Vous êtes sur la page 1sur 9

ÔN TẬP HỌC KỲ - MÔN SINH HỌC - LỚP 11

SINH HỌC – THẦY TRƯƠNG CÔNG KIÊN


LIVESTREAM : 20H TỐI THỨ 6 HÀNG TUẦN
HOTLINE : 0399036696

ĐĂNG KÝ HỌC SỚM ÔN 9+ THPTQG INBOX THẦY CÁC EM NHÉ ~~~!!!


Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua

A. miền lông hút. B. miền chóp rễ.

C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.

Câu 2. Trong các đặc điểm sau:

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt. (2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn. (4) Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3. Điều không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng

A. hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. không tiêu tốn năng lượng.

C. thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

D. khếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 4. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và

A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút. C. mạch ống. D. tế bào biểu bì.

Câu 5: Động lực vận chuyển các chất trong dòng mạch rây

A. Lực đẩy (áp suất rễ).

B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.

C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.

D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 6. Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 7. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Câu 8. Để xác định vai trò của nguyên tố Mg đối với sinh trưởng và phát triển của cây
ngô, người ta trồng cây ngô trong

A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.

C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.

D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.

Câu 9. Vai trò của kali trong cơ thể thực vật

A. Là thành phần của protein và axit nucleic.

B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.

C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả,
phát triển rễ.

D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.

Câu 10: Tilacôit là đơn vị cấu trúc của

A. Chất nền B. Lục lạp C. Strôma D. Grana


Câu 11. Hãy chú thích cho hình bên: Phương án chú thích đúng là

A. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - tilacôit ; 5 - grana.

B. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - tilacôit; 4 - chất nền ; 5 - grana.

C. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - chất nền ; 4 - grana; 5 - tilacôit.

D. 1 - màng ngoài ; 2 - màng trong ; 3 - grana; 4 - tilacôit ; 5 - chất nền.

Câu 12. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là:

A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điphôtphat). B. AlPG (anđêhit phootpho


glixêric).

C. APG (axit phốtpho glixêric). D. AM (axit malic).

Câu 13. Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?

A. NADPH, O2 B. ATP, NADPH

C. ATP, NADPH và O2 D. ATP và CO2

Câu 14. Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào

A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này

B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào

C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.

D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng.


Câu 15. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở

A. Các phản ứng xảy ra trong pha tối.

B. Chất nhận CO2 đầu tiên đều là ribulozo 1,5 diphotphat.

C. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là APG.

D. Các phản ứng sáng tương tự.

Câu 16. Khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?

I. Quá trình quang hợp của thực vật C3 diễn ra ở lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp
của tế bào bao bó mạch.

II. Ở thực vật C4, pha sáng diễn ra ở lục lạp của tế bào bao bó mạch, pha tối diễn ra ở lục
lạp của tế bào mô giậu.

III. Ở thực vật CAM, chỉ có chu trình C4 chứ không có chu trình Canvin.

IV. Khi môi trường có ánh sáng, thực vật CAM vẫn diễn ra pha tối.

A. 3 B. 2 C.1 D. 4

Câu 17. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả

Câu 18. Các giai đoạn của phân giải hiếu khí ở thực vật diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.


Câu 19: Tế bào diễn ra phân giải hiếu khí, phân giải kị khí khi nào?

A. Khi có sự cạnh tranh về ánh sáng.

B. Khi có sự cạnh tranh về chất tham gia phản ứng: nếu có glucozơ thì hô hấp hiếu khí
và khi không có glucozơ thì xảy ra quá trình lên men.

C. Khi có sự cạnh tranh về CO2, khi có nhiều CO2 thì xảy ra quá trình lên men, khi
không có CO2 thì xảy ra quá trình hô hấp hiếu khí.

D. Khi có sự cạnh tranh về O2, thiếu O2 xảy ra lên men và có đủ O2 thì xảy ra hô hấp hiếu
khí.

Câu 20: Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác
hại nào sau đây?

A. Làm giảm nhiệt độ. B. Làm tăng khí O2; giảm CO2.

C. Tiêu hao chất hữu cơ. D. Làm giảm độ ẩm.

Câu 21. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 22. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.

D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 23. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là

A. răng cửa giữ và giật cỏ

B. răng nanh nghiền nát cỏ

C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ

D. răng nanh giữ và giật cỏ


Câu 24. Côn trùng hô hấp

A. bằng hệ thống ống khí B. bằng mang

C. bằng phổi D. qua bề mặt cơ thể

Câu 25. Động vật có phổi không hô hấp được dưới nước vì

A. nước tràn vào đường dẫn khí, cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được

B. phổi không hấp thu được O2 trong nước

C. phổi không thải được CO2 trong nước

D. cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước

Câu 26. Khi nói về bề mặt trao đổi khí trong hô hấp, những phát biểu nào sau đây là
đúng?

(1) Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể
lớn).

(2) Bề mặt trao đổi khí mỏng và khô ráo giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

(3) Có nhiều mao mạch trên bề mặt trao đổi khí.

(4) Máu chứa sắc tố hô hấp làm tăng khả năng vận chuyển và trao đổi khí.

(5) Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng
khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 27. Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp?

A. Tim co, tạo ra một áp lực để tống máu vào trong tĩnh mạch, đồng thời tạo nên một áp
lực tác dụng lên thành mạch và huyết áp phụ thuộc 3 yếu tố.

B. Tim không co nhưng tạo ra một áp lực để tống máu vào trong động mạch, đồng thời
tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và huyết áp phụ thuộc vào 2 yếu tố.

C. Tim co, tạo ra một áp lực để tống máu vào trong động mạch, động thời tạo nên một
áp lực tác dụng lên thành mạch và huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố.

D. Tim không co nhưng tạo ra một áp lực để tống máu vào trong tĩnh mạch, đồng thời
tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố.
Câu 28. Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là

A. Tim hoạt động ít tốn năng lượng

B. máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình

C. máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

D. tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa

Câu 29. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự

A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim

B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim

C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim

D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim

Câu 30: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là:

A. ATP, NADPH, CO2 B. H2O, ATP, NADPH

C. NADPH, H2O, CO2 D. O2, ATP, NADPH

Câu 31. Đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ở thực vật là:

A. Lượng nước thoát ra nhỏ, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.

B. Lượng nước thoát ra lớn, có thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí khổng.

C. Lượng nước thoát ra nhỏ, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí
khổng.

D. Lượng nước thoát ra lớn, không thể điều chỉnh được bằng sự đóng mở của khí
khổng.

Câu 32. Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là

A. Lục lạp → Ti thể → peroxixom

B. Peroxixom → lục lạp → ti thể

C. Lục lạp → peroxixom → ti thể

D. Ti thể → lục lạp → peroxixom


Câu 33. Chu trình Crep xảy ra ở đâu?

A. Màng trong ti thể B. Tế bào chất C. Ti thể D. Chất nền ti thể

Câu 34. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu?

A. Không thể thay thế được bởi bất cứ nguyên tố nào khác

B. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

C. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

D. Thường được phân chia thành nguyên tố đại lượng và vi lượng tương ứng với hàm
lượng của chúng trong mô thực vật

Câu 35. Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau
đây?

A. Nucleaza B. Nitrogenaza C. Caboxilaza D. Amilaza

Câu 36. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ

A. Chuyển hóa năng lượng ở dạng hóa năng thành quang năng.

B. Tổng hợp glucôzơ.

C. Tiếp nhận CO2.

D. Hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Câu 37. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn
ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra
ở lục lạp trong tế bào mô giậu

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch và giai đoạn tái
cố định CO2 theo quá trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu và giai đoạn tái cố
định CO2 theo quá trình Canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch
Câu 38. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm

D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 39. Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào?

(1) dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucozơ thành
glicôgen dự trữ rất nhanh

(2) dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn
dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ

(3) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn
dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ

(4) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với
tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ, nhờ đó nồng độ
glucozơ trong máu giảm

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 40. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế

A. điều hòa huyết áp

B. duy trì nồng độ glucozơ trong máu

C. điều hòa áp suất thẩm thấu

D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu

Vous aimerez peut-être aussi