Vous êtes sur la page 1sur 2

LA TRANSFORMATION DU BOUDDHISME

AU VIETNAM AUJOURD’HUI

Prof. Chu Văn Tuấn, Institut des Recherches sur les religions, Académie des Sciences
Sociales du Vietnam

Avec le processus de rénovation du pays, l’innovation du point de vue, de la politique envers


les religions du Parti et de l’Etat du Vietnam en particulier, les religions au Vietnam ont
changé de façon spectaculaire, le bouddhisme est une grande religion au Vietnam donc il ne
sont pas hors de la règle générale. La transformation des religions en general et du
bouddhisme en particulier a été forte au cours des 15 dernières années. La transformation du
bouddhisme au Vietnam a consisté aux changements fondamentaux de la croyance, de la
pratique et de la communauté bouddhistes. En termes de la foi bouddhiste, la variation a été
montrée dans de nombreux aspects différents, y compris la conversion des croyances
bouddhistes à d’autres croyances religieuses. Cette conversion a été remarquée non seulement
pour les adeptes du Mahayana mais aussi pour les adeptes du Theravada. En termes de la
pratique bouddhiste, le changement a été manifesté par l’augmentation des activités sociales.
Auparavant, l’espace bouddhiste était principalement consacré aux activités bouddhistes
pures telles que les sutras, les sermons, les festivals bouddhistes, etc. Au present, les activités
sociales comme l'éducation, la santé, la charité sont significativement augmentées. En termes
de la communauté bouddhiste, la transformation a été manifestée par le fait que les groupes
bouddhistes se forment de plus en plus selon l’âge, le sexe, les groupes professionnels.
Beaucoup de communautés bouddhistes étaient apparues dans l’esprit d’auto-organisation,
l’auto-pratique et elles ont eu tendance à s’échapper de l’église, à ne pas attacher aux
temples, aux dignitaires bouddhiques.

Parmi les nombreuses raisons, les facteurs d’échange, l’intégration internationale ont
joué un rôle important dans la transformation du Bouddhisme. L’introduction du Bouddhisme
étranger, des divers sects bouddhistes de l’extérieur vers le Vietnam à travers différents
Chemins et formes (y compris l’internet) a conduit à la transformation de Bouddhisme sur les
aspects de la foi, de la pratique et de la communauté bouddhiste.
Tên báo cáo: Sự biến đổi của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay

Tác giả: PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Tóm tắt: Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đặc biệt là sự đổi mới về quan điểm, chính sách đối
với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các tôn giáo ở Việt Nam có sự biến đổi mạnh mẽ, Phật
giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Sự biến đổi của các
tôn giáo ở Việt Nam nói chung, Phật giáo nói riêng diễn ra mạnh mẽ trong khoảng 15 năm trở lại
đây. Sự biến đổi của Phật giáo diễn ra trên các trụ cột: niềm tin Phật giáo, thực hành Phật giáo và
cộng đồng Phật giáo. Trên phương diện niềm tin Phật giáo, sự biến đổi thể hiện ở nhiều khía cạnh
khác nhau, trong đó có việc chuyển từ niềm tin Phật giáo sang niềm tin tôn giáo khác (sự cải giáo hay
cải đạo) của tín đồ Phật giáo. Sự cải giáo này được ghi nhận không chỉ đối với các tín đồ theo Phật
giáo Bắc truyền (hay còn gọi Phật giáo Bắc tông) mà còn được ghi nhận ngay cả đối với các tín đồ
Phật giáo Nam truyền (hay Phật giáo Nam tông). Trên phương diện thực hành Phật giáo, sự biến đổi
thể hiện ở chỗ có sự gia tăng của các hoạt động hướng đích xã hội của Phật giáo. Nếu như trước đây,
không gian Phật giáo chủ yếu dành cho các hoạt động Phật giáo thuần túy như đọc kinh, giảng pháp,
tổ chức các ngày lễ Phật giáo, v.v.. thì nay các hoạt động xã hội như giáo dục, y tế, từ thiện xã hội gia
tăng đáng kể. Trên phương diện cộng đồng Phật giáo, sự biến đổi thể hiện ở chỗ xuất hiện ngày càng
nhiều các nhóm Phật giáo được hình thành theo cơ cấu lứa tuổi, giới tính, nhóm ngành nghề. Nhiều
nhóm/cộng đồng Phật giáo xuất hiện theo tinh thần tự tổ chức, tự tu tập có xu hướng thoát ly khỏi
giáo hội, không gắn với chùa, không gắn với các chức sắc Phật giáo đang diễn ra khá mạnh mẽ.

Trong số rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi của Phật giáo thì yếu tố giao
lưu, hội nhập quốc tế đóng vai trò khá quan trọng. Sự du nhập của Phật giáo nước ngoài, của các
pháp môn Phật giáo khác nhau từ bên ngoài vào Việt Nam, bằng nhiều con đường, hình thức khác
nhau (trong đó có cả con đường mạng internet) đã dẫn đến sự biến đổi của Phật giáo trên cả
phương diện niềm tin, thực hành và cộng đồng Phật giáo.

Vous aimerez peut-être aussi