Vous êtes sur la page 1sur 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA TRIẾT HỌC & KHOA HỌC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG


CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

CHỦ ĐỀ:
Thể chế quản lý mới trong sản xuất nông nghiệp.

Sinh viên thực hiện: Tô Trí Sơn


Lớp: NH24.04
Mã sinh viên: 19120388
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Tâm
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Khái niệm Khoán hộ
2. Vì sao khoán hộ ra đời
3. Vì sao khoán hộ không được trung ương chấp nhận
4. Trung ương dần công nhận khoán hộ
5. Đổi mới thể chế trong sản xuất nông nghiệp
a. Nội dung thể chế quản lý mới
b. Tác động của thể chế quản lý mới
6. Những hạn chế của khoán hộ
KẾT LUẬN

1
LỜI MỞ ĐẦU

Sau 30 năm đổi mới, mặc dù đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh theo hướng
tích cực, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP năm 1998 là 46.3% và đến năm 2005 còn 20.5%,
nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 67% lao động nông nghiệp và 1/3
kim ngạch xuất khẩu là từ nông nghiệp. “Nông nghiệp là nền tảng để ổn định kinh tế- xã hội”, là
một ngành quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam về phương diện việc làm và an ninh lương
thực. Hiện nay thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm 1/3 tổng thu nhập quốc dân, ở khu vực nông
thôn vẫn chiếm 70% dân số cả nước thì vai trò của nông nghiệp và nông thôn là rất lớn.
Trong các thời kỳ khác nhau, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP cà cơ cấu đầu tư của nền
kinh tế có khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn được xác định là chỗ dựa vững chắc để giải quyết
các vấn đề chung của xã hội như : an ninh lương thực quốc gia, thu hẹp hoặc tiến tới xóa bỏ đói
nghèo, cung cấp nguồn nhân lực, tạo việc làm và thu hút lao động theo hướng “ Ly nông bất ly
hương”, góp phần ổn định xã hội,chính trị, tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa
hiện nay, và phát triển kinh tế bền vững.
Đất nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất lương thực chủ yếu là cây lúa
nước và một số hoa màu khác nhưng phân tán. Bên cạnh đó, nền kinh tế của nước ta còn gặp rất
nhiều khó khăn, chưa có được nền tảng để tạo đà phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
năm 1986 đã mở ra cho nền kinh tế nông nghiệp một hướng đi mới với một nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp theo định hướng xã hội chủ nghĩa
dưới sự quản lý của nhà nước. Từ sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị và nhiều chính sách mới
được ban hành đã giải quyết được những ràng buộc phong kiến phi kinh tế trong nông nghiệp và
chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng với nhân dân khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm
người và người lao động. Đây được coi là chìa khóa vàng để mở ra thời kỳ mới của nông nghiệp.
Bởi vì Đảng ta đã xác định để phát triển được nền kinh tế thì trước tiên là phải phát triển được
nông nghiệp.

2
NỘI DUNG
1. Khái niệm Khoán hộ
Khoán hộ là cách Hợp tác xã trực tiếp, giao ruộng cho người lao động để từng hộ chủ động
canh tác. Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch
thì người lao động chia lại một phần lúa cho hợp tác xã từ sản lượng lúa mà họ thu hoạch được.
Hạt lúa đã gắn liền với công sức và quyền lợi của người nông dân. Nếu họ chăm chỉ thì lúa sẽ tốt
và hứa hẹn vụ mùa đí họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn cho mình và cho hợp tác xã.

2. Vì sao khoán hộ ra đời


Theo quy định của hiệp định Genève, ngày 8 - 10 – 1954, những tên lính viễn chinh Pháp
cuối cùng rút khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong những ngày đầu mới giải phóng, tình hình mọi mặt
của đất nước có những diễn biến khá phức tạp, nhất là vấn đề tư tưởng. Nhà nước đã nhận định
“Sau khi đình chiến, hầu hết cán bộ có tư tưởng hưởng lạc, quên mất tác phong gian khổ. Trong
cán bộ, bộ đội, tư tưởng nghỉ ngơi là phổ biến, thiếu cảnh giác, không nhận rõ âm mưu địch”.
Mặt khác, một bộ phận nhân dân đang lo lắng cho số phận người thân bị bắt, tù đày trong chiến
tranh nay chưa được trao trả. Sau nữa, nhiều gia đình có chồng, con, anh, em lầm đường, cầm
súng theo giặc nay thân nhân của họ không khỏi hoang mang lo sợ. Thêm vào đó kẻ địch lại dấy
lên chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa vào Nam. Sản xuất nông nghiệp bị
đình đốn do ruộng bị hoang hóa nhiều, các công trình thủy lợi bị hư hại gần hết người dân nhiều
nơi đi tản cư lánh giặc, nay mới hồi cư sản xuất công nghiệp chưa có gì, còn thủ công nghiệp
chưa được phục hồi. Do đó nạn đói đang hoành hành ở nhiều nơi.
Để giải quyết tình trạng thiếu lương thực, nạn đói hoành hành thì Đảng và nhà nước đã thực
hiện công cuộc hợp tác hóa ở miền bắc trong nông nghiệp. Nhờ có hợp tác hóa bộ mặt nông
thôn miền Bắc đã có những thay đổi đáng kể và đóng góp sức người sức của cho công cuộc giải
phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn 1961-1965: Phong trào kinh tế hợp tác, HTX tiếp tục được đẩy mạnh, đã có
hàng ngàn HTX trong các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, TTCN, mua bán, vận tải, tín
dụng, xây dựng được thành lập, thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia. Phong trào
hợp tác hoá nông nghiệp đã cơ bản thành công với 85,8% số hộ nông dân và 68,1% diện tích đất
canh tác ở miền Bắc được đưa vào 40.422 hợp tác xã nông nghiệp. Nguyên tắc của hợp tác xã là:
tập thể hoá tư liệu sản xuất và sức lao động, quản lý theo cơ chế tập trung, phân phối tư liệu và
sản phẩm một cách thống nhất.
Từ năm 1965, mặc dù phải hoạt động trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt, với khẩu
hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", “Chắc tay cày, vững tay sung".
Nhờ có HTX, chúng ta đã huy động cao độ được sức người, sức của cho tiền tuyến, đánh thắng
giặc Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào HTX được phát triển
mạnh tới các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến năm 1986, năm được coi là thời kỳ phát triển cao

3
nhất của phong trào HTX ở Việt Nam, cả nước có 76.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế,
thu hút hơn 20 triệu xã viên tham gia. Trong đó có 16.740 HTX nông nghiệp, 40.228 tập đoàn
sản xuất với 94% số hộ nông dân và 80,8% tổng số ruộng đất canh tác nông nghiệp, sản xuất hơn
80% sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước.
Song mô hình tổ chức Hợp tác xã kiểu tập thể hóa triệt để các loại tư liệu sản xuất trong thời
gian này tự nó chứa đựng những khuyết tật cơ bản, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phát sinh
những hạn chế tiêu cực trong các hợp tác xã ngay từ giai đoạn đầu, nhưng chúng ta lại cho rằng
những tiêu cực ấy là do chế độ quản lý chưa hoàn thiện, rằng chúng ta đã có chế độ sở hữu
( công hữu ) tiên tiến, chỉ cần hoàn thiện chế độ quản lý thì sẽ phát huy tính ưu việt của mô hình
hợp tác xã.
Với nông nghiệp, trên cả nước lúc đó chỉ áp dụng mỗi một mô hình là khoán việc. Với nền
nông nghiệp, trên cả nước lúc đó chỉ áp dụng mỗi một mô hình là khoán việc. Đơn vị sản xuất là
tổ đội sản xuất. Khoán việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không hề thấy quyền lợi mà
mình sẽ được hưởng trên cánh đồng chung. Cứ có tiếng kẻng thì xã viên đủng đỉnh ra đồng, làm
cho qua chuyện rồi có kẻng lại về.
Khi vào hợp tác xã, hộ nông dân đóng góp tất cả tư liệu sản xuất mà mình có được bao gồm:
ruộng đất, trâu, bò, cày, cuốc… để sơ hữu chung, dưới sự quản lý của Ban chủ nhiệm hợp tác xã
và các Đội sản xuất. Mọi việc làm và kết quả thu hoạch được đều do Ban chủ nhiệm và các Đội
sản xuất quản lí, điều hành và phân phối. Hình thức tổ chức sản xuất ở các hợp tác xã là khoán
việc. Đơn vị sản xuất là tổ đội sản xuất chứ không còn là hộ gia đình, vai trò kinh tế hộ nông dân
bị xoá bỏ. Khoán việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không hề thấy quyền lợi mà mình
sẽ được hưởng trên cánh đồng chung. Xã viên làm việc theo tiếng kẻng, buổi sang theo kẻng
đủng đỉnh ra đồng, làm việc cầm chừng đợi kẻng hết giờ ra về, không quan tâm đến chất lượng
công việc.
Theo chế độ khoán việc, công sức lao động của xã viên được qui thành công, điểm (công là
ngày công, còn điểm là 1/10 ngày công). Từ cấy hái, chăm bón đến họp hành đều tính thành
công điểm mà người ghi điểm là cán bộ thôn, xã. Cán bộ thôn, xã được bầu theo quan điểm giai
cấp nên hầu hết là những bần, cố nông – những người còn nhiều hạn chế về khả năng và trình độ
quản lí. Ngày công được tính cho mỗi lao động khi thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn hợp
tác xã đề ra. Cuối mỗi vụ đều dựa vào công điểm để chia hoa lợi. Đây chính là điểm sơ hở đẻ ra
rất nhiều sâu mọt, quan tham ngay từ cơ sở. Kẻ ghi công điểm thì không phải lao động và có
quyền ban phát công điểm cho nông dân. Còn nông dân thì một nắng hai sương nhưng chẳng
được bù đắp gì vì mọi thứ đều là của chung và rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Tình trạng “dong công, phóng điểm” ngày càng phát triển tràn lan. Thêm vào đó là áp dụng một
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp tác xã, vì thế chẳng bao lâu những nhược điểm,
khuyết điểm của hợp tác hóa dần dần bộc lộ. Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản
xuất theo kiểu đối phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng nằm trong hoàn cảnh trên.
Đi cùng với nguyên nhân “ dong công, phóng điểm” tràn thì còn có nguyên nhân do thời tiết
khắc nghiệt và sâu bệnh phá hoại. Từ cuối năm 1965 đến quý 1 năm 1966, một lực lượng lớn lao

4
động khá lớn rút khỏi nông thôn nhằm đáp ứng các yêu cầu quân sự, phần lớn là lực lượng lao
động, là nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp. Khả năng lao động của nguồn lao động lúc bấy giờ
còn rất nhiều, nhưng vì nhiễm tình trạng dong công, phóng điểm, lười làm của một số bộ phận
nông dân. Đi cùng với số người làm cán bộ xã, các đoàn thể không tham gia lao động cho hợp
tác xã rất nhiều, có nhiều cán bộ xã mất tư cách cách mạng, tham lam, biến chất. Tất cả những
nguyên nhân ấy dẫn đến nhân dân ngày càng đói kém, nền nông nghiệp ngày càng trì trệ.
Trước những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp đang gặp phải thì hiện tượng vài chục hộ
ở một xã của huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc xé rào, chia nhau ruộng đất của hợp tác xã để trồng
trọt và trở nên khá giả đã khơi nguồn cho tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có
hướng đi mới. Theo điều tra lúc bấy giờ, nông dân không mặn mà với đất đai của chung hợp tác
xã vì hiệu quả ngày công không cao nên họ tập trung đầu tư vào mảnh đất 5% (thường được gọi
là ruộng phần trăm), vì công lao chăm bón, cày cấy và thu hoạch trên mảnh ruộng này hoàn toàn
thuộc về hộ gia đình, làm được bao nhiêu họ hưởng cả, vì thế mà họ ra sức chăm bón, cày cấy,
quay vòng để nuôi gia đình. Tức là khi hộ nông dân được tự chủ, họ có thể toàn tâm, toàn ý, bỏ
hết công sức để đạt được năng suất cao nhất có thể. Vậy nếu khoán việc tới hộ nông dân thì sẽ
khắc phục được những hạn chế trên và thúc đẩy người lao động hăng hái tham gia sản xuất, tăng
năng suất lao động. Hiện tượng xé rào này là sự manh nha đầu tiên của chủ trương khoán hộ của
Bí thư Tỉnh Uỷ Kim Ngọc.
Trong tình hình Vĩnh Phúc tại thời điểm khó khăn đó, đồng chí Kim Ngọc nhiều lần đi kiểm
tra đồng ruộng, quan sát xã viên lao động, làm cho hợp tác xã thấy: buổi sáng họ chờ nhau tụ tập
ở sân đình, gốc đa, giếng nước hay kho hợp tác xã thật đông đủ, chờ đến 10 giờ họ rủ nhau về.
Sau nhiều lần đi thực tế và chứng kiến xã viên làm nông nghiệp, ông Kim Ngọc luôn suy nghĩ
trăn trở : “ Nông dân chúng ta nổi tiếng là cần cù… Vì sao họ lại lười biếng và làm ăn cẩu thả
như vậy?” và ông hiểu ra rằng :” Họ không coi ruộng đất của hợp tác xã là của mình” ( theo lời
kể của ông Nguyễn Thành Tô)
Trong lần đi công tác ở huyện Kim Anh, Kim Ngọc lội xuống ruộng của hợp tác xã để kiểm
tra nông dân làm cỏ như thế nào. Lội xuống ruộng mới biết thì ra họ chỉ làm cỏ ở xung quanh bờ,
còn đi vào giữa ruộng chỉ có cỏ mọc. Hình thức khoán việc hồi ấy đẻ ra biết bao thứ quan liêu,
nạn cường hào mới, tệ rong công, phóng điểm, làm ăn gian dối. Vậy mà người ta cứ thổi phồng
lên là Hợp Tác Xã no ấm, người dân phấn khởi. Quả là giáo điều.
Với sự nhiệt huyết cùng tư tưởng đi trước thời đại, Bí thư Kim Ngọc đã tìm thấy một lối đi
mới cho hợp tác xã qua việc thay đổi cách khoán của các hợp tác xã. “Hộ nông dân là chủ thể
của đơn vị sản xuất nông nghiệp. Muốn thế phải để cho nông dân làm chủ mảnh đất của mình,
được chủ động trong kế hoạch sản xuất”. Rồi như tìm ra một chân lý ông tự nói: Có lẽ phải
chuyển sang mô hình khoán kiểu khác cho người nông dân . Ông Ngọc giao cho ban nông
nghiệp tỉnh, đi khảo sát lấy ý kiến người dân và sớm hoàn thành đề án khoán.
Trong hoàn cảnh đó, khoán hộ khác với hướng dẫn của trung ương, động tới những điều
cấm kỵ nhưng trong lý thuyết và thực tiễn cho thấy, sau khi có nghị quyết 68 của Đảng bộ Vĩnh
Phúc vào ngày 10/9/1966 thì phong trài ba khoán đã phát triển rộng khắp các hợp tác xã trong
toàn tỉnh. Đó dường như là một khẩu pháo mang tính đột phá bắn vào thành trì bảo thủ lỗi thời tư

5
tưởng của Đảng về nông nghiệp, dám thẳng thắn, phê bình sự lỗi thời yếu kém của mô hình Hợp
tác xã lúc bấy giờ. Khoán hộ gắn chặt lợi ích với từng hộ gia đình. Khoán hộ đã tạo điều kiện
phát huy tối đa nguồn nhân lực ở hậu phương để sản xuất lương thực cho toàn xã hội phát huy
tính tự chủ của mỗi cá nhân. Như vậy, nghị quyết số 68 và tư tưởng khoán hộ của Bí thư Kim
Ngọc đặt vấn đề quản lý lao động trong hợp tác xã là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với bối cảnh
lịch sử lúc bấy giờ là cả nước có chiến tranh, vì vậy mà số nhân lực huy động cho tiền tuyến
chiến đấu ngày một lớn, mà số nhân lực ấy chủ yếu là đội ngũ lao động trẻ khỏe ở nông thôn.
Mặt khác để quản lý và sử dụng lao động một cách hiệu quả chỉ có thể áp dụng biện pháp ba
khoán cho lao động trong sản xuất nông nghiệp. Vấn đề ba khoán đã được áp dụng từ trước đó,
nhưng Nghị quyết lần này đã chỉ ra rằng ba khóa ( khoán việc cho lao động, cho nhóm, cho hộ)
mới đảm bảo hiệu quả của khoán mới.
3. Vì sao khoán hộ không được trung ương chấp nhận?
Mặc dù khoán hộ đã đáp ứng được đòi hỏi tất yếu của thực tiễn sản xuất nông nghiệp lúc
bấy giờ, và tìm ra lỗi thoát cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang trì trệ, nghèo đói, Khoán hộ
cũng đã khơi dậy động lực lao động ở nông dân nhưng đã bị những cán bộ lãnh đạo trong Trung
ương Đảng cấm vì nó đi ngược lại quan điểm lúc bấy giờ là: tư hữu hàng ngày hàng giờ đẻ ra
chủ nghĩa tư bản.
Khoán hộ tuy được ví như một làn gió sớm trong buổi bình minh, xua tan bóng đêm của sự
lỗi thời, bảo thủ trong cách quản lý sản xuất nông nghiệp, nhưng khi nghị quyết 68 được đề ra thì
đã bị nhiều người phản đối kịch liệt. Bí Thư Kim Ngọc không khác gì là Galileo Galilei, và tư
tưởng của cả hai đều đi trước thời đại, giữa xung quanh là những con người bảo thủ cố chấp
không chịu chấp nhận những cái mới, những cái thay đổi để phù hợp với quy luật phát triển của
thời đại. Tư tưởng Khoán hộ cũng giống như thuyết nhật tâm của Galilei, đều gây ra những tranh
cãi, cấm đoán từ đương thời chỉ vì những tư tưởng đó trái ngược với suy nghĩ của cán bộ lãnh
đạo Đảng. Những nhà lãnh đạo Đảng lúc ấy chẳng khác gì những ông đồ Triết học Mác LêNin,
luôn hướng theo tư tưởng của Mác LêNin mà không chịu thừa nhận sự lỗi thời bên trong tư
tưởng đó. Họ cho rằng khoán hộ là đi ngược lại chủ trương đường lối tập thể xã hội chủ nghĩa,
đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản. “Khoán cho hộ thực chất
là trở lại cách làm ăn cá thể. Nó phá vỡ nội dung của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, làm
cho hợp tác xã chỉ còn là hình thức. Nó không những sai lầm về phương pháp quản lý mà còn
trái với đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng và của Nhà nước…”.
“Bằng cách giao khoán ruộng đất của hợp tác cho hộ, trong một số hợp tác xã đang diễn ra
tình trạng chia lại ruộng đất… Bằng cách khoán sản lượng cho hộ, một số hợp tác xã đã biến
mình thành người phát canh thu tô đối với xã viên… Trong nhiều hợp tác xã, phương thức sản
xuất cá thể đang lấn át phương thức sản xuất tập thể… Ở một số địa phương, đường lối và
nguyên tắc hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng bị vi phạm nghiêm trọng”...
Ngày 6-11-1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú chủ trương “khoán hộ” bị phê phán gay
gắt: “Nói tóm lại việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư
tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp
tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động

6
tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã” - (Trích tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy
Vĩnh Phúc).

4. Trung ương dần công nhận khoán hộ


Ngày 28/4/1971, Tỉnh ủy họp ở Gia Thanh (nơi sơ tán của Tỉnh ủy), Ông Kim Ngọc đã đọc
bản kiểm điểm để nhận khuyết điểm trong việc áp dụng khoán hộ, trong đó có đoạn: “Trong quá
trình thực hiện công việc nông nghiệp, tôi có một sai lầm nghiêm trọng. Khuyết điểm, sai lầm
lớn nhất của tôi là khoán hộ”. Sau đó theo chỉ đạo của TƯ mà trực tiếp là ông Trường Chinh,
khoán hộ bị dừng lại. Sau khi khoán hộ ở Vĩnh Phúc được chấn chỉnh, khoán việc tiếp tục được
bảo vệ và thắng thế qua nhiều hội nghị và đại hội Đảng. Hội nghị nông nghiệp tại Thái Bình
(tháng 8/1974), Đại hội Đảng lần thứ IV (04/1976) mặc dù phát động phong trào đẩy mạnh việc
cải tiến quản lý trong các hợp tác xã nhằm cứu vãn phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đang lâm
vào khủng hoảng nhưng cơ chế quản lý theo khoán việc vẫn được duy trì, và sau khi thống nhất
đất nước, lại được triển khai trên toàn quốc. Khoán việc tiếp tục kéo dài dẫn đến tình trạng “sản
xuất chậm phát triển, có mặt trì trệ, sút kém, không đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Nhà
nước phải đưa thóc về cứu tế cho nông dân, đời sống nông dân sa sút… sản xuất mang nặng tính
chất tự cấp, tự túc, khép kín, phường hội, nhiều tiêu cực mới phát sinh, quản lý mất dân chủ,
tham ô, lãng phí… các cánh đồng đã từng xanh tốt vì khoán hộ được triển khai thì nay đã trở lại
tiêu điều xơ xác vì lệnh cấm Khoán hộ từ chính phủ nước Việt Nam. Người dân buồn bã quay trở
lại với thời công điểm của hợp tác xã. Sản lượng lúa tụt giảm thảm hại. Nông dân từ đấy lại trở
lại nghèo đói, nhưng nhìn vào tình hình như thế mà các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước vẫn
không quan tâm đến điều ấy.
1. Chỉ thị 100
Chúng ta đã nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh; khôi phục phầnlớn những cơ
sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lạicác vùng nông thôn ở miền
Nam bị chiến tranh tàn phá. Trên một số mặt, sản xuấtphát triển hơn trước, nhất là sản xuất nông
nghiệp. Nhờ những cố gắng của Nhà nướcvà của toàn dân trong việc phục hoá, khai hoang, tăng
vụ, làm thủy lợi, mở thêm diện tích gieo trồng, chúng ta đã vượt qua những thiên tai dồn dập và
nặng nề, khắc phụcnạn đói từng uy hiếp nghiêm trọng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.Tuy
nhiên, trong 5 năm (1976 - 1980), trên phạm vi cả nước, kết quả sản xuấtnông nghiệp không
tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, nền kinh tế vẫnmất cân đối. Thu nhập quốc
dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khidân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài
chính, tiền tệ không ổn định, đời sống củanhân dân lao động còn nhiều khó khăn, nhất là đời
sống của công nhân, viên chức vànông dân những vùng bị thiên tai, địch hoạ. Trong khó khăn,
một số địa phương đã mạnh dạn thí điểm hình thức khoán việcvà khoán sản phẩm cho xã viên và
nhóm xã viên. Hình thức này là giải pháp tăngnăng suất, tăng sản phẩm, phát huy tính tích cực
lao động, nâng cao ý thức tiết kiệmchi phí sản xuất, khai thác thêm một phần vật tư của gia đình
và xã hội. Căn cứ vàothực tế đó, Ban Bí thư TW Đảng cho phép các địa phương mở rộng thí
điểm khoán sản phẩm và khoán việc.

7
Năm 1981, trước thực trạng nông dân ngày càng nghèo đói, sản lượng lương thực ngày càng
sút giảm, nạn đói bắt đầu xảy ra trên diện rộng, Trung ương mới bắt đầu xem xét đến khoán hộ
mà Bí Thư Kim Ngọc đã từng làm khi xưa. Sau đó Bộ Chính trị đã đưa ra chỉ thị 100 công nhận
một phần khoán hộ. Theo ông Võ Chí Công, Nguyên Phó thủ tướng Chính Phủ phụ trách nông
nghiệp lúc đó thì “ Dù chỉ thị 100 vẫn còn nhiều bất cập nhưng đó là một thắng lợi rất to lớn của
khoán hộ, bởi vì nó đã được công nhận”
Công tác khoán cũng như các mặt khác trong công tác quản lý của hợp tác xãnông nghiệp
phải đạt được mục đích: bảo đảm phát triển sản xuất và nâng cao hiệuquả kinh tế trên cơ sở lôi
cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăngnăng suất lao động, sử dụng tốt đất đai
và các cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện có, ápdụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất; củng
cố và tăng cường quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn; không ngừng nâng cao thu nhập
và đời sống củaxã viên, tăng tích lũy của hợp tác xã, làm trong nghĩa vụ và không ngừng tăng
khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước.
Nguyên tắc khoán sản phẩm:quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là
ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất,
thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích
người lao động.
Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng có ý nghĩa quan trọng trong việc
mở đường thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Chỉ thị được đánh giá là cột mốc đầu tiên,
bước đột phá táo bạo vào mô hình hợp tác hóa, tập thể hóa nông nghiệp của nước ta và mở ra khả
năng, cho phép hộ gia đình được làm chủ một số khâu sản xuất, sử dụng đất đai, tài nguyên; có
quyền tiêu thụ sản phẩm làm ra khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. Các hợp tác xã từ chỗ là
tổ chức hành chính kinh tế chuyển mạnh sang hình thức kinh doanh tổng hợp, là cơ sở cho những
bước đổi mới để thoát khỏi tình trạng bế tắc và khủng hoảng quan hệ sản xuất ở nông thôn.Năm
1982, tỉnh Bắc Ninh vào năm thứ hai thực hiện việc khoán sản phẩm đến nhóm và người lao
động, đồng thời cũng là năm được mùa lớn. Sản xuất nông nghiệp giành thắng lợi toàn diện, đạt
và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng diện tích gieo trồng tăng so với năm 1981. Tổng sản
lượng lương thực quy thóc là 222.777 tấn, đạt 110,9% so với kế hoạch, năng suất lúa cả hai vụ
đều tăng. Điển hình như các huyện Tiên Sơn, Thuận Thành, Gia Lương, Quế Võ (trong đó Tiên
Sơn là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về năng suất lúa hai vụ đạt 60,49 tạ/ha). Sự phát triển khá toàn
diện và đồng đều ở các vùng trong tỉnh, nổi bật là lương thực, thực phẩm tăng 10,9% so với
năm1981, bình quân lương thực đầu người cũng tăng. Chăn nuôi phát triển, đàn bò tăng24,1%,
đàn lợn tăng 1,1%. Các tiến bộ khoa học được áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất, nổi bật
là những giống lúa mới có năng suất cao chiếm 40-50% diệntích canh tác như giống NN8,
VN10, CR203, Bao thai hồng, v.v.. Các hợp tác xã liên tục được củng cố, kiện toàn; quy mô hợp
tác xã, đội sản xuất được tổ chức lại cho phù hợp với trình độ quản lý và cơ chế khoán mới. Cuối
năm 1982, Tỉnh ủy đã chủ trương cho giãn quy mô hợp tác xã để phù hợp với trình độ quản lý,
do đó phong trào hợp tácxã dần ổn định.Tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 100 –CT/TW của Ban Bí
thư Trung ương và Chỉthị 28-CT/TW của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng về khoán sản
phẩm trong nôngnghiệp, Tỉnh uỷ rút ra một số mặt tích cực và hạn chế cơ bản trong quá trình
triển khai thực hiện: Mặt tích cực: Việc thực hiện “khoán mới” đã kích thích người nông dân
hăng hái sản xuất, chủ động trong công việc, tích cực chăm sóc, thâm canh nên năng suất và sản

8
lượng cây trồng đều tăng; tận dụng được thời gian, nguồn lao động và đất đai;việc đóng thuế,
bán sản phẩm cho Nhà nước ở nhiều cơ sở làm nhanh gọn hơn trước.Mặt hạn chế: Tình trạng
giấu diện tích, hạ thấp năng suất, sản lượng để hưởng lợi diễn ra khá phổ biến. Một số diện tích
đất, ruộng để lại cho xã viên mượn, làm ngoài kế hoạch đã tạo nên tình trạng đất đai, lao động bị
phân tán, không tập trung cho công việc của tập thể. Một số hợp tác xã, tập đoàn sản xuất có biểu
hiện khoán trắng và thu tô, có nơi giao trả ruộng đất và tư liệu sản xuất cho chủ cũ để họ tự làm
rồi nộp tô chohợp tác xã, tập đoàn sản xuất.Thực hiện những chủ trương, chính sách mới của
Đảng và Nhà nước, ý thức tựgiác của người lao động được nâng cao, tác động tốt đến hiệu quả
sản xuất, kinhdoanh của địa phương. Nhờ vậy, sản xuất từng bước có phát triển, đời sống các
tầnglớp nhân dân đã phần nào giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều yếutố mất
ổn định. Nền kinh tế của cả nước vẫn chìm sâu vào khủng hoảng. Những hạnchế trên trước hết là
do khả năng lãnh đạo và năng lực quản lý của ta còn nhiều mặthạn chế, một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân chưa mạnh dạn “bung ra” tìmphương kế làm ăn. Nhưng nguyên nhân sâu
xa còn do những chủ trương đổi mới lúcbấy giờ vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, tìm tòi, mang
tính chất từng mặt, từng phần,chưa triệt để, toàn diện, việc thực hiện của địa phương cũng chỉ là
góp phần trảinghiệm nhằm tổng kết thực tiễn để tiếp tục hoàn chỉnh thêm đường lối đổi mới
củaĐảng. Và Võ Chí Công từng nói: “Chỉ thị 100 chưa phải đã có tư duy mới đầy đủ, cơ
chếquản lý rõ ràng, nhưng cũng bắt đầu từ thực tế đó mà dần dần hình thành tư duy mới,cơ chế
quản lý mới trong nông nghiệp”

2. Chỉ thị 10
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp gọi tắt là
khoán 10 ra đời đã giải quyết một cách toàn diện và căn bản những mâu thuẫn những vấn đề đặt
ra từ thực tiễn. Tính cách mạng của Nghị quyết 10 là thừa nhận sự tồn tại kinh tế hộ xã viên và
chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa quan hệ sở hữu trong hợp tác xã, thực
hiện phân phối theo lao động và vốn góp… Hợp tác xã chuyển dần sang làm dịch vụ cho hộ xã
viên… đã làm thay đổi căn bản về tổ chức quản lý hợp tác xã. Cụ thể là:
HTX nông nghiệp thực hiện hóa giá những tư liệu sản xuất mà hợp tác xã thấy sử dụng
chung không có hiệu quả như công cụ, trâu bò, máy móc để bán lại cho xã viên, giao khoán
ruộng đất cho hộ sử dụng ổn định. Những nội dung đổi mới cơ bản đó đã thực sự tác động mãnh
mẽ đến nông dân xã viên, khuyến khích nông dân phát huy cao trình độ tinh thần tự chủ trong
sản xuất tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển đạt thành
tích to lớn trong hơn 10 năm qua, đồng thời cơ chế mới cũng tác động đến mô hình tổ chức quản
lý của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ làm cho một bộ phận hợp tác xã mạnh dạn đổi mới để
thích ứng với cơ chế mới và tiếp tục tồn tại, phát triển, phần đông các hợp tác xã nông nghiệp rơi
vào lúng túng, bất cập với cơ chế mới, đã trở thành hình thức, không được xã viên ủng hộ, thậm
chí là một bộ phận lớn bị tan rã.
Như vậy, so với chỉ thị 100 thì Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã có một bước đột phá trong
tư duy quản lý kinh tế khi lần đầu tiên thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ khi người
nông dân được trao quyền sử dụng đất và mức khoán lâu dài, chỉ có 1 điểm cần lưu ý là nghị
quyết 10 có nội dung rất ngắn chỉ ngắn như một mệnh lệnh, cũng không có một công văn chỉ thị

9
nào của chính phủ thể chế nghị quyết, mà từ chủ trương của Đảng đến thẳng dân “như một ngày
hội của nông dân” theo cách nói của thủ tướng Phạm Văn Đồng . Nghị quyết nhanh chóng đi vào
cuộc sống bởi người nông dân đã khát khao chờ đợi điều đó quá lâu bởi không ít cơ sở “xé rào”
làm theo cách đó từ trước. Sự “cởi trói” chính thức có ý nghĩa giải phóng sức sản xuất trong
nông nghiệp, đem lại sinh khí mới cho nền nông nghiệp nước nhà.

5. Đổi mới thể thế trong sản xuất nông nghiệp


Sau sự thành công của nghị quyết 100 và khởi đầu cho nghị quyết 10 thì Đảng đã cũng thừa
nhận và phê phán những sai lầm của thể chế cũ và xác lập nhận thức mới. Thứ nhất Đảng thừa
nhận đã chủ quan nóng vội trong cải tạo, gò ép nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đưa
hợp tác xã lên quy mô to, trình độ cao, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất. Thứ hai, trong một
thời gian dài, thiếu chính sách khuyến khích hộ gia đình, chưa có chính sách sử dụng đúng đắn
kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, chưa tổ chức tốt việc liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh
tế. Đảng cũng có rất nhiều sai lầm trong các chính sách lớn đối với nông nghiệp.
a. Nội Dung của thể chế quản lý mới:
Công nhận và bảo hộ sự tồn tại lâu dài, có tư cách pháp nhân và tác động tích cực của kinh
tế cá thể, tư nhân; nông dân được quyền tự do tiêu thụ sản phẩm ở nơi có lợi; thực hiện đúng
nguyên tắc thuận mưa, vừa bán, không được ép giá.
Sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. Phát triển các hình thức liên kết, liên doanh giữa
các thành phần kinh tế.
Chuyển sang sản xuất hàng hóa và hoạch toán kinh doanh, Thực hiện chế độ tự quản lý của
Hợp tác xã, tổ đội sản xuất; Thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ và nhóm hộ xã
viên, đến người lao động và tổ đội sản xuất, coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ.
Vừa phân phối theo lao động vừa theo cổ phần đóng góp của xã viên. Khắc phục chủ nghĩa
bình quân và bao cấp tràn lan.
Từ chỗ nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế nay chuyển sang “ Bộ máy chính
quyền chỉ làm chức năng quản lý nhà nước về kinh tế; giao hẳn chức năng trực tiếp sản xuất,
kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở và các tổ chức kinh tế”; Chuyển hợp tác xã sang làm
dịch vụ cho nông dân
b. Tác động của thể chế quản lý mới
Kết quả thật kì diệu, sau nghị quyết 10 chỉ một năm, từ một nước thiếu lương triền miên,
đến năm 1989 sản lượng lúc gạo đạt con số 21,5 triệu tấn và lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu
được 1,2 triệu tấn lúa gạo. Sau đó, con tàu nông dân Việt Nam vẫn phải vượt qua rất nhiều khó
khăn, thử thách nhưng đã có phương hướng đúng để tiến lên. Sản lượng lúa của cả nước ngày
càng tăng; trong năm 2012, Việt Nam đạt con số 43,7 triệu tấn, sản lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu
tấn mang lại 3,5 tỉ USD, Việt Nam thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới (sau ấn

10
độ). Có thể gọi nghị quyết 10 của Bộ Chính khoá VI là “cây đũa thần” làm chuyển biến mạnh mẽ
nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế xã hội trầm trọng và đạt được những thành công lớn trong sự nghiệp đổi mới.
Như vậy trước và sau khoán 10, diện tích đất tự nhiên của cả nước hầu như không tăng.
Nhưng nhờ thực hiện tốt các chính sách đổi mới trong nông nghiệp, đặc biệt là giải quyết tương
đối thỏa đáng quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất, diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên đáng
kể trong cơ cấu đất đai. Hiện nay quỹ đất nông nghiệp chiếm gần 28,4% tổng diện tích đất tự
nhiên, tăng 7,6% so với thời kì trước năm 1988. Tuy diện tích đất canh tác tăng lên nhưng bình
quân ruộng đất tính theo hộ và nhân khẩu ở nước ta có xu hướng giảm xuống và đạt mức thấp.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê năm 1994 thì dất nông nghiệp bình quân của một hộ nông
dân chỉ còn 4.984m2 (tương đương 0.5 hécta), giảm so với năm 1989 là 1000m2 . Nguyên nhân
chủ yếu là do số nhân khẩu và số hộ tăng nhanh. Từ năm 1989 đến năm 1994 bình quân mỗi năm
nông thôn nước ta tăng thêm 314.000 hộ, tốc độ tăng dân số là 2,6% /năm.[tr.106]. Tình hình
cũng tương tự như vậy khi tính theo nhân khẩu.. Nếu năm 1987 bình quân diện tích đất canh tác
trên một khẩu còn đạt ở mức 1.137m2 /khẩu thì chỉ 7 năm sau mức bình quân này giảm 103m2
chỉ còn là 1.034m2 / khẩu.
Sản lượng lương thực từ 18,4 triệu tấn nǎm 1986 tǎng lên 21,5 triệu tấn nǎm 1990; 31,8
triệu tấn nǎm 1998 và 33,8 triệu tấn nǎm 1999, bình quân 1 nǎm tǎng hơn l,2 triệu tấn. Nét mới
trong sản xuất lương thực 15 nǎm qua là sản lượng tǎng nhanh và ổn định, nǎm sau cao hơn nǎm
trước. Tốc độ tǎng lương thực (5%) cao hơn tốc độ tǎng dân số (l,8%) nên lương thực bình quân
đầu người cũng tǎng dần qua các nǎm: từ 300kg nǎm 1986; 324 kg nǎm 1990; 349kg nǎm 1992;
372kg nǎm 1995; 387kg nǎm 1996 và 398kg nǎm 1997; 408kg nǎm 1998 và 440kg nǎm 1999.

6. Những hạn chế của khoán hộ hiện nay

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nền nông nghiệp đang giảm dần, đầu năm 2016 tăng
trưởng âm, nguyên nhân của nó là:
Nền kinh tế nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, quy mô nhỏ, mức độ đầu tư công
nghệ thấp, thiếu tính công nghiệp, chưa gắn với thị trường, nông dân làm nhiều nhưng mà vẫn
nghèo.
Thiếu liên kết các chủ thể tham gia vào chuỗi nông sản hàng hóa không có sự gắn kết lợi ích
nhằm nâng cao hiệu quả cả chuỗi giá trị. Ví dụ hiện tượng tư thương ép giá nông dân khi mua
nông sản và nguyên liệu. Hiện tượng này dẫn tới giá bán cao mà chất lượng giảm, lợi ích nông
dân cao nhất trong chuỗi giá trị.
Năng suất và chất lượng thấp: nông sản Việt Nam đứng ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị
toàn cầu bởi không đáp ứng được quy mô sản lượng cũng nhưu tiêu chuẩn chất lượng cao cho
những thị trường cao cấp và chưa xây dựng được thương hiệu. Mặc dù Việt Nam đã có 20 năm
được tham gia thị trường xuất khẩu gạo. Campuchia mới có 5 năm nhưng gạo Campuchia đến

11
nay đã có mặt ở 53 quốc gia khác nhau len lỏi được vào thị trường của các quốc gia khó tính như
Mỹ, EU. Trong khi đó thị trường của Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với 10 thị trường chủ yếu là
các nước có thu nhập trung bình và thấp thuộc châu Á, châu Phi.
Cơ hội nhiều, nhưng cạnh tranh gay gắt khi tham gia vào nhiều FTA: Muốn hiện thực hóa
những cơ hội do FTA mang lại, xâm nhaaoj vào thị trường các nước với hàng rào thuế quan và
phi thuế quan ưu đãi thì trước hết nông sản hàng hóa của Việt Nam phải đạt được những tiêu
chuẩn theo cam kết chung. Trong điều kiện đó, đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nông
sản các nước có trình độ phát triể cao hơn là một thách thức rất lớn, đòi hỏi một sự đột phá từ tư
duy làm nông nghiệp đến tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
Chịu tác động kép từ biến đổi khí hậu toàn cầu: là 1 trong 5 quốc gia chịu tác động mạnh
nhất từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đang và sẽ trải quy lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn. Hàng
loạt những biến đổi thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho nông nghiệp.

12
KẾT LUẬN

Khoán hộ là một hiện tượng độc đáo, sáng tạo của Kim Ngọc – bí thứ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
Xung quanh vấn đề khoán hộ có rất nhiều ý kiến khác nhau, bởi mỗi người sẽ nhìn nhận vấn đề
này ở góc độ khác nhau.
Có ý kiến cho rằng khoán hộ là một chủ trương sáng tạo, khoa học và cần được mở rộng.
Nhưng có ý kiến cho rằng khoán hộ là đi ngược lại chủ trương tập thể hóa xã hội chủ nghĩa đưa
nông dân trở về con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản. Tuy nhiên chủ trương khoán hộ
của Kim Ngọc đã được phổ biến rộng rãi vào thực tiễn nông nghiệp ở Vĩnh Phúc. Nhờ tiếng lành
đồn xa, trước kết quả thành công của khoán hộ đã thu hút nhiều địa phương trong cả nước đến
học hỏi kinh nghiệm và làm theo. Cũng nhờ tư tưởng của Kim Ngọc là đòn bẩy, nền móng cho
nghị định 100 và 10 của Đảng và nhà nước để đổi mới thế chế trong quản lý nông nghiệp đã cũ
nát và lỗi thời trước đây. Khoán hộ là một sự sáng tạo đúng đắn, khoa học, tiến bộ. Nó không chỉ
có ý nghĩa đối với sự phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc mà còn góp phần vào việc mở hướng cho
khoán sau này. Qua thời gian vấn dề khoán hộ đã được nhận thức đúng đắn hơn: “ Đất nước phải
biết ơn Kim Ngọc – một người có tâm huyết, dám đưa cái mới vào trong nông nghiệp. Đến bây
giờ đất nước có sự phát triển là nhờ lúa gạo mà Kim Ngọc đã tiên phong…”
Từ sự thành công của khoán hộ cho đến sự đổi mới thể chế trong quản lý sản xuất nông
nghiệp Việt Nam cho ta bài học:
Thứ nhất, khi thực hiện đường lối của Đảng phải nghiêm túc thực hiện, có sự sáng tạo,
không dập khuôn máy móc mà biết kết hợp với hoàn cảnh của đại phương. Chủ trương khoán hộ
của Kim Ngọc là một sự sáng tạo, đúng đắn trên cơ sở thực hiện đường lối chung của Đảng và
tạo tiền đề cho thế chớ mới trong quản lý sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, chính sách khoán hộ ra đời đã để lại bài học khi thực hiện chủ trương chính sách
của Đảng và thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp phải bám sát thực tiễn và theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, tránh lệch lạc, sai lầm về đường lối. Và thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp và
chính sách phải xuất phát từ lợi ích của dân, do dân và vì dân.

LỜI CAM KẾT

Em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của bản thân viết ra, không sao chép, không mua
ngoài, hay nhờ người khác viết và được sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Tâm – Giảng viên
tại khoa triết học & khoa học xã hội, trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.

13
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tiểu
luận của mình.

14

Vous aimerez peut-être aussi