Vous êtes sur la page 1sur 65

KINH TẾ KINH DOANH

21/3 Thi Giữa Kỳ


C4, 5: học hết trừ những phần KTL
C4: học độ co giãn, tác động, đồ thị
2 cái hàm chính
C5: học về hàm sx, tác động lên nhau, các đường cắt nhau ở đâu
So sánh LAC, ACmin
Độc quyền nhóm: lý thuyết trò chơi, cây trò chơi
PP thế, PP larange
C2: nắm được hết tất cả các thị trường và quyết định trong 2 thị trường này ntn
C3: đọc bảng so sánh, phân biệt rủi ro bất định, giá trị E, V, 3 biện pháp (giá trị
thông tin)

CHƯƠNG 1
1. Các vấn đề cơ bản của kinh tế kinh doanh
a. Tổng quan về doanh nghiệp (xem lại luật)

Khái niệm về doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản


Phân loại doanh nghiệp

Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn điều lệ

Căn cứ vào quy mô

Căn cứ hình thức pháp lý

b. Cấu trúc thị trường và quyết định kinh doanh

Thị trường
Cấu trúc thị trường

● Giá trần, giá sàn có thể không còn được áp dụng, thị trường diễn ra theo cung cầu
● Doanh nghiệp có khả năng tự định giá của mình hay không tùy thuộc vào cấu trúc
thị trường doanh nghiệp tham gia vào

Cạnh tranh hoàn hảo


Độc quyền thuần túy

Cạnh tranh độc quyền

Độc quyền nhóm

Tại sao các doanh nghiệp


độc quyền nhóm không
bắt tay với nhau?

-> luật chống độc độc


quyền
Hãng chấp nhận giá
tham gia vào thị trường
cạnh tranh hoàn hảo

Hãng đặt giá

c. Cầu (D) và lượng cầu

Khái niệm

Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

Nhân tố Ảnh hưởng cụ thể

Giá hàng hóa (P)

Giá hàng hóa liên quan (Pr)


Thu nhập (I/M)

Tùy thuộc vào cá nhân mỗi người mà


một mặt hàng được xem là hàng
thông thường hay thứ cấp

Số lượng người mua (N)

Thị hiếu (T)

Kỳ vọng (E/Pe)

Hàm cầu tổng quát


● Hàm cầu (cầu) cho biết lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả
năng mua ở các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác không đổi

Qd = f(P)
● Luật cầu: Lượng cầu tăng khi giá giảm và lượng cầu giảm khi giá tăng, các yếu tố
khác là không đổi

∆Q/∆P <0
Hàm cầu ngược: Hàm cầu khi giá được thể hiện dưới dạng hàm của lượng cầu

P=f(Qd)

Khi dấu của biến khác với kỳ vọng

● Xem lại câu hỏi, bảng hỏi, có khiến người trả lời trả lời ngược lại không -> làm
lại
● Xây dựng lại cơ sở lý luận
● Xây dựng lại các biến quan sát
● Mặt hàng mình đang hỏi mình cho là thứ cấp, với người mình hỏi có phải là thứ
cấp không
● Có thể làm lại nghiên cứu

d. CUNG & LƯỢNG CUNG


Khái niệm

Các nhân tố tác động đến cung

Nhân tố Tác động

Giá hàng hóa (P)

Giá yếu tố đầu vào (Pi)

Tiến bộ kỹ thuật (T/Te)

Kỳ vọng giá sản phẩm trong tương lai


(Pe/E)

Số lượng hãng sản xuất (F/N)

Hàng thay thế trong sản xuất ● Kinh doanh nhiều mặt hàng, các mặt hàng sử
dụng chung nguồn lực từ doanh nghiệp -> đa
dạng hóa sản phẩm
● Không sản xuất cùng số lượng -> có sự cạnh
tranh về nguồn lực. Tăng sp có nhu cầu cao,
giảm sp có nhu cầu thấp -> cung thay đổi

Hàng bổ sung trong sản xuất ● Cùng nguồn lực có thể tạo ra nhiều sản phẩm
chính - phụ tùy vào định hướng kinh doanh và
nhu cầu thị trường.

● Sản xuất nhiều sản phẩm hình thành đường cầu,


lợi nhuận cận biên khác nhau. Có những sản
phẩm lợi ích cận biên trở về 0 nhanh hơn các
sản phẩm khác.

● Phải quyết định đưa ra thị trường bao nhiêu, thứ


tự ưu tiên các sản phẩm

● Ex: nuôi gia cầm, thịt sản phẩm chính, trứng sản
phẩm phụ hoặc ngược lại

Hàm cung tổng quát


Hàm cung: thể hiện quan hệ giữa Qs và P khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung (PI, Pr, T, Pe và F)
không đổi

Qs = g (P, P’I, P’r, T', Pe', F') = g (P)


Hàm cung ngược: Hàm cung khi giá được thể hiện dưới dạng hàm của lượng cung

P=f(Qs)

e. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Cân bằng thị trường


Điểm cân bằng được đặt trong giả thuyết không có sự can thiệp của chính phủ mà hoàn toàn do thị
trường quyết định

Tình trạng mất cân bằng


● Dư cầu (thiếu hụt): xảy ra khi lượng cầu lớn hơn lượng cung
● Dư cung (dư thừa) : xảy ra khi lượng cung lớn hơn lượng cầu

Sự thay đổi trạng thái cân bằng


●Dự báo định tính: chỉ dự báo được hướng thay đổi của các biến kinh tế
●Dự báo định lượng: dự báo được cả về hướng và biên độ trong sự thay đổi của các biến kinh tế

Cầu giữ nguyên


Cung biến động P ngược chiều Qs
Q cùng chiều Qs
Cung giữ nguyên P & Q cùng chiều với Qd
Cầu biến động

Cung tăng ● P có thể tăng hoặc giảm


Cầu tăng ● Q chắc chắn tăng
Cung tăng ● P chắc chắn giảm
Cầu giảm ● Q có thể tăng hoặc giảm

Cung giảm ● P chắc chắn tăng


Cầu tăng ● Q có thể tăng hoặc giảm
Cung giảm ● P có thể tăng hoặc giảm
Cầu giảm ● Q chắc chắn giảm

f. PHÂN TÍCH CẬN BIÊN CHO CÁC QUYẾT ĐỊNH TỐI ƯU

Phân tích cận biên


Một công cụ phân tích giúp giải quyết vấn đề tối ưu bằng cách thay đổi giá trị
các biến lựa chọn với quy mô nhỏ để xem có thể cải thiện được hàm mục tiêu
nữa hay không

Lợi ích ròng


Là hiệu số của tổng lợi ích (TB) và tổng chi phí (TC) thực hiện hoạt động đó

NB = TB – TC
Mức tối ưu của hoạt động
Mức hoạt động mà ở đó lợi ích ích ròng là tối đa

Total cost & Total benefit curves

Net benefit curve

● Mức hoạt động tăng dần, TC tăng theo, nhưng TB thu được sẽ thấp hơn
TC phải bỏ ra khi hoạt động đến một mức nào đó
● Khi TB>TC -> NB <0 -> thua lỗ
● Điểm cực đại của TB không phải là điểm cực đại của NB
● Điểm cực đại của NB: là chênh lệch lớn nhất giữa TB và TC

Lợi ích cận biên và chi phí cận biên

Lợi ích cận biên

Chi phí cận biên

Mối quan hệ giữa giá trị cận biên và tổng


Tối ưu hóa có ràng buộc

● Luôn phải đối mặt với những hạn chế trong các phương án quyết định

● Tối ưu hóa có ràng buộc là tối đa hóa lợi nhuận kèm theo những hạn chế
trong sự sẵn có về nguồn lực, hoặc tối thiểu hóa chi phí kèm những yêu
cầu tối thiểu cần được thỏa mãn

● Vấn đề chung là tìm ra điểm cực trị của hàm f(x,y) tương ứng với các
đẳng thức dạng: g(x,y) = 0
Tối đa hóa hoặc tối thiểu hóa hàm mục tiêu khi có điều kiện ràng buộc

● lợi ích cận biên của mỗi đơn vị tiền được chi tiêu cho tất cả các hoạt động
là bằng nhau

● Điều kiện ràng buộc được thỏa mãn

Kỹ thuật tối ưu hóa có ràng buộc

Phương pháp thế

Phương pháp nhân tử Lagrange


● Biến giả cho biết sự thay đổi cận biên của giá trị trong hàm mục tiêu có
được từ sự thay đổi của một giá trị trong hàm ràng buộc

● Sử dụng phương pháp Lagrange khi

(1) không thể sử dụng phương pháp thế

(2) có nhiều ràng buộc

CHƯƠNG 2

Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn

Nguyên tắc sản xuất của DN CTHH trong ngắn hạn:


MR=MC=P
TR = P*Aq*0
TC = CBq*0

P> ACmin -> DN có lời, tiếp tục sản


xuấtxuất

TR = P*Aq*0
TC = P*Aq*0

P = ACmin
-> doanh nghiệp hòa vốn, tiếp tục sản
xuất

TR = P*Aq*0
TC = CBq*0

AVCmin < P < ACmin


-> Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động để
bù lỗ

TR = P*Aq*0
TC = CBq*0

P = AVCmin
-> Doanh nghiệp lỗ, ngừng sản xuất để
tối thiểu hóa lỗ
TR = P*Aq*0
TC = CBq*0

P < AVCmin < ACmin


-> Doanh nghiệp lỗ, ngưng sản xuất

- Trong ngắn hạn doanh nghiệp chỉ sản xuất khi:


P = MR = MC >= AVCmin
-> Đường cung ngắn hạn của DN CTHH là đường MC tính từ AVCmin trở lên

Ra quyết định lựa chọn sản lượng tối ưu

1. Dự báo giá sản phẩm


2. Ước lượng các hàm chi phí AVC và SMC

3. Kiểm tra nguyên tắc đóng cửa


● P > AVCmin -> sản xuất
● P < AVCmin -> đóng cửa
● Tìm AVCmin

4. Nếu P >= AVCmin, tìm mức sản lượng tối ưu, tại đó: P = SMC
● Giải phương trình để tìm mức sản lượng tối ưu (Q*)
5. Tính tổng lãi hay mức thua lỗ

6. Nếu P < AVCmin, hãng đóng cửa ngừng sản xuất và lợi nhuận bằng TFC

Các quyết định trong thị trường độc quyền

Nguyên tắc đặc giá:


MR = MC -> P = MC/(1-1/IEdI)
Luôn hoạt động trong khoảng giá có IEdI > 1

Quyết định về sản lượng và giá cả để tối đa hóa lợi nhuận


1. Ước lượng phương trình cầu

2. Tìm ptrinh đường cầu ngược

3. Tìm doanh thu cận biên


4. Ước lượng các hàm chi phí AVC và SMC

5. Tìm mức sản lượng mà tại đó MR = SMC


6. Xác định mức giá tối đa hóa lợi nhuận
7. Kiểm tra nguyên tắc đóng cửa
8. Tính toán lãi hoặc lỗ

CHƯƠNG 3
Quy tắc nào tốt nhất

Rủi ro Bất định

Đo lường rủi ro bằng phân bố xác suất


Giá trị kỳ vọng (Expected Value)

Giá trị kỳ vọng của các kết cục khác nhau trong một phân bổ xác suất là

- Giá trị kỳ vọng không đưa ra giá trị thực cho các kết cục ngẫu nhiên
- Giá trị kỳ vọng chỉ ra giá trị trung bình của các kết cục sẽ xảy ra nếu quyết
định có tính rủi ro được lặp lại với một số lần xảy ra lớn

Ví dụ về EV
Phương sai

- Phương sai của một phân bố xác suất đo lường độ phân tán của một
phân bố về giá trị trung bình của nó

- Phương sai thường được dùng để chỉ ra rủi ro gắn với quyết định đó: nếu
giá trị kỳ vọng của 2 phân bố là như nhau, phân bố với phương sai lớn hơn
sẽ gắn với rủi ro cao hơn

Độ lệch chuẩn

- Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của Phương sai

- Khi giá trị kỳ vọng của các lựa chọn bằng nhau, doanh nghiệp có thể so
sánh độ lệch chuẩn để đánh giá rủi ro
- Độ lệch chuẩn càng lớn thì càng rủi ro

Ví dụ: Xem xét một ví dụ đầu tư


- Lợi nhuận cho một cổ phiếu là 10% trong năm 1, 20% vào năm 2 và -15%
trong năm 3
- Trung bình của ba lợi nhuận này là 5%
- Sự khác biệt giữa mỗi lần hoàn vốn và giá trị trung bình là 5%, 15% và
-20% cho mỗi năm liên tiếp
Giải
- Bình phương tương ứng của các độ lệch này là 25%, 225% và 400% ->
Tổng các độ lệch bình phương này là 650%
- Ta chia tổng số 650% cho số lần hoàn vốn (3 trong trường hợp này) có
được phương sai là 216,67%
- Lấy căn bậc hai của phương sai mang lại độ lệch chuẩn là 14,72% cho lợi
nhuận

Hệ số biến thiên

- Khi giá trị kỳ vọng của các kết cục khác nhau đáng kể, DN nên đo lường
mức độ rủi ro của một quyết định tương ứng với giá trị kì vọng bằng cách
sử dụng hệ số biến thiên
- Đo lường mức độ rủi ro tương đối

Ra quyết định trong điều kiện rủi ro

3 quy tắc:
● Quy tắc giá trị kỳ vọng
● Phân tích phương sai - giá trị trung bình
● Phân tích hệ số biến thiên

Quy tắc giá trị kỳ vọng


VÍ DỤ
Một cá nhân đang phân vân 2 dự án đầu tư A & B. Lợi nhuận 2 phương án đầu tư
này khác nhau và có xác suất như sau:

Giá trị kỳ vọng của phương án A (EVA): 0.4*400 + 0.6*200 = 280


EV của phương án B (EVB): 0.3*500 + 0.7*100 = 220
EVA > EVB -> Phương án A đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn -> Chọn phương án
đầu tư A
—-----------
Quy tắc này giúp ta chọn được phương án có giá trị kỳ vọng cao nhất
Tuy nhiên giá trị kỳ vọng không tính đến thái độ của người ra quyết định đối với
rủi ro.

Phân tích phương sai - Giá trị trung bình

Phương pháp ra quyết định sử dụng phương sai và giá trị trung bình

● Nếu quyết định A có giá trị kỳ vọng lớn hơn và phương sai thấp hơn quyết
định B -> chọn quyết định A

● Nếu quyết định A & B có cùng phương sai (hoặc độ lệch chuẩn) -> chọn
quyết định có giá trị kỳ vọng lớn hơn

● Nếu quyết định A và B đều có cùng giá trị kỳ vọng -> chọn quyết định có
phương sai/độ lệch chuẩn thấp hơn

Phân tích hệ số biến thiên

Quyết định được chọn là quyết định có hệ số biến thiên nhỏ nhất

Quy tắc nào tốt nhất

Khi một quyết định được ra có tính lặp lại, với xác suất giống nhau mỗi lần:

- Quy tắc giá trị kỳ vọng là quy tắc đáng tin cậy nhất đem lại tối đa hóa lợi
nhuận (kỳ vọng)
- Lợi nhuận trung bình của một quá trình hoạt động mang tính tính rủi ro
lặp lại nhiều lần sẽ tiến tới giá trị kỳ vọng của hoạt động đó

Khi ra quyết định một lần trong điều kiện rủi ro

- Không có bất kỳ sự lặp lại nào


- Không có quy tắc nào tốt nhất

Các quy tắc cho việc ra quyết định có tính rủi ro sẽ được áp dụng để phân tích và
hướng dẫn quá trình ra quyết định

Giảm nhẹ rủi ro

Đa dạng hóa
Phân bổ sức lực hay vốn đầu tư vào một loạt các hoạt động kết cục không liên
quan chặt chẽ với nhau thì có thể sẽ loại trừ được một số rủi ro
—-------------
Ví dụ
Giả sử một cá nhân làm đại lý bán hàng cho một hãng sản xuất đồ gia dụng. Họ
có thể dành toàn bộ nguồn lực của mình để bán quạt điện, máy điều hòa không
khí hoặc bán chăn, đệm; hoặc chia tất cả các nguồn lực để vừa bán quạt điện,
máy điều hòa không khí vừa bán chăn, đệm.

Rõ ràng là các nhóm mặt hàng này đem lại kết quả trái ngược nhau trong cùng
một điều kiện thời tiết. Cá nhân này không biết thời tiết năm tới sẽ nóng hay
lạnh. Vì thế họ phải tìm cách để giảm đến mức tối thiểu rủi ro trong bán hàng
bằng cách đa dạng hóa
-> Phân chia nguồn lực của mình để bán 2 loại hàng hóa chứ không phải 1 loại
Giả sử xác suất khả năng trời nóng và lạnh như nhau đều bằng 0.5. Thu nhập từ
2 loại hàng khi trời nóng/lạnh như sau

Nếu chỉ bán 1 mặt hàng thì thu nhập kỳ vọng sẽ là 150 triệu đồng
Nếu bán 2 mặt hàng thì thu nhập chắc chắn sẽ là 150 triệu đồng
-> Rủi ro đã được loại bỏ hoàn toàn
—-------------
Tuy nhiên, trong thực tế việc đa dạng hóa chỉ giảm thiểu một phần chứ không
thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro.

Bảo Hiểm
- Những người ghét rủi ro thường sẵn sàng từ bỏ bớt thu nhập để tránh rủi
ro
- Nếu tổng phí bảo hiểm bằng thiệt hại kỳ vọng thì những người ghét rủi ro
sẽ sẵn sàng mua đủ số bảo hiểm để được đền bù mọi thiệt hại tài chính
mà họ có thể phải chịu
- Giá của rủi ro (hay phần đền bù rủi ro) là số tiền mà một người ghét rủi ro
sẵn sàng trả để tránh rủi ro
- Công ty bảo hiểm có lãi bằng cách: tái đầu tiền từ tiền thu được từ người
mua bảo hiểm, thường là vào các quỹ tài chính khác nhau
—-------------
Ví dụ
Một người có $50.000 và khả năng bị trộm $10.000 là 10%. Tình hình tài sản
người đó trong 2 trường hợp mua bảo hiểm và không mua bảo hiểm

—-------------
Vấn đề trong bảo hiểm
- Rủi ro đạo đức: phát sinh từ thông tin không cân xứng
- Lựa chọn ngược: phát sinh khi chính sách bảo hiểm dẫn đến những người
có rủi ro cao có cầu về nó

Thu thập thêm thông tin


—-------------
CÔNG THỨC
Giá trị tiền lời kỳ vọng khi có thông tin hoàn hảo - EVWPI (Expected value with
perfect information)

EVWPI = Tiền lời/lỗ tương ứng với phương án tốt nhất của TT1*P(TT1) +...+ Tiền
lời/lỗ tương ứng với phương án tốt nhất của TTn*P(TTn)

Giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo - EVPI

EVPI = EVWPI - maxEMV(i)

—-------------
Ví dụ
Trong khi cân nhắc về dự án đầu tư, ông A có ông A có nhờ công ty tư vấn nghiên
cứu thị trường Marketing cung cấp cho ông A thông tin về tình hình th tình hình
thị trường của sản phẩm
Công ty Marketing đề nghị cung cấp thông tin chính xác về thị trường với giá
$65.000. Thông tin này giúp ông A hạn chế việc đưa ra quyết định sai lầm tốn
kém.
Vấn đề: Ông A có nên mua thông tin này hay không? Giá mua là đắt hay rẻ? Mua
bao nhiêu là hợp lý?

GIẢI
EMV1 = 0.5*200.000 + 0.5*(-180.000) = 10.000
EMV2 = 0.5*100.000 + 0.5*(-20.000) = 40.000
EMV3 = 0.5*0 + 0.5*0 = 0
=> maxEMV = 40.000

EVWPI = 0.5*200.000 + 0.5*0 = 100.000


EVPI = EVWPI - maxEMV = 100.000 - 40.000
-> giá bán đắt, không nên mua

Lý thuyết lợi ích kỳ vọng

Cho phép xem xét thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro
Người đưa ra quyết định sẽ lựa chọn phương án đem lại lợi ích kỳ vọng cao nhất

Hàm lợi ích về lợi nhuận đưa ra một chỉ số để đo lường mức lợi ích có được khi
đạt được mức lợi nhuận nào đó

Lợi ích kỳ vọng của Lợi nhuận

- Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, các quyết định được đưa ra nhằm tối đa
hóa lợi ích kỳ vọng của lợi nhuận của DN
- Các quyết định được đưa ra bằng cách tối đa hoá lợi ích kỳ vọng của lợi
nhuận phản ánh thái độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp
● Trong trường hợp DN trung lập với rủi ro, các quyết định là giống
nhau về tối đa hoá lợi ích kỳ vọng, hoặc tối đa hoá lợi nhuận kỳ
vọng

Thái độ đối với rủi ro

Ghét rủi ro
- Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lựa chọn quyết định mang tính ít rủi
ro trong hai quyết định khi chúng có cùng giá trị kỳ vọng
- DN ghét rủi ro sẽ nhạy cảm đối với một đơn vị lợi nhuận mất đi hơn là một
đơn vị lợi nhuận đạt được và sẽ quan tâm tới việc ra quyết định sao cho
tránh được rủi ro do thua lỗ -> lợi ích cận biên của lợi nhuận giảm

Thích rủi ro
- Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lựa chọn quyết định mang tính rủi ro
cao hơn trong hai quyết định khi chúng có cùng giá trị kỳ vọng
- DN ưa thích rủi ro quan tâm tới khả năng kiếm được lợi nhuận hơn là khả
năng thua lỗ -> lợi ích cận biên của lợi nhuận tăng

Trung lập với rủi ro


- Thuật ngữ mô tả người ra quyết định lờ đi các rủi ro trong khi ra quyết định
và chỉ cân nhắc giá trị kỳ vọng của các quyết định
- Lợi ích cận biên của lợi nhuận không đổi
Ra quyết định trong điều kiện bất định

Tiêu chí cực đại tối đa (Maximax)


DN xác định cho mỗi quyết định kết cục tốt nhất có thể xảy ra và sau đó lựa chọn
quyết định có kết cục tốt nhất
Tiêu chí cực đại tối thiểu (Maximin)
DN xác định kết cục xấu nhất cho mỗi quyết định và đưa ra quyết định gắn với kết
cục xấu nhất có giá trị cao nhất

—-------------
Ví dụ

Các quyết định Bản chất tự nhiên (triệu USD) Giá trị lớn Giá trị nhỏ
nhất trong nhất trong
Phục hồi Đình đốn Suy thoái hàng hàng

Mở rộng công suất 5 -1 - 3.0 5 -3.0


20%

Duy trì công suất 3 2 0.5 3 0.5


hiện tại

Giảm công suất đi 2 1 0.75 2 0.75


20%
- Maximax: Chọn mở rộng công suất 20%
- Maximin: Chọn giảm công suất đi 20%

Sự hối tiếc tiềm năng (ERV)


- Sự hối tiếc tiềm năng là mức chênh lệch giữa kết cục tốt nhất ứng với bản chất tự
nhiên xác định với quyết định thực tế đưa ra

- Quy tắc này thực hiện như sau:


● DN xác định mức hối tiếc tiềm năng lớn nhất (tồi nhất) ứng với mỗi quyết định
● Sau đó lựa chọn quyết định có mức nỗi tiếc tiềm năng nhỏ nhất trong số đó

—-------------

Các quyết định Bản chất tự nhiên

Phục hồi Đình đốn Suy thoái

Mở rộng công suất 20% 5 -1 -3.0

Duy trì công suất hiện tại 3 2 0.5

Giảm công suất đi 20% 2 1 0.75

Ma trận hối tiếc tiềm năng

Các quyết định Bản chất tự nhiên Hối tiếc kỳ


vọng
Phục hồi Đình đốn Suy thoái

Mở rộng công suất 20% 0 3 3.75 6.75

Duy trì công suất hiện 2 0 0.25 2.25


tại

Giảm công suất đi 20% 3 1 0 4

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU

Độ co dãn của cầu theo giá


—-------------
Các yếu tố tác động đến E
- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế:
● Khi có một số lượng lớn những hàng hoá thay thế sẵn có, người tiêu dùng phản
ứng với mức giá một hàng hóa tăng lên bằng cách mua nhiều hàng hoá thay
thế hơn và mua ít hàng hoá đắt tương đối đi.
● Độ co giãn của cầu theo giá về các hàng hoá và dịch vụ tương đối cao với những
hàng hoá thay thế gần giống, nhưng chúng ta cũng dự tính cầu tương đối không
co giãn với những hàng hoá có số lượng hàng hóa thay thế gần giống rất ít.
● Những hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi thường có cầu co giãn hơn
bởi vì người mua sẽ dễ dàng chuyển tiêu dùng từ hàng hóa này sang hàng hóa
khác
- Phần trăm ngân sách người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa đó:
● Nếu hàng hoá này chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng ngân sách của người
tiêu dùng, một sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ tác động ít với sức mua của mỗi
cá nhân -> một sự thay đổi về giá sẽ có tác động tương đối nhỏ đối với lượng các
hàng hóa được tiêu dùng
● Nhưng khi một hàng hóa chiếm một phần tương đối lớn trong chi tiêu của cá
nhân, một sự tăng giá có tác động lớn với sức mua của họ
● Cầu sẽ có xu hướng co giãn hơn với những hàng hoá chiếm một phần lớn trong
ngân sách của một người tiêu dùng điển hình.
- Giai đoạn điều chỉnh: thời gian thay đổi thói quen càng dài thì cầu càng dãn
● Đối với phần lớn các hàng hóa, khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài,
độ co giãn của cầu càng lớn. Trong thời gian ngắn rất khó để thay đổi thói quen
tiêu dùng, khi giá thay đổi, người tiêu dùng thường vẫn tiếp tục mua lượng hàng
hóa tương tự trong thời điểm đó
● Người tiêu dùng thường có nhiều khả năng lựa chọn thay thế một hàng hoá khi
sự thay đổi giá tính trong một giai đoạn dài hơn
● Ví dụ, hãy xem xét tác động của sự tăng giá xăng dầu. Về ngắn hạn, các cá nhân
có thể giảm bớt nhưng không thể giảm nhiều nhu cầu đi lại của họ. Tuy nhiên,
trong một giai đoạn dài hơn, người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các
phương tiện tiêu thụ ít nhiên liệu hơn hay sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng. Vì vậy, chúng ta sẽ dự tính cầu về xăng dầu trong dài hạn sẽ co giãn
hơn cầu về ngắn hạn

Độ co giãn khoảng
- Co giãn khoảng được sử dụng khi sự thay đổi của giá là lớn
- Công thức

—-------------
Ví dụ
Giả sử giá của iPhone lúc ban đầu là P1 = 11 triệu đồng/1 chiếc, lượng cầu là Q1 = 7000 chiếc.
Nếu giá Iphone tăng lên P2 = 12 triệu đồng/1 chiếc (các yếu tố khác được giữ nguyên) thì
lượng cầu là Q2 = 6000 chiếc

Độ co giãn điểm
- Sử dụng khi sự thay đổi của giá là rất nhỏ
- Xem xét hàm cầu tuyến tính:
Q= b + aP + cM + dPr
Đặt a’ = b + cM + dPr
=> Q = a’ + aP
- Công thức:
● Độ co dãn điểm khi đường cầu tuyến tính
A: là hệ số cắt đường cầu (điểm giao giữa trục giá và đường cầu) (a’/a)
● Độ co dãn điểm khi đường cầu phi tuyến

Trong đó:
+ ∆Q/∆P là độ dốc của đường cầu tại điểm tính độ co dãn
+ P và Q là giá trị của giá và lượng tại điểm tính độ co dãn
+ A là điểm giao giữa trục giá và đường thẳng tiếp xúc với đường cầu tại điểm tính
độ co dãn

—-------------
Ví dụ
Đường cầu Nokia của thị trường được ước lượng là P = 15 – Q. Tính độ co giãn tại mức P = 11
triệu đồng

P = 15 - Q -> Q = 15 - P
E= a*(P/Q) = -1*(11/15-11)= -2.75

Các giá trị của độ co giãn


● Đường cầu thoải

● Phần trăm thay đổi của lượng cầu lớn hơn


phần trăm của thay đổi của giá

● Giá trị tuyệt đối của độ co giãn lớn hơn 1

● Cầu hàng hoá được coi là co giãn

● Một đường cầu dốc

● Thay đổi phần trăm của lượng cầu ít hơn


thay đổi phần trăm của giá

● Giá trị tuyệt đối của độ co giãn nhỏ hơn 1

● Cầu hàng hoá được coi là không co giãn

● Thể hiện một đường cầu với phần trăm thay


đổi của lượng cầu cân bằng phần trăm thay
đổi của giá

● Giá trị tuyệt đối của độ co giãn bằng 1

● Hàng hoá được coi là có cầu co giãn đơn vị.


● Đường cầu nằm ngang

● Lượng cầu phản ứng vô hạn với bất kỳ sự


thay đổi nào của giá

● Giá trị tuyệt đối của độ co giãn là vô cùng

● Hàng hoá được coi là có cầu hoàn toàn co


giãn

● Đường cầu thẳng đứng

● Lượng cầu không thay đổi cho dù giá thay


đổi như thế nào

● Độ co giãn của cầu theo giá bằng 0

● Cầu hàng hóa được gọi là hoàn toàn không


co giãn

Độ co dãn thay đổi dọc theo đường cầu


Doanh Thu Cận Biên

- Doanh thu cận biên (MR) là sự thay đổi trong tổng doanh thu khi sản lượng bán ra
thay đổi 1 đơn vị
- Công thức tính:

- MR là độ dốc của tổng doanh thu (TR)

Cầu và Doanh thu cận biên


- Hàm cầu tuyến tính
P = a + bQ (a > 0, b < 0)
- Hàm doanh thu cận biên
MR = a + 2bQ
● Hàm MR cũng tuyến tính
● Cắt trục giá tại cùng một điểm với đường cầu và có độ dốc gấp đôi so với độ
dốc đường cầu
Đường cầu tuyến tính, MR và E
Doanh thu cận biên và độ co giãn
Giữa doanh thu cận biên và độ co dãn có mối quan hệ như sau

—-------------
MR, TR và E
Co dãn của cầu theo thu nhập

- Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EM) là thước đo độ phản ứng của lượng cầu đối
với biến động thu nhập (các yếu tố khác được giữ nguyên).
- Công thức

- Thu nhập có thể có các tác động khác nhau đến lượng cầu của hàng hóa, phụ
thuộc vào bản chất của hàng hóa. Vì vậy, độ co dãn của cầu theo hàng hóa cũng
thay đổi tùy theo hàng hóa đang xét là hàng hóa loại gì. Cụ thể
● EM > 0 đối với hàng hóa thông thường
● EM < 0 đối với hàng hóa thứ cấp

Co dãn của cầu theo giá chéo

- Đo lường sự thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa X, khi giá của hàng hóa có liên
quan Y thay đổi (tất cả các yếu khác cố định)
- Công thức:

● EXY > 0 nếu hai hàng hóa thay thế


● EXY < 0 nếu hai hàng hóa bổ sung

Ước lượng cầu


1. Phỏng vấn khách hàng (slide)
2. Nghiên cứu và thử nghiệm thị trường (slide)
3. Phân tích hồi quy và ước lượng cầu

Phân tích hồi quy


1. Xác định hàm hàm cầu tổng quát
2. Nếu cần ước lượng hệ số của hàm cầu thì cần một hàm cụ thể
3. Hàm thường là hàm tuyến tính hoặc hàm mũ
4. Các tham số được ước lượng từ số liệu trong quá khứ

—-------------
Ước lượng phương trình hồi quy

Ước lượng cầu

Xác định hàm cầu thực nghiệm


- Hàm cầu tổng quát:
Q = f (P, M, PR, T, Pe, N)
- Bỏ qua biến T và Pe vì khó khăn trong việc định lượng thị hiếu và kỳ vọng về giá cả

Xác định hàm cầu thực nghiệm tuyến tính


- Hàm cầu có dạng:

Q = a + bP + cM + dPR + eN
- Trong đó

Công thức Dấu kỳ vọng

b = ΔQ/ΔP (-)

c = ΔQ/ΔM (-) với hàng hóa thứ cấp


(+) với hàng hóa thông thường

d = ΔQ/ΔPR (-) với hàng hóa thay thế


(+) với hàng hóa bổ sung
e = ΔQ/N (+)

- Các giá trị độ co dãn của cầu được ước lượng là

Xác định hàm cầu thực nghiệm phi tuyến


- Dạng thông dụng nhất là dạng mũ:

- Để ước lượng hàm cầu này phải chuyển về dạng loga tự nhiên

- Với hàm cầu này, độ co dãn là cố định

- Ước lượng bằng phương pháp hồi hồi quy bội

CHƯƠNG 5
SẢN LƯỢNG VÀ CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT

Sản xuất và chi phí sản xuất trong ngắn hạn


- Một số khái niệm cơ bản (slide)

Hàm sản xuất


- Mô hình toán học cho biết lượng đầu ra tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác
nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một quy trình công nghệ nhất định
- Ứng với mỗi trình độ công nghệ nhất định, sự kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau
nên sẽ tương ứng với một hàm sản xuất khác nhau

Sản xuất trong ngắn hạn


- Trong ngắn hạn, vốn thường cố định, sản lượng thay đổi là do yếu tố đầu vào lao
động thay đổi
- Hàm sản xuất ngắn hạn

Sản phẩm trung bình và Sản phẩm cận biên


—-------------
Sản phẩm trung bình (AP)
Số sản phẩm bình quân do một đơn vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định

● Sản phẩm trung bình của lao động là mức sản


phẩm tính bình quân cho mỗi đơn vị lao động

● Sản phẩm trung bình của vốn là mức sản phẩm


tính bình quân cho mỗi đơn vị vốn

—-------------
Sản phẩm cận biên (MP)
Là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào thay đổi một đơn vị

● Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là


mức sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm
một đơn vị đầu vào lao động

● Sản phẩm cận biên của vốn (MPK) là mức


sản phẩm tăng thêm khi thuê thêm một
đơn vị đầu vào vốn

Quan hệ giữa APL và MPL


—-------------
Chứng minh

Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần


- Còn được gọi là quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần
- Nội dung: Khi gia tăng liên tiếp những đơn vị của một đầu vào biến đổi trong khi cố
định các đầu vào khác thì số lượng sản phẩm đầu ra sẽ tăng dần, tuy nhiên tốc độ
tăng sẽ ngày càng giảm (khi đó MP dương và sẽ giảm), đạt đến một điểm nào đó số
lượng sản phẩm đầu ra sẽ đạt cực đại (MP = 0) rồi sau đó giảm xuống (khi đó MP
âm).
- Giải thích:
● Năng suất của một yếu tố đầu vào phụ thuộc vào số lượng của các yếu tố đầu
vào khác cùng sử dụng với nó.
● Khi gia tăng yếu tố đầu vào biến đổi trong khi cố định các đầu vào khác, tỷ lệ
đầu vào biến đổi so với đầu vào cố định giảm dần làm cho năng suất của yếu
tố đầu vào biến đổi giảm dần
- Quy luật này áp dụng với công nghệ sản xuất cho trước. Do nếu có sự tiến bộ về công
nghệ sẽ làm cho năng suất lao động tăng lên, sự hạn chế về sử dụng các yếu tố cố
định được thay thế bởi những tiến bộ về công nghệ và làm cho sản phẩm cận biên
tăng lên
—-------------
Ví dụ

Chi phí sản xuất trong ngắn hạn


- Chi phí biến đổi (TVC):
● Tổng giá trị bằng tiền trả cho các đầu vào biến đổi
● TVC tăng khi sản lượng tăng
● Bao gồm: các khoản chi trả tiền công, lương tháng và mua nguyên vật liệu
- Chi phí cố định (TFC):
● Tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định
● Không thay đổi khi sản lượng thay đổi
● Chỉ có thể loại trừ bằng cách đóng cửa toàn bộ doanh nghiệp
● Bao gồm: chi phí nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị...
- Tổng chi phí (TC): TC = TVC + TFC
—-------------
Ví dụ
—-------------
Đồ thị các đường tổng chi phí

Chi phí bình quân


- Chi phí biến đổi bình quân (AVC):
● Là tổng chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
● Do quy luật hiệu suất giảm dần nên chi phí biến đổi bình quân (AVC) lúc đầu
giảm khi doanh nghiệp tăng sản lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên ->
đồ thị có dạng chữ U
- Chi phí cố định bình quân (AFC):
● Là tổng chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm
● Vì TFC là cố định nên khi mức sản lượng tăng lên chi phí cố định bình quân sẽ
giảm xuống. Nói cách khác, AFC liên tục giảm khi sản lượng tăng vì khi mức
sản lượng tăng lên thì chi phí cố định được phân bổ cho số lượng đơn vị sản
lượng ngày càng lớn hơn

- Tổng chi phí bình quân (ATC):


● Tổng chi phí sản xuất tính trên một đơn vị sản phẩm
● Tại các mức sản lượng thấp, tổng chi phí bình quân cao vì chi phí cố định chỉ
được phân bổ cho một số ít đơn vị sản phẩm
● Khi sản lượng tăng đến một mức độ nào đó thì tổng chi phí bình quân giảm.
Khi hãng sản xuất thêm sản lượng thì tổng chi phí bình quân tăng lên do chi
phí biến đổi bình quân tăng mạnh. -> đồ thị hình chữ U

—-------------
Đồ thị chi phí bình quân
-> Vì AFC giảm theo Q nên khoảng cách theo chiều dọc giữa các đường ATC và AVC giảm
dần khi sản lượng tăng lên. Do vậy, khi sản lượng tăng thì khoảng cách giữa đường ATC và
AVC càng gần nhau hơn

Chi phí cận biên ngắn hạn


- Đo lường sự thay đổi trong tổng chi phí ngắn hạn khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm
- Vì chi phí cố định là không thay đổi nên chi phí cận biên thực chất là lượng biến phí
tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

—-------------
Ví dụ
Đồ thị Chi phí cận biên & Chi phí trung bình
—-------------
Nhận xét
- Chi phí biên, chi phí bình quân thì có xu hướng khác nhau
- Chi phí cố định bình quân có xu hướng giảm dần khi sản lượng tăng lên, còn chi phí
biên và chi phí biến đổi bình quân hay chi phí bình quân thì có xu hướng lúc đầu giảm
sau đó lại tăng -> do tác động của quy luật lợi tức giảm dần

Mối quan hệ giữa các đường chi phí trong ngắn hạn
Nếu chỉ có một yếu tố biến đổi giữa chi phí sản xuất và và sản xuất trong ngắn hạn
được thể hiện như sau:

—-------------
Giữa tổng chi phí bình quân và chi phí cận biên (ATC và MC)
- Khi ATC = MC thì ACmin
- Khi MC < ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ giảm dần.
- Khi MC > ATC thì khi tăng sản lượng, ATC sẽ tăng dần.
- Chứng minh:
—-------------
Giữa AVC và MC
- Khi AVC = MC thì AVCmin
- Khi MC < AVC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ giảm dần.
- Khi MC > AVC thì khi tăng sản lượng, AVC sẽ tăng dần.
- Chứng minh:

—-------------
- AFC giảm khi sản lượng tăng: giảm bằng khoảng cách theo chiều dọc của ATC và
AVC
- AVC có dạng chữ U, cắt SMC tại điểm cực tiểu của AVC
- ATC có dạng chữ U, cắt SMC tại điểm cực tiểu của ATC
—-------------
SMC có dạng chữ U
- Cắt ATC và AVC tại điểm cực tiểu của 2 đường này
- Nằm dưới ATC và AVC khi các đường này đi xuống
- Nằm trên ATC và AVC khi các đường này đi lên
—-------------
Đồ thị
Sản xuất và chi phí sản xuất trong dài hạn

Đường đồng lượng


- Đường phản ánh tập hợp tập hợp tất cả các yếu tố đầu vào có thể sản xuất ra một
mức sản lượng đầu ra
- Đường đồng lượng có độ dốc âm: khi số lao động tăng lên, số vốn cần để sản xuất
lượng hàng hóa như cũ giảm đi
—-------------
Hai trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng
- Hai đầu thay thế hoàn hảo: Giả sử lao động có thể thay thế hoàn hảo cho vốn. Do đó,
cùng một mức sản lượng thì có thể được sản xuất hầu hết chỉ dùng vốn hay chỉ sử
dụng lao động => MRTS không đổi tại mọi điểm trên đường đồng lượng

- Hai đầu bổ sung hoàn hảo:


● Ví dụ: Dây chuyền sản xuất tôm đông lạnh xuất khẩu, cứ mỗi dây chuyền đòi hỏi
có 50 công nhân đứng để hoàn thiện hộp tôm thành phẩm. Hay mỗi quay sợi
vải đòi hỏi một người ngồi quay (thủ công), với mỗi hệ thống kiểm soát vé xe tự
động IPaking của công ty Cổ phần công nghệ Futech đòi hỏi một người giám sát
● Đường đồng lượng trong trường hợp đầu vào bổ sung hoàn hảo cũng có dạng
hình chữ L
● Các điểm A, B, C là những phương án kết hợp đầu vào. Để sản xuất sản lượng Q1
cần sử dụng L1 đơn vị lao động và K1 đơn vị vốn. Nếu lượng vốn cố định tại K1 thì
có tăng thêm lao động cũng không làm thay đổi sản lượng. Tương tự khi cố định
L1 thì có tăng thêm vốn cũng không làm thay đổi sản lượng. Sản lượng chỉ tăng
thêm lên khi tăng cả lao động và vốn.

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS)


- Là trị tuyệt đối độ dốc đường đồng lượng
- Đo lường tỷ lệ mà hai yếu tố đầu vào thay thế cho nhau trong khi giữ mức sản lượng
đầu ra không đổi

- MRTS được tính thông qua tỷ lệ sản phẩm cận biên của 2 yếu tố đầu vào

- Khi lao động thay thế cho vốn, MPL giảm, MPK tăng -> MRTS giảm dần

Đồ thị đường đồng phí


- Cho biết các tập hợp khác nhau về các yếu tố đầu vào có thể mua được với cùng một
mức chi phí trong điều kiện giá cả của các yếu tố đầu vào là cho trước

- Trong đó: C là mức chi phí sản xuất; L, K là số lượng lao động và vốn dùng trong sản
xuất; w, r là giá thuê 1 đơn vị lao động và 1 đơn vị vốn
- Đường đồng phí có độ dốc âm và bằng tỷ lệ giá của 2 yếu tố đầu vào -w/r
● Đây là tỷ lệ giữa mức tiền công và phí thuê vốn
● Nó cho biết rằng nếu hãng bớt đi một đơn vị lao động (với giá w/đơn vị ) để mua
w/r đơn vị vốn với giá r/đơn vị thì tổng chi phí sản xuất của hãng sẽ giữ nguyên
không thay đổi

Tập hợp đầu vào tối thiểu hóa chi phí


- Được xác định bằng điểm tiếp xúc giữa đường đồng lượng và đường đồng phí gần gốc
tọa độ nhất có thể
● Tại đây, độ dốc 2 đường bằng nhau
● Sản phẩm cận biên trên mỗi đơn vị tiền tệ dùng để chi cho đơn vị sản phẩm đầu
vào cuối cùng đối với vốn và lao động là như nhau

- Đồ thị
● Giả sử hãng có 3 mức chi phí C0, C1, C2 để sản xuất ra mức sản lượng Q
● Với mức chi phí C0 thì hãng không đủ chi phí để sản xuất Q. Mức chi phí C1 và C2
có thể dùng để sản xuất Q, tuy nhiên hãng sẽ chỉ chọn một mức chi phí để sản
xuất
● C1 và Q tiếp xúc với nhau tại D hoặc C2 và Q cắt nhau tại hai điểm A và B. So
sánh C1 với C2 ta thấy C1 < C2, vì C1 đã tiếp xúc với Q nên không thể tìm được
mức chi phí nào thấp hơn để sản xuất sản lượng Q.
-> Do đó lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu chi phí tại điểm D
- Điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng Q

Đường mở rộng (slide)


Hiệu suất theo quy mô
Nếu mỗi yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng x lần:
- Sản lượng tăng > x lần: Hiệu suất tăng theo quy mô (IRTS)
● Càng tăng quy mô, sản lượng sản xuất nhiều hơn và làm cho chi phí giảm
● Qua đó họ có thể thực hiện việc kiểm soát giá, bán với giá thấp hơn các hãng
nhỏ mà vẫn đạt mức lợi nhuận cao
● Doanh nghiệp đạt hiệu suất tăng theo quy mô khi chi phí cận biên dài hạn nhỏ
hơn chi phí bình quân
- Sản lượng tăng = x lần: Hiệu suất không đổi theo quy mô (CRTS)
● Quy mô sản xuất của hãng không ảnh hưởng đến năng suất các đầu vào
● Chi phí cận biên dài hạn bằng với chi phí bình quân dài hạn
- Sản lượng tăng < x lần: Hiệu suất giảm theo quy mô (DRTS)
● Trường hợp này xảy ra khi những khó khăn về quản lý xuất phát từ tính phức tạp
của quá trình tổ chức và điều hành sản xuất lớn làm cho năng suất của cả lao
động lẫn vốn đều giảm
● Chi phí cận biên dài hạn lớn hơn chi phí bình quân dài hạn và làm cho chi phí
bình quân của doanh nghiệp tăng lên
—-------------
Đo lường hiệu suất theo quy mô

Chi phí sản xuất dài hạn


- Chi phí dài hạn ở mỗi mức sản lượng được xác định bởi phương trình
LTC = wL* + rK*
- Trong đó: (L*,K*) là tập hợp đầu vào tối ưu được xác định trên đường mở rộng sản xuất
ra mức sản lượng đó với chi phí thấp nhất

Chi phí trung bình dài hạn (LAC)


- LAC (chi phí trung bình dài hạn) đo lường mức chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản
phẩm khi sản xuất có thể điều chỉnh sao cho ở mỗi mức sản lượng đều sử dụng tập hợp
đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí

● LAC có dạng hình chữ U


● Khi LAC giảm thể hiện hiệu suất tăng theo quy mô
● Khi LAC tăng, thể hiện hiệu suất giảm theo quy mô
—-------------
Chi phí cận biên dài hạn
- Là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi sản lượng thay đổi dọc theo đường mở
rộng.

● LMC có dạng hình chữ U


● LMC nằm dưới đường LAC khi LAC đang giảm
● LMC nằm trên đường LAC khi LAC đang tăng
● LMC = LAC tại điểm cực tiểu của LAC

- Các dạng của đường LAC


Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn
—-------------
Chi phí bình quân trong ngắn hạn và chi phí bình quân trong dài hạn
- Đường chi phí bình quân trong dài hạn là đường bao các đường chi phí bình quân trong
ngắn hạn
- Điểm tiếp xúc giữa LAC và ATC phản ánh chi phí ngắn hạn thấp nhất tại mức sản lượng
đó. Tại mức ở điểm tiếp xúc này SMC = LMC
—-------------
Chi phí cận biên ngắn hạn (MC) và chi phí cận biên dài hạn (LMC)
Tại mỗi mức sản lượng, đường LAC tiếp xúc với đường ATC phản ánh mức chi phí bình
quân thấp nhất tại mức sản lượng đó và khi đó LMC = MC.

Ước lượng sản xuất và chi phí sản xuất


Xác định hàm sản xuất ngắn hạn

- Sản phẩm trung bình của lao động

-> Sản phẩm trung bình của lao động bắt đầu giảm tại từ đơn vị thứ La
- Sản phẩm cận biên của lao động

-> Sản phẩm biên của lao động bắt đầu giảm từ đơn vị thứ Lm

Ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn


Ước lượng hàm chi phí ngắn hạn
Chi phí biến đổi bình quân sẽ đạt giá trị nhỏ nhất khi mức sản lượng bằng

Tóm tắt
—-------------
Tóm tắt hàm sản xuất thực nghiệm
—-------------
Tóm tắt hàm chi phí thực nghiệm

Vous aimerez peut-être aussi