Vous êtes sur la page 1sur 5

BÀI 1 – GEN, NHÂN ĐÔI ADN

TỰ LUYỆN (BÀI TẬP RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH)


Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

Câu 1 [187656]: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào.
A. Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân.
B. Mang gen quy định tổng hợp prôtêin cho bào quan ti thể.
C. Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
D. Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào.
Câu 2 [187657]: Một phân tử ADN có 500T và 800X. Số chu kỳ xoắn của ADN là bao nhiêu?
A. 260. B. 240. C. 130. D. 400.
AT
Câu 3 [187658]: Một gen có số nucleotit loại G = 40%. Tỉ lệ bằng bao nhiêu?
GX
A. 2/3. B. 1/2. C. 4/3. D. 1/4.
Câu 4 [187659]: Một gen có 90 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại guanin (loại G) chiếm 35%. Số nucleotit
loại A của gen là
A. 442. B. 270. C. 357. D. 170.
Câu 5 [187660]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở mạch khuôn 5’-3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần enzim xúc tác.
C. Enzym Ligaza hoạt động trên cả hai mạch mới được tổng hợp.
D. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.
Câu 6 [187661]: Khi nói về số lần nhân đôi của các phân tử ADN ở trong tế bào, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Các phân tử ADN trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
II. ADN ở tế bào chất thường có số lần nhân đôi nhiều hơn ADN trong nhân tế bào.
III. Nếu tế bào không phân bào thì ADN ở trong nhân không thực hiện nhân đôi.
IV. Nếu tế bào không phân bào thì ADN ở trong tế bào chất vẫn có thể tiến hành nhân đôi.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7 [187662]: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật
nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở pha S của kì trung gian.
II. Các gen thường tồn tại theo cặp alen.
III. Có cấu trúc mạch kép xoắn thẳng.
IV. Có độ dài và số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8 [187663]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, luôn có sự tham gia của ligaza.
II. Trên mỗi phân tử ADN luôn có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
III. Trong một tế bào, các phân tử ADN có số lần nhân đôi giống nhau.
IV. Quá trình nhân đôi ADN luôn diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9 [187664]: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A - %X = 10% và có %T - %X = 30%;
Trên mạch 2 của gen có %X - %G = 20%. Theo lí thuyết, trong tổng số nucleotit trên mạch 1, số nucleotit
loại X chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 20%. B. 30%. C. 10%. D. 40%.
Câu 10 [187665]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
II. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần enzim ADNpolimeraza xúc tác.
III. Enzym Ligaza hoạt động trên cả hai mạch mới.
IV. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11 [187666]: Một gen ở sinh vật nhân sơ gồm 1200 cặp nuclêôtit trong đó có 480 nuclêôtit loại
ađênin. Trên mạch 1 của gen có ađênin chiếm 10% số nuclêôtit của mạch, trên mạch 2 có 300 nuclêôtit
G T
loại guanin. Tỉ lệ của mạch 2 là
A X
A. 1/3. B. 2/3. C. 5/7. D. 7/13.
AG 3
Câu 12 [187667]: Mạch thứ nhất của 1 phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ  và mạch thứ hai có tỉ
TX 2
AT 1
lệ  . Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
G X 4
AG 3
I. Mạch 2 của phân tử ADN này có tỉ lệ  .
TX 2
AG
II. Phân tử ADN này có tỉ lệ  1.
TX
AT 1
III. Phân tử ADN này có tỉ lệ  .
G X 4
AT 4
IV. Mạch 1 của phân tử ADN này có tỉ lệ  .
G X 3
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 13 [187668]: Một nuclêôtit được cấu tạo nên từ những thành phần nào dưới đây?
I. 1 nhóm phosphas. II. 1 nhóm glyxerol.
III. 1 nhóm amino. IV. 1 đường C5 (C5H10O4).
V. 1 bazo nito.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 14 [187669]: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây có cả ở ADN của tế bào nhân thực và có cả ở ADN của
vi khuẩn?
I. Có cấu trúc ADN dạng mạch thẳng. II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
III. Có cấu trúc AND dạng vòng . IV. Liên kết với prôtêin histôn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15 [187670]: Ở sinh vật nhân sơ, loại phân tử nào sau đây có cấu trúc hai mạch xếp song song và
ngược chiều nhau?
A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN.
Câu 16 [187671]: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các các nuclêôtit là 3’AXG TAA GXX5’.
Trình tự các các nuclêôtit của đoạn mạch thứ hai là
A. 5’UXG AAU XGU3’. B. 5’TGX ATT XGG3’. C. 3’TXG AAT XGT5’. D. 3’GGX TTA GXA5’.
Câu 17 [187672]: Loại nuclêôtit A, T, G, X là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 18 [187673]: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzym ADN polymeraza có chức năng
A. xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit.
B. Lắp ráp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
C. xúc tác nối các đoạn Okazaki để tạo mạch ADN hoàn chỉnh.
D. tháo xoắn phân tử ADN.
Câu 19 [187674]: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân
thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. số điểm khởi đầu nhân đôi. B. nguyên liệu của môi trường.
C. chiều tổng hợp mạch mới. D. nguyên tắc nhân đôi.
Câu 20 [187675]: Có bao nhiêu enzim sau đây tham gia quá trình nhân đôi ADN?
I. Ligaza. II. Enzim tháo xoắn. III. ADN polimeraza IV. Lipaza
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 21 [187676]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
II. Enzym gyrase và helicase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN
III. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
IV Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần enzim xúc tác.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 22 [187677]: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật
nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở pha G1 của kì trung gian.
II. Các gen thường tồn tại theo cặp alen.
III. Có cấu trúc mạch vòng xoắn thẳng.
IV. Có độ dài và số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23 [187678]: Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A - %X = 20% và có %T - %X = 30%;
Trên mạch 2 của gen có %X - %G = 30%. Theo lí thuyết, trong tổng số nucleotit trên mạch 2, số nucleotit
loại X chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 35%.
Câu 24 [187679]: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 6 mạch
pôlinuclêôtit mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp
II. Nếu diễn ra theo nguyên ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.
III. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 2 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi
trường nội bào.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 3 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi
trường nội bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25 [187680]: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc
chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ III.


Câu 26 [187681]: Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm đế kiểm chứmg mô hinh nhân đôi ADN ở
vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E . coli trong môi trường chỉ có nitơ đồng vị
15
nặng ( N). Sau đó, họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp năm thế hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ
(14N). Biết số lần nhân lên của các vi khuẩn E . coli trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau
mỗi thế hệ và thu được kết quả như hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N;
14 15 14
Y là vị trí của ADN chứa cả mạch N và mạch N; Z là vị trí của ADN chứa cả hai mạch N.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thí nghiệm trên đã kiểm chứng quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Nếu một vi khuần E . coli được nuôi với các điều kiện thí nghiệm như trên thì luôn có hai mạch ADN
15
chứa N ở mỗi thế hệ.
III. Ở thế hệ thứ 4, tỉ lệ ADN ở vị trí Y không thay đổi so với thế hệ thứ 3.
IV. Ở thế hệ thứ 5, tỉ lệ ADN ở vị trí Yso với ADN ở vị trí Z là 1/15.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 27 [187682]: Ở ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn bằng số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì:
A. Hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
B. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C. Hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn.
D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.
Câu 28 [187683]: Một phân tử ADN mạch kép có số nucleotit loại G chiếm 20% và có 3600 adenin.
Tổng liên kết hidro của ADN là
A. 14400. B. 7200. C. 12000. D. 1440.
A+T
Câu 29 [187684]: Một phân tử ADN mạch kép có số nucleotit loại A chiếm 12%. Tỉ lệ trên mạch
G+X
2 của gen là
3 6 19 3
A. . B. . C. . D. .
25 19 6 7
Câu 30 [187685]: Axit nucleic gồm những loại nào sau đây?
A. ARN và protein. B. ADN và protein. C. ADN và ARN. D. ADN và nhiễm sắc
thể.
Câu 31 [187686]: Có bao nhiêu cơ chế di truyền ở cấp phân tử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32 [187687]: Khi nói về phân bào nguyên phân, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng và vùng sinh sản của cơ quan sinh dục.
II. ADN nhân đôi xảy ra ở kì trung gian dẫn đến NST nhân đôi ở kì này ( Giai đoạn G1).
III. NST đóng xoắn ở kỳ trước, co xoắn tối đa ở kỳ giữa vào kì sau mỗi NST kép đều bị tách thành 2 NST
đơn phân li về hai cực. Sau đó tháo xoắn ở kì cuối.
IV. NST tồn tại dạng kép ở kỳ trung gian trước khi ADN nhân đôi, ở kỳ sau, kỳ cuối, NST tồn tại dạng
đơn ở các kỳ trung gian, trước, giữa.
V. Kỳ trung gian là thời kỳ sinh trưởng của tế bào, chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo.
VI. Thoi vô sắc xuất hiện ở kỳ giữa và bị phá huỷ hoàn toàn ở kỳ cuối.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33 [187688]: Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình
sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một
mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotit. Nhiều khả năng
là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
A. ADN polymeraza B. enzym ligaza. C. Các nuclêôtit D. Các đoạn Okazaki.
Câu 34 [187689]: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Diễn ra ở trong nhân tế bào hoặc diễn ra ở ti thể, lục lạp.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Nhân đôi ADN là cơ sở để truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
IV. Trên một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có nhiều đơn vị nhân đôi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35 [187690]: Khi nói về nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra trong nhân tế bào.
II. Quá trình nhân đôi ADN sử dụng các loại nucleotit tự do làm nguyên liệu.
III. Quá trình nhân đôi ADN cần sự xúc tác của các enzim.
IV. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza có khả năng tháo xoắn ADN.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36 [187691]: Khi nói về cấu trúc của gen ở sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X.
II. Có 2 mạch cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung.
III. Nếu biết được trình tự các nucleotit trên mạch 1 thì sẽ suy ra được trình tự các nucleotit trên mạch 2.
IV. Các gen đều có các đoạn intron xen kẻ các đoạn exon.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 37 [187692]: Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục
còn mạch kia tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất định
B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau
D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại enzim khác nhau xúc tác
Câu 38 [187693]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
III. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới
theo chiều 3’→ 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của
ADN ban đầu.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
AT
Câu 39 [187694]: Một gen có tỉ lệ = 1/4. Số nucleotit loại G chiếm bao nhiêu %?
GX
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.
AT
Câu 40 [187695]: Một gen có tỉ lệ = 2/3. Số nucleotit loại A chiếm bao nhiêu %?
GX
A. 10%. B. 20%. C. 30%. D. 40%.

Vous aimerez peut-être aussi