Vous êtes sur la page 1sur 3

Họ tên: Đậu Thị Yến

MSV: 2114110356
Bài 1:
Các công ty Mỹ lần lượt thất bại ở Trung Quốc và sự nổi lên của 3 đế chế thắng cuộc
là Alibaba, Baidu và Tencent với tổng giá trị vốn hóa thị trường của cả 3 khoảng 150
tỷ USD. Có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của các công ty Mỹ, một số đến từ những
chính sách thiên vị của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc là một thị trường lớn và
khốc liệt với vô số đối thủ cạnh tranh. Để có một cơ hội ở Trung Quốc, các công ty
Mỹ phải trao quyền cho các chi nhánh của mình để họ được đáp ứng, tự trị, địa
phương hóa các hoạt động kinh doanh, và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, do những lo
ngại rập khuôn, công ty mẹ ở Mỹ sẽ không chỉ từ chối trao quyền tự chủ cho các công
ty con, mà thậm chí còn giám sát thêm. Ví dụ quy trình của Google cần đến cái gật
đầu chấp thuận từ trụ sở chính cho toàn bộ các quyết định liên quan đến chính sách,
sản phẩm, phân bổ trung tâm dữ liệu, UI, và thậm chí là cả các Google Doodle, chưa
bàn đến chuyện tuyển nhân sự. Qua những sự kiện từng diễn ra, có thể thấy một mặt
giới cầm quyền Trung Quốc ủng hộ toàn diện các dịch vụ internet bản địa nhưng mặt
khác lại tỏ ra vô cùng khắt khe với các tên tuổi đến từ nước ngoài. Tiêu biểu nhất là
sự kiện Google chính thức rút khỏi Trung Quốc tại thời điểm tháng 3/2010 vì những
mâu thuẫn trong khâu kiểm duyệt nội dung với chính phủ nước này. Sau thời điểm đó,
người dùng internet Trung Quốc khi tìm kiếm trên phiên bản google.cn sẽ được
chuyển tiếp tới các máy chủ tại Hồng Kông, nơi các truy vấn không bị kiểm duyệt.
Tuy thắt chặt quản lý nội dung với các công ty nước ngoài nhưng với tên tuổi bản địa,
chính phủ Trung Quốc lại tỏ ra khá "thân thiện". Điển hình với trường hợp của Baidu,
khi dịch vụ tìm kiếm nhạc Mp3 chiếm tới 40% lượng truy cập, lại cho phép người
dùng tải miễn phí nhưng không hề bị giới cầm quyền đả động đến. Hay như kho
ebook lậu lớn nhất thế giới Sogou vẫn ung dung tồn tại. Do thể chế chính trị khác biệt,
chính sách ưu tiên cho các hãng nội địa của chính quyền Trung Quốc cùng những
khâu kiểm duyệt kỹ càng và các quy tắc luật lệ nghiêm ngặt nên các công ty từ nước
ngoài như Google khó cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc nếu như không chịu thay
đổi và chấp nhận lép vé trước các công ty nội địa. Chính quyền Trung Quốc cũng
luôn gây áp lực lên các công ty internet nước ngoài. Trung Quốc không cấp giấy phép
cho công ty nước ngoài cung cấp nội dung trên internet (ICP) mà buộc họ phải liên
doanh với công ty trong nước; trong nhiều trường hợp, để nhận được chính sách ưu
đãi, công ty nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho đối tác địa phương, phải thực
hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ngay tại Trung Quốc…Trung Quốc
rất tinh vi trong chiến lược nâng đỡ các công ty công nghệ trong nước của Trung
Quốc có thể thâu tóm thị trường internet. Điều đó giúp nhà nước Trung Quốc vừa dễ
dàng kiểm soát thông tin, vừa không phải lo đối phó với các tập đoàn công nghệ nước
ngoài
Bài 2:
Sự thành công của Wal-Mart tại thị trường Trung Quốc:
Trụ sở của Wal-Mart tại Trung Quốc nằm tại thành phố Thâm Quyến, thành phố có
cảng lớn thứ năm trên thế giới. Mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp đến đây, chờ đợi
trên những chiếc ghế nhựa màu nâu để lấy số. Tại đây, tất cả những người này sẽ phải
quen với phong cách làm việc của Wal-Mart: bỏ qua tất cả những câu chuyện tán gẫu
và đi thẳng vào vấn đề. Những lời đề nghị vui chơi tại các khách sạn, lui tới các trung
tâm tệ nạn... như vẫn thường thấy trong các vụ trao đổi kinh doanh bị từ chối thẳng
thừng. Những yêu cầu về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng được yêu cầu tuân
thủ nghiêm ngặt. Thời gian đầu, những người giao hàng cho Wal-Mart tại Trung
Quốc cảm thấy quá phức tạp và bị bó buộc. Nhưng khi hiệu quả kéo đến, họ bắt đầu
nhận ra rằng đây là một cách làm việc tối ưu. Wal-Mart đã làm thay đổi văn hóa kinh
doanh của một bộ phận lớn người Trung Quốc – nơi luôn được xem là địa chỉ kinh
doanh năng động. Một số lượng lớn nhà cung cấp tại Trung Quốc bắt đầu làm theo
Wal-Mart. Rất nhiều người không ngần ngại phát biểu rằng, họ cảm thấy an tâm hơn
khi giao dịch với người khổng lồ nước Mỹ so với những cửa hàng của Trung Quốc.
Cũng có khá đông công ty tại Trung Quốc, từ đây, bắt đầu vươn xa ra các nước trong
khu vực. Những mô hình thành công, Wal-Mart dùng để thiết lập trong công ty mình,
cũng được các công ty Trung Quốc khai thác và sử dụng, như: câu lạc bộ của Sam,
kinh doanh phá vỡ những rào cản… Tầm ảnh hưởng và uy tín của Wal-Mart tại Trung
Quốc đang được khẳng định. Bởi vậy, Wal-Mart càng buộc phải thích nghi để không
vuột mất thị trường tiềm năng này. Ngoài việc chấp nhận những luật lệ bất thành văn
của giới kinh doanh Trung Quốc, lần đầu tiên Wal-Mart phá bỏ lập trường được lập ra
dưới thời Sam Walton đến nay: cho phép thành lập liên minh trong các cửa hàng.
Điều này nghĩa là tạo điều kiện cho kẻ thứ ba, người quản lý và người lao động, “chen
chân” vào, điều gần như cấm kỵ tại Wal- Mart. Lý do là tại Trung Quốc, các công
đoàn có tầm ảnh hưởng rất lớn. Không cho phép công đoàn phát triển nghĩa là Wal-
Mart đành chấp nhận tự loại bỏ gần như 50% tốc độ phát triển của mình. Mô hình kết
hợp (hybrid) của Walmart dường như mang lại những lợi thế khác biệt – chẳng hạn
như việc giúp mọi người có thể tận mắt nhìn thấy sản phẩm của họ trước khi mua
hoặc thử quần áo để đảm bảo chúng vừa vặn. Điều này thực sự phù hợp với văn hóa
mua sắm của người Trung Quốc hay người châu Á nói chung. Thành công của Wal-
Mart tại Trung Quốc đến từ việc thay đổi để thích ứng với văn hóa của Trung Quốc.
Siêu thị của Wal-Mart tại Trung Quốc cho phép người mua được xem trước hàng hóa.
Đồng thời hàng hóa tại đây chủ yếu là các loại thực phẩm tươi sống, hàng hóa được
nhập chủ yếu đến từ nội địa Trung Quốc. Các siêu thị còn có các loại đặc sản mà
người tiêu dùng Trung Quốc thích.
Thất bại của Wal-Mart tại thị trường Hàn Quốc:
Sau tám năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart mới chỉ chiếm được 4% thị
phần, xếp thứ 5 sau Shinsegae với 30% thị phần, Tesco với 17% thị phần, Lotte
Shopping 12% và Carrefour khoảng 8%... Tính riêng năm 2005, doanh thu của Wal-
Mart tại thị trường Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 800 triệu đô la, thua lỗ đến 10 triệu
USD.
Lý do chính là gã khổng lồ này đã thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ
nội địa vốn có khả năng xoay trở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người dân
Hàn Quốc. Mới đầu, người dân Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng của Wal-Mart vì tò
mò muốn thử mua sắm theo phong cách phương Tây với những núi hàng ngồn ngộn.
Phân phối toàn cầu nhưng không am hiểu tính cách tiêu dùng bản địa, đó là hạn chế
đầu tiên, cũng là hạn chế lớn nhất, được ví như “gót chân Achilles” của Wal-Mart.
Khi mua hàng, các bà nội trợ Hàn Quốc thường có thói quen xem xét hàng hóa cẩn
thận, thử sản phẩm hay so sánh với các sản phẩm cùng loại khác mà họ muốn
mua.Tuy nhiên, hàng hóa ở hai chuỗi cửa hàng này thường được đóng gói rất kỹ và
kiểu cách nên nhiều khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem xét cẩn thận món hàng mà
họ muốn mua. Ở các cửa hàng của Wal-Mart hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn để
giải đáp những thông tin liên quan đến sản phẩm mà khách hàng cần biết trước khi
quyết định có nên mua hay không. Trong khi đó, các cửa hàng của Hàn Quốc thường
sắp xếp hàng hóa theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng quan sát, so sánh các
mặt hàng cùng loại với nhau. Nhân viên bán hàng trong các cửa hàng của Hàn Quốc
cũng thường xuyên có mặt để kịp thời trả lời hoặc hướng dẫn khi khách hàng cần đến.
Về chủng loại hàng hóa thì Wal-Mart tỏ ra vượt trội với những mặt hàng như đồ điện,
điện tử, quần áo, túi xách, giày dép... nhập từ khắp nơi trên thế giới thì các cửa hàng
nội địa lại có ưu thế trong nhóm hàng thực phẩm tươi sống và thức uống. Người dân
Hàn Quốc có thói quen mua sắm và tiêu dùng rất đặc trưng của người dân Châu Á.
Không giống như những nước phương Tây, thường chỉ đi siêu thị một hoặc hai lần
trong tuần và mua sắm hàng hóa đủ để tiêu dùng cho cả tuần, người Hàn Quốc thường
có thói quen đi chợ hằng ngày, thực phẩm họ mua cũng chỉ phục vụ cho việc tiêu
dùng trong một ngày hoặc nhiều nhất là hai ngày mà thôi bởi họ muốn đảm bảo luôn
mua được những thực phẩm tươi ngon nhất. Người dân Hàn Quốc không thích sử
dụng các sản phẩm đông lạnh được bảo quản lâu ngày như những người tiêu dùng
phương tây. Và cũng do không có nhiều thời gian cho việc đi chợ nên người dân Hàn
Quốc thường mua sắm tại các khu vực gần nơi họ sinh sống. Đây chính là điểm bất
lợi lớn cho các trung tâm bán lẻ của Walmart và Carrefour, bởi do qui mô rất lớn nên
số lượng các trung tâm này thường ít và nằm ở những địa điểm có mật độ dân cư
không cao. Việc mua sắm hằng ngày trở nên rất khó khăn bởi muốn mua được hàng
hóa tại các trung tâm bán lẻ này, người dân Hàn Quốc phải đi một quãng đường rất
xa. Hơn nữa, hàng thực phẩm trong các trung tâm bán lẻ này thường là hàng đông
lạnh, mặc dù đảm bảo cao về mặt chất lượng nhưng nó lại không đáp ứng đúng với
thói quen tiêu dùng của người dân Hàn Quốc. Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng
của doanh nghiệp Hàn Quốc với ưu thế về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng
của người dân đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, trong khi các cửa
hàng của Wal-Mart được thiết kế theo dạng nhà kho, hàng hóa chất đống nên thiếu
tính hấp dẫn thì người tiêu dùng tại Hàn Quốc lại tỏ ra thích thú khi bước vào những
cửa hàng thoáng đãng, trang trí đẹp và sắp xếp hàng hóa hợp lý của Shinsegae.

Vous aimerez peut-être aussi