kính này thường
được dùng trong các tàu ngầm. Giả sử một vật ở
khoảng cách p1 tới gương trên và tâm của hai gương
20
cách nhau một khoảng h như hình vẽ. (a) Khoảng cách từ ảnh cuối cùng đến kính bên
dưới bằng bao nhiêu ? (b) Ảnh cuối cùng là thực hay ảo ? (c) Cùng chiều hay ngược
chiều với vật ? (d) Độ phóng đại của ảnh này bằng bao nhiêu ?
ĐS: Ảnh cuối cùng là ảnh ảo, cách gương dưới một khoảng (𝑝1 + ℎ), cao bằng vật và
cùng chiều với vật.
2. Một nha sĩ dùng gương cầu để khám răng cho bệnh nhân. Răng ở trước và cách gương
1,00 cm và ảnh tạo ra ở sau gương và cách gương 10,00 cm. Hãy xác định bán kính của
gương và độ phóng đại ảnh.
ĐS: 𝑅 = 2,22 𝑐𝑚 và 𝑀 = 10
3. Một gương cầu lõm tạo ra ảnh ngược chiều với vật và cao gấp 4 lần vật. Cho biết
khoảnh cách giữa ảnh và vật là 0,666 m. Hãy tìm tiêu cự của gương.
ĐS: 0,160 m
4. Ảnh của một vật tạo ra bởi một gương cầu hiện ra trên màn ảnh cao gấp 5 lần vật. Màn
ảnh cách vật 5,00 m. (a) Gương cầu sử dụng là gương lồi hay lõm? (b) Xác định bán
kính của gương và khoảng cách từ gương đến vật.
ĐS: (a) Gương lõm. (b) 𝑅 = 2,08 𝑚 và 𝑝 = 1,25 𝑚
5. Một hồ bơi có chiều sâu 2,00 m so với mặt đất và chứa đầu nước. Một người đứng trên
bờ hồ sẽ thấy độ sâu biểu kiến của hồ bằng bao nhiêu? Cho biết chiết suất của nước
bằng 1,333.
ĐS: 1,50 m
6. Một quả cầu bằng thủy tinh (n = 1,50) có bán kính 15,0 cm. Quả cầu chứa bên trong nó
một bọt khí nhỏ ở trên tâm quả cầu và cách tâm 5,00 cm. Một người nhìn xuống theo
phương của đường kính chứa bọt khí sẽ thấy độ sâu biểu kiến của bọt khí so với mặt
cầu bằng bao nhiêu?
ĐS: 8,57 cm
7. Bộ phận tạo ảnh trong máy chiếu (projector) là một thấu kính mỏng. Một trang trình
chiếu (slide) có chiều cao 24,00 mm qua máy chiếu tạo ra ảnh trên màn cao 1,80 m.
Khoảng cách từ slide đến màn ảnh là 3,00 m. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính và
khoảng cách từ thấu kính đến slide.
ĐS: 𝑓 = 39,0 𝑚𝑚𝑣à 𝑝 = 39,5 𝑚𝑚
8. Một vật cao 1,00 cm được đặt bên trái một thấu kính hội tụ tiêu cự 8,00 cm. Bên phải
và cách thấu kính hội tụ này 6,00 cm đặt một thấu kính phân kỳ tiêu cự -16,00 cm. Tìm
vị trí và chiều cao ảnh cuối cùng. Ảnh này cùng chiều hay ngược chiều với vật? Là ảnh
thật hay ảo?
ĐS: 𝑞2 = −7,47 𝑐𝑚 ; ℎ′ = 1,07 𝑐𝑚; ảnh thật và cùng chiều với vật.
9. Một thấu kính giới hạn bởi hai mặt cầu như hình vẽ có bán kính
cong là 32,5 cm và 42,5 cm. Thủy tinh làm thấu kính có chiết
21
suất 1,51 đối với ánh sáng đỏ và 1,53 đối với ánh sáng tím. Với một vật ở rất xa thì ảnh
tạo ra bởi ánh sáng đỏ và ảnh tạo ra bởi ánh sáng tím hiện ra ở những vị trí nào?
ĐS: 𝑝đ = −36,1 𝑐𝑚𝑣à 𝑝𝑡 = −34,7 𝑐𝑚
10. Một người nhìn rõ được các vật cách mắt từ 30 cm
đến 1,5 m. Người này đeo kính hai tròng như hình vẽ.
(a) Phần trên của kính giúp người này có thể nhìn rõ Nhìn xa
các vật ở rất xa mà không cần điều tiết. Phần này của
kính có độ tụ bằng bao nhiêu? (b) Phần dưới của kính
giúp người có thể nhìn thấy rõ vật ở gần nhất cách Nhìn gần
mắt 25 cm. Phần này của kính có độ tụ bằng bao
nhiêu? Giả sử kính đeo sát mắt.
ĐS: (a) – 0,667 dp , (b) 0,667 dp

22
Chương 37: QUANG HỌC SÓNG
uang sóng là một nghiên cứu liên quan đến hiện tượng mà không thể được giải thích
Q một cách đầy đủ bằng quang hình học. Đôi khi được gọi là quang vật lý. Những hiện
tượng này bao gồm: giao thoa, nhiễu xạ, phân cực. Trong chương 18, chúng ta đã
nghiên cứu về mô hình giao thoa sóng và thấy rằng sự chồng chất của hai sóng cơ học có thể
được tăng cường hay bị triệt tiêu. Trong cấu trúc giao thoa, biên độ của sóng tổng hợp lớn
hơn biên độ của sóng thành phần nếu ở đó hiện tượng giao thoa được tăng cường (cực đại
giao thoa). Trong khi đó, giao thoa triệt tiêu (cực tiểu giao thoa) có biên độ tổng hợp nhỏ hơn
biên độ của sóng lớn hơn (khi có hai nguồn sóng). Sóng ánh sáng cũng giao thoa với nhau.
Về cơ bản, tất cả sự giao thoa liên quan đến sóng ánh sáng phát sinh khi điện từ trường tạo
thành sự kết hợp các sóng đơn lẻ.

37.1 Giao thoa


37.1.1 Sơ lược lịch sử
Người đầu tiên đề ra thuyết sóng ánh sáng có sức thuyết phục là nhà vật lý người Hà
Lan Christiaan Huygens năm 1678. Ưu điểm lớn của nó là giải thích được những định luật về
phản xạ và khúc xạ theo thuyết sóng và ý nghĩa vật lý của chiết suất.

Cực đại giao thoa tương ứng với


một vân sáng trong hình b

S1

S2

B
Hình 37.1: (a) Sơ đồ thí nghiệm
giao thoa khe Young. Hai khe S1
Màn quan sát và S2 được xem như hai nguồn
sóng ánh sáng kết hợp tạo thành
sự giao thoa trên màn chắn (hình
Những điểm hai sóng gặp nhau
vẽ không theo tỷ lệ). (b) Bức
tranh giao thoa được phóng to từ
a b màn chắn.

1
Năm 1801, Thomas Young là người đầu tiên xây dựng lý thuyết sóng của ánh sáng trên
một cơ sở thực nghiệm vững vàng khi chứng minh rằng hai sóng ánh sáng chồng lên nhau có
thể giao thoa với nhau. Sơ đồ dụng cụ thí nghiệm của Young được thể hiện như trong hình
37.1a. Sóng ánh sáng của máy bay đến một rào chắn B (chứa hai khe S1 và S2). Ánh sáng từ
hai khe S1, S2 tạo ra trên màn quan sát thành các dải sáng, tối (được gọi là vân giao thoa) song
song và cách đều nhau (hình 37.1b). Khi tia sáng từ hai khe S1 và S2 hội tụ tại một điểm trên
màn cùng một lúc thì chúng tăng cường lẫn nhau và tạo thành vân sáng (cực đại giao thoa) tại
điểm đó. Ngược lại, khi ánh sáng từ hai khe triệt tiêu nhau tại bất cứ vị trí nào trên màn thì
chúng triệt tiêu lẫn nhau và tạo thành vân tối (cực tiểu giao thoa).
37.1.2 Giao thoa ánh sáng
Hình 37.2 cho thấy hình ảnh giao thoa thực sự tạo nên trên bề mặt của một bể chứa
nước. Các sóng được phát đi từ hai quả cầu nối với cùng một máy rung cơ học và dao động
lên xuống đối với mặt nước. Hai quả cầu này làm nhiệm vụ giống như hai khe S1 và S2 của
hình 37.1, chúng là các nguồn của hai sóng chồng lên nhau để tạo nên hình ảnh giao thoa.

Hình 37.2: Bức tranh giao thoa thu


được từ các sóng nước được tạo ra
từ hai nguồn rung trên bề mặt của
một bể nước.

Ánh sáng từ hai khe hẹp hình thành một ảnh hiển thị trên màn quan sát. Ảnh gồm một
loạt những vạch sáng tối xen kẽ song song nhau được gọi là vân.
• Giao thoa cực đại (tăng cường) sẽ xảy ra nơi mà một vân sáng xuất hiện.
• Giao thoa cực tiểu (triệt tiêu) sẽ hình thành một vân tối.
Cực đại giao thoa
Giả sử có hai sóng giao thoa xảy ra tại điểm O. Hai sóng lan truyền cùng một khoảng
cách. Do đó, chúng đến cùng pha. Kết quả là, giao thoa xảy ra tại điểm này và một vân sáng
trung tâm sẽ được quan sát (hình 37.3a).
Sóng tần số thấp hơn phải lan truyền xa hơn sóng tần số cao để đạt đến điểm P. Sóng
tần số thấp hơn sẽ lan truyền một bước sóng lớn hơn. Do đó, các sóng đến cùng pha. Một vân
sáng thứ hai xảy ra tại vị trí này (hình 37.3b).

2
Cực tiểu giao thoa
Sóng tần số cao lan truyền xa hơn một nửa bước sóng so với sóng có tần số thấp để đạt
đến điểm R. Sóng có tần số cao trùng với đỉnh của sóng có tần số thấp hơn nên giao thoa bị
triệt tiêu (hình 37.3c).

Hình 37.3: Trong thí nghiệm giao thoa của Young, ánh sáng nhiễu xạ từ hai khe S1, S2
chồng trên nhau tạo nên các điểm giao thoa trên màn quan sát: (a) vân sáng trung tâm, (b)
cực đại giao thoa, (c) cực tiểu giao thoa.
Điều kiện giao thoa: Để xuất hiện hình ảnh giao thoa trên màn quan sát từ hai nguồn phải thỏa
mãn những điều kiện sau đây:
• Các nguồn phát ánh sáng là nguồn kết hợp, có nghĩa là hiệu số pha dao động phải
không đổi theo thời gian.
• Các nguồn sáng đơn sắc, có nghĩa là chúng phải có cùng một giá trị bước sóng.
Cách tạo các nguồn kết hợp
Ánh sáng từ một nguồn đơn sắc được sử dụng để chiếu vào một rào chắn. Rào chắn
chứa hai khe hở (hẹp), có hình dạng rãnh (như thí nghiệm của Young được minh họa trong
hình 37.1).
Ánh sáng ló ra từ hai khe sáng tương quan nhau vì một nguồn duy nhất sẽ tạo ra chùm
sáng ban đầu, đây là một phương pháp thường được sử dụng.
37.1.3 Nhiễu xạ qua khe Young
Nếu ánh sáng vẫn lan truyền theo hướng ban đầu sau khi đi qua các khe thì không có
hiện tượng giao thoa (hình 37.4a). Theo nguyên lý Huygens, sóng phát ra từ các khe sẽ bị lan
ra (phân kỳ) thành nhiều hướng khác nhau được gọi là nhiễu xạ (hình 37.4b).

3
Hình 37.4: (a) Nếu sóng ánh sáng không lan ra sau khi đi qua các khe hẹp thì không xảy ra
hiện tượng giao thoa. (b) Sóng ánh sáng từ hai khe chồng chất lên nhau khi chúng bị nhiễu
xạ.
37.2. Thí nghiệm giao thoa khe Young kép
Hình 37.5 cho thấy tia sáng truyền từ hai khe S1 và S2 trên màn B đến một điểm P trên
màn quan sát. Màn quan sát được đặt vuông góc với khoảng cách từ màn chắn chứa hai khe
một khoảng L. Trục chính được vẽ từ điểm chính giữa hai khe đến màn quan sát, P được xác
định bởi góc θ với trục chính, y là khoảng cách từ điểm P đến trục chính.

4
Hình 37.5: (a) Cấu trúc hình học mô tả thí nghiệm giao thoa khe Young (hình vẽ không
theo tỷ lệ). (b) Khi L >>d chúng ta xem gần đúng các tia r1 và r2 song song với nhau khi
chúng đến P.
Sóng ánh sáng đi qua S2 cùng pha với sóng ánh sáng đi qua S1 vì hai sóng này là những
phần của một sóng duy nhất dọi vào màn chắn B. Tuy nhiên, sóng đến P từ nguồn S2 không
thể cùng pha với sóng đến P từ S1 vì rằng sóng thứ hai phải đi qua một quãng đường dài hơn
sóng thứ nhất.
Điều kiện cực đại giao thoa: Nếu như hiệu quang lộ bằng không hoặc bằng một bội số nguyên
lần bước sóng thì các sóng tới sẽ cùng pha với nhau và khi giao thoa sẽ tăng cường nhau, tạo
thành cực đại giao thoa (vân sáng).
 = d sin  = m, ví i m = 0,  1,  2.... (37.2)

Khi: m = 0, gọi là cực đại bậc không.


m = 1, gọi là cực đại bậc một.
m = 2, gọi là cực đại bậc hai.
Điều kiện cực tiểu giao thoa: Nếu như hiệu quang lộ bằng một bội số lẻ của nửa bước sóng
thì các sóng tới sẽ ngược pha với nhau và khi giao thoa sẽ triệt tiêu lẫn nhau, tạo thành cực
tiểu giao thoa (vân tối).

 1
 = d sin  =  m +  , ví i m = 0,  1,  2.... (37.3)
 2
Khi: k  0 thì k là vân tối thứ (k+1). Ví dụ: k = 5 là vân tối thứ (5+1) = 6
k  0 thì k là vân tối thứ |k|. Ví dụ: k = −5 là vân tối thứ 5
Bài tập mẫu 37.1:
Xác định vị trí góc của các vân giao thoa bậc (thứ) k tại P trên màn quan sát từ vân
sáng trung tâm O.
Giải:
Xét tam giác OPQ trong hình 37.5, ta có:
y
tan  = (37.4)
L
Khi đó vị trí của một vân sáng (tối) trên màn quan sát được xác định như sau:
ys¸ng = L tan s¸ng (37.5)
ytèi = L tan tèi (37.6)

5
trong đó, s¸ ng , tèi được xác định từ công thức (37.2) và (37.3).
Giả sử trong thí nghiệm hai khe Young: L >> d và d >> , khi đó góc θ trong hình 37.5
là khá nhỏ để cho phép chúng ta sử dụng gần đúng: sin   tan   
Do đó: y = L tan   Lsin 
• Điều kiện cực đại giao thoa:
m
ys¸ ng = L (37.7)
d
• Điều kiện cực tiểu giao thoa:
ytèi = L tan tèi (37.6)

Câu hỏi 37.1: Nguyên nhân nào dẫn đến khoảng cách giữa các vân giao thoa giữa hai khe
hẹp tăng lên?
(a) Giảm bước sóng của ánh sáng
(b) Giảm khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát
(c) Giảm khoảng các giữa hai khe
(d) Ngâm toàn bộ hệ thí nghiệm trong nước

Ý nghĩa của thí nghiệm hai khe Young: Thí nghiệm hai khe Young cung cấp một phương pháp
để đo bước sóng của ánh sáng. Thí nghiệm này đã cho mô hình sóng ánh sáng trở nên đáng
tin cậy hơn. Ánh sáng có thể triệt tiêu lẫn nhau bằng cách giải thích các vân tối.
Bài tập mẫu 37.2: Xác định độ dài bước sóng
Màn quan sát được đặt cách hai khe 4,80 cm, khoảng cách giữa hai khe là 0,030 mm.
Ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe hẹp và xảy ra hiện tượng giao thoa trên màn. Vân
tối thứ nhất cách vân sáng trung tâm một khoảng bằng 4,50 cm
(A) Xác định độ dài bước sóng
Giải:
Vị trí vân tối được xác định từ công thức (37.8):
 1
 m + 
= L
2
y tèi
d
Vân tối thứ nhất kể từ vân sáng trung tâm → k = 0. Độ dài bước sóng được xác định:

=
y tèi d
=
( 4,50.10−2 ) . ( 0,030.10−3 )
= 5,62.10−7 m = 562 nm
 1  1
m + L  0 +  .4,80
 2  2
6
(B) Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp
Giải:
Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp được định nghĩa là một khoảng vân. Giả sử
hai vân sáng liên tiếp là (m+1) và m. Khi đó, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp
được xác định như sau:

y m +1 − y m = L
( m + 1)  − L m = L 
d d d
 5, 62.10 
−7
= 4,80.  −5 
 9, 00.10−2 m = 9, 00 cm
 0, 03.10 

Bài tập mẫu 37.3: Xác định khoảng cách giữa các vân
Một nguồn ánh sáng phát ra ánh sáng nhìn thấy được có hai bước sóng:  = 430 nm và
’ = 510 nm. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là L = 1,50 m, khoảng cách
giữa hai khe là d = 0,0250 mm. Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba của hai
bước sóng.
Giải:
Sử dụng công thức (37.7) để xác định vị trí của hai vân sáng bậc ba tương ứng với hai
bước sóng. Sau đó, lấy hiệu khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba tương ứng
m ' m Lm '
y = ys¸' ng − ys¸ ng = L
d
−L
d
=
d
( − )
=
1,50.3
0,0250.10−3
( 510.10−9 − 430.10−9 )
= 0,0144 m = 1, 44 cm

37.3 Cường độ ánh sáng trong giao thoa với hai khe
Các biểu thức (37.2) và (37.3) cho chúng ta biết các cực đại và cực tiểu giao thoa với
hai khe trên màn B của hình 37.5 theo góc θ. Chú ý rằng θ dùng để xác định vị trí của mọi
điểm trên màn tương ứng với một giá trị nhất định của góc θ. Ở đây chúng ta muốn tìm biểu
thức của cường độ I của các vân theo góc θ.
Giả sử các thành phần điện trường của sóng ánh sáng đến điểm P trong hình 37.5 từ
hai khe thay đổi theo thời gian có dạng như sau:

E1 = E0 sin t và E 2 = E 0 sin ( t +  ) (37.9)

trong đó ω là tần số góc của sóng,  là hiệu số pha. Hai sóng đều có cùng biên độ là E0 .

7
Hiệu quang lộ  (đối với giao thoa cực đại) tương ứng với độ lệch pha 2 rad. Hiệu
quang lộ cùng tỉ lệ với  khi độ lệch pha  bằng 2. Độ lệch pha giữa hai sóng tại P phụ thuộc
vào hiệu quang lộ của chúng:  = r2 − r1 = dsin 

2 2
=  = d sin  (37.10)
 
biểu thức (37.10) cho thấy, độ lệch pha  phụ thuộc vào góc θ (như trong hình 37.5).
Theo nguyên lý chồng chất điện trường, cường độ điện trường tổng hợp tại P được xác
định:
E P = E1 + E 2 = E 0 sin t + sin ( t +  )  (37.11)

Biểu thức này cũng có thể được biểu diễn như sau:

  
E P = 2E 0 cos   sin  t +  (37.12)
2  2

E P có cùng tần số với ánh sáng tại các khe hẹp nhưng biên độ điện trường được nhân với hệ
số 2cos (  2 ) . Để kiểm tra tính phù hợp của biểu thức (37.12), khi  = 0, 2, 4 thì cường
độ điện trường tại điểm P là 2E0, tương ứng với điều kiện cho cực đại giao thoa được xây
dựng từ công thức (37.2). Tương tự, khi  = , 3, 5 thì cường độ điện trường tại điểm P
bằng không, tương ứng với cực tiểu giao thoa được xây dựng từ công thức (37.3).
Biểu thức cho cường độ xuất phát từ thực tế rằng, cường độ của một sóng tỷ lệ thuận
với bình phương cường độ điện trường tổng hợp tại điểm đó. Sử dụng phương trình (37.12),
cường độ ánh sáng tại điểm P được biểu diễn như sau:

  
I  E 2P = 4E 02 cos 2   sin 2  t + 
2  2

Hầu hết các thiết bị ghi nhận ánh sáng điều đo cường độ ánh sáng trung bình theo thời
gian và giá trị trung bình thời gian của sin 2 ( t +  2 ) trong một chu kỳ là ½. Khi đó, cường
độ ánh sáng trung bình tại điểm P được viết lại như sau:


I = I max cos 2   (37.13)
2

trong đó, Imax là cường độ cực đại trên màn quan sát. Thay thế giá trị của  từ công thức
(37.10) vào (37.13), ta có:

8
 d sin  
I = I max cos 2   (37.14)
  
Nếu các góc θ là nhỏ ( sin   y L ) thì cường độ I được viết lại như sau:

 d 
I = I max cos 2  y (37.15)
 L 
Hình 37.6 là đồ thị của phương trình (37.14) biểu thị cường độ của hình ảnh giao thoa
của hai khe như một hàm của dsin  . Chú ý rằng từ phương trình (37.14) cường độ biến thiên
từ 0 tại vân cực tiểu đến Imax tại vân cực đại.
Với hệ nhiều hơn 2 khe hẹp (hình 37.7), ảnh nhiễu xạ chứa các cực đại chính và cực
đại phụ. Đối với N khe hẹp thì cường độ của các cực đại chính lớn hơn N2 lần so với cường
độ của các cực đại tạo bởi 1 khe hẹp. Khi số khe hẹp tăng lên thì cường độ của các cực đại
chính cũng tăng và trở nên hẹp hơn, khi đó, các cực đại phụ giảm theo cường độ tương đối
so với các cực đại chính. Số cực đại phụ bằng N−2, trong đó N là số khe hẹp. Hiện tượng
giao thoa không thể sinh ra hoặc làm biến mất năng lượng mà chỉ đơn thuần là phân bố lại
cường độ ánh sáng trên màn quan sát.

Hình 37.6: Sự phụ thuộc của cường Hình 37.7: Hình ảnh giao thoa nhiều khe. Khi số khe
độ ánh sáng vào hiệu quang lộ giữa N tăng lên thì cực đại chính (các đỉnh cao nhất trong
hai sóng khi màn quan sát được đặt mỗi biểu đồ) càng hẹp hơn nhưng vẫn giữ nguyên vị trí
rất xa so với khoảng cách giữa hai và số lượng cực đại phụ tăng lên.
khe hẹp ( ).

9
37.4 Gương LLOYD
Trong phương pháp giao thoa khe Young đã tạo được hai nguồn sáng kết hợp xuất phát
từ một nguồn duy nhất. Phương pháp đơn giản khác cũng tạo được hai nguồn kết hợp là dùng
gương Lloyd. Một nguồn sáng điểm S được đặt gần một gương phẳng và một màn quan sát
được đặt ở xa và vuông góc với gương phẳng như hình 37.8. Ánh sáng đến điểm quan sát P
trên màn có thể được truyền trực tiếp từ nguồn S hoặc có thể được truyền từ S tới gương, bị
phản xạ rồi tới P. Tia phản xạ có thể được xem như xuất phát từ nguồn S’ là ảnh của S qua
gương phẳng. S và S’ là hai nguồn sáng kết hợp, tương tự như hai khe Young. Tuy nhiên,
những điểm theo lý thuyết (thí nghiệm khe Young) được dự đoán là điểm sáng thì thực tế lại
là điểm tối và ngược lại. Điều này chứng tỏ hai nguồn S và S’ ngược pha với nhau.
Xét điểm P’ là giao giữa gương và màn quan sát
(P’ cách đều S và S’). Nếu sự khác biệt về quãng đường
dẫn đến sự khác biệt về pha thì chúng ta sẽ thấy một vân
sáng tại P’ (hiệu quang lộ bằng không), tương ứng với
vân sáng trung tâm cho hệ giao thoa hai khe. Thay vào
đó, một vân tối được quan sát tại P’. Vậy, khi phản xạ
trên bề mặt gương, tia phản xạ ngược pha với tia tới hay
quang lộ của tia phản xạ tăng thêm nửa bước sóng.
Xung phản xạ trên một sợi dây đàn hồi trải qua sự
thay đổi pha 180o khi bị phản xạ từ ranh giới của một sợi
dây dày hoặc một trụ chống đỡ cố định, nhưng không có
sự thay đổi pha khi xung được phản xạ từ sợi dây mãnh
hoặc một trụ chống đỡ cố định. Tương tự, một sóng điện
từ bị thay đổi pha 180o (hay  rad) khi bị phản xạ từ môi
trường có chiết suất lớn hơn chiết suất của môi trường
tới (hình 37.9a). Nếu phản xạ từ môi trường có chiết suất
Hình 37.8: Gương Lloyd.
nhỏ hơn chiết suất của môi trường tới thì tia phản xạ
Tia phản xạ bị đổi pha 180o.
không bị thay đổi pha (hình 37.9b). Tương tự như một
xung trên một sợi dây bị phản xạ từ một cột chống đỡ.

10
Hình 37.9: So sáng sự phản xạ của sóng ánh sáng và sóng trên dây:
(a) Sự biến đổi pha do phản xạ, (b) Sự biến đổi pha do đổi pha.
37.5 Giao thoa của màn mỏng
37.5.1 Giao thoa do phản xạ
Màu sắc mà chúng ta nhìn thấy được từ ánh sáng mặt trời đập trên một bong bóng xà
phòng hoặc trên ván dầu là kết quả giao thoa của sóng ánh sáng phản xạ từ mặt ngoài và mặt
trong của một bản mỏng trong suốt.
Hình 37.10 cho thấy một bản mỏng trong suốt có độ dày không đổi t và có chiết suất
n, được ánh sáng có bước sóng  trong không khí dọi từ một nguồn điểm ở xa vào màn mỏng,
khi đó bước sóng ánh sáng trong màn mỏng được xác định:

n =
n
Nhắc lại:
• Một sóng điện từ lan truyền từ một môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2
sẽ chịu một biến đổi pha 180o nếu như phản xạ khi n2 > n1.
• Không có sự biến đổi pha trong sóng phản xạ nếu n2 < n1.

• Bước sóng ánh sáng trong môi trường chiết suất n là:  n = , trong đó:  là bước sóng
n
ánh sáng trong chân không.
Giả sử các tia sáng lan truyền trong không khí hầu như vuông góc với hai bề mặt của
màng mỏng. Tia phản xạ 1 bị phản xạ tại mặt trên (A) trải qua sự biến đổi pha 1800 so với tia
tới. Tia 2 bị phản xạ tại bề mặt màng dưới (B) không bị thay đổi pha vì chiết suất của không
khí nhỏ hơn màng mỏng. Vì vậy, tia phản xạ 1 bị lệch pha 180o so với tia phản xạ 2, khi đó
hiệu quang lộ giữa chúng là  n 2 . Tuy nhiên, tia phản xạ 2 di chuyển xa hơn tia phản xạ 1
11
một đoạn là 2t trước khi các tia này tái hợp tại mặt trên (A) của màng mỏng. Để cho các sóng
cuối cùng đúng cùng pha với nhau và do đó có giao thoa tăng cường nhau thì hiệu quang lộ
2t phải bằng một số nguyên lần  n 2 . Như vậy, nếu trên màng quan sát thấy cực đại giao thoa
(vân sáng) thì:

 1
2t =  m +   n , ví i m = 0,1, 2 (37.16)
 2

Thay thế  n = vào phương trình (37.16) chúng ta tìm được điều kiện để có cực đại
n
giao thoa trong mắt người quan sát:

 1
2nt =  m +  , ví i m = 0,1, 2 (37.17)
 2
Tương tự như vậy đối với những sóng cuối cùng ngược pha với nhau một cách chính
xác sẽ xuất hiện sự giao thoa hoàn toàn triệt tiêu nhau thì hiệu quang lộ 2t phải bằng không
hoặc một số nguyên lần bước sóng n trong màn mỏng. Như vậy, khi quan sát được cực tiểu
giao thoa (vân sáng) thì:
2nt = m, ví i m = 0,1, 2 (37.18)

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự giao thoa:


• Pha có thể sẽ bị đảo ngược trong sự phản xạ
• Hiệu quang lộ
Chú ý:
• Các điều kiện sẽ thỏa mãn nếu môi trường ở bề
mặt trên của màng mỏng giống với môi trường
ở bề mặt dưới của nó. Nếu có những môi trường
khác nhau, những điều kiện này sẽ đúng nếu
chiết suất cả hai môi trường nhỏ hơn n.
• Nếu màng mỏng giữa hai môi trường, một môi
trường có chiết suất nhỏ hơn màng mỏng và môi
trường còn lại có chiết suất cao hơn chiết suất
màng mỏng, những điều kiện cho giao thoa cực
đại và giao thoa cực tiểu sẽ bị đảo ngược.
• Với các vật liệu khác nhau trên 2 mặt của màng,
có thể có một sự biến đổi pha 1800 tại cả hai bề
mặt hoặc không bề mặt nào, do đó phải kiểm tra
hiệu quang lộ và biến đổi pha. Hình 37.10: Giao thoa qua màn mỏng.

12
Hình 37.11: Giao thoa qua màng mỏng − bong bóng xà phòng.
(a) Một màn mỏng dầu nổi trên mặt nước được thể hiện bằng các hoa văn màu sắc khi ánh
sáng trắng tương tác với màn mỏng, (b) Giao thoa qua bong bóng xà phòng, màu sắc có
được là do sự giao thoa giữa các tia sáng phản chiếu từ bên trong và bên ngoài bề mặt của
màn xà phòng.
37.5.2 Vân tròn Newton
Một phương pháp khác để quan sát giao thoa sóng ánh sáng là đặt một thấu kính phẳng
− lồi lên trên tấm thủy tinh phẳng như hình 37.12a. Với sự sắp xếp này, lớp không khí giữa
tấm thủy tinh và mặt cong của thấu kính tạo thành một bản mỏng không khí có bề dày thay
đổi. Điểm quan sát M nằm trên bề mặt cong của thấu kính, cách quang trục của thấu kính một
khoảng r và cách tấm thủy tinh một khoảng d. Nếu bán kính mặt cong R của thấu kính rất lớn
so với khoảng cách r và hệ thống được quan sát từ phía trên, gần với trục chính của thấu kính
thì ảnh giao thoa quan sát được là các vòng sáng, tối xen kẽ nhau (vân giao thoa quan sát bằng
ánh sáng phản xạ với cách bố trí như hình 37.12b là những đường tròn đồng tâm). Ảnh giao
thoa này được Newton khám phá ra nên được gọi là vân tròn Newton.

a b

Hình 37.12: Vân tròn Newton: (a) Thí nghiệm, (b) Hình ảnh vân tròn.

13
Các vân tròn sáng, tối quan sát được là do hiệu ứng giao thoa của hai chùm tia phản xạ
1 và 2. Chùm tia 1 phản xạ tại bề mặt cong của thấu kính. Chùm tia này không bị đổi pha, vì
chiết suất của không khí nhỏ hơn chiết suất của chất làm thấu kính. Chùm tia 2 phản xạ tại bề
mặt tấm thủy tinh có chiết suất lớn hơn chiết suất không khí nên pha được tăng thêm 1800,
hay quang lộ tăng thêm /2. Bán kính của các vân sáng, vân tối phụ thuộc vào bán kính mặt
cong R và bước sóng .
Vân sáng: bề dày của lớp không khí giữa hai bản thỏa mãn:

d = ( 2m + 1) (37.19)
4
Vân tối: bề dày của lớp không khí giữa hai bản thỏa mãn:

d=m (37.20)
2
Các vân giao thoa là các vòng tròn tại tâm O (d<<R). Bán kính của các vân tối thỏa
mãn điều kiện:

rm2 = R 2 − ( R − d m )  2Rd m
2
(37.21)


Thay thế: d m = m vào biểu thức (37.21), ta được:
2
rm  mR n (37.22)

Chiến thuật giải bài toán với giao thoa của màng mỏng: Khi giải bài toán giao thoa của
màng mỏng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Đặc điểm: Nhận dạng nguồn sáng, vị trí của người quan sát.
Phân loại: Nhận dạng màng mỏng gây ra giao thoa
Phân tích:
• Loại giao thoa xuất hiện được xác định bởi mối quan hệ giữa tỷ lệ bước sóng phản chiếu
bên trên và bên dưới bề mặt của màng mỏng.
• Độ lệch pha thay đổi dựa vào hiệu quang lộ hoặc các biến đổi pha xảy ra nếu như phản
xạ. Cả hai nguyên nhân cần được xem xét khi xác định giao thoa cực đại và giao thoa cực
tiểu.
• Xác định chiết suất của môi trường để xác định các phương trình đúng.
Kiểm tra: Kiểm tra kết quả tính toán cuối cùng xem có hợp lý hay không, ý nghĩa vật lý như
thế nào.

14
Bài tập mẫu 37.3: Giao thoa của màng xà phòng
Hãy tính bề dày nhỏ nhất của màng bong bóng xà phòng gây ra cực đại giao thoa do
sự phản xạ ánh sáng có bước sóng 600nm trong không khí. Biết chiết suất của màng
xà phòng là 1,33.
Giải
Hãy tưởng tượng rằng lớp màng mỏng trong hình 37.10 là xà phòng, còn hai phía là
không khí.
Độ dày tối thiểu của màng mỏng để ánh sáng phản xạ từ màng mỏng gây ra cực đại
giao thoa (công thức (37.17)), tương ứng với m = 0 là:
 1
 m + 
 1 
2nt =  m +    t = 
2 600
= = = 113 nm
 2 2n 4n 4.1,33
Như vậy, độ dày nhỏ nhất của màng bong bóng xà phòng là 113 nm thì ánh sáng phản
xạ từ màng mỏng gây ra cực đại giao thoa.
Mở rộng: Nếu màng mỏng dày gấp đôi (t = 226 nm) thì có xuất hiện cực đại giao thoa
hay không?
Để trả lời cho câu hỏi trên thì cần tính giá trị bề dày của màng mỏng mà tại đó có xảy
ra cực đại giao thoa. Sử dụng công thức (37.17) để xác định bề dày màng mỏng:
 1
 m +  
t=
2
= ( 2m + 1) , ví i m = 0,1, 2
2n 4n
Ứng với m = 0 → t = 113 nm, m = 1 → t = 338 nm
Vậy: không xuất hiện cực đại giao thoa khi độ dày màng mỏng tăng gấp đôi.

Bài tập mẫu 37.4: Lớp phủ không phản chiếu cho pin Mặt trời
Pin Mặt trời − thiết bị tạo ra điện khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thường được phủ
bởi một lớp silicon monoxide (SiO, n = 1,45) mỏng, trong suốt để giảm tối thiểu sự
mất năng lượng do phản xạ từ bề mặt. Giả sử một pin Mặt trời silicon (n = 3,5) được
phủ một lớp silicon monoxide mỏng (hình 37.12a). Hãy xác định độ dày tối thiểu của
lớp silicon monoxide cần tạo ra để sự phản xạ từ ánh sáng khả kiến có bước sóng 550
nm là nhỏ nhất.
Giải
Phân tích: Hình 37.12a biểu diễn đường đi của các tia sáng trong màng SiO dẫn đến
sự giao thoa của ánh sáng phản xạ. Dựa trên cấu trúc hình học của lớp SiO thì trường
hợp này là giao thoa của màng mỏng.

15
Ánh sáng phản xạ từ lớp silicon monoxide là nhỏ nhất khi tia sáng 1 và 2 (hình 37.12a)
thỏa mãn điều kiện cực tiểu giao thoa. Trong trường hợp này, cả hai tia đều trải qua sự
thay đổi pha 1800 trước khi xảy ra giao thoa: tia 1 từ mặt trên của lớp SiO, tia 2 từ mặt
dưới của lớp SiO.
Để sự phản xạ là nhỏ nhất thì lớp silicon monoxide cần tạo ra có hiệu quang lộ phải
bằng  n 2 , với n là bước sóng của ánh sáng trong màng SiO. Vì vậy, 2nt =  2 , trong
đó  là chiều dài bước sóng trong không khí và n là chiết suất của SiO. Giải để tìm t
và thay số vào chúng ta thu được
 550
t= = = 94,8 nm
4n 4.1, 45
Kết luận:
Đối với pin Mặt trời không được phủ một lớp phản xạ thì tổn thất năng lượng lên đến
30%, nhưng khi phủ lớp phản xạ SiO thì giá trị này được giảm xuống còn khoảng 10%.
Sự suy giảm đáng kể mất mát năng lượng này làm tăng hiệu suất của pin, vì sự phản
xạ giảm có nghĩa là lượng ánh sáng mặt trời đi vào silicon tạo ra các hạt mang điện
trong pin. Không có lớp phủ nào được tạo ra mà không xảy ra hiện tượng phản xạ một
cách tuyệt đối là do độ dày của lớp phản xạ phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng
chiếu vào và ánh sáng tới là ánh sáng trắng nên giá trị của nó nhận một dải các giá trị
Ống kính được sử dụng trong máy ảnh và một số công cụ quang học khác thường được
phủ một lớp màng mỏng nhằm giảm hoặc loại bỏ sự phản xạ không mong muốn để
tăng cường sự truyền sáng qua thấu kính. Ống kính của máy ảnh trong hình 37.12b có
một lớp phủ (độ dày khác nhau) để giảm thiểu sự phản xạ của sóng ánh sáng có bước
sóng khác nhau nằm trong vùng khả kiến. Kết quả là một lượng nhỏ ảnh sáng bị phản
xạ bởi thấu kính có giá trị nằm trong vùng ngoài cùng của quang phổ và thường xuất
hiện màu đỏ tím.

16
Hình 37.13: (a) Sự mất mát năng lượng từ pin Mặt trời là nhỏ nhất bằng cách phủ bề mặt
của pin một lớp silicon monoxide mỏng, (b) Ánh sáng phản chiếu từ ống kính của máy ảnh
có màu đỏ tím.
37.6 Giao thoa kế Michelson
Giao thoa kế được phát minh bởi nhà Vật lý người Mỹ A. A. Michelson. Giao thoa kế
chia ánh sáng làm hai phần và sau đó tái kết hợp các phần để tạo thành ảnh giao thoa. Thiết
bị có thể được sử dụng để đo bước sóng hoặc độ dài với độ chính xác cao.
Sơ đồ nguyên lý: Một tia sáng được chia thành hai tia bởi gương M0. Gương được bố
trí nghiêng 450 so với chùm tia tới. Gương đóng vai trò là bộ tách chùm tia, nó truyền qua một
nửa tia sáng và phản xạ phần còn lại. Tia phản xạ đi về phía gương M1 (gương M1 có thể di
chuyển được) cách M0 một đoạn L1. Tia sáng truyền qua đi về phía gương M2 cách M0 một
đoạn L2. Sau khi phản xạ trên M1 và M2, các tia phản xạ tái kết hợp tại M0 và hình thành ảnh
giao thoa. Ảnh giao thoa được quan sát bởi kính ngắm Telescope.
Nguyên lý hoạt động: Điều kiện giao thoa cho hai tia sáng được xác định bởi hiệu
quang lộ giữa chúng. Khi dịch chuyển gương M1 song song với trục chính của nó và dọc theo
tia sáng ra xa một đoạn  4 thì hiệu quang lộ của tia phản xạ tăng thêm  2 và hệ vân giao
thoa dịch chuyển đi một nửa khoảng vân. Độ dài của bước sóng ánh sáng được đo bằng cách
đếm số vân dịch chuyển cho mỗi lần dịch gương M1.

Hình 37.14: Giao thoa kế Michelson cho thấy đường đi của ánh sáng bắt đầu từ nguồn sáng.
Gương M0 tách ánh sáng thành 2 chùm phản xạ từ các gương M1 và M2 trở về M0 và sau đó
đến kính ngắm Telescope.
Ứng dụng: Giao thoa kế Michelson đã được sử dụng để bác bỏ ý tưởng Trái đất chuyển
động xuyên qua một vòng trời. Một số ứng dụng hiện đại, bao gồm: Quang phổ hồng ngoại
biến đổi Fourier (FTIR) và đài quan sát sóng hấp dẫn dùng giao thoa kế Laser (LIGO).
17
• Quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier: Được dùng để tạo một phổ với độ phân giải cao
trong một khoảng thời gian rất ngắn. Kết quả là một tập hợp các dữ liệu liên quan cường
độ sáng phụ thuộc vào vị trí của gương. Nó được gọi là ảnh giao thoa (interferogram). Ảnh
giao thoa có thể được phân tích bởi máy tính để cung cấp tất cả các thành phần của bước
sóng. Quá trình này được gọi là biến đổi Fourier.
• Đài quan sát sóng hấp dẫn dùng giao thoa kế Lazer: Thuyết tương đối rộng tiên đoán sự
tồn tại của sóng hấp dẫn. Theo lý thuyết của Einstein, trọng lực tương đương với một biến
đổi của không gian, những biến đổi này có thể lan truyền trong không gian. Thiết bị LEGO
được thiết kế để phát hiện sự biến dạng tạo bởi một rung động khi nó băng qua gần Trái
đất. Giao thoa kế sử dụng chùm tia lazer với hiệu quang lộ khoảng vài km. Tại điểm cuối
của một nhánh của giao thoa kế, một gương được gắn vào một con lắc lớn. Khi một sóng
hấp dẫn đi qua, con lắc di chuyển và tạo ảnh giao thoa tạo bởi các chùm tia lazer từ hai
nhánh sẽ thay đổi.
Nhờ giao thoa kế của Michelson mà ta so sánh được chiều dài của mét mẫu so với bước
sóng ánh sáng, là cơ sở để định nghĩa mét qua bước sóng ánh sáng. Cũng chính nhờ giao thoa
kế của mình, năm 1881, Michelson đã tiến hành thí nghiệm chứng tỏ rằng vận tốc ánh sáng
trong chân không là bằng nhau và bằng c = 3.108 m/s trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính
– là một cơ sở thực nghiệm để Einstein xây dựng lý thuyết tương đối năm 1907.

Hình 37.15: Đài quan sát sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế Lazer (LIGO) gần Richland,
Washington. Chú ý hai nhánh vuông góc của giao thoa kế Michelson.

18
Tóm tắt chương 37
Định nghĩa
Giao thoa ánh sáng xuất hiện khi hai sóng (hoặc nhiều hơn) chồng lấp lên nhau tại một điểm
nhất định. Hình ảnh giao thoa được quan sát khi các nguồn phát ánh sáng là nguồn kết hợp và
có bước sóng xác định.
Cường độ tại một điểm trong mô hình giao thoa hai khe được xác định:
 d sin  
I = I max cos 2   (37.14)
  
trong đó, Imax là cường độ cực đại trên màn quan sát.
Phân tích mô hình và giải quyết vấn đề

Thí nghiệm giao thoa khe Young đóng vai trò như một nguyên mẫu cho hiện tượng giao thoa
liên quan đến bức xạ điện từ. Trong thí nghiệm này, hai khe cách nhau một khoảng a được
chiếu sáng bởi nguồn ánh sáng đơn sắc. Điều kiện cho vân sáng (cực đại giao thoa) là:
 = d sin  = m, ví i m = 0,  1,  2.... (37.2)
Điều kiện cho vân tối (cực tiểu giao thoa) là:
 1
 = d sin  =  m +  , ví i m = 0,  1,  2.... (37.3)
 2

Câu hỏi lý thuyết chương 37


1. Một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm chiếu đến hai khe hẹp cách nhau 2 m.
Góc tạo bởi vân sáng thứ hai so với vân sáng trung tâm là?
(a) 0,05 rad
(b) 0,025 rad
(c) 0,1 rad
(d) 0,25 rad
(e) 0,01 rad
2. Một màn bong bóng xà phòng được dựng thẳng đứng trong không
khí và quan sát hiện tượng phản xạ ánh sáng như trong hình 37.16.
Giải thích tại sao màn bong bóng xà phòng tối ở phần đầu?

Hình 37.16

19
3. (a) Trong thí nghiệm giao thoa khe Young, tại sao chúng ta dùng ánh sáng đơn sắc? (b)
Nếu sử dụng áng sáng trắng thì hệ vân giao thoa trên màn sẽ thay đổi như thế nào?
4. Giải thích tại sao khi đặt hai đèn pin gần nhau thì không tạo ra hệ vân giao thoa trên màn
quan sát?
Bài tập chương 37
37.1. Người ta thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng hai khe Young cách nhau 0,32 mm
với ánh sáng có bước sóng  = 500 nm. Hãy xác định số cực đại giao thoa có được khi thay
đổi góc lệch −300 < θ < 300.
ĐS: 641 cực đại
37.2. Trong thí nghiệm Young về hiện tượng giao thoa ánh sáng, nguồn sáng đơn sắc có bước
sóng 530 nm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp S1 và S2 là 0,3 mm. Vân giao thoa được hứng
trên một màn ảnh đặt sau hai khe, song song với chúng và cách chúng 2 m. Xác định khoảng
cách giữa vân tối thứ nhất và thứ hai.
ĐS: 3,53 mm
37.3. Chiếu một chùm tia lazer vào hai khe hẹp cách nhau 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe
đến màn quan sát là 5 m. Xảy ra hiện tượng giao thoa trên màn quan sát. Nếu góc hợp bởi vân
sáng trung tâm và vân sáng bậc 1 là 0,1810 thì giá trị bước sóng của nguồn sáng lazer là bao
nhiêu.
ĐS: 632 nm
37.4. Thí nghiệm giao thoa khe Young được thực hiện với đèn lazer argon (màu xanh lam).
Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 3,3 m. Vân
sáng đầu tiên cách vân sáng trung tâm một khoảng là 3,4 mm. Hãy xác định giá trị bước sóng
của ánh sáng lazer argon.
ĐS: 515 nm
37.5. Tại sao trường hợp sau đây không thể xảy ra? Hai khe hẹp trên một tấm kim loại đặt
cách nhau 8 mm. Một chùm sóng cực ngắn được chiếu vuông góc đến tấm kim loại đi qua hai
khe và được hứng ảnh trên màn quan sát. Cho biết bước sóng của bức xạ là 1,00 cm  5%,
nhưng chúng ta muốn đo chính xác hơn giá trị của bước sóng. Di chuyển đầu dò sóng cực
ngắn dọc theo đường thẳng song song với màn quan sát để khảo sát hình ảnh giao thoa, chúng
ta đo được vị trí của vân sáng bậc 1, từ đó xác định được chính xác giá trị bước sóng của
nguồn bức xạ.
ĐS: sin s¸ ng = 1,25 (không thể xảy ra)

37.6. Hai khe Young S1S2 cách nhau một khoảng d được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng
là 620 nm. Vân sáng đầu tiên (tính từ vân sáng trung tâm) được quan sát tại một góc 150 so
với phương ngang. Xác định khoảng cách d giữa hai khe.
20
ĐS: 240 μm
37.7. Thực hiện thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với các thông số sau: khoảng cách
giữa hai khe 0,1 mm, ánh sáng được chiếu có bước sóng 589 nm, khoảng cách từ hai khe đến
màn quan sát 4 m.
(a) Xác định hiệu quang lộ của hai sóng tới từ mỗi khe tại vị trí vân sáng bậc ba.
(b) Xác định hiệu quang lộ của hai sóng tới từ mỗi khe tại vị trí vân tối thứ ba.
ĐS: (a) 240 μm, (b) 1,47 μm
37.8. Một khe sáng đơn sắc S phát ra ánh sáng có bước sóng 442 nm chiếu vào hai khe S1 và
S2 cách nhau 0,4 mm. Xác định khoảng cách xa nhất đặt màn quan sát, sao cho vị trí của hai
vân tối đối diện với hai khe và chỉ có một vân sáng ở giữa chúng.
ĐS: 36,2 cm
37.9. Hai loa của một thùng nổ cách nhau 35 cm. Một bộ dao động điện từ tạo ra dao động
cho hai loa với cùng tần số là 2 kHz. Xác định góc được tạo bởi đường thẳng vuông góc tại
trung điểm của đường nối hai loa để người quan sát nghe được âm có cường độ lớn nhất, nhỏ
nhất? Biết tốc độ truyền âm là 340 m/s.
ĐS: âm có cường độ lớn nhất: 00; 29,10; 76,30
âm có cường độ nhỏ nhất: 14,10, 46,80
37.10. Một nhà kho ven sông có một số cánh cửa nhỏ hướng ra bờ sông. Hai trong số các của
này được mở (hình 37.17). Các bức tường của nhà kho được lót bằng vật liệu hấp thụ âm. Hai
người đứng cách hai cánh cửa tại khoảng cách L = 150 m. Người A đứng dọc theo một đường
thẳng đi qua điểm giữa hai cánh cửa, người B đứng cách người A một khoảng y = 20 m. Một
chiếc tàu ven sông phát ra tiếng còi. Để người A nghe được âm thanh to và rõ, còn người B
thì không nghe được âm thì khoảng cách giữa hai cánh cửa mở phải bằng bao nhiêu? Biết
bước sóng của nguồn âm là 3 m và giả sử người B đang đứng ở vị trí cực tiểu đầu tiên.

Hình 37.17
ĐS: 11,3 m

21
37.11. Thực hiện thí nghiệm giao thoa qua hai khe (hình 37.18) với: d = 0,15 mm, L = 140
cm,  = 643 nm, y = 1,8 cm. Hãy xác định:
(a) Hiệu quang lộ  của sóng từ hai khe tại điểm P.
(b) Mối quan hệ giữa hiệu quang lộ và bước sóng .
(c) Tại điểm P là điểm cực đại, cực tiểu hay trạng thái trung gian? Giải thích?
ĐS: (a) 1,93 μm, (b)  = 3, (c) cực đại

Hình 37.18
37.12. Thực hiện giao thoa ánh sáng như hình 37.19 (hình vẽ không theo tỷ lệ): L = 1, 2 m,
d = 0,12 mm ,  = 500 nm. Hãy xác định độ lệch pha giữa hai sóng tới P khi:

(a) θ = 0,50
(b) y = 5 mm
(c) Giá trị của θ là bao nhiêu khi độ lệch pha là 0,333 rad ?

(d) Giá trị của θ là bao nhiêu khi hiệu quang lộ  =  4

Hình 37.19
ĐS: (a) 13,2 rad, (b) 6,28 rad, (c) 1,27.10−2, (d) 5,97.10−2

22
37.13. Các tia sáng kết hợp có bước sóng  chiếu vào hai khe hẹp cách nhau một khoảng d,
với góc tới θ1 theo phương ngang (hình 37.20). Các tia ló ra khỏi hai khe một góc θ2 tương
ứng.

Hình 37.20
Hình ảnh giao thoa cực đại tạo thành bởi các tia sáng được hứng trên màn quan sát đặt
cách hai khe khá xa. Hãy chứng minh rằng góc θ2 được xác định như sau:

 m 
2 = sin −1  sin 2 − 
 d 

37.14. Hai khe hẹp đặt cách nhau 0,18 mm. Hình ảnh giao thoa được hứng trên màn chắn cách
hai khe một khoảng 80 cm bằng ánh sáng có bước sóng 656,3 nm. Hãy xác định phần trăm
cường độ cực đại tại khoảng cách y = 0,6 cm so với cường độ cực đại tại vân sáng trung tâm.
ĐS: 96,8%
37.15. Cường độ ánh sáng tại một điểm giao thoa hai khe trên màn là 64,0% giá trị cực đại.
(a) Xác định độ lệch pha nhỏ nhất (tính bằng rad) giữa hai nguồn.
(b) Biểu diễn độ lệch pha dưới dạng hiệu quang lộ đối với ánh sáng có bước sóng 486,1 nm.

ĐS: (a) 1,29 rad, (b)  = r2 − r1 = dsin  =
2
37.16. Một màng bong bóng xà phòng (chiết suất n = 1,33) bay trong không khí, lớp bong
bóng dạng hình cầu, bề dày 120 nm.
(a) Bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được phản xạ mạnh nhất là?
(b) Xác định độ dày nhỏ nhất của màng xà phòng (lớn hơn 120 nm) để ánh sáng phản xạ là
lớn nhất với cùng giá trị bước sóng.
ĐS: (a) 638 nm, (b) 360 nm
37.17. Cho một màng mỏng có chiết suất là 1,5. Chiếu một ánh sáng có bước sóng trong
khoảng 0,4 μm    0,75 μm, góc chiếu tới là 00. (a) Tìm độ dày t nhỏ nhất sao cho để ngoài
ánh sáng màu vàng ( = 0,58 μm) cho cực đại giao thoa còn có giao thoa của một ánh sáng 
khác. (b) Xác định giá trị  ở câu (a).

23
ĐS: (a) 0,483 μm, (b) 0,414 μm
37.18. Một màng dầu mỏng (n = 1,25) nằm trên mặt ván trơn và ẩm ướt. Ánh sáng đỏ có bước
sóng 640 nm và ánh sáng xanh có bước sóng 512 nm bị phản xạ mạnh nhất. Coi các tia sáng
được chiếu vuông góc đến màng mỏng. Xác định bề dày của lớn màng dầu?
ĐS: 512 nm
37.19. Một vật liệu có chiết suất 1,3 được sử dụng để làm lớp phủ chống sự phản xạ trên bề
mặt thủy tinh (n = 1,5). Tính độ dày tối thiểu của lớp vật liệu này để sự phản xạ từ ánh sáng
có bước sóng 500 nm là nhỏ nhất.
ĐS: 96,2 nm
37.20. Một lớp màng mỏng MgF2 có chiết suất 1,38 được sử dụng để phủ trên ống kính của
máy ảnh.
(a) Xác định ba bước sóng dài nhất được tăng cường.
(b) Có bất kỳ bước sóng ánh sáng nào trong quang phổ có thể nhìn thấy được không?
ĐS: (a) 276 nm, 138 nm, 92,0 nm, (b) không (thuộc vùng tử ngoại)
37.21. Hình 37.21 cho thấy mặt thấu kính có bán kính cong R, đặt trên
một bản thủy tinh phẳng và được dọi từ trên bằng ánh sáng có bước
sóng . Hình cho thấy các vân giao thoa tròn (gọi là vân tròn Newton)
xuất hiện, tương ứng với độ dày thay đổi ek của lớp không khí giữa thấu
kính và bản thủy tinh.
r
(a) Tìm bán kính r của các vân sáng, thừa nhận 1
R
(b) Chứng minh rằng hiệu bán kính các vân sáng liên tiếp cho bởi
biểu thức:
Hình 37.21
1 R
r = rk +1 − rk 
2 k
(c) Chứng minh rằng diện tích giữa các vân sáng liên tiếp cho bởi biểu thức:
A = R, ví i k 1

(chú ý rằng diện tích này không phụ thuộc vào k)

24
Chương 38: MÔ HÌNH NHIỄU XẠ VÀ PHÂN CỰC

T
rong chương 37 chúng ta đã định
nghĩa nhiễu xạ một cách không mấy
chặt chẽ là sự loe ra của ánh sáng xuất
phát từ một khe hẹp. Tuy nhiên, không đơn
giản chỉ là loe ra vì ánh sáng còn tạo nên một
bức tranh giao thoa gọi là vân nhiễu xạ. Thí
dụ, ánh sáng đơn sắc từ một nguồn ở xa vô
cực (hay một lazer) đi qua một khe hẹp và
sau đó được hứng bằng một màn quan sát,
chúng sẽ tạo nên một bức tranh nhiễu xạ trên
màn như trong hình 38.1. Bức tranh này bao
Hình 38.1: Hình ảnh nhiễu xạ hiện trên một
gồm một dải sáng trung tâm mạnh, rộng (gọi màn quan sát khi ánh sáng đến màn, sau khi
là cực đại trung tâm) được bao quanh bởi một đi qua một khe hẹp dọc. Quá trình nhiễu xạ
dải hẹp và yếu hơn (gọi là cực đại thứ cấp)
làm cho ánh sáng loe ra vuông góc với chiều
và một loạt các dải tối xen kẽ. dài của khe.

38.1 Nhiễu xạ ánh sáng


Sự nhiễu xạ ánh sáng không giới hạn trong trường hợp khi ánh sáng đi qua một khoảng
trống hẹp mà nó còn xảy ra khi ánh sáng đi qua một cạnh (mép) của đối tượng, chẳng hạn
như hình 38.2. Chú ý rằng, các đường cực đại và cực tiểu chạy dọc gần như song song với
nhau để tạo nên bức tranh dọc theo mép trái. Một lần nữa, chúng ta thấy hình ảnh các vân
sáng và tối, giống như hình ảnh giao thoa trong chương 37.

Hình 38.2: Ảnh nhiễu xạ qua cạnh của một vật.


Ánh sáng có bước sóng tương đương hoặc lớn hơn chiều rộng của một khe hẹp sẽ lan
truyền mọi hướng trước khi đi qua khe. Hiện tượng này gọi là nhiễu xạ ánh sáng. Điều này
chỉ ra rằng ánh sáng lan truyền hướng qua khe hẹp đến được cả những khu vực đáng ra tạo
thành vùng tối nếu như ánh sáng truyền thẳng.
Phân loại: Gọi L, d là khoảng cách từ vân nhiễu xạ đến màn quan sát và nguồn sáng.
Ta có hai loại nhiễu xạ:
• Nếu L, d là hữu hạn thì sóng phát ra từ S là sóng cầu: nhiễu xạ của sóng cầu được gọi
là nhiễu xạ Fresnel
• Nếu L, d là vô hạn thì sóng phát ra từ S là sóng phẳng: nhiễu xạ của sóng phẳng được
gọi là nhiễu xạ Fraunhofer.
38.1.1 Chấm sáng Fresnel
Hình 38.3 cho thấy một mẫu nhiễu xạ kết hợp
với bóng của một đồng xu. Một điểm sáng xuất hiện
ở trung tâm, và các đường viền hình tròn mở rộng ra
ngoài từ mép của bóng đồng xu. Chúng ta có thể giải
thích điểm sáng trung tâm bằng cách sử dụng lý
thuyết sóng ánh sáng và dự đoán xuất hiện cực đại
giao thoa tại vị trí này. Từ quan điểm của tia quang
học (trong đó ánh sáng được xem là tia di chuyển theo
đường thẳng), chúng ta dự đoán tại tâm của ảnh nhiễu
xạ là một bóng tối vì màn quan sát được che chắn
hoàn toàn bởi đồng xu.
Quan điểm của Newton là quan điểm thịnh
hành trong giới khoa học Pháp thời bấy giờ. Sau đó
mới đến Fresnel, một kỹ sư quân đội trẻ theo đuổi sự
đam mê của mình đối với quang học đến nỗi sao
nhãng cả nhiệm vụ quân đội. Fresnel tin tưởng vào Hình 38.3: Ảnh nhiễu xạ của một
thuyết sóng ánh sáng và gửi một bài báo cho Viện Hàn đồng xu. Chú ý đến những vòng nhiễu
Lâm khoa học để mô tả những thí nghiệm của mình xạ đồng tâm và chấm sáng Fresnel tại
và cách giải thích những thí nghiệm ấy bằng thuyết tâm của ảnh nhiễu xạ.
sóng.
Năm 1819 Viện Hàn Lâm mà đa số những người ủng hộ Newton nghĩ rằng để thách
thức quan điểm sóng đã tổ chức một cuộc thi tranh giải về đề tài nhiễu xạ, Fresnel đã thắng.
Tuy nhiên, những người ủng hộ Newton vẫn không chịu nghe theo mà cũng không chịu im
lặng. Một trong những người ấy là Poisson, nếu lý thuyết Fresnel đúng thì sóng sáng sẽ nhiễu
xạ vào vùng bóng tối của quả cầu khi chúng đi qua mép của quả cầu và tạo thành một chấm
sáng tại tâm điểm của bóng tối đó. Trước sự ngạc nhiên của Poisson, vị trí này đã được quan
sát bởi Dominique Arago ngay sau đó. Do đó, dự đoán của Poisson đã củng cố lý thuyết sóng
hơn là bác bỏ nó.
38.1.2 Nhiễu xạ Fraunhofer
Giả sử màn quan sát được đặt rất xa khe hẹp và các tia sáng tới khe là song song nhau
(hình 38.4). Trong mô hình này, hình ảnh thu được trên màn quan sát được gọi là mẫu nhiễu
xạ Fraunhofer.
Nhiễu xạ ám chỉ tới hoạt động chung của sóng khi chúng đi qua một khe hẹp. Trên
thực tế, ảnh được thấy trên màn quan sát thực sự là ảnh giao thoa. Sự giao thoa giữa các phần
của ánh sáng tới chiếu lên các khu vực khác nhau của khe. Một vân sáng được quan sát dọc
theo trục chính (θ = 0), các vân sáng và tối được quan sát xen kẽ hai bên của vân sáng trung
tâm.

Hình 38.4: (a) Hình học để phân tích


nhiễu xạ Fraunhofer qua một khe,
(b) Ảnh nhiễu xạ Fraunhofer.

38.1.3 Nhiễu xạ qua một khe hẹp


Độ rộng hữu hạn của khe là điều kiện cho nhiễu xạ Fraunhofer. Theo nguyên lý
Huygens, từng phần của khe hẹp đóng vai trò như một nguồn của sóng ánh sáng. Do đó, ánh
sáng từ một phần của khe có thể giao thoa với ánh sáng từ một phần khác. Cường độ sáng sau
cùng quan sát trên màn hình tùy thuộc vào hướng θ. Dựa vào những phân tích trên, hình ảnh
nhiễu xạ thực sự là một ảnh giao thoa, trong đó các nguồn sáng khác nhau là các phần khác
nhau của cùng một khe.
Để phân tích hình ảnh nhiễu xạ, chúng ta chia khe thành hai đới có độ rộng bằng nhau
a 2 , như hình 38.5. Lưu ý rằng tất cả các sóng rời khỏi khe đều cùng pha, xét các tia 1 và 3.
Tuy nhiên, tất cả sóng tới cùng pha khi chúng ló ra khỏi khe hẹp thì sóng 1 lan truyền xa hơn
a
sóng 3 một đoạn bằng với hiệu quang lộ: sin  , trong đó: a là độ rộng của khe. Tương tự,
2
chúng ta có thể lặp lại cách phân tích trên cho từng cặp tia xuất phát từ những điểm tương ứng
trong hai đới đến một điểm trên màn (tia 2 và 4, tia 3 và 5). Mỗi cặp tia như thế có cùng một
a
hiệu quang lộ là: sin  . Nếu sự khác biệt về hiệu quang lộ chung này bằng  2 (tương ứng
2
với độ lệch pha là 1800), chúng ta có:
a 
sin  =
2 2

sin  =  (cực tiểu thứ nhất)
a

Hình 38.5: Nhiễu xạ qua một khe hẹp, khi


L a chúng ta có thể xem gần đúng các tia
1, 2, 3, 4, 5 song song với nhau, làm một
góc θ với trục chính giữa.

Biết trước độ rộng khe a và bước sóng , phương trình (38.1) cho chúng ta góc θ ứng
với vân tối thứ nhất nằm trên và dưới trục chính giữa.
Bây giờ chúng ta chia khe thành bốn đới bằng nhau có độ rộng a 4 . Hiệu lộ trình giữa
a
mỗi cặp tia xuất phát từ những điểm tương ứng trong hai đới kề nhau bằng sin  . Trong
4
trường hợp như vậy hiệu quang lộ bằng  2 nên chúng ta có:

a  
sin  =  → sin  = 2
4 2 a
Tương tự, khi chia khe thành sáu đới bằng nhau có độ rộng a 6 thì vân tối xuất hiện
trên màn quan sát khi:

sin  = 3
a
Nếu hiệu quang lộ bằng nửa bước sóng thì hai sóng triệt tiêu lẫn nhau và dẫn đến giao
thoa cực tiểu. Chúng ta sẽ nhận thấy rằng vị trí các vân tối xảy ra đối với nhiễu xạ qua một
khe hẹp độ rộng a có thể được xác định theo phương trình tổng quát sau đây:

sin tèi = m , ví i m = 1, 2, 3 (38.1)
a
Phương trình này cho các giá trị của tèi , ảnh nhiễu xạ có cường độ sáng bằng không
thì hình thành nên một vân tối.
Các đặc điểm chung của sự phân bố cường độ được thấy như hình 38.4.
• Một vân sáng trung tâm, rộng được bao quanh bởi các vân sáng yếu hơn nhiều, xem
kẽ với các vân tối.
• Vị trí mỗi đỉnh vân sáng xấp xỉ một nửa khoảng cách giữa các vân tối.
• Cực đại sáng trung tâm rộng gấp hai lần các cực đại phụ.
• Không có vân tối trung tâm. Không tồn tại m = 0 trong điều kiện cực tiểu.
Bài tập mẫu 38.1:
Trong thí nghiệm một khe, ánh sáng có bước sóng 580 nm, độ rộng của khe là 0,3 mm.
Khoảng cách L từ màn đến khe là 2 m
(A) Xác định bề rông của vân sáng trung tâm
Giải:
Theo định nghĩa, độ rộng của vân cực đại giữa là khoảng cách hai cực tiểu nhiễu xạ
đầu tiên ở hai bên cực đại giữa. Độ lớn của góc nhiễu xạ θ ứng với các cực tiểu nhiễu
xạ đó được xác định bởi công thức 38.1 với k = 1.

sin  = 
a
Theo hình 38.4a, độ rộng của cực đại giữa bằng:
2 y1 = 2 L tan tèi

với góc tèi nhỏ thì: tan tèi  sin tèi , suy ra:

  580.10−9
2 y1 = 2 Lsin tèi = 2  L = 2L = 2.2. −3
= 7,73.10−3 m = 7,73 mm
a a 0,3.10

(B) Hình ảnh nhiễu xạ sẽ như thế nào nếu tăng độ rộng của khe lên đến 3 mm.
Giải:
Dựa vào phương trình (38.1), độ lớn của góc nhiễu xạ θ ứng với các cực tiểu nhiễu xạ
sẽ giảm khi tăng độ rộng của khe, do đó ảnh nhiễu xạ sẽ bị thu hẹp lại.
  580.10−9
2 y1 = 2 Lsin tèi = 2  L = 2L = 2.2. −3
= 7,73.10 −4 m = 0,773 mm
a a 3.10
Cần chú ý rằng giá trị này lớn hơn nhiều lần so với độ rộng của khe.

Sự phân bố cường độ ảnh nhiễu xạ qua một khe


Khi chú ý đến những hiệu ứng nhiễu xạ, sự biến thiên cường độ ảnh giao thoa qua một
khe được tính theo công thức:

 sin ( asin   ) 
2

I = Imax   (38.2)
 a sin   
trong đó, Imax là giá trị lớn nhất của cường độ tại tâm của bức tranh nhiễu xạ tương ứng với
 = 0,  là bước sóng của ánh sáng chiếu đến khe hẹp. Từ điều kiện cường độ cực tiểu:

a sintèi
= m


sintèi = m , ví i m = 1, 2, 3
a

Hình 38.6: (a) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc


cường độ sáng I so với (   ) a sin  cho nhiễu
xạ Fraunhofer qua một khe, (b) Ảnh nhiễu xạ
Fraunhofer.
38.1.4 Nhiễu xạ qua hai khe
Trong những thí nghiệm hai khe của chương 37, chúng ta đã cho rằng các khe rất hẹp
so với bước sóng của ánh sáng dọi đến hai khe ( a  ). Với những khe hẹp như thes cực đại
chính giữa của ảnh nhiễu xạ của từng khe bao phủ toàn bộ màn quan sát. Hơn nữa sự giao
thoa của áng sáng từ hai khe tạo nên những vân có cường độ xấp xỉ bằng nhau. Tuy nhiên,
trong thực tế với ánh sáng khả kiến điều kiện ( a  ) không phải bao giờ cũng thỏa mãn. Với
những khe tương đối rộng, sự giao thoa của áng sáng từ hai khe tạo nên những vân sáng mà
cường độ không phải tất cả đều bằng nhau. Thực tế là cường độ của chúng bị thay đổi do
nhiễu xạ của ánh sáng qua mỗi khe.
Phương trình biểu diễn cường độ của ảnh nhiễu xạ qua hai khe hẹp
Khi hệ có nhiều hơn một khe hẹp, khi chú ý đến những hiệu ứng nhiễu xạ do từng khe
riêng biệt và sự giao thoa do sóng đến từ các khe khác nhau thì cường độ của ảnh giao thoa
qua hai khe được tính theo công thức:

 dsin    sin ( asin   ) 


2

I = Imax cos 
2
  (38.3)
    asin   
trong đó:

 d sin  
Thừa số thứ nhất: cos 2   là kết quả giao thoa của hai khe cách nhau một
  
khoảng là d.

 sin ( asin   ) 
2

Thừa số thứ hai:   là kết quả cho ảnh nhiễu xạ qua một khe hẹp có độ
 asin   
rộng là a (như đã cho trong phương trình (38.5)).
Sự phân bố cường độ ảnh nhiễu xạ qua hai khe
Ảnh nhiễu xạ của hai khe, mô tả bởi phương trình (38.3) và được thể hiện trong hình
38.7. Đường màu xanh nét đứt là ảnh nhiễu xạ qua một khe hẹp. Đường cong màu nâu là do
giao thoa qua hai khe hẹp, thành phần này sẽ tạo ra tất cả các đỉnh cùng độ cao (cường độ).
Chiều cao các đỉnh không đồng đều do thành phần nhiễu xạ qua mỗi khe (thừa số trong dấu
ngoặc vuông).
Phương trình (37.2) cho biết điều kiện để xảy ra cực đại giao thoa là: dsin  = m ,
trong đó: d là khoảng cách giữa hai khe. Phương trình (38.1) cho biết cực tiểu nhiễu xạ đầu
tiên xảy ra khi asin  =  , trong đó a là độ rộng của mỗi khe. Chia phương trình (37.2) cho
phương trình (38.1) (với m = 1) cho phép chúng ta xác định cực đại giao thoa đầu tiên trùng
với cực tiểu nhiễu xạ đầu tiên:
d sin  m d
=  =m (38.4)
a sin   a
• Điều kiện cho cực đại giao thoa: dsin  = m
• Điều kiện cho cực tiểu nhiễu xạ đầu tiên: a sin  = 
Như vậy, cường độ sáng ở cực đại thứ 1, 2, 3… rất nhỏ hơn so với cường độ sáng của
cực đại chính giữa nên trong trường hợp nhiễu xạ qua nhiều khe ta chỉ xét trong vân giữa
nhiễu xạ.

Hình 38.7: Cường độ sáng của ảnh nhiễu xạ qua nhiều khe hẹp.
38.1.5 Năng suất phân giải
Khả năng của các hệ thống quang học để phân biệt giữa các nguồn ở gần nhau bị giới
hạn do bản chất sóng của ánh sáng. Thực chất, các ảnh qua thấu kính đều là ảnh nhiễu xạ, điều
này rất quan trọng khi chúng ta muốn phân biệt hai nguồn điểm ở xa mà khoảng cách góc giữa
chúng rất nhỏ. Hình 38.8 cho thấy hai nguồn sáng cách xa một khe hẹp có độ rộng là a. Nếu
hai nguồn sáng đủ xa để giữ cho các cực đại trung tâm không chồng lấn lên nhau thì ảnh có
thể phân biệt được (hình 38.8a). Ngược lại, nếu hai nguồn sáng ở gần nhau thì hai cực đại
trung tâm chồng lấn lên nhau và ảnh không phân giải được vì nhiễu xạ (hình 38.8b).
Hình 38.8: Hai nguồn điểm cách xa một khe hẹp tạo ra hình ảnh nhiễu xạ:
(a) Ảnh phân giải được, (b) Ảnh không phân giải được.
Tiêu chuẩn Rayleigh
Trong hình 38.9 cho thấy khoảng cách góc của hai nguồn điểm có giá trị sao cho cực
đại chính giữa của ảnh nhiễu xạ của nguồn này rơi đúng vào cực tiểu thứ nhất của bức tranh
nhiễu xạ của nguồn kia. Điều kiện giới hạn này được gọi là tiêu chuẩn Rayleigh về khả năng
phân giải.
Theo tiêu chuẩn Rayleigh, chúng ta có thể xác định sự tách biệt góc tối thiểu min giữa
hai nguồn sáng tại khe trong hình 38.8 (hình ảnh đã được phân giải). Phương trình 38.1 chỉ ra
rằng cực tiểu đầu tiên của ảnh nhiễu xạ một khe thỏa điều kiện:

sin  =
a
trong đó, a là độ rộng của khe. Theo tiêu chuẩn của Rayleigh, biểu thức này có thể xác định
khoảng cách góc nhỏ nhất để cho hai ảnh được phân giải. Trong hầu hết các trường hợp thì
 a và sin   . Vì vậy, góc giới hạn (rad) của độ phân giải đối với một khe với bề rộng a
là:

min = (38.5)
a
Khi ảnh được phân giải thì khoảng cách góc giữa các nguồn lớn hơn min , chúng ta sẽ
có thể phân ly hai nguồn ấy, còn nếu nó nhỏ hơn quá nhiều thì không thể phân ly được. Các
nguồn cũng phải có độ sáng tương đối bằng nhau thì mới có thể dùng tiêu chuẩn Rayleigh.
Thêm vào đó chúng ta thừa nhận điều kiện nhìn phải lý tưởng.
Hình 38.9: Hình ảnh nhiễu xạ của hai nguồn (đường nét liền) và ảnh tổng hợp (đường nét
đứt) khi thay đổi khoảng cách góc giữa các nguồn khi ánh sáng truyền qua một khẩu độ tròn.
Đường nét đứt là tổng hợp từ hai đường cong nét liền.
Ảnh nhiễu xạ của một khẩu độ tròn gồm một đĩa sáng trung tâm bao quanh bởi các
vòng sáng mờ dần và tối. Góc giới hạn của độ phân giải cho khẩu độ tròn là:

min = 1, 22 (38.6)
D
với D là đường kính của khẩu độ.
Khi các nguồn sáng ở xa nhau thì ảnh được phân giải tốt. Các đường cong liền nét là
các ảnh nhiễu xạ riêng biệt còn các đường đứt nét là ảnh sau cùng (hình 38.9a).
Các nguồn sáng chia cách nhau bởi một góc thỏa mãn tiêu chuẩn Rayleigh thì ảnh được
phân giải. Các đường cong liền nét là ảnh nhiễu xạ riêng biệt. Các đường đứt nét là ảnh sau
cùng (hình 38.9b).
Các nguồn sáng gần nhau thì ảnh không được phân giải. Các đường liền nét là ảnh
nhiễu xạ riêng biệt. Các đường đứt nét là ảnh sau cùng và ảnh trông giống như một nguồn duy
nhất (hình 38.8c).
Hình ảnh sao Diêm Vương và Mặt trăng Charon như trên hình 38.11 là một ví dụ về
độ phân giải. Nếu như dùng kính thiên văn Trái đất thì sẽ không phân biệt được mà phải cần
dùng đến kính viễn vọng Hubble mới có thể phân giải rõ ràng hai vật.
Hình 38.11: Hình ảnh sao Diêm Vương và Mặt Trăng Charon.
38.2 Cách tử Nhiễu xạ
38.2.1 Nhiễu xạ qua cách tử
Cách tử nhiễu xạ, một dụng cụ dùng cho việc phân tích các nguồn sáng, là hệ thống
gồm N khe hẹp giống hệt nhau với độ rộng của mỗi khe là a, khoảng cách giữa hai khe liền
kề là d, được đặt cách đều nhau với khoảng cách giữa hai khe liên tiếp là (chu kỳ của cách
tử). Cách tử có cấu tạo rất tinh vi, trên mỗi milimet chiều dài có đến hàng trăm khe. Một cách
tử truyền qua có thể được tạo ra bằng cách cắt các rãnh (khe) song song trên một tấm kính
bằng máy khắc có độ chính xác cao. Khoảng cách giữa các rãnh trong suốt đối với ánh sáng
vì vậy đóng vai trò như các khe riêng biệt. Một cách tử phản xạ có thể được tạo ra bằng cách
cắt các rãnh song song trên bề mặt của một vật liệu phản xạ. Sự phản xạ của ánh sáng từ các
khoảng không gian giữa các rãnh rõ hơn là sự phản xạ từ các rãnh được khắc vào bên trong
vật liệu. Vì vậy, các khoảng không gian giữa các rãnh đóng vai trò giống như là các nguồn
sáng phản xạ song song giống như các khe trong một cách tử truyền qua. Công nghệ hiện nay
có thể sản xuất các cách tử có các khe rất nhỏ. Ví dụ: một cách tử điển hình được khắc với
5000 khe/cm có độ rộng mỗi khe d = (1/ 5000 ) cm = 2.10 cm.
−4

Một phần của một cách tử nhiễu xạ được minh họa trong hình 38.12. Một sóng phẳng
tới từ bên trái, vuông góc với mặt phẳng cách tử. Hình dạng thu được trên màn nằm bên phải
mặt cách tử là kết quả của các hiệu ứng giao thoa và nhiễu xạ được kết hợp.
Chú ý: Cách tử nhiễu xạ là một cách tử giao thoa. Giống với dạng nhiễu xạ, cách tử
nhiễu xạ là một thuật ngữ sai nhưng được dùng nhiều trong ngôn ngữ vật lý. Cách tử nhiễu xạ
phụ thuộc vào sự nhiễu xạ trên cùng phương khi hai khe lan truyền ánh sáng rộng ra để ánh
sáng từ các khe khác nhau có thể giao thoa. Sẽ là chính xác hơn nếu gọi thiết bị này là cách
tử giao thoa, nhưng cách tử nhiễu xạ lại là tên được sử dụng.
Hình 38.12: Nhiễu xạ qua cách tử.
Khoảng cách giữa các khe là d, hiệu
quang lộ của hai tia sáng từ hai khe
liền kề là dsin  .
Sóng từ tất cả các khe đồng pha nhau khi chúng ra khỏi các khe. Đối với một hướng
bất kỳ θ được xác định từ phương ngang, tuy nhiên, các sóng di chuyển những quãng đường
khác nhau trước khi đập vào màn. Cần chú ý trên hình 38.12 rằng hiệu lộ trình  giữa các tia
từ hai khe kề nhau bất kỳ bằng dsin  . Nếu sự khác nhau của quãng đường di chuyển này
bằng với một bước sóng hoặc một số nguyên lần bước sóng thì sóng từ tất cả các khe sẽ đồng
pha nhau tại màn và sẽ tạo thành một vân sáng. Vì vậy, điều kiện để đạt được cực đại trong
hình dạng giao thoa tại góc s¸ ng là

dsin s¸ ng = m, ví i m = 0, 1, 2, 3 (38.7)

Công thức này có thể được sử dụng để tính bước sóng nếu biết được độ rộng khe d và
góc s¸ ng . Nếu bức xạ tới bao gồm nhiều bước sóng thì cực đại bậc m đối với mỗi bước sóng
xảy ra tại một góc xác định. Tất cả các bước sóng tại  = 0 , tương ứng với m = 0 là cực đại
bậc 0 (cực đại trung tâm). Cực đại bậc nhất (m = 1) được xác định tại góc thoả mãn mối liên
hệ sin s¸ ng =  d , cực đại bậc hai (m = 2) được xác định tại một góc s¸ ng lớn hơn và tương
tự cho các cực đại bậc cao hơn. Khi các giá trị d nhỏ điển hình trong một cách tử nhiễu xạ thì
góc s¸ ng lớn, giống như ví dụ 38.5.

38.2.2 Sự phân bố cường độ qua cách tử nhiễu xạ


Sự phân bố cường độ đối với một cách tử nhiễu xạ đạt được khi sử dụng một nguồn
đơn sắc được chỉ ra trong hình 38.13. Chú ý độ sắc nét của cực đại trung tâm và độ rộng của
các vùng tối được so sánh với các vân sáng rộng đặc trưng của dạng giao thoa hai khe (xem
hình 37.6). Bên cạnh đó cũng có thể tham khảo hình 37.7 để thấy rằng độ rộng của cực đại
cường độ giảm khi số khe tăng lên. Bởi vì cực đại bậc trung tâm rất sắc nét, chúng sáng hơn
nhiều cực đại giao thoa hai khe.
Hình 38.13: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của
cường độ theo sinθ của cách tử nhiễu xạ. Cực đại
trung tâm, bậc một, bậc hai được biểu diễn.

Đặc điểm của quang phổ cách tử:


• Quang phổ của cách tử chỉ có một vài giá trị.
• Trong quang phổ của lăng kính thì tia tím bị lệch ít nhất, tia đỏ bị lệch nhiều nhất.
• So với quang phổ của lăng kính thì quang phổ của cách tử có các vệt vào phân bố đều
đặn hơn.

Câu hỏi 38.1: Ánh sáng cực tím có bước sóng 350 nm đập vào một cách tử nhiễu xạ có độ
rộng khe d và hình thành một dạng giao thoa trên màn ở khoảng cách L. Các góc s¸ ng của
cực đại giao thoa có giá trị lớn. Các vị trí của vân sáng được đánh dấu trên màn. Bây giờ
ánh sáng đỏ có bước sóng 700 nm được sử dụng với một cách tử nhiễu xạ để tạo thành một
dạng nhiễu xạ khác trên màn. Các vân sáng của dạng nhiễu xạ này sẽ được cố định tại các
vị trí đánh dấu trên màn hay không nếu:
(a) Màn được di chuyển tới khoảng cách 2L từ cách tử nhiễu xạ.
(b) Màn được di chuyển tới khoảng cách L/2 từ cách tử nhiễu xạ.
(c) Cách tử nhiễu xạ được thay thế bằng một khe có độ rộng 2d.
(d) Cách tử nhiễu xạ được thay thế bằng một khe có độ rộng d/2.
(e) Không gì thay đổi?

Câu hỏi 38.2: Đĩa compact là một cách tử nhiễu xạ. Ánh
sáng phản xạ từ bề mặt của một đĩa compact bao gồm
nhiều màu như trên hình 38.14. Các màu và cường độ
của chúng phụ thuộc vào hướng của CD so với mắt và so
với nguồn sáng. Giải thích hiện tượng này.

Trả lời:
Bề mặt của một CD có một rãnh hình xoắn ốc (các
rãnh kề nhau có khoảng cách là 1 μm). Vì vậy, bề mặt
đĩa đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ. Ánh sáng phản
xạ từ các vùng giữa các khe hẹp này chỉ giao thoa chồng Hình 38.14: Các vạch rất mảnh,
chập trên những hướng cụ thể phụ thuộc vào bước sóng mỗi vạch có độ rộng 1 μm, trên đĩa
và hướng của ánh sáng tới. Các phần khác nhau của đĩa compact laser tác dụng như một
CD đóng vai trò như cách tử nhiễu xạ đối với ánh sáng cách tử nhiễu xạ
trắng và truyền đi các màu khác nhau, theo các hướng
khác nhau. Các màu khác nhau được nhìn thấy trên một phần nào đó của đĩa sẽ thay đổi khi
nguồn sáng, trong trường hợp này là CD, hoặc khi thay đổi hướng nhìn. Sự thay đổi hướng
nhìn làm cho góc tới hay góc của ánh sáng nhiễu xạ bị thay đổi.
Bài tập mẫu 38.2:
Ánh sáng đơn sắc từ một laser heli-neon ( = 632,8 nm) chiếu vuông góc vào một cách
tử nhiễu xạ có 6000 khe trên một centimet. Tìm các góc ứng với cực đại bậc nhất và
bậc hai.
Giải:
Quan sát hình 38.12 và tưởng tượng rằng ánh sáng tới từ bên trái phát ra từ laser heli-
neon. Chúng ta hãy xác định các giá trị thích hợp của góc θ đối với cực đại giao thoa.
Khoảng cách giữa các khe là nghịch đảo của số khe trên mỗi centimet:
1
d= cm = 1,667.10−4 cm = 1667 nm
6000
Giải phương trình (38.7) đối với sinθ và cực địa bậc nhất ứng với m = 1 để tìm giá trị
của góc θ1:
1. 632,8 nm
sin 1 = =  1 = 22,310
d 1667 nm
Lặp lại đối với cực đại bậc hai (m = 2):
2. 2.632,8 nm
sin 2 = =  2 = 49, 410
d 1667 nm
Mở rộng: Điều gì sẽ thay đổi nếu cực đại bậc ba cần được xác định? Có thể xác định
được không?
Trả lời: Với m = 3 thì sin 3 = 1,139. Vì sinθ luôn nhỏ hơn 1, kết quả này không phải
là một kết quả hợp lí. Vì vậy, chỉ các cực đại trung tâm, bậc nhất và bậc hai có thể được
xác định trong trường hợp này.

38.2.3 Một số ứng dụng của cách tử nhiễu xạ


a. Phổ kế cách tử nhiễu xạ
Hình vẽ của một thiết bị đơn giản được sử dụng để đo các góc trong một dạng nhiễu
xạ được chỉ ra trên hình 38.15. Thiết bị này là một phổ kế cách tử nhiễu xạ. Ánh sáng di
chuyển qua một khe, và một chùm ánh sáng được chuẩn trực chiếu vào cách tử. Ánh sáng
nhiễu xạ rời khỏi cách tử tại các góc thoả mãn phương trình (38.7) và một kính viễn vọng
được sử dụng để quan sát ảnh của khe. Bước sóng có thể được xác định bằng việc đo lường
các góc chính xác tại đó ảnh của khe xuất hiện tại các góc khác nhau.
Phổ kế này là một thiết bị được sử dụng trong phổ kế nguyên tử, trong đó ánh sáng từ
một nguyên tử được phân tích để tìm các thành phần bước sóng. Các thành phần bước sóng
có thể được sử dụng nhận dạng nguyên tử. Các phổ nguyên tử sẽ được khảo sát trong chương
42 của phần mở rộng của giáo trình này.

Hình 38.15: Quang phổ kế cách tử nhiễu xạ.


b. Van cách tử nhiễu xạ
Ứng dụng khác của các cách tử nhiễu xạ là van ánh sáng cách tử − grating light valve
(GLV), thiết bị này cạnh tranh với các thiết bị micromirror số (DMDs). GLV là một microchip
silicon được lắp vào một dãy băng silicon nitride song song được phủ một lớp bạc mỏng (hình
38.16). Mỗi dãy dài xấp xỉ 20 μm, rộng 5 μm và được tách biệt với lớp silicon bởi một lớp
không khí có độ dày là bậc của 100 nm . Khi không có điện thế, tất cả các dãy ở cùng mức
nhau. Trong trường hợp này, dãy băng đóng vai trò như một bề mặt phẳng, phản xạ ánh sáng
tới.

Hình 38.16: Một phần nhỏ của van ánh sáng cách
tử. Băng phản chiếu xen kẽ ở các mức hoạt động
khác nhau như một cách tử nhiễu xạ, cung cấp khả
năng điều khiển tốc độ rất cao của hướng ánh sáng
đến một thiết bị kỹ thuật số.
Khi có điện thế áp vào giữa một dãy băng và điện cực trên lớp silicon, một lực điện
xuất hiện kéo dãy băng hạ xuống, gần hơn với lớp silicon. Các dãy băng có thể được luân
phiên kéo xuống trong khi các khoảng không gian giữa chúng được nâng cao. Vì vậy, các dãy
băng đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ mà ở đó sự giao thoa tăng cường đối với một
bước sóng ánh sáng cụ thể có thể được hướng vào một màn hoặc các hệ hiển thị quang học
khác. Nếu ba thiết bị − một cho ánh sáng đỏ, một cho ánh sáng xanh da trời, và một cho ánh
sáng xanh lá cây – được sử dụng thì việc hiển thị toàn màu có thể thực hiện.
Bên cạnh việc sử dụng trong hiển thị video, GLV còn được ứng dụng trong công nghệ
cảm biến điều hướng quang học laser, việc in thương mại từ máy tính thành tấm, và các loại
thiết bị chụp ảnh khác.
c. Hologram − Kỹ thuật chụp ảnh giao thoa Lazer
Một ứng dụng thú vị khác của cách tử nhiễu xạ là phương pháp toàn ảnh (holography),
sử dụng trong việc tạo ảnh ba chiều của vật. Nguyên lý vật lý của phương pháp toàn ảnh được
phát triển bởi Dennis Gabor (1900-1979) vào năm 1948 và giúp ông giành giải Nobel Vật lý
vào năm 1971. Sự yêu cầu về ánh sáng kết hợp cho phương pháp toàn ảnh đã trì hoãn thành
phương pháp tạo ảnh của Gabor cho đến khi laser được phát triển vào những năm 1960. Hình
38.17 cho thấy một ảnh toàn ký (ảnh ba chiều – hologram) nhìn từ hai vị trí khác nhau và đặc
tính ba chiều của ảnh. Lưu ý sự khác nhau khi nhìn ảnh thông qua kính khuếch đại trong các
hình 38.17a và 38.17b.

Hình 38.17: Bảng mạch được hiển thị ở hai chế độ xem khác nhau.
Hình 38.18 cho thấy cách mà một hologram được tạo ra. Ánh sáng từ nguồn laser được
tách thành hai phần bởi một gương mạ bạc tại B. Một phần của chùm tia phản xạ từ vật được
chụp ảnh và đập vào một phim ảnh. Phần còn lại của chùm tia bị phân kỳ bởi kính L2, phản
xạ từ các gương M1 và M2, và cuối cùng đập vào phim. Hai chùm tia chồng chập lên nhau để
tạo thành một dạng giao thoa cực kỳ phức tạp trên phim. Dạng giao thoa này có thể được tạo
ra chỉ khi mối quan hệ về pha của hai sóng là hằng số thông qua sự phơi sáng của phim. Điều
kiện này đạt được bằng việc chiếu vào màn hình chùm ánh sáng thông qua một pinhole hoặc
sử dụng bức xạ laser kết hợp. Hologram thu nhận không chỉ cường độ của ánh sáng tán xạ từ
vật (giống như trong phương pháp chụp ảnh truyền thống), mà còn ghi nhận sự khác biệt về
pha giữa chùm tia tham chiếu (reference light) và chùm tia tán xạ từ vật. Do bởi sự khác nhau
về pha này, một dạng giao thoa được hình thành và tạo thành ảnh mà trong đó tất cả thông tin
ba chiều được bảo toàn.
Hình 38.18: Phương pháp chụp ảnh Hologram.
Trong một ảnh được chụp bằng phương pháp bình thường, môt kính được sử dụng để
hội tụ ảnh để mỗi điểm trên vật tương ứng với một điểm trên ảnh. Chú ý rằng kính không
được sử dụng trong hình 38.18 để hội tụ ánh sáng lên phim. Vì vậy, ánh sáng từ mỗi điểm trên
vật sẽ xuất hiện tại tất cả các điểm trên phim. Vì vậy, mỗi vùng của phim trong đó hologram
được ghi nhận sẽ chứa đựng thông tin về tất cả các điểm được chiếu trên vật, điều này sẽ đưa
đến một kết quả đáng chú ý: nếu một vùng nhỏ của hologram được cắt ra từ phim, ảnh hoàn
chỉnh của vật có thể được tạo ra từ phần nhỏ này. (Chất lượng của ảnh bị giảm xuống nhưng
một ảnh hoàn chỉnh được tạo thành).
Một hologram được quan sát tốt nhất bằng việc cho chùm ánh sáng kết hợp di chuyển
qua một tấm phim giống như quan sát ngược lại dọc theo hướng từ đó chùm ánh sáng được
phát ra. Hình ảnh giao thoa trên phim đóng vai trò như là một cách tử nhiễu xạ. Hình 38.19
cho thấy 2 tia sáng đập vào và di chuyển qua phim. Đối với mỗi tia, các tia m = 0 và m = 1
trên hình ảnh nhiễu xạ cho thấy xuất hiện từ bên phải của phim. Các tia m = +1 hội tụ để tạo
thành một ảnh thực của màn và đây không phải là được quan sát một cách bình thường. Bằng
việc mở rộng các tia sáng tương ứng với m = −1 về phía sau phim, sẽ xuất hiện một ảnh ảo tại
đó và ánh sáng tới từ đó sẽ giống với ánh sáng tới từ vật thật khi phim được phơi sáng. Ảnh
này là ảnh được nhìn thấy khi quan sát thông qua phim toàn ảnh (holographic film).
Phương pháp toàn ảnh có một vài ứng dụng. Chúng ta có thể có một hologram trên thẻ
tín dụng. Loại hologram đặc biệt này được gọi là rainbow hologram và được thiết kế để được
quan sát trong ánh sáng trắng được phản xạ.
d. Nhiễu xạ của tia X bởi các tinh thể
Về nguyên tắc, bước sóng của bất kỳ sóng điện từ có thể được xác định nếu có một
cách tử thích hợp (các rãnh được chia nhỏ ở mức độ bước sóng). Tia X, được khám phá bởi
Wilhelm Roentgen (1845−1923) vào năm 1895, là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (ở mức
0,1 nm). Sẽ không thể tạo một cách tử có khoảng cách giữa các khe nhỏ đến mức đó bằng quá
trình cắt được miêu tả ở phần mở đầu của phần 38.4. Tuy nhiên, khoảng cách ở mức độ nguyên
tử trong vật rắn lại vào khoảng 0,1 nm. Năm 1913, Max von Laue (1879−1960) đề nghị rằng
mạng nguyên tử bình thường trong tinh thể có thể đóng vai trò như một cách tử nhiễu xạ ba
chiều đối với tia X. Những thí nghiệm sau đó đã chứng minh dự đoán này. Hình dạng nhiễu
xạ từ tinh thể trông phức tạp do bởi tính chất ba chiều của cấu trúc tinh thể. Tuy nhiên, sự
nhiễu xạ tia X đã chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong việc giải thích các cấu trúc
này và trong việc nghiên cứu cấu trúc vật chất.

Hình 38.20: Nhiễu xạ tia X qua tinh thể.


Hình 38.20 cho thấy một bố trí thực nghiệm trong việc quan sát nhiễu xạ tia X từ một
tinh thể. Một chùm tia X đơn sắc được chuẩn trực chiếu vào một tinh thể. Các chùm tia nhiễu
xạ có cường độ mạnh trong các hướng xác định, tương ứng với sự giao thoa tăng cường từ
các sóng phản xạ từ các lớp của nguyên tử trong tinh thể. Các chùm tia nhiễu xạ, có thể được
ghi nhận bằng một tấm phim, tạo thành một mảng các vết được gọi là hình dạng Laue giống
như trên hình 38.21a. Cấu trúc tinh thể có thể được xác định bằng việc phân tích vị trí và
cường độ của các vết khác nhau trên hình ảnh nhiễu xạ này. Hình 38.21b cho thấy hình ảnh
Laue từ tinh thể enzyme, sử dụng một phạm vi rộng lớn các bước sóng để hình ảnh này được
tạo ra.

Hình 38.21: (a) Ảnh Laue tinh


thể đơn của nguyên tố Be, (b)
Ảnh Laue của enzym Rubisco.
Sự sắp xếp của các nguyên tử trong một
tinh thể muối natriclorua (NaCl) được chỉ ra trên
hình 38.22. Mỗi ô đơn vị (khối hình học lặp lại
trong tinh thể) là một hình lập phương có độ dài
cạnh là a. Một sự khảo sát cẩn thận cấu trúc NaCl
cho thấy rằng các ion nằm trên các mặt phằng rời
rạc (phần được bôi đen trên hình 38.22). Bây giờ
giả sử rằng chùm tia X tới hợp thành một góc θ
với một trong các mặt phẳng được chỉ ra trên hình
38.23. Chùm tia có thể được phản xạ từ cả mặt
phẳng trên và mặt phẳng dưới nhưng chùm tia
phản xạ từ mặt phẳng dưới di chuyển xa hơn
chùm tia phản xạ từ mặt phẳng trên. Sự khác nhau
của quãng đường hiệu dụng là 2dsin  . Hai chùm
tia giao thoa tăng cường nhau khi sự khác nhau
của quãng đường bằng với số nguyên lần bước
sóng . Kết quả giống như vậy vẫn đúng khi ánh Hình 38.22: Cấu trúc lập thể của NaCl.
sáng phản xạ từ một tập hợp toàn bộ các mặt
phẳng song song. Vì vậy, điều kiện để có giao thoa tăng cường (cực đại trên chùm tia phản
xạ) là
2d sin  = m, ví i m = 1, 2,3 (38.8)

Điều kiện này còn gọi là định luật Bragg, được đặt theo tên W. L. Bragg (1890−1971),
người đầu tiên rút ra được mối liên hệ này. Nếu bước sóng và góc nhiễu xạ được đo, phương
trình (38.8) có thể được sử dụng để tính khoảng các giữa các mặt phẳng nguyên tử.

Hình 38.23: Một chùm tia X tới chịu sự nhiễu xạ bởi cấu trúc trong tinh thể.
38.3 Sự phân cực của sóng ánh sáng
38.3.1 Ánh sáng không phân cực
Trong chương 34, chúng ta đã miêu tả tính chất theo phương ngang của ánh sáng và
tất cả các sóng điện từ. Sự phân cực, được thảo luận trong phần này, là bằng chứng cho tính
chất ngang của sóng ánh sáng.
Một chùm ánh sáng bình thường
chứa đựng một số lượng lớn các sóng
được phát ra bởi các nguyên tử của
nguồn sáng. Mỗi nguyên tử tạo ra một
sóng có hướng cụ thể của vector điện
trường E , tương ứng với hướng của sự
dao động nguyên tử. Hướng của sự
phân cực của mỗi sóng riêng lẻ được
định nghĩa là hướng mà theo đó điện
Hình 38.24: Sự phân cực của sóng ánh sáng.
trường đang dao động. Trong hình
38.24, hướng này nằm dọc theo trục y. Tất cả các sóng điện từ riêng lẻ chuyển động dọc theo
phương x có vector E song song với mặt phẳng yz, nhưng vector E này có thể hợp thành
một góc bất kỳ so với trục y. Bởi vì sự dao động xảy ra theo tất cả các hướng, vì vậy sóng
điện từ sau cùng là chồng chập của sóng dao động từ nhiều hướng. Kết quả là một chùm sáng
không phân cực, được chỉ ra trên hình 38.25a. Hướng lan truyền của sóng trong hình này
vuông góc với mặt phẳng của trang giấy. Các mũi tên cho thấy một số hướng của vector điện
trường của các sóng riêng lẻ tạo thành sóng tổng hợp. Tại một điểm bất kỳ và trong một thời
gian ngắn, tất cả các vector điện trường riêng lẻ này sẽ tổng hợp lại để tạo thành vector điện
trường tổng.

Hình 38.25: (a) Ánh sáng không phân cực được biểu
diễn theo hướng truyền. Điện trường ngang dao động
theo mọi hướng có xác suất bằng nhau, (b) Một chùm
ánh sáng phân cực ban đầu với điện trường dao động
theo phương thẳng đứng.
Như được chú ý trong mục 34.3, một sóng được xem là phân cực tuyến tính nếu như
vector điện trường E được tao thành dao động theo cùng hướng tại một điểm bất kỳ tại mọi
lúc như được chỉ ra trên hình 38.25b. (Ngoài ra, vector này còn được miêu tả như bị phân cực
phẳng hoặc đơn giản chỉ là bị phân cực). Mặt phẳng được tạo thành bởi E và hướng lan truyền
được gọi là mặt phẳng lan truyền của sóng. Nếu sóng trong hình 38.24 đại diện cho sóng được
tạo thành từ tất cả các sóng đơn, mặt phẳng phân cực là mặt phẳng xy.
Một chùm tia phân cực tuyến tính có thể đạt được từ một chùm tia không phân cực
bằng việc bỏ đi tất cả các sóng từ chùm tia ngoại trừ các sóng có vector điện trường dao động
trong một mặt phẳng đơn. Bây giờ, chúng ta sẽ thảo luận bốn quá trình được sử dụng để tạo
ra ánh sáng phân cực từ ánh sáng không phân cực.
38.3.2 Sự phân cực bằng sự hấp thụ có chọn lọc
Kỹ thuật thông thường nhất dùng để tạo ra ánh sáng phân cực là sử dụng một vật liệu
có tính truyền sóng. Điện trường của sóng truyền qua này dao động trong một mặt phẳng song
song với một hướng xác định. Bên cạnh đó, vật liệu được sử dụng này sẽ hấp thụ sóng có điện
trường dao động theo các hướng khác.
Năm 1938, E. H. Land (1909−1991) đã phát hiện một loại vật liệu mà sau đó ông ấy
gọi là Polaroid. Vật liệu này phân cực ánh sáng thông qua sự hấp thụ có chọn lọc. Vật liệu
này được chế tạo thành các tấm hydrocarbon chuỗi dài và mỏng. Các tấm này được kéo căng
trong suốt quá trình sản xuất để các phân tử chuỗi dài được căng chỉnh thẳng hàng. Sau khi
nhúng các tấm hydrocarbon này vào dung dịch chứa iốt, các phân tử trở thành các vật dẫn
điện tốt. Sự dẫn điện xảy ra chủ yếu dọc theo các chuỗi hydrocarbon bởi vì các electron có
thể di chuyển một cách dễ dàng dọc theo các chuỗi. Nếu ánh sáng có vector điện trường song
song với các chuỗi chiếu vào vật liệu, điện trường gia tốc các electron dọc theo các chuỗi và
năng lương được hấp thụ từ bức xạ. Vì vậy, ánh sáng không truyền qua vật liệu. Ánh sáng có
vector điện trường vuông góc với các chuỗi truyền qua vật liệu bởi vì các electron không thể
di chuyển từ phân tử này tới phân tử khác. Vì vậy, khi ánh sáng không phân cực chiếu vào vật
liệu, ánh sáng thoát ra bị phân cực vuông góc với các chuỗi phân tử.
Thông thường hướng vuông góc với các chuỗi phân tử được xem như là trục truyền
qua. Trong một kính phân cực lý tưởng, tất cả ánh sáng với E song song với trục truyền qua
thì được truyền qua và tất cả ánh sáng với E vuông góc với trục truyền qua thì bị hấp thụ.
Hình 38.26: Phân cực ánh
sáng bằng phương pháp hấp
thụ chọn lọc.
Hình 38.26 thể hiện một chùm ánh sáng không phân cực chiếu vào một tấm phân cực
đầu tiên, gọi là kính phân cực. Bởi vì trục truyền qua được định hướng theo phương thẳng
đứng trong hình, ánh sáng truyền qua tấm phân cực này sẽ bị phân cực thoe phương thẳng
đứng. Tấm phân cực thứ hai, được gọi là thiết bị phân tích, chắn chùm tia. Trong hình 38.26,
trục truyền qua của thiết bị phân tích được đặt tại một góc θ so với trục phân cực. Vector điện
trường của chùm tia truyền qua đầu tiên là E0 . Thành phần E0 vuông góc với trục phân tích
sẽ bị hấp thụ hoàn toàn. Thành phần E0 song song với trục phân tích, truyền qua thiết bị phân
tích, là E0 cos  . Bởi vì cường độ của chùm tia truyền qua thay đổi như là bình phương của
biên độ nên có thể kết luận rằng cường độ I của chùm tia phân cực truyền qua thiết bị phân
tích thay đổi như sau,
I = Imax cos 2  (38.9)

ở đây, Imax là cường độ của chùm tia phân cực chiếu vào thiết bị phân tích. Công thức này,
được biết đến là quy luật Malus, áp dụng đối với hai vật liệu phân cực bất kỳ có các trục truyền
qua hợp với nhau thành một góc θ. Công thức này cho thấy rằng cường độ của chùm tia truyền
qua đạt cực đại khi các trục truyền qua song song (  = 0 hoÆ c 1800 ) và bằng không (hấp thụ
hoàn toàn bởi thiết bị phân tích) khi các trục truyền qua vuông góc với nhau. Sự thay đổi trong
cường độ truyền qua này thông qua một cặp các tấm phân cực được minh hoạ trong hình
38.27. Bởi vì giá trị trung bình của cos 2  = 1 2 , cường độ của ánh sáng không phân cực ban
đầu bị giảm bởi một hệ số của 1/2 khi ánh sáng truyền qua một kính phân cực lý tưởng.
Hình 38.27: Cường độ ánh sáng truyền qua hai bản phân cực phụ thuộc vào tính định hướng
tương đối của các trục lan truyền. Mũi tên màu đỏ biểu thị trục truyền của các bản phân cực.
38.3.3 Sự phân cực bằng sự phản xạ
Khi một chùm ánh sáng không phân cực bị phản xạ từ một bề mặt, sự phân cực của
ánh sáng phản xạ phụ thuộc vào góc tới. Nếu góc tới là 00 thì chùm tia phản xạ không phân
cực. Đối với các góc tới khác ánh sáng phản xạ sẽ bị phân cực đến một mức độ nào đó, và đối
với một góc tới cụ thể, ánh sáng phản xạ sẽ bị phân cực hoàn toàn. Chúng ta hãy khảo sát sự
phản xạ tại góc đặc biệt đó.
Giả sử một chùm sáng không phân cực chiếu vào một bề mặt như minh hoạ trong hình
38.28a. Mỗi vector điện trường có thể được phân tích thành hai thành phần: một song song
với bề mặt (và vuông góc với trang giấy như trong hình 38.28, được thể hiện bởi các chấm)
và phần còn lại (được minh hoạ bởi các mũi tên màu cam) vuông góc với cả thành phần đầu
tiên và với hướng lan truyền sóng. Vì vậy, sự phân cực của toàn bộ chùm tia có thể được diễn
tả bởi hai thành phần điện trường theo các hướng này. Thành phần song song được minh hoạ
bởi các chấm, phản xạ mạnh hơn nhiều so với thành phần còn lại được thể hiện bởi các dấu
mũi tên, tạo ra một chùm tia phản xạ phân cực không hoàn toàn. Hơn nữa, chùm tia khúc xạ
cũng bị phân cực không hoàn toàn.
Bây giờ giả sử rằng góc tới θ1 thay đổi đến khi góc giữa chùm tia phản xạ và chùm tia
khúc xạ là 900 như được minh hoạ trên hình 38.28b. Tại góc tới này, chùm tia phản xạ bị phân
cực hoàn toàn (với vector điện trường song song với bề mặt) và chùm tia khúc xạ vẫn bị phân
cực không hoàn toàn. Góc tới tại đó sự phân cực này xảy ra được gọi là góc phân cực θp.
Hình 38.28: (a) Phân cực một phần, (b) Phân cực toàn phần.
Chúng ta có thể rút ra công thức liên hệ giữa góc phân cực với chỉ số khúc xạ của chất
phản xạ bằng việc sử dụng hình 38.28b. Từ hình này, chúng ta thấy rằng p + 900 + 2 = 1800 ,
vì vậy: 2 = 900 − p . Sử dụng quy luật khúc xạ Snell (phương trình 35.8), chúng ta có

n 2 sin 1 sin p
= =
n1 sin 2 sin 2
n 2 sin p
( )
Bởi vì: sin 2 = sin 900 − p = cos p chúng ta có thể viết công thức này thành: =
n1 cos p
, nó có nghĩa là:
n2
tan p = (38.10)
n1
Công thức này được gọi là quy luật Brewster, và góc phân cực θp thỉnh thoảng được
gọi là góc Brewster, sau tên người đã phát hiện ra nó, David Brewster (1781−1868). Bởi vì n
thay đổi theo bước sóng đối với một chất cụ thể nên góc Brewster còn là một hàm của bước
sóng.
Chúng ta có thể hiểu sự phân cực bởi sự phản xạ bằng cách tưởng tượng rằng điện
trường trong ánh sáng tới làm cho các electron tại bề mặt của vật liệu trong hình 38.28b dao
động. Các hướng dao động thành phần là (1) song song với các mũi tên được chỉ ra trên chùm
ánh sáng khúc xạ và vì vậy song song với chùm ánh sáng phản xạ và (2) vuông góc với trang
giấy. Các electron dao động đóng vai trò như các ăng-ten lưỡng cực phát xạ ánh sáng với một
sự phân cực song song với hướng của dao động. Hình 34.12 cho thấy hình dạng bức xạ từ một
ăngten lưỡng cực. Chú ý rằng không có bức xạ tại góc θ = 0, nghĩa là, dọc theo hướng dao
động của ăngten. Vì vậy, đối với sự dao động theo hướng 1, sẽ không có bức xạ theo hướng
dọc theo tia phản xạ. Đối với sự dao động theo hướng 2, các electron bức xạ ánh sáng với sự
phân cực vuông góc với trang giấy. Vì vậy, ánh sáng phản xạ từ bề mặt tại góc này bị phân
cực hoàn toàn song song với bề mặt.
Sự phân cực bằng sự phản xạ là một hiện tượng bình thường. Ánh sáng mặt trời phản
xạ từ nước, thuỷ tinh, và tuyết thì bị phân cực không hoàn toàn. Nếu bề mặt nằm ngang, vector
điện trường của ánh sáng phản xạ có thành phần theo phương ngang mạnh. Các kính chống
nắng được làm từ vật liệu phân cực giảm độ chói của ánh sáng phản xạ. Các trục truyền qua
của các kính này được định hướng theo phương thẳng đứng để chúng hấp thụ thành phần theo
phương ngang có cường độ mạnh của ánh sáng phản xạ. Nếu chúng ta xoay kính 900, chúng
sẽ không còn hiệu quả trong việc ngăn chặn sự chói từ bề mặt theo phương ngang.
38.3.4 Sự phân cực bằng sự khúc xạ kép
Chất rắn có thể được phân loại trên cơ sở cấu trúc bên trong. Trong các cấu trúc này
các nguyên từ được sắp xếp theo một thứ tự xác định được gọi là tinh thể; cấy trúc NaCl trong
hình 38.22 là một ví dụ về khối tinh thể. Các khối tinh thể mà trong đó các nguyên tử được
phân bố ngẫu nhiên được gọi là cấu trúc vô định. Khi ánh sang di chuyển qua một vật liệu vô
định ví dụ như thuỷ tinh, nó di chuyển với một tốc độ giống nhau ở tất cả các hướng. Nghĩa
là, thuỷ tinh có chỉ số khúc xạ đơn. Trong các vật liệu tinh thể ví dụ như canxit và thạch anh,
tuy nhiên, tốc độ ánh sáng không giống nhau ở tất cả các hướng. Trong các vật liệu này, tốc
độ của ánh sáng phụ thuộc vào hướng lan truyền và vào mặt phẳng phân cực của ánh sáng.
Những vật liệu này được đặc trưng bởi hai chỉ số khúc xạ. Vì vậy, chúng thường được xem
như là các vật liệu khúc xạ kép hoặc lưỡng chiết.
Khi ánh sáng không phân cực đi vào vật
liệu khúc xạ kép, nó có thể phân tách thành
một tia bình thường (O) và một tia bất thường
(E). Hai tia này có sự phân cực vuông góc nhau
và di chuyển với các tốc độ khác nhau qua vật
liệu. Hai tốc độ này tương ứng với hai chỉ số
khúc xạ, n O đối với tia thường và n E đối với
tia bất thường.

Hình 38.29: Ánh sáng không phân cực


chiếu tới một góc so với quang trục trong
tinh thể Calcite phân tách thành một tia
bình thường (O) và một tia bất thường (E).
Sẽ có một hướng, gọi là trục quang học, dọc theo trục đó các tia bình thường và bất
thường di chuyển với vận tốc giống nhau. Nếu ánh sáng đi vào vật liệu khúc xạ kép hợp thành
một góc so với trục quang học, các chỉ số khúc xạ khác nhau sẽ làm cho hai tia tách ra và di
chuyển theo các hướng khác nhau như được chỉ ra trên hình 38.29.
Chỉ số khúc xạ n O đối với tia bình thường
thì giống nhau ở tất cả các hướng. Nếu chúng ta
có thể đặt một nguồn sáng điểm bên trong tinh
thể như trong hình 38.30, các sóng bình thường
sẽ lan truyền rộng ra từ nguồn giống như dạng
hình cầu. Chỉ số khúc xạ n E thay đổi theo hướng
lan truyền. Một nguồn điểm phát ra một sóng bất
thường có pha với tiết diện dạng elliptic. Sự khác
nhau về tốc độ đối với hai chùm tia là một cực
đại theo phương vuông góc với trục quang học.
Ví dụ, trong canxit, n O = 1,658 ở bước sóng
589,3 nm và n E thay đổi từ 1,658 dọc theo trục
quang học tới 1,486 vuông góc với trục quang
học. Các giá trị của n O = 1,658 và các giá trị của Hình 38.30: Một nguồn điểm S bên trong
n E của các tinh thể nhiễu xạ kép khác nhau được tinh thể khúc xạ kép tạo ra một mặt sóng
hình cầu tương ứng với tia bình thường (O)
cho trong bảng 38.1.
và một mặt sóng hình elip tương ứng với tia
bất thường (E).
Bảng 38.1: Chiếc suất của một số tinh thể khúc xạ kép đối với bước sóng 589,3 nm.

Tinh thể nO nE nO nE
Calcite (CaCO3) 1,658 1,486 1,116
Quartz (SiO2) 1,544 1,553 0,994
Sodium nitrate (NaNO3) 1,587 1,336 1,188
Sodium sulfite (NaSO3) 1,565 1,515 1,033
Zinc chloride (ZnCl2) 1,687 1,713 0,985
Zinc sulfide (ZnS) 2,356 2,378 0,991

Nếu đặt một tinh thể canxit trên một mảnh giấy và sau đó quan sát thông qua tinh thể
chữ viết trên giấy sẽ thấy hai ảnh được như được chỉ ra trên hình 38.31. Như được thấy ở hình
38.29, hai ảnh này tương ứng với một được hình thành bởi tia bình thường và một được hình
thành từ tia bất thường. Nếu hai ảnh được quan sát thônng qua một mảnh thuỷ tinh phân cực
xoay, chúng sẽ thay phiên nhau xuất hiện biết mất bởi vì các tia bình thường và bất thường bị
phân cực phẳng dọc theo các hướng vuông góc nhau.
Một vài vật liệu như thuỷ tinh và nhựa trở thành vật liệu khúc xạ kép khi bị nén. Giả
sử một mảnh nhựa không bị nén được đặt giữa một kính phân cực và một thiết bị phân tích để
ánh sáng di chuyển qua kính phân cực tới mảnh nhựa và tới thiết bị phân tích. Khi nhựa không
bị nén và trục phân tích vuông góc với trục phân cực thì không có ánh sáng phân cực di chuyển
qua thiết bị phân tích. Nói cách khác, nhựa không bị nén không có ảnh hưởng lên ánh sáng di
chuyển qua nó. Tuy nhiên nếu nhựa bị nén thì các vùng bị nén nhiều nhất trở thành vật liệu
khúc xạ kép và sự phân cực của ánh sáng di chuyển qua nó sẽ thay đổi. Vì vậy, một chuỗi các
dãy sáng và tối được quan sát trong ánh sáng truyền qua, với các dãy sáng tương ứng với các
vùng bị nén nhiều nhất.

Hình 38.31: Tinh thể canxit tạo ra một Hình 38.32: Phân tích ứng suất
hình ảnh kép vì nó là vật liệu lưỡng chiếc. quang của một vật.
Các kỹ sư thường sử dụng kỹ thuật này, được gọi là phân tích sự nén quang học, trong
việc thiết kế cấu trúc từ các cây cầu đến các vật dụng nhỏ. Họ xây dựng một mô hình bằng
nhựa và phân tích nó dưới dưới các điều kiện tải khác nhau để xác định các vùng yếu và sụp
đổ khi bị nén. Một ví dụ về mô hình nhựa dưới sức nén được minh hoạ trên hình 38.32.
38.3.5 Sự phân cực bằng sự tán xạ
Khi ánh sáng chiếu vào bất kỳ vật liệu nào, các electron trong vật liệu đó có thể hấp
thụ và phát lại một phần ánh sáng. Sự hấp thụ và phát lại ánh sáng bởi các electron trong các
phân tử khí tạo thành không khí là nguyên nhân làm cho ánh sáng mặt trời đi tới người quan
sát trên Trái Đất bị phân cực không hoàn toàn. Hiện tượng này có thể được quan sát – hiện
tượng tán xạ − bằng cách nhìn trực tiếp lên bầu trời thông qua một cặp kính chống nắng có
các mặt kính được làm từ vật liệu phân cực. Ánh sáng truyền qua ít hơn tại những hướng xác
định của kính so với những hướng khác.
Hình 38.33 minh họa cách ánh sáng bị phân
cực khi nó bị tán xạ. Hiện tượng này tương tự với
việc tạo ra ánh sáng phân cực hoàn toàn dựa vào
sự phản xạ từ bề mặt tại một góc Brewster. Một
chùm ánh sáng mặt trời không phân cực di chuyển
theo phương ngang (song song với mặt đất) đập
vào một phân tử của một trong các khí trong
không khí, làm cho các electron của phân tử này
dao động. Các điện tích dao động này giống như
các điện tích dao động trong một ăngten. Thành
phần theo phương ngang của vector điện trường
của sóng tới tạo thành một thành phần dao động
theo phương ngang của các điện tích và thành
phần theo phương thẳng đứng của vector này tạo
thành thành phần dao động theo phương thẳng
đứng. Nếu người quan sát trong Hình 38.33 nhìn
thẳng lên (vuông góc với hướng ban đầu của sự
lan truyền của ánh sáng), những sự dao động theo
phương thẳng đứng của các điện tích không phát
ra bức xạ tới người quan sát. Vì vậy, người quan
sát thấy ánh sáng bị phân cực hoàn toàn theo Hình 38.33: Ánh sáng mặt trời không
phương nằm ngang như được chỉ ra bởi các mũi phân cực bị tán xạ bởi phân tử không khí.
tên màu cam. Nếu người quan sát nhìn theo các
hướng khác thì ánh sáng sẽ bị phân cực không
hoàn toàn theo phương ngang.
Những sự thay đổi màu sắc của ánh sáng tán xạ trong khí quyển có thể được hiểu như
sau. Khi ánh sáng với các bước sóng khác nhau 𝜆 chiếu vào các phân tử khí có đường kính d
với d  , cường độ tương đối của ánh sáng tán xạ thay đổi dưới dạng 1  4 . Điều kiện d 
được thỏa đối với tán xạ từ các phân tử oxy (O2) và nitơ (N2) trong khí quyển, đường kính vào
khoảng 0.2 𝑛𝑚. Vì vậy, bước sóng ngắn (ánh sáng tím) bị tán xạ tốt hơn bước sóng dài (ánh
sáng đỏ). Vì vậy, khi ánh sáng mặt trời bị tán xạ từ các phân tử khí trong không khí, bức xạ
bước sóng ngắn (tím) bị tán xạ mạnh hơn bức xạ bước sóng dài (đỏ).
Khi nhìn lên bầu trời không theo hướng mặt trời, chúng ta sẽ thấy ánh sáng bị tán xạ
chủ yếu là màu tím. Tuy nhiên, mắt của chúng ta lại không nhạy với ánh sáng tím. Ánh sáng
của màu kế tiếp trong phổ là xanh, bị tán xạ ít hơn ánh sáng tím nhưng mắt chúng ta lại nhạy
với ánh sáng xanh hơn ánh sáng tím. Vì vậy, chúng ta thấy bầu trời màu xanh. Nếu chúng ta
nhìn theo hướng tây tại lúc mặt trời lặn (hoặc theo hướng đông lúc mặt trời mọc), chúng tá
đang nhìn theo hướng của mặt trời và thấy ánh sáng di chuyển qua khoảng cách không khí
lớn. Hầu hết ánh sáng xanh bị tán xạ bởi không khí giữa chúng ta và mặt trời. Ánh sáng tồn
tại thông qua quãng đường đến chúng ta có nhiều nhiều ánh sáng xanh bị tán xạ và vì vậy
đóng góp nhiều vào đuôi màu đỏ của phổ; vì vậy, chúng ta thấy các màu đỏ và cam của mặt
trời lặn (hoặc mọc).
38.3.6 Hoạt động quang học
Nhiều ứng dụng quan trọng của ánh sáng phân cực liên quan đến vật liệu hiển thị hoạt
động quang học. Một vật liệu được xem như hoạt động quang học nếu nó xoay mặt phẳng
phân cực của ánh sáng được truyền thông qua vật liệu. Góc thông qua đó ánh sáng bị xoay
bởi một loại vật liệu xác định phụ thuộc vào độ dài của quãng đường thông qua vật liệu và
phụ thuộc vào sự cô đặc nếu vật liệu trong dung dịch. Một vật liệu hoạt động quang học là
một dung dịch dextrose đường thông thường. Một phương pháp chuẩn dùng để xác định sự
ngưng tụ của các dung dịch đường là dùng để đo lường sự xoay được tao ra bởi độ dài xác
định của dung dịch.
Sự đối xứng phân tử xác định vật liệu có hoạt động quang học hay không. Ví dụ, một
vài protein thì hoạt động quang học bởi vì hình dạng xoắn của chúng.
Màn hình tinh thể lỏng được tìm thấy trong hầu hết các máy tính có hoạt động quang
học thay đổi khi áp điện thế ngang qua các phần khác nhau của màn hình. Thử sử dụng một
cặp kính phân cực để khảo sát sự phân cực được sử dụng trong việc hiển thị trong máy tính
của bạn.

Tóm tắt chương 38

Nhiễu xạ là độ lệch hướng của ánh sáng từ một đường thẳng khi ánh sáng đi qua một khẩu
độ hoặc xung quanh một chướng ngại vật. Nhiễu xạ là do bản chất sóng tự nhiên của ánh sáng.

Mô hình nhiễu xạ Fraunhofer được tạo ra bởi một khe có chiều rộng là a và đặt cách màn
một khoảng không đổi, cường độ sáng của các cực đại và cực tiểu rất nhỏ hơn so với cường
độ sáng của cực đại chính giữa. Các góc tèi mà tại đó hình ảnh nhiễu xạ có cường độ bằng
không, tương ứng với cực tiểu nhiễu xạ, được xác định bởi:

sin tèi = m , ví i m = 1, 2, 3 (38.1)
a

Tiêu chuẩn Rayleigh, điều kiện giới hạn về độ phân giải, cho biết hai ảnh được tạo thành bởi
một khẩu độ chỉ có thể phân biệt được nếu cực đại trung tâm của ảnh nhiễu xạ này rơi đúng
vào cực tiểu thứ nhất của ảnh nhiễu xạ kia. Góc giới hạn của độ phân giải tối thiểu qua khe có
độ rộng a là:

min =
a
Góc giới hạn của độ phân giải cho khẩu độ tròn là:

min = 1, 22 (38.6)
D
với D là đường kính của khẩu độ.

Cách tử nhiễu xạ, bao gồm một hệ thống gồm N khe hẹp giống hệt nhau với độ rộng của mỗi
khe là a, khoảng cách giữa hai khe liền kề là d, được đặt cách đều nhau với khoảng cách giữa
hai khe liên tiếp là (chu kỳ của cách tử). Cách tử có cấu tạo rất tinh vi, trên mỗi milimet
chiều dài có đến hàng trăm khe. Điều kiện để đạt cường độ cực đại trong ảnh giao thoa qua
cách tử nhiễu xạ là:
dsin s¸ ng = m, ví i m = 0, 1, 2, 3 (38.7)

Khi ánh sáng bị phân cực có cường độ cực đại Imax được phát ra bởi bộ phân cực và sau đó
đến bộ phân tích, ánh sáng truyền qua bộ phân tích có cường độ Imax cos 2  , trong đó  là góc
giữa trục phân cực và trục truyền phân tích.

Nhìn chung, ánh sáng phản xạ bị phân cực một phần. Tuy nhiên, ánh sáng phản xạ bị phân
cực hoàn toàn khi góc tới tới (góc hợp bởi chùm tia khúc xạ và phản xạ) là 900. Góc tới này
được gọi là góc phân cực θp khi nó thỏa mãn quy luật Brewster:
n
tan p = 2 (38.10)
n1
trong đó, n1 là chiếc suất khúc xạ của môi trường ánh sáng tới, n2 là chiết suất khúc xạ của
môi trường phản xạ.

Câu hỏi lý thuyết chương 38


1. Các nguyên tử trong một tinh thể nằm trong các mặt phẳng được đặt cách nhau một vài
phần mười nano mét. Các nguyên tử này có thể tạo ra mô hình nhiễu xạ đối với ánh sáng
khả kiến giống như tia X được hay không? Giải thích dựa trên định luật Bragg.
2. (a) Ánh sáng mặt trời có bị phân cực hay không? (b) Tại sao
3. Điều gì xảy ra khi chùm ánh sáng bị phản xạ từ bề mặt kim loại sáng bóng tại một góc tùy
ý? Chọn đáp án đúng nhất.
(a) Ánh sáng bị hấp thụ hoàn toàn bởi bề mặt
(b) Ánh sáng bị phân cực hoàn toàn
(c) Ánh sáng không bị phân cực
(d) Ánh sáng bị phân cực một phần
(e) Thiếu thông tin để kết luận
4. Nếu áng sáng phân cực phẳng được gửi qua hai bản phân cực, phần thứ nhất ở góc 45o so
với mặt phẳng phân cực ban đầu, phần thứ hai ở góc 90o so với mặt phẳng phân cực ban
đầu. Phần cường độ phân cực ban đầu xuyên qua kính phân cực cuối cùng là?
(a) 0
(b) 1/2
(c) 1/4
(d) 1/8
(e) 1/10
Bài tập chương 38
38.1. Trong một thí nghiệm hai khe, khoảng cách D từ màn đến khe là 52 cm, bước sóng 
của nguồn sáng là 480 nm, khoảng cách d giữa hai khe là 0,12 mm, độ rộng của khe a là 0,025
mm.
(a) Hỏi khoảng cách giữa các vân sáng kế tiếp?
(b) Hỏi khoảng cách từ cực đại chính giữa đến cực tiểu thứ nhất của bao hình nhiễu xạ?
ĐS: (a) 2,1 mm, (b) 10 mm
38.2. Ánh sáng có bước sóng 587,5 nm chiếu đến một khe hẹp rộng 0,75 mm.
(a) Ở khoảng cách nào từ khe đến màn quan sát thì cực tiểu đầu tiên trong mẫu nhiễu xạ là
0,85 mm so với cực đại trung tâm?
(b) Tính chiều rộng cực đại trung tâm.
ĐS: (a) 1,1 m, (b) 1,7 mm
38.3. Âm có tần số 650 Hz từ một nguồn ở xa đi qua một cánh cửa có chiều rộng 1,1 m tại
một bức tường hấp thụ âm. Hãy tìm số cực tiểu nhiễu xạ tại các vị trí nghe dọc theo một đường
thẳng song song với tường.
ĐS: 4 cực tiểu nhiễu xạ
38.4. Ánh sáng có bước sóng 540 nm xuyên qua một khe hẹp có độ rộng 0,2 mm.
(a) Độ rộng của cực đại trung tâm trên màn là 8,1 m. Màn quan sát đặt cách khe một đoạn
bằng bao nhiêu?
(b) Hãy xác định độ rộng của vân sáng đầu tiên bên cạnh cực đại trung tâm.
ĐS: (a) 1,5 m, (b) 4,05 mm
38.5. Một mẫu nhiễu xạ được hình thành trên màn quan sát cách khe một khoảng 120 cm, độ
rộng của khe là 0,4 mm. Đèn đơn sắc có bước sóng 545,1 nm được sử dụng. Tính tỷ số cường
độ I Imax tại một điểm trên màn cách cực đại chính một đoạn 4,1 mm.

ĐS: 1,62.10−2
38.6. Độ phân giải góc của kính Telescope (kính viễn vọng vô tuyến) là 0,1000 khi sóng tới
có bước sóng 3,00 mm. Đường kính tối thiểu của đĩa ghi nhận của kính được yêu cầu là bao
nhiêu?
ĐS: 2,10 m
38.7. Vật kính của một kính thiên văn khúc xạ có đường kính 58,0 cm. Kính được gắn vào
một vệ tinh quay quanh Trái đất ở độ cao 270 km để quan sát các đối tượng từ bề mặt Trái
đất. Giả sử bước sóng ánh sáng trung bình là 500 nm, hãy tìm khoảng cách tối thiểu giữa hai
vật thể trên mặt đất khi hình ảnh của chúng được phân giải bằng ống kính này?
ĐS: 0,284 m
38.8. Một cách tử nhiễu xạ có 1,26.104 vạch cách đều nhau nằm trên một bề có độ rộng L =
25,4 mm. Cách tử được dọi vuông góc bằng ánh sáng có bước sóng 450 nm (màu xanh da
trời) và 625 nm (màu đỏ).
(a) Hỏi cực đại bậc hai đối với các bước sóng trên nằm dưới những góc nào?
(b) Độ rộng của vạch 450 nm và của vạch 625 nm bậc hai là bao nhiêu?
ĐS: (a) 26,50 và 38,30, (b) 1,98.10−5 rad và 3,14.10−5 rad
38.9. Một cách tử có 8200 vạch cách đều nhau nằm trên một chiều dài là L = 25,4 mm được
dọi bằng ánh sáng của đèn phóng điện qua hơi thủy ngân.
(a) Hỏi độ tán sắc mong đợi ở phổ bậc 3 tại vùng lân cận của vạch màu xanh lá cây có cường
độ rất mạnh với bước sóng là  = 546 nm?
(b) Hỏi năng suất phân giải của cách tử ở phổ bậc năm?
ĐS: (a) 0,06530/nm, (b) 0,0133 nm
38.10. Nếu khoảng cách giữa các mặt phẳng nguyên tử trong tinh thể NaCl (hình 38.23) là
0,281 nm thì góc dự đoán mà tại đó tia X có bước sóng 0,140 nm bị nhiễu xạ tại cực đại bậc
một có giá trị bằng bao nhiêu?
ĐS: 14,40
38.11. Cực đại nhiễu xạ bậc nhất của một tinh thể được quan sát tại góc 12,60, khoảng cách
giữa các mặt phẳng nguyên tử là 0,25 nm.
(a) Tia X có bước sóng nào được sử dụng để quan sát hình ảnh nhiễu xạ bậc nhất này.
(b) Có thể quan sát thêm được bao nhiêu cực đại nhiễu xạ của tinh thể này với bước sóng tia
X ở câu (a).
ĐS: (a) 0,109 nm, (b) bốn cực đại nhiễu xạ
38.12. Một chùm ánh sáng, sau khi truyền qua chất lỏng đựng trong một bình thủy tinh, phản
xạ trên đáy bình. Tia phản xạ bị phân cực toàn phần khi góc tới trên đáy bình bằng 45037’,
chiết suất của bình thủy tinh n = 1,5. Tính:
(a) Chiết suất của chất lỏng.
(b) Góc tới trên đáy bình để chùm tia phản xạ trên đó phản xạ toàn phần.
ĐS: (a) n = 1,63, (b) i0 = 66056’
38.13. Một chùm tia sáng phân cực thẳng (có bước sóng trong chân không  = 0,589 μm)
được rọi thẳng góc với quang trục của một bản tinh thể băng lan. Chiết suất của tinh thể băng
lăn đối với tia thường và tia bất thường bằng n O = 1,658 và n E = 1, 488 . Tìm bước sóng của
tia thường và tia bất thường trong tinh thể.
ĐS:  0 = 3,55.10−7 m,  e = 3,95.10−7 m
 
Hướng dẫn: Sử dụng các công thức:  0 = , e =
n0 ne

Vous aimerez peut-être aussi