Vous êtes sur la page 1sur 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CƠ KHÍ
---------------------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC:THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ


Đề tài: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm

Giảng viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN MINH QUÂN


Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN TÚ
Lớp: CK.CĐT 08.
MSSV: 20170967
Mail: tu.pv170967@sis.hust.edu.vn

Ngày kí duyệt đồ án Ngày bảo vệ đồ án


….../.…../2021 ……/……/2021

Ký tên
Đánh giá của Thầy/Cô hướng dẫn ……/10 …………………….

Ký tên
Đánh giá của Thầy/Cô hỏi thi ……/10 …………………….

HÀ NỘI – 8/2021
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI SME.EDU - Mẫu 6.a
VIỆN CƠ KHÍ Học kỳ: 2
Bộ môn Cơ sở Thiết kế máy & Rôbốt Năm học: 2020 - 2021

ĐỒ ÁN MÔN HỌC: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ Mã HP: ME4503


Thời gian thực hiện: 15 tuần; Mã đề: VCK01-08
Ngày giao nhiệm vụ: …./03/2021; Ngày hoàn thành: …/…/2021
Họ và tên sv: Phạm Văn Tú MSSV: 20170967 Mã lớp: ………… Chữ ký SV: ……
Ngày …/03/2021 Ngày …/03/2021 Ngày …/03/2021
ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ CB Hướngdẫn
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

ThS. Nguyễn Minh Quân ThS. Nguyễn Minh Quân


I. Nhiệm vụ thiết kế: Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm
II. Số liệu cho trước:
1. Hệ thống cấp phôi tự động
2. Nguồn lực cấp phôi và đẩy phôi: Khí nén
3. Nguồn lực quay băng tải: Động cơ điện
4. Bộ truyền ngoài: Xích
5. Thông số hình học phôi:

 Hình lập phương :h1= 3 cm, h2 = 4 cm, h3=10 cm


6. Trọng lượng phôi: Qmin = 0.4 kg; Qmax = 6,0 kg
7. Năng suất làm việc: N = 6 sp/ph
III. Nội dung thực hiện:
1. Phân tích nguyên lý và thông số kỹ thuật
- Tổng quan về hệ thống
- Nguyên lý hoạt động
- Phân tích tính chất, đặc điểm của phôi/sản phẩm để lựa chọn phương pháp cấp phôi phù
hợp
- Xác định các thành phần cơ bản và thông số/yêu cầu kỹ thuật của hệ thống
2. Tính toán và thiết kế
- Thiết kế các mô đun chức năng của hệ thống:
+ Mô đun cấp phôi tự động
+ Mô đun băng tải
+ Mô đun phân loại: pít tong khí nén, van từ, sensor, ...
3. Thiết kế chi tiết và xây dựng bản vẽ lắp
- Xây dựng bản vẽ lắp 2D/3D
- Xây dựng các bản vẽ chế tạo các chi tiết chính
4. Mô phỏng nguyên lý hoạt động (động học)
2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM ................................. 5


1.1 Khái niệm và ứng dụng ..................................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................................... 5
1.1.2 Các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm....................................................................... 5
1.1.3 Ứng dụng ........................................................................................................................ 5
1.2 Nguyên lý hoạt động chung .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ........................................ 6
2.1 Băng tải ............................................................................................................................. 6
2.1.1 Khái niệm ....................................................................................................................... 6
2.1.2 Phân loại ......................................................................................................................... 6
2.1.3 Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động ........................................................................... 7
2.2 Bộ truyền xích ................................................................................................................... 8
2.2.1 Khái niệm và cấu tạo ...................................................................................................... 8
2.2.2 Phân loại ......................................................................................................................... 9
2.2.3 Phạm vi sử dụng ............................................................................................................. 9
2.3 Xi lanh và van khí nén ...................................................................................................... 9
2.3.1 Khái niệm ....................................................................................................................... 9
2.3.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ..................................................................................... 9
2.4 Cảm biến hồng ngoại E3F3-D12 .................................................................................... 12
2.5 Động cơ điện ................................................................................................................... 13
2.5.1 Khái niệm và phân loại ................................................................................................ 13
2.5.2 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động ................................................................................. 16
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG .................................................. 18
3.1 Hệ thống băng tải ............................................................................................................ 18
3.1.1 Tính các thông số hình, động học băng tải .................................................................. 18
3.1.2 Tính lực kéo băng......................................................................................................... 19
3.1.3 Tính chọn động cơ ........................................................................................................ 21
3.1.4 Tính toán chọn bộ truyền ngoài.................................................................................... 22
3.1.5 Tính trục tang chủ động, bị động ................................................................................. 30
3.1.6 Tính toán chọn ổ lăn ..................................................................................................... 37

3
3.2 Hệ thống pít tông khí nén ................................................................................................ 39
3.3 Hệ thống cấp phôi ........................................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢN VẼ HỆ THỐNG.............................................................. 39
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 39

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm và ứng dụng
1.1.1. Khái niệm Hệ thống phân loại sản phẩm
Dây chuyền là một hình thức tổ chức sản xuất trong đó các bộ phận, thiết bị được
thực hiện kế tiếp nhau theo một trình tự.
Hệ thống phân loại sản phẩm là hình thức làm việc theo dây chuyền mà trong đó sản
phẩm sẽ được phân ra theo từng loại riêng tùy theo yêu cầu (phân loại theo kích thước,
khối lượng, hình dáng hay màu sắc...)
1.1.2. Các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm
Tùy theo yêu cầu sản xuất trong thực tế mà người ta phân ra các hình thức phân loại
sản phẩm như sau:
- Phân loại theo khối lượng sản phẩm.
- Phân loại theo màu sắc sản phẩm.
- Phân loại theo kích thước sản phẩm (chiều dài, chiều cao...)
- Phân loại theo mã vạch sản phẩm.
- Phân loại theo hình ảnh sản phẩm
1.1.3. Ứng dụng
Hệ thống phân loại sản phẩm được sử dụng trong các nhà máy sản xuất lớn, làm việc
theo dây chuyền, giúp phân loại các sản phẩm theo các yêu cầu khác nhau (kích thước,
khối lượng, màu sắc...). Hệ thống phân loại được xem như là khâu cuối cùng đặc biệt quan
trọng để kiểm định chất lượng sản phẩm có đạt yêu cầu hay không trước khi đến tay người
tiêu dung.
1.2. Nguyên lý hoạt động chung
Tùy theo các yêu cầu, dựa vào đặc điểm của sản phẩm như khối lượng, màu
sắc, kích thước... mà hệ thống dựa vào các cảm biến để nhận biết, từ đó đưa tín hiệu
về bộ xử lý, bộ xử lý điều khiển các động cơ, cơ cấu (xi lanh, robot...) để giúp phân
loại sản phẩm.

5
CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG
2.1. Băng tải
2.1.1. Khái niệm
Băng tải là một thiết bị dùng để vận chuyển, chuyền tải vật liệu, hàng hóa từ vị trí
này đến vị trí kia giúp tiết kiệm sức lao động, nhân công, thời gian, làm tăng năng suất lao
động.

Hình 2.1: Băng tải


2.1.2. Phân loại
Trong một dây chuyền sản xuất, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa cần vận
chuyển và yêu cầu riêng của từng nhà máy sản xuất mà các băng tải có kích thước và
thiết kế khác nhau:
- Băng tải cao su
- Băng tải xích
- Băng tải con lăn (con lăn nhựa, con lăn truyền động bằng motor..)
- Băng tải đứng
- Băng tải linh hoạt
- Băng tải xoắn ốc
- Băng tải rung...

6
Hình 2.2. Một số loại băng tải
2.1.3. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo chung của băng tải gồm các bộ phận chính được trình bày dưới ảnh sau:

Hình 2.3: Cấu tạo chung của băng tải


Nguyên lý hoạt động của băng tải rất đơn giản, động cơ giảm tốc hoạt động sẽ kéo theo
con lăn kéo xoay và kéo theo dây băng tải chuyển động.
Ưu điểm của băng tải:
+ Cấu tạo đơn giản, khả năng vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, linh động. Có
thể vận chuyển được nhiều loại hàng hóa có kích thước, hình dạng khác nhau
+Vốn đầu tư không nhiều, có thể tự động được, vận hành đơn giản, bảo dưỡng dễ
dàng, làm việc tin cậy, năng suất cao và tiêu hao năng lượng so với máy vận
chuyển khác không lớn lắm.

7
Trong đề tài được giao, em sử dụng loại băng tải PVC vì:
- Tải trọng băng tải thấp
- Băng tải PVC phổ biến, dễ dàng mua sắm, lắp đặt
- Dễ dàng hiệu chỉnh

Hình 2.4. Băng tải PVC


2.2. Bộ truyền xích
2.2.1. Khái niệm và cấu tạo
* Khái niệm: Xích là một chuỗi các mắt xích nối với nhau bằng khớp bản lề. Bộ
truyền xích truyền chuyển động và tải trọng nhờ sự ăn khớp của các mắt xích với các răng
đĩa xích.
* Cấu tạo: Cấu tạo chính của bộ truyền xích gồm đĩa dẫn 1, đĩa bị dẫn 2 và xích 3.

Hình 2.5: Cấu tạo truyền động xích

8
2.2.2. Phân loại
Theo công dụng có thể phân ra:
- Xích trục, xích kéo: dùng để vận chuyển, nâng hạ các vật nặng.
- Xích truyền động: dùng để truyền chuyển động giữa các trục. Xích truyền động
có các loại: xích ống, xích ống con lăn, xích răng.
2.2.3. Phạm vi sử dụng
Truyền động với khoảng cách trục trung bình và yêu cầu kích thước nhỏ gọn, làm
việc không có trượt. Thích hợp với vận tốc thấp, thường lắp ở đầu ra các hộp giảm tốc.
Công suất truyền dẫn P≤100kW, khoảng cách trục lớn nhất
amax=8m, amax=8m,

vận tốc thông thường V≤15m/s, tỷ số truyền u=2 ÷ 5.


2.3. Xi lanh và van khí nén
2.3.1. Khái niệm
➢ Khái niệm.
*Xilanh khí nén: là một thiết bị cơ học được vận hành bằng khí nén dựa vào hoạt
động chuyển đổi năng lượng của khí nén thành động năng.
*Van khí nén: là thiết bị được sử dụng để tạo ra một dòng chảy khí nén tự động
thông qua việc mở và đóng van.
2.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
➢ Cấu tạo
*Xi lanh gồm các bộ phận chính sau:
- Thân trục và pít tông(Barrel, piston)
- Trục pít tông (Piston rod)
- Các lỗ cấp thoát khí nén (Cap-end port and Rod-end port)

9
Hình 2.6: Cấu tạo xi lanh khí nén 2 chiều
*Cấu tạo van khí nén: (Đây là loại van 5 cửa 3 vị trí)
- Cửa A, B kết nối với xi lanh khí nén.
- Cửa P kết nối với nguồn khí nén.
- Cửa R và S là các cửa thải .

Hình 2.7: Cấu tạo van khí nén

10
➢ Nguyên lý hoạt động
*Chu trình đi ra của piston
Khí nén từ cửa P được nạp vào cửa A đi vào xi lanh đẩy piston đi ra,
đẩy khí thải khoang bên kia đi ra qua cửa xả B cửa Sthải ra
ngoài.

Hình 2.8: Nguyên lý hoạt động của chu trình đẩy piston
*Chu trình lùi lại của piston
Khí nén từ cửa P được nạp vào cửa B đi vào xi lanh đẩy piston vào dựa vào sự chênh
lệch áp suất, khí thải khoang còn lại đi qua cửa xả Acửa Rthải ra ngoài.

11
2.4. Cảm biến hồng ngoại E3F3-D12
Do yêu cầu của đề tài là phân loại sản phẩm theo chiều cao với 3 mức 30 mm, 40mm,
100 mm, nên loại cảm biến em sử dụng là cảm biến hồng ngoại, cụ thể là cảm biến E3F3-
D12.Hệ thống sử dụng 3 cảm biến hồng ngoại:
+ Cảm biến 1: Phát hiện phôi để kích hoạt xi lanh đẩy phôi
+ Cảm biến 2: Gá cao hơn mặt băng tải 90mm, để phát hiên phôi cao 100mm
kích hoạt xi lanh phân loại phôi 100 mm
+ Cảm biến 3: Gá cao hơn mặt băng tải 35 mm, để phát hiện phôi cao 40 mm,
kích hoạt xi lanh phân loại phôi 40 mm
* Giới thiệu: Cảm biến vật cản hồng ngoại E3F3-D12 dùng ánh sáng hồng ngoại để xác
định khoảng cách tới vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt nhận
và phát tia hồng ngoại theo tần số riêng biệt.

Hình 2.10. Cảm biến hồng ngoại E3F3-D12


*Thông số kỹ thuật:
− Dạng đóng ngắt: Thường mở (NO - Normally Open)
− Số dây tín hiệu: 3 dây (2 dây cấp nguồn DC và 1 dây tín hiệu ngõ ra cực thu hở
NPN).
− Nguồn điện cung cấp: 6 ~ 36VDC
− Dòng tiêu thụ: 20~35mA
− Khoảng điều chỉnh cảm biến: 7~30cm
− Khoảng cách phát hiện vật cản: 0~30cm
− Góc khuếch tán (góc chiếu): 3~5 độ

12
− Có thể điều chỉnh khoảng cách nhận của cảm biến bằng biến trở tinh chỉnh.
− Dòng kích ngõ ra: 300mA.
− Ngõ ra dạng NPN cực thu hở cần thêm trở kéo lên VCC (khoảng 1~10k Ohm) trước
khi giao tiếp với Vi điều khiển.
− Có led hiển thị ngõ ra màu đỏ.
− Chất liệu sản phẩm: vỏ ngoài nhựa ABS, phía trong đổ keo chống nước, chống va
đập.
− Kích thước: 18 x 68mm.
* Nguyên lý hoạt động: Sử dụng 2 cực phát và thu ánh sáng hồng ngoại, khi gặp vật cản
thì tia sáng hồng ngoại được phản xạ lại về cực thu, từ đó đưa tín hiệu về bộ điều khiển.
2.5. Động cơ điện
2.5.1. Khái niệm và phân loại
*Khái niệm
Động cơ điện là máy điện dùng để chuyển đổi năng lượng điện sang năng lượng cơ
học. Động cơ điện được ứng dụng phổ biến trong thực tế từ những thiết bị trong gia đình
như quạt điện, máy bơm...cho đến các thiết bị công nghiệp như máy khoan, tiện....
*Phân loại
− Dựa trên điện áp sử dụng: động cơ 1 chiều và động cơ xoay chiều
− Dựa trên sơ đồ nối điện: động cơ điện 3 pha và động cơ điện 1 pha
− Dựa trên tốc độ động cơ: động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ

Hình 2.11. Các loại động cơ điện chính


➢ Động cơ điện một chiều:
- Ưu điểm:
+ Có moment mở máy lớn, do đó sẽ kéo được tải nặng khi khởi động.

13
+ Khả năng điều chỉnh tốc độ và quá tải tốt.
+ Tiết kiệm điện năng.
+ Bền bỉ, tuổi thọ lớn.
- Nhược điểm:
+ Bộ phận cổ góp có cấu tạo phức tạp, đắt tiền nhưng thường hư hỏng trong quá
trình vận hành nên cần bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên.
+ Tia lửa điện phát sinh trên cổ góp và chổi than sẽ gây nguy hiểm trong môi
trường dễ cháy nổ.
+ Giá thành đắt, công suất không cao.
- Ứng dụng:
+ Ứng dụng của động cơ điện 1 chiều cũng rất đa dạng và hầu hết trong mọi lĩnh vực
của đời sống. Trong tivi, trong đài FM, ổ đĩa DC, máy in- photo, máy công nghiệp, đặc
biệt trong công nghiệp giao thông vận tải, và các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên
tục trong phạm vi lớn (vd: trong máy cán thép, máy công cụ lớn, đầu máy điện...)
➢ Động cơ điện xoay chiều
- Ưu điểm:
+ Cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng
+ Sử dụng nguồn điện trực tiếp từ lưới điện, không cần chỉnh lưu
+ Khả năng điều khiển tốc độ quay đa dạng
+ Kết cấu bền vững, khả năng chịu quá tải tốt nhờ cơ chế bảo vệ
+ Giá thành thấp hơn so với truyền động dùng động cơ một chiều
- Nhược điểm:
+ Mô men khởi động nhỏ, không sử dụng được trong các ứng dụng cần momen khởi động
lớn
+ Tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với động cơ một chiều
- Ứng dụng:
+ Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, dân dụng.
➢ Động cơ không đồng bộ 3 pha
- Ưu điểm:

14
+ Kết cấu đơn giản nên giá thành rẻ.
+ Vận hành dể dàng, bảo quản thuận tiện.
+ Sử dụng rộng rãi và phổ biến trong phạm vi công suất nhỏ và vừa.
+ Sản xuất với nhiều cấp điện áp khác nhau (từ 24 V đến 10 kV) nên rất thích nghi cho
từng người sử dụng.
-Nhược điểm:
+ Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng của lưới điện.
+ Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải.
+ Khó điều chỉnh tốc độ.
+ Đặc tính mở máy không tốt, dòng mở máy lớn (gấp 6-7 lần dòng định mức).
+ Momen mở máy nhỏ.
➢ Động cơ không đồng bộ 1 pha
- Ưu điểm:
+ Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, không gây khó khăn trong việc di chuyển và lắp đặt.
+ Tiết kiệm nguồn điện.
+ Hoạt động êm ái
+ Độ bền và tuổi thọ của máy được đảm bảo.
- Nhược điểm:
+ Công suất nhỏ.
+ Chủ yếu ứng dụng trong dụng cụ gia đình như máy hút bụi, quạt điện, máy bơm nước.
➢ Động cơ đồng bộ
- Ưu nhược điểm cơ bản giống động cơ không đồng bộ.
- Ứng dụng:
+ Động cơ đồng bộ ứng dụng trong các hệ điều khiển cần độ chính xác cao và có khả năng
tiết kiệm điện năng khi chạy không tải hoặc tải nhẹ, được sử dụng nhiều trong cần cẩu...

15
Đối với yêu cầu của đồ án này em xin lựa chọn loại động cơ là 1 động cơ xoay
chiều 1 pha để kéo bang tải và 1 động cơ servo DC để cấp phôi vì lý do sau:
Động cơ điện xoay chiều 1 pha:
+ Công suất nhỏ
+ Thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, không gây khó khăn trong việc di chuyển và lắp đặt.
+ Tiết kiệm nguồn điện.
+ Hoạt động êm ái
+ Độ bền và tuổi thọ của máy được đảm bảo.

Động cơ điện servo DC:


+ Có moment mở máy lớn, do đó sẽ kéo được tải nặng khi khởi động.
+ Khả năng điều chỉnh tốc độ và quá tải tốt.
+ Tiết kiệm điện năng.
+ Bền bỉ, tuổi thọ lớn.
+ Phổ biến
2.5.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động (rotor)
được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stato
được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của
rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1 mômen.

16
Hình 2.13: Cấu tạo cơ bản của động cơ điện xoay chiều

17
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1. Hệ thống băng tải


* Số liệu đầu vào
Thông số hình học phôi/sản phẩm trên băng:
Hình lập phương: h1=30 mm, h2= 40 mm, h3= 100 mm
Khối lượng phôi: 𝑄𝑚𝑖𝑛 = 0,4 (kg), 𝑄𝑚𝑎𝑥 = 6 (kg)
Năng suất làm việc: N=6 (sp/ph)
Nguồn lực dẫn động băng tải: động cơ điện

Hình 3.1. Kích thước, khoảng cách sản phẩm


3.1.1. Tính toán các thông số hình học, động học băng tải
* Lựa chọn loại băng tải
Lựa chọn sử dụng băng PVC: PVC là từ viết tắt của Polyvinylclorua, nó là một loại nhựa
dẻo, khả năng chịu nhiệt khá tốt cộng với tính đàn hồi cao là những đặc điểm nổi trội.
Ưu điểm:
+Bề mặt dây PVC chống nước chịu nhiệt từ (-10 ° C – 80 ° C) có thể chịu được nhiệt độ
110° C trong một thời gian nhất định
+Khả năng chống thấm hơi ẩm, axit, dầu, khí, ánh sáng mặt trời
+Khả năng chống rách, bong tróc và tác động trọng lượng dây PVC nhẹ, linh hoạt …
+Bề mặt chống xước tiện lợi cho quá trình hoạt động và vệ sinh
+Độ thẫm mỹ cao
+Thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, thông dụng cho nhiều ngành hàng
+Tiết kiệm chi phí hơn so với các loại băng tải khác.
Nhược điểm:
+Chịu va đập kém.
+Tải trọng không cao
* Lựa chọn các thông số cơ bản của băng tải
18
Chọn chiều dài băng tải L=1100 mm.
Chọn chiều rộng nhỏ nhất của băng tải là: b = 160 mm
Chọn khoảng cách giữa 2 sản phẩm x = 250 mm => Có tối đa 4 sản phẩm trên băng tải .
Tổng khối lượng sản phẩm lớn nhất 𝑀𝑚𝑎𝑥 = 6 × 4 = 24 (𝑘𝑔)
Chiều rộng băng: b = 160 (mm)
Chiều dày băng: h = 2 (mm)
𝑘𝑔
Trọng lượng riêng băng tải 𝜌 = 1250 3
𝑚
Chọn đường kính trục chủ động dtang = 60 mm
* Tính vận tốc băng tải
Để đảm bảo năng suất 6 (sp/ph), thời gian 1 sản phẩm đi hết băng tải là
60
t = × 4 = 40 (𝑠)
6
𝐿 𝑚
Vận tốc băng tải là : v = = 0,028 ( )
𝑡 𝑠
3.1.2 Tính lực kéo băng
Các lực cản chuyển động của băng
Qt W2/3
S S

W1/2

W0/1
S S
L

Hình 3.2 .Sơ đồ lực hệ thống băng tải


Trong hệ thống băng tải, dây băng được uốn vòng qua các puly dẫn động, bị động; phần giữa
2 puly này băng được dẫn hướng và đỡ bởi các con lăn và tấm trượt tùy thuộc vào kết cấu và
loại dây. Lực cản chuyện động băng khác nhau tại mỗi đoạn đặc trưng, trên mỗi đoạn này có
cùng tính chất lực cản. Lực căng dây tại mỗi điểm đặc trưng (i) sẽ bằng lực căng tại điểm
ngay trước nó (i-1) cộng với lực cản chuyển động của đây trên đoạn từ (i-1) đến (i)
𝑆𝑖 = 𝑆𝑖−1 + 𝑊𝑖−1⁄ (3.1)
𝑖
Trên sơ đồ lực hình 3.2 ta có lực căng băng tại các điểm đặc trưng 𝑆𝑖 (𝑖 = 0 − 3), với 𝑆0 là
lực căng tại nhánh nhả ở tang dẫn.
Các lực cản chuyển động của băng :
𝑊0⁄ : Lực cản trên mặt nằm ngang từ điểm 0 đến điểm 1.
1
𝑊0⁄ = 𝑞0 𝐿𝑤 (3.2)
1
𝑊0⁄ = 𝑞0 𝐿𝑤 = 𝜌𝐻𝑊𝑔𝐿𝑤 = 1250 x 0,002 x 0,16 x 10 x 1,1 x 0,4 = 1,76 (N)
1

Trong đó :

19
q 0 : Trọng lượng 1 m dài băng

L: Chiều dài băng

w: Hệ số cản riêng của hệ thống đỡ dây, được xác định bằng thực nghiệm,
w = 0,2 − 0,4 , chọn 𝑤 = 0,4.
⇒ 𝑆1 = 𝑆0 + 𝑊0⁄
1

W1 2 : Lực cản trên đoạn uốn cong qua trục bị động từ điểm 1 đến 2

𝑊1⁄ = 𝜉𝑆1 = 0,06.( +𝑊0⁄ ) (3.3)


2 1

ξ: Hệ số cản trên tang đổi hướng, phụ thuộc góc đổi hướng, ξ = 0,03 – 0,06, chọn 𝜉 =
0,06.
W2 3 : Lực cản trên đoạn nằm ngang có tải từ điểm 2 đến 3.
𝑊2/3 = (𝑞0 𝐿 + 𝑄𝑡 )𝑤 = ( 4 x 1 + 24 x 10 ) x 0,4 = 97,6 (N)
q 0 : Trọng lượng 1m dài băng
Q t : Tổng trọng lượng tải đặt trên băng.
Lực kéo băng là lực được truyền ở tang dẫn sang băng :
F = 𝑆3 − 𝑆0 = ∑ 𝑊𝑖−1⁄
𝑖

Ta có: S0 = F0 - 0,5. Ft
S3 = F0 + 0,5. Ft – Fms
Trong đó:
S0 và S3 lần lượt là lực căng tác dụng lên phần dưới và phần trên của trục chủ động
F0 là lực căng ban đầu
Ft là lực có ích của động cơ
Fms là lực ma sát giữa các sản phẩm và băng tải
Fms = Q. w = 240. 0.3 = 72 (N)
Q là tổng trọng lượng của 4 sản phẩm trên băng tải
w là hệ số ma sát, chọn bằng 0,3

20
Lực kéo băng là lực được truyền từ trục chủ động sang băng
F = S3 – S0 = Ft – Fms
Như vậy để xác định được lực kéo F ta cần biết giá trị của 𝑆0 . Lực 𝑆0 có thể xác định từ
điều kiện lực ma sát để truyền lực ở tang dẫn động :
S3 ≤ S0. e fα
F = 𝑆3 − 𝑆0 ≤ 𝑆0 (𝑒 𝑓𝑎 − 1)
 1,76 +0,06.(1,76 + 𝑆0 ) + 97,6 ≤ 𝑆0 (𝑒 𝑓𝑎 − 1)
 𝑆0 ≥ 39,61
Trong đó : α = π : góc ôm của băng trên trục
f: hệ số ma sát giữa băng với tang, = 0,2 ~ 0,4.Chọn =0.4
Chọn S0 = 8124 (N) =>𝐹 =1,76 +0,06.(1,76 + 𝑆0 ) + 97,6
=> F = 586,9 (N)
Công suất yêu cầu trên trục là 𝑁𝑦𝑐 = 𝐹. 𝑣 = 16,43 (𝑊)
3.1.3 Tính chọn động cơ

Công suất trên trục công tác: 𝑃𝑙𝑣 = 𝐹𝑣 = 16,43 (𝑊)


Hiệu suất chung của hệ thống là :
𝜂 = 𝜂𝑜𝑙 𝜂𝑜𝑙 𝜂𝑜𝑙 𝜂𝑥 = 0,99 × 0,99 × 0,99 × 0,95 = 0,92
Các giá trị hiệu suất trên được tra trong bảng 2.3. Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền
và ổ [1]

Bảng 2. 1 Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ

21
Công suất cần thiết trên trục đầu ra hộp giảm tốc :
𝑃𝑙𝑣 16,43
𝑃𝑐𝑡 = = = 17,86 (𝑊)
𝜂 0,92
Số vòng quay trên trục tang là :
60000 × 𝑣 60000 × 0,028 𝑣𝑔
𝑛𝑙𝑣 = = = 8,9 ( ⁄𝑝ℎ)
𝜋×𝐷 𝜋 × 60

Bảng 2. 2 Tỉ số truyền nên dùng cho các bộ truyền trong hệ

Do sử dụng động cơ hộp giảm tốc, nên chọn các tỷ số truyền thành phần
𝑢𝑥 = 3 ( sử dụng truyền động xích)=> 𝑢𝑐 = 𝑢𝑥 = 3
𝑣𝑔
Số vòng quay sơ bộ trên trục động cơ : 𝑛𝑠𝑏 = 8,9 × 3 = 26,7 ( ⁄𝑝ℎ)
𝑣𝑔
Ta đã tính được : 𝑃𝑐𝑡 = 17,86 (𝑊) và 𝑛𝑠𝑏 = 26,7 ( ⁄𝑝ℎ)
Tra bảng thông số dưới đây, ta chọn động cơ 4IK25RC kèm hộp giảm tốc 4IK25GN có
𝑣𝑔
công suất P = 25 W và 𝑛𝑠𝑏 = 27 ( ⁄𝑝ℎ) .
3.1.4 Tính toán chọn bộ truyền ngoài
𝑃đ𝑐 = 25 (𝑊)
Thông số đầu vào { 𝑣𝑔
𝑛đ𝑐 = 27 ( ⁄𝑝ℎ)
Tỷ số truyền 𝑢𝑥 = 3,03
22
∗ Chọn loại xích và góc nghiêng bộ truyền
Vì tốc độ không cao nên chọn loại xích con lăn
Chọn góc nghiêng bộ truyền 𝛽 = 30°
∗ Chọn số răng đĩa xích :
Số răng đĩa nhỏ được chọn theo điều kiện
𝑍1 = 29 − 2𝑢 = 29 − 2 × 3,03 = 22,94 ≥ 19
Chọn số răng 𝑍1 = 23
 Số răng 𝑍2 = 𝑍1 × 𝑢 = 23 × 3,03 = 69,69 < 𝑍𝑚𝑎𝑥 = 120
Chọn số răng 𝑍2 = 70
70
Tỷ số truyền thực tế của hệ 𝑢𝑡 = = 3,04
23
Sai lệch tỷ số truyền
|𝑢 −𝑢 | |3,04−3|
∆𝑢 = 𝑡 × 100% = × 100% = 1,3 % < 4% => thõa mãn
𝑢 3
∗ Xác định bước xích t
Công suất tính toán :
𝑃𝑡 = 𝑃. 𝑘. 𝑘𝑧 . 𝑘𝑛 ≤ [𝑃]
Chọn bộ truyền thí nghiệm là bộ truyền xích tiêu chuẩn, có số răng và vận tốc vòng đĩa xích
𝑣𝑔
nhỏ là 𝑍01 = 25 𝑣à 𝑛01 = 50 ( ⁄𝑝ℎ)
Từ đó ta tính được
𝑍01 25
∗ Hệ số răng 𝑘𝑧 = = = 1,1
𝑍1 23
𝑛01 50
∗ Hệ số vòng quay 𝑘𝑛 = = = 1,9
𝑛1 27
∗Với hệ số k ta có k = 𝑘0 . 𝑘𝑎 . 𝑘đ𝑐 . 𝑘𝑏𝑡 . 𝑘𝑑 . 𝑘𝑐

Bảng 5.6 Trị số của các hệ số thành phần trong hệ số dử dụng K


23
Tra bảng 5.6 [1] ta có :
∎ 𝑘0 : hệ số ảnh hưởng của vị trí bộ truyền. Với 𝛽 = 30°, ta được 𝑘0 = 1
∎ 𝑘𝑎 : hệ số ảnh hưởng của khoảng cách trục và chiều dài xích. Chọn
a =(30÷ 50)𝑝 => 𝑘𝑎 = 1
∎ 𝑘đ𝑐 : hệ số ảnh hưởng của việc điều chỉnh lực căng xích : 𝑘đ𝑐 = 1
∎𝑘𝑏𝑡 : hệ số ảnh hưởng của bôi trơn 𝑘𝑏𝑡 = 0,8
∎𝑘đ : hệ số tải trọng động 𝑘đ = 1,2
∎𝑘𝑐 : hệ số kể đến chế độ là việc của bộ truyền, với số ca làm việc là 2 thì
𝑘𝑐 = 1,25
 k = 1 × 1 × 1 × 0,8 × 1,2 × 1,25 = 1,2
Vậy ta tìm được
𝑃𝑡 = 𝑃. 𝑘. 𝑘𝑧 . 𝑘𝑛 = 16,43 × 1,2 × 1,1 × 1,9 = 41,21 (W)= 0,041 (kW)
Tra bảng 5.5, Công suất cho phép của xích con lăn với điều kiện
𝑃𝑡 = 0,041 ≤ [𝑃], chọn bước xích t =12,7 mm
Cách chọn bước xích như hình 3.7

Hình 3.7 Hình mô tả cách chọn bước xích


Số liệu của bộ truyền xích được tổng hợp như sau :
+ Bước xích t =12,7 mm
+ Đường kính chốt 𝑑𝑐 = 3,66 𝑚𝑚
+ Chiều dài ống B = 5,8 mm
+ Công suất cho phép [P]= 0,19 kW
+ Số mắt xích 𝑍1 = 23, 𝑍2 = 70
*Xác định khoảng cách trục và số mắt xích :
Chọn khoảng cách trục sơ bộ 𝑎𝑠𝑏 = 30𝑡 = 381 𝑚𝑚
2𝑎 𝑍1 +𝑍2 (𝑍2 −𝑍1 )2 𝑡 2×381 23+70 (70−23)2
Số mắt xích x = + + = + + = 106,65
𝑡 2 4𝜋 2 𝑎 12,7 2 4𝜋 2 ×381
Chọn số mắt xích theo số chẵn x = 106

24
Tính lại khoảng cách trục
𝑡 𝑍2 −𝑍1 2
a* = [x – 0,5(𝑍1 + 𝑍2 ) + √[𝑥 − 0,5(𝑍1 + 𝑍2 )]2 − 2( ) ]
4 𝜋

12,7 23−70 2
= [106 – 0,5(23 + 70) + √[106 − 0,5(23 + 70)]2 − 2( ) ]
4 𝜋

= 365,48 (mm)
Để xích không chịu lực căng quá lớn cần giảm a một lượng :
∆𝑎 = 0,003𝑎 ∗= 1,10 (mm)
Do đó khoảng cách trục chính xác của bộ truyền là a = a* - ∆𝑎 = 364,38 (mm)
Số lần va đạp của xích i
Tra bảng 5.9[1] với loại xích con lăn, bước xích t = 12,7 => Số lần va đạp cho phép của
xích là [i] = 60

Bảng 5.9 Số lần va đập cho phép của các loại xích
Số lần va đập i của bản lề x trong 1s là
𝑍 .𝑛 21×17
i= 1 1= = 0,21 < [𝑖] => thỏa mãn
15𝑥 15×112
𝑄
*Kiểm nghiệm xích về độ bền s = ≥ [𝑠 ]
𝑘đ 𝐹𝑡+ 𝐹0 +𝐹𝑣
• Q – Tải trọng phá hỏng: Tra bảng 5.2[1] với t = 12,7 mm ta được: Q = 9 kN, khối
lượng 1 mét xích q = 0,35 kg, đường kính con lăn 7,75 mm

Bảng 5.2 Các thông số của xích con lăn

25
• 𝑘đ – hệ số tải trọng động, 𝑘đ = 1,2
• 𝐹𝑡 - Lực vòng :
𝑃1
𝐹𝑡 = = 135,87 (𝑁)
𝑣
• 𝐹𝑣 - lực căng do ly tâm sinh ra: 𝐹𝑣 = 𝑞. 𝑣 2 =0,35 x 0,0282 = 0,0003
• 𝐹0 – lực căng do trọng lượng nhánh xích bị động sinh ra :
𝐹0 = 9,81. 𝑘𝑓 . 𝑞. 𝑎 = 9,81 × 4 × 0,35 × 0,36438 = 5,00 (N)
𝑘𝑓 là hệ số phụ thuộc độ võng của xích, do 𝛽 ≤ 40° => 𝑘𝑓 = 4

Bảng 5.1 Trị số của hệ số an toàn

• [s] – Hệ số an toàn cho phép, tra bảng 5.1[1] với t=12,7 mm,
𝑣𝑔
𝑛1 = 27 ⁄𝑝ℎ , nên [s]= 7
𝑄 9000
Do vậy s = = = 12,69 > [𝑠]
𝑘đ .𝐹𝑡 +𝐹0 +𝐹𝑣 1,2×586,79+5+0,0003
*Xác định thông số đĩa xích :
Đường kính vòng chia :
𝑡 12,7
𝑑1 = 𝜋 = 𝜋 = 93,27 (𝑚𝑚)
sin ( ) sin ( )
𝑍1 23
𝑡 12,7
𝑑2 = 𝜋 = 𝜋 = 283,07(𝑚𝑚)
sin ( ) sin ( )
𝑍2 70
• Đường kính đỉnh răng :
𝜋 𝜋
𝑑𝑎1 = 𝑡 [0,5 + 𝑐𝑜𝑡( )] = 12,7 [0,5 + cot( )]= 98,75 (mm)
𝑍1 23
𝜋 𝜋
𝑑𝑎2 = 𝑡 [0,5 + 𝑐𝑜𝑡( )] = 12,7 [0,5 + cot( ) = 289,14 (mm)
𝑍2 70
• Đường kính chân răng :
Với r = 0,5025d l + 0,05 , d l là đường kính con lăn. Tra bảng 5.2, ta được

d l = 7,75(mm)  r = 0,5025.7,75 + 0,05 = 3,94(mm)


𝑑𝑓1 = 𝑑1 − 2𝑟 = 85,39 (mm)

26
𝑑𝑓2 = 𝑑2 − 2𝑟 = 275,19 (mm)
Với r = 0,5025.𝑑𝑙 +0,05, 𝑑𝑙 = 7,75 (mm) là đường kính con lăn
*Kiểm nghiệm đĩa bền tiếp xúc đĩa xích :
𝐸
𝜎𝐻 = 0,47√𝑘𝑟 (𝐹𝑡 . 𝐾đ + 𝐹𝑣đ ). ≤ [𝜎𝐻 ]
𝐴𝑘𝑑
Trong đó :
𝑘đ : hệ số tải trọng động, 𝑘đ =1,2
A : Diện tích chiếu của bản lề: Tra bảng 5.12[1] với t = 12,7 mm, ta được A = 39,6 mm2

Bảng 5.12 Diện tích chiếu mặt tựa bản lề A


𝑘𝑟 : Hệ số ảnh hưởng của số răng đĩa xích, tra bảng ở trang 87[1] theo số răng 𝑍1 = 23, thì
ta được 𝑘𝑟 = 0,48

Bảng hệ số ảnh hưởng của số răng đĩa xích


𝑘𝑑 : Hệ số phân bố tải không đều giữa các dãy, 𝑘𝑑 = 1 ( sử dụng 1 dây xích )
𝐹𝑣đ : Lực va đập trên m dãy xích :
𝐹𝑣đ = 13.10−7 𝑛1 𝑝3 = 13.10−7 × 27 × 12,73 = 0,07 (𝑁)
E : Moodul đàn hồi
2𝐸1 𝐸2
E= = 2,1 × 105 (Mpa) (do E1 = E 2 = 2,1.105 Mpa vì cả 2 đĩa xích đều làm bằng
𝐸1 +𝐸2

thép)

𝐸
Ta có : 𝜎𝐻 = 0,47√𝑘𝑟 (𝐹𝑡 . 𝐾đ + 𝐹𝑣đ ).
𝐴𝑘𝑑

2,1 ×105
= 0,47 √0,48 × (135,87.1 + 0,07). = 276,47 (Mpa)
39,6×1

27
Bảng điều kiện bền của vật liệu
Như vậy ta chọn vật liệu thép 45 tôi cải thiện đạt độ rắn HB210 sẽ đạt được ứng suất tiếp
cho phép [𝜎𝐻 ] = 600 𝑀𝑃𝑎
*Xác định lực tác dụng lên trục:
𝐹𝑟 = 𝑘𝑥 . 𝐹𝑡
Trong đó : 𝑘𝑥 là hệ số kể đến trọng lượng của xích, kx= 1,15 ( do góc nghiêng bộ truyền
𝛽 = 30° < 40°
Ft = 135,87
Vậy 𝐹𝑟 = 𝑘𝑥 . 𝐹𝑡 = 1,15 x 135,87 = 156,25 (N)
Tổng hợp các thông số của bộ truyền xích
Thông số Kí hiệu Giá trị
Loại xích Xích con lăn
Bước xích p 12,7 mm
Chiều rộng mắt xích B 5,8 mm
Số mắt xích 𝑥𝑐 106
Khoảng cách trục a 364,38 mm
Số răng đĩa xích chủ động 𝑍1 23
Số răng đĩa xích bị động 𝑍2 70
Vật liệu đĩa xích Thép 45
Đường kính vòng chia đĩa xích chủ động 𝑑1 93,27 mm
Đường kính vòng chia đĩa xích bị động 𝑑2 283,07 mm
Đường kính vòng đỉnh đĩa xích chủ động 𝑑𝑎1 98,75 mm
Đường kính vòng đỉnh đĩa xích bị động 𝑑𝑎2 289,14 mm
Bán kính đáy r 3,94 mm
Đường kính chân răng đĩa xích nhỏ 𝑑𝑓1 85,39 mm
Đường kính chân răng đĩa xích lớn 𝑑𝑓2 275,19 mm
Lực tác dụng lên trục 𝐹𝑟 156,25 (N)
28
3.1.5 Tính trục tang chủ, bị động
Chọn vật liệu làm trục là thép CT5 có 𝜎𝑏 = 500𝑀𝑃𝑎, ứng suất xoắn cho phép [𝜏] =
12 … 20 𝑀𝑃𝑎. Tại vị trí trục lắp với tang và ổ lăn là tiết diện nguy hiểm. Ta lấy [𝜏] = 12
3.1.5.1 Xác định đường kính sơ bộ
Momen xoắn tại đầu ra của hộp giảm tốc:
𝑃
6 𝑐𝑡 6
17,86 × 10−3 (3.1.34)
𝑇đ𝑐 = 9,55. 10 . = 9,55. 10 . = 6317,15 𝑁𝑚𝑚
𝑛đ𝑐 27

Momen xoắn tác dụng vào trục thông qua đĩa xích bị động:
𝑇 = 𝑇đ𝑐 × 𝑢𝑡 × 𝜂𝑥 = 6317,15 × 3,03 × 0,92 = 17609,69 (𝑁. 𝑚𝑚) (3.1.35)

Tại vị trí trục lắp với tang và ổ lăn là tiết diện nguy hiểm. Ta lấy [𝜏] = 12. Đường kính trục
tang được tính theo công thức:
3 𝑇 3 17609,69
𝑑≥√ =√ = 19,43 (𝑚𝑚)
0,2[𝜏] 0,2 × 12
Chọn sơ bộ đường kính trục theo tiêu chuẩn: 𝑑𝑠𝑏 = 20 𝑚𝑚
Chiều rộng ổ lăn trên trục: Tra bảng 10.2Tr189:
Với d=20mm ⇒ b0=15mm

3.1.5.2 Xác định các lực tác dụng


∎ Sơ đồ đặt lực:

29
Hình: Sơ đồ lực tác dụng lên ổ lăn
3.1.5.1 Các lực tác dụng lên trục tang
Lực hướng tâm: 𝐹𝑟 = 𝐹3 + 𝑆0 = 586,9 + 8124 = 8710,9(𝑁)
Momen xoắn tại đầu ra của hộp giảm tốc:
𝑃𝑐𝑡 17,86 × 10−3
𝑇đ𝑐 = 9,55. 106 . = 9,55. 106 . = 6317,15 𝑁𝑚𝑚
𝑛đ𝑐 27

Momen xoắn tác dụng vào trục thông qua đĩa xích bị động:
𝑇 = 𝑇đ𝑐 × 𝑢𝑡 × 𝜂𝑥 = 6317,15 × 3,03 × 0,92 = 17609,69 (𝑁. 𝑚𝑚) (3.1.35)

Lực do bộ truyền xích tác dụng lên trục:


𝐹𝑥1 = 𝐹𝑟𝑥 × cos(60) = 156,25 × cos(60) = 78,13 𝑁
𝐹𝑥2 = 𝐹𝑟𝑥 × cos(30) = 156,25 × cos(30) = 135,32 𝑁
Lực do khối lượng sản phẩm tác dụng vào đầu băng tải:
𝐹𝑠𝑝 1 (3.1.36)
𝐹= = × 6 × 4 × 9,81 = 117,72 (𝑁)
2 2

3.1.5.2 Xác định khoảng cách các điểm đặt lực


• Chiều rộng ổ lăn: b01 = 15 mm

• Chiều rộng vai chống trượt băng tải: 8mm


• Chọn chiều dài mayơ đĩa xích:
𝑙𝑚 = (1,2 … 1,5)𝑑 = (1,2 … 1,5) × 20 = 24 ÷ 30 𝑚𝑚

Chọn 𝑙𝑚 = 25 𝑚𝑚
30
3.1.5.3 Phản lực tại các ổ:
𝐹 × 106 − 𝐹𝑥1 × 46,13 117,72 × 106 − 78,13 × 46,13
𝐹𝑏1 = = = 41,86 (𝑁)
212 212
𝐹𝑎1 = 𝐹 + 𝐹𝑥1 − 𝐹𝑏1 =117,72 + 78,13 −41,86 =153,99
𝐹𝑟 × 106 − 𝐹𝑥2 × 46,13 8710 × 106 − 135,32 × 46,13
𝐹𝑏2 = = = 4325,56(𝑁)
212 212
𝐹𝑎2 = 𝐹𝑟 + 𝐹𝑥2 − 𝐹𝑏2 = 8124 + 135,32 − 4325,56 = 3933,76 (𝑁)
∎ Biểu đồ momen

31
3.1.5.4. Tính các đường kính các đoạn trục
Gọi đường kính các đoạn trục lắp bánh răng, ổ lăn 1, băng tải, ổ lăn 2 lần lượt là d0, d1, d2, d3
∎Monmen uốn tương đương:

𝑀𝑡𝑑 = √𝑀𝑥2 + 𝑀𝑦2 + 0,75. 𝑇 2

𝑀𝑡𝑑0 = √02 + 02 + 0,75. 17609,692 = 15250,44 Nmm


𝑀𝑡𝑑1 = √3604,142 + 6242,312 + 0,75. 17609,692 = 16868,08 Nmm
𝑀𝑡𝑑2 = √4437,162 + 458509,362 + 0,75. 17609,692 = 458784,36 𝑁𝑚𝑚
𝑀𝑡𝑑3 = √02 + 02 + 0,75. 02 =0
∎Đường kính trục tại các tiết điện:
M td
d , chọn [𝜎] = 63 MPa
0,1 
3

[𝜎] = 63 𝑀𝑃𝑎

M td0 15250, 44
d0  3 =3 = 13, 42mm
0,1[] 0,1.63

M td1 16868, 08
d1  3 =3 = 13,88mm
0,1[] 0,1.63

M td2 458784,36
d2  3 =3 = 41, 76mm
0,1[] 0,1.63

M td0 0
d3  3 =3 = 0mm
0,1[] 0,1.63

Từ đó, ta chọn đường kính các đoạn trục như sau :


𝑑1 = 𝑑3 = 20 𝑚𝑚( Đoạn trục lắp với ổ lăn)
𝑑0 = 20 𝑚𝑚 ( Đoạn trục lắp với đĩa xích)
𝑑2 = 45𝑚𝑚 ( Đoạn trục lắp với băng tải)

* Kiểm nghiệm hệ số an toàn về mỏi của trục


Tiết diện nguy hiểm của trục tại vị trí lắp với ổ lăn:
Momen cản uốn:
𝜋𝑑𝑗 3 𝜋. 203
𝑊𝑗 = = = 785,39 𝑚𝑚3
32 32
32
Ứng suất uốn:

𝑀𝑗 52344,20
𝜎𝑎𝑗 = = = 66,65 𝑀𝑃𝑎
𝑊𝑗 785,39

Momen cản xoắn được tính theo công thức:


𝜋𝑑𝑗 3 𝜋. 203
𝑊0𝑗 = = = 1570,79 𝑚𝑚3
16 16

Khi trục quay 1 chiều, ứng suất xoắn:


𝑇 17609,69
𝜏𝑚𝑗 = 𝜏𝑎𝑗 = = = 5,61 𝑀𝑃𝑎
2𝑊0𝑗 2 × 1570,79

Trục làm bằng thép CT5 có 𝜎𝑏 = 500 𝑀𝑃𝑎; 𝜎−1 = 0,436𝜎𝑏 = 218 𝑀𝑃𝑎;
𝜏−1 = 0,58𝜎−1 = 126,44 𝑀𝑃𝑎; theo bảng 10.7. [1] 𝛹𝜎 = 0,05; 𝛹𝜏 = 0
Hệ số 𝐾𝜎𝑑𝑗 và 𝐾𝜏𝑑𝑗 xác định theo công thức:
𝐾𝜎
+ 𝐾𝑥 − 1
𝜀
𝐾𝜎𝑑𝑗 = 𝜎
𝐾𝑦

𝐾𝜏
+ 𝐾𝑥 − 1
𝜀𝜏
𝐾𝜏𝑑𝑗 =
𝐾𝑦

Trong đó:
➢ Tra theo bảng 10.8 [1], trục được gia công trên máy tiện, 𝑅𝑎 =
2,5 … 0,63 𝜇𝑚: 𝐾𝑥 = 1,055
➢ Không dùng phương pháp tăng bền bề mặt: 𝐾𝑦 = 1
Theo bảng 10.11 [1], chọn kiểu lắp k6 ta được:
𝐾𝜎
= 1,88
𝜀𝜎
𝐾𝜏
= 1,53
{ 𝜀𝜏
𝐾𝜎
+𝐾𝑥 −1 1,88+1,055−1
𝜀𝜎
=> 𝐾𝜎𝑑𝑗 = = = 1,935
𝐾𝑦 1
𝐾𝜏
+ 𝐾𝑥 − 1 1,53 + 1,055 − 1
𝜀𝜏
𝐾𝜏𝑑𝑗 = = = 1,585
𝐾𝑦 1
Từ đó:

33
➢ Hệ số an toàn chỉ tính riêng ứng suất pháp tại tiết diện trục lắp với
tang:
𝜎−1 218
𝑠𝜎𝑗 = = = 1,69
𝐾𝜎𝑑𝑗 𝜎𝑎𝑗 + 𝛹𝜎 𝜎𝑚𝑗 1,935 × 66,65
➢ Hệ số an toàn chỉ tính riêng ứng suất tiếp tại tiết diện trục lắp với tang:
𝜏−1 126,44
𝑠𝜏𝑗 = = = 14,22
𝐾𝜏𝑑𝑗 𝜏𝑎𝑗 + 𝛹𝜏 𝜏𝑚𝑗 1,585 × 5,61
=> Hệ số an toàn tại tiết diện nguy hiểm đoạn trục lắp với tang:
𝑠𝜎𝑗 . 𝑠𝜏𝑗 1,69 × 14,22
𝑠𝑗 = = = 1,68 ≥ [𝑠]
√𝑠𝜎𝑗 2 + 𝑠𝜏𝑗 2 √1,692 + 14,222
= 1,5 … 2,5

Vậy hệ số an toàn của đoạn trục lắp với ổ lăn thỏa mãn điều kiện bền mỏi
*Chọn then lắp trục với mayơ đĩa xích
Chọn chiều dài mayơ đĩa xích:
𝑙𝑚 = (1,2 … 1,5)𝑑 = (1,2 … 1,5) × 20 = 24 ÷ 30 𝑚𝑚
Chọn 𝑙𝑚 = 25 𝑚𝑚, lấy chiều dài then (0,8 ÷ 0,9)𝑙𝑚 = (20 ÷ 22,5)
Chọn chiều dài then 𝑙 = 20 𝑚𝑚
Với đường kính trục lắp với ổ lăn đã xác định ở trên 𝑑𝑡2 = 20 𝑚𝑚, theo
bảng 9.1a [1] ta chọn then có kích thước sau:
➢ 𝑏 × ℎ × 𝑙 = 6 × 6 × 20 𝑚𝑚
➢ Chiều sâu rãnh then trên trục và trên lỗ: 𝑡1 = 3,5 𝑚𝑚; 𝑡2 = 2.8 𝑚𝑚
Kiểm nghiệm then:
➢ Điều kiện bền dập:
Chọn vật liệu làm mayơ bằng C45, có ứng suất dập cho phép ở dạng lắp cố
định, tải trọng tĩnh tra theo bảng 9.5 [1] bằng: [𝜎𝑑 ] = 150 𝑀𝑃𝑎
2𝑇 2 × 17609,69
𝜎𝑑 = = = 35,22 𝑀𝑃𝑎 ≤ [𝜎𝑑 ]
𝑑𝑙(ℎ − 𝑡1 ) 20 × 20(6 − 3,5)
= 150 𝑀𝑃𝑎

Vậy then thỏa mãn điều kiện bền dập


➢ Điều kiện bền cắt:
Với then bằng thép 45 hoặc CT6 chịu tải trọng tĩnh [𝜏𝑐 ] = 60 … 90𝑀𝑃𝑎
2𝑇 2 × 17609,69
𝜏𝑐 = = = 14,67 𝑀𝑃𝑎 ≤ [𝜏𝑐 ] = 60 … 90𝑀𝑃𝑎
𝑑𝑙𝑏 20 × 20 × 6

Vậy then thỏa mãn điều kiện bền cắt


3.1.6 Tính toán chọn ổ lăn
*Chọn ổ lăn
Do trục trên tang băng tải không chịu ảnh hưởng của lực dọc trục nên ta chọn loại ổ bi
34
đỡ 1 dãy.
Với đường kính ngõng trục 𝑑𝑡2 = 20 𝑚𝑚. Chọn ổ bi Y/UCFL 204/H của hãng SKF
với thông số:
➢ Khả năng tải động: 𝐶 = 12,7 𝑘𝑁
➢ Khả năng tải tĩnh: 𝐶0 = 6,55 𝑘𝑁
* Tính kiểm nghiệm ổ theo khả năng tải động:

Tải trọng động quy ước:


𝑄 = (𝑋𝑉𝐹𝑟 + 𝑌𝐹𝑎 )𝑘𝑡 𝑘đ

Trong đó:
➢ 𝐹𝑟 – tải trọng hướng tâm:

𝐹𝑟 = √𝐹𝑎1 2 + 𝐹𝑎2 2 = √153,992 + 3933,762 = 682,36 𝑁


➢ 𝐹𝑎 – tải trọng dọc trục: 𝐹𝑎 = 0
➢ V– hệ số kể đến vòng nào quay: chọn ổ lăn vòng trong quay 𝑉 = 1
➢ 𝑘𝑡 − hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ: 𝑘𝑡 = 1 (𝑇 < 1000 𝐶)
➢ 𝑘𝑑 − hệ số kể đến đặc tính tải trọng: 𝑘đ = 1 ( tải trọng tĩnh)
➢ 𝑋 − hệ số tải trọng hướng tâm: 𝑋 = 1
➢ Y – hệ số tải trọng dọc trục: Y=0
Từ đó :
𝑄 = (𝑋𝑉𝐹𝑟 + 𝑌𝐹𝑎 )𝑘𝑡 𝑘đ = 682,36 𝑁
Từ bảng 11.2 [1] chọn tuổi thọ của ổ lăn: 𝐿ℎ = 8 × 103 (𝑔𝑖ờ)
=> Tuổi thọ tính bằng triệu vòng quay của ổ:
60𝑛𝑏𝑡 . 𝐿ℎ 60 × 8,9 × 8 × 103
𝐿= = = 4,272 (𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑣ò𝑛𝑔)
106 106
=> Khả năng tải động của ổ lăn:
𝑚 3
𝐶𝑑 = 𝑄 √𝐿 = 682,36√4,272 = 1107,19 𝑁 = 1,11𝑘𝑁 < 𝐶
= 12,7 𝑘𝑁

* Tính kiểm nghiệm ổ theo khả năng tải tĩnh


Tải trọng tĩnh quy ước xác định theo công thức (11.19) [1]:
𝑄𝑡 = 𝑋0 𝐹𝑟 + 𝑌0 𝐹𝑎

Trong đó:
➢ 𝐹𝑟 – tải trọng hướng tâm: 𝐹𝑟 = 682,36 N
➢ 𝐹𝑎 −tải trọng dọc trục: 𝐹𝑎 = 0
➢ 𝑋0 hệ số tải trọng hướng tâm, tra theo bảng 11.6 [1]: 𝑋0 = 0,6

35
Vậy 𝑄𝑡 = 𝑋0 𝐹𝑟 + 𝑌0 𝐹𝑎 = 0,6 × 682,36 = 409,42𝑁 = 0,41𝑘𝑁
Tải trọng tĩnh quy ước xác định theo công thức (11.20) [1]:
𝑄𝑡 = 𝐹𝑟 = 682,36 = 0,68𝑘𝑁
Vậy 𝑄𝑡 = 0,68 𝑘𝑁 < 𝐶0 = 6,55 𝑘𝑁.
*Kết luận
Sử dụng cặp ổ bi Y/UCFL 204/H cho cả tang chủ động và tang bị động.

3.2 Hệ thống pít tông khí nén


Các thông số đầu vào:
➢ Hành trình xi lanh: 𝐿𝑥𝑙 = 𝑏𝑏𝑡 = 160 𝑚𝑚
➢ Khối lượng lớn nhất của phôi: 𝑄𝑚𝑎𝑥 = 6𝑘𝑔
➢ Hệ số ma sát giữa phôi và băng tải: 𝑓 = 0,2
Lực ma sát lớn nhất giữa phôi với băng tải:

𝐹𝑚𝑠 𝑚𝑎𝑥 = 𝑄𝑚𝑎𝑥 . 𝑓. 𝑔 = 6 × 0,2 × 9,81 = 11,772 𝑁

Lực do cần piston gây ra:


𝑝𝜋𝐷 2
𝐹=
4

Trong đó:
➢ p - áp suất làm việc, áp suất của các máy nén khí thông dụng là
𝑝 = 6 𝑏𝑎𝑟 = 6 × 105 (𝑁/𝑚2 ) .
➢ D – đường kính trong của piston
Như vậy, để piston đẩy được phôi thì:
𝐹 ≥ 𝐹𝑚𝑠 𝑚𝑎𝑥
𝐹𝑚𝑠 𝑚𝑎𝑥 × 4 11,772 × 4
=> 𝐷 ≥ √ =√ = 4,99 (𝑚𝑚)
𝑝×𝜋 6 × 105 × 𝜋

36
Hình 3.10. Thông số xi lanh CJ2 [5]
Chọn xi lanh khí nén dòng CJ2 hãng SMC có thông số như sau:
Xi lanh cấp phôi:
➢ Kích thước nòng: 𝜙10 𝑚𝑚
➢ Hành trình tiêu chuẩn 100 mm
Xi lanh đẩy phôi:
➢ Kích thước nòng: 𝜙10 𝑚𝑚
➢ Hành trình tiêu chuẩn 150 mm

37
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢN VẼ HỆ THỐNG

4.1. Thiết kế chi tiết và xây dựng bản vẽ lắp


Phụ lục kèm theo
4.2 Mô phỏng nguyên lý hoạt động

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Viện Cơ Khí đã tạo điều kiện để em thực hiện đồ
án, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Quân đã nhiệt
tình giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án này.
Trong quá trình làm đồ án, em đã cố gắng để hoàn thiện đồ án nhưng do kiến thức và
kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự góp ý, hướng dẫn của các thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Chất: “Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy,” nhà xuất bản giáo dục, 2001.
2. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển: “Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập I và tập II,” nhà
xuất bản giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Tiến Lưỡng: “Tự động hóa thủy khí trong máy công nghiệp”, nhà xuất bản giáo
dục, 2008.
4. Nguyễn Trọng Hiệp: “Chi tiết máy tập 2”, nhà xuất bản giáo dục 2006.

39
40

Vous aimerez peut-être aussi