Vous êtes sur la page 1sur 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

LỚP 97 – CLC43B

NHÓM THE AVENGERS

BÀI THẢO LUẬN TUẦN THỨ 1

GV hướng dẫn: PGS.TS. LÊ MINH HÙNG

DANH SÁCH LÀM BÀI CỦA NHÓM

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ


1 Nguyễn Yến Trang 185.380101.1241 Nhóm trưởng
2 Đỗ Thị Trà giang 185.380101.1043 Thư ký
3 Nguyễn Thị Kim Y 185.380101.4228 Thành viên
4 Nguyễn Nhật Hà 185.380101.2048 Thành viên
5 Trương Kim Ngương 185.380101.4114 Thành viên

Địa chỉ liên lạc (Email: suninguyen2060@gmail.com)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 09 năm 2019


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii


BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM ................................................................................ iii
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 1
VẤN ĐỀ 1 ..................................................................................................................... 1
Câu 1 .............................................................................................................................. 1
Câu 2 ............................................................................................................................. 1
Câu 3 .............................................................................................................................. 2
Câu 4 .............................................................................................................................. 3
Câu 5 .............................................................................................................................. 4
Câu 6 .............................................................................................................................. 5
Câu 7 .............................................................................................................................. 7
Câu 8 .............................................................................................................................. 8
Câu 9 .............................................................................................................................. 8
Câu 10 ............................................................................................................................ 9
VẤN ĐỀ 2 ................................................................................................................... 10
Câu 1 ............................................................................................................................ 10
Câu 2 ........................................................................................................................... 10
Câu 3 ............................................................................................................................ 11
Câu 4 ............................................................................................................................ 11
Câu 5 ............................................................................................................................ 12
VẤN ĐỀ 3 ................................................................................................................... 13
Câu 1 ............................................................................................................................ 13
Câu 2 ........................................................................................................................... 15
Câu 3 ............................................................................................................................ 15
Câu 4 ............................................................................................................................ 15
Câu 5 ............................................................................................................................ 16
Câu 6 ............................................................................................................................ 17
Câu 7 ............................................................................................................................ 17
Câu 8 ............................................................................................................................ 18
Câu 9 ............................................................................................................................ 18
Câu 10 .......................................................................................................................... 19
VẤN ĐỀ 4 ................................................................................................................... 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 21

ii
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên


- Nguyễn Yến Trang: Làm vấn đề 1 Câu 6 đến Câu 10, thêm danh mục tài liệu
tham khảo , chỉnh sửa bổ sung nội dung file thảo luận lần cuối
- Đỗ Thị Trà Giang: Làm vấn đề 2, kiểm tra lỗi chính tả, tổng hợp bài làm của các
thành viên và in bài thảo luận
- Nguyễn Thị Kim Y: Làm vấn đề 1 câu 1 đến câu 5
- Trương Kim Ngương: Làm vấn đề 3 câu 1 đến câu 5
- Nguyễn Nhật Hà: Làm vấn đề 3 câu 6 đến câu 10 và vấn đề 4
Tổng kết quá trình làm việc của nhóm
Tất cả các thành viên trong nhóm đều hoàn thành tốt công việc được giao, đúng
thời hạn, thể hiện tinh thần hợp tác, cùng nhau phấn đấu học tập. Nhóm cũng tổ
chức những buổi học nhóm trên lớp, thư viện và các bạn đều có mặt đầy đủ để
hoàn thành công việc.

iii
PHẦN NỘI DUNG

VẤN ĐỀ 1. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

Câu 1. Thế nào là thực hiện không có ủy quyền ?


Theo Điều 574 BLDS 2015: Thực hiện công việc không có ủy quyền:
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực
hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

Câu 2. Vì sao thực hiện không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ ?
- Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ là những sự kiện xảy ra trong thực tế, được pháp
luật dân sự dự liệu, thừa nhận là có giá trị pháp lý, làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ.
- Với tinh thần tương thân, tương ái vì cộng đồng, có nhiều trường hợp cá nhân đã
tự ý, tự nguyện thực hiện công việc của người khác, vì lợi ích của người khác mà
không dựa trên cơ sở hợp đồng thực hiện công việc đó hoặc do pháp luật quy định
phái thực hiện, đó chính là trường hợp thực hiện công việc không có ủy quyền.
Mặc dù thực hiện công việc không có ủy quyền phát sinh từ thỏa thuận giữa các
bên nhưng nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm và đồng thời cũng phải
đảm bảo quyền lợi của người thực hiện công việc, pháp luật dân sự quy định nghĩa
vụ cho cả 2 bên người thực hiện công việc và người có công việc được thực hiện.
Cụ thể căn cứ trong BLDS 2015:

Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền


“1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc
phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như
công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công
việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc
được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ
trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy
quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.
4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm
dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải
tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của
người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.

1
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy
quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc
được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể
nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.”

Điều 577. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại


“1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi
thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực
hiện.
2. Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong
khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có
thể được giảm mức bồi thường.”

Người có công việc được thực hiện có những nghĩa vụ sau:


Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện
“1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực
hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí
hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện
công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của
mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc
không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo,
có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ
chối.”

Câu 3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “ thực
hiện công việc không có ủy quyền”.
- Chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” ở BLDS 2005 được quy định
tại khoản 3 Điều 281, Điều 594 đến Điều 598.
- Chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” ở BLDS 2015 được quy định
tại khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578.
- So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã điều chỉnh nhiều nội dung quan trọng và nổi
bật ở những điểm mới về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”. Điều
này thể hiện ở các mặt sau:
+ Chủ thể: BLDS 2005 chủ thể chỉ có cá nhân nhưng ở BLDS 2015 đã bổ sung
chủ thể là pháp nhân. Điều này dẫn đến việc hình thành các quyền và nghĩa vụ của
pháp nhân trong chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” như: khoản 4
Điều 575 Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc
chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy
2
quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại
diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận. Hay là khoản 4 Điều 578
Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân.
+ Mục đích: BLDS 2005 thực hiện công việc không có ủy quyền “hoàn toàn vì lợi
ích của người có công việc được thực hiện” có nghĩa là việc thực hiện công việc
không có ủy quyền hoàn toàn chỉ vì lợi ích của người có công việc được thực hiện,
không có mục đích khác. Ở BLDS 2015 “thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện” có nghĩa là mục đích chính của việc thực hiện
công việc không có ủy quyền vì lợi ích của người có công việc được thực hiện là
chính, là chủ yếu tuy nhiên bên cạnh đó còn có thể xen nhỏ vì lợi ích của một bên
thứ ba khác. Ví dụ như ở tình huống ở phần Nghiên cứu ở trên, C bán chiếc nhẫn
để nộp thay A khoản nợ tiền điện, đó là vì lợi ích chính của A ( để nhà máy của A
không phải ngừng hoạt động). Bên cạnh đó cũng vì lợi ích của những người công
nhân (họ không phải nghỉ việc).

Câu 4. Các điều kiện để áp dụng quy định “thực hiện công việc không có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Có 4 điều kiện để áp dụng quy định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo
BLDS 2015 bao gồm:
- Thứ nhất, việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên
thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có
ủy quyền. Thực hiện công việc không có ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ dân sự
không phải do ý chí của người thực hiện công việc mà do việc thực hiện công việc
mang lại lợi ích cho người có công việc cần thực hiện.
- Thứ hai, thực hiện công việc một cách tự nguyện. Cơ sở tự nguyện là điều kiện
quan trọng trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng và nhiều lĩnh vực khác đặc biệt
trong đó có chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền”. Tự nguyện là
không bị ép buộc và không liên quan đến việc thỏa thuận trước.
- Thứ ba, việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện. Nếu công việc đó không thực hiện được ngay thì sẽ gây thiệt hại tất yếu cho
người có công việc cần phải thực hiện.
- Thứ tư, người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang
thực hiện công việc cho mình hoặc biết nhưng không phản đối việc thực hiện công
việc đó.

3
Câu 5. Trong tình huống nêu ở phần “Nghiên cứu” ở trên, C có thể yêu cầu A
thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ do “thực hiện
công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không để hoàn trả khoản tiền
mà C đã đóng cho nhân viên điện lực được không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời.
C hoàn toàn có thể yêu cầu A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định về
nghĩa vụ do “thực hiện công việc không có ủy quyền” để hoàn trả tiền mà C đã
đóng cho nhân viên điện lực căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015: “Thực hiện công
việc không ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc
nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
Cụ thể, trong tình huống trên, C là người thực hiện công việc, A là người có công
việc được thực hiện, Công ty điện lực B03 là bên thứ ba.
- Thứ nhất, Nhà máy sản xuất nước đá có nợ tiền của công ty điện lực B03, nhà
máy này do A làm chủ sở hữu nên việc thanh toán khoản nợ tiền thuộc về trách
nhiệm của của A, C chỉ là người làm công trong nhà máy nên hoàn toàn không liên
quan và cũng không có trách nhiệm hay nghĩa vụ phải thanh toán khoản nợ tiền
của nhà máy sản xuất nước đá cho công ty điện lực B03.
- Thứ hai , do lúc nhân viên điện lực trực tiếp mang phiếu thông báo cắt điện ngay
nếu A không chịu thanh toán khoản nợ thì A đang bị bệnh phải nằm viện nên A
khoogn thể thanh toán khoản nợ ngay được, thấy vậy nên C là người làm công
trong nhà máy đã bán chiếc nhân của mình để nộp thay cho A khoản nợ tiền điện.
Có thể thấy hành vi của C xuất phát từ sự tự nguyện, chủ ý mong muốn tương trợ
A khi A trong hoàn cảnh khó khan.
- Thứ ba, lúc C bán chiếc nhẫn để nộp thay cho A khoản nợ tiền điện thì A đang bị
bệnh nằm trong bệnh viện nên A không hề biết việc này và trước đó A cũng
không hề có hành vi yêu cầu C thanh toán thay khoản nợ cho mình, tức là không
có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí về việc thực hiện nghĩa vụ giữa A và C.
- Thứ tư, việc C thực hiện thanh toán khoản nợ tiền của A cho công ty điện xuất
phát sự sự thiện chí muốn giúp đỡ cho A, vì lợi ích thực sự cho A: nhờ đó mà nhà
máy của A không phải ngừng hoạt động, công nhân không phải nghỉ việc.
Qua phân tích trên, ta đã xác định đầy đủ các yếu tố để xem việc C thực hiện việc
thanh toán khoản nợ cho A với công ty điện lực B03 là thực hiện công việc không
ủy quyền như quy định tại Điều 574 BLDS 2015.
Căn cứ vào Điều 576 BLDS 2015 Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc
được thực hiện
“1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực
hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí
hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện
công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của
mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc
không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo,

4
có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ
chối.”
Vậy A phải hoàn trả tiền C đã đóng cho nhân viên điện lực thay mình. Ngoài ra A
còn có khả năng trả cho C một khoản thù lao vì C thực hiện công việc chu đáo có
lợi cho mình.

Tóm tắt: Bản án sơ thấm số 15/2018/DS-ST


Bà N và Anh K trước đây có vay của bà T số tiền 85.000.000đ. Bà Ngô Thị T khởi
kiện bà N và anh K về việc “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản”. Theo đó, tòa án
buộc chị N và anh K có nghĩa vụ trả cho bà Ngô Thị T số tiền 85 triệu. Trong quá
trình thi hành án do chị N, anh K còn thiếu tiền nên Bà T (mẹ của chị N) đứng ra
nhận trả thay cho bà Ngô Thị T và được sự đồng ý của bà Ngô Thị T. Sau khi nhận
nợ với bà Ngô Thị T thì bà T đã trở được 3.500.000đ và còn thiếu 19.500.000đ.
Nay bà N có tự nguyện đứng ra trả số tiền 19.500.000đ. Tuy nhiên Bà Ngô Thị T
khởi kiện yêu cầu bà T phải hoàn trả số tiền 19.500.000đ, không yêu cầu tính lãi
suất, bà Ngô Thị T không đồng ý để cho bà N, anh K trả số tiền cho bà T.

Câu 6. Trong bản án số 15/2018, việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ
của N và K có phải là thực hiện công việc không có ủy quyền không? Vì sao ?
Phân tích các dấu hiệu pháp lý và nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời ?
Trong bản án số 15/2018, việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ của N và
K là thực hiện công việc không có ủy quyền.
Cơ sở pháp lý: Điều 574 BLDS 2015: “ Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực
hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này
không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ của N và K là thực hiện công việc
không có ủy quyền ở loại 2 đó là thực hiện hành vi pháp lý để bảo đảm quyền lợi
của người có công việc cụ thể: việc bà T bằng hành vi pháp lý đơn phương nhận
trả nợ thay món nợ của chị N và anh K bằng cách xác lập giao dịch với bà Ngô Thị
T và có viết giấy nhận nợ. Trong đó, chị N và anh K là người có công việc được
thực hiện, bà T (mẹ của N) là người thực hiện công việc, bà Ngô Thị T là bên thứ
ba.
Phân tích các dấu hiệu pháp lý:
1. Điều kiện về người thực hiện công việc
a. Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc :
Trong vụ việc trên, ban đầu chị N và anh K có vay của bà Ngô Thị T tức là có xác
lập hợp đồng vay tài sản. Chị N và anh K có nghĩa vụ phải trả cho bà Ngô Thị T số
tiền đã vay ban đầu tức 85.000.000đ. Ta thấy bà T trong trường hợp không hề liên
quan đến giao giữa giữa chị N, anh K và bà T thế nên hoàn toàn không có nghĩa vụ
phải thực hiện công việc trả nợ thay cho chị N và anh K
5
b. Người thực hiện công việc phải có chủ ý, tự nguyện khi thực hiện công việc
Theo biên bản lời khai và đơn yêu cầu xem xét việc trả nợ bà T có trình bày: “Do
con bà T là chị Sỹ Hồng N và anh Nguyễn Trung K có nợ tiền của bà T và đã bị
Chi cục thi hành án dân sự huyện Hớn Quản kê biên tài sản nên bà T đứng ra thực
hiện nghĩa vụ trả tiền của chị N, anh K và được bà T đồng ý”
Theo trình bày của bà Ngô Thị T: “Khi bà T đứng ra nhận nợ để trả nợ thay thì bà
T hoàn toàn tự nguyện, không bị ai ép buộc”
Theo lời trình bày chị N: “Do chị N và bà T cãi nhau nên mẹ chị N là bà T đứng ra
nhận trả nợ số tiền 23.000.000đ mà chị N, anh K còn thiếu của bà T”
Qua lời trình bày của bà T, chị N và bà Ngô Thị T, ta thấy việc bà ta thực hiện
nghĩa vụ trả tiền của chị N, anh K là hoàn toàn theo chủ ý và sự tự nguyện của bà
T, khi thấy con mình trong hoàn cảnh khó khăn cấp thiết, không đủ tiền trả cho
chủ nợ thì bà T mới chủ động đứng ra nhận trả nợ thay cho con mình, hành động
của bà T không dựa trên bất kỳ một cam kết, thỏa thuận nào giữa bà T với chị N,
anh K hay quy định nào của pháp luật. Đó là việc làm thiện ý, tương trợ cho bên
kia, nhằm mang đến lợi ích cho chị N, anh K.
2. Điều kiện về người có công việc được thực hiện
a. Người có công việc không yêu cầu bên kia thực hiện công việc
Theo phần trình bày của chị N, chị N hoàn toàn không có yêu cầu bà T thực hiện
công việc, đồng thời giữa chị N không có thỏa thuận, thống nhất ý chí với bà T
rằng bà T sẽ đứng ra nhận trả nợ thay cho bà T và hành động này chỉ xuất phát từ ý
chí đơn phương, tự nguyện của bà T như đã phân tích ở mục 1.b
b. Khi công việc được thực hiện thì người có công việc “không biết hoặc biết mà
không phản đối”
Theo lời trình bày chị N: “Do chị N và bà T cãi nhau nên mẹ chị N là bà T đứng ra
nhận trả nợ số tiền 23.000.000đ mà chị N, anh K còn thiếu của bà T”
Vì vậy khi việc bà T nhận trả thay nợ cho chị N, anh K thì chị N có biết nhưng
không phản đối gì
3. Điều kiện về công việc: việc thực hiện công việc phải có lợi ích thực sự với
người có công việc
Việc bà T nhận trả nợ thay cho chị N, anh K là thực sự vì lợi ích của con mình
nhất là trong hoàn cảnh anh K thì bị kê biên tài sản là thửa đât; chị N, anh K không
đủ tiền trả cho bà Ngô Thị T.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ
của N và K là thực hiện công việc không có ủy quyền căn cứ Điều 574 BLDS
2015.

6
Câu 7. Việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ của N và K, được bên có
quyền đồng ý có phải là trường hợp chuyển giao nghĩa vụ theo thảo thuận
không ? Vì sao ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời ?
.Việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ của N và K, được bên có quyền
đồng ý là trường hợp chuyển giao nghĩa vụ theo thảo thuận
Cơ sở pháp lý: Điều 370 BLDS 2015: “1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao
nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp
nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định
thông báo không được chuyển giao nghĩa vụ, 2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ
thig người có thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”
Phân tích các dấu hiệu pháp lý:
Trong BLDS 2015 , chỉ thấy nói đến ý chí của người có nghĩa vụ mà không thấy
nói đến ý chí của người thế nghĩa vụ, Tuy nhiên “Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là
một thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ nhằm thực
hiện một nghĩa vụ đang tồn tại vì lợi ích của người có quyền và làm chấm dứt
trách nhiệm của người có nghĩa vụ ban dầu với người có quyền”1 thế nên việc
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cần có sự thống nhất ý chí giữa người có
nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ
Theo vụ việc trên, trong giai đoạn thi hành án do chị N, anh K trả còn thiếu nợ cho
bà Ngô Thị T nên bà T đứng tra nhận trả thay cho Ngô Thị T.
Theo trình bày của cùa bà T: “Do con bà T là chị Sỹ Hồng N và anh Nguyễn
Trung K có nợ tiền của bà T và đã bị Chi cục thi hành án dân sự huyện Hớn Quản
kê biên tài sản nên bà T đứng ra thực hiện nghĩa vụ trả tiền của chị N, anh K và
được bà T đồng ý.”
Theo lời trình bày chị N: “Do chị N và bà T cãi nhau nên mẹ chị N là bà T đứng ra
nhận trả nợ số tiền 23.000.000đ mà chị N, anh K còn thiếu của bà T.”
Như vậy, ta thấy việc bà T đứng ra thực hiện nghĩa vụ trả tiền của chị N, anh K
hoàn toàn xuất phát từ ý chí đơn phương, tự nguyện của bà T đồng thời nó cũng
không xuất phát từ ý chí của chị N yêu cầu bà T nhận nợ thay. Vì vậy không tồn
tại sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa chị N với bà T.
Dù yếu tố bên có quyền là bà Ngô Thị T đồng với với việc bà T thực hiện nghĩa vụ
trả tiền của chị N, anh K; nghĩa vụ này cũng không liên quan tới nhân thân và cũng
không thuộc vào các trường hợp pháp luật quy định không được chuyển giao .
Nhưng để việc chuyển giao nghĩa vụ có giá trị pháp lý thì cần có đây đủ các yếu tố
quan trọng như: tồn tại sự thỏa thuận, sự đồng ý của người có quyền và thuộc vào
các trường hợp được chuyển giao.
Do đó, Việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ của N và K, được bên có
quyền đồng ý là trường hợp chuyển giao nghĩa vụ theo thảo thuận căn cứ Điều 370
BLDS 2015.

1
Đỗ Văn Đại, Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-
Hội luật gia Việt Nam 2017, Tập 1, Trang 634
7
Câu 8. Sau khi được bà Ngô Thị T đồng ý cho bà T (mẹ N) nhận nợ thay cho N,
K nhưng nay bà T (mẹ N) từ chối thực hiện nghĩa vụ có được không ? Vì sao ?
Theo nhận định của Tòa án, xác định tranh chấp giữa bà Ngô Thị T và bà T là
“Tranh chấp về chuyển giao nghĩa vụ” ‘
Căn cứ Điều 370 BLDS 2015 thì chỉ nói đơn giản là : “Khi được chuyển giao
nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.” như vậy luật cũng
không nói rõ người thế nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ không khi đã
chuyển giao nghĩa vụ rồi và cụ thể trong trường hợp nào. Tuy nhiên để đảm bảo
tính hợp lý, công bằng thì “chúng ta nên cho phép người có nghĩa vụ mới có thể
việc dẫn những đối kháng mà người có nghĩa vụ ban đầu có thể việc dẫn đối
kháng với người có quyền.”2 Chẳng hạn, nếu trước đây, người có nghĩa vụ ban đầu
có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền trên cơ sở áp dụng các
biện pháp phòng vệ (ví dụ, do người có quyền không thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình) thì người có nghĩa vụ cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với
người có quyền.
Dựa trên những chi tiết trong vụ việc trên thì lúc đầu chị N, anh K thỏa thuận vay
tiền của bà Ngô Thị T thì không hề đề cập tới việc chị N, anh K có quyền từ chối
thực hiện nghĩa vụ với người có quyền trên có sở áp dụng các biện pháp phòng vệ
thế nên bà T (mẹ N) nhận nợ thay cho N, K nhưng sau đó bà T (mẹ N) từ chối thực
hiện nghĩa vụ là không được.
Theo phía tôi, nếu xác định việc bà T (mẹ của N) nhận trả nợ thay món nợ của N
và K là thực hiện công việc không có ủy quyền căn cứ Điều 574 BLDS 2015 thì bà
T hoàn toàn có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ nếu bà T không thể đảm nhận công
việc vì lý do chính đáng như trường hợp quy định ở Khoản 5 Điều 575 BLDS
2015: “Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy
quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc
được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể
nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.”

Câu 9. So sánh nghĩa vụ do thưc hiện không có ủy quyền với nghĩa vụ do được
lợi không có căn cư pháp luật?
Nghĩa vụ hoàn trả do được lợi không có căn cứ pháp luật, thì việc làm lợi cho
người có công việc mang tính ngẫu nhiên, không có sự tự nguyện hay chủ ý của
người thực hiện công việc. Yếu tố lợi ích phải thực sự tồn tại. Nếu vô tình thực
hiện công việc nhưng không mang lại lợi ích cho người có công việc thì không
được đòi thanh toán chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc. Nếu thực hiện công
việc đó không làm lợi, mà còn gây thiệt hại cho người có công việc, thì người thực
hiện công việc phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định chung. Cơ sở pháp
lý: Điều 579 BLDS 2015.

2
Đỗ Văn Đại, Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-
Hội luật gia Việt Nam 2017, Tập 1, Trang 648
8
Thực hiện không có ủy quyền, bên trực tiếp thực hiến công việc dựa trên sự tự
nguyện, chủ ý giúp đỡ và làm lợi cho người có công việc. Cho dù kết quả sau đó
không có lợi ích tồn tại vì một nguyên nhân khách quan hay kết quả công việc
không kết quả như ý muốn của bên có công việc được thực hiện thì bên thực hiện
công việc vẫn có quyền đòi chi phí đã bỏ ra để thực hiện công việc ngoài ra nếu
người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không
có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi
cho mình. Cơ sở pháp lý: Điều 574, Điều 576 BLDS 2015.

Câu 10. Thực hiện công việc không có ủy quyền theo pháp luật nước ngoài và
kinh nhiệm với Việt Nam.
Khi nói về sự tự nguyện của người thực hiện công việc thì sự tự nguyện được hiểu
là làm công việc với chủ ý, xuất phát từ sự thiện chí, ý muốn giúp đỡ, tương trợ,
mang lại lợi ích cho người có công việc. BLDS Cộng Hòa Pháp cũng có quy định
tương tự:
Điều 1372 BLDS Cộng hòa Pháp quy định: “Khi tự nguyện làm công việc không
có ủy quyền, dù người có công việc có biết việc ấy hay không thì người thực hiện
công việc không có ủy quyền đó mặc nhiên cam kết tiếp tục thực hiện và hoàn
thành công việc cho đến khi chính người có công việc có thể tự đảm nhận; người
thực hiện công việc không có ủy quyền cũng phải đảm nhận tất cả các phần phụ
của công việc ấy…”
Khi quy định về điều kiện của người có công việc được thực hiện thì theo Điều
574 BLDS 2015 thì khi công việc được thực hiện thì người có công việc “không
biết hoặc biết mà không phản đối”. Nếu trong quá trình thực hiện trái với ý muốn
của người có công việc và gây thiệt hại thì sẽ làm phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng
Tuy nhiên ta thấy có trường hợp ngoại lệ. Nhiều trường hợp người có công việc
phản đối nhằm lẩn tránh trách nhiệm hay việc thực hiện công việc là cần thiết, đảm
bảo lợi ích cho cộng đồng hoặc nghĩa vụ luật định… thì sự phản đối không được
chấp nhận Pháp luật nước ngoài cũng quy định tương tự hoàn cảnh này:
Điều 396 BLDS – Thương mại Thái Lan thì “Việc quản lý trái với những mong
ước của người chủ sẽ không được công nhận, trừ những công việc mà nếu không
được thực hiện kịp thời sẽ không đảm bảo lợi ích của cộng đồng hoặc không hoàn
thành trách nhiệm của người chủ trong việc nuôi dưỡng người khác.”
Như vậy, ta cũng nên quy định theo hướng này để đảm bảo lợi ích cộng đồng, hạn
chế sự trốn trách trách nhiệm của người có công việc cần thực hiện

9
VẤN ĐỀ 2. THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN
TIỀN)

Câu 1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như
thế nào ? Qua trung gian là tài sản gì ?
Theo cơ sở pháp lý Điểm a và b Khoản 1 Mục I, Thông tư 01/TTLT trên, việc tính
lại khoản giá trị tiền phải thanh toán được tính như sau:
- Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996
và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm
xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền
đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá
gạo") tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó
thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài
sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó.
- Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy
xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt
hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng
hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó
để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có
nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời
gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ
luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc tính lại khoản giá trị tiền phải trả qua trung gian là gạo.

Câu 2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân
của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và
yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973
là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp. HCM là
9.000đ/kg).
Đối với tình huống này, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền là
3.285.000đ
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Thông tư 01/TTLT ngày 29/6/1997 và điều 290
BLDS/2005
Ông Quới nhận tiền thế chân của bà Cô 50.000đ vào ngày 15/11/1973, giá gạo
trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg. Đến ngày ông Quới hoàn trả tiền thế chân, là
hiện tại, giá gạo trung bình đã là 9.000đ/kg. Ta thấy từ thời điểm phát sinh nghĩa

10
vụ đến thời điểm hiện tại giá gạo đã tăng từ 20% trở lên. Do đó phải áp dụng Điểm
a Khoản 1 Thông tư 01/TTLT ngày 29/6/1997.
Cách tính như sau:
Giá gạo trung bình năm 1973 là 137đ/kg nên số lượng gạo quy đổi là:
50.000đ : 137đ/kg = 365kg
Giá gạo tại thời điểm xét xử là 9000đ, vậy số tiền ông Quới phải hoàn trả cho bà
Cô là:
365kg * 9.000đ/kg = 3.285.000đ

Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS-GDT:


Ngày 14/3/1963, cụ Ngô Quang Phúc (là bố của ông Ngô Quang Phục) được cấp
“Giấy chứng nhận quyền sở hữu” một diện tích đất. Sau khi cụ Phúc chết, ông
Phục được hưởng thừa kế diện tích đất trên. Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển
nhượng thửa đất trên cho vợ chồng cụ Ngô Quang Bảng. Ngày 26/11/1991, cụ
Báng chuyển nhượng nhà, đất cho vợ chồng bà Mai Hương, Ông Văn Thịnh nhưng
bà Hương mới thanh toán được 4.000.000 đồng còn nợ cụ Bảng số tiền nhận
chuyển nhà, đất là 1.000.000 đồng. Cụ đã nhiều lần đòi bà Hương trả số tiền còn
thiếu, nhưng bà Hương không trả nên cụ khởi kiện yêu cầu bà Hương trả số tiền
còn thiếu tương đương 1/5 giá trị nhà, đất với số tiền là 1.697.760 đồng (theo định
giá tài sản của TAND thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nhưng bà Hương chỉ
xác định trả cụ Bảng bao gồm: 1.000.000 đồng với số tiền lãi theo mức lãi suất cơ
bản của Nhà nước nên bà Hương không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của cụ Bảng.

Câu 3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không ? Vì
sao ?
Thông tư 01/TTLT ngày 29/6/1997 không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong
hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong tình huống của Quyết định số
15/2018/DS-GĐT. Vì căn cứ Khoản 1của Thông tư trên, chỉ nhắc đến việc điều
chỉnh nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền bồi thường,
tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất
chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứ không đề cập về việc điều chỉnh việc
thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.

Câu 4: Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho
cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu ? Vì sao ?
Theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng
số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ

11
thẩm theo căn cứ pháp lý điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2 phần II Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.
“…Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện
tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển
nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên
nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời
điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại
thời điểm xét xử sơ thẩm…”
Theo như định giá tài sản của Tòa án nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
tại thời điểm xét xử sơ thẩm trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, số tiền tương
đương 1/5 giá trị nhà, đất là 1.697.760.000đ. Vậy nên số tiền bà Hường phải thanh
toán cho cụ Bảng cụ thể là 1.697.760.000đ.

Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ
chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ. Tiền lệ đó là
Quyết định số 741/2011/DS-GĐT ngày 26/09/2011 của Tòa án nhân dân tối cao.
Nộ dung bản án là ông Hoanh và ông An ký hợp đồng chuyển nhượng 1.230m2 đất
có giá trị 500.000.000đ trong đó ông Hoanh là người chuyển nhượng và ông An là
người nhận chuyển nhượng. Ông An đã trả cho ông Hoanh 265.000.000đ, còn nợ
235.000.00đ. Nhưng ông An đã nhận đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng mảnh đất trên. Sau đó, ông An bán thửa đất mà ông nhận chuyển nhượng từ
ông Hoanh. Tòa án cấp sơ thầm buộc ông An trả ông Hoanh số tiền gốc chưa
thanh toán và lãi suất. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ buộc ông An trả nguyên tiền gốc.
Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm buộc các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng đất. Sau cùng, Tòa án nhân dân tối cao cho rằng ông An đã vi
phạm hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng vì không thực hiện nghĩa vụ trả
tiền nhận chuyển nhượng đất đúng thời hạn nên đã ra quyết định buộc ông An phải
thanh toán cho ông Hoanh số tiền nhận chuyển đất cn2 thiếu theo giá thị trường tại
thời điểm xét sử sơ thẩm.

12
VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN

Câu 1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận ?

Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Cơ sở pháp lí Điều 365-369 BLDS 2015 Điều 370-371 BLDS 2015

Chuyển giao quyền yêu cầu


Chuyển giao nghĩa vụ dân sự là
là sự thỏa thuận giữa người
sự thỏa thuận giữa người có
có quyền trong quan hệ nghĩa
nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa
vụ dân sự với người thứ ba
vụ dân sự với người thứ ba trên
nhằm chuyển giao quyền yêu
cơ sở có sự đồng ý của người
cầu cho người thứ ba đó.
có quyền nhằm chuyển nghĩa
Người thứ ba đó trong trường
Khái niệm vụ cho người thứ ba đó. Người
hợp này gọi là người thế
thứ ba gọi là người thế nghĩa
quyền, trở thành người có
vụ trở thành người có nghĩa vụ
quyền, được quyền yêu cầu
mới phải thực hiện nghĩa vụ
người có nghĩa vụ phải thực
theo yêu cầu của người có
hiện nghĩa vụ theo phạm vi
quyền trong phạm vi nghĩa vụ
quyền yêu cầu được chuyển
đã được xác định.
giao.

Đối tượng có Đối với chuyển giao nghĩa vụ


Bên có quyền là người có
quyền chuyển dân sự thì bên có nghĩa vụ là
quyền chuyển giao
giao người có quyền chuyển giao.

13
Chuyển giao nghĩa vụ buộc
phải có sự đồng ý của bên có
quyền. Quy định này rất phù
Chuyển giao quyền yêu cầu hợp vì trong quan hệ nghĩa vụ,
không cần có sự đồng ý của quyền của một bên có được
người có nghĩa vụ vì trong đảm bảo hay không hoàn toàn
mọi trường hợp người có phụ thuộc vào việc thực hiện
nghĩa vụ dều phải thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Người
Nguyên tắc
đúng nội dung của nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ khi chuyển
chuyển giao
đã được xác định. Tuy nhiên giao nghĩa vụ phải đảm bảo
người chuyển quyền phải cho người kế thừa nghĩa vụ đó
thông báo cho người có nghĩa có khả năng thực hiện nghĩa
vụ biết về việc chuyển giao vụ. Khi người có quyền đồng
quyền yêu cầu. ý, việc chuyển giao mới có thể
được thực hiện. Người chuyển
giao nghĩa vụ không cần thông
báo cho người có quyền.

Đối với chuyển giao nghĩa vụ


Nếu chuyển giao quyền yêu theo thỏa thuận, nếu nghĩa vụ
cầu mà quyền yêu cầu có thực hiện có biện pháp bảo
Hiệu lực biện biện pháp bảo đảm thực hiện đảm được chuyển giao thì biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ kèm theo thì biện pháp bảo đảm đó đương nhiên
pháp bảo đảm được chuyển chấm dứt (trừ trường hợp các
giao sang người thế quyền. bên không có thỏa thuận khác).

Tóm tắt: Bản án số: 148/2007/DS.ST Ngày 26/9/2007 V/v tranh chấp hợp đồng
vay tài sản
Ngày 27/4/2004, Bà Phương có xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú với . Bà Phượng
cho biết chỉ làm trung gian để bà Ngọc, bà Loan cùng chồng là ông Thạnh vay tiền
bà Tú và có kí hợp đồng cho vay lại bao gồm: bà Ngọc vay 465.000.000đ và bà
Loan, ông Thạnh vay 150.000.000đ. Các bên thống nhất số tiền vay là
615.000.000đ, lãi suất là 1,8%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng, phía bà Tú đã nhận
được tiền lãi đầy đủ theo thỏa thuận. Đến tháng 4/2005 thì bà Tú giảm lãi suất
xuống 1,3%/tháng. Bà Tú tiếp tục nhận tiền lãi đến tháng 5/2005 thì bên vay không
trả lãi như thỏa thuận.
Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ
thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú lẽ ra bà Phương phải có trách
nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao
nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú lập
hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông
Thanh vay số tiền 150.000.000đ vào ngay 12/5/2005. Nên kể từ thời điểm bà Tú

14
xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thanh thì nghĩa vụ trả nợ vay
của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu
bà Phượng có trách nhiệm liên đới cùng bà Ngọc thanh toán nợ cho bà là không có
căn cứ chấp nhận.

Câu 2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phương có nghĩa vụ thanh toán
cho bà Tú ?
“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người
trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003…xác định bà Phượng là người xác lập
quan hệ vay tiền cho bà Tú.”
Việc bà Tú cho bà Phượng vay tổng số tiền 550.000.000đ, việc giao nhận tiền chia
làm 5 đợt, có làm biên nhận, lãi suất 1,8% theo tháng. Theo thỏa thuận, bà Phượng
có trách nhiệm trả lãi hàng tháng và hoàn vốn sau 12 tháng vì tiền vay do bà Tú vay
ngân hàng cho bà Phượng vay lại.Thông tin trên cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ
thanh toán cho bà Tú.

Câu 3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phương đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
“Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú,… Việc bà Tú yêu cầu bà
Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận”
Đoạn thời điểm bà Tú lập hợp đồng cho vay với bà Ngọc và vợ chồng ông Thạnh
bà Loan thì nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển giao sang cho bà Ngọc,
bà Loan, ông Thạnh.

Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Đánh giá trên của Tòa án theo hướng: chấp nhận việc chuyển nghĩa vụ của Bà
Phương (người có nghĩa vụ ban đầu) với bà Tú (người có quyền) sang cho Bà Ngọc
(người thế nghĩa vụ) và không chấp nhận yêu cầu của bà Tú khi yêu cầu bà Phương
trách nhiệm liên đới cùng bà Ngọc thanh toán nợ cho bà Tú tức là theo Tòa án thì
bà Phương không có liên quan hay chịu trách nhiệm gì tới việc thực hiện nghĩa vụ
trả nợ của bà Ngọc sau khi việc chuyển giao nghĩa vụ được xác lập.
Để việc chuyển giao nghĩa vụ có giá trị pháp lý thì:
- Thứ nhất,tuy BLDS không quy định rõ nhưng việc chuyển giao nghĩa vụ cần có
sự thống nhất ý chí của người có nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ đồng thời
có sự đồng ý của người có quyền đối với việc chuyển giao nghĩa vụ.
Theo tình tiết vụ việc: Bà Phương có kí hợp đồng vay tiền với bà Tú và kí hợp đồng
cho vay lại với bà Ngọc vì thực chất bà Phương là bên trung gian giới thiệu bà
Ngọc vay tiền sau đó Bà Tú chấp nhận cho bà Phương chuyển giao nghĩa vụ trả nợ
từ bà Phương sang cho bà Ngọc bằng việc lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
15
465.000.000đ. Như vậy có căn cứ chỉ ra bà Tú đồng ý với việc chuyển giao nghĩa
vụ từ bà Phương sang cho bà Ngọc, đồng thời cũng có sự thống nhất ý chí giữa bà
Phương (người có nghĩa vụ ban đầu) với bà Ngọc (người thế nghĩa vụ).
- Thứ hai, đây là nghĩa vụ không thuộc vào trường hợp loại trừ nghĩa vụ không
được chuyển giao.
Vậy việc chuyển giao nghĩa vụ đúng theo pháp luật căn cứ theo Điều 370 BLDS.
Do đó, nó sẽ mang lại hệ quả pháp lý như sau:
- Thứ nhất, nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng và bà Tú chấm dứt, làm phát sinh
nghĩa vụ của bà Ngọc theo hợp đồng vay tiền đã ký
- Thứ hai, việc chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận sẽ giải phóng người có nghĩa
vụ ban đầu, tức là bà Phương không có trách nhiệm liên đới cùng bà Ngọc trả vốn
vay 465.000.000đ, tiền lại và tiền thỏa thuận vay nóng bên ngoài để trả nợ Ngân
hàng.
Như vậy theo tôi, đánh giá của Tòa án về vụ việc trên là đúng theo căn cứ luật định,
hợp lý, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bà Tú.

Câu 5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm
đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao ? Nếu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự BLDS 2005 và BLDS 2015 quy định
giống nhau cụ thể quy định tại Điều 315 BLDS 2005 và Điều 370 BLDS 2015 như
sau: “1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu
được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên
có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ, 2.Khi
được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thanh bên có nghĩa vụ.”
Như vậy ở đây chúng ta chỉ thấy BLDS quy định chung chung “khi được chuyển
giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ” mà không cho biết
là người có nghĩa vụ ban đầu có được giải phóng hay không (tức là không chịu
trách nhiệm với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ được chuyển giao ? và liệu khi người thế nghĩa vụ trở
thành bên có nghĩa vụ thì có xem là một chủ thể độc lập không?
Tuy nhiên khi xem xét kĩ, nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách
nhiệm với người có quyền thì chúng ta không thấy được sự khác nhau giữa việc
chuyển giao nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba” quy
định tại Điều 293 BLDS 2005 và Điều 283 BLDS 2015 cụ thể “Khi được bên có
quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực
hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người
thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Do vậy để
phân biệt, tránh sự trùng lặp giữa quy định của pháp luật về việc chuyển giao nghĩa
với việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, thì nên theo hướng người có
nghĩa vụ ban đầu không chịu trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.

16
Câu 6. Nhìn từ góc độ quan điểm của tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao ? Nêu rõ quan điểm của tác giả mà anh/chị
biết ?
Theo quan điểm của tác giả Chế Mĩ Phương Đài nêu rõ: “Người có nghĩa vụ không
chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.”
Tác giả nêu rõ thêm: “Người có nghĩa vụ chấm dứt toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ
với bên có quyền. Sau khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền
chỉ được yêu cầu người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nên người đã chuyển giao
nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa
vụ.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ cam kết với bên có quyền với nội dung khi đến
hạn thực hiện nghĩa vụ mà người thế nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ ban đầu sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay người thế nghĩa vụ thì tư cách chủ thể của người có nghĩa vụ ban đầu được
xác định là người bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ.”3
Ngoài ra, theo tác giả Đỗ Văn Đại: “Chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập
với chế định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, cần xác định rõ chuyển
giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác.”4
Theo tác giả Phạm Văn Tuyết: “Thực chất của việc chuyển giao nghĩa vụ là thỏa
thuận tay ba, theo đó người thứ bat hay thế người có nghĩa vụ cũ để trở thành chủ
thể có nghĩa vụ mới của quan hệ nghĩa vụ trước đó. Người có nghĩa vụ cũ chấm dứt
hoàn toàn quan hệ nghĩa vụ với người có quyền. Do đó, kể từ thời điểm việc chuyển
nghĩa vụ có hiệu lực người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ dân sự. Người đã chuyển nghĩa vụ hoàn toàn không chịu trách nhiệm
về khả năng thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ.”5

Câu 7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
“…Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú, thống nhất
tổng số tiền vay là 615.000.000đ, lãi suất là 1,8%/ tháng, thời hạn vay là 12 tháng,
phía bà Tú đã nhận tiền lãi đầy đủ theo thoả thuận. Đến tháng 4/2005 thì bà Tú
giảm lãi suất xuống còn 1,3%/tháng. Bà Tú tiếp tục nhận tiền lãi đến tháng 5/2005
thì bên vay không trả lãi như đã thỏa thuận. Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng
với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn,
lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, phía

3
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1
4
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-
Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), Trang 642
5
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, trang 56
17
bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số
tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ
vào ngày 12/5/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã
chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà
Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm
thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận…’’

Câu 8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài với quan hệ giữa người có nghĩa
vụ ban đầu và người có quyền.
Theo Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 9.2.5): “Người có quyền có thể giải phóng
nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu….Người có quyền có thể quyết định là
người có nghĩa vụ ban đầu là người có nghĩa vụ trong trường hợp người có nghĩa
vụ mới không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình”
Vẫn theo Bộ nguyên tắc Unidroit: “Trong mọi trường hợp khác, người có nghĩa vụ
ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải liên đới chịu trách nhiệm.”
Có thể thấy quyền lợi của của người có quyền trong Bộ nguyên tắc Unidroit rất
được đề cao, bảo đảm tuyệt đối ngay cả khi người có quyền không nêu rõ ý định
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu hay không quyết định là người có nghĩa vụ
ban đầu vẫn còn trách nhiệm thực hiện thì người có nghĩa vụ ban đầu và người có
nghĩa vụ mới vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện nghĩa vụ.
Quan điểm khác, Bộ nguyên tắc Châu Âu (Điều 12:101): “Người có nghĩa vụ ban
đầu không còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ”
Như vậy, quy định về quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban đầu với người thế nghĩa
vụ trong chế định chuyển giao nghĩa vụ tương đối khác nhau, một số nước quy định
người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng hoàn toàn nhưng một số nước khác
theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn chịu trách nhiệm liên đới với người thế
nghĩa vụ nhằm bảo vệ quyền lợi tối đa của người có quyền. Như vậy xét dưới góc
độ văn bản và thực tiễn xét xử: ta nên theo hướng khi chuyển giao nghĩa vụ thì
người có nghĩa vụ ban đầu cũng được giải phóng hoàn toàn, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác nhằm giúp việc áp dụng pháp luật trở nên dễ dàng, tránh nhầm lẫn với
chế định khác như chế định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba đồng thời
góp phần tạo nên sự độc lập của chế định chuyển giao nghĩa vụ.

Câu 9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án?
Để giải quyết tranh chấp việc thanh toán của bà Ngọc cho bà Tú , Tòa án đã áp
dụng theo căn cứ các điều luật như: Điều 4; Điều 315; Điều 471; khoản 5 Điều 474;
Điều 137 BLDS năm 2005; Điều 131; Điều 245 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2003;

18
Việc áp dụng Điều 137 BLDS 2005 trong việc gải quyết tranh chấp này là khong
đúng vì Điều 137 BLDS 2015 quy định về những hậu quả pháp lý cảu giao dich dân
sự vô hiệu. Ở đây không liên quan đến giao dich dân sự vô hiệu
Hướng giải quyết của Tòa án nghiêng về người có nghĩa vụ ban đầu không phải
chịu hoàn toàn bất cứ trách nhiệm gì đối với người có quyền sau khi đã chuyển giao
nghĩa vụ cho người thế quyền . Ở đây coi như trách nhiệm của người có nghĩa vụ
ban đầu đã chấm dứt cho dù người thế nghĩa vụ không hoàn thành nghĩa vụ được
chuyển giao.
Tòa án nghiêng về hướng thỏa thuận giữa các bên trong quá trình xử lý lãi vay của
bà Tú đối với bà Ngọc.

Câu 10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao , biện pháp bảo lãnh
có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Điều 371 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được
chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.” Ở đây, bão lãnh được xem là một biện pháp đảm bảo.
Trong trường hợp bà Phượng, bà Tú và bên nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác thì
nghĩa vụ thực hiện cho người có quyền sẽ theo như thỏa thỏa các bên. Theo giáo
trình có nêu lên quan điểm: “… Khi người có nghĩa vụ cam kết với người có quyền
tiếp tục dùng tài sản đang bảo đảm để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của
người thế nghĩa vụ thì khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người thế nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ , bên có quyền được xử lý tài sản
bảo đảm của người có nghĩa vụ ban đầu để bảo đảm lợi ích của mình…” Nếu xét
theo quan điểm này thì khivnghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh vẫn
chưa chấm dứt cho đến khi nghĩa vụ đối với người có quyền hoàn toàn được thực
hiện xong.

19
VẤN ĐỀ 4. TÌM KIẾM TÀI LIỆU

1. Nguyễn Thị Bích, Một số vấn đề nảy sinh từ các quy định về hợp đồng lao
động, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1-2016 ( Trang 22 - 26)
2. Đỗ Văn Đại – Lê Hà Huy Phát, Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của Bộ Luật Dân sự 2015 ( kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân sô 7-2016
( Trang 14 - 21)
3. Đỗ Văn Đại – Lê Hà Huy Phát, Những điểm mới về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng của Bộ Luật Dân sự 2015 ( Tiếp theo kì trước và hết), Tạp chí Tòa án
nhân dân sô 8-2016 ( Trang 24 - 27)
4. Đỗ Văn Đại – Nguyễn Trương Tín, Những điểm mới về bối thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự 2015 những trường hợp bồi thường cụ
thể (kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân sô 11-2016 ( Trang 10 - 14)
5. Ngô Quốc Chiến - Đinh Cao Thanh, Thực tiễn giải thích hợp đồng theo công
ước viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về Hợp đông mua bán hang hóa quốc tế
( Kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân sô 21-2016 ( Trang 26 – 30)
6. Hoàng Thị Hải Yến - Nguyễn Thị Kiều My, Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi
phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật Cộng hòa
Pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân sô 18-2017
7. TH.S Võ Văn Hòa – Trần Văn Đức, Hoàn thiện quy định về hình thức của hợp
đông chuyển nhượng quyền sử dụng dất trong kinh doanh bất động sản, Tạp chí
Tòa án nhân dân sô 4-2018 ( Trang 35 – 40)
8. Nguyễn Xuân Bình – Lê Thị Xuân, Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp
đồng vay tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Tạp chí Tòa án nhân
dân sô 7-2018 ( Trang 28 – 33)
9. Tưởng Duy Lượng, Hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015
( Kỳ I), Tạp chí Tòa án nhân dân sô 14-2018 ( Trang 1 – 7)
10. Tưởng Duy Lượng, Hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015
(Tiếp theo kì trước và hết ), Tạp chí Tòa án nhân dân sô 15-2018 ( Trang 5 – 12)
11. Nguyễn Thanh Huyền, Một số vẫn đề pháp lý về chấm dứt hợp đồng lao động,
chí Nhà nước và Pháp luật số 5( 349)- 2017 ( Trang 74-78)
12. Hà Thị Thúy, Bình luận về chế định giải thích hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự
2015, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1( 357)- 2017 ( Trang 23-32)
13. Đàm Thị Diễm Hạnh – Lê Thị Kim Oanh, Một số bình luận về Điều 420 Bộ
Luật Dân Sự năm 2015: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7( 363)- 2018 ( Trang 12-19)
14. Trần Linh Huân, Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng ủy quyền xác lập, thực
hiện giao dịch bất động sản, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3( 371)- 2019
( Trang 16-21)
15. Phan Vũ, Hợp đồng thông minh và một số vấn đề pháp lý đặt ra, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật số 5( 373)- 2019 ( Trang 39-49)

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân sự 2015;

2. Bộ Luật Dân sự 2005;

3. Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thương thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb . Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương I;

4. Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ
ba), Bản án số 9-11;

5. Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận khoa học BLDS năm 2015, tập II,
Nxb.CTQG, Hà Nội, năm 2013, tr.688-700;

6. Đỗ Văn Đại, Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận
bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), Bản án
số 52-55, 100-103;

7. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.Công an
nhân dân Tập 2 năm 2009;

8. Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án
về tài sản.

21

Vous aimerez peut-être aussi