Vous êtes sur la page 1sur 4

Chủ đề dân số 1

I. Texte en français

L’évolution de la démographie mondiale

Source : https://www.lefigaro.fr/international/l-evolution-de-la-demographie-mondiale-en-4-
graphiques-20190711

Vieillissement de la population, recul de la fécondité, explosion démographique des pays pauvres...


À l’occasion de la journée mondiale de la population, Le Figaro revient sur les dernières projections
démographiques de l’ONU.//

Nous sommes aujourd’hui 7,7 milliards d’individus sur Terre. En 2050, nous serons 9,7 milliards et
10,9 milliards en 2100 selon le dernier rapport de l’Organisation mondiale des Nations Unies. Un
chiffre qui implique toute une série de conséquences, à laquelle l’ONU veut sensibiliser les
décideurs politiques. Raison pour laquelle, il y a tout juste trente ans, en 1989, l’organisation
internationale créait une journée dédiée à la population. À partir de 1690 recensements nationaux,
d’enregistrements d’états civils, l’ONU projette le devenir de 235 pays.

Alors que la fécondité - c’est-à-dire le nombre d’enfants par femme en âge d’avoir des enfants -
baisse dans la plupart des pays du monde, la population continue de croître, à un rythme plus lent.
L’allongement de la durée de la vie partout dans le monde et un nombre de naissances en Afrique
subsaharienne, expliquent ce phénomène.

Selon les prévisions de l’ONU, l’Afrique subsaharienne (au sud du Sahara) comptera à elle seule
plus d’un milliard de personnes en 2050. Globalement, les 47 pays les moins développés dans le
monde sont ceux où la population augmente le plus vite. Conséquence: la pression accrue sur les
ressources mondiales déjà saturées, entraîne une grande pauvreté, qui favorise des déplacements de
population vers des pays plus riches.

La hausse mondiale est portée par seulement une dizaine de pays dont la croissance sera
particulièrement forte : l’Inde, dont la population dépassera même celle de la Chine en 2027,
l’Égypte, le Pakistan, l’Indonésie, les États-Unis, le seul pays très développé à conserver une
croissance très soutenue, et de nombreux pays d’Afrique subsaharienne comme le Nigéria, le
Congo, l'Éthiopie et la Tanzanie. En Afrique, même si la fécondité reste forte, les femmes ont,
comme partout, moins d’enfants. //
Cette baisse pourrait même avoir un effet positif sur l’économie de ces pays, à condition qu’ils
créent de l’emploi et investissement dans l’éducation. Les 25-64 ans, en âge de travailler, seront
alors les plus nombreux. Une aubaine que les démographes appellent « dividende démographique ».

À l’inverse, l’Europe devient le foyer des pays qui se dépeuplent. À cause d’un taux de fécondité
très bas, la Lituanie et la Bulgarie vont perdre plus de 20% de leur population. Même chose pour de
nombreux pays d’Europe de l’Est. En Asie, le Japon va lui aussi perdre presque 20% de sa
population. Quant à la France, sa population augmenterait d’un million d’ici 2050, à 68 millions.

Au niveau mondial, outre la faible fécondité, les pertes de populations s’expliquent par des
migrations, économiques (Venezuela ou Bangladesh par exemple) ou environnementales, ou encore
les guerres, comme en Syrie ou au Soudan.

Dans tous les pays, la durée de vie des hommes comme des femmes s’allongent, même si les
femmes conservent leur avance. On vit aujourd’hui 72,6 ans dans le monde, soit 8 ans de plus qu’en
1990. L’ONU prévoit que cette durée de vie atteigne 77,1 ans en 2050. L’espérance de vie
s’améliore également dans les pays les plus pauvres, même si l’écart reste de près de 14 ans avec les
pays riches. Cette différence s’explique par une forte mortalité des enfants et des jeunes mères dans
les pays pauvres, la violence de certains conflits et la persistance de l’épidémie de Sida.

Signe aujourd’hui de ce fort vieillissement, les personnes âgées de plus de 65 ans sont dans le
monde plus nombreuses que les enfants de moins de 5 ans. Selon les projections de l’ONU, le
monde comptera, pour la première fois, plus de personnes de 65 ans et plus, que de 15-24 ans, en
2050. Le nombre d’octogénaires et plus - 143 millions aujourd’hui - devrait tripler en 2050 et
atteindre 426 millions.

I I. Bài tiếng Việt

Dân số Việt Nam 2019: Hơn 96 triệu người, đứng thứ 15 thế giới

Nguồn : https://news.zing.vn/dan-so-viet-nam-2019-hon-96-trieu-nguoi-dung-thu-15-the-gioi-
post965734.html

Theo Tổng điều tra dân số, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân, là quốc gia đông dân thứ 15
thế giới.

Sáng 11/7, Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ cuộc
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết cuộc tổng điều tra dân số vào
tháng 4/2019 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Đây cũng là lần đầu tiên Tổng cục Thống kê ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các quy
trình thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu.

Theo kết quả đánh giá sơ bộ tính đến 1/4/2019, Việt Nam hiện có hơn 96,2 triệu dân (với hơn 47,8
triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới). Với số dân này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế
giới.

So với kết quả điều tra dân số năm 2009, Việt Nam tăng hơn 10 triệu dân, vị trí xếp hạng về quy mô
dân số của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á không thay đổi và giảm hai bậc so với các quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sau 10 năm tính từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, mật độ dân số của Việt Nam tăng từ 269
người/km2 lên 290 người/km2. Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có mật độ dân số cao nhất cả
nước với 2.398 người/km2 và 4.363 người/km2. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam là 33,1 triệu,
khu vực nông thôn 63,1 triệu người.

Sự phân bố dân cư giữa các vùng kinh tế - xã hội cũng có sự khác biệt đáng kể. Theo đó, vùng đồng
bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất cả nước với 22,5 triệu dân, chiếm gần 23,4% dân
số cả nước. Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,3 triệu người, chiếm
21%.

Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với tổng dân số là 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số
cả nước. 

Với hơn 47,8 triệu nam giới và 48,3 triệu nữ giới, chỉ số giới tính trung bình cả nước là 99,1
nam/100 nữ; khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ; khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ hoặc chồng
chiếm 69,2%; ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,1%; góa chồng hoặc vợ chiếm 6,2%. Ngoài ra, kết quả
đánh giá sơ bộ cho thấy nữ giới có xu hướng kết hôn sớm và phổ biến hơn nam. Tỷ lệ nam và nữ kết
hôn từ 15 tuổi trở lên lần lượt là: 73,4% và 81,5%.

Tỷ lệ cư dân thành thị ở Việt Nam thấp hơn tốc độ đô thị hóa

Trong vòng 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác
động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị Việt Nam tính đến nay
chiếm 34,4% và tăng 4,8% so với năm 2009. 
Tỷ lệ này được đánh giá là ở mức thấp so với tỷ lệ dân cư thành thị ở các quốc gia khu vực Đông
Nam Á và có sự chênh lệch so với tốc độ đô thị hóa hiện nay ở nước ta (trên 38%). 

Cả nước có 26,8 triệu hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009. Đây được đánh giá là giai đoạn
có tỷ lệ tăng quy mô hộ gia đình thấp nhất trong vòng 40 năm qua.

Tính đến tháng 4/2019, toàn quốc còn khoảng 4.800 hộ không có nhà ở, trung bình cứ 10.000 hộ
dân cư thì có 1,8 hộ không có nhà.

Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy quy mô dân số nước ta trong giai đoạn 2009-
2019 tăng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn 10 năm trước (1999-2009). 

Dựa trên những kết quả thu thập được, Phó Thủ tướng chỉ đạo Tổng cục Thống kê phối hợp cùng
các bộ ngành phân tích các kết quả chi tiết nhằm phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và giám sát các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. 

Vous aimerez peut-être aussi