Vous êtes sur la page 1sur 6

CÂU 8: CHIẾN TRANH LẠNH

I. KHÁI NIỆM
- Là thời kỳ căng thẳng về chính trị và quân sự giữa 2 cường quốc Liên Xô - Mỹ sau WWII.
+ "Chiến tranh" chỉ sự đối đầu về mặt chính trị và ý thức hệ LX - Mỹ.
+ "Lạnh" phản ánh LX - Mỹ không sử dụng các vũ khí "nóng" mà là các cuộc chạy
đua vũ trang, đặc biệt là vũ khí hạt nhân.
+ Với Mỹ, CTL là nhằm ngăn chặn rồi tiêu diệt Liên Xô - CNXH.

II. NGUYÊN NHÂN


- Nguyên nhân quan trọng nhất: sự đối lập về mục tiêu và ý thức hệ giữa TBCN (Mỹ đứng
đầu) và XHCN (LX khởi xướng).
+ Khối Tây Âu đi theo CNTB truyền thống :
Kinh tế: quyền sở hữu tư nhân về tài sản, phương tiện SX, môi trường tự do để đầu tư
kinh doanh, sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt: chủ tư bản bóc lột sức lao động của công
nhân.
+ Khối Đông Âu đi theo CN Cộng sản:
Kinh tế: sự sở hữu công cộng, chủ trương xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, tạo xã
hội bình đẳng, mọi người làm việc theo năng lực và hưởng thụ theo nhu cầu.
- Mỹ ham muốn trở thành bá chủ thế giới, phá vỡ trật tự 2 cực Ianta.
Mỹ tham gia WWII muộn, lợi dụng chiến tranh để sản xuất và buôn bán vũ khí, từ đó,
Mỹ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
- CNXH lan rộng, trở thành “nguy cơ đe dọa” đến Mỹ và CNTB.
- 12/03/1947, học thuyết Truman ra đời: Mĩ phải đứng ra "đảm nhiệm sứ mạng lãnh
đạo thế giới tự do", "giúp đỡ các dân tộc trên thế giới đứng lên chống lại sự đe dọa của
CNCS", chống lại " sự bành trướng" của LX".

III. MÂU THUẪN XÔ - MỸ VÀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ


TRONG THỜI KỲ "CHIẾN TRANH LẠNH"

GIAI ĐOẠN 1945 - thập niên 70


*Sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ làm cho tình hình QHQT căng thẳng:
- 1947 - 1949, "chính sách ngăn chặn" của Mỹ để ngăn chặn sự bành trướng của CNCS.
+ Mĩ chia cắt nước Đức, phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức, biến Tây Đức
thành tiền đồn "ngăn chặn" nguy cơ thắng lợi của CNXH.
+ Mĩ bác bỏ mọi đề nghị hợp lý của Liên Xô trong giải quyết vấn đề ký hòa ước
với Đức, thành lập một chính phủ chung cho toàn nước Đức.
+ Các Hiệp định trong Hội nghị Washington dẫn tới việc hình thành một quốc
gia Tây Đức chống lại nước CHDC Đức, Liên Xô và các nước XHCN.
- 1954, Mĩ và các nước phương Tây kí hiệp ước Pari nhằm vũ trang, biến Tây
Đức thành "một lực lượng xung kích" chống lại CHDC Đức, Liên Xô.
+ Mĩ chia cắt Triều Tiên:
+ 5/1948, Mĩ và các thế lực thân Mĩ tổ chức tuyển cử riêng rẽ bầu "các đại biểu
quốc hội Nam Triều Tiên". 7/1948, Mĩ công nhận chính phủ Nam Triều Tiên.
*CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc:
- Theo nghị quyết HN Ianta (2/1945): miền Bắc thuộc quyền quân quản của LX,
miền Nam là miền quân quản của Mĩ; VT38 là ranh giới tạm thời của 2 bên.
- Sự bất đồng quan điểm Xô - Mĩ dẫn đến sự bế tắc trong việc thành lập 1 chính
phủ lâm thời ở Triều Tiên: Ủy ban tạm thời của LHQ chỉ thực hiện công việc
của mình ở miền Nam (có nhiệm vụ tạo điều kiện cho việc thành lập chính phủ
toàn quốc Triều Tiên). Năm 5/1948, Nhà nước Đại Hàn dân quốc thành lập.
9/1948, CHDCND Triều Tiên được thành lập.
- 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ; Sau 3 tháng, quân đội Triều Tiên
vượt qua ranh giới VT38. 7/7/1950, HĐ Bảo an LHQ ra nghị quyết yêu cầu Mĩ
cử tư lệnh lực lượng thống nhất của LHQ đưa quân đến Triều Tiên. 10/1950,
Trung Quốc phái quân chí nguyện sang "kháng Mĩ, viện Triều". 7/1953, Hiệp
định đình chiến mới được ký kết ở Bàn Môn Điếm, lấy VT38 làm ranh giới
quân sự 2 miền Nam - Bắc.
- 1951, Mĩ kí kết "Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật", Nhật Bản chính thức biến thành căn
cứ chiến lược - bức tường ngăn chặn "làn sóng cộng sản" ở Châu Á.
- 1949 - 1954, Mĩ lót đường cho Anh, Pháp, Ý xâm lược lại thuộc địa cũ của chúng ở
ĐNÁ.
+ Sự thất bại "chính sách ngăn chặn":
.1947, cuộc kháng chiến chống Pháp ở VN có những thắng lợi to lớn.
.1948, CHDCND Triều Tiên được thành lập.
.1949:
.10/1949, CHDCND Đức được thành lập.
.CHND Trung Hoa ra đời (Thắng lợi của ĐCS Trung Quốc khiến cho hệ thống
XHCN được nối liền từ Châu Âu sang Châu Á)
.Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử: phá thế độc quyền bom nguyên tử
của Mỹ.
- Sự ra đời của 2 khối quân sự NATO - Tổ chức Hiệp ước Vácsava xác lập cục diện 2 cực, 2
phe.
- Quốc hữu hóa kênh đào Suez 1956:
+ Liên quân Anh, Pháp, Israel tấn công Ai Cập (sau quyết định Ai Cập quốc hữu hóa
kênh đào Suez và công nhận nước CHND Trung Hoa).
+ Liên Xô đe dọa can thiệp quân sự để cứu nguy cho Ai Cập. Lo ngại một cuộc thế
chiến mới, Mỹ đe dọa cấm vận kinh tế Israel, cắt nguồn cung dầu cho Anh, Pháp.
- Khủng hoảng tên lửa Cuba 1962: thế giới suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân.
- Liên Xô đặt các tên lửa hạt nhân tầm trung ở Cuba hướng về Mỹ. Liên Xô coi đây là
cách đáp trả việc Mỹ bố trí hệ thống tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ.
- Phong trào không liên kết
- 4/1955, HN Băng-đung được triệu tập với 29 nước Á-Phi tham gia, đánh dấu các nước Á-
Phi bước lên vũ đài quốc tế và tự quyết vận mệnh nước mình; Các nước đoàn kết với nhau
trong một mặt trận thống nhất.
- Phong trào không liên kết hình thành (9/1961): gồm những quốc gia "thế giới thứ ba" - đi
đầu là Ấn Độ; có chính sách đối ngoại không liên kết, không tham gia vào nhóm quân sự -
chính trị nào; chủ trương chống CN thực dân mới và cũ; CN pbct, giành độc lập về chính trị,
kinh tế, văn hóa, hợp tác quốc tế.

GIAI ĐOẠN thập niên 70 - thập niên 80


*Mâu thuẫn Xô - Mĩ mở rộng:
- Đầu thập niên 70, cuộc đối đầu Xô - Mĩ mở rộng, biểu hiện qua những cuộc xung đột vũ
trang mang tính khu vực mà Xô - Mĩ làm hậu thuẫn.
- Cuộc chiến tranh giữa Israel - các nước A-Rập:
+ Nguyên nhân: sự đối đầu giữa 2 cường quốc Xô - Mĩ: 2 cường quốc không can thiệp
trực tiếp mà ủng hộ 2 nhóm đối lập nhau:
+ Mĩ ủng hộ tiền, vũ khí, chính trị cho phía Israel;
+ Liên Xô ủng hộ cho Xi-ri bằng viện trợ quân sự, công nhận PLO là người đại
diện chân chính & duy nhất của nhân dân ARập-Palextin;
- Tình hình Trung Đông luôn căng thẳng, tựa như "thùng thuốc nổ có nhiều ngòi nổ
chậm".
- Cuộc chiến tranh ở Afghanistan:
.4/1979, NN dân chủ nhân dân do Taraki đứng đầu được thành lập. 9/1979, Amin - 1
trong những lãnh tụ của Đảng đã lật đổ và sát hại Taraki. 12/1979, Liên Xô đưa quân
đội tiến vào Afghanistan để lật đổ chính quyền Amin.
- Đây là lần đầu tiên kể từ 1945, Liên Xô đưa quân tham gia chiến tranh với 1 quốc gia
khác.
- Nhân dân Afghanistan nổi dậy chống quân LX và chính phủ B.Karmal. Mỹ và TQ là
hai nước chủ yếu cung cấp vũ khí, trang bị, tiền tài cho LL kháng chiến ở Pakixtan.
*Sự hòa hoãn giữa 2 cực Xô - Mĩ làm cho tình hình QHQT dịu đi.
- 1972, Xô - Mĩ kí "Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng, chống tên lửa" - ABM &
"Hiệp định tạm thời về một số biện pháp trong lĩnh vực hạn chế vũ khí tiến công chiến
lược""-SALT-1
- 1979, Liên Xô - Mĩ kết kết Hiệp định SALT-2.
- Ký Hiệp định này đã tạo thế cân bằng chiến lược quân sự chung giữa Liên Xô - Mĩ; góp
phần làm hòa hoãn tình hình thế giới, củng cố hòa bình, an ninh của tất cả các dân tộc.
- Trên cơ sở thỏa thuận Xô - Mĩ, 9/11/1972, 2 nước CHDC Đức & CHLB Đức kí kết tại Bon
"Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức": thiết lập quan hệ và
giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Nhờ đó, tình hình căng thẳng ở Châu Âu
giảm rõ.

GIAI ĐOẠN thập niên 80 - 1989


*Mâu thuẫn hâm nóng bởi học thuyết Reagan
- Mỹ và LX bắt đầu chạy đua lại vũ trang mà Mỹ là kẻ khởi xướng với "Học thuyết Reagan"
(nhằm phá thế cân bằng về chiến lược quân sự với LX, khôi phục lại vị trí đứng đầu về quân
sự).
*Xô - Mĩ chấm dứt "Chiến tranh lạnh"
- Nửa sau thập niên 80, khi Goocbachop lên cầm quyền ở LX, quan hệ Xô - Mĩ thực sự
chuyển từ "đối đầu" sang "đối thoại".
- 1987, Xô - Mĩ ký Hiệp định thủ tiêu tên lửa tầm trung ở Châu Âu.
- 1989, Mĩ - Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc "Chiến tranh lạnh" vì:
+ "Chạy đua vũ trang", viện trợ chi tiêu quân sự khắp thế giới làm Xô - Mĩ suy giảm
"thế mạnh" về nhiều mặt.
+ Đức, Nhật, Tây Âu vươn lên, xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ và
kĩ thuật diễn ra sôi nổi trong khi kinh tế Mĩ và Liên Xô đều đã bị giảm sút.

*"Chiến tranh lạnh" kết thúc làm thay đổi đường lối đối ngoại của 5 nước lớn:
"đối thoại", hợp tác cùng hòa bình, giải quyết tranh chấp & xung đột quốc tế.
- Thời kỳ "Chiến tranh lạnh" - thế "hai cực" Xô - Mĩ: Anh Pháp phụ thuộc vào Mĩ, Trung
Quốc có khi liên minh với LX chống Mĩ (thập niên 50), cùng chống LX và Mĩ (thập niên
60), liên minh Mĩ chống Liên Xô (1972).

IV. HỆ QUẢ
- Cuộc chạy đua vũ trang, trật tự 2 cực Yalta đã cuốn thế giới vào vòng xoáy phân cực theo ý
thức hệ giữa 2 phe TBCN – XHCN; làm tình hình quốc tế leo thang căng thẳng trong suốt 40
năm nửa sau thế kỉ XX.
- Liên Xô và Mỹ huy động ngân sách rất lớn để chạy đua vũ trang; tạo ra kho vũ khí hủy diệt
nhân loại. Việc này làm giảm sút “thế mạnh” về kinh tế của 2 cường quốc.
- Những cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” - chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên…, gây
ra thiệt hại nặng nề về sức người & sức của.
- Căng thẳng về ý thức hệ vẫn diễn ra sâu sắc đâu đó trên thế giới – ở bán đảo Triều Tiên.
- Sự suy giảm “thế mạnh” về nhiều mặt của 2 cường quốc Xô - Mĩ làm các quốc gia ý thức
được tác động tiêu cực từ trật tự thế giới 2 cực Yalta, từ đó, họ điều chỉnh đường lối chiến
lược phát triển: xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia – kinh tế; đối ngoại không liên kết
(từ trong phong trào không liên kết 1961 mà chủ yếu là các quốc gia thế giới thứ ba – tiêu
biểu là Ấn Độ).
- Sự xói mòn của trật tự 2 cực Yalta và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ những năm 80
của thế kỉ XX đã thúc đẩy quá trình “toàn cầu hóa" diễn ra sôi nổi.

Vous aimerez peut-être aussi