Vous êtes sur la page 1sur 17

TÍNH TẢI TRONG KHO LẠNH

Tổng tải lạnh khi tính toán kho lạnh bao gồm:

Transmission
load

Internal load

Product load
Total load

Infiltration
load
Equipment-
related load

1. Tải xâm nhập qua kết cấu bao che (Transmission load): đây là nhiệt lượng do
sự chênh lệch nhiệt độ môi trường ngoài và nhiệt độ trong phòng lạnh, trao đổi
nhiệt qua các bề mặt của vách tường, trần và sàn;
2. Tải sản phẩm (Product load): đây là nhiệt lượng cần lấy ra từ sản phẩm để sản
phẩm đạt được nhiệt độ mong muốn;
3. Tải bên trong phòng (Internal load): đây là nhiệt lượng phát ra từ các thiết bị
trong phòng như đèn, động cơ; nhiệt do người tỏa ra; nhiệt làm lạnh những
khay hoặc xe nâng vật phẩm…;
4. Tải do mở cửa (Infiltration load): đây là tải bù lại phần nhiệt lượng xâm nhập
vào phòng thông qua viêc mở cửa, không khí nóng tràn vào phòng lạnh và
không khí lạnh thoát ra ngoài;
5. Tải liên quan đến thiết bị (Equipment-related load): đây là lượng nhiệt liên
quan đến hệ thống các thiết bị làm lạnh trong phòng (điều chỉnh độ ẩm, xả đá,
quạt dàn coil…).
5.1. Tải xâm nhập qua kết cấu bao che (Transmission load)
Nhiệt hiện (Sensible heat) truyền qua tường, trần và sàn được xác định công thức
sau:
𝒒𝒕 = 𝑼𝑨∆𝒕 (1)
Trong đó:

hoxuanhung1k@gmail.com Page 1
𝑞, : Nhiệt lượng truyền qua trên một đơn vị thời gian, W
A : Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt (tính phía ngoài), 𝑚.
∆𝑡 : Chênh lệch nhiệt độ môi trường ngoài và nhiệt độ bên trong phòng lạnh, ℃
𝑈 : Hệ số truyền nhiệt, 𝑊/(𝑚. 𝐾). U có thể được tính theo công thức sau:
1
𝑈= (2)
1 𝑥 1
+ +
ℎ6 𝑘 ℎ:
Trong đó:
x : Bề dày vật liệu bao che, m
k : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu bao che, W/(mK)
ℎ6 : Hế số trao đổi nhiệt đối lưu của bề mặt bên trong, 𝑊/(𝑚. 𝐾)
ℎ: : Hệ số trao đổi nhiệt đối lưu của bề mặt bên ngoài, 𝑊/(𝑚. 𝐾)
ℎ6 và ℎ: thường được lấy bằng 1.6 𝑊/(𝑚. 𝐾) khi không khí là tương đối yên
tĩnh. Nếu tốc độ gió cao, khoảng 25 km/h , ℎ: có thể tăng lên thành 6 𝑊/
(𝑚. 𝐾).
Vậy chọn vật liệu nào và bề dày là bao nhiêu là hợp lý? Nếu trữ trong thời gian dài
ở nhiệt độ phòng thấp thì khâu chọn vật liệu là rất quan trọng. vật liệu có hệ số dẫn
nhiệt k càng thấp thì sẽ càng hạn chế sự xâm nhập nhiệt từ bên ngoài, càng tiết kiệm
năng lượng, đặc biệt là những hệ thống lớn có kết cấu bao che lớn. Vật liệu thường
được sử dụng trong các kho lạnh hiện nay là polyurethane, polyurethane được chứa
bên trong và bọc bên ngoài là tôn hoặc inox (panel PU).

Hình 5.1.Panel PU
Hệ số dẫn nhiệt của một số vật liệu dùng trong kho lạnh, bề dày tối thiểu của
polyisocyanurate theo nhiệt độ kho lạnh có thể tham khảo trong hai bảng sau.

hoxuanhung1k@gmail.com Page 2
Bảng 5.1: Hệ số dẫn nhiệt của một số vật liệu dùng trong kho lạnh
Loại cách nhiệt k, 𝑾/(𝒎𝟐 𝑲)
Tấm polyurethan 0.023-0.026
Polyisocyanurate 0.027
Polystyrene 0.037
Corkboard (chống cháy) 0.043
Foam glass 0.044

Bảng 5.2: Bề dày tối thiểu khuyến cáo của Polyisocyanurate với từng vùng nhiệt
độ phòng lạnh
Nhiệt độ phòng, ℃ Bề dày của lớp Polyisocyanurate, mm
Phía bắc của U.S Phía nam của U.S
10 đến 16 50 50
4 đến 10 50 50
-4 đến 4 50 75
-9 đến -4 75 75
-18 đến -9 75 100
-26 đến -18 100 100
-40 đến -26 125 125

Để áp dụng khuyến cáo trên vào Việt Nam (ví dụ: Tp.Hồ Chí Minh), ta so sánh thời
tiết ở Ho Chi Minh City (Saigon) và bang Texas (phía nam U.S) dựa vào phần mềm
Climatic Data – ASHRAE 1997 Fundamentals. Nhận thấy rằng nhiệt độ trung bình
năm cao nhất đều là 39℃ nên chúng ta có thể áp dụng bảng 4.2 ở phần Phía nam của
U.S

hoxuanhung1k@gmail.com Page 3
Hình 5.2. Thời tiết ở Ho Chi Minh City (Saigon)

Hình 5.3. Thời tiết ở bang Texas (phía nam U.S)


Trong hầu hết các trường hợp, chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường ngoài và nhiệt
độ trong phòng lạnh sẽ được điều chỉnh lên dựa theo bảng 5.3 để bù lại ảnh hưởng bức
xạ từ mặt trời.
Lưu ý: không dùng bảng 5.3 trong điều hòa không khí, bảng này chỉ là khuyến cáo
trong trữ lạnh.

hoxuanhung1k@gmail.com Page 4
Bảng 5.3: Điều chỉnh khoảng chênh lệch khi tính toán nhiệt lượng truyền qua vách
(∆𝑡) do ảnh hưởng của mặt trời
Kiểu bề mặt điển hình Tường phía Tường phía Tường phía Mái bằng
đông, ℃ nam, ℃ tây, ℃ phẳng, ℃
Những bề mặt có màu tối
Mái đá 5 3 5 11
Mái vòm
Sơn màu đen
Những bề mặt có màu sắc bình thường
Gỗ không sơn 4 3 4 9
Gạch
Ngói đỏ
Xi măng đen
Sơn đỏ, xám, xanh lá cây
Những bề mặt có màu sáng
Đá màu trắng 3 2 3 5
Xi măng có màu sáng
Sơn trắng
Nhiệt ẩn (latent heat) do ẩm là không đáng kể, có thể bỏ qua.
5.2. Tải sản phẩm (Product load)
Tải sản phẩm là phần nhiệt cần phải lấy ra từ sản phẩm để sản phẩm giảm từ nhiệt
độ ban đầu xuống nhiệt độ phòng mong muốn, có thể được xác định bằng những
thành phần như sau:
1. Nhiệt lượng lấy ra từ sản phẩm ở nhiệt độ ban đầu xuống nhiệt độ trên
điểm bắt đầu đông đặc:
𝑄A = 𝑚𝑐A(𝑡A − 𝑡. ) (3)
2. Nhiệt lượng lấy ra từ sản phẩm ở nhiệt độ ban đầu xuống nhiệt độ bắt đầu
đông đặc:
𝑄. = 𝑚𝑐A E𝑡A − 𝑡F G (4)
3. Nhiệt lượng để đông đặc sản phẩm:
𝑄I = 𝑚ℎ6F (5)
4. Nhiệt lượng lấy ra từ sản phẩm ở nhiệt độ bắt đầu đông đặc xuống nhiệt độ
cuối cùng cần trữ đông (nhiệt độ này nhỏ hơn điểm bắt đầu đông đặc):
𝑄K = 𝑚𝑐. E𝑡F − 𝑡IG (6)
Trong đó:

hoxuanhung1k@gmail.com Page 5
𝑄A , 𝑄. , 𝑄I , 𝑄K : nhiệt lượng lấy đi trên một đơn vị thời gian, kJ
𝑚 : khối lượng sản phẩm, kg
𝑐A : nhiệt dung riêng của sản phẩm trên điểm bắt đầu đông đặc,
kJ/(kg.K)
𝑐. : nhiệt dung riêng của sản phẩm dưới điểm bắt đầu đông đặc,
kJ/(kg.K)
𝑡A : nhiệt độ ban đầu của sản phẩm, ℃
𝑡. : nhiệt độ sau khi làm lạnh của sản phẩm trên điểm đông đặc, ℃
𝑡I : nhiệt độ sau khi làm lạnh của sản phẩm dưới điểm đông đặc, ℃
𝑡F : nhiệt độ bắt đầu đông đặc của sản phẩm, ℃

ℎ6F : nhiệt ẩn cần lấy đi để sản phẩm đông đặc, ℃

Các giá trị trên có thể tham khảo tại bảng 2.3 (Dữ liệu các đại lượng của thực
phẩm khi chưa đông, điểm bắt đầu đông đặc, và nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp
của thực phẩm)
Công suất lạnh khi làm lạnh sản phẩm trên điểm đông đặc được xác định như sau:
𝑸𝟏
𝒒𝒂 = (7)
𝟑𝟔𝟎𝟎𝒏
Công suất lạnh khi làm lạnh sản phẩm dưới điểm đông đặc được xác định như sau:
(𝑸𝟐 + 𝑸𝟑 + 𝑸𝟒 )
𝒒𝒃 = (8)
𝟑𝟔𝟎𝟎𝒏
Trong đó: n là thời gian để sản phẩm từ nhiệt độ ban đầu giảm xuống nhiệt độ
mong
muốn, đơn vị: giờ
Cách tính trên khá đơn giản, chỉ cần tra bảng theo những vật phẩm có trong bảng
2.3. Theo chúng ta đã nói ở phần trước (2.1. Các đặc tính của thực phẩm cần quan tâm
khi bảo quản trong kho lạnh) thì nhiệt dung riêng là một hàm theo nhiệt độ vì vậy các
giá trị nhiệt dung riêng trên điểm đông đặc và dưới điểm đông đặc ở trong bảng 2.3
chỉ là giá trị trung bình. Để tính toán được chính xác hơn chúng ta có thể dùng công
thức sau:
𝒎 ∗ ∆𝑯
𝒒𝒇 = (9)
𝟑𝟔𝟎𝟎𝒏
Trong đó:
𝑞F : Công suất lạnh trên một đơn vị thời gian, kW
𝑚 : khối lượng vật phẩm, kg

hoxuanhung1k@gmail.com Page 6
∆𝐻 : hiệu của enthanpy của vật phẩm trước khi được làm lạnh và enthalpy của vật
phẩm sau khi được làm lạnh:
∆𝐻 = 𝐻^ − 𝐻_ , kJ/kg (10)
n : là thời gian để sản phẩm từ nhiệt độ ban đầu giảm xuống nhiệt độ mong
muốn, đơn vị: giờ
Sự thay đổi enthalpy của thực phẩm có thể dùng để ước lượng lượng năng lượng
thêm vào hoặc lấy đi khỏi thực phẩm, từ đó thay đổi nhiệt độ của thực phẩm.
Enthalpy của vật phẩm trên điểm đông đặc chỉ bao gồm năng lượng nhiệt hiện
(sensible energy), enthalpy của vật phẩm dưới điểm đông đặc bao gồm cả năng lượng
nhiệt hiện và năng lượng nhiệt ẩn (latent energy).
Enthalpy của vật phẩm tại một nhiệt độ nhất định, có thể là dưới điểm bắt đầu
đông đặc hoặc là trên điểm bắt đầu đông đặc sẽ được tính theo hai công thức khác
nhau. Vì vậy mà 𝐻_ , 𝐻^ sẽ được tính theo công thức 11 hoặc 14 tùy theo nhiệt độ
trước và sau khi làm lạnh.
Enthalpy dưới điểm bắt đầu đông đặc được xác định theo công thức sau:
(𝑥h: − 𝑥^ )𝐿j 𝑡F
𝐻A = (𝑡 − 𝑡d ) e1.55 + 1.26𝑥g − k (11)
𝑡d 𝑡
Trong đó:
𝑡 : nhiệt độ vật phẩm, ℃
𝑡d : nhiệt độ tiêu chuẩn, lấy bằng -40℃ (𝑇d = 233.2K), tại nhiệt độ này enthalpy
được
định nghĩa bằng 0
𝑥g : phần trăm khối lượng chất rắn trong vật phẩm,
𝑥g = 1 − 𝑥h: (12)
𝑥h: : phần trăm nước của vật phẩm khi chưa bị đông đặc
𝑥^ : phần trăm nước liên kết với phân tử vật phẩm (bound water), đây là phần
nước liên kết với phần rắn của vật phẩm vì vậy mà chúng không bị đông đặc trong
quá trình cấp đông,
𝑥^ = 0.4𝑥m (13)

𝑥m : phần trăm protein trong vật phẩm

𝐿j : nhiệt ẩn của nước tại nhiệt độ 273.2K và giá trị lấy là:
𝐿j = 333.6kJ/kg
𝑡F : điểm bắt đầu đông đặc, ℃
(các giá trị 𝑥h: , 𝑥m , 𝑡F tra trong bảng 2.3)

hoxuanhung1k@gmail.com Page 7
Enthalpy trên điểm bắt đầu đông đặc trước được xác định như sau:
𝐻. = 𝐻F + E𝑡 − 𝑡F G(4.19 − 2.30𝑥g − 0.628𝑥g I) (14)
Trong đó:
𝑡 ∶ nhiệt độ của vật phẩm, ℃
𝐻F : enthalpy của vật phẩm tại điểm bắt đầu đông đặc, kJ/kg. 𝐻F được xác định
theo công thức số 11 với các giá trị của t trong công thức 11 thay bằng 𝑡F :
(𝑥h: − 𝑥^ )𝐿j 𝑡F
𝐻F = E𝑡F − 𝑡d G e1.55 + 1.26𝑥g − k (15)
𝑡d 𝑡F
5.3. Tải bên trong phòng (Internal load)
Con người
Lượng nhiệt mà con người tỏa ra trong phòng lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như:
• Nhiệt độ phòng lạnh
• Kiểu hoạt động trong phòng lạnh (nặng, trung bình, nhẹ)
• Kiểu quần áo
• Vóc dáng của người làm việc
Để thuận tiện chúng ta có thể tham khảo bảng sau:
Bảng 5.4. Công suất nhiệt do người tỏa ra theo nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng, ℃ Công suất nhiệt, W
10 210
5 240
0 270
-5 300
-10 330
-15 360
-20 390
Hoặc có thể tính gần đúng theo công thức sau:
𝒒𝒑 = 𝟐𝟕𝟐 − 𝟔𝒕 (𝟏𝟔)

Với t là nhiệt độ phòng lạnh, ℃


Bảng 2.11 thể hiện công suất nhiệt trung bình của con người trong phòng lạnh, các
giá trị trong bảng này là tương tự với công thức 16.

hoxuanhung1k@gmail.com Page 8
Khi con người từ môi trường ngoài bước vào phòng lạnh họ mang thêm một lượng
nhiệt trên quần áo. Vì vậy mà cần phải điều chỉnh khi tính toán tải bằng cách nhân hệ
số 1.25 vào công thức 16 (hoặc bảng 2.11).
Thiết bị điện
Tất cả thiết bị sử dụng điện (đèn, động cơ, sưởi,.. ) phải được tính đến khi tính tải.
Tùy theo nhu cầu chiếu sáng của chủ đầu tư mà công suất do chiếu sáng là khác
nhau, có thể lấy giá trị 6.8W trên một mét vuông diện tích để tính toán
Các công suất nhiệt do các thiết bị sử dụng motor có thể lấy gần đúng bằng công
suất nominal ghi trên nhãn động cơ.
Thiết bị chế biến, xử lý vật phẩm trong kho
Trong các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà hàng… có các vật dụng dùng để trộn
vật liệu, nấu thức ăn, các thiết bị đóng gói bánh kẹo, làm nóng keo dán hoặc làm nóng
để bọc kín sản phẩm…
Xe nâng hàng
Xe nâng hàng trong một số trường hợp có thể là tải khá đáng kể khi nó thường
được sử dụng để nâng lên hạ xuống hay di chuyển trong kho lạnh. Tùy vào nhu cầu sử
dụng của chủ đầu tư mà ta ước lượng công suất nhiệt dựa vào lượng nhiên liệu mà xe
sử dụng.
Bao bì sản phẩm
∑ 𝒎𝒊 𝒄𝒊 (𝒕𝟏 − 𝒕𝟐 )
𝒒𝒕 = (𝟏𝟕)
𝟑𝟔𝟎𝟎𝒏
Trong đó:
𝑞, : tổng công suất nhiệt do bao bì, kW
𝑚6 : khối lượng vật liệu thứ I, kg
𝑐6 : nhiệt dung riêng của vật liệu thứ I, kJ/(kg.K)
𝑡A : nhiệt độ ban đầu, ℃
𝑡. : nhiệt độ sau cấp lạnh, ℃
n :là thời gian để sản phẩm từ nhiệt độ ban đầu giảm xuống nhiệt độ mong muốn,
đơn vị: giờ
Vật liệu bao bì ở đây có thể là ni-lông, giấy cạc-tông... Một số vật liệu thường
dùng và nhiệt dung riêng của nó được trình bày trong bảng sau:
Bảng 5.5. Nhiệt dung riêng của một số bao bì thường được dùng trong kho lạnh
Vật liệu Nhiệt dung riêng, kJ/(kg.K)
Gỗ 1.70

hoxuanhung1k@gmail.com Page 9
Bìa cạc-tông 1.40
Nhựa plastic 1.60
Nhôm 0.85
Thép 0.50
5.4. Tải do mở cửa (Infiltration load)
Khi mở cửa kho lạnh, luồng không khí nóng sẽ tràn vào kho ở phía trên cao, cùng
với đó là luồng không khí lạnh từ kho lạnh sẽ tràn ra ngoài hành lang ở phía dưới cửa.
Sự trao đổi của hai luồng không khí gây nên sự xâm nhập nhiệt vào kho lạnh. Nếu chủ
đầu tư thường xuyên mở cửa để vận chuyển hàng trong kho hoặc phục vụ những mục
đích khác thì tải do mở cửa chiếm một phần rất lớn trong tổng tải lạnh.

Hình 5.4.Sự di chuyển của luồng không khí nóng và khí lạnh khi mở cửa kho lạnh
Tải lạnh do sự trao đổi không khí khi mở cửa được xác định theo công thức sau:
𝒒𝒊 = 𝒒𝑫𝒕 𝑫𝒇 (𝟏 − 𝑬), 𝒌𝑾 (𝟏𝟖)
Trong đó:
q : tải lạnh bao gồm nhiệt hiện và nhiệt ẩn , kW.
Và q được xác định theo công thức sau:
𝜌6 j.|
𝑞 = 0.221𝐴(ℎ6 − ℎd )𝜌d z1 − { (𝑔𝐻)j.| 𝐹• (19)
𝜌d

hoxuanhung1k@gmail.com Page 10
Trong đó:
𝐴 : diện tích cửa kho lạnh, 𝑚.
𝐻 : chiều cao cửa kho lạnh, m
ℎ6 : enthalpy của không khí nóng xâm nhập, kJ/kg
ℎd : enthalpy của không khí lạnh trong kho, kJ/kg
ℎ6 , ℎd được tính theo công thức sau:
ℎ = ℎ€_ + 𝑊ℎ• (20)
Trong đó ℎ€_ là enthalpy của không khí khô (kJ/kg ‚ƒ ) và ℎ• là enthalpy
của hơi nước bão hòa (kJ/kg „ ):
ℎ€_ ≈ 1.006𝑡 (21)
ℎ• ≈ 2501 + 1.86𝑡 (22)
t trong công thức 21 và 22 là nhiệt độ của không khí ẩm đang xét, ℃
W : độ chứa hơi ẩm, kg „ /kg ‚ƒ . Đại lượng này biểu diễn khối lượng hơi
nước hiện tại mà một kg không khí khô đang chứa (của khối không khí ẩm
đang xét). Dễ dàng tra được W trên đồ thị không khí ẩm hoặc dùng phần
mềm Psychrometric analysis dựa vào nhiệt độ và độ ẩm của khối không khí
ẩm.
𝜌6 : khối lượng riêng của khối không khí xâm nhập, kg/𝑚I
𝜌d : khối lượng riêng của khối không khí lạnh tràn ra ngoài, kg/𝑚I
Khối lượng riêng dễ dàng tính được bằng cách nghịch đảo thể tích riêng của
khối không khí ẩm 𝜌 = 1/𝑣. Các giá trị v tham khảo bảng 5.6. Quan sát bảng
này dễ dàng thấy được thể tích của khối không khí khô gần như là bằng thể tích
khối không khí ẩm đã bão hòa (chứa hơi nước tối đa). Vì vậy thể tích riêng của
khối không khí chưa bão hòa (có chứa một ít hơi nước) lấy gần bằng thể tích
của khối không khí khô khi tính toán 𝜌6 và 𝜌d .

Bảng 5.6. Bảng thông số thể tích riêng của không khí ẩm tại áp suất khí quyển,
101.325 kPa
Thể tích riêng, 𝑚I /𝑘𝑔
Thể tích riêng Độ chênh thể tích Thể tích riêng
của không khí riêng khi bão hòa của khối không
Nhiệt độ, ℃
khô, và không khí khô, khí ẩm bão hòa,
𝑣_g 𝑣g
𝑣€_
-60 0.6027 0.0000 0.6027

hoxuanhung1k@gmail.com Page 11
-59 0.6055 0.0000 0.6055
-58 0.6084 0.0000 0.6084
-57 0.6112 0.0000 0.6112
-56 0.6141 0.0000 0.6141
-55 0.6169 0.0000 0.6169
-54 0.6198 0.0000 0.6198
-53 0.6226 0.0000 0.6226
-52 0.6255 0.0000 0.6255
-51 0.6283 0.0000 0.6283
-50 0.6312 0.0000 0.6312
-49 0.6340 0.0000 0.6340
-48 0.6369 0.0000 0.6369
-47 0.6397 0.0000 0.6397
-46 0.6425 0.0000 0.6426
-45 0.6454 0.0000 0.6454
-44 0.6482 0.0001 0.6483
-43 0.6511 0.0001 0.6511
-42 0.6539 0.0001 0.6540
-41 0.6568 0.0001 0.6568
-40 0.6596 0.0001 0.6597
-39 0.6625 0.0001 0.6626
-38 0.6653 0.0001 0.6654
-37 0.6682 0.0001 0.6683
-36 0.6710 0.0001 0.6711
-35 0.6738 0.0001 0.6740
-34 0.6767 0.0002 0.6769
-33 0.6795 0.0002 0.6797
-32 0.6824 0.0002 0.6826
-31 0.6852 0.0002 0.6855
-30 0.6881 0.0003 0.6883

hoxuanhung1k@gmail.com Page 12
-29 0.6909 0.0003 0.6912
-28 0.6938 0.0003 0.6941
-27 0.6966 0.0004 0.6970
-26 0.6994 0.0004 0.6998
-25 0.7023 0.0004 0.7027
-24 0.7051 0.0005 0.7056
-23 0.7080 0.0005 0.7085
-22 0.7108 0.0006 0.7114
-21 0.7137 0.0007 0.7143
-20 0.7165 0.0007 0.7172
-19 0.7193 0.0008 0.7319
-18 0.7222 0.0009 0.7349
-17 0.7250 0.0010 0.7378
-16 0.7279 0.0011 0.7408
-15 0.7307 0.0012 0.7438
-14 0.7336 0.0013 0.7468
-13 0.7364 0.0014 0.7499
-12 0.7392 0.0016 0.7529
-11 0.7421 0.0017 0.756
-10 0.7449 0.0019 0.7591
-9 0.7478 0.0021 0.7622
-8 0.7506 0.0023 0.7653
-7 0.7534 0.0025 0.7684
-6 0.7563 0.0028 0.7716
-5 0.7591 0.0030 0.7748
-4 0.7620 0.0033 0.778
-3 0.7648 0.0036 0.7813
-2 0.7677 0.0039 0.7845
-1 0.7705 0.0043 0.7878
0 0.7733 0.0047 0.7911

hoxuanhung1k@gmail.com Page 13
1 0.7762 0.0051 0.7944
2 0.7790 0.0055 0.7978
3 0.7819 0.0059 0.8012
4 0.7847 0.0064 0.8046
5 0.7875 0.0068 0.7319
6 0.7904 0.0074 0.7349
7 0.7932 0.0079 0.7378
8 0.7961 0.0085 0.7408
9 0.7989 0.0092 0.8081
10 0.8017 0.0098 0.8116
11 0.8046 0.0106 0.8152
12 0.8074 0.0113 0.8188
13 0.8103 0.0122 0.8224
14 0.8131 0.0131 0.8262
15 0.8159 0.0140 0.8299
16 0.8188 0.0150 0.8338
17 0.8216 0.0160 0.8377
18 0.8245 0.0172 0.8416
19 0.8273 0.0184 0.8457
20 0.8301 0.0196 0.8498
21 0.8330 0.0210 0.8540
22 0.8358 0.0224 0.8583
23 0.8387 0.0240 0.8626
24 0.8415 0.0256 0.8671
25 0.8443 0.0273 0.8716
26 0.8472 0.0291 0.8763
27 0.8500 0.0311 0.8811
28 0.8529 0.0331 0.8860
29 0.8557 0.0353 0.8910
30 0.8585 0.0376 0.8961

hoxuanhung1k@gmail.com Page 14
31 0.8614 0.0400 0.9014
32 0.8642 0.0426 0.9069
33 0.8671 0.0454 0.9124
34 0.8699 0.0483 0.9182
35 0.8727 0.0514 0.9241
36 0.8756 0.0546 0.9302
37 0.8784 0.0581 0.9365
38 0.8813 0.0618 0.9430
39 0.8841 0.0657 0.9498
40 0.8869 0.0698 0.9567
41 0.8898 0.0741 0.9639
42 0.8926 0.0788 0.9714
43 0.8955 0.0837 0.9791
44 0.8933 0.0888 0.9871
45 0.9011 0.0943 0.9955
46 0.9040 0.1002 1.0041
47 0.9068 0.1063 1.0131
48 0.9096 0.1129 1.0225
49 0.9125 0.1198 1.0323
50 0.9153 0.1272 1.0425
51 0.9182 0.1350 1.0531
52 0.9210 0.1433 1.0643
53 0.9238 0.1521 1.0759
54 0.9267 0.1614 1.0881
55 0.9295 0.1714 1.1009
56 0.9324 0.1819 1.1143
57 0.9352 0.1932 1.1284
58 0.9380 0.2051 1.1432
59 0.9409 0.2179 1.1587
60 0.9437 0.2315 1.1752

hoxuanhung1k@gmail.com Page 15
𝑔 : gia tốc trọng trường = 9.81 m/𝑠 .
𝐹• : hệ số tỉ trọng,
2 A.|
𝐹• = ( 𝜌d A/I ) (23)
1 + (𝜌 )
6

𝐷, : hệ số thời gian mở cửa,


(𝑃𝜃m + 60𝜃: )
𝐷, = (24)
3600𝜃€
Trong đó:
P : số cửa kho lạnh;
𝜃m : thời gian đóng mở cửa, giây/mỗi cửa. Bình thường lấy từ 15 - 25s. Đối với
cửa tốc độ cao lấy từ 5 - 10s;
𝜃: : thời gian đóng mở thời gian lâu, phút. Tùy theo tính chất công việc mà cửa
kho lạnh có thể mở trong thời gian dài đến vài phút;
𝜃€ : chu kỳ tính tải kho lạnh, giờ, thường lấy 24h.
𝐷F : hệ số dòng không khí, hệ số này biểu diễn tỷ lệ dòng không khí thực tế trao
đổi với dòng không khí lý thuyết có thể trao đổi. Hệ số này bằng 1 khi phòng lạnh
mở cửa hướng ra một phòng lớn hoặc là ngoài trời, khi này không khí lạnh không
bị cản trở. Khuyến cáo khi sự chênh lệch nhiệt độ phòng lạnh và bên ngoài dưới
11℃, chọn 𝐷F = 1.1, ngược lại chọn 𝐷F = 0.8 khi chênh lệch lớn hơn 11℃.

𝐸 : hệ số ảnh hưởng bởi các thiết bị bảo vệ cửa. Nếu cửa càng hiện đại, hoặc
được hỗ trợ các màn chắn, thiết bị giảm thiểu tối ưu lượng nhiệt xâm nhập từ bên
ngoài hay không khí lạnh tràn ra ngoài thì E sẽ càng lớn.
E có thể đạt giá trị 0.95 khi cửa sử dụng hiện đại đóng mở nhanh (fast-fold),
được che chắn kín bởi các dải plastic xếp chồng lên (strip). Nhưng phải được
bảo trì tốt, thường xuyên và sự mở cửa là không thường xuyên.
E sẽ giảm xuống 0.8 – 0.85 với các loại cửa khác với những thiết bị bảo vệ
tương tự, sự mở cửa thường xuyên hơn nhưng không ở cường độ cao.
E sẽ giảm xuống còn 0.7 với các loại cửa kết hợp màn chắn bằng không khí
(air curtain).
E sẽ lấy bằng 0 nếu không có thiết bị bảo vệ khỏi sự trao đổi không khí bên
ngoài và bên trong phòng lạnh.
5.5. Tải liên quan đến thiết bị (Equipment-related load)
Nhiệt lượng cần lấy đi do các thiết bị liên quan đến hệ thống lạnh bao gồm:
• Nhiệt của động cơ cánh quạt dàn lạnh;
• Nhiệt hâm nóng không khí khi điều chỉnh độ ẩm phòng lạnh;
• Nhiệt do xả đá định kỳ do sự đóng băng trong dàn lạnh.

hoxuanhung1k@gmail.com Page 16
Theo khuyến cáo tải này nên chọn từ 15 đến 30% tổng tải lạnh dựa vào nhiệt độ
kho lạnh và thời gian rã đông. Nhiệt độ kho càng thấp và thời gian rã đông càng lâu
thì tải này càng lớn.
5.6. Hệ số an toàn (Safety factor)
Khuyến cáo chọn hệ số an toàn là 10%:
𝑄, = 𝑄_ + 10%𝑄,
Trong đó:
𝑄, : tải lạnh tổng, kW
𝑄_ : tổng năm thành phần tải lạnh đã tính ở các phần trên, bao gồm tải xâm nhập
qua kết cấu bao che, tải sản phẩm, tải bên trong phòng, tải do mở cửa, tải liên quan
đến các thiết bị lạnh.
5.7.Điều chỉnh tải sau cùng khi lựa chọn thiết bị
Khi tính toán tải lạnh, chúng ta luôn tính toán các tải ở trường hợp lớn nhất. Vì vậy
mà tải tính ra có thể được đẩy lên cao từ 20-50% giá trị tải thực tế. Vì vậy tùy vào
kinh nghiệm của người thiết kế khi đánh giá các tải đồng thời mà con số điểu chỉnh
thường là từ 0.7-0.85 giá trị tải tính sau cùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. 2014 ASHRAE Handbook-Refrigeration (SI), chapter 19, 21, 23, 24


[2]. 2017 ASHRAE Handbook-Fundamentals (SI), chapter 1, 29
[3]. Trang wed:
1. www.sandwichpanel.asia
2. www.wikipedia.org
[4]. Phần mềm Psychrometric analysis version 3.1.50

hoxuanhung1k@gmail.com Page 17

Vous aimerez peut-être aussi