Vous êtes sur la page 1sur 6

DÉCLARATION DES DROITS DE L'HOMME ET DU CITOYEN DE 1789

PRÉAMBLUE
Les représentants du peuple français, constitués en Assemblée nationale, considérant que
l'ignorance, l'oubli ou le mépris des droits de l'homme sont les seules causes des malheurs
publics et de la corruption des gouvernements, ont résolu d'exposer, dans une déclaration
solennelle, les droits naturels, inaliénables et sacrés de l'homme, afin que cette déclaration,
constamment présente à tous les membres du corps social, leur rappelle sans cesse leurs droits et
leurs devoirs ; afin que les actes du pouvoir législatif et ceux du pouvoir exécutif, pouvant être à
chaque instant comparés avec le but de toute institution politique, en soient plus respectés ; afin
que les réclamations des citoyens, fondées désormais sur des principes simples et incontestables,
tournent toujours au maintien de la Constitution et au bonheur de tous.
En conséquence, l'Assemblée nationale reconnaît et déclare, en présence et sous les auspices de
l'Être Suprême, les droits suivants de l'homme et du citoyen.

ARTICLE PREMIER
Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits. Les distinctions sociales ne peuvent
être fondées que sur l'utilité commune.
II.
Le but de toute association politique est la conservation des droits naturels et imprescriptibles de
l'homme. Ces droits sont la liberté, la propriété, la sûreté et la résistance à l'oppression.
III.
Le principe de toute souveraineté réside essentiellement dans la Nation. Nul corps, nul individu
ne peut exercer d'autorité qui n'en émane expressément.
IV.
La liberté consiste à pouvoir faire tout ce qui ne nuit pas à autrui : ainsi, l'exercice des droits
naturels de chaque homme n'a de bornes que celles qui assurent aux autres membres de la société
la jouissance de ces mêmes droits. Ces bornes ne peuvent être déterminées que par la loi.
V.
La loi n'a le droit de défendre que les actions nuisibles à la société. Tout ce qui n'est pas défendu
par la loi ne peut être empêché, et nul ne peut être contraint à faire ce qu'elle n'ordonne pas.
VI.
La loi est l'expression de la volonté générale. Tous les citoyens ont droit de concourir
personnellement ou par leurs représentants à sa formation. Elle doit être la même pour tous, soit
qu'elle protège, soit qu'elle punisse. Tous les citoyens, étant égaux à ses yeux, sont également
admissibles à toutes dignités, places et emplois publics, selon leur capacité et sans autre
distinction que celle de leurs vertus et de leurs talents.
VII.
Nul homme ne peut être accusé, arrêté ou détenu que dans les cas déterminés par la loi et selon
les formes qu'elle a prescrites. Ceux qui sollicitent, expédient, exécutent ou font exécuter des
ordres arbitraires doivent être punis ; mais tout citoyen appelé ou saisi en vertu de la loi doit
obéir à l'instant ; il se rend coupable par la résistance.
VIII.
La loi ne doit établir que des peines strictement et évidemment nécessaires, et nul ne peut être
puni qu'en vertu d'une loi établie et promulguée antérieurement au délit, et légalement appliquée.
IX.
Tout homme étant présumé innocent jusqu'à ce qu'il ait été déclaré coupable, s'il est jugé
indispensable de l'arrêter, toute rigueur qui ne serait pas nécessaire pour s'assurer de sa personne
doit être sévèrement réprimée par la loi.
X.
Nul ne doit être inquiété pour ses opinions, même religieuses, pourvu que leur manifestation ne
trouble pas l'ordre public établi par la loi.
XI.
La libre communication des pensées et des opinions est un des droits les plus précieux de
l'homme ; tout citoyen peut donc parler, écrire, imprimer librement, sauf à répondre de l'abus de
cette liberté dans les cas déterminés par la loi.
XII.
La garantie des droits de l'homme et du citoyen nécessite une force publique ; cette force est
donc instituée pour l'avantage de tous, et non pour l'utilité particulière de ceux à qui elle est
confiée.
XIII.
Pour l'entretien de la force publique, et pour les dépenses d'administration, une contribution
commune est indispensable ; elle doit être également répartie entre les citoyens, en raison de
leurs facultés.
XIV.
Les citoyens ont le droit de constater, par eux-mêmes ou par leurs représentants, la nécessité de
la contribution publique, de la consentir librement, d'en suivre l'emploi, et d'en déterminer la
quotité, l'assiette, le recouvrement et la durée.
XV.
La société a le droit de demander compte à tout agent public de son administration.
XVI.
Toute société dans laquelle la garantie des droits n'est pas assurée ni la séparation des pouvoirs
déterminée, n'a point de Constitution.
XVII.
La propriété étant un droit inviolable et sacré, nul ne peut en être privé, si ce n'est lorsque la
nécessité publique, légalement constatée, l'exige évidemment, et sous la condition d'une juste et
préalable indemnité.
TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN 1789

LỜI MỞ ĐẦU
Những người đại diện cho Nhân Dân Pháp, được tổ chức thành một Quốc hội, tin rằng sự thiếu
hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy nhất
dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính quyền, đã quyết định
xác lập – trong một tuyên ngôn chính thức – các quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và
bất khả xâm phạm của con người, để bản tuyên ngôn này, xuất hiện thường xuyên trước tất cả
các thành viên của xã hội, liên tục nhắc nhở họ về quyền và nghĩa vụ của họ, để hoạt động của
quyền lập pháp, cũng như hành động của quyền hành pháp, có thể được so sánh mọi lúc với các
mục tiêu và chủ đích của toàn bộ thể chế chính trị, và như thế sẽ tôn trọng các mục tiêu và chủ
đích đó hơn, và cuối cùng, để những đòi hỏi của các công dân, dựa trên các nguyên tắc đơn giản
và không thể chối cãi sau đây, sẽ luôn hướng tới duy trì Hiến pháp và góp phần tạo hạnh phúc
cho tất cả mọi người. Và như thế, Quốc hội công nhận và tuyên bố, trong sự hiện diện và dưới sự
che chở của Đấng Tối cao, những quyền sau đây của con người và của công dân:

ĐIỀU THỨ NHẤT


Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả
cộng đồng.
II.
Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của
con người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài sản, an ninh và chống lại sự áp bức.
III.
Các nguyên tắc chủ quyền có nguồn gốc từ Quốc gia. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào có
thể thực hiện quyền mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
IV.
Tự do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác. Như thế, việc
thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới hạn sao cho các cá nhân khác trong xã
hội cũng được hưởng những quyền tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng
luật pháp.
V.
Luật chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho xã hội. Bất cứ hành vi nào không bị pháp
luật cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không ai bị bắt buộc phải làm điều mà pháp luật
không yêu cầu.
VI.
Luật pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân đều có quyền đóng
góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật pháp. Luật pháp phải giống nhau với mọi
đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay trừng phạt. Tất cả các công dân, bình đẳng trước con mắt của
luật pháp, phải có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào tất cả các văn phòng quan trọng,
các vị trí và chức vụ công, theo khả năng của họ và không có gì phân biệt ngoại trừ phẩm chất và
tài năng.
VII.
Không ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay giam cầm ngoại trừ trường hợp được quyết định bởi pháp
luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy định. Những người theo đuổi, phát tán, thực
thi hoặc gây áp lực thực thi các mệnh lệnh tùy tiện phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ công dân nào
được gọi, bị bắt giữ theo quy đinh pháp luật, phải tuân thủ ngay tức khắc; anh / chị ta sẽ bị coi là
có tội nếu chống lại.
VIII.
Luật pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không thể tranh cãi; và
không ai bị trừng phạt nếu không có một điều luật đã được thành lập và công bố trước khi người
đó phạm tội, và có thể áp dụng hợp pháp.
IX.
Bởi vì mọi con người đều được coi là vô tội cho tới khi anh / chị ta bị tuyên bố có tội, nên khi
cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ lực quá mức tốit thiểu cần thiết để bắt và giam giữ
người đó sẽ bị xử lý thích đáng.
X.
Không ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm tôn giáo, miễn là
việc trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa bình được thiết lập bởi luật pháp.
XI.
Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế,
bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu
lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật.
XII.
Đảm bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công [cảnh sát, quân đội
v.v..]. Những lực lượng này, do đó, được thành lập để phục vụ mục đích chung, và không phải để
sử dụng riêng cho mục đích của những người mà công chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo
lực lượng.
XIII.
Để duy trì các lực lượng công, và để chi trả chi phí quản lý, một [hệ thống] thuế chung là điều
cần thiết. Thuế phải được chia sẻ một cách tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ tương ứng
với khả năng của họ.
XIV.
Mọi công dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra tính cần thiết của thuế
công. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế, giám sát thuế được sử dụng như thế nào, và quyết
định mức thuế, các điều khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà
mức thuế có hiệu lực.
XV.
Xã hội có quyền yêu cầu công chức giải thích rõ công việc quản lý và giám sát của mình.
XVI.
Bất kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không được đảm bảo, và
sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến pháp.
XVII.
Tài sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể bị tước đoạt tài sản;
ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi
thường công bằng và đưa trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt.

Vous aimerez peut-être aussi